Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Lịch sử 8 bài 5: Công xã Pari 1871

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.45 KB, 4 trang )

Bài: 5
CÔNG XÃ PA RI 1871
A. Mục tiêu :
- Kiến thức:
+Công xã Pa ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới vì vậy học sinh cần
nắm được:
+ Nguyên nhân đưa đến sự bùng nổ và diễn biến sự thành lập công xã Pa-ri.Thành
tựu nổi bậc của công xã Pa-ri.
+ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản.
- Tư tưởng:
+ Giáo dục học sinh niềm tin vào lãnh đạo,quản lí nhà nước của giai cấp vô
sản,chủ nghĩa anh hùng cách mạng ,lòng căm thù đối với giai cấp bóc lột.
- Kĩ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng trình bày,phân tích một số sự kiện lịch sử.
+ Liên hệ kiến thức đã học với thực tế cuộc sống.
B. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ Pa-ri ở vùng ngoại ô,nơi xảy ra công xã Pa-ri.
- Vẽ sơ đồ bộ máy hội đồng công xã
C. Phương pháp:
- Đàm thoại , phân tích, thảo luận ,trực quan , trắc nghiệm ....
D. Tiến trình dạy học:
I. Ổn định tổ chức: (1’)
II.Kiếm tra bài cũ: (5’)
*Câu hỏi :
? Kết quả, ý nghĩa của phong trào công nhân.
* Chọn câu đúng về sự thất bại của phong trào công nhân nửa đầu TK XIX
A. Do thiếu lương thực, vũ khí.
B. Chưa xác định được kẻ thù.
C. Thiếu đường lối chính trị đúng đắn, chưa có tổ chức lãnh đạo.
D. Giai cấp tư sản còn mạnh dễ đàn áp được phong trào.
* Trả lời:


- Kết quả những cuộc đấu tranh của công nhân cuối cùng đều bị thất bại vì
thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn.
-Ý nghĩa : Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế và
tạo tiền đề cho sự ra đời của lý luận cách mạng.
- Đáp án C
III.Bài mới: (35’)


GT: Bị đàn áp đẫm máu trong phong trào cách mạng 1848,song giai cấp vô
sản Pháp đã trưởng thành nhanh chóng và tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại giai
cấp tư sản đưa đến sự ra đời của công xã Pa-ri.

Hoạt động dạy và học

Nội dung ghi bảng

* Hoạt động 1: GV(thông báo): Nền thống trị
của đế II(1852-1870) thực chất là nền chuyên
chế tư sản .Trong thì đàn áp nhân dân, ngoài
thì tiến hành chiến tranh xâm lược.
- Sự trưởng thành của giai cấp làm cho giai
cấp tư sản càng lo sợ. Mâu thuẩn không thể
điều hoà được và rất gay gắt giữa tư sản và vô
sản.
? Công xã Pa -ri ra đời trong hoàn cảnh nào?
Mục đích của cuộc chiến tranh Pháp -Phổ?
HS: Đọc tư liệu SGK
? Mục đích của Pháp và Phổ khi gây chiến
tranh?
HS: Pháp gây chiến tranh bên ngoài để tăng

cường đàn áp phong trào đấu tranh của công
nhân trong nước , lấn chiếm đất đai ở vùng
phía Tây nước Đức và ngăn cản sự thống nhất
Đức.
+ Phổ nhằm gạt bỏ trở ngại chủ yếu trong hoàn
thành thống nhất Đức,củng cố quyền lực của
Phổ và đàn áp phong trào trong nước.
?Vì sao chính phủ vệ quốc lại vội vã đầu hàng
quân Đức?
HS: Để bảo vệ quyền lợi của mình.
? Kết quả của chiến tranh?
HS: Pháp thất bại.
? Thái độ của nhân dân Pa-ri đối với thất bại
đó?
HS: Nhân dân rất bất bình ,căm tức ,đã đứng
lên lật đổ chính quyền,thành lập chính phủ lâm
thời tư sản.
? Thái độ của chính phủ tư sản và nhân dân
như thế nào đối với nước Pháp sau ngày
4/9/1970 ?

I. Sự thành lập công xã Pa-ri:
(25’)
1. Hoàn cảnh ra đời của công xã
Pa-ri:
- Pháp và Phổ đều muốn gây chiến
tranh.
Ngày 19-7-1870 chiến tranh PhápPhổ bùng nổ, Pháp thất bại( 2-91870)
Ngày 4-9-1870 nhân dân Pa-ri đứng
lên khởi nghĩa

- Chính phủ tư sản lâm thời được
thành lập ( chính phủ vệ quốc)
Trước sự tiến công của Phổ, chính
phủ vội vã đầu hàng quân Đức.
ND chống lại sự đầu hàng của tư
sản đứng lên bảo vệ tổ quốc.


HS: Chính phủ đầu hàng.
ND cương quyết chiến tranh bảo vệ tổ quốc
* Hoạt động 2: GV: Dùng lược đồ công xã 2. Cuộc khởi nghĩa ngày
Pa- ri để trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa 18/3/1871 .Sự thành lập công xã.
18-3-1871
- 18/3/1871 Chi-e tấn công đồi
? Sau cuộc khởi nghĩa 18-3-1871 chính quyền Mông- mac
thuộc về tay ai?
Binh lính ngả về phía cách mạng.
HS: Uỷ ban trung ương quốc dân(Đại diện cho
nhân dân Pa-ri) đảm nhận vai trò chính phủ
- 26/3/1871 Bầu hội đồng công
lâm thời.
xã.
GV:(Nhấn mạnh): Cuộc khởi nghĩa ngày
- 28/3/1871 công xã Pa ri tuyên bố
18/3/1871 là cuộc cách mạng đầu tiên trên thế thành lập.
giới đã lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản.
* Hoạt động 3: GV: Dùng sơ đồ bộ máy hội II. Tổ chức bộ máy và chính sách
đồng công xã trình bày các sự kiện về tổ chức của công xã Pa ri : ( Hướng dẫn
nhà nước,biện pháp của công xã trên các lĩnh hs đọc thêm )(5’)
vực.

? Nhận xét về bộ máy hội đồng công xã?
- Đầy đủ và chặt chẽ ,đảm bảo quyền làm chủ
của nhân dân lao động ......
HS: Thảo luận nhóm:
Những điểm nào chứng tỏ công xã Pa-ri
khác hẳn nhà nước tư sản?
* Hoạt động 4:? Tại sao Đức ủng hộ chính III. Nội chiến ở Pháp-Ý nghĩa LS
phủ Vec xai trong việc chống lại công xã?
của công xã Pa ri: ( Hướng dẫn
- Công xã Pa-ri thực sự là nhà nước của dân,do hs đọc thêm )(5’)
dân, vì dân đối lập với nhà nước tư sản.
? Vì sao công nhân Pa-ri thất bại?
HS: Giai cấp vô sản chưa đủ mạnh để lãnh đạo
phong trào cách mạng .
Công xã không cương quyết trấn áp kẻ thù
ngay từ đầu, không triệt để trong tịch thu tài
sản, không tước đoạt ruộng đất của bọn phản
động, chưa thực hiện tốt liên minh công –nông.
Giai cấp tư sản mạnh và được sự giúp đỡ của
quân phiệt Phổ.
IV. Củng cố: (3’)Vì sao nói công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới? Lấy dẫn chứng để
chứng minh?
- Lâp bảng niên biểu những sự kiện cơ bản của công xã Pa-ri ?
Niên đại
Sự kiện


19/7/1970
Chiến tranh Pháp -Phổ bùng nổ
02/9/1970

Pháp thất bại
04/9/1870
Nhân dân Pa ri đứng lên khởi nghĩa
18/3/1871
Chi-e cho quân tấn công Đồi Mông- mac
26/3/1871
Bầu hội đồng quân xã
28/3/1871
Công xã Pa ri tuyên bố thành lập
20-28/5/1871
Nội chiến và công xã Pa- ri thất bại
V. Dặn dò: (1’) Học thuộc bài về nhà hoàn thành bảng niên biểu.
E. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.................................................................................................



×