Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TÌNH HÌNH TÔN GIÁO TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.51 KB, 15 trang )

CHƯƠNG TRÌNH CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG

TÌNH HÌNH TÔN GIÁO TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG
ĐỐI VỚI TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

TP. Hồ Chí Minh – 2019


1. Mở đầu
Từ những thập niêm 70, 80 của thế kỷ XII trở lại đây, đời sống tôn giáo
trên thế giới đã có những biến động dữ dội. Sự tác động mạnh mẽ của toàn
cầu hóa đã làm xuất hiện nhiều động thái mới trong đời sống tôn giáo trên thế
giới hiện nay.
Sự tác động của toàn cầu hóa làm cho hệ thống tôn giáo trên thế giới thời
gian gần đây ngày càng trở nên đa dạngm, xuất hiện ngày càng nhiều các hiện
tượng tôn giáo mới. Các tôn giáo chú trọng sử dụng khoa học công nghệ, đặc
biệt là công nghệ thông tin để hiện đại hóa sinh hoạt tôn giáo; thay đổi về lực
lượng, phương pháp và phương tiện truyền giáo, tham gia ngày càng tích cực
vào đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,...
Trong xu thế toàn cầu hóa, quan hệ giữa các quốc gia ngày càng rộng mở
trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá... Tôn giáo cũng là
một vấn đề nằm trong sự vận động chung của bối cảnh thế giới hiện nay, hoạt
động quốc tế của các tôn giáo trên thế giới diễn biến đa dạng và phong phú.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo đang là một vấn đề được nhiều
quốc gia quan tâm. Sự can thiệp ngày một rõ hơn của các tổ chức tôn giáo vào
đời sống kinh tế - chính trị, văn hoá, xã hội ở từng quốc gia, khu vực cũng
như trên toàn thế giới là mối quan tâm của nhiều nhà hoạt động chính trị.
Vì vậy, nắm vững những kiến thức cơ bản về tình hình tôn giáo trên thế
giới cũng như những tác động của chúng tới tôn giáo ở Việt nam sẽ giúp các


nhà hoạt động chính trị ứng xử với vấn đề tôn giáo một cách phù hợp và có
thái độ đúng mực khách quan trong việc nhìn nhận và đánh giá tình hình tôn
giáo theo đúng quan điểm của chủ nghĩa Mác Lên - nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong tình hình hiện nay.


2. Nội dung
2.1 Tình hình tôn giáo trên thế giới
2.1.1 Đặc điểm tình hình tôn giáo thế giới
- Sự phục hồi, phát triển tôn giáo thế giới:
Sự trở lại niềm tin tôn giáo và gia tăng tín đồ tôn giáo. Từ những thập
niên 70, 80 của thế kỷ XX, tôn giáo phục hồi, phát triển ở nhiều nơi trên thế
giới cùng quá trình toàn cầu hóa. Sự phục hồi tôn giáo ngày nay không phải là
sự trở về với tôn giáo truyền thống, mà là sự đổi mới tôn giáo hoặc thay thế
bằng các giáo phái mới mang tính thế tục.
Sự phục hồi các tôn giáo truyền thống. Hầu hết các tôn giáo lớn trên thế
giới như Islam giáo, Công giáo, Tin Lành, Ấn độ giáo, Phật giáo, Chính
Thống giáo,… đều gia tăng và mở rộng phạm vi ảnh hưởng với những mức
độ khác nhau.
Nhìn chung, hệ thống tôn giáo thế giới đang có sự thay đổi nhanh và
magn tính toàn cầu. Các tôn giáo không còn bó hẹp trong phạm vi không gian
lãnh thổ như trước đây mà đã hiện diện ở khắp mọi nơi trên thế giới cùng với
quá trình di dân vì nhiều lý do trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Sự xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới:
Nét nổi bật trong đời sống tôn giáo của thế giới hiện đại là sự xuất hiện
mang tính bùng phát các hiện tượng tôn giáo mới. Biểu hiện của hiện tượng
tôn giáo mới rất đa dạng, muôn mà muôn vẻ.
Có những giáo phái được hình thành với số lượng hàng triệu, chục triệu
tín đồ, không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia. Nó có thể được tách ra
từ một tôn giáo với những nội dung đã thay đổi, với mục đích chính trị rõ

ràng. Giáo lý có thể là sự tổng hợp từ giáo lý của các tôn giáo khác nhau, có
thể khoác áo khoa học, đạo đức,…
Có loại xuất hiện với tổ chức lớn, nhỏ, số lượng tín đồ khác nhau, tự


mình muốn phủ nhận thế giới hiện hữu, sống khép kín, trác táng, loạn luân, kỳ
quặc hoặc gây ra vụ tử tử tập thể làm hàng trăm người chết,…
Có hiện tượng được hình thành từ những hoạt động tưởng chừng không
liên quan gì tới tôn giáo, như rèn luyện thân thể, tu dưỡng bản thân, mong
muốn hạnh phúc hưởng lạc dưới trần gian hoặc ngược lại theo hướng ép xác,
luyện Yoga, tập dưỡng sinh, thiền định, kiêng cữ, tìm đến sự giác ngộ tự thân,
giao tiếp với thế giới bên kia, hay người ngoài hành tinh…
Hiện tượng tôn giáo mới có một số đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, xuất hiện với số lượng nhiều mang tính bùng nổ, song thời
gian tồn tại của từng hiện tượng không lâu.
Thứ hai, nhiều hiện tượng mang tính thần bí, thậm chí cực đoan, trác
loạn, phi nhân tính, phản văn hóa.
Thứ ba, khả năng “lây lan” nhanh (xét về phạm vi tồn tại) và mỗi hiện
tượng thường có số lượng không nhiều.
Thứ tư, nhiều hiện tượng áp dụng những thành tựu mới của khoa học để
làm tăng tính thiêng liêng huyền bí, thậm chí sử dụng cả các thông tin toàn
cầu để thu hút tín đồ.
Thứ năm, một số hiện tượng tôn giáo mới thu hút được cả giới tri thức,
những người có trình độ học vấn cao, thuộc tầng lớp trung lưu.
Sự xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới làm cho diện mạo tôn giáo thế
giới thay đổi và trở nên đa dạng hơn. Thái độ ứng xử đối với các hiện tượng
này còn có sự khác nhau giữa các quốc gia.
- Nguyên nhân của thực trạng tôn giáo thế giới:
Thứ nhất, tác động của toàn cầu hóa.
Sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa trong khi đem lại cho các quốc

gia, dân tộc cơ hội để hội nhập sâu rộng vào xu thế phát triển chung của thế
giới cũng đặt nhiều quốc gia, dân tộc, nhất là các quốc gia, dân tộc đang phát


triển, chậm phát triển trước những thách thức gay gắt. Các quốc gia, dân tộc
này cảm nhận sự tồn tại của mình như một quốc gia, dân tộc độc lập, có chủ
quyền bị đe dọa trước ý đồ và thủ đoạn của các quốc gia, dân tộc lớn lợi dụng
toàn cầu hóa đế tiến hành chính sách cường quyền, hiếu chiến, giành lấy
những đặc quyền đặc lợi trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc. Đặc biệt,
toan cầu hóa làm tăng áp lực của nguy cơ tụt hậu về kinh tế, bị “đồng hóa”
cưỡng bức về văn hóa làm mất đi bản sắc, “cốt cách” của mình từ phía các
quốc gia, dân tộc lớn... đã làm cho các quốc gia, dân tộc đang phát triển, chậm
phát triển tìm mọi cách để bảo vệ bản sắc văn hóa của mình, trong đó ý thức
và nghi lễ tôn giáo là một nhân tố quan trọng, sử dụng tôn giáo vừa như một
thứ thuốc an thần trong nghịch cảnh đầy bất trắc, vừa như một vũ khí tự vệ
chống sự đồng hóa vốn là cách thức truyền thống của nhiều quốc gia, dân tộc
ở vị thế yếu thường sử dụng.
Thứ hai, nguyên nhân kinh tế
Sự bất bình đẳng kinh tế và mặt trái của cơ chế thị trường là điều kiện
thuận lợi cho tôn giáo phát triển trong thế giới hiện đại. Sự phát triển mạnh
mẽ về kinh tế dẫn tới sự phân hóa xã hội sâu sắc, khoảng cách giàu nghèo
giữa các quốc gia hay giữa các tầng lớp trong một quốc gia càng nới rộng,
mâu thuẫn xã hội càng trở nên gay gắt, hay sự cạnh tranh lạnh lùng, bấp chất
luân thường đạo lý của mặt trái nền kinh tế thị trường là điều kiện thuận lợi
cho tôn giáo phát triển.
Thứ ba, sự bất ổn về chính trị - xã hội và khủng hoảng niềm tin
Trong những thập niên cuối của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, tình hình
chính trị thế giới biến động nhanh chóng và dữ dội đã tác động mạnh mẽ đến
tâm trạng của đông đảo người dân về lý tưởng và tương lai cuộc sống. Sự
biến động của trật tự thế giới là một trong những lý do cho tôn giáo phát triển.

Các thế lực phản động quốc tế vẫn tiếp tục tìm cách lợi dụng tôn giáo để


thực hiện mưu đồ chính trị. Trong bối cảnh khủng hoảng niềm tin vào mô
hình xã hội tương lai tạo ra khoảng trống trong đời sống tâm linh, tạo điều
kiện cho tôn giáo phát triển. Nhiều người tìm đến hoặc trở lại với tôn giáo,
xem đó là lối thoát tinh thần trước sự bế tắc trong cuộc sống hiện thực.
Thứ tư, Nguyên nhân xã hội và mặt trái của phát triển khoa học công
nghệ.
Ngày nay, mặc dù đã bước vào giai đoạn văn minh mới nhưng nhân loại
đang đứng trước hàng loạt nguy cơ và cuộc sống bị ám ảnh bởi nhiều nỗi lo
sợ như: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân, các tổ chức phạm tội quốc tế, chủ
nghĩa khủng bố quốc tế, ma túy, buôn bán phụ nữ, trẻ em,… đang đẩy nhiều
người vào chỗ bế tắc, bất lực và họ tìm đến với tôn giáo để được cứu vớt, che
chở.
Hậu quả tiêu cực của phát triển khoa học công nghệ mới đang đe dọa sự
sống còn của con người. Mặt trái của kho học công nghệ đã tạo ra những
thảm họa mới với những hậu quả năng nề như: Nạn suy thoái môi trường, phá
hoại sự cân bằng sinh thái, ô nhiễm, tầng ôzôn bị thủng,… đe dọa nghiêm
trọng “ngôi nhà chung” mà con người sinh sống. Điều đó làm cho tiên tri về
“nạn hồng thủy”, “ngày tận thế” lại có dịp phát triển, làm xuất hiện nhiều tôn
giáo mới. Trong bối cảnh đó, tôn giáo đã trở lại để lấp đầy sự trống rỗng và
thất vọng của con người hôm nay.
2.1.2 Tôn giáo trong đời sống xã hội hiện đại
- Tôn giáo tham gia vào đời sống xã hội:
Ngày nay tôn giáo đang tham gia tích cực vào đời sống chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội.
Về chính trị, tôn giáo đang bị chính trị hóa sâu sắc, xuất hiện các đảng
phái, tổ chức tôn giáo - chính trị; tôn giáo ảnh hường đến đời sống chính trị
của nhiều quốc gia, nhất là các nước phương Tây và các quốc gia Islam giáo;



tôn giáo vẫn là công cụ của các thế lực chính trị sử dụng nhằm đạt các mục
đích của mình.
Về kinh tế, tôn giáo đang tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp vào
đời sống kinh tế. Tôn giáo có ảnh hưởng nhất định đến sự tăng trường kinh tế
ở nhiều quốc gia. Tôn giáo không chỉ là đối tượng của hoạt động kinh tế mà
các tổ chức tôn giáo còn tham gia hoạt động kinh tế gưới nhiều hình thức.
Về xã hội, tôn giáo tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện
nhân đạo, an sinh xã hội, y tế, giáo dục góp phần làm giảm thiểu mặt trái của
cơ chế thị trường và nâng cao trình độ dân trí.
- Những vấn đề phức tạp nảy sinh liên quan đến tôn giáo:
Thứ nhất, cuộc chiến tranh, xung đột dân tộc, sắc tộc liên quan đến tôn
giáo. Sau chiến tranh lạnh kết thúc, xuất hiện hàng loạt các cuộc chiến tranh
khu vực, xung đột sắc tộc, dân tộc, tôn giáo gắn với chủ nghĩa ly khai, chủ
nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa khủng bố.
Thứ hai, chủ nghĩa khủng bố quốc tế liên quan đến vấn đề tôn giáo, đặc
biệt là Islam giáo. Chủ nghĩa khủng bố xuất hiện gắn với sự ra đời và hoạt
động của các tổ chức như tổ chức Islam giáo, Taliban, Al Queda, Boko
Haram,… đã giao rắc nỗi kinh hoàng ở nhiều nước trên thế giới Chủ nghĩa
khủng bố và cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố trở thành nét nổi bật của
đời sống tôn giáo trong xã hội đương đại.
2.1.3 Xu hướng tôn giáo trên thế giới
- Xu hướng đa dạng hóa tôn giáo:
Đa dạng hóa tôn giáo là sự xác nhận và chấp nhận tính đa dạng của nhiều
loại hình tôn giáo trong một địa bàn, một quốc gia, một khu vực. Đây là xu
hướng tất yếu của toàn cầu hóa, sự phát triển của công nghệ thông tin và di
dân.
Đa dạng hóa tôn giáo thể hiện ở ba cấp độ: Tôn giáo , xã hội và thể chế.



Ở cấp độ tôn giáo, Các tôn giáo phải chấp nhận sự tồn tại của nhiều hình
thức tôn giáo khác và hướng đến sự hài hòa giữa các tôn giáo.
Ở cấp độ xã hội, đa dạng hóa tôn giáo đòi hỏi có nhận thức mới về vấn
đề tôn giáo và chính trị, tôn giáo và kinh tế, xã hội, tôn giáo và văn hóa.
Ở cấp độ thể chế, đa dạng hóa tôn giáo thể hiện ở sự phong phú trong
đời sống tôn giáo đặt ra nhiều vấn đề về quan hệ tổ chức tôn giáo và nhà
nước, từ đó đòi hỏi những điều chỉnh về chính sách tôn giáo.
Ngày nay, dân trí được nâng cao, không gian xã hội của cá nhân đã vượt
ra khỏi biên giới quốc gia, của khu vực. Con người không chỉ tiếp cận với các
tôn giáo truyền thống mà còn với các tôn giáo khác. Sự tiếp cận ấy không hề
thụ động mà còn có sự phê phán, tiếp thu. Từ đó dẫn đến sự phân hóa tín đồ
các tôn giáo và nảy sinh hiện tượng song hành tôn giáo trong một con người.
Nghĩa là một cá nhân cùng một lúc theo nhiều tôn giáo khác nhau, ngay cả ở
những nước vốn có truyền thống độc thần. Trong điều kiện đó từng tôn giáo
cũng có sự phân rẽ thành các giáo phái, thậm chí có giáo lý xa lạ với giáo lý
ban đầu.
- Xu hướng thế tục hóa tôn giáo và phi thế tục hóa:
Thế tục hóa là xu hướng tôn giáo hướng về con người, về thế giời trần
gian, thế giới hiện tại của con người (tức cái trần tục đối lại với cái thiêng
liêng, thần thành, thế giới bên kia).
Thế tục tôn giáo thể hiện ở hai góc độ:
Thứ nhất, sự suy giảm quyền lực tôn giáo trong đời sống cá nhân, thể
hiện ở sư suy giảm quyền lực tôn giáo trong đời sóng cá nhân, thể hiện ở sự
suy giảm niềm tin tôn giáo cá nhân diễn ra khá phổ biến trên thế giới.
Thứ hai, tôn giáo hòa nhập vào đời sống xã hội. Thế tục hóa diễn ra trên
hai phương diện: thể chế là sự tách tôn giáo khỏ chính trị, khỏi lĩnh vực công
và thực hành niềm tin tôn giáo là sự giảm bớt tính thiêng, tôn giáo hội nhập



sâu hơn vào đời sống xã hội.
Hướng chủ yếu của xu thế này là những hành vi nhập thế của mọi tôn
giáo bằng cách tham gia vào những hoạt động trần tục phi tôn giáo như xã
hội, đạo đức, giáo dục, y tế… nhằm góp phần cứu nhân độ thế. Xu thế thế tục
hóa cũng biểu hiện trong cuộc đấu tranh của bộ phận tiến bộ trong từng tôn
giáo muốn xóa bỏ những điểm lỗi thời trong giáo lý, những khắt khe trong
giáo luật, muốn tiến tới sự đoàn kết giữa các tín đồ các tôn giáo khác nhau.
Xu thế thế tục hóa biểu hiện ở vai trò của tôn giáo bị giảm sút, đặc biệt là
ở các nước công nghiệp, nhất là ở các cư dân thành thị và tầng lớp thanh niên.
Họ cho rằng cuộc sống bản thân được quyết định chủ yếu là là tự thân, ít phụ
thuộc và không phụ thuộc vào thần linh. Con người dường như ra khỏi tôn
giáo. Một số tín đồ vẫn tiến hành những nghi lễ và cầu xin, có khi còn hành
hương nhưng lại không hẳn theo giáo lý hay giáo luật đã được định sẵn.
Xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia
vào các hoạt động chính trị của một số tổ chức tôn giáo nhằm bảo vệ trực tiếp
hay gián tiếp quyền lợi của các thế lực chính trị phản động.
Nó đẩy tôn giáo thâm nhập sâu rộng vào đời sống xã hội hay quá trình
nhập thế. Bên cạnh xu hướng thế thục hóa thì xu hướng phi thế tục hóa vẫn
tồn tại ở nhiều nơi, nhất là các quốc gia chịu ảnh hưởng của Islam giáo.
- Xu hướng hiện đại hóa:
Xu hướng toàn cầu hóa tốn giáo đã và đang thống trị đời sống tôn giáo
trên thế giới. Toàn cầu hóa tôn giáo là hệ quả tất yếu của xu thế toàn cầu hóa
kinh tế và toàn cầu hóa văn hóa đã diễn ra trên thế giới.
Hiện đại hóa là xu hướng tôn giáo cải cách, biến đổi cho phù hợp với xã
hội hiện đại. Hiện đại hóa tôn giáo có nội dung cơ bản là “lý giải lại” một số
tín điều trong giáo lý tôn giáo truyền thống, cải biên hình thức tổ chức và hoạt
động, gắn liền quá trình thế tục hóa và chính trị hóa.


Sử dụng khoa học công nghệ để hiện đại hóa sinh hoạt tôn giáo. Các tôn

giáo hiện nay đang triệt để khai thác những tiến bộ của khoa học, công nghệ,
đặt biệt là công nghệ thông tin và internet để hiện đại hóa tôn giáo, quảng bá
hình ảnh tôn giáo của mình đến với công chúng và để duy trì mối liên hệ giữa
giáo hội với cộng đồng tín đồ.
- Xu hướng khoan dung, hòa hợp với đối thoại liên giáo:
Ngày nay các tôn giáo có xu hướng thừa nhận và tôn trọng những khác
biệt về nhận thức, tư tưởng và loại bỏ dần sự đố kỵ, miệt thị, xúc phạm lẫn
nhau, tăng cường đối thoại và liên kết với nhau để giải quyết các vấn đề
chung của nhân loại.
- Xu hướng trở về với văn hóa dân tộc:
Tôn giáo và dân tộc có mối quan hệ gần gũi với nhau. Chính thông qua
văn hóa dân tộc mà tôn giáo được phổ cập và thấm sâu vào các giá trị, các
sinh hoạt của văn hóa dân tộc. Ngược lại, chính tôn giáo đã “thiêng hóa” các
giá trị dân tộc và làm cho nó thêm sức sống lầu dài và ảnh hưởng sâu rộng.
Hiện nay, để chống lại nguy cơ bị đồng hóa về văn hóa trong bối cảnh
toàn cầu hóa, nhiều quốc gia, dân tộc tìm cách khôi phục tôn giáo, tín ngưỡng
truyền thống, làm cho tôn giáo trở về với “cội nguồn dân tộc”.
Xu hướng trở về với văn hóa dân tộc cũng có những mặt tích cực là góp
phần củng cố bức tường vững chắc ngăn chặn sự xâm nhập của các tôn giáo
chứa đựng nhiều yếu tố phi nhân tính, phản văn hóa. Tuy nhiên, nó cũng chứa
đựng các yếu tố tiêu cực như khơi dậy các yếu tố truyền thống cũ kỹ, lạc hậu,
xa vào mê tín dị đoan.
- Xu hướng gia tăng quan hệ chính trị và tôn giáo
Hiện nay, chính phủ nhiều nước tư bản vẫn tìm cách hỗ trợ cho những
hoạt động tôn giáo phù hợp với lợi ích của họ, thậm chí, còn lợi dụng vấn đề
tôn giáo làm công cụ trong cuộc đấu tranh giai cấp. Trong bối cảnh toàn cầu


hóa, xu thế chính trị hóa tôn giáo càng gia tăng và có những biểu hiện mới hết
sức phức tạp. Một mặt, các nước phương Tây sử dụng tôn giáo gắn với vấn đề

dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo làm điều kiện trong việc giải quyết các
vấn đề quốc tế. Mặt khác, họ hậu thuẫn cho tổ chức tôn giáo dưới danh nghĩa
tổ chức phi chính phủ (NGO), các tập đoàn xuyên quốc gia để chống phá các
nước xã hội chủ nghĩa, kể cả các nước không theo quỹ đạo của họ. Bên cạnh
đó, các phần tử dân tộc cực đoan, chủ nghĩa ly khai cũng dựa vào tôn giáo, sử
dụng tôn giáo cho mục tiêu chính trị của mình. Ngoài ra một số đảng phái
chính trị của các nước tư bản trên thế giới còn dựa vào tôn giáo để tập hợp lực
lượng, gây ảnh hưởng trong xã hội, nhằm tạo nên sự hậu thuẫn xã hội trong
các cuộc vận động chính trị.
Cùng với quá trình chính trị hóa tôn giáo cũng đang xuất hiện hiện tượng
tôn giáo hóa chính trị với biểu hiện hết sức đa dạng, phức tạp. Các tôn giáo,
nhất là các tôn giáo lớn đang muốn tham gia nhiều hơn vào đời sống chính trị,
xã hội. Tổ chức giáo hội của các tôn giáo với tư cách là người đại diện cho
đức tin của nhiều triệu tín đồ, có trong tay cơ sở vật chất khổng lồ cũng luôn
thể hiện rõ chính kiến riêng trong các vấn đề quốc tế.
2.2 Những tác động của tình hình tôn giáo trên thế giới tới Việt Nam
Việt Nam là một nước đa tín ngưỡng, tôn giáo. Hiện Việt Nam có nhiều
tôn giáo và các tổ chức, hệ phái tôn giáo khác nhau, xuất phát từ việc các tôn
giáo phần lớn được truyền bá vào Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước đây như:
Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, B’hai,… Bên cạnh những tôn giáo
lớn du nhập từ bên ngoài vào, Việt Nam còn có hệ thống các tôn giáo nội
sinh như: Cao đài, Phật giáo Hoà hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu
nghĩa, … cùng rất nhiều hiện tượng tôn giáo mới.
Vấn đề mở cửa hội nhập, sự phát triển của công nghiệ thông tin đã mở
rộng không gian tiếp nhận, ảnh hưởng và tiếp biến các yếu tố thuộc tôn giáo


(hệ thống giáo lý, giáo luật, phương pháp tu hành…) của các tôn giáo ra phạm
vi toàn thế giới, từ đó, xác lập, phổ biến giá trị và chuẩn mực chung, đồng
thời khẳng định giá trị của các tôn giáo trong sự đa dạng của văn hóa nhân

loại.
Cùng với việc đổi mới của Đảng về chính sách tôn giáo và vấn đề toàn
cầu hóa, sự phát triển của công nghệ thông tin đã kéo theo tình hình tôn giáo
ở Việt Nam có nhiều thay đổi như:
- Sự phục hồi và mở rộng hoạt động của các tôn giáo:
Nhưng năm gần đây, hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam có sự phục
hồi đáng kể trên một số phương diện cơ bản sau:
Về sinh hoạt tôn giáo của tín đồ tôn giáo: Bước vào thời kỳ đổi mới, tín
đồ các tôn giáo đều thực hiện các sinh hoạt tôn giáo bình thường tại gia đình
và nơi thờ tự theo nghi lễ truyền thống của tôn giáo mình, các điều kiện sinh
hoạt được đảm bảo, nhiều sinh hoạt tôn giáo diễn ra với quy mô lớn, thời gian
kéo dài mà trước đây không thực hiện được như Đại lễ Vesak 2008, 2014 của
Phật giáo, Lễ Năm thánh 2010 của Công giáo, Lễ kỷ niệm 100 năm Tin Lành
đến Việt Nam,…
Số lượng tín đồ cùng chức sắc các tôn giáo ở Việt Nam cũng tăng lên rõ
rệt như: năm 1985 số lượng tín đồ là 14 triệu, số lượng chức sắc 35 nghìn;
năm 1990 số lượng tín đồ là 15 triệu, chức sắc là 38 nghìn; năm 2000 số
lượng tín đồ là 20 triệu, số lượng chức sắc là 55 nghìn; năm 2010 số lượng tín
đồ là 23 triệu, số lượng chức sắc là 80 nghìn; năm 2015 số lượng tín đồ là 24
triệu, số lượng chức sắc là 87 nghìn.
Về hoạt động của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam: Cùng với vấn đề mở cửa
hội nhập cũng như sự đổi mới của Đảng về chính sách tôn giáo đã dẫn tới việc
rất nhiều tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân – tính hợp pháp,
tính đến năm 2017 có tất cả 41 tổ chức được công nhận tư cách pháp nhân.


Về việc mở đường đào tạo chức sắc của các tôn giáo: Cùng với sự phục
hồi, mở rộng hoạt động của các tổ chức tôn giáo và gia tăng về số lượng tín
đồ, chức sắc ở Việt Nam thì các cơ sở đào tạo chức sắc cũng ngày một gia
tăng, tính đến 2015 đã có 60 cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, trong đó có 17

trường đào tạo chức sắc trình độ đại học được thành lập với số lượng học viên
gần 10 nghìn người.
Về xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự và xuất bản ấn phẩm tôn giáo: Các cơ
sở thờ tự của các tôn giáo được sửa chữa và được xây mới. Hoạt động sản
xuát kinh doanh tôn giáo phát triển với quy mô và số lượng lớn, tính đến năm
2015, ở Việt Nam các tổ chức tôn giáo cấp TW có 15 tờ báo và tạp chí đang
hoạt động, trong đó có những tờ báo có uy tín.
Về quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo: Việc mở cửa hội nhập quốc
tế, dưới tác động toàn cầu hóa hoạt động giao lưu quốc tế của các tôn giáo
được mở ra trên nhiều tuyến, nhất là các quan hệ về phương diện tổ chức giữa
tổ chức tôn giáo Việt Nam với các tổ chức tôn giáo thế giới. Ngoài các hoạt
động quốc tế bình thường mang tính tổ chức các tông giáo ở Việt Nam tham
gia tích cực các hội nghị diễn đàn tôn giáo ở khu vực và quốc tế.
- Một số tôn giáo phát triển nhanh trong vùng dân tộc thiểu số:
Thời gian gần đây một số tôn giáo phục hồi và phát triển nóng trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điển hình là việc đạo Tin Lành phục hồi và
phát triển mới với tốc độ rất nhanh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên, Nam Trường Sơn, các tỉnh lân cận và các tỉnh miên núi phía bắc,…
Vấn đề tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được Đảng, Nhà
nước rất quan tâm trên cả hai phương diện dân tộc và tôn giáo. Do đó, cơ bản
tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số hoạt động theo xu
hướng ổn định, tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn những vấn đề
phức tạp liên quan đến vấn đề lịch sử, quan hệ tộc người, vấn đề niềm tin tôn


giáo và xung đột văn hóa, … cần phải hết sức quan tâm.
- Hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện đa dạng:
Hiện tượng tôn giáo mới phát triển đa dạng ở Việt Nam là một trong
những vấn đề nổi trội của tình hình tôn giáo thời kỳ mới và toàn cầu hóa. Giải
quyết vấn đề hiện tượng tôn giáo mới cần bình tĩnh, nhận diện đầy đủ, tránh

nóng vội.
3. Kết luận
Sự biến đổi của tôn giáo trong xã hội hiện đại là sự phản ánh của những
sự biến đổi trong đời sống xã hội của thế giới trong những năm cuối của thế
kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Mỗi một sự thay đổi của đời sống xã hội (từ kinh tế,
chính trị, văn hóa, thậm chí cả triết học) đều dẫn đến những biến đổi về mặt
tôn giáo. Mỗi thời đại lịch sử sẽ sản sinh ra đời sống tôn giáo với tâm thức tôn
giáo riêng có của mình. Trong những năm tiếp theo của thế kỷ XXI, do những
biến động lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa của các quốc gia, nên đời sống tôn
giáo vẫn tiếp tục có những biến động mạnh mẽ, phức tạp với những chiều
kích trái ngược nhau ở những khu vực khác nhau trên thế giới. Tôn giáo ngày
càng đóng vai trò to lớn trong kiến trúc thượng tầng của các quốc gia
Đối với sự ra đời và phát triển của các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt
Nam, những thay đổi trong quan điểm của Đảng và Nhà nước về tôn giáo là
cách ứng xử kịp thời, đồng thời thể hiện tính nhất quán trong đường lối của
Việt Nam về tôn giáo, đó là tôn trọng quyền tự do theo hoặc không theo tôn
giáo của công dân. Có rất nhiều xu hướng biến đổi tôn giáo trên thế giới và ở
Việt Nam hiện nay. Mỗi sự biến đổi đó đều tác động mạnh mẽ lện đời sống xã
hội, đặc biệt tác động mạnh mẽ đến đời sống tôn giáo thế giới.




×