Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường thpt tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trương Hải Thanh

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH
Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trương Hải Thanh

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH
Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành

: Quản lý giáo dục

Mã số

: 60 14 01 14


LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh .
- Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương.
- Phòng Sau đại học và Phòng Khoa học công nghệ Trường Đại học
Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
- Thầy cô khoa Tâm lý giáo dục giảng dạy cao học khóa 22
- Ban Giám hiệu các trường THPT Võ Minh Đức, THPT Nguyễn
Trãi, THPT Dĩ An, THPT Bến Cát, THPT Tân Phước Khánh, THPT
Phước Vĩnh, THPT Dầu Tiếng của tỉnh Bình Dương
- Thầy hướng dẫn - PGS.TS. Đoàn Văn Điều.
- Gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp.
Đã khuyến khích, tạo điều kiện, hướng dẫn cho tôi hoàn thành việc
học cao học Quản lý giáo dục và luận văn tốt nghiệp.

Bình Dương, tháng 9 năm 2013

TRƯƠNG HẢI THANH


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP
GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH

Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............................................................. 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 7
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề phối hợp và quản lý sự phối hợp giữa
nhà trường và gia đình ở nước ngoài ....................................................... 7
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề phối hợp và quản lý sự phối hợp giữa
nhà trường và gia đình ở trong nước ....................................................... 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ................................................................ 13
1.2.1. Quản lý ..................................................................................................... 13
1.2.2.Hoạt động .................................................................................................. 15
1.2.3. Phối hợp.................................................................................................... 15
1.2.4. Quản lý hoạt động phối hợp ..................................................................... 16
1.3. Các yếu tố liên quan đến hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong công tác giáo dục học sinh ......................................................... 16
1.3.1. Nhà trường THPT trong công tác giáo dục học sinh............................. 16
1.3.2. Gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục
học sinh .................................................................................................. 19
1.4. Lý luận về hoạt động phối hợp giữa nhà trường – gia đình ........................... 31
1.4.1. Ý nghĩa của hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ................. 31
1.4.2. Nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình ...................................... 32

1.4.3. Cách thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình ..................................... 33


1.5. Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc
giáo dục học sinh.......................................................................................... 35
1.5.1. Nội dung quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ............... 35
1.5.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phối hợp
giữa nhà trường và gia đình ................................................................................ 37
1.6. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT ...................................................... 39
1.6.1. Đặc điểm phát triển thể lực ...................................................................... 39
1.6.2. Nảy sinh cảm nhận về “tính chất người lớn” của bản thân ...................... 40
1.6.3. Sự phát triển tự ý thức .............................................................................. 41
1.6.4. Sự hình thành thế giới quan...................................................................... 42
1.6.5. Sự phát triển tình cảm .............................................................................. 42
1.6.6. Hoạt động học tập..................................................................................... 42
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA
NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BÌNH DƯƠNG ...................................... 44
2.1. Một số đặc điểm tình giáo dục đào tạo tại tỉnh Bình Dương ......................... 44
2.2. Thể thức và phương pháp nghiên cứu: ........................................................... 45
2.2.1. Phiếu thăm dò ý kiến ................................................................................ 45
2.2.2. Mẫu chọn .................................................................................................. 46
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình tại
các trường THPT tỉnh Bình Dương (theo đánh giá của cán bộ quản lý
và giáo viên) ................................................................................................. 47
2.3.1. Đánh giá chung của cán bộ quản lý và giáo viên ..................................... 48
2.3.2. So sánh đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên ................................... 78
2.4. So sánh đánh giá (theo thứ bậc) về tính khả thi quản lý hoạt động phối
hợp giữa nhà trường và gia đình tại các trường THPT tỉnh Bình
Dương của CBQL- GV và học sinh ............................................................. 82

2.5. Nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà
trường và gia đình tại các trường THPT tỉnh Bình Dương .......................... 92


2.5.1. Nguyên nhân từ phía nhà trường .............................................................. 92
2.5.2. Nguyên nhân từ phía gia đình .................................................................. 92
2.5.3. Nguyên nhân từ Ban đại diện cha mẹ học sinh ........................................ 93
2.5.4. Nguyên nhân từ ngành Giáo dục và Đào tạo ........................................... 93
2.5.5. Nguyên nhân từ xã hội ............................................................................. 93
Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP
GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TẠI CÁC TRƯỜNG
THPT TỈNH BÌNH DƯƠNG ........................................................... 95
3.1. Cơ sở đề ra các biện pháp ............................................................................... 95
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình.............. 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 112
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THPT

: Trung học phổ thông

THCS

: Trung học cơ sở

GDTX - KT - HN : Giáo dục thường xuyên - Kỹ thuật hướng nghiệp
HS


: Học sinh

CBQL & GV

: Cán bộ quản lý và giáo viên

GD

: Giáo dục

HT

: Hiệu trưởng

NT - GĐ

: Nhà trường - Gia đình

ĐLTC

: Độ lệch tiêu chuẩn

TB

: Trung bình cộng

N

: Số khách thể tham gia nghiên cứu



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của hoạt động phối
hợp giữa nhà trường và gia đình ......................................................... 48

Bảng 2.2.

Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của cách thức phối
hợp giữa nhà trường và gia đình ......................................................... 50

Bảng 2.3.

Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý
hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo
dục học sinh ......................................................................................... 53

Bảng 2.3.1. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý
hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo
dục học sinh - Xây dựng kế hoạch phối hợp ...................................... 53
Bảng 2.3.2. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý
hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo
dục học sinh -Tổ chức thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường và
gia đình ................................................................................................ 54
Bảng 2.3.3. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý
hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo
dục học sinh - Chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường và
gia đình ................................................................................................ 57

Bảng 2.3.4. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý
hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo
dục học sinh - Kiểm tra, đánh giá sự phối hợp .................................. 58
Bảng 2.4.

Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý
những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phối
hợp ....................................................................................................... 60

Bảng 2.4.1. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý
những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phối
hợp giữa nhà trường và gia đình ......................................................... 60
Bảng 2.4.2. Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý
những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phối
hợp - gia đình ...................................................................................... 61


Bảng 2.5.

Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của nội dung của hoạt
động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ........................................ 63

Bảng 2.6.

Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của cách thức phối
hợp giữa nhà trường và gia đình ......................................................... 65

Bảng 2.7.

Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của việc quản lý hoạt

động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục
học sinh................................................................................................ 68

Bảng 2.7.1. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của việc quản lý hoạt
động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục
học sinh................................................................................................ 68
Bảng 2.7.2. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của việc quản lý hoạt
động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục
học sinh- Tổ chức thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường và gia
đình ...................................................................................................... 70
Bảng 2.7.3. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của việc quản lý hoạt
động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục
học sinh- Chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia
đình ...................................................................................................... 72
Bảng 2.7.4. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của việc quản lý hoạt
động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục
học sinh- Kiểm tra, đánh giá sự phối hợp ........................................... 74
Bảng 2.8.

Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của việc quản lý
những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phối
hợp giữa nhà trường và gia đình ......................................................... 75

Bảng 2.8.1. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của việc quản lý
những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phối
hợp - Nhà trường ................................................................................ 75
Bảng 2.8.2. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của việc quản lý
những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phối
hợp - Gia đình...................................................................................... 77
Bảng 2.9.


Đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc quản lý
hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ................................ 78


Bảng 2.10.

Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của việc quản lý hoạt
động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ........................................ 79

Bảng 2.11.

So sánh đánh giá của CBQL và GV về tính cần thiết của việc
quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ................... 80

Bảng 2.12.

So sánh đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của việc quản
lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ............................ 81

Bảng 2.13.

Nội dung của hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình .......... 82

Bảng 2.14.

Cách thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình ................................ 84

Bảng 2.15.


Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong
việc giáo dục học sinh ......................................................................... 86

Bảng 2.16.

Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phối
hợp giữa nhà trường và gia đình ......................................................... 90


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng
lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị
cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.” (Điều 27-Luật Giáo dục 2005)
Trong nhà trường, những tác động của giáo viên, tập thể lớp, nội qui,
nội dung, phương pháp giảng dạy ảnh hưởng đến quá trình giáo dục học sinh.
Vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa làm tròn trách nhiệm với học sinh, phụ
huynh, chỉ quan tâm đến kết quả học tập, chú trọng dạy chữ và chưa thường
xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức học sinh, chưa phối hợp chặt chẽ
với các bộ phận trong và ngoài nhà trường để công tác giáo dục học sinh ngày
một tốt hơn. Việc giáo dục đạo đức trong nhà trường thường chú trọng tới nề
nếp kỷ cương với nội quy, những bài học giáo huấn, không chú ý đến hành vi
ứng xử thực tế.
Gia đình là môi trường đầu tiên hình thành đạo đức cho học sinh, là nơi
lưu giữ các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong gia đình,

đây là môi trường có tác động rất mạnh đến sự hình thành và phát triển nhân
cách của học sinh vì: người lớn trong gia đình là mẫu hình nhân cách mà học
sinh bắt chước theo ngay từ khi còn nhỏ và ngay cả khi học THPT, sự hình
thành nhân cách chịu tác động mạnh với những tình cảm con người cụ thể,
thời gian hoạt động ở gia đình của học sinh THPT dài gấp nhiều lần ở các môi
trường khác...Thực tế cho thấy không ít gia đình quên đi vai trò của mình, đẩy
hết trách nhiệm giáo dục về phía nhà trường mà không quan tâm chú ý đến


2

việc học tập của con cái, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập
của học sinh.
Giáo dục nhân cách cho học sinh là một quá trình khó khăn, lâu dài,
nếu phối hợp các lực lượng giáo dục sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, sự thống
nhất và liên tục. Học sinh sống và học tập không chỉ ở nhà trường mà còn ở
gia đình và xã hội, cho nên phải phối hợp giáo dục để nâng cao tinh thần trách
nhiệm của gia đình. Do đó giáo dục học sinh không chỉ là công việc riêng của
nhà trường mà cần phải có sự tham gia phối hợp giữa các lực lượng trong và
ngoài nhà trường, trong đó giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng nhất.
Hiện nay, ở vào thời kì hội nhập, nhiều học sinh có ý chí vươn lên
trong học tập, có hoài bão khát vọng lớn. Tuy nhiên, dưới tác động của nền
kinh tế thị trường, cơ chế mở cửa và sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông
qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet, hành vi lệch chuẩn
của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm
pháp luật của học sinh khiến gia đình và xă hội lo lắng như: vi phạm giao
thông, đua xe trái phép, bạo lực nhà trường, quay cóp bài, cờ bạc, nghiện
rượu, trong gia đình trẻ em thiếu kính trên nhường dưới, không vâng lời cha
mẹ, người lớn….Một số hành vi lệch chuẩn khác về mặt đạo đức như: sống
hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và học tập,

thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm… ngày
càng nhiều hơn ở đối tượng là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Những
hành vi lệch chuẩn ấy là kết quả của việc giáo dục không đồng bộ giữa gia
đình, nhà trường và xã hội.
Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI về đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục đã nêu: ”Về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt
coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo
đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý


3

thức trách nhiệm xã hội. Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp
chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ.”[7]
Thực tiễn giáo dục tỉnh Bình Dương cho thấy, công tác phối hợp nhà
trường, gia đình và xã hội trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em,
học sinh, sinh viên đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy được sức
mạnh tổng hợp và huy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày
càng tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân chủ quan và khách quan, công tác phối hợp còn nhiều hạn chế, chưa đáp
ứng kịp với nhu cầu về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là một trong những nguyên nhân
dẫn đến hiện tượng một số trẻ em chưa được hưởng điều kiện nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo dục tốt nhất; vẫn tồn tại một bộ phận học sinh, sinh viên có
biểu hiện vi phạm về đạo đức, có lối sống hưởng thụ, vướng vào các tệ nạn xã
hội và vi phạm pháp luật. Chính vì thế gia đình và nhà trường cần phải có
biện pháp phối hợp chặt chẽ, thường xuyên để giáo dục học sinh một cách tốt
nhất.
Từ lý do trên, tôi chọn đề tài: “ Thực trạng quản lý hoạt động phối
hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường THPT tỉnh Bình Dương. “

để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát đúng thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong việc giáo dục học sinh ở các trường THPT tỉnh Bình Dương, từ đó
đề xuất một số biện pháp quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình,
góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý sự phối hợp giữa
nhà trường và gia đình nói riêng và công tác giáo dục nói chung.


4

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động giáo dục học sinh ở trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công
tác giáo dục học sinh ở các trường THPT tỉnh Bình Dương.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Sự phối hợp giữa nhà trường-gia đình và công tác quản lý sự phối hợp
nhà trường-gia đình trong công tác giáo dục học sinh ở các trường THPT tỉnh
Bình Dương đã được thực hiện nhưng còn mang tính hình thức, chưa được
quan tâm đúng mức nên hiệu quả không cao. Nếu khảo sát đúng thực trạng
quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình thì sẽ đề xuất được những
biện pháp, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh ở trường trung học phổ
thông.
5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và
gia đình trong công tác giáo dục học sinh ở các trường THPT tỉnh Bình

Dương.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học
sinh ở các trường trung học phổ thông.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nghiên cứu


5

Luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa
nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục đạo đức học sinh ở các trường
THPT tỉnh Bình Dương.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa
nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức học sinh một số trường
THPT công lập ở tỉnh Bình Dương.
Mẫu khảo sát gồm các nhóm đối tượng:
-Nhóm 1: bao gồm cán bộ quản lý và giáo viên
-Nhóm 2: học sinh
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
-Quan điểm hệ thống cấu trúc: xem xét đối tượng nghiên cứu như một
bộ phận của hệ thống, vận động và phát triển trong một hệ thống chung. Vận
dụng vào đề tài nghiên cứu, tác giả thấy rằng việc phối hợp giáo dục giữa nhà
trường và gia đình có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh. Quản
lý tốt việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình sẽ giúp người quản
lý nâng cao hiệu quả quản lý việc dạy và học trong nhà trường.
-Quan điểm lịch sử: xem xét vấn đề nghiên cứu trong một quá trình
phát triển lâu dài từ quá khứ đến hiện tại, từ đó phát hiện ra mối liên hệ của

vấn đề.
-Quan điểm thực tiễn: khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phối hợp
giữa nhà trường và gia đình ở các trường THPT để đề ra các biện pháp nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà
trường và gia đình. Qua khảo sát phát hiện những ưu điểm, hạn chế, nguyên
nhân hạn chế, từ đó đề ra các biện pháp quản lý khả thi hơn.


6

7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phân tích, tổng hợp và hệ thống những vấn đề lý luận qua các tài liệu
khoa học, văn kiện của Đảng, luật pháp của Chính phủ, các chỉ đạo của ngành
giáo dục , sách và tạp chí giáo dục …có liên quan đến vấn đề quản lý hoạt
động phối hợp giữa nhà trường và gia đình, nhằm xác lập cơ sở lý luận của đề
tài nghiên cứu.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.4.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Xây dựng phiếu hỏi cán bộ quản lý-giáo viên và học sinh đang học tại
các trường THPT tỉnh Bình Dương về công tác quản lý hoạt động phối hợp
giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh. Thăm dò tính cấp
thiết, khả thi của những biện pháp đề xuất.
7.2.4.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bao gồm: Hiệu trường, Phó hiệu
trưởng, giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh nhằm thu thập thông tin về
quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục
học sinh ở các trường THPT tỉnh Bình Dương.
7.2.4.3. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ một số nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, các chuyên viên

nhằm hiểu rõ thực trạng và một số biện pháp đề xuất.
7.2.4.4. Phương pháp thống kê toán học
Phân tích các số liệu bằng cách sử dụng phần mềm SPSS phiên bản
13.0 để tính về số liệu phần trăm, điểm trung bình nhằm đưa ra những kết
luận phù hợp.


7

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề phối hợp và quản lý sự phối hợp
giữa nhà trường và gia đình ở nước ngoài
Nhiều nhà giáo dục lỗi lạc trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu mối
quan hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh có ảnh
hưởng lớn đến kết quả giáo dục.
Aristote (384 - 322 TCN) đánh giá rất cao vai trò của giáo dục gia đình
– gia đình được ông coi là môi trường giáo dục đầu tiên của con trẻ và người
mẹ chính là nhà giáo dục đầu tiên của con trẻ. [32, tr 44]
Khổng Tử (551- 479 TCN) coi trọng việc giáo dục đạo đức trong nhân
cách con người. Đó là việc giáo dục lòng nhân ái và biết sống có trên dưới,
trung trực, thủy chung, có kỉ cương từ gia đình đến xã hội.[32, tr 62]
Nhà giáo dục lỗi lạc J.A Comenxki (1592-1670) khẳng định: " Lòng
ham học ở các em cần được kích thích từ bố mẹ, nhà truờng, bản thân môn
học, phuơng pháp dạy học phải thống nhất làm thức tỉnh và duy trì khát vọng
học tập trong học sinh."[32, tr 85]
Nhiều nhà giáo dục lỗi lạc của Liên Xô đã nhấn mạnh đến tầm quan

trọng của sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc thực hiện mục
đích giáo dục của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Sự hợp tác thống nhất giữa cha
mẹ và thầy cô giáo không những định hướng mà còn là động lực giúp cho trẻ
có niềm tin vững chắc trong quá trình học tập và rèn luyện. [32, tr 289]
Jonh Locke (1632-1704) lí tưởng hóa việc giáo dục trẻ ở gia đình vì
những tri thức và kĩ năng bổ ích thu nhận được ở nhà trường cũng không thể
sánh với các thiếu sót của việc giáo dục ở gia đình.[32, tr 95]


8

Péxtalodi (1746-1827) đánh giá cao giáo dục gia đình hết sức quan
trọng mà sau này giáo dục nhà trường chỉ là sự tiếp nối của giáo dục gia
đình.[32, tr 116]
John Dewey (1859-1925) cho rằng chính những người thầy – cha mẹ,
thầy cô và học sinh mới có những cứu cánh, chính họ tham dự vào những hoạt
động cụ thể của cuộc sống và phải đảm nhận trách nhiệm hướng dẫn những
hoạt động này đến một kết thúc nào đó.[17, tr 200]
A.S Makarenco (1888-1939) đã phân tích sâu sắc mối quan hệ biện
chứng giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Cha mẹ, gia đình phải có trách
nhiệm cùng với nhà trường và xã hội kết hợp, giúp đỡ và thống nhất trong
việc giáo dục trẻ.[32, tr 277]
V.A.Xukhomlinxki (1918-1970) đã khẳng định nếu gia đình và nhà
trường không có sự hợp tác để thống nhất mục đích, nội dung giáo dục thì sẽ
dẫn đến tình trạng " gia đình một đường, nhà trường một nẻo".
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề phối hợp và quản lý sự phối hợp
giữa nhà trường và gia đình ở trong nước
Lịch sử giáo dục của nước ta rất coi trọng việc phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong việc giáo dục trẻ: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ
cũng là thầy”. Đó là một trong những mục đích cao cả của giáo dục, của nhà

trường, gia đình. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư
tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi,
thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Câu ca dao: “Con ơi muốn nên thân
người, lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha” thêm một lần nữa khẳng định quan
điểm đúng đắn trên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà giáo dục lớn của dân tộc, Bác đã
nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện. Tỉnh
dậy, phân ra kẻ dữ hiền. Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục


9

mà nên”[trích Nhật ký trong tù]. Đặc biệt Người luôn coi trọng việc kết hợp
các hình thức giáo dục, không tuyệt đối hoá bất cứ một hình thức giáo dục
nào. Tại hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục tháng 6/1957 Bác căn
dặn: "Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục
ngoài xã hội và trong gia đình, đã giúp cho việc giáo dục trong nhà trường tốt
hơn. Giáo dục dù trong nhà trường có tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia
đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn". [2, tr 79]
Con người là sản phẩm tổng hợp của các mối quan hệ xã hội. Nền giáo
dục hình thành nên tính cách con người trước hết là mối quan hệ trong gia
đình, việc dạy và học ở trường và các hoạt động xã hội, môi trường xã hội mà
người đó tham gia. Ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu, tổng hợp
quan điểm lý luận và thực tiễn về vai trò, nhiệm vụ của gia đình và sự phối
hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ trên cơ sở tư
tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về nội dung, cách thức và phương pháp
giáo dục nhằm ngày càng hoàn thiện lý luận về giáo dục gia đình phù hợp với
sự phát triển của khoa học hiện nay.
Điều 64 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 đã viết: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt.

Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ”.
Điều 93, Luật Giáo dục năm 2005 qui định về trách nhiệm của nhà
trường: “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội
để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”.[3, tr 31]
Điều 94, Luật Giáo dục năm 2005 qui định trách nhiệm nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo dục của gia đình: ”Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách
nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc
người giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động học tập của
nhà trường. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn


10

hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm
gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo
dục”.[3, tr 31]
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ban chấp hành trung
ương Đảng khóa X đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các lực lượng giáo dục:
“Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập
thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng
con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công
dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, giàu lòng nhân ái…” Và văn kiện đã
nêu cao vai trò của gia đình: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc,
thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp
giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”.[7,tr 77]
Các công trình nghiên cứu về phối hợp giữa nhà trường và gia đình
như:
- “ Phối hợp việc giáo dục của gia đình với nhà trường và các thể chế
xã hội khác”, chương 3 giáo trình Giáo dục gia đình, Nhà xuất bản Giáo dục,

Hà Nội năm 1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ”(Giáo trình đào tạo giáo viên
THCS) đã tổng hợp quan điểm lý luận và thực tiễn về vai trò, nhiệm vụ của
gia đình và sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo
dục thế hệ trẻ.[2]
- “Gia đình và những vấn đề của gia đình hiện đại”, Nhà xuất bản
Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001 của tác giả Trần Thị Kim
Xuyến. Nội dung cuốn sách gồm hai phần. Phần thứ nhất trình bày những
tranh luận về những vấn đề chung nhất có liên quan đến những thành quả
nghiên cứu xã hội học về gia đình trong quá khứ và hiện tại, những cơ sở lý
luận và phương pháp luận trong nghiên cứu xã hội học về gia đình. Phần thứ


11

hai trình bày những kết quả phân tích dựa trên những nghiên cứu lý luận và
thực nghiệm của tác giả về những vấn đề của gia đình đương đại.[38]
- “Những gì đang cản trở việc kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã
hội trong công tác giáo dục học sinh” Tạp chí Giáo dục số 10, tháng 8/2001
của tác giả Nguyễn Sinh Huy đã nêu: việc kết hợp giữa nhà trường, gia đình
và xã hội từ lâu được xem là nguyên lý cơ bản của giáo dục, vận dụng và
quán triệt được điều đó vào hoạt động thực tiễn sẽ đảm bảo cho giáo dục giữ
vững được chất lượng, phát triển lành mạnh và bền vững. Sự kết hợp giữa nhà
trường và gia đình luôn bị tác động của cơ chế mới, nên các biện pháp tác
động trước đây ít hấp dẫn, kém hiệu quả và những tác động của thương mại
hóa giáo dục đang gặm nhấm những giá trị cao quí, đẹp đẽ của sự kết hợp
giáo dục vốn dĩ được xem là lương tâm đạo đức của thầy cô giáo và cha
mẹ.[16]
- “Vai trò của nhà trường trong việc phối hợp các lực lượng xã hội
giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông hiện nay ” Tạp chí Giáo dục số 267
(kì 1-tháng 8/2011) của tác giả Lê Gia Thanh nhận định: Nhà trường phải tổ

chức tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về mục
tiêu, nội dung giáo dục đạo đức. Xây dựng một môi trường giáo dục tốt cần
phải chủ động phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, chính quyền địa
phương để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện nhằm đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao đáp ứng với những đổi mới của đất nước.[31]
- “ Vai trò của gia đình đối với việc giáo dục đạo đức cho giới trẻ ”
Tạp chí Dạy và Học ngày nay số 2 năm 2011 của tác giả Hồ Văn Hải đã nêu
lên tầm quan trọng của gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, là nền móng
cho xã hội phát triển, gia đình có vững chắc thì xã hội mới vững mạnh. Phát
huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, giữ gìn bản sắc văn hóa tốt
đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng đời sống văn hóa cho gia đình, cộng


12

đồng, giáo dục bồi dưỡng nhân cách cho trẻ là cơ sở tạo nền tảng cho xã hội
phát triển.[11]
Các công trình nghiên cứu đã khẳng định, giáo dục gia đình – cha mẹ
với tư cách là nhà giáo dục đầu tiên khởi nguồn, mở mang cho việc hình
thành và phát triển những yếu tố nhân cách, tạo cơ sở quan trọng cho trẻ tiếp
thu có hiệu quả giáo dục của nhà trường, xã hội. Từ những vấn đề đã được
trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng nuôi nấng và giáo dục con cái là chức
năng đặc biệt quan trọng của gia đình, không có tổ chức nào có thể thay thế
được. Do đó việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả giáo dục gia đình luôn
được đề cao và cấp thiết, cần phải chống lại những quan điểm cho rằng, trong
xã hội hiện đại, chức năng giáo dục trẻ của gia đình đã chuyển giao cho nhà
trường… Gia đình và nhà trường có cùng chức năng là giáo dục cho con em
về mặt đạo đức, tư tưởng chính trị, thẩm mỹ, thể chất, lao động. Vì vậy cần có
sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ và hỗ trợ nhau giữa giáo dục nhà trường và
gia đình trong việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Tuy nhiên, các công

trình nghiên cứu chưa đề cập đến các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác
phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh.
Một số tác giả cũng đã chọn đề tài nghiên cứu về phối hợp giữa nhà
trường và gia đình làm luận văn của mình như:
- “ Nghiên cứu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc
quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các trường THPT tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu”, Nguyễn Văn Trung, luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Đại học sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh, 2003.
- “Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở
các trường THCS vùng nông thôn thị xã Bà Rịa”, Dương Văn Thạnh, luận
văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2007.


13

- “Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường-gia đình trong công
tác giáo dục học sinh ở các trường THPT huyện Cần Đước, tỉnh Long An”,
Hồ Văn Thơm, luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Đại học sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh, 2009.
Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình với vấn đề giáo dục trẻ
nhằm đạt mục tiêu phát triển nhân cách được coi là nguyên tắc quan trọng. Sự
phối hợp chặt chẽ trước hết phải đảm bảo thống nhất trong nhận thức cũng
như hành động giáo dục cùng một hướng, một mục đích nhằm tập trung sức
mạnh thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của học sinh, tránh sự tách rời,
mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho các em tâm trạng hoang mang, nghi
ngờ, dao động trước việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân
cách.
Những ý kiến của các tác giả về vấn đề phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong việc giáo dục học sinh tuy có khác nhau, song cần phải đặt vấn đề
cấp thiết: cần phải đánh giá đúng thực trạng, phù hợp và sát với từng đối

tượng học sinh. Đặc biệt ở tỉnh Bình Dương chưa có công trình nghiên cứu về
vấn đề này. Vì vậy tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng quản lý hoạt
động phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường trung học phổ thông
tỉnh Bình Dương”, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý hoạt động phối hợp này của hiệu trưởng.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý
Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong các
hoạt động của con người. Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức được
qui luật, vận động theo qui luật và sẽ đạt được những thành công to lớn. Có
rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quản lý:


14

- Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam năm
1998, quản lý được định nghĩa là: tổ chức, điều khiển các hoạt động theo
những yêu cầu nhất định.[37]
- Quản lý giáo dục được hiểu là một hệ thống những tác động tự giác
(có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể
quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học
sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có
chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.[18]
- Theo Harold Koolz: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn
người khác làm, và sau đó là hiểu được rằng học đã hoàn thành công việc một
cách tốt nhất và rẻ nhất”. [10]
- Theo C.Marx: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động
chung nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một
sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức
năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự

vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự
mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”[4]
- Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt nói: “Quản lý là một quá trình
định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống là quá trình tác động
đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc
trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn”.[27]
- Theo Bùi Minh Hiển: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra”
[12]
Với những định nghĩa trên, quản lý bao gồm các yếu tố sau:
- Muốn quản lý thành công, trước tiên cần phải xác định rõ chủ thể, đối
tượng và khách thể quản lý.


15

- Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người.
- Quản lý là sự tác động, mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với
qui luật khách quan.
- Chủ thể có thể là một người, một nhóm người; còn đối tượng có thể là
con người hoặc nhiều người, giới vô sinh hoặc giới sinh vật.
- Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của
từng cá nhân biến thành thành tựu của xã hội
Từ những ý chung của các định nghĩa, ta hiểu theo nghĩa chung nhất là:
“Quản lý là sự tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến
đối tượng quản lý trong một tổ chức để vận hành tổ chức nhằm đạt mục đích
nhất định”.[15]
1.2.2.Hoạt động
Hoạt động là tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ
nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội.[37] Hoạt động giữa nhà

trường và gia đình là những việc làm có sự thống nhất chung và mối liên kết
chặt chẽ, bổ sung cho nhau nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục.
1.2.3. Phối hợp
Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam năm
1998, phối hợp là cùng hành động hoặc hoạt động hỗ trợ lẫn nhau.[37]
Sự phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh được hiểu là các thầy
cô trong trường và cha mẹ học sinh có sự hợp tác, cùng thống nhất hành động
và hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh. Công tác phối hợp giữa
nhà trường và cha mẹ học sinh xét trong đề tài này được giới hạn là nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh. Chủ thể phối hợp là hiệu
trưởng (phạm vi toàn trường), giáo viên chủ nhiệm (từng lớp) và cha mẹ học
sinh (kể cả tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh).


×