Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG tác PHỐI hợp GIỮA NHÀ TRƯỜNG và các lực LƯỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO dục kĩ NĂNG PHÒNG CHỐNG bạo lực học ĐƯỜNG CHO học SINH THCS ở HUYỆN cẩm GIÀNG, TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.33 KB, 71 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ
TRƯỜNG VÀ CÁC LỰC LƯỢNG CỘNG ĐỒNG
TRONG GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG CHỐNG BẠO
LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH THCS Ở HUYỆN
CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY


- Vài nét về công tác giáo dục kĩ năng phòng chống
BLHĐ cho học sinh THCS ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải
Dương.
- Khái quát về tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cẩm
Giàng, tỉnh Hải Dương.
Huyện Cẩm Giàng nằm ở phía tây – bắc của tỉnh Hải
Dương, phía bắc giáp huyện Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh), phía nam
giáp huyện Bình Giang và huyện Gia Lộc, phía tây giáp huyện
Mỹ Hào (tỉnh Hưng Yên), phía đông giáp huyện Nam Sách và
thành phố Hải Dương. Huyện có diện tích 10934,3ha, dân số
trong toàn huyện là 12 vạn người, trong đó độ tuổi lao động
chiếm 50%.
Cẩm Giàng là vùng đất cổ được hình thành từ rất sớm
trong lịch sử làng xã Việt Nam, nơi đây còn lưu giữ và bảo tồn
nhiều di tích lịch sử - văn hóa, danh nam, thắng cảnh với 203 di
tích gồm đền chùa, miếu, nghè ... trong đó có hai di tích được
công nhận là di tích cấp Quốc gia đặc biệt đó là Văn Miếu Mao
Điền và quần thể gồm Đền Bia, Chùa Giám và Đến Xưa, đây


cũng là quê hương của Đại danh y Tuệ Tĩnh – người đặt nền
móng xây dựng nền y học nước nhà.
Cẩm Giàng là nơi hội tụ những điều kiện thuận để phát
triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp. Đất đai màu mỡ do


phù sa sông Thái Bình bồi đắp, hệ thống đường giao thông
thuận lợi với 3 trục là : Quốc lộ 5A, đường sắt Hà Nội – Hải
Phòng, và quốc lộ 38 nối đường 5A với đường 5B tạo nên
những trục đường giao thông rộng lớn thuận lợi cho giao thông
và lưu chuyển hàng hóa. Bên cạnh những ngành nghề chính là
xuất nông nghiệp thì từ xa xưa Cẩm Giàng đã hình thành những
làng nghề như chạm khắc gỗ Đông Giao, nón Mao Điền, rượu
Phú Lộc ...Những năm gần đây Cẩm Giàng có tốc độ phát triển
vượt bậc, trên địa bàn huyện có 02 cụm khu công nghiệp, 05
khu công nghiệp và 02 cụm công nghiệp làng nghề thu hút trên
20.000 lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng phát
triển với tốc độ khá, thu nhập bình quân đầu người năm 2017
đạt 37,5 triệu đồng/ năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 2,52%, năm
2017 toàn huyện có 13/17 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Về văn hóa – xã hội: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục
có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Đến


nay tỉ lệ phòng học kiên cố cao tầng đạt 89,73%. Toàn huyện có
13/20 trường THCS đạt chuẩn cấp quốc gia. Năm học 2016- 2017
vừa qua ngành giáo dục của huyện đã có nhiều giải pháp để nâng
cao chất lượng đại trà và chất lượng học sinh mũi nhọn, tập trung
bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi các môn văn hóa, kết quả
thi vào THPT học sinh giỏi, học sinh năng khiếu đều tăng so với
năm học trước.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục trong năm học
2017- 2018, ngành giáo dục huyện Cẩm giàng đã xây dựng 6
nhóm giải pháp đó là: Tăng cường đổi mới phương pháp dạy
học gắn liến với đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh. Xây dựng
cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tạo môi

trường giáo dục lành mạnh cho học sinh. Đổi mới quản lí, quản
trị trường học, nâng cao trách nhiệm, kỉ luật, kỉ cương hành
chính và đạo đức công vụ, nhất là người đứng đầu các cơ sở
giáo dục. Nâng cao chất lượng toàn diện ở những trường đã đạt
chuẩn. Phối hợp các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, đẩy
mạnh hoạt động Đoàn, Hội, Đội trong các nhà trường. Nâng cao
chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên,
nhân viên trong các cơ sở giáo dục.


Có thể nói ngành giáo dục Cẩm Giàng đã làm tốt nhiệm
vụ giáo dục mà Đảng và nhà nước giao phó, được đánh giá là
một trong những đơn vị tiêu biểu về phòng trào giáo dục của
tỉnh Hải Dương.
Huyện Cẩm Giàng có 17 xã là Cao An, Cẩm Điền, Cẩm
Định, Cẩm Đoài, Cẩm Đông, Cẩm Hoàng, Cẩm Hưng, Cẩm
Phúc, Cẩm Sơn, Cẩm Văn, Cẩm Vũ, Đức Chính, Kim Giang,
Lương Điền, Ngọc Liên, Tân Trường, Thạch Lỗi và 2 thị trấn là
thị trấn Cẩm Giàng và thị trấn Lai Cách. Đời sống kinh tế của
người dân đa số khá giả, các em học sinh đa phần là con em
nông thôn, một số là con em tiểu thương, nhiều gia đình có
người đi lao động nước ngoài đặc biệt là các em học sinh thuộc
xã Cẩm Điền, Cẩm Phúc, Lai Cách nhiều gia đình có cả cha và
mẹ đều đi lao động nước ngoài làm ăn và gửi con ở nhà cho ông
bà trông nom do vậy các em ít được sự quan tâm sát sao thường
xuyên của cha mẹ. nhiều trường lại ở vị trí trung tâm, giao
thông, buôn bán nên các em dễ tiếp xúc với nhiều tệ nạn xã hội
và thanh niên hư hỏng ngoài nhà trường. Do những tác động đó
đã phần nào làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của các
em. Xuất phát từ những nguyên nhân trên tôi quyết định lựa



chọn trường THCS Cẩm Điền, Trường THCS Cẩm Phúc, THCS
Lai Cách, THCS Tân Trường và THCS Nguyễn Huệ để khảo sát
phục vụ cho việc nghiên cứu.
- Vài nét về giáo dục kĩ năng phòng chống bạo lực học
đường cho học sinh THCS huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải
Dương.
Những vụ BLHĐ điển hình của học sinh THCS trên địa
bàn huyện.
Học sinh lớp 9 dùng dao đâm chết bạn:
Đối tượng dùng dao đâm bạn dẫn đến tử vong là Nguyễn
Văn Thái (SN 1997, trú tại thôn Phú An, xã Cao An, huyện Cẩm
Giàng, Hải Dương) Là học sinh lớp 9, trường THCS Cao An,
huyện Cẩm Giàng. Nạn nhân là Nguyễn Văn Dần (SN 1998, trú
tại thôn Đào Xá, xã Cao An)
Cụ thể vào khoảng 11h15’ ngày 28/4/2013, Tại khu vực
cổng trường Tiểu học xã Cao An, do có mâu thuẫn, Nguyễn Văn
Dần và hai thanh niên đã đến trước cổng trường đợi để đánh
Nguyễn Văn Thái. Khi Thái vừa ra khỏi cổng trường thì bị Dần
đánh bằng tay, chân. Khi Thái chạy đến cổng trường tiểu học


Cao An thì bị Dần đuổi kịp, Tại đây, Thái đã dùng dao đâm Dần
gây thương tích. Mặc dù được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa
khoa tỉnh, nhưng do vết thương khá hiểm Dần đã tử vong tại
bệnh viện lúc 16h30 cùng ngày.
Theo trưởng công an xã Cao An, ông Đào Xuân Thị cho
biết, mặc dù mới là học sinh lớp 9 trường THCS Cao An nhưng
Thái đã có bảng “ thành tích” rất kinh hoàng, Thái hay nghịch

ngợm, trộm cắp tài sản, không ít lần đánh nhau, Bản thân Thái
đã bị công an xã nhiều lần gọi lên nhắc nhở. Hoàn cảnh gia đình
Thái rất khó khăn, Thái chỉ có mẹ không có cha, mẹ Thái không
có công việc ổn định chỉ là công nhân thời vụ. Còn Nguyễn Văn
Dần thì chưa có biểu hiện nghịch ngợm, mới thi đỗ vào THPT
Tuệ Tĩnh, huyện Cẩm Giàng, nhưng mới đi học được 10 ngày
thì xảy ra sự việc.
Nữ sinh lớp 9 đánh chết bạn.
Đối tượng là Bùi thị Thu Hoài (NS 1997, trú tại thôn Bằng
Quân, xã Cẩm Định, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương), nạn
nhân là Đào Thị Linh (SN 1999, là học sinh lớp 9 trường THCS
Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng).


Do mâu thuẫn, vào lúc 14h ngày 14/10/2013 nhóm nữ sinh
Dịu, Yến đã rủ nhóm nữ sinh Đào Thị Linh ra cổng Đền Bia (xã
Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng) nói chuyện để dằn mặt bạn. Yến
và Dịu đã nhờ Bùi Thị Thu Hoài tham gia can thiệp. Tại đó,
Hoài bảo “ đứa nào là con Linh”, Linh trả lời: “ Em đây”, Hoài
bảo: “ Sao mày đánh em tao”, sau đó Hoài xông vào tát Linh,
túm tóc và đá Linh. Trong quá trình đuổi theo, Hoài đi guốc
nên bị tuột guốc ra, Hoài túm cổ áo Linh giúi xuống trước mặt,
cầm guốc đập vào lưng, vào gáy Linh. Khi thấy Linh gục
xuống, Hoài bảo: “ nó bị trúng gió”, Hoài làm một số động tác
sơ cứu cho Linh, thấy Linh không tỉnh, Đối tượng Hoài cùng
một số bạn của Linh đã đưa Linh đến bệnh viện cấp cứu.
Khám nghiệm tử thi cho thấy, Linh bị chấn thương, tụ máu
ở gáy. Mở hộp sọ thì thấy cầu não bị tụ máu loang ra trên diện
rộng, đó chính là nguyên nhân dẫn đến tử vong.
Theo phó trưởng công an xã Cẩm Định, ông Nguyễn Văn

Vịnh cho biết, Ở địa phương, Hoài là đối tượng chơi bời, lêu
lỏng, không chịu học hành, thời gian theo học tại trường THCS
Cẩm Định, Hoài đã từng nhiều lần đánh nhau với học sinh. Nhà
trường đã từng phản ánh lên công an xã. Gia đình Hoài có hoàn


cảnh khó khăn, bố làm thợ xây, mẹ làm hợp đồng vệ sinh môi
trường cho một trường cấp 3.
Học sinh nam dùng gậy gộc, chặn đường dọa đánh và
đập hỏng xe của thày giáo.
Trao đổi với chúng tôi, thày giáo Nguyễn Văn Miên (SN
1968, giáo viên dạy Thể Dục trường THCS Cẩm Đoài, xã Cẩm
Đoài huyện Cẩm Giàng) cho biết “ Trong thời gian công tác tại
trường THCS Cẩm Điền, thày đã từng bị một số học sinh nam
dùng gậy gộc chặn đường, rồi phang vào người và xe của thày
khi thày trên đường về nhà, sau đó nhờ có bảo vệ trường can
thiệp, thày mới đi về an toàn”.
Để tìm hiểu rõ hơn thực trạng BLHĐ diễn ra tại các trường
THCS trong huyện chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 249 em
học sinh thuộc 5 trường THCS trong huyện, kết quả thu được
như sau:
Đối với câu hỏi Em đã bao giờ gây ra tình trạng BLHĐ với một
hoặc một số học sinh khác chưa? Có 15/ 249 = 6% thừa nhận
rằng mình thường xuyên gây ra tình trạng BLHĐ, 112/249 =
45% học sinh thừa nhận mình thỉnh thoảng gây ra tình trạng


BLHĐ, 122/249 = 49% HS cho rằng mình chưa bao giờ gây ra
tình trạng BLHĐ.
Với câu hỏi: Bạn đã bao giờ là nạn nhân của các vụ BLHĐ

chưa? Có 15/249 = 6% HS thừa nhận rằng mình thường xuyên
là nạn nhân của tình trạng BLHĐ, 66/249 = 26,5% HS nói rằng
mình thỉnh thoảng là nạn nhân của tình trạng BLHĐ, 168/249 =
67,5% HS nói rằng mình chưa bao giờ là nạn nhân của tình
trạng BLHĐ. Với 6% học sinh cho rằng mình thường xuyên gây
ra tình trạng BLHĐ và 6% cho rằng mình thường xuyên là nạn
nhân của các vụ BLHĐ, đây là con số không lớn nhưng cũng đủ
làm đau đầu các bậc phụ huynh, nhà trường vào toàn xã hội.
Ngoài ra, khi trao đổi với các thày cô giáo, đặc biệt là giáo
viên Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,
Giáo viên chủ nhiệm các nhà trường THCS chúng tôi được biết,
các vụ BLHĐ hiện nay xảy ra khá phổ biến và hầu như ở trường
nào cũng có, phần lớn có nguyên nhân từ những mâu thuẫn nhỏ
như hiểu lầm, nhìn đểu, trêu đùa nhau quá chớn, tranh giành
người yêu ... Tuy nhiên, phần lớn các xích mích này của các em
đều được các thày cô và cha mẹ phát hiện, nhắc nhở và xử lí có
tại trường.


Công tác giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ trên địa
bàn huyện.
Hiện nay, vấn đề giáo dục pháp luật, ý thức chấp hành
pháp luật, đạo đức lối sống, kĩ năng sống, quy chế, điều lệ
trường phổ thông đều được các trường trong huyện Cẩm
Giàng chú trọng giáo dục đến học sinh thông qua giáo dục
hình thức chính khóa, ngoại khóa, giáo dục NGLL, sinh hoạt
tập thể...
Hầu hết các trường THCS trên địa bàn huyện đều thực
hiện nghiêm túc giáo dục chính khóa theo đúng hướng dẫn của
Bộ giáo dục và đào tạo, bảo đảm chất lượng và hiệu quả môn

GDCD nhằm cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hiện
các quyền cơ bản của công dân phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Giảng dạy nội dung môn học có gắn với tình huống pháp luật
trong cuộc sống hàng ngày của học sinh như: Luật bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em, Luật giao thông đường bộ, Luật phòng
chống ma túy, quy chế, điều lệ trường phổ thông, đạo đức, lối
sống, kĩ năng sống ...
Chú trọng tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động
ngoại khóa mang tính thực hành chính trị- xã hội như: Tổ chức “


Ngày Pháp luật 09/11”, “ Thi tìm hiểu pháp luật”, Diễn đàn trẻ em
với các chủ đề “ Vì cuộc sống an toàn, phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ em”; “ Vì cuộc sống an toàn, phòng tránh ngộ
độc thực phẩm cho trẻ em”, cho học sinh và gia đình học sinh kí
cam kết không vi phạm an toàn giao thông và các tệ nạn xã hội
như buôn bán, sử dụng lưu hành văn hóa phẩm đồi trụy, cờ bạc,
buôn bán, sử dụng tàng trữ các chất ma túy, đua xe trái phép ...
Lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường
vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của
trường.
Hàng năm, thư viện các nhà trường đã chú trọng nâng cao
chất lượng tủ sách pháp luật, các tài liệu, học liệu hỗ trợ công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức ngày hội sách với các
chủ đề
Như vậy có thể thấy, trong những năm gần đây ngành
Giáo dục và đào tạo huyện Cẩm Giàng đã rất chú trọng đến
công tác giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh,
đặc biệt là đối với học sinh THCS, tuy nhiên BLHĐ vẫn xuất

hiện khá phổ biến trong các nhà trường, với nhiều hình thức,


mức độ và nguyên nhân khác nhau, đây là một khó khăn cho
công tác giáo dục tại các nhà trường, nhất là công tác giáo dục
kĩ năng phòng chống BLHĐ.
-Khái quát về phương pháp khảo sát thực trạng
- Mục tiêu khảo sát
Mục tiêu khảo sát để tìm hiểu thực trạng BLHĐ , các vấn đề
nhận thức như: nguyên nhân, hậu quả BLHĐ đối với học sinh
THCS, thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ trên địa
bàn huyện, thực trạng việc phối hợp giữa nhà trường và các lực
lượng cộng đồng trong giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ làm
căn cứ thực tiễn đề xuất biện pháp phối hợp giữa nhà trường và các
lực lượng cộng đồng trong giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ
trên địa bàn huyện.
-Đối tượng khảo sát
Các em học sinh THCS từ lớp 6 đến lớp 9 trên địa bàn
huyện Cẩm Giàng: Trong đề tài này, chúng tôi đã tiền hành khảo
sát 249 em học sinh THCS từ lớp 6 đến lớp 9 trên địa bàn huyện
- Tiến hành phỏng vấn 10 học sinh để nghiên cứu sâu.


- Giáo viên trực tiếp giảng dạy.
- Cán bộ quản lí nhà trường
- Cán bộ quản lí đứng đầu các cơ quan
Trong đề tài này chúng tôi tiến hành khảo sát 80 cán bộ quản
lí, giáo viên, cán bộ đứng đầu các cơ quan.
- Phương pháp khảo sát.
- Khảo sát bằng phiếu hỏi

- Khảo sát bằng phỏng vấn
2.2.4. Nội dung khảo sát
- Khảo sát về thực trạng BLHĐ xảy ở các trường THCS trên
địa bàn huyện.
- Khảo sát thực trạng nhận thức của học sinh về một số vấn
đề liên quan đến BLHĐ
- Khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ
tại các trường THCS trên địa bàn huyện.


- Khảo sát thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường và
các lực lượng cộng đồng trong giáo dục kĩ năng phòng chống
BLHĐ trên địa bàn huyện
- Xử lí kết quả khảo sát.
Tiến hành thống kê từng câu bằng phương pháp đếm, tính tỉ
lệ % hoặc chỉ số trung bình cho mỗi lựa chọn.
Tổng hợp ý kiến của học sinh, giáo viên, các bộ quản lí được
phỏng vấn.
-Thực trạng nhận thức về bạo lực học đường của học
sinh THCS huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.
Trực trạng nhận thức về khái niệm BLHĐ của học sinh
THCS
Để tìm hiểu nhận thức về khái niệm bạo lực học đường của
học sinh, chúng tôi đã đưa ra 6 item để chỉ khái niệm về bạo lực
học đường. Trong đó có khái niệm không đẩy đủ và nhiều khái
niệm không phải là khái niệmBLHĐ.
Các items từ 1 - 5 không phải là khái niệm bạo BLHĐ. Item
số 6 là khái niệm BLHĐ.



Tiến hành cụ thể như sau: Tác giả đã giới thiệu về mục đích,
ý nghĩa của việc nghiên cứu khảo sát, giải thích ý nghĩa của từng
nội dung trong phiếu khảo sát cho học sinh, hướng dẫn học sinh
trả lời đẩy đủ các nội dung của phiếu khảo sát và các câu hỏi một
cách khách quan. Tác giả đã xây dựng mẫu phiếu khảo sát nhằm
khảo sát mức độ nhận thức của học sinh về vấn đề BLHĐ. Khảo
sát được tiến hành trên 249 học sinh thuộc các trường là THCS
Lai Cách và THCS Tân Trường, THCS Nguyễn Huệ, THCS Cẩm
Phúc và THCS Cẩm Điền huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương,
đây là các trường nằm dọc theo quốc lộ 5A.
Kết quả khảo sát nhận thức của học sinh về bạo lực học
đường
- Nhận diện khái niệm bạo lực học đường của học sinh
THCS

STT

Bạo lực học đường

Nhận diện
đúng
SL

1

%

Nhận diện
sai
SL


%

Là dùng sức mạnh, quyền lực 229 91,97% 20 8,03%
hay hành động khác để cưỡng
bức, đe dọa, đánh đập... làm
tổn thương đến thể chất, tinh


thần của người khác.
2

Là dùng lời nói để sỉ nhục,
238 95,58% 11 4,42%
nói xấu, chê bai bạn cùng lớp.

3

Là chèn ép, trấn lột học sinh
242 97,22%
trên đường đi học về

4

Là hành động đánh nhau giữa
các bạn học sinh trong nhà 225 90,63% 24 9,64%
trường.

5


Là hành vi vi phạm pháp luật

6

Là hành động cố ý dùng sức
mạnh, quyền lực hay hành
động khác (từ hành vi không
lời cho đến có lời) để cưỡng
bức, đe dọa.. làm tổn thương 170
đến thể chất, tinh thần đối
tượng trực tiếp tham gia vào
quá trình GD trong nhà
trường.

7

2,78

232 93,17% 17 6,83%

68,3%

79

31,7

Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy học sinh
nhận diện khái niệm bạo lực học đường là tương đối tốt. Để nhận
diện một khái niệm có phải là BLHĐ hay không ngoài cách nhận
diện đó là một hành vi bạo lực làm tổn thương đến thể chất, tinh

thần, vật chất mà còn phải xét về phạm vi của đối tượng là người
trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường.


Xét theo các tiêu chí đó thì item1 “ Là dùng sức mạnh,
quyền lực hay hành động khác để cưỡng bức, đe dọa, đánh
đập... làm tổn thương đến thể chất, tinh thần của người khác”.
Đây chỉ là khái niệm của hành vi bạo lực nói chung chứ không
phải khái niệm BLHĐ. Đối tượng của khái niệm này rất rộng,
còn đối tượng của BLHĐ là những người trực tiếp tham gia vào
quá trình giáo dục trong nhà trường. Ở item này có 8,03% học
sinh trả lời sai.
Các Items BLHD “Là dùng lời nói để sỉ nhục, nói xấu, chê
bai bạn cùng lớp”, “Là chèn ép, trấn lột học sinh trên đường đi
học về”, “Là hành động đánh nhau giữa các bạn học sinh trong
nhà trường”. Đây chỉ là biểu hiện của hành vi BLHĐ gây tâm lí
bực bội, buồn phiền, lo âu, sợ hãi, không phải là khái niệm
BLHĐchỉ có 4,42%, 2,78% và 9,64% nhận diện sai.
Item BLHĐ “Là hành vi vi phạm pháp luật” không phải là
khái niệm BLHĐ vì đối tượng và phạm của vi phạm pháp luật
rất rộng vực thuộc nhiều lĩnh vưc (tài chính, đất đai, quyền lực
….), ở item nay có 6,83% học sinh nhận diện sai.
Item BLHĐ “Là hành động cố ý dùng sức mạnh, quyền
lực hay hành động khác (từ hành vi không lời cho đến có lời) để


cưỡng bức, đe dọa.. làm tổn thương đến thể chất, tinh thần đối
tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trongnhà
trường” là khái niệm BLHĐ, như đã trình bày ở chương I,
chúng tôi sử dụng khái niệm này là khái niệm công cụ cho đề

tài.
Qua phòng vấn học sinh, đa số các em đều quan niệm
rằng: “ BLHĐ là các bạn đánh nhau, cào cấu, chửi nhau…).
Như vậy nhìn chung nhận thức của học sinh về khái niệm
BLHĐ khi đặt trong một nhóm các khái niệm ở mức độ tương
đối tốt. Tuy nhiên khi phỏng vấn trực tiếp thì các em thường chỉ
nói được những biểu hiện của bạo lực học đường mà thôi, chỉ
một số rất ít em nhận diện được đối tượng của BLHĐ. Thường
các em chỉ chú ý đến những biều hiện bề ngoài, dễ nhận thấy
của BLHĐ mà chưa chú ý tới bạn chất của khái niệm như là: Cố
ý, dùng sức mạnh, quyền lực, hay hành động khác làm tổn
thương thể chất, tinh thần của đối tượng trực tiếp tham gia vào
quá trình giáo dục. Chính vì vậy việc nâng cao hiểu biết cho
học sinh về BLHĐ là rất cần thiết. Từ thực tế này cũng đặt ra
nhiều vấn đề trong công tác phòng chống bạo lực học đường,
đảm bảo mọi học sinh đều có những hiểu biết cơ về BLHĐ để


từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy định
của trường, lớp, hạn chế tối đa tình trạng bạo lực học đường.
Thực trạngnhận thức của học sinh về các biểu hiện của
BLHĐ
Để tìm hiểu nhận thức của học sinh về các biểu hiện của
BLHĐ, chúng tôi đưa ra 10 items về các hành vi bạo lực, trong đó
có các hành vi BLHĐ và những hành vi bạo lực không phải là
BLHĐ. Qua khảo sát chung tôi thu được kết quả như sau:
- Nhận diện những hành vi là biểu hiện của BLHĐ.
Nhận diện
STT


Biểu hiện của hành vi

đúng
SL

Nhận diện
sai

%

SL

%

94%

15

6%

1

Hai người đánh nhau vì tranh
234
chỗ ngồi xem bóng đá.

2

Một đám thanh niên đánh nhau
184 73,9% 65 26,1%

với một đám thanh niên khác.

3

Lâm dọa An nếu không cho
231 92,8% 18
Lâm chép bài thì Lâm sẽ đánh.

4

Hai bạn nam dùng gạch, đá
201 80,7% 48 19,3%
ném nhau trên sân trường.

7,2%


Nhận diện
STT

Biểu hiện của hành vi

đúng
SL

%

Nhận diện
sai
SL


%

5

Bạn Sơn ngày nào đi học về
cũng bị một nhóm học sinh nam 214 85,9% 35 14,1%
đe dọa và trấn lột tiền.

6

Một nhóm học sinh nữ đang cãi
vã, túm áo, giật tóc nhau ở công 207 83,1% 42 16,9%
viên.

7

Bạn Lan chuyên nói xấu, chê
168 67,5% 81 32,5%
bai các bạn khác

8

Bạn Sơn làm vỡ cửa kính của
lớp, một bạn khác đi qua vô tình 244
dẫm lên và bị thương.

98%

5


2%

9

Bạn An là học sinh lớp 6 đã bị
một con chó tấn công trên 243 97,9%
đường đi học về.

6

2,1%

10

Bố dượng của Kiên đã đánh bạn
phải vào nhập viện vì Kiên 232
trông em để em ngã.

17

7%

93%

Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy học sinh
nhận diện khá tốt những hành vi là biểu hiện của BLHĐ. Để nhận
biết một hành vi có phải là BLHĐ hay không người ta dựa vào



các biểu hiện: Ý thức, mức độ và phạm vi đối tượng gây ra. Như
đã trình bày trong phần lí luận thì BLHĐ có thể biểu hiện dưới
nhiều hình thức như:
- Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đay nghiến, chửi bới làm tổn
thương về mặt tinh thần của con người qua lời nói
- Đánh đập, hành hạ, tra tấn… làm tổn thương về mặt sức
khỏe, thể chất, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành
vi bạo lực.
Các mức độ của hành vi bạo lực: Từ những hành động ban
đầu như chửi bới, máng nhiếc dần dần đến túm tóc, tát tai, cào
cấu, đấm đá vào người nạn nhân. Cấp độ cao hơn nữa là nhằm
vào những vị trí dễ bị tổn thương trên người nạn nhân như: mặt,
đầu, bụng, vùng dưới bụng …để đạp, đấm và cao điểm là sử dụng
hung khí, lột quần áo, đồ lót của nạn nhân. Như vậy có thể thấy
cấp độ của hành vi bạo lực có sự thay đổi từ việc sử dụng bạo lực
để giải tỏa bức xúc cá nhân chuyển dần đến hành vi hành hạ, làm
nhục người khác và có thể dẫn đến làm nạn nhân tử vong hoặc tàn
phế suốt đời.


Từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy biểu hiện :
“Hai người đánh nhau vì tranh chỗ ngồi xem bóng đá”. Đây
không phải là biểu hiện của BLHĐ vì những người xem bóng đá
không phải là đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục.
Chỉ có 6% nhận diện sai.
Biểu hiện “Một đám thanh niên đánh nhau với một đám
thanh niên khác”. Đây không phải là hành vi của BLHĐ. Có
26,1% học sinh nhận diện sai.
Biểu hiện “Lâm dọa An nếu không cho Lâm chép bài thì
Lâm sẽ đánh” Có trên 92,8% học sinh nhận diện đúng và 7,2%

nhận diện sai vì trong trường hợp này BLHĐ không chỉ bao
gồm những hành vi đánh đập, hành hạ mà còn bao gồm những
lời nói mang tính đe dọa ảnh hưởng tới tâm lí, tinh thần của
người khác.
Biểu hiện “Hai bạn nam dùng gạch, đá ném nhau trên sân
trường”. Là hành vi BLHĐ. Có 80,7% HS nhận diện đúng và
19,3% học sinh nhận diện sai. Đây là hành vi BLHĐ có sử dụng
hung khí để gây nên những tổn thương nghiêm trọng về mặt thể
chất và tinh thần cho nạn nhân.


Biểu hiện: “Bạn Sơn ngày nào đi học về cũng bị một nhóm
học sinh nam đe dọa và trấn lột tiến”. Có 85,9% học sinh nhận
diện đúng và 14,6% nhận diện sai. Đây là hành vi của BLHĐ vì
chính sự đe dọa và trấn lột tài sản sẽ gây cho nạn nhân sự sợ
hãi, nếu hành vi này lặp lại nhiều lần có thể làm cho nạn nhân
không dám đến trường, làm ảnh hưởng đến tinh thần và kết quả
học tập của nạn nhân.
Biểu hiện: “Một nhóm học sinh nữ đang cãi vã, túm áo,
giật tóc nhau ở công viên”. Đây là biểu hiện của BLHĐ, vì khi
các bạn nữ sử dụng các hành vi như túm áo, giật tóc có thể gây
tổn thương trên cơ thể và tinh thần cho nạn nhân có 83,1% HS
nhận diện đúng và 16,9% nhận diện sai.
Biểu hiện: “ Bạn Lan chuyên nói xấu, chê bai các bạn
khác”, không phải là biểu hiện của BLHĐ. Vì hành động nói
xấu, chê bai chưa đến mức làm tổn thương tâm lí, tình cảm của
các bạn trong lớp. Có 67,5% học sinh nhận diện đúng, 32,5%
HS nhận diện sai.
Biểu hiện: “Bạn Sơn làm vỡ cửa kính của lớp, một bạn
khác đi qua vô tình dẫm lên và bị thương”. Đây không phải biểu

hiện của hành vi BLHĐ vì hành động làm tổn thương tới bạn


chưa phải là nghiêm trọng và không phải do cố ý. Có 98% học
sinh nhận diện đúng, có 2% nhận diện sai.
Biểu hiện “Bạn An là học sinh lớp 6 đã bị một con chó tấn
công trên đường đi học về”,có 97,9% học sinh nhận diện đúng,
có 2,1% nhận diện sai. Đây không phải là hành vi BLHĐ. Đây
chỉ là hành động bản năng, tự vệ của loài chó.
Biểu hiện: “Bố dượng của Kiên đã đánh bạn phải vào
nhập viện vì Kiên trông em để để em ngã”.Có 93% nhận diện
đúng, 7% HS nhận diện sai. Đây không phải là biểu hiện hành vi
bạo lực học đường mà là hành vi của bạo lực gia đình.
Như vậy nhìn chung nhận thức của học sinh về các biểu
hiện của BLHĐ tương đối tốt. Các em đã nhận diện được những
biểu hiện của bạo lực học đường bao gồm thái độ cố ý, mức độ
tổn thương cho nạn nhân và phạm vi đối tượng
Thực trạng nhận thức của học sinh về các nguyên nhân
dẫn tới BLHĐ
Để tìm hiểu nhận thức của học sinh về những nguyên nhan
dẫn tới BLHĐ, chúng tôi đã đưa ra 12 nguyên nhân dẫn đến
BLHĐ. Qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả sau:


×