Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

GIỌNG điệu TRỮ TÌNH, THƯƠNG cảm TRONG TRUYỆN NGẮN lỗ tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.9 KB, 32 trang )

GIỌNG ĐIỆU TRỮ TÌNH,
THƯƠNG CẢM TRONG TRUYỆN
NGẮN LỖ TẤN


-Giới thuyết về giọng điệu trữ tình, thương cảm
Giọng điệu là một phương diện của hình thức nghệ
thuật. Giọng điệu trữ tình là giọng điệu mang cảm hứng
hoài niệm và thương cảm, thể hiện cái tôi cá nhân. Trong
các sáng tác của nhà văn, yếu tố tạo nên giọng điệu trữ
tình là tình cảm và cảm xúc của nhân vật. Ở đó, nhân vật
giãi bày, tâm tình tâm trạng, cảm xúc của mình. Trong tác
phẩm tự sự, khi thể hiện giọng điệu trữ tình, nhân vật
thường sử dụng các câu văn dài, kết hợp với các từ ngữ
cảm thán góp phần tạo nên sự thành công của giọng điệu.
Một đặc điểm của giọng điệu là hình thức trần thuật ở ngôi
thứ nhất. Với ngôi kể chuyện này, nhân vật - người kể
chuyện có điều kiện bộc lộ đời sống nội tâm của mình và
có những nhận xét về người khác một cách đầy đủ.
Hơn nữa, người viết còn kết hợp các thủ pháp nghệ
thuật như miêu tả ngoại hình, miêu tả thiên nhiên tạo nên
âm hưởng nhẹ nhàng cho câu văn.
- Cảm thông với số phận của người phụ nữ


Nhà nghiên cứu Phađeep đã nhận xét về truyện ngắn
Lỗ Tấn “Lỗ Tấn là nhà văn trữ tình sâu sắc, tiếp xúc đến
dây tơ tế nhị nhất trong tâm linh”. Lỗ Tấn không chỉ tiếp
nối dòng chảy trữ tình trong văn học truyền thống mà
trong tác phẩm của ông, giọng trữ tình còn ngân nga, vang
lên nhiều cung bậc khác nhau: có khi thủ thỉ tâm tình, lúc


trầm tĩnh suy tư, lúc trăn trở dằn vặt, lúc sục sôi căm hờn,
có khi lại hăng hái tin yêu… Chất trữ tình trong truyện
ngắn Lỗ Tấn được cất lên từ giọng của người kể chuyện
khi nói về hoàn cảnh của những nhân vật bất hạnh. Giọng
kể theo ngôi thứ ba, tưởng chừng như khách quan nhưng
độc giả vẫn cảm nhận được tấm lòng cảm thông sâu sắc
của nhà văn với số phận những người phụ nữ trong xã hội
Trung Quốc lúc bấy giờ.
Trong tác phẩm Lễ cầu phúc, Tường Lâm đóng vai
trò chủ thể phát ngôn,qua đó thể hiện tư tưởng nghệ thuật
của nhà văn. Tường Lâm đại diện cho số phận người phụ
nữ nông thôn Trung Quốc bất hạnh thời kỳ phong kiến. Để
khắc họa thành công nhân vật này, có thể nói, Lỗ Tấn đã
sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật như miêu tả


ngoại hình, hành động, tính cách và nội tâm. Nhân vật còn
được bộc lộ qua tình huống và môi trường sống của nó…
Tường Lâm là một phụ nữ nông thôn chăm chỉ làm
ăn, thật thà, lương thiện. Thím làm việc cần mẫn và nhanh
nhẹn, chỉ mong bằng sức lao động của mình có thể đổi lấy
quyền sống tối thiểu,vậy mà không thực hiện được. Nhân
vật xuất hiện với ngoại hình và dáng vẻ của một người bị
đẩy đến tận cùng đau khổ. Bằng giọng điệu xót xa, thương
cảm, nhà văntái hiện hình ảnh Tường Lâm những năm
tháng cuối cùng của cuộc đời: “Mái tóc hoa râm năm năm
trước đây bây giờ bạc trắng, trông không còn ra vẻ người
trên dưới bốn mươi nữa; khuôn mặt hốc hác quá, nước da
vàng xạm, cả đến cái vẻ u sầu xưa kia cũng mất hẳn, trông
giống như là tạc bằng gỗ, họa chăng chỉ đôi tròng con mắt

lâu lâu đưa đi đưa lại mới chứng tỏ thím là một con người
đang sống mà thôi” [28, 207]. Thời gian trôi đi làm con
người cũng già theo năm tháng, những gì trẻ trung của
năm năm trước đây không còn nữa mà bù lại là sự già nua,
thay đổi bề ngoài của thím. Tường Lâm xuất hiện với
ngoại hình của một người phụ nữ chịu nhiều vất vả, đắng


cay. Người kể chuyện sử dụng điểm nhìn bên ngoài để tái
hiện hình dáng của nhân vật.
Con người ấy còn mang một tư tưởng nghi ngờ về sự
tồn tại của linh hồn và cái chết. Thím hoài nghi để rồi hy
vọng, hy vọng số phận của mình sẽ không chịu sự xếp đặt
của xã hội. Tường Lâm sau cái chết của đứa con trai, niềm
an ủi duy nhất của cuộc đời thím, cứ day dứt về đời người,
về thân phận. Những câu hỏi về linh hồn của nhân vật tạo
nên sự xót xa trong lòng người đọc.
Bởi cô đơn nên con người ta cần có lòng tin vào một
lực lượng siêu nhân nào đó. Những câu hỏi Tường Lâm
đặt ra liên tục cho nhân vật “tôi” được nhắc đi nhắc lại
nhiều lần “Con người ta chết rồi thì có linh hồn nữa
không, ông?” [28, 211].
Tường Lâm đang bị dày vò về tâm hồn, những câu
hỏi xót xa của người đàn bà ấy như xoáy sâu vào tâm can
người đọc. Có lẽ, thím mong chờ được nghe câu trả lời có
linh hồn để nỗi đau mất con, niềm day dứt trong thím giảm
bớt đi phần nào.


“- Thế thì người trong một nhà chết đi đều có thể lại

trông thấy mặt nhau?” [28, 211].
Cũng vì người ta nghèo khổ mà người ta thường
mong muốn có một thế lực nào đó cứu vớt, an ủi mình,
làm chỗ dựa tinh thần để mình bấu víu. Bị hất ra rìa cuộc
sống, bị đọa đày cả về thể xác lẫn tinh thần, người đàn bà
hai lần chồng ấy dường như không được đón nhận sự cảm
thông của người khác, để rồi cái đói, cái cô đơn, rình
rập,cuối cùng rồi cướp đi sự sống của nhân vật là một điều
tất yếu. Cả đoạn văn viết về việc Tường Lâm mất được
nhà văn thể hiện bằng giọng điệu trữ tình, thương cảm.
Nhân vật “tôi” trong tác phẩm hồi tưởng lại thời gian khi
Tường Lâm còn trẻ, lúc 26, 27 tuổi lúc đó mới vào nhà
chú Tư làm đầy tớ: “nước da xanh xao vàng vọt, nhưng
hai gò má còn hồng hào. Thím mặc chiếc quần đen, áo kép
màu chàm, khoác chiếc áo cánh chẽn màu nguyệt bạch,
đầu chít khăn tang” [28, 213]. Những chi tiết miêu tả về
ngoại hình nhân vật lần lượt được Lỗ Tấn liệt kê hàng loạt
các chi tiết. Không một từ ngữ trực tiếp gọi tên cảm xúc
nhưng người đọc vẫn như được chứng kiến thím Tường


Lâm bằng da bằng thịt. Đó là một con người đáng thương,
tiều tụy cần sự cảm thông của mọi người.
Nỗi đau mất con ám ảnh cả cuộc đời người đàn bà bất
hạnh để khi quay trở lại nhà chú Tư lần thứ hai với hình
hài: “mặc quần đen, áo kép màu chàm, ngoài khoác chiếc
áo chẽn màu nguyệt bạch, trên đầu cũng chít khăn trắng,
nước da cũng xanh xao, vàng vọt, có điều hai gò má thì
không hồng hào như trước nữa. Thím ta cứ cúi mặt xuống
đất, khóe mắt ươn ướt, và con mắt cũng không lanh lợi

như trước” [28, 220]. Sự mệt mỏi, rệu rã là tâm trạng chủ
yếu của Tường Lâm. Thím xuất hiện vẫn là cách ăn mặc
như lần đầu tiên khi bước đến nhà chú Tư, nhưng lần này
khác biệt ở đôi mắt. Đôi mắt của thím không còn lanh lợi
như trước, thay vào đó là sự ngây dại, u buồn. Thím sợ
cảm giác lạc lõng, cô đơn. Mọi người trong nhà hắt hủi
thím. Đến khi thím tìm được một điểm tựa tinh thần đi
cúng ở miếu Thành Hoàng, thím trở về: “sắc mặt tươi tắn,
con mắt cũng lanh lợi, vui vẻ hẳn lên”. Điều đó khắc họa
tâm lý nhân vật lúc này là đang hồ hởi, thím Tường Lâm
như tìm được niềm tin ảo để còn có lý do để sống.


Thông qua giọng điệu trữ tình, Lỗ Tấn muốn nêu lên
thực trạng lễ giáo phong kiến hà khắc đối với con người,
đặc biệt là người phụ nữ. Họ trải qua bi kịch tinh thần bị
xã hội hắt hủi, ruồng bỏ, bi kịch của những tâm hồn u mê,
ngu muội đang đớn đau giãy giụa trước cái chết. Với thím
Tường Lâm, nỗi đau về thể xác đều có thể xóa đi nhưng
nỗi đau tinh thần khó có thể hàn gắn lại được. Nhưng xã
hội ấy ghẻ lạnh với con người, người ta chẳng những dửng
dưng mà còn vui đùa, cười cợt trước nỗi đau của người mẹ
mất con. Thím bị coi thường vì có hai đời chồng, đã phạm
vào một trong những điều cấm kị nhất của lễ giáo phong
kiến tôn nghiêm.
Người đọc cũng không thể quên cái giật mình hoảng
hốt của thím Tường Lâm khi điều cuối cùng của người đàn
bà tội nghiệp làm được nhưng bị cự tuyệt “Thím thụt tay
lại như bị bỏng, mặt xám ngắt. Thím không đi lấy đôi đèn
nến nữa, cứ đứng ngẩn ra đó. Đến khi chú Tư thắp hương,

bảo thím đi chỗ khác, thím mới đi”… Thím đâm ra nhút
nhát, sợ đêm tối, sợ bóng đen, bất cứ gặp ai, thậm chí gặp
chú Tư, cũng cứ lấm la lấm lét như chuột nhắt ra khỏi


hang giữa ban ngày. Hoặc có khi thím ngồi ngay ra chẳng
khác gì pho tượng gỗ. Chưa đầy nửa năm, tóc thím đã bạc
ra, thím chẳng nhớ được gì cái gì cả” [28, 226]. Với giọng
kể tâm tình của người kể chuyện, người kể dường như
nghe được tiếng thở dài thương xót, như cảm nhận được
nỗi đau mà nhân vật người phụ nữ đang gánh chịu.
Không chỉ tái hiện nỗi đau về thể xác và tinh thần của
thím Tường Lâm, giọng điệu trữ tình còn được người kể
chuyện sử dụng khi viết về chị Tư Thiền trong tác phẩm
Ngày mai. Hoàn cảnh của chị được người kể tái hiện “chị
góa chồng năm kia, ở vậy, phải nhờ vào hai bàn tay kéo sợ
mà nuôi thân và nuôi đứa con trai lên ba” [28, 50]. Người
kể chuyện sử dụng giọng trữ tình, thương cảm khi viết về
gia cảnh của chị Tư Thiền, đặc biệt khi viết về cảnh thằng
Báu ốm. Chị phải chạy chữa bệnh cho con “Ánh đèn mờ
mờ chiếu vào mặt đứa bé. Mặt đứa bé đỏ gay, nhưng nước
da vẫn thấy xanh xanh”. Người mẹ vì tình yêu con mà hết
lòng chạy chữa bệnh tật chỉ mong con có thể sống, được
nâng niu trong vong tay của người mẹ, nhưng số phận trớ
trêu căn bệnh của thằng Báu ngày càng nặng hơn “Nhưng


bệnh của thằng Báu có lẽ nặng về ban đêm. Cứ đến sáng,
mặt trời mọc là cơn sốt cũng kui, hơi thở cũng bình
thường: thực ra con bệnh nào thường chẳng thế!” [28, 51].

Tâm trạng lo lắng thường trực trong chị “Chị Tư Thiền
chờ cho trời sáng, người khác thấy chóng, nhưng chị thì
thấy sao mà lâu thế! Thời gian thằng Báu thở ra thở vào
được một cái, chị thấy dài hơn một năm. Bây giờ thì trời
sáng hẳn rồi. Ánh mặt trời át hẳn ánh đèn, trông thấy rõ
hai cánh mũi đứa bé cứ phập phồng theo hơi thở” [28, 51].
Người kể sử dụng câu văn dài, kết hợp với các từ cảm thán
“sao mà lâu thế” tạo nên sự trầm lắng của tác phẩm. Khi
sử dụng giọng điệu trữ tình, người kể chuyện thường sử
dụng từ ngữ nhẹ nhàng, sâu lắng kết hợp với nhịp điệu
chậm của câu văn gợi lên sự xót xa trong lòng người đọc:
“Chị Tư thấy đầu choáng váng. Nghỉ một lúc, chị lại thấy
bình thường. Nhưng sau đó, chị lại lấy làm quái lạ: việc
vừa xảy ra, trong đời chị chưa hề gặp, hình như không thể
xảy ra được, thế mà quả thật đã xảy ra” [28, 56].
Đứa con qua đời khiến cho cuộc sống của người phụ
nữ góa bụa bị đảo lộn trong chớp nhoáng, khiến nỗi đau


của chị như không thể chấp nhận. Nỗi khổ về tinh thần quả
là nặng nề hơn nỗi khổ về vật chất. Mất con, chị như mất
đi nguồn sống, mất đi điểm tựa cuối cùng. Nếu như trước
kia, chị coi mỗi tấc sợi kéo ra hình như đều có ý nghĩa,
đều có linh hồn, thì bây giờ thằng Báu mất đi chị không
nghĩ được như vậy nữa. Giờ đây, cuộc sống của chị chỉ
còn gian nhà vắng và sự trống trải,cô đơn.
Dùng lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba, Lỗ Tấn
đã tạo nên những dòng cảm xúc đầy xót thương về thân
phận của người phụ nữ. Nó góp phần khắc họa cuộc đời
khổ đau mà họ đã trải qua, nhờ đó, người đọc cũng đồng

cảm, xót thương cho nỗi đau của nhân vật. Tư Thiền cũng
như Tường Lâm điển hình cho những người phụ nữ chịu
bao bất hạnh của cuộc sống. Nhà văn sử dụng lời người kể
chuyện kể ngôi thứ ba với điểm nhìn khách quan, nhưng
khi cần thiết lại đưa vào nội tâm nhân vật để kể tạo nên
tính chân thực và tính trữ tình cho câu chuyện. Việc kết
hợp các câu văn dài và các từ cảm thán giúp người viết tạo
nên mạch cảm xúc của lời văn, góp phần thể hiện sâu sắc,
đậm nét hơn tính cảnh thương tâm của các nhân vật. Nhà


văn đặt tiêu đề tác phẩm Ngày mai như muốn hướng con
người đến những điều tươi sáng, những dự định của tương
lai, để họ có thể có niềm tin và hi vọng vượt qua được
những tháng ngày tối tăm của cuộc sống hiện tại.
Nhân vậy Ái trong truyện ngắn Li hôn là một con
người có số phận đau khổ. Chồng cô mê một người đàn bà
góa, ruồng rẫy vợ con. Số phận cô lận đận muốn được
thoát khỏi cảnh “nhà tan cửa nát” mà xã hội ấy cũng
không cho. Cô gửi đơn li hôn nhiều lần nhưng không được
chấp thuận: “Chính cô cũng không hiểu vì sao mà lại thế.
Cô nghĩ bụng: “Lễ nào chơi với ông huyện rồi thì không
kể gì lẽ phải nữa. Những người biết chữ biết nghĩa thì phải
biết điều chứ! Mình sẽ nói rõ cho cụ lớn thất biết đầu đuôi
ngọn ngành, từ cái hồi mình bắt đầu đi làm dâu khi mười
lăm tuổi…” [28, 377]. Cô Ái hi vọng những người có chữ,
có nghĩa như cụ Thất sẽ mang lại công bằng. Cô chờ đợi
nhưng rồi thất vọng. Số phận của người phụ nữ chịu nhiều
khổ cực: lấy chồng khi mới mười lăm tuổi, người chồng
không yêu thương mà ruồng bỏ. Lỗ Tấn dùng ngòi bút của

mình để thể hiện lòng xót thương với kiếp người nhỏ bé


trong xã hội. Đó là người phụ nữ chịu khổ cực về thể xác
và tinh thần. Dường như, chế độ nam quyền và thần quyền
vẫn còn thống trị trong xã hội làm cho những người phụ
nữ không có tiếng nói và quyền sống của riêng mình.
Giọng điệu trữ tình còn thể hiện khi nhà văn viết về
quyền đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân của người phụ nữ
thành thị trong tác phẩm Tiếc thương những ngày đã mất.
Đây là tác phẩm phản ánh một khát vọng hạnh phúc lứa
đôi của tầng lớp trí thức trẻ nhưng họ chưa đủ dũng khí để
bảo vệ giấc mộng hạnh phúc của mình.
Tử Quân hiện lên với vẻ bề ngoài tươi sáng thông qua
lời kể của Quyên Sinh, cô rạng ngời khi nhận lời người mà
mình yêu thương. Vẻ đẹp ấy hồn nhiên, nên thơ “Đôi mắt
nàng ngâay thơ như mắt con trẻ, ánh lên một niềm vui
mừng lẫn lộn buồn thương, trong đó lại có sự ngạc nhiên,
sự nghi hoặc nữa. Tuy vậy, nàng cố tránh tầm mắt tôi; và
hoảng hốt, nàng như muốn bay ra ngoài, qua khung cửa sổ
hư nát” [28, 335]. Những lời miêu tả của Quyên Sinh cho
thấy niềm hứng khởi, sự tin tưởng về một tình yêu mà Tử


Quân gìn giữ và đấu tranh để có được. Tuy nhiên, khi về
chung sống một nhà, cuộc sống của hai người ngày càng
nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Mỗi tuần sáu ngày, ngày nào
cũng từ nhà đến sở, rồi lại từ sở về nhà: “Ở sở thì ngồi vào
bàn giấy, sao sao chép chép”, về nhà thì đối diện với “vẻ
mặt nàng buồn rười rượi” dần bào mòn đi tình yêu nồng

nàn thưở ban đầu nơi Quyên Sinh. Cái hố sâu khoảng cách
làm cho hai tâm hồn họ ngày càng xa nhau. Cuộc sống hai
người trở nên đơn độc, họ tự đánh mất bản thân lúc nào
không hề hay biết. Rồi tình yêu của hai người bắt đầu rạn
nứt, vết rạn nứt ấy dần lớn lên cho tới khi họ phải cùng
nhau đối diện với cuộc sống vật chất cơm - áo- gạo - tiền:“
Trong nhà, đĩa bát cứ quăng bừa bãi, khói cứ im lên,
không thể nào an tâm mà làm việc được. Nhưng cái đó thì
chỉ có thể trách mình không có tiền mà bố trí một chỗ làm
việc riêng. Đã thế lại còn thêm có con Tùy và đàn gà con
nữa. Rồi đàn gà càng ngày càng lớn lên, càng dễ gây ra
những cuộc cãi cọ giữa hai gia đình” [342]. Những xích
mích, cãi vã giữa hai người xảy ra thương xuyên hơn. Giấc
mộng hai người quyết tâm xây đắp giờ đây đang tan vỡ


theo thời gian. Còn gì đau khổ hơn khi hai người phải
sống với nhau một cách gượng ép, phải nói với nhau
những lời yêu thương giả dối “Tôi không ngờ việc cỏn con
như thế mà lại có thể làm cho một người kiên quyết, can
đảm như Tử Quân thay đổi hẳn đi như thế được. Qủa thực,
gần đây nàng trở thành khiếp nhược lắm rồi, chứ không
phải chỉ mới bắt đầu từ hôm nay mà thôi” [28, 431].
Những ý nghĩ ác độc, cách đối xử tàn nhẫn dần xuất
hiện trong cuộc sống của hai người. Họ nghĩ tới nguyên
nhân khiến hạnh phúc đổ vỡ là bắt nguồn từ cái nghèo, từ
cái vòng quay tẻ nhạt của cuộc sống đời thường. Từ một
người đầy nhiệt huyết và tình yêu thương, Quyên Sinh trở
thành kẻ nhẫn tâm, ích kỷ. Anh quay sang quy kết, buộc
tội, vợ là gánh nặng của cuộc đời mình. Giọng ai oán,

trách móc của Quyên Sinh với Tử Quân giờ đây không
còn bóng gió mà nó đã trở thành ý nghĩ của anh ta “Nàng
quên rằng mục đích thứ nhất của đời người là mưu sống.
Và trên con đường mưu sống đó thì cần phải hoặc nắm tay
cùng đi, hoặc một mình can đảm tiến lên. Còn chỉ biết cầm
lấy vạt áo người ta mà đi theo thì dù người kia là một


chiến sĩ đi nữa, cũng khó mà chiến đấu cho được. Rút
cuộc cả hai người sẽ bị tiêu diệt” [28, 348].
Với giọng điệu trữ tình, Quyên Sinh đã tái hiện
những dòng cảm xúc về cuộc sống trước kia của hai
người. Anh ta hiểu rõ hạnh phúc, tình yêu của họ đó dần
mất đi khi cả hai sống với nhau nhưng phải nói với nhau
những lời yêu thương dối: “Từ đó nàng lại bắt đầu ôn lại
chuyện cũ và tra khảo tôi, bắt tôi phải bịa ra những câu trả
lời yêu thương giả dối. Cái yêu thương thì tỏ cho nàng
thấy, còn cái giả dối thì giữ lại trong lòng. Ngày lại ngày
cái giả dối chất chứa, tràn ứ lên, làm cho tôi tắc thở” [28,
348].
Tử Quân là nhân vật đại diện cho người phụ nữ thành
thị có tư tưởng tiến bộ. Cô đấu tranh hết mình vì hạnh
phúc cá nhân nhưng những thứ tẹp nhẹp của cuộc sống là
rào cản phá vỡ đi những gì có được. Hạnh phúc gia đình
của Tử Quân như đang đi dần tới bờ vực thẳm. Mỗi thành
viên trong gia đình như đang lừa dối cảm xúc của mình để
cố níu giữ chút hạnh phúc còn lại. Nhưng chính sự giả dối,


gượng ép trong mỗi con người lại là nguyên nhân giết chết

tình yêu nhanh hơn. Sự giả dối làm cho hai người thêm
mệt mỏi, gắng gượng để rồi xuất hiện trong ý nghĩ của
Quyên Sinh những suy nghĩ không nên có. Cuộc sống vật
chất ảnh hưởng tới tình yêu, Tử Quân thay đổi nhiều về
cách nghĩ, cách sống. Cô bận rộn không có thời gian dành
cho tình yêu của mình: bận việc cửa việc nhà đến nỗi thì
giờ nói chuyện gẫu với Quyên Sinh cũng không có, nói gì
đến thì giờ đọc sách và đi chơi.
Những lời độc thoại của Quyên Sinh với giọng xót
xa vừa thể hiện những suy nghĩ, đắn đo vừa thể hiện sự
dằn vặt trong nội tâm nhân vật. Có thể nói, giọng điệu xót
xa, thương cảm xen lẫn giọng trữ tình xuyên suốt trong tác
phẩm này. Tử Quân vốn là một người phụ nữ mạnh mẽ,
cứng cỏi, kêu hãnh với tinh thần phản kháng: “Người em
là của em, không ai có quyền can thiệp vào đời em”, thế
mà giờ đây lại trở nên yếu đuối, tinh thần khiếp nhược, dễ
bề bị số phận khuất phục. Tử Quân quyết định rời xa tổ ấm
mà mình xây đắp, để lại căn nhà hoang vắng và Quyên
Sinh. Cái chết của Tử Quân là bi kịch tinh thần của người


phụ nữ khi không tìm thấy lối thoát cho cuộc đời. Cái chết
ấy để lại trong lòng Quyên Sinh sự xót xa, tội lỗi. Chàng
luôn day dứt tự chất vấn bản thân mình: “Nhưng đám ma
của Tử Quân cũng hiện lên trước mắt tôi. Nàng một mình
mang cái gánh hư không nặng trĩu, bước đi trên con đường
dài, màu xám, nhưng bỗng lại mất hút đi trong sự uy
nghiêm và trong sự khinh bỉ xung quanh”. Cái kết của tác
phẩm không phải là một tình yêu đẹp của hai người mà là
bi kịch một trong hai người phải ra đi. Tử Quân chết để lại

bao nỗi đau xót cho người đọc.
Giọng điệu trữ tình không chỉ bộc lộ thông qua lời
của người kể chuyện, lời của nhân vật, ở nhiều trường
hợp, nhà văn thường đặt nhân vật vào trong bầu không khí
trữ tình để bộc lộ tâm trạng và tính cách. Đó có thể là
khung cảnh tĩnh lặng như gian nhà, khung cảnh thiên
nhiên, khung cảnh của tiết trời mùa xuân và khung cảnh
tĩnh mịch của mùa thu. Trong các tác phẩm, mỗi lần xuất
hiện khung cảnh thiên nhiên là một lần cất lên giọng trữ
tình thắm thiết. Đó là khung cảnh mùa xuân - mùa của tình
yêu đôi lứa hạnh phúc trong tác phẩm Tiếc thương những


ngày đã mất:“Cuối mùa xuân năm ngoái là quãng đời
hạnh phúc nhất mà cũng là bận rộn nhất của tôi. Lòng tôi
thì đã yên tĩnh lắm rồi, nhưng những phần khác trong
người tôi cùng với cả thân thể tôi lại tíu tít lên. Lúc đó
chúng tôi mới dắt nhau đi chơi ngoài phố, cũng có mấy lần
dạo vườn hoa, nhưng nhiều nhất là dắt nhau đi tìm nhà.
Dọc đường, thỉnh thoảng tôi lại cảm thấy có những con
mắt nhìn chúng tôi tò mò, chế nhạo, đểu cáng, khinh bỉ,
nếu không giữ gìn cẩn thận, thì cả con người tôi đến phải
co rúm lại…” [28, 336]. Khung cảnh thiên nhiên trong tác
phẩm hiện lên gắn với những suy tư của Quyên Sinh về
quãng thời gian hạnh phúc khi ở bên Tử Quân. Thời gian
tình yêu của hai người đang hạnh phúc nhất khi vượt qua
mọi khó khăn để đến với nhau. Nhưng cũng trong tác
phẩm này, mùa xuân xuất hiện cuối tác phẩm lại là sự u
buồn khi nói về cái chết của Tử Quân. Đó còn là khung
cảnh thiên nhiên của mùa đông với hoa tuyết rơi trong Lễ

cầu phúc: “Hoa tuyết phấp phới bay phủ lên cả cái thị
trấn”. Khung cảnh ấy như một lần nhắc lại cho người đọc
về nỗi buồn bi thảm của thím Tường Lâm trước sự lạnh


lẽo của người đời. Đó còn là khung cảnh thiên nhiên u
buồn, thê lương trong truyện ngắn Thuốc càng tô đậm hơn
nỗi khổ của hai người mẹ mất đi người con của mình:
“Tiết thanh minh năm ấy, trời lạnh lắm. Những cây dương
liễu mới đâm ra được những mầm non bằng nửa hạt gạo…
Gió đã tắt. Những ngọn cỏ khô đứng thẳng tắp như những
sợ dây đồng. Một tiếng rên rỉ run run đưa lên giữa không
trung, nhỏ dần nhỏ dần, rồi tắt hẳn. Xung quanh vắng lặng
như tờ” [28, 49]. Bức tranh thiên nhiên như là một yếu tố
phụ họa cho tâm trạng con người. Nó góp phần làm cho
âm hưởng của tác phẩm trầm tĩnh hơn để tâm trạng của
nhân vật trữ tình được bộc lộ.
Không chỉ thể hiện qua khung cảnh và cách xây dựng
nhân vật, trong truyện ngắn của Lỗ Tấn giọng điệu trữ tình
còn thể hiện một cách rất đậm nét trong cách xây dựng cốt
truyện. Nhà văn Lỗ Tấn rất ít xây dựng kiểu nhân vật hành
động mà chủ yếu là kiểu nhân vật tâm trạng, cũng vì vậy
mà cốt truyện trong tác phẩm không thiên về miêu tả các
biến cố, sự kiện xảy đến với nhân vật. Mà nếu có, chúng
chỉ đóng vai trò làm nền cho họ bộc lộ tâm trạng mà thôi.


Vì thế, kiểu cốt truyện tâm lí và kiểu cốt truyện mà yếu tố
hồi cố đóng vai trò chủ đạo. Chẳng hạn Cố hương, người
kể hồi tưởng về quá khứ trước kia và xót xa khi nhận ra sự

tàn phá của thời gian đối với những con người trên mảnh
đất quê hương.
- Cảm thương với tình cảnh của người trí thức
Bên cạnh bộ phận trí thức đớn hèn, bạc nhược, truyện
ngắn Lỗ Tấn còn một bộ phận trí thức nữa, đó là giới trí
thức cấp tiến, lương thiện, ôm ấp những hoài bão, ước mơ.
Mơ ước của họ có khi là ước mơ nhỏ bé, bình thường như
bao người trí thức khác đó là danh vọng, tiền tài, hạnh
phúc cá nhân, có khi là khát vọng cao cả gắn với công
cuộc cải cách xã hội và đấu tranh cho quyền tự do dân
chủ. Thế nhưng, hiện thực xã hội khắc nghiệt không cho
phép họ thực hiện hoài bão của mình. Với họ, sống đấu là
góp phần làm cho cuộc đời có ý nghĩa. Vậy mà, trong mắt
của mọi người, họ trở nên kỳ quái. Tuy bộ phận trí thức
này có tư tưởng tiến bộ nhưng vẫn mang trong mình
nhược điểm là hay do dự, dao động, thoải hiệp, đầu hàng.


Khi cần đối đầu với thực tế đen tối, họ dễ sinh ra trân
trọng bi quan, chán nản, thất vọng. Đại diện tiêu biểu cho
bộ phận trí thức này là nhân vật Ngụy Liên Thù trong tác
phẩm Con người cô độc vàLã Vi Phủ trong tác phẩm
Trong quán rượu. Lỗ Tấn một mặt phê phán nhưng nhược
điểm, mặt khác thể hiện sự cảm thông, xót thương cho bộ
phân trí thức này, vì vậy trong các tác phẩm, giữ vai trò
giọng chủ đạo là giọng điệu trữ tình, thương cảm. Nhà văn
dùng điểm nhìn bên trong và ngôi kể thứ nhất nhằm thể
hiện sâu sắc tâm tư và thế giới nội tâm của các nhân vật.
Nhờ ngôi kể xưng “tôi” mà tính cách và suy nghĩ của nhân
vật được bộc lộ một cách trọn vẹn nhất.

Tâm trạng chủ yếu qua những dòng tâm sự của “tôi”
trong tác phẩm Trong quán rượu là cảm xúc buồn. Không
gian tĩnh lặng làm lòng người thêm trĩu nặng:
“Tôi hơi buồn, nhưng lại uống một ngụm rượu rất
khoái chí. Rượu rất ngon, đậu cũng rán thật khéo, chỉ tiếc
món tương ớt không mùi mẻ gì, người thành S, vốn không
thích ăn cay.


Có lẽ là vì đang giữa buổi chiều chăng, thành ra nói
là quán rượu, nhưng lại chẳng có vẻ gì là quán rượu cả.
Tôi đã cạn ba chén rồi, mà ngoài tôi ra, bốn bàn kia vẫn bỏ
trống. Tôi nhìn xuống mảnh vườn hoang, dần dần cảm
thấy cô đơn, nhưng lại muốn đừng có ai tới nữa. Thỉnh
thoảng nghe tiếng bước chân lên thang gác là tự dưng tôi
lại buồn, đến khi thấy là anh hầu sáng thì mới yên tâm.
Thế là lại uống thêm hai chén nữa” [28, 230].
Nổi bật trong tác phẩm này là tâm trạng cô độc, chán
chường của nhân vật Lã Vi Phủ. Từ một thanh niên đầy
nhiệt huyết, anh trở thành con người mất hết dũng khí,
niềm tin, không muốn quan tâm đến điều gì, “cái gì cũng
muốn qua loa cho xong chuyện thì thôi”. Tâm trạng thất
vọng buông xuôi mọi thứ, để mặc thời gian còn lại của
cuộc đời trôi đi một cách phung phí. Bi kịch tinh thần làm
con người ta thay đổi cả cách nghĩ và cách sống. Anh ta đã
ý thức được sự bạc nhược, buông xuôi của mình, nhưng
không còn đủ mạnh mẽ để vượt qua, biết rằng làm “những
việc chẳng ra gì coi như là không làm gì cả” nhưng anh ta
vẫn cứ làm.



Vẻ bề ngoài tiều tụy của Lã Vi Phủ càng cho thấy rõ
sự chán chường trong con người anh: “Nhìn kỹ thì thấy
mái tóc, bộ râu của anh vẫn bờm xờm như độ nọ, khuôn
mặt vẫn dài dài và xanh xao, có điều gầy tóp đi. Trông anh
có vẻ rất trầm tĩnh, nói là tiều tụy thì đúng hơn. Dưới cặp
lông mày vừa rậm vừa đen, mắt anh không còn gì là tinh
anh nữa” [28, 231]. Tác giả thông qua lời văn đã khắc họa
chân dung của một người trí thức vỡ mộng công danh, trở
nên đớn hèn, bạc nhược. Lã Vi Phủ vì nỗi lo về vật chất,
tinh thần mà bộ dạng cũng thay đổi theo. Người đọc cảm
thấy xót xa đồng thời nhận thấy đây là nhân vật vừa đáng
thương nhưng cũng đáng trách.
Giọng trữ tình của tác phẩm còn được thể hiện thông
qua lời độc thoại của nhân vật. Lã Vi Phủ từng chiêm
nghiệm về cuộc đời:
“Tôi vừa trở lại đây, sực nghĩ đến mình tôi mà buồn
cười. Hồi còn bé, nhìn thấy con ong hay con ruồi đang
đậu, hễ có cái gì làm kinh động, là bay vù đi; bay quành
được một vòng bé tị, lại trở lại đầu vào chỗ cũ, mình cho


là buồn cười và đáng thương hại. Không ngờ chính mình
bây giờ cũng như chúng nó; vừa bay quanh được một
vòng bé tị, đã lại bay trở về. Mà không ngờ anh cũng thế.
Anh không thể bay xa hơn chút nữa hay sao” [28, 232].
Ngụy Liên Thù trong tác phẩm Con người cô độc là
một trong những nhân vật có bi kịch tinh thần giống với
Lã Vi Phủ. Anh ta từng được tiếp thu nền tư tưởng tiến bộ,
từng mong ước, kỳ vọng vào sự đổi mới của tương lai,

nhưng khi vấp phải hiện thực phũ phàng, anh ta đã vứt bỏ
tất cả: “Trung Quốc mang tiếng là mở mang việc học đã
vài chục năm rồi, nhưng ở Hàn Thạch Sơn thì đến một
trường tiểu học cũng chưa có. Cả cái làng miền núi này
chỉ có mỗi một mình anh Liên Thù là đi ra ngoài du học
mà thôi. Vì thế, theo con mắt người ở đây, anh quả là một
người khác giống. Tuy nhiên, đối với anh, họ lại rất ganh
tị và có vẻ thèm muốn được như anh” [28, 303].
Cách dẫn dắt câu chuyện của người viết nhẹ nhàng,
sâu lắng khiến người đọc không khỏi xót xa cho một con
người tiến bộ nhưng bị những yếu tố khách quan ngăn cản


×