Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

GIỌNG điệu GIỄU NHẠI, mỉa MAI TRONG TRUYỆN NGẮN lỗ tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.43 KB, 36 trang )

GIỌNG ĐIỆU GIỄU NHẠI, MỈA MAI
TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN


- Giới thuyết chung về giọng điệu giễu nhại
Giễu nhại là giọng điệu được Lỗ Tấn sử dụng thành
công trong truyện ngắn của mình và nó được thể hiện nổi
bật trong tập Chuyện cũ viết lại. Đây là tập truyện ngắn có
phong cách nghệ thuật khác với hai tập truyện trước là
Gào thét và Bàng hoàng. Ở đây, tác giả mượn cốt truyện
từ thần thoại, truyền thuyết đời xưa được ghi trong các
sách cổ để tạo nên những câu chuyện mới với phong cách
sáng tác hiện đại mang đặc trưng huyền thoại và giễu nhại.
Từ điển tiếng Việtthông dụng đã định nghĩa: “Giễu là
nói ra, đưa ra để đùa bỡn, châm chọc hoặc đả kích” [47,
299], “nhại là bắt chước tiếng nói, điệu bộ của người khác
để châm chọc, giễu cợt [47, 558]. Như vậy, giễu nhại gồm
có hai yếu tố: bắt chước và châm biếm. Nhại có nguồn gốc
từ tiếng Hy Lạp (paroidia) có nghĩa là một bài hát được
hát cùng bài hát khác nhằm phê bình, châm biếm hay chế
giễu, khôi hài bằng cách bắt chước phong cách và bút
pháp của một nhà văn hoặc một nhóm nhà văn riêng biệt


nhằm nhấn mạnh sự non yếu của nhà văn ấy, hoặc những
quy ước lạm dụng của trường phái ấy.
Giễu nhại, với tư cách là một thủ pháp chỉ sự bắt
chước một cách quá lố một văn bản khác đã xuất hiện từ
lâu, sau đó, vẫn thường xuyên được sử dụng trong vô số
loại hình nghệ thuật khác nhau. Là một thủ pháp được sử
dụng lâu đời và rộng rãi, giễu nhại được xem như là một


phong cách, hơn nữa, còn tồn tại như một chủ đề phụ (subtheme) trong một tác phẩm cụ thể, và như một thể loại phụ
(sub-genre) trong văn học (chủ yếu là văn học trào phúng).
Tính chất đa tư cách này làm cho bất cứ nỗ lực định nghĩa
nào về khái niệm này cũng đều gặp khó khăn. Có điều,
theo hầu hết giới nghiên cứu, dù nhìn từ góc cạnh nào thì
giễu nhại cũng có hai đặc điểm chính: nhại và giễu, tức là
bắt chước và châm biếm. Giễu nhại ra đời như một thủ
pháp phê phán trực tiếp đi liền với cái hài hước.
Với hai đặc điểm là nhại và giễu, hình thức giễu nhại
gắn liền với cảm hứng phê phán. Giễu nhại không chỉ
nhằm mục đích giải thiêng, mà sâu hơn, đó là hình thức


tiếp cận các giá trị đời sống một cách dân chủ, đa nguyên,
phi quy phạm. Với lời giễu nhại, bản chất của đối tượng bị
lột tả một cách tự nhiên, sống động; những cái nghiêm túc,
tôn kính, đẹp đẽ, hào nhoáng bị lột bỏ, bị rớt xuống, để lộ
ra cái tầm thường, kệch cỡm, lố bịch. Xét từ phương diện
cấu trúc câu, giọng điệu giễu nhại thường xuất hiện ở kiểu
câu có thành phần giải ngữ. Theo Từ điển Tu từ - Phong
cách - Thi pháp học: “Giải ngữ là biện pháp tu từ dùng
một từ, một cụm từ hay một câu, một chuỗi câu xen vào
câu chính để lí giải, nhấn mạnh hoặc bổ sung một giọng
điệu khác với giọng điệu kể hay giọng trình bày các lập
luận” [5, 84].
Giọng điệu giễu nhại được nhà văn Lỗ Tấn vận dụng
một cách tinh tế trong tập truyện ngắn Chuyện cũ viết lại
và nó được thể hiện thông qua việc châm biếm giới văn
nhân trí thức. Lỗ Tấn đã mượn trong sách cổ “chút ít
nguyên do” để “công kích” nền thống trị đen tối của chính

phủ Quốc Dân đảng phản động, vạch mặt chỉ tên những
tay “học giả”, “trí thức” làm bồi bút tay sai cho bọn phản
động, phê phán những kẻ trốn tránh các cuộc đấu tranh


cách mạng và xa rời quần chúng. Ông đã dựng lại những
bộ mặt “quốc vương”, “vương hậu”, “đại thần”, “thái
giám”, “võ sĩ” xưa kia để vạch mặt, đả kích bọn thống trị
đương thời.
Chúng ta đều biết, hình tượng là yếu tố quan trọng
trong tác phẩm tự sự. Không có tác phẩm nào không có
hình tượng. Hình tượng góp phần thể hiện ý đồ nghệ thuật
nhà văn gửi gắm. Trong truyện ngắn Lỗ Tấn, đối tượng
giễu nhại mà ông hướng tới chủ yếu là giới văn nhân, trí
thức. Đây là tầng lớp được nhà văn xây dựng thành công
trong tác phẩm của mình. “Nếu như với người dân, ông
thường nhại những khuyết tật hình thể hay những lời nói,
cử chỉ thể hiện sự u mê, ngu muội, đớn hèn, thì với giới
văn nhân, nhà văn thường nhại giọng của họ để họ tự giễu,
hoặc dùng triết lý, suy luận ngụy biện của chính hộ để
phơi bày cái tư tưởng bảo thủ, cũ mèm và tính cách giả dối
bấy lâu được giấu đi”.
-Phê phán sự hủ bại của tầng lớp trí thức thủ cựu


Nhìn nhận cuộc sống với cái nhìn đa chiều, Lỗ Tấn
đã chỉ ra những thói hư, tật xấu, tư tưởng hủ bại của tầng
lớp trí thức thủ cựu. Bằng tiếng cười châm biếm, hài hước,
hóm hỉnh, nhà văn đã chỉ ra những tồn tại đó đồng thời
khắc họa bức chân dung biếm họa về con người với những

phần ẩn khuất bên trong. Trong Chuyện cũ viết lại, Lỗ Tấn
dùng hình thức này để lên án, đả kích một bộ phận tầng
lớp trí thức giữ khư khư trong mình tư tưởng bảo thủ, cố
chấp một cách máy móc. Đó là những nhân vật lịch sử như
Bá Di, Thúc Tề trong Hái rau vi, Lão tử trong Xuất quan,
Trang tử trong Cải tử hoàn sinh. Họ vốn là những nhân vật
lịch sử được nhân dân hết lòng tôn trọng và ca ngợi. Lỗ
Tấn đã mượn các điển tích, điển cố về các nhân vật này để
“sáng tạo lại”, đi ngược lại với quan niệm truyền thống,
qua đó nhằm chỉ ra những hạn chế trong tư tưởng của giới
trí thức lớp cũ. Dưới con mắt của nhà văn, họ hiện lên như
những bức tranh biếm họa hết sức nực cười. Thông qua
các nhân vật này, nhà văn giễu nhại một lớp trí thức đương
thời mang nặng tư tưởng “hư vô” của đạo Lão, suốt ngày


ngồi giữ khư khư tư tưởng lạc hậu, ôm mớ lý thuyết
suông, họ “không làm gì cả”.
Trong truyện Hái rau vi, hai anh em Bá Di, Thúc Tề
vốn là hai người con của vua Cô Trúc thời nhà Thương
nhường nhau ngôi báu, cùng bỏ trốn đến dưỡng lão đường
của Chu vương lánh đời. Sau đó, họ “giữ vững chí hướng”
thực hành chủ trương “không thèm ăn thóc nhà Chu”, dắt
nhau lên núi Thú Dương hái rau vi ăn, rồi tuyệt thực để tỏ
sự không đồng tình với việc Chu vương khiêng xác cha
theo, kéo cờ diệt Trụ vương bạo ngược.
Trong tác phẩm, tác giả thường sử dụng thành phần
giải ngữ trong câu. Thành phần này, giúp nhà văn giải
thích rõ hơn về đặc điểm của nhân vật, sự việc được đem
ra để giễu. Hình tượng hai nhân vật Bá Di và Thúc Tề kể

tái hiện qua câu văn mang sắc thái biểu cảm: “Mùa thu
đến, tuổi đã già, nên cụ rất sợ lạnh, cứ suốt ngày ngồi sưởi
nắng trước thềm. Dù có tiếng chân ai bước vội, cụ cũng
chẳng hề ngẩng đầu lên”[29, 98]. Bá Di là con vua
nước Cô Trúc - quốc gia chư hầu nhà Thương trong lịch sử


Trung Quốc. Ông cùng người em là Thúc Tề nổi tiếng vì
sự trung thành với nhà Thương từng bị nhà Chu tiêu diệt.
Thông qua ngôn từ mang tính hình tượng và sắc thái biểu
cảm, Lỗ Tấn đã phác họa một phần về tính cách các nhân
vật này qua phần giải ngữ. Ở hai cụ, tư tưởng “vô vi” đã
ăn sâu bám rễ tưởng chừng không thể thay đổi. Đây là lời
của Bá Di khuyên Thúc Tề, không nên làm gì, cũng không
nên để ý chuyện bên ngoài: “Gần đây, bánh nướng ngày
một nhỏ đi, xem chừng sắp xẩy ra việc gì đây thật. Nhưng
theo ý tôi, thì chú nên bớt đi ra ngoài, và bớt nói chuyện.
Hàng ngày, chú cứ luyện môn thái cực quyền, là tốt hơn
hết” [29, 101]. Tư tưởng “không làm gì”, với Bá Di, được
hiểu vận dụng một cách hết sức máy móc. Cho nên, mặc
dù ngoài kia xã hội đang rối ren, nhiễu loạn, hai cụ vẫn
yên bình lo việc dưỡng lão của mình, “không có hơi sức
đâu nghe những chuyện ấy”.
Tác giả viết: “Lúc đó, mặt trời đã lặn về tây, chim bay
về rừng kêu ríu rít. Tuy không được yên tĩnh như khi vừa
mới lên, nhưng hai cụ cảm thấy lạ lạ, hay hay. Trước lúc
trải áo da cừu chuẩn bị đi ngủ cụ Thúc Tề lấy ra hai gói


cơm to tướng, cùng cụ Bá Di ăn thật no. Đây là cơm xin

dọc đường còn lại. Vì hai cụ đã bàn định rằng sau khi đến
núi Thú - dương rồi mới thực hành chủ trương “không ăn
thóc nhà Chu” nên đêm nay, hai cụ cố ăn cho hết. Từ mai
trở đi, thì sẽ giữ vững chí hướng, quyết không thể lơ là”
[29, 120].
Đoạn văn đậm chất giễu nhại sâu cay khi người viết
bổ sung thêm những lời đánh giá, bình luận. Nếu bỏ
những câu đó thì đoạn văn chỉ là những câu trần thuật một
cách đơn thuần. Với sự khéo léo, tài tình, người kể chuyện
bổ sung thêm phần giải ngữ nhằm giải thích, làm rõ cho sự
việc trước đó. Thông qua cách giải thích này, tác giả khắc
họa rõ nét hai nhân vật đưa ra quan điểm sống riêng nhưng
để thực hiện nó thì quá lỗi thời, máy móc.
Giọng điệu châm biếm còn được thể hiện qua những
câu văn, đoạn văn viết theo lối đối nghịch giữa hai vế câu,
hai mệnh đề hoặc hai câu, hai ý: một - trang trọng, nghiêm
túc; và một - bỡn cợt, châm biếm. Trong đoạn văn sau,
một loạt các câu văn kể với thái độ lạnh lùng được xen vào


đó câu đánh giá, bình luận sâu cay nhằm châm biếm, chế
giễu nhân vật tạo nên tính bất ngờ của câu chuyện:
“Người trong dưỡng lão đường thầm thì thầm thụt
càng tợn. Còn bên ngoài, thì chỉ nghe tiếng xe ngựa đi lại
rầm rập. Cụ Thúc Tề cũng hay ra ngoài hơn, tuy khi về
không nói gì cả, nhưng thần sắc bất an, làm cho cụ Bá Di
không thể thảnh thơi được, hình như cảm thấy khó lòng
ngồi mà hưởng cuộc sống an nhàn như trước” [29, 102].
Vào dưỡng lão đường, mục đích của hai cụ là thực
hiện tư tưởng “vô vi” của mình. Với họ, ở đó để họ

“không làm gì”, để “hưởng cuộc sống an nhàn, nhưng giữa
hiện thực thời cuộc đang trong lúc phân tranh cuộc sống
của hai cụ khó tránh khỏi không bị ảnh hưởng. Do ở trong
dưỡng lão đường quá lâu nên khi ra ngoài, hai cụ thấy
nhiều thứ thay đổi. Người kể chế giễu bộ dạng của họ qua
vẻ co ro, cúm rúm “cụ Bá Di sợ lạnh, không muốn dậy
sớm như thế…thấy em có vẻ sốt ruột, đành cắn răng nhổm
dậy”, chỉ một cơn gió nhẹ thoảng qua cũng làm cho hai cụ
“co rúm người lại”.


Sự việc Bá Di, Thúc Tề đến gặp Chu Vương, người
đọc lầm tưởng rằng họ sẽ được trọng vọng, đề cao, nhưng
cuối đoạn văn tạo sự bất ngờ cho chi tiết ấy: Ban đầu khi
hai bậc nghĩa sĩ tới “bọn người lính mặc áo giáp bước lên,
cung kính đứng nghiêm, đưa tay lên chào hai cụ, đưa hai
cụ sang bên đường”, song sau đó “bọn lính mặc áo giáp lại
cung kính đứng thẳng, buông tay ra, rồi hích hai cụ một
cái vào xương sống”. Tác giả sử dụng các ngôn từ hoa mỹ
“bậc nghĩa sĩ”, “cung kính”, “chào hai cụ” thực chất để
châm biếm, mỉa mai thể hiện thái độ của những người
xung quanh đối với hai bậc trí thức lỗi thời. Bề ngoài bọn
chúng tỏ ra cung kính hai cụ, nhưng bên trong là sự chế
giễu, coi thường. Hai bậc trí thức, nhìn bề ngoài, hành
động của họ là hành động của những người chính trực,
thanh cao, không màng danh lợi, giữ vững phẩm tiết, song
thực chất đó lại là hành vi mù quáng, tiêu cực. Hai cụ một
mực chê trách Chu vương là con người bất hiếu, bất nhân,
cha chết không chôn, lại lo việc xuất binh, bầy tôi lại giết
chúa; mà không nhận thấy rằng chính bản thân họ cũng

đâu phải là “hiểu tử”, “lương dân”, bởi không những đã bỏ


tổ nghiệp “bỏ việc tế tự tổ tiên”, mà còn ngang nhiên phỉ
báng cả triều đình.
Ở đây, người kể đã mượn giọng của tầng lớp bình dân
khi nói về hai bậc “danh nhân” khả kính. Thông qua ngôn
từ, ngữ điệu của họ để làm nổi bật thái độ đánh giá của
tầng lớp này đối với hai nhân vật:
“Ái chà! Thế ra hai cụ là những bậc “đại lão trong
thiên hạ”. Bọn tiểu nhân chúng tôi cũng theo di giáo của
tiên vương, rất tôn trọng những người có tuổi. Vậy dám
xin hai cụ lưu lại cho cái gì làm kỷ niệm [29, 118].
Giọng điệu của đám cướp trên núi thể hiện thái độ
mỉa mai với hai cụ thông qua việc sử dụng ngôn từ phóng
đại “đại lão trong thiên hạ” và “tôn trọng người có tuổi”
nhưng đằng sau sự tôn kính ấy là thái độ khinh bỉ khi
không thể xin được gì từ hai cụ “Bây giờ thì xin hai cụ cút
ngay đi cho”. Khi gặp hai cụ thì tỏ ra cung kính để “xin”
nhưng không có gì để lấy chúng xua đuổi “cút đi” thể hiện
trong con mắt tầng lớp thường dân hay quan lại, Bá Di,
Thúc Tề là những con người dị biệt, tức cười: “kẻ thì cho


hai cụ là yêu quái, kẻ lại nhìn hai cụ như một loại đồ cổ”,
thậm chí có người cho rằng, họ chỉ là hai kể “ngốc”.
Tiếng cười châm biếm được bật ra khi người kể tái
hiện cảnh hai cụ bị ngã. Đường đường là một bậc nghĩa sĩ,
thực hiện tư tưởng vô vi, thế nhưng khi bị ngã ngất đi
được cứu sống hai cụ mừng rỡ. Người kể sử dụng ngôn từ

có vẻ khách quan, lạnh lùng nhưng hàm ý châm biếm sự lố
bịch của hai nhân vật trí thức lỗi thời này: “Lại một hồi
lâu, mới thấy hai ông lão khiêng một tấm cánh cửa, khấp
khiểng đi đến, trên có trải một lớp rạ. Đấy vẫn là quy củ
về việc kính lão mà Văn Vương trước đây đã định. Tiếng
cánh cửa đặt xuống đất, sầm một tiếng, khiến cụ Bá Di
giật mình, mở mắt. Cụ tỉnh rồi. Cụ Thúc Tề mừng quá thét
to lên, rồi giúp hai ông lão kia nhẹ tay đặt cụ Bá Di lên
ván, khiêng về dưỡng lão đường” [29, 107]. Bằng điểm
nhìn bên ngoài, tái hiện sự việc một cách khách quan, chân
thực, người kể đã tạo nên tiếng cười châm biếm sự đớn
hèn của hai bậc trí thức lỗi.


Thông qua đó, tính chất thủ cựu trong tư tưởng của
Bá Di, Thúc Tề càng hiện lên nực cười và đáng chê trách.
Cái chết “thiệt thân” thảm hại “nằm co quắp ôm lấy nhau
trong động đá sau lưng núi” của những kẻ “không cày cấy,
không đốn củi” chỉ biết “tuyệt thực nằm vạ” như thế chẳng
có gì đáng để cảm thương, càng không đáng tán tụng.
Xung quanh cái chết của hai ông lão, một loạt “thông tin”
xuất hiện. Trong đó, nực cười nhất là cái tin đồn: “ông trời
thấy họ nằm vạ, đói sắp chết, liền bảo hươu cái đến cho
bú…”. Những người bần tiện thì không biết lễ nghĩa. Cái
ông cụ ba, chả biết tên là cụ gì, được voi đòi tiên, uống
sữa hươu còn chưa cho là đủ, bụng lại nghĩ: hươu béo thế
này, giết ăn thịt, chắc ngon lắm. Thế rồi từ từ đưa tay ra,
định với một hòn đá. Không biết hươu vốn là một loài
động vật linh thông, biết trước lòng dạ con người, liện
chạy biến. Ông trời cũng ghét họ tham ăn quá, không cho

hươu đến nữa”.
Với giọng điệu bỡn cợt, bản chất của đối tượng
thường bị lột tả một cách tự nhiên, sinh động. Những cái


tưởng chừng như nghiêm túc, tôn kính đẹp đẽ bị giải
thiêng, để lộ ra cái tầm thường, kệch cỡm, lố bịch.
Thông qua các nhân vật trong tác phẩm, Lỗ Tấn giễu
nhại một lớp trí thức đương thời mang nặng tư tưởng “hư
vô” của đạo Lão. Nhân vật Lão Tử trong Xuất quan cũng
được hiện lên với sự châm biếm, mỉa mai qua giọng điệu
người kể. Trong tác phẩm, tác giả xây dựng hai hình tượng
Lão Tử và Khổng Tử. Đây là hai nhân vật vốn được người
đời kính nể, tuy nhiên trong tác phẩm này, nhà văn đã
mượn chính những hình tượng này để chỉ ra sự lố bịch, lỗi
thời trong tư tưởng của họ. Trước hết, người viết mượn
ngôn từ của dân gian, dùng câu tục ngữ để nói về bộ dạng
của nhân vật Khổng tử: “Khổng tử như bị một gậy giáng
vào đầu, ngồi xuống, hồn xiêu phách tán, trơ như một
khúc gỗ” [29, 162]. Là một bậc nghĩa sĩ vậy mà bộ dạng
của nhân vật hiện lên thật nực cười.
Nhân vật Lão tử cũng được người viết tái hiện: “Lão
tử ngồi ở giữa, như một khúc gỗ, trầm ngâm một lát mới
ho lên mấy tiếng. Rồi đôi môi trong chòm râu bạc mấp


máy. Lập tức, mọi người nín thở, nghiêng tai lắng nghe”
[29, 171]. Những người đến nghe Lão tử giảng, tuy bề
ngoài họ tỏ ra nghiêm túc, nhưng thực chất họ cũng chẳng
hiểu gì những điều Lão tử nói nên hình ảnh thật đáng buồn

cười. Đám người: “Ai nấy nhìn nhau không ghi chép gì cả.
..Ai nấy nhăn nhó. Một số người thấy chân tay thừa không
biết làm gì. Một anh kiểm tra ngáo dài, ông thư ký ngủ
gật, dao, bút, thẻ gỗ rơi xuống chiếu lạch cạch”.
Mọi người bề ngoài tỏ ra nghiêm túc, chăm chú một
cảnh tượng vô cùng nhốn nháo diễn ra. Thế là “rầm rầm
một hồi, người đến nghe đã chòi chật nhà. Có mấy người
mang theo bút, dao, thẻ gỗ rơi xuống chiếu lạch cạch”,
“thời gian càng kéo dài, người nghe giảng càng cảm thấy
khổ”, bởi “chẳng ai hiểu gì hết” những lời của Lão tử nói.
Vô cùng khôi hài khi người giảng “ngừng lại không nói
nữa, thế mà chẳng người nào động đậy”. Lão tử “chờ một
lúc, nói: xong rồi” mọi người mới “như vừa tỉnh một giấc
mơ dài”, “như vừa được đại xá”. Sau cùng, Lão tử được
tiễn khỏi cửa quan không chút luyến tiếc. Phía sau người
ra đi, thay vì cảm xúc luyến tiếc là thái độ xem thường,


chế nhạo của những người ở lại: “mọi người trở về, như
vừa trút được một gánh nặng… lại cũng vui như vừa bắt
được một mớ hàng lậu, cười nói tíu tít”. Những đạo lý cũ
mèm, nhàn chán mà Lão tử rao giảng chỉ để người nghe
đến mua vui. Sử dụng các cụm từ biểu cảm và phần giải
thích, người kể châm biếm về bộ phận trí thức lỗi thời
trong xã hội luôn giữ trong mình những tư tưởng cổ hủ,
không bao giờ thay đổi.
“- Chữa bệnh nhức đầu, không gì bằng ngủ gật… ha!
ha! tôi đã ngủ gật suốt buổi. Thú thực, tôi tưởng là ông ta
kể chuyện tình duyên của ông ta nên mới đi nghe chứ nếu
biết nói lơ mơ như thế, thì tội vạ gì phải đến ngồi hàng

giờ”.
“- Ông ta thì làm gì có chuyện tình duyên mà kể”;
“lão già ấy đi đâu và đi làm gì thế nhỉ?... Ngoài ấy không
những không có muối, không có bột mì, đến nước cũng
hiếm, bụng đói, chắc lại phải trở về đây thôi!”
Ngoài nhân vật Lão tử, người viết còn giễu nhại,
châm biếm nhân vật Trang tử trong truyện ngắn Cải tử


hoàn sinh. Cái hài hước trong câu chuyện này được thể
hiện khi tác giả nói về tài năng của Trang tử. Ông ta có
khả năng làm cho người chết sống lại, nhưng ông lại bất
lực trong việc giúp người sống thoát khỏi trạng thái trớ
trêu, phi lý của kiếp người.
Có thể nói, giọng điệu giễu nhại thường xuất hiện ở
câu có ngôn từ mang tính “hình tượng” và sắc thái biểu
cảm. Sử dụng công thức chung của kiểu giọng điệu này là
sự đối nghịch giữa hai vế câu, hai mệnh đề nhằm để lộ ra
cái kệch cỡm. Lỗ Tấn đã vận dụng cách thức này để phê
phán sự cổ hủ, lạc hậu của Trang tử. Một con người tưởng
như am hiểu đạo lý, yêu thương con người nhưng thực
chất luôn giữ khư khư tư tưởng lỗi thời. Tư tưởng, lời nói
và hành động, việc làm của nhân vật không thống nhất với
nhau, điều đó tạo nên tiếng cười chế giễu. Nó được thể
hiện qua hình ảnh đối lập một bên là người “trần như dộng
không mảnh vải che thân”, còn Trang tử thì có phần “dư
dật đôi chút” vì trên người ông có đầy đủ cả áo trong lẫn
áo ngoài. Khi viên tuần đinh năn nỉ: “thôi thì cho nó một
bộ quần áo để nó che thân đỡ xấu hổ”, Trang tử bao biện



“cái đó cũng được thôi. Quần áo này vốn không phải của
ta. Nhưng ta còn phải đi gặp vua Sở, không mặc áo dài,
sao tiện, mà cởi chiếc áo lót, chỉ mặc mỗi chiếc áo dài,
cũng không xong” [29, 214]. Trang tử bề ngoài luôn
miệng nói “Để ta nói cho mà nghe. Trước hết, không nên
chỉ nghĩ đến quần áo. Quần áo thì có cũng được mà không
cũng được, có thể có quần áo là hay, mà cũng có thể
không quần không áo mới là hay. Chim có cánh, thú có
lông, nhưng quả dưa, quả cà thì lại tràn trùi trụi” [29, 211];
Song bản thân ông ta thì không thể thiếu áo quần để mặc.
Tính bảo thủ, cố chấp của Trang tử được bộc lộ qua ngôn
từ diễn ta bề ngoài ông ta tỏ ra tốt bụng nhưng bên trong là
tính ích kỷ. Ông ta ôm trong mình tư tưởng cổ hủ “không
làm gì cả”. Tính chất giễu nhại trong tác phẩm Cải tử
hoàn sinh được người viết thể hiện những lời nói sâu cay.
Sử dụng những lời văn châm biếm nhẹ nhàng đó,tác giả đã
phê phán một bộ phận trí thức cổ hủ mang trong mình đạo
lý cũ mèm. Họ không nhận thức được cái mới, cái tiến bộ,
áp dụng một cách máy móc những tư tưởng cũ kỹ, lạc hậu
vào cuộc sống.


Như vậy, Lỗ Tấn đã dùng giải ngữ như một thủ pháp
để bổ sung, giải thích trong đoạn văn góp phần tạo nên
tiếng cười châm biếm. Chất giọng này còn được thể hiện
trong các câu văn được tạp nên vởi các từ ngữ có tính hình
tượng, mang sắc thái biểu cảm. Những câu văn này có cấu
trúc tương phản, đối lập để bộc lộ cái xấu xa, kệch cỡm
của các đối tượng được nói tới.

Không chỉ châm biếm, giễu nhại các nhân vật lịch sử
như Lão tử, Trang tử, Bá Di, Thúc Tề truyện ngắn Lỗ Tấn
còn hướng đến giới trí thức phong kiến hết thời nhưng
sính chữ nghĩa, luôn tỏ ra có học hơn người, hễ mở miệng
là nói những câu văn cổ “Chi hồ giả dã, “Quân tử cố
cùng”, “đa hồ tai, bất đa đã”. Tiêu biểu đó là Khổng Ất
Kỷ. Ông ta là một trí thức lỗi thời, chữ nghĩa như ăn sâu
vào đầu óc. Song, những câu ông ta nói với thái độ trang
trọng, nghiêm túc thì nhưng với những người xung quanh
không ai hiểu. Do đó, Khổng Ất Kỷ cùng với mớ tri thức
cũ rích của ông ta bị coi như thứ đồ cổ để mọi người xem
và thỏa sức chế nhạo.


Trong tác phẩm AQ chính truyện, nhân vật AQ cũng
là đối tượng giễu nhại. Phương thức mà người kể thể hiện
giọng điệu này là để cho nhân vật mượn giọng, mượn lời
nói của các bậc nho sĩ phong kiến xưa, từ đó những cái
xấu xa, thiếu hiểu biết của nhân vật tự phơi bày ra. Trong
trận “long hổ đầu” với Vương râu xồm, AQ thấy có nguy
cơ thua và như thường lệ ắt sẽ bị một trận đòn, nên y viện
dẫn câu của cố nhân để làm bệ đỡ cho mình: “Quân tử chỉ
đấu khẩu, ai đi đấu sức” [29, 128]. Câu nói của AQ có
nguồn gốc từ bậc nho sĩ phong kiến xưa “Quân tử chỉ đấu
trí chứ không đấu sức” nhằm đề cao trí thuệ của tầng lớp
mình đồng thời hạ thấp những bậc võ biến trong thiên hạ.
Ở đây, AQ đã cải biên, biến nó thành lời của mình. AQ tự
nhận mình là “quân tử” nhưng bậc quân tử ấy chỉ đấu khẩu
còn trí và lực thì y không hề có. Người viết tái hiện một
cách khách quan sự việc AQ giao đấu với Vương râu xồm

để nhân vật tự bộc lộ cái hài hước của kẻ không có thực
lực, yếu đuối, đốn hàn, song luôn tạo cho mình những
chiến thắng tưởng tưởng. Hiểu biết nông cạn nhưng mở


miệng là vận dụng chữ nghĩa, như vậy, AQ đã tự phơi bày,
cái dốt, cái nực cười của chính mình.
-Phê phán sự ngụy biện giả dối của tầng lớp trí thức
mới
Trong hai tập Gào thét và Bàng hoàng, Lỗ Tấn dùng
lời nói bên ngoài thì hoa mĩ, tao nhã hòng ngụy trang che
đậy bên trong là bản chất xấu xa, bì ổi để tạo tiếng cười
châm biếm. Đó chính là cấu trúc chung khi thể hiện giọng
điệu giễu nhại. Sử dụng hình thức ngôn từ đối lập, tương
phản, người viết nhằm vạch trần sự gian xảo, giả dối của
đối tượng phê phán. Nhân vật Cao Cán Đình trong truyện
ngắn Cao phu tử là một ví dụ tiêu biểu. Bề ngoài, ông ta
luôn miệng nói ra những ngôn từ bóng bẩy, tỏ ra mình là
người có học thức, luôn thể hiện mối lo lắng của một trí
thức rất có trách nhiệm đối với nền phong hóa dân tộc.
Ông ta từng là tác giả của bài báo có cái tên rất kêu
“Nhiệm vụ của quốc dân là phải chỉnh lí quốc sử”. Không
ít lần, ông ta tỏ ra trăn trở, buồn bã nói với ông bạn đánh
mạt chược của mình: “Tôi không định đi dạy nữa. trường


nữ học quả thật không biết còn sẽ làm cho phong hóa suy
đồi đến mức nào nữa. Chúng ta không thể trà trộn vào với
họ được” [29, 305]. Nhưng đằng sau những suy nghĩ và
lời nói cao đẹp đó là bản chất của một ông thầy dốt nát,

chẳng hiểu biết gì về quốc sử, không đủ năng lực để lên
lớp dạy học sinh nên không được học sinh thừa nhận. Lí
do mà ông ta nói với Hoàng Tam chỉ là ngụy biện cho sự
ngu dốt của mình. Đây là đoạn diễn tả ý nghĩ của nhân vật
khi bài giảng của ông ta thất bại, ông ta liền tìm cách đổ
lỗi cho khách quan là người khác, mà không chịu thừa
nhận sự hạn chế của mình.
“Giá thử như cái ông giáo kia chưa giảng xong đoạn
nói về Tam Quốc thì việc soạn bài của ông ta bây giờ cũng
không đến nỗi chật vật như thế này. Ông ta thuộc nhất là
lịch sử đời Tam Quốc. Nào là Đào viên kết nghĩa, Khổng
Minh tá tiễn, Tam khí Chu Du, Hoàng Trung định Quân
sơn trảm hạ Hầu Uyên,…đoạn nào chả thuộc lòng như
cháo, giảng một học kỳ cũng chưa hết. Sang đến đời
Đường, thì lại có những việc như Tần Quỳnh bán ngựa,
cũng là những việc ông ta biết rõ lắm, Ai có ngờ hôm nay


lại phải giảng về Đông Tấn ! Ông ta thở dài oán giận, rồi
kéo cuốn Liễu Phàm cương giám lại xem.” [29, 289].
Bằng ngôi kể thứ ba nhưng với điểm nhìn tập trung bên
trong, tác giả để cho nhân vật như tự thể hiện mình.
Người kể tái hiện lại sự việc thông qua lời dẫn và các
cuộc đối thoại. Họ kể lại suy nghĩ của nhân vật một cách
trung thực. “Nhưng Cao phu tử cũng không thể ngồi cao
đàm khoát luận được, bởi vì bài ông sắp giảng. Sự hưng
vong của Đông Tấn - ông ta chưa chuẩn bị được đầy đủ
lắm. Đã thế, bây giờ lại quên đi ít nhiều rồi. Ông ta lo
lắng, trông đau khổ hết sức. Trong lúc tâm trí ông ta rối
loạn như thế, lại thêm có những điều lo nghĩ khác xen vào

nữa, nào là khi lên lớp thì tư thế phải như thế nào cho
được oai nghiêm, nào là cái vết sẹo trên trán phải làm sao
che lấp đi được, nào là khi cầm sách giao khoa đọc thì
phải đọc cho thật thong thả, nào là đối với học sinh thì
phải cho rộng lượng…ông ta vẫn mơ màng nghe ông Phố
nói” [29, 294]. Cao phu tử là người thầy nhưng kiến thức
không có, mà không chịu đầu tư để giảng dạy tốt hơn, lên
lớp không chú ý tới bài giảng mà chỉ chú ý tới vẻ bề


ngoài của mình, cho nên những tiếng cười nhạo của học
sinh dành cho ông ta là tất yêu.
Cao Phu tử đại diện cho tầng lớp trí thức trong xã hội
nhưng ông ta thiếu cả về phẩm chất và trí tuệ của người
làm thầy. Ông ta muốn làm thầy giao chỉ để ngắm các nữ
sinh mà thôi, nhà văn không đánh giá hay bình luận theo ý
kiến của mỗi người.
Cũng như Cao Cán Đình, Tứ Minh trong Miếng xà
phòng là nhân vật được nhà văn xây dựng với mục đích,
châm biếm sự thủ cựu về tư tưởng cũng giống như các
nhân vật thuộc giới trí thức lớp cũ. Tứ Minhhễ mở miệng
là rao giảng đạo lý, tỏ ra lo cho vận mệnh của đất nước:
“Qủa thật, bọn học sinh bây giờ không ra cái thể thống gì
cả. Kể ra, thời Quang Tự, mình cũng hết sức đề xướng
việc mở trường học, nào có ngờ đâu, trường học lại tệ hại
đến nước ấy. Nào là giải phóng, tự do gì gì ấy, nhưng
chẳng có chút thực học nào, chỉ được cái làm những
chuyện tầm bậy” [29, 256]. Tứ Minh còn luôn miệng ca
ngợi người con gái ăn xin có hiếu với bà nội, phê phán



×