Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và phân bố loài cây râu mèo (orthosiphon spiralis) làm cơ sở cho phát triển loài tại xã bàn đạt huyện phú bình tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN VĂN TÙNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ
LOÀI CÂY RÂU MÈO (ORTHOSIPHON SPIRALIS) LÀM CƠ SỞ
CHO PHÁT TRIỂN LOÀI TẠI XÃ BÀN ĐẠT HUYỆN PHÚ BÌNH
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018

THÁI NGUYÊN - 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN VĂN TÙNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ
LOÀI CÂY RÂU MÈO (ORTHOSIPHON SPIRALIS) LÀM CƠ SỞ
CHO PHÁT TRIỂN LOÀI TẠI XÃ BÀN ĐẠT HUYỆN PHÚ BÌNH
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: K46 - QLTNR - N03
: Lâm nghiệp
: 2014 - 2018
: ThS. La Thu Phương

THÁI NGUYÊN - 2018



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước Hội đồng khoa học!

ThS. La Thu Phương

năm 2018

Người viết cam đoan

Nguyễn Văn Tùng

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới
sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo. Để củng cố lại những
kiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì việc thực

tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh viên cọ
sát với thực tế nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà trường
đồng thời nâng cao tư duy hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng một cách
có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và cô giáo ThS. La Thu Phương.
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và
phân bố loài cây Râu mèo (Orthosiphon spiralis) làm cơ sở cho phát triển
loài tại xã Bàn Đạt huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên”.
Trong thời gian thực hiện đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô
ThS. La Thu Phương và các thầy cô giáo trong khoa, với sự phối hợp giúp đỡ của
các ban lãnh đạo cùng người dân. Tôi đã hoàn thành khóa luận đúng thời hạn.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy, cô giáo
trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là cô giáo ThS. La Thu Phương, đã trực tiếp
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Do trình độ chuyên
môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa luận không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo cùng
toàn thể các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Văn Tùng


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng hợp số điểm đo theo tuyến điều tra ....................................... 20
Bảng 3.2. Độ phong phú của cây bụi và thảm tươi ......................................... 24
Bảng 3.3. Các thông số được phân tích mẫu đất ............................................. 25

Bảng 4.1. Tri thức bản địa về sự hiểu biết cây Râu mèo ở Xã Bàn Đạt huyện
Phú Bình.......................................................................................... 27
Bảng 4.2. Tri thức bản địa về sử dụng và gây trồng loài Râu mèo ................ 29
Bảng 4.3. Kết quả đo đếm chiều cao trung bình cây Râu mèo ....................... 31
Bảng 4.4. Kết quả đo đếm kích thước trung bình của lá Râu mèo ................. 33
Bảng 4.5. Bảng phân bố của loài Râu mèo trong các trạng thái rừng ............ 34
Bảng 4.6. Bảng phân bố của loài Râu mèo theo tuyến điều tra ...................... 35
Bảng 4.7. Bảng phân bố của loài Râu mèo theo độ cao.................................. 36
Bảng 4.8. Bảng tổng hợp độ che phủ trung bình của cây bụi nơi có loài Râu
mèo phân bố .................................................................................... 37
Bảng 4.9. Bảng tổng hợp độ che phủ trung bình của lớp dây leo và thảm tươi
nơi có loài Râu mèo phân bố .......................................................... 38
Bảng 4.10. Kết quả phẫu diện đất nơi có loài Râu mèo phân bố .................... 39
Bảng 4.11. Kết quả phân tích đất khu vực xã Bàn Đạt huyện Phú Bình nơi có
cây Râu mèo phân bố ...................................................................... 40


iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1: Rễ và thân cây Râu mèo - Orthosiphon spiralis (Lour) Merr ........ 31
Hình 4.2: Lá của cây Râu mèo – Orthosiphon spiralis (Lour) Merr .............. 32
Hình 4.3: Hoa của cây Râu mèo – Orthosiphon spiralis (Lour) Merr ........... 33
Hình 4.4: Quả và hạt của cây Râu mèo – Orthosiphon spiralis (Lour) Merr . 33


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
ĐDSH


Đa dạng sinh học

IUCN

Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

ODB

Ô dạng bản

OTC

Ô tiêu chuẩn

STT

Số thứ tự

TB

Trung bình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và khoa học ......................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .......................... 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu thực vật (cây thuốc) trên thế giới ........................ 5
2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................................... 9
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................... 12
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................ 12
2.3.2. Những lợi thế để phát triển kinh tế xã hội ............................................ 15
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................... 16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 16
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 16
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu .................................................... 17



vii

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu phân loại học ................................................ 17
3.4.3. Điều tra sơ thám .................................................................................... 17
3.4.4. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ngoài hiện trường ..................... 18
3.4.5. Phương pháp nội nghiệp ....................................................................... 26
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH........................................................ 27
4.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây .................. 27
4.1.1. Tri thức bản địa về sự hiểu biết cây Râu mèo ....................................... 27
4.1.2. Tri thức bản địa về sử dụng và gây trồng cây Râu mèo ....................... 28
4.2. Đặc điểm hình thái rễ, thân, cành, lá, hoa và quả .................................... 30
4.3. Đặc điểm phân bố của loài Râu mèo........................................................ 34
4.3.1. Phân bố theo các trạng thái rừng ở xã Bàn Đạt huyện Phú Bình.......... 34
4.3.2. Phân bố theo tuyến ở xã Bàn Đạt huyện Phú Bình ............................... 35
4.3.3. Phân bố theo độ cao ở xã Bàn Đạt huyện Phú Bình ............................. 36
4.4. Kết quả của một số đặc điểm sinh thái học của loài Râu mèo ................. 36
4.4.1. Nguồn gốc, chất lượng và mật độ tái sinh loài Râu mèo ...................... 36
4.4.2. Đặc điểm cây bụi, và thảm tươi nơi có loài Râu mèo phân bố ở xã Bàn
Đạt huyện Phú Bình ................................................................................... 37
4.5. Đặc điểm đất nơi loài Râu mèo phân bố .................................................. 38
4.6. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài ................................ 41
4.6.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển cây
Râu mèo tại huyện Phú Bình ..................................................................... 41
4.6.2. Một số biện pháp phát triển loài............................................................ 42
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 43
5.1. Kết luận .................................................................................................... 43
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bảo tồn đa dạng sinh học là một trong những nhiệm vụ quan trọng và là
trọng tâm đối với sự phát triển trên thế giới. Với sự phát triển nhanh chóng của
kinh tế xã hội cùng sự quản lý tài nguyên sinh học còn yếu kém đã làm cho đa
dạng sinh học bị suy thoái ngày càng nghiêm trọng. Sự suy thoái về đa dạng
sinh học là rất đáng lo ngại, nhiều loài động thực vật bị đe dọa và có nguy cơ bị
tuyệt chủng mà nguyên nhân chính là do con người sử dụng bất hợp lý nguồn
tài nguyên thiên nhiên. Trong đó nguồn tài nguyên rừng, các loài dược liệu
đang bị khai thác bất hợp lý dẫn đến suy giảm về diện tích rừng và thành phần
loài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đa dạng sinh học.
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, thời tiết quanh năm nóng ẩm từ
đó tạo nên nguồn tài nguyên dược liệu thiên nhiên vô cùng phong phú. Trong
những năm gần đây nhu cầu về thảo dược trong điều trị bệnh, làm đẹp,nâng
cao sức khoẻ cho con người ngày càng cao. Các hoạt động mưu cầu cuộc
sống của con người đã và đang gây sức ép lên sự sinh tồn và phát triển của
các loài cây thuốc trong tự nhiên. Để đáp ứng yêu cầu đó, ngành dược liệu đã
và đang phấn đấu không ngừng tìm hiểu thêm những dược liệu mới, công
dụng mới giúp điều trị và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng. Cho nên, thúc
đẩy và không ngừng phát triển công tác nghiên cứu trồng cây thuốc là một
yêu cầu cấp bách hiện nay.
Cây râu mèo Việt Nam có tên khoa học là Orthosiphon stamineus
Benth, tên khác Orthosiphon spiralis (Lour.) Mer, còn có tên gọi là Bông
Bạc, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae. Từ lâu, trong dân gian đã lưu truyền về
tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu của cây râu mèo. Cây râu mèo được xếp vào loại



2

cây hiếm cần được bảo vệ và phát triển nguồn gen. Tuy nhiên, cho đến nay
những công bố của các nhà y học về dược lý cây râu mèo không nhiều.
Nhận thức được vai trò và tác dụng to lớn của loài cây dược liệu râu
mèo nên đã có một số đề tài nghiên cứu về loài cây này. Những nghiên cứu
đưa cây râu mèo vào nhân giống và trồng trọt sẽ góp phần chủ động nguồn
nguyên liệu làm thuốc và nâng cao chất lượng dược liệu đưa công tác sản xuất
dược liệu cây râu mèo dần đi vào ổn định về số lượng và chất lượng. Xuất
phát từ nhu cầu thực tế trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu một số đặc điểm sinh học và phân bố loài cây Râu mèo (Orthosiphon
spiralis) làm cơ sở cho phát triển loài tại xã Bàn Đạt huyện Phú Bình tỉnh
Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Xác định được tri thức bản địa của của người dân về sự kiểu biết và
sử dụng cây Râu mèo tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định được đặc điểm sinh vật học và sinh thái học và phân bố của
loài Râu mèo tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất 1 số biện pháp nhằm bảo tồn phát triển nguồn gen cây thuốc
quý Râu mèo.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và khoa học
- Giúp sinh viên củng cố lại và bổ sung kiến thức đã học để nâng cao chất
lượng và hiệu quả học tập. Qua đó giúp sinh viên làm quen với việc nghiên cứu
khoa học, viết và trình bày báo cáo khoa học, nghiên cứu khoa học.
- Cung cấp những kinh nghiệm thực tế cho sinh viên trong quá trình
tiếp xúc và làm việc với người dân.
- Giúp tôi hiểu thêm về sự phân bố và sinh trưởng của cây Râu mèo.



3

- Ứng dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn.
- Biết được tầm quan trọng của các loài thực vật quý hiếm nói chung và
cây Râu mèo nói riêng.
- Biết được tầm quan trọng của công tác bảo tồn trong sự nghiệp bảo vệ
và phát triển rừng hiện nay.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Việc nghiên cứu và đánh giá đặc điểm sinh thái, tình trạng phân bố của
loài Râu mèo nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Ở Việt Nam, râu mèo phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi như Cao
Bằng, Thanh Hoá (Vĩnh Lộc), Hà Tây (Ba Vì), Lâm Đồng, Phú Yên (Tuy
Hoà), Vũng Tàu - Côn Đảo (Bà Rịa), Ninh Thuận (Phan Rang), Kiên Giang
(Phú Quốc),... Cây ưu ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên
đất giàu chất mùn ở ven rừng, gần bờ nước hoặc trong thung lũng. Độ cao
phân bố của cây từ khoảng 10m (ở Phú Yên) đến 600m (ở Cao Bằng). Cây
sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè. Mùa đông có hiện tượng bán tán lụi ở
phần thân cành trên mặt đất. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên
chủ yếu từ hạt, nhưng tỷ lệ hạt nẩy mầm thường rất thấp. Râu mèo tái sinh
chồi khoẻ, nhất là từ những phần còn lại sau khi cắt [5].
Trên cơ sở phân bố và điều kiện tự nhiên của cây râu mèo Việt Nam
như vậy, chúng tôi thấy rằng nghiên cứu đặc điểm thực vật, phương thức nhân

giống và mật độ trồng cho râu mèo ở vùng Hà Nội cho năng suất cao và chất
lượng phù hợp là rất cần thiết cho việc chủ động cung cấp nguồn dược liệu
thay thế nguồn dược liệu sẵn có trong tự nhiên.
Theo GS.TS. Đỗ Tất Lợi cây râu mèo tên khoa học là Orthosiphon
stamineus Benth còn có tên gọi là Bông Bạc, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae [7].
Còn theo “Những cây thuốc Việt Nam” râu mèo có tên khoa học là
Orthosiphon aristatus (Blume) Miq hoặc Orthosiphon stamineus Beth [2].
Ngày nay ở Việt Nam, tiến bộ khoa học ngày một phát triển, kỹ thuật
nhân giống của các cây nông nghiệp, công nghiệp và lâm nghiệp, cây dược
liệu ngày một nâng cao cả về chất lượng và số lượng.


5

Về cơ sở sinh học
Công việc nghiên cứu đối với bất kỳ loài cây rừng nào chúng ta cũng
cần phải nắm rõ đặc điểm sinh học của từng loài. Việc hiểu rõ hơn về đặc tính
sinh học của loài giúp chúng ta có những biện pháp tác động phù hợp, sử
dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ hệ động thực
vật quý hiếm, từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thiên nhiên sinh vật.
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu thực vật (cây thuốc) trên thế giới
Trong các xã hội cổ xưa và thậm chí đến tận ngày nay người ta nghĩ
rằng bệnh tật là do sự trừng phạt của các thế lực siêu tự nhiên. Do đó các thầy
lang đã chữa bệnh bằng các lời cầu nguyện, nghi lễ cúng thần linh và ma lực
của cây cỏ. Cây cỏ làm thuốc được lựa chọn bởi màu sắc, mùi, hình dáng hay
sự hiếm có của chúng. Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc là quá trình mò mẫm
rút kinh nghiệm trải qua nhiều thế hệ. Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy người
Neanderthai cổ ở Iraq từ 60.000 năm trước đã biết sử dụng một số cây cỏ mà
ngày nay vẫn thấy sử dụng trong y học cổ truyền như cỏ thi, cúc bạc,... Người

dân bản xứ Mexico từ nhiều nghìn năm trước đã biết sử dụng Xương rồng
Mexico mà ngày nay được biết là chứa chất gây ảo giác, kháng khuẩn. Các tài
liệu cổ xưa nhất về sử dụng cây thuốc đã được người Ai Cập cổ đại ghi chép
trong khoảng thời gian 3600 năm trước đây với 800 bài thuốc và trên 700 cây
thuốc trong đó có lô hội, kỳ nham, gai dầu,... Người Trung Quốc cổ đại ghi
chép trong bộ Thần nông bản thảo khoảng 5000 năm trước đây, 365 vị thuốc
và loài cây thuốc. Người Ấn Độ cổ đại đã ghi chép nền y học của người
Hinđu khoảng 2000 năm trước, trong đó có loài cây gây ngủ, ảo giác, chữa
rắn cắn,...[19].
Ngày nay, theo thống kê của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF)
trên thế giới có khoảng 250.000 - 270.000 loài thực vật bậc cao thì có đến


6

35.000 - 70.000 loài được sử dụng vào mục đích chữa bệnh. Trong đó Trung
Quốc có trên 10.000 loài, Ấn Độ có khoảng 7.500 - 8.000 loài, Indonesia có
khoảng 7.500 loài, Malaysia có khoảng 2.000 loài, Hàn Quốc có khoảng
1.000 loài có thể sử dụng được trong y học truyền thống [16].
Xu hướng trên thế giới hiện nay là vừa bảo tồn những cây thuốc quý
hiếm, vừa có kế hoạch khai thác có hiệu quả những nguồn gen này để chăm
sóc sức khỏe cộng đồng. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra
những sản phẩm mới có chất lượng cao, giá thành phù hợp.
 Nguồn gốc và phân bố
Chi Orthosiphon Benth, có 40 loài trên thế giới, phân bố rải rác khắp
các vùng nhiệt đới Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương. Vùng nhiệt đới
Đông Nam Á được coi là nơi tập trung và có tính đa dạng cao về thành phần
loài của chi, trong đó Việt Nam có 8 loài.
Trên thế giới râu mèo là cây nhiệt đới tương đối điển hình, mọc tự
nhiên phổ biến ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Mianma, Trung

Quốc, Lào, Campuchia. Các nước ở Đông Dương và cả ở Châu Phi. Cây còn
được trồng ở Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Cu Ba và Việt Nam.
Ở Inđônêxia là nước trồng nhiều râu mèo nhất. Ngoài khối lượng dược
liệu sử dụng nhiều trong nước, năm 1991 - 1995 nước này xuất khẩu sang thị
trường châu Âu mỗi năm từ 170 tấn - 200 tấn râu mèo khô.
Ở Malaysia có 2 giống râu mèo tím và trắng đây là một loại thảo mộc
truyền thống được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường, thận và các rối loạn
đường tiết niệu, huyết áp cao và xương hoặc đau cơ bắp. Cây râu mèo được
chế biến thành một loại trà, còn được gọi là trà Java, nó đã có thể giới thiệu về
phía tây ở thế kỷ 20. Râu mèo là phổ biến tiêu thụ như là một loại trà thảo
mộc. Các pha trà của Java cũng tương tự như cho các loại trà khác. Nó được
ngâm trong nước nóng đun sôi khoảng ba phút, trước khi được thêm vào với


7

mật ong hoặc sữa. Có khá nhiều sản phẩm thương mại xuất phát từ cây râu
mèo ở Malaysia [8].
 Một số tác dụng của cây râu mèo
Tăng và bài tiết nước tiểu: Theo các tác giả Chow S.Y.Liao J.F (Đài
Loan), dịch chiết từ râu mèo trên chó thí nghiệm bằng đường tiêm truyền tính
mạch với liều 18,8mg/kg/phút có tác dụng tăng cường bài tiết nước tiểu và
các chất điện giải Na+ K+ Cl.
Lợi tiểu: Các tác giả G.A. Schut và J.H.Zwaving (Hà Lan) đã xác định tác
dụng lợi tiểu của 2 flavon sinensetin và 3-hydroxy - 3,6,7,4 tetramethoxyflavon
bằng đường tiêm tính mạch với liều lượng 10g/kg, lượng nước tiểu thu được sau
140 phút là 410mg, còn Sinensetin dùng cùng liều trên, lượng nước tiểu thu
được sau 160 phút là 614mg, trong khi đó ở lô chuột đối chứng, sau 120 phút,
không thu được một lượng nước tiểu nào. Hai flavon trên cùng một liều 1mg/kg
có so sánh với tác dụng của hydrochlorothiazid thấy tác dụng lợi tiểu yếu hơn và

xuất hiện chậm [14].
Bệnh thận và sỏi thận: Theo các tác giả Ấn Độ, râu mèo rất có ích cho
điều trị bệnh thận và phù thũng. Trên bệnh nhân, râu mèo có tác dụng làm
kềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược
liệu có tác dụng giữa cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó phòng
ngừa được sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận. Ở Thái Lan, thí
nghiệm trên những người tình nguyện khỏe mạnh, dịch râu mèo có tác dụng
làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat; oxalat với hàm lượng cao có thể tăng
nguy cơ hình thành sỏi thận [13].
Hạ huyết áp, giảm tần số hô hấp: Trên động vật thí nghiệm, chất
methylripariochromene A (MRC), ly trích từ lá râu mèo cho thấy có tác dụng
hạ huyết áp (đặc biệt là huyết áp tâm thu) do tác dụng giãn mạch, giảm hậu tải
của tim và lợi tiểu. Trên chuột nhắt trắng, râu mèo bằng đường tiêm xoang


8

bụng với liều 2 - 4g/kg làm giảm hoạt động vận động của chuột. Trên chó,
bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch với liều 0,179g/kg có tác dụng hạ huyết áp
và làm giảm tần số hô hấp [14].
Hạ đường huyết: Dịch chiết lá râu mèo có tác dụng hạ đường huyết ở
bệnh nhân đái tháo đường, nhưng tác dụng này không hằng định, cơ chế tác
dụng, có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Acid ursolic làm
giảm đường huyết, dùng trị đái tháo đường (ở Đài Loan) [14].
Bảo vệ gan: Chất ly trích bằng metanol từ lá râu mèo cho thấy có tác
dụng bảo vệ gan bị tổn hại bởi việc dùng quá liều paracetamol [14].
Tăng sức đề kháng: Các flavonoid trong râu mèo có tác dụng chống
oxy hóa và bẫy gốc tự do là các chất gây tổn hại cho tế bào và hệ miễn dịch
của cơ thể, do đó râu mèo còn có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể [14].
Hiệu quả trị mụn: Trong hai cuộc thí nghiệm để trị mụn, một ở Pháp

trên người châu Âu và một ở Thái Lan trên người châu Á, cho thấy một loại
mỹ phẩm dạng nhũ tương có chứa 2% trích tinh lá râu mèo làm giảm chất bã
nhờn và kích thước mụn trên những người da nhờn do tác dụng làm giảm
isozym týp 1 của 5-alpha reductase cũng như giảm sản sinh chất squalen, một
cấu tử chính tạo nên chất bã nhờn là nguyên nhân phát sinh mụn. Tác dụng
của mỹ phẩm có trích tinh râu mèo tốt hơn khi so sánh với chế phẩm trị mụn
thông thường chứa 1% kẽm gluconat.
Theo Đông y, cây râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác
dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiểu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính
và mạn tính, viêm bàng quang, soi thận đường tiết niệu,… Râu mèo được sử
dụng độc vị hoặc phối hợp với các thuốc khác trong các chứng bệnh thống
phong, thấp khớp, thấp ngoài khớp, phù nề, viêm thận, sỏi niệu, tiểu ít, viêm
gan, hoàng đản, sốt nóng, cảm cúm, thủy đậu (trái rạ), sởi (ban đỏ), đái tháo
đường, cao huyết áp,...[1].


9

2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu về sinh thái
Ý nghĩa của nghiên cứu sinh thái loài hết sức cần thiết và quan trọng,
đây là cơ sở cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên,
ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm, ngăn
ngừa ô nhiễm môi trường.
Khi nghiên cứu sinh thái các loài thực vật, Lê Mộng Chân (2000) [4]
đã nêu tóm tắt khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu. Sinh thái thực vật
nghiên cứu tác động qua lại giữa thực vật với ngoại cảnh. Mỗi loài cây sống
trên mặt đất đều trải qua quá trình thích ứng và tiến hoá lâu dài, ở hoàn cảnh
sống khác nhau các loài thực vật thích ứng và hình thành những đặc tính sinh
thái riêng, dần dần những đặc tính được di truyền và trở thành nhu cầu của

cây đối với hoàn cảnh. Con người tìm hiểu đặc tính sinh thái của loài cây để
gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, sử dụng và bảo tồn các loài cây đúng lúc,
đúng chỗ đồng thời lợi dụng các đặc tính ấy để cải tạo tự nhiên và môi trường
Đỗ Tất Lợi (1991) [7] trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”
tái bản lần 3 có sửa đổi bổ sung đã mô tả nhiều loài thực vật bản địa hoang dại
hữu ích làm thuốc, trong đó có nhiều bài thuốc hay.
Nghiên cứu về cây Râu mèo
Mô tả thực vật cây Râu mèo: Cây râu mèo là cây có giá trị về mặt y
học, tuy nhiên loài cây này vẫn chưa được nghiên cứu ở nhiều nơi, còn thiếu
rất nhiều kiến thức về loài cây này. Vì vậy để phát triển và mở rộng nghiên
cứu loại cây này phải có cơ sở khoa học dựa trên những nghiên cứu về đặc
điểm sinh vật học, sinh thái của loài, từ đó đề xuất giải pháp kỹ thuật trong
tạo giống, phát triển nguồn dược liệu quý báu này.
Theo tài liệu về phân loại thực vật [15], cây Râu mèo còn gọi là cây
Cây Bông bạc, theo Danh lục các loài thực vật Việt nam, Tập II. Cây Râu


10

mèo có tên khoa học Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr, trong chi (genus)
Râu mèo (Trực quản) - Orthosiphon, Họ (familia) Bạc hà hay Hoa môi Lamiaceae, Bộ (ordo) Hoa môi - Lamiales, là một đơn vị phân loại trong
nhánh Cúc (asterids) của thực vật hai lá mầm (Ngọc lan).
Cây Râu mèo có tên như vậy vì nhị và nhuỵ của hoa thò ra giống như
râu con mèo. Râu mèo là cây thân cỏ nhiều năm, cao 30 - 100cm. Thân cây có
cạnh vuông thường có màu tím ở thân trưởng thành, mang nhiều cành. Lá
mọc đối, đôi lá trước mọc thành chữ thập đối với đôi lá sau. Cuống lá rất
ngắn, chừng 2 - 5mm. Cụm hoa tận cùng thẳng, mọc thành chùm, lúc non
màu trắng lúc già ngả màu xanh tím, hoa nở suốt mùa hè.
Nơi sống và sinh thái: Thường gặp ở nơi sáng và ẩm, cây ra hoa quả
nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, nhưng tỷ lệ hạt nẩy mầm

thường rất thấp. Hoa, quả chủ yếu vào tháng 7 - 11. Râu mèo tái sinh chồi
khoẻ, nhất là từ những phần còn lại sau khi cắt. Độ cao phân bố của cây từ
khoảng 10m (ở Phú Yên) đến 600m (ở Cao Bằng). Cây sinh trưởng mạnh
trong mùa xuân hè. Mùa đông có hiện tượng bán tán lụi ở phần thân cành trên
mặt đất.
Phân bố: Cây Râu mèo có phân bố: Lào Cai (Sa Pa), Hà Tây (Ba Vì), Hà
Nội (Văn Điển), Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế (Huế), Lâm Đồng (Đà Lạt, Di
Linh), Ninh Thuận (Phan Rang), Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu (Bà Rịa), Kiên
Giang (Phú Quốc) và một số tỉnh khác thường trồng. Còn có ở Ấn Độ, Mianma,
Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia [6].
Nghiên cứu liên quan về cây Râu mèo
Thạc sĩ Phạm Hồng Minh (2009): “Nghiên cứu đặc điểm thực vật,
phương pháp nhân giống và ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất và chất lượng dược liệu của hai mẫu giống râu mèo
(Orthosiphon sp.) tại Thanh Trì - Hà Nội”. Là nghiên cứu đầu tiên ở Việt


11

Nam về đặc điểm thực vật, phương thức nhân giống và ảnh hưởng mật độ
trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dược liệu của 2
giống râu mèo. Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm cơ sở khoa học
cho công tác nghiên cứu chọn tạo giống và nghiên cứu các các biện pháp kỹ
thuật khác cũng như là cơ sở khoa học trong điều trị và chữa bệnh. Kết quả
của đề tài bước đầu đã phân biệt đặc điểm hình thái, khả năng nhân giống của
hai giống râu mèo và xác định mật độ trồng thích hợp cho hai giống râu mèo
nhằm góp phần hoàn thiện quy trình tuyển chọn giống và trồng cây râu mèo
năng suất chất lượng cao cho vùng Hà Nội [8].
Đặng Duy Nhân (2010): “Khảo sát thành phần hóa học lá cây râu mèo
Orthosiphon stamieus Benth họ hoa môi Lamiaceae được trồng ở miền Trung

Việt Nam”. Từ cao eter dầu và cao chloroform, đã cô lập được bốn hợp chất
RM1-RM2-RM3-RM4. Dựa vào các kết quả phân tích phổ nghiệm H-NMR,
C13 và DEPT-NMR, các cấu trúc các hợp chất lần lượt được xác định là 5hydroxy-6,7,3’,4’- tetrametoxyflavon (RM1), eupatorin (RM2), sinensetin
(RM3), orthosiphol F (RM4). Bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
ghép đầu dò từ ngoại UV/Vis, hàm lượng eupatorin và sinensetin trong lá râu
mèo khô được xác định lần lượt là 15,88 mg/kg và 17,33 mg/kg [9].
Nguyễn Kim Bích, Nguyễn Thị Phương, Trịnh Thị Nga, Vũ Thị Lan,
Nguyễn Minh Ngọc, “Phân tích một số thành phần và nhóm hoạt chất trong
râu mèo Herba Othosiphonis spiralis bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng kết
hợp đo mật độ (TLC scanning) phục nghiên cứu tiêu chuẩn hoá”, Tạp chí
dược liệu, tập 14, số 6/ 2009, tr.286. Sử dụng sắc ký lớp mỏng - vân tay
(TLC-FP) xác định các flavonoid, terpennoids và các dẫn xuất của axit caffeic
cùng với việc làm giảm chất lượng của sinensetin và axit ursolic trên Herba
Orthosiphonis spiralis. Các dung môi của dichloromethan: ethylacetat 6: 4 (1),
chloroform: ethylacetat 5: 2 (2) và toluen: ethylacetat: aceton: axit formic 5:


12

2: 2: 1 (3) được sử dụng để tách nhóm: flavonoid, Terpenoids và sinensetin
tương ứng. Việc phát hiện các flavonoid và các dẫn xuất axit caffeic được
quan sát thấy dưới ánh sáng UV ở 366nm trước và sau khi phun thuốc thử
NP / PEG. Để phát hiện terpennoids, hình dung bằng cách phun axit sulfuric
10% và làm nóng [3].
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.3.1.1.Vị trí địa lý
Phú Bình là một huyện trung du, địa đầu phía đông nam của tỉnh Thái
Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 28km theo quốc lộ 37. Phía đông giáp
huyện Yên Thế, phía nam giáp huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), phía bắc và tây

bắc giáp huyện Đồng Hỷ, phía tây và tây nam giáp huyện Phổ Yên. Có tọa độ
địa lý từ 21023/33” đến 21035/22” vĩ bắc, giữa 1050 51 đến 106002 kinh đông.
2.3.1.2. Điều kiện địa hình
Tổng diện tích tự nhiên huyện Phú Bình là 249,36km2. Sự kiến tạo địa
chất và con sông Cầu, sông Máng, kênh Đông (thuộc hệ thống đại thuỷ nông)
chia cắt Phú Bình thành 3 vùng:
 Vùng I (tả ngạn sông Máng) gồm 8 xã, trong đó có 7 xã miền núi là:
Đồng Liên, Bàn Đạt, Đào Xá, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Tân Hoà và
xã trung du Bảo Lý.
 Vùng II có địa hình trung bình gồm 8 xã, thị trấn: Xuân Phương, Kha
Sơn, Dương Thành, Thanh Ninh, Lương Phú, Tân Đức và thị trấn Úc Sơn.
 Vùng III (vùng nước kênh núi Cốc) có 6 xã: Hà Châu, Nga My, Điềm
Thuỵ, Thượng Đình, Nhã Lộng và Úc Kỳ.


13

2.3.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết
Khí hậu Phú Bình mang đặc tính của khí hậu của miền núi trung du Bắc
Bộ. Khí hậu của huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt,
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng tư năm
sau. Mùa hè có gió Đông Nam mang về khí hậu ẩm ướt. Mùa đông có gió
mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô.
Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, nhiệt độ trung bình
hàng năm của huyện giao động khoảng 23,1o – 24,4oC. Nhiệt độ chênh lệch
giữa tháng nóng nhất (tháng 6 – 28,9oC) và tháng lạnh nhất (tháng 1 – 15,2oC)
là 13,7oC. Tổng tích ôn hơn 8.000oC. Tổng giờ nắng trong năm giao động từ
1.206 – 1.570 giờ. Lượng bức xạ 155Kcal/cm2.
Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất
vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 8182%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12.

Có thể nói điều kiện khí hậu - thủy văn của Phú Bình khá thuận lợi cho
việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây trồng vật nuôi thích
hợp với địa bàn trung du.
2.3.1.4. Về đất đai thổ nhưỡng
Theo số liệu thống kê do Phòng Thống kê huyện Phú Bình cung cấp,
năm 2007 Phú Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 24.936 ha, trong đó đất
nông nghiệp có 20.219 ha, (chiếm 81%), trong đó đất sản xuất nông nghiệp
13.570 ha (chiếm 54,3%), đất lâm nghiệp 6.218 ha (chiếm 25%), đất nuôi
trồng thủy sản 431 ha (chiếm 1,7%); đất phi nông nghiệp 4.606 ha (chiếm
18,5 %) và đất chưa sử dụng 111 ha (chiếm 0,5%). Như vậy trong cơ cấu đất
đai của huyện, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới 54,3% trong khi đất lâm
nghiệp chỉ chiếm 25%. Nhìn chung đất đai Phú Bình được đánh giá là có chất
lượng xấu, nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ ẩm kém, độ


14

mùn tổng số thấp từ 0,5% đên 0,7%, độ PH cao từ 4 đến 5. Với tài nguyên đất
đai như vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao.
2.3.1.5. Về tài nguyên - khoáng sản
Về tài nguyên khoáng sản tự nhiên, Phú Bình không có các mỏ khoáng
sản có trữ lượng lớn như ở các huyện khác của tỉnh. Phú Bình có nguồn cát,
đá sỏi ở sông Cầu. Đây là là nguồn vật liệu xây dựng khá dồi dào, phục vụ
cho các hoạt động khai thác đáp ứng cho nhu cầu trong huyện.
2.3.1.6. Về du lịch:
Phú Bình là huyện có truyền thống lịch sử lâu đời. Trong kháng chiến
chống Pháp, đây còn là địa bàn An toàn khu (ATK). Bởi vậy Phú Bình có
nhiều di tích lịch sử. Trên địa bàn huyện Phú Bình tổng cộng có 70 di tích văn
hóa lịch sử, trong đó có 7 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật cấp
quốc gia, 10 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Tuy có tiềm năng phát triển dịch

vụ du lịch nhưng đây không phải là thế mạnh nổi bật của Phú Bình. Hơn nữa
việc đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất để khai thác những tiềm năng này
còn hạn chế. Do vậy, để biến tiềm năng này thành hiện thực, Phú Bình cần có
một qui hoạch tổng thể hợp lý, cần có sự đầu tư lớn và liên kết với các địa
phương khác.
2.3.1.7. Kết cấu hạ tầng
Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông
liên tỉnh, liên xã là một trở ngại và thách thức chủ yếu đối với sự phát triển
kinh tế của huyện. Mấy năm gần đây tuy có được Nhà nước quan tâm đầu tư
nhưng hệ thống đường giao thông chưa được cải thiện nhiều, còn cần phải có
đầu tư lớn mới đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của huyện. Có thể nói
phát triển, nâng cấp đường giao thông là khâu mấu chốt để tạo ra sự bứt phá
kinh tế của huyện trong những năm tới.


15

2.3.1.8 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực vào
loại khá. Đây là thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Tuy nhiên, huyện cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề phù hợp để có thể cung cấp lao
động có chất lượng cho huyện, tỉnh cũng như cho cả nước.
2.3.2. Những lợi thế để phát triển kinh tế xã hội
Với vị trí địa lý của mình, Phú Bình có điều kiện mở rộng giao lưu kinh
tế và thị trường với các địa phương khác trong cũng như ngoài tỉnh. Với sự
phát triển của mạng lưới đường giao thông quốc gia và nội tỉnh, nhất là QL3
và những trục đường được xây dựng và nâng cấp nối liến huyện với các địa
phương giáp ranh và thủ đô, Phú Bình sẽ có những vận hội mới phát triển
kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Về tài nguyên đất đai của huyện, về cơ bản hiện nay quĩ đất đã được
khai thác hết. Quĩ đất cho các công trình phúc lợi của địa phương từ xã đến
huyện rất eo hẹp. Đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.
Chất lượng đất nhìn chung xấu, nên năng suất thực tế không cao và tiềm năng
tăng năng suất cây trồng hạn chế. Giá trị sản phẩm trồng trọt/1 ha đất nông
nghiệp thấp, chỉ khoảng 25 triệu đồng.
Thế mạnh của Phú Bình là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa
và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Là một huyện Anh hùng có bề dày về lịch sử
và văn hoá với một hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, là căn cứ ATK2 tiền
khởi nghĩa và có nhiều cảnh quan đẹp. Nguồn tài nguyên này sẽ giúp Phú
Bình có điều kiện phát triển du lịch và qui hoạch các khu nghỉ dưỡng, đáp
ứng nhu cầu cầu của nhân dân trong huyện, tỉnh cũng như các tỉnh lân cận,…


16

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Loài Râu mèo - Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài
cây Râu mèo, làm cơ sở đề xuất các biện pháp phát triển loài
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành từ tháng 8/2017 đến tháng 12 /2017
- Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Bàn Đạt huyện Phú Bình
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu, khóa luận nghiên cứu các nội dung chính sau:
 Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây Râu mèo
+ Sự hiểu biết của người dân về loài cây Râu mèo tại địa điểm nghiên cứu
+ Điều tra thực trạng khai thác và sử dụng của loài cây Râu mèo

 Đặc điểm hình thái của loài Râu mèo
+ Hình thái thân cây, rễ, lá, hoa, quả
 Một số đặc điểm sinh thái của loài Râu mèo
+ Đặc điểm tầng cây gỗ nơi có loài Râu mèo phân bố
+ Đặc điểm về ánh sáng nơi loài Râu mèo phân bố
+ Đặc điểm về tái sinh của loài
+ Đặc điểm cây bụi và thảm tươi nơi có loài Râu mèo phân bố
+ Đặc điểm đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố
 Đặc điểm phân bố của loài Râu mèo
+ Phân bố theo trạng thái
+ Phân bố theo tuyến
+ Phân bố theo độ cao


×