Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.05 KB, 16 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Việc nhà nước xóa bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường có
sự điều tiết của nhà nước từ năm 1989 đã làm cho nền kinh tế nước ta chuyển sang
một bước ngoặt mới. Chính sách khuyến khích hoạt động của các thành phần kinh tế
khác nhau cùng tham gia cạnh tranh trên thị trường. Chính sách này là lý do thúc đấy
cổ phần hóa rất nhiều các doanh nghiệp nhà nước mà trong số đó, bao gồm có công ty
cổ phần đầu tư công trình Hà Nội.
Công ty cổ phần đầu tư công trình Hà Nội ban đầu là một công ty nhà nước trực
thuộc tổng công ty đường sắt Việt Nam, sau nhiều năm cổ phần hóa, hiện nay nhà
nước chỉ còn chi phối số cổ phần chiếm 39,42% vốn điều lệ. Nhờ có sự tham gia của
những thành phần kinh tế khác vào điều hành hoạt động của tổ chức mà công ty cổ
phần đầu tư Hà Nội đang hoạt động ngày một chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu
của đối tác, đứng vững và có khả năng phát triển trong thời đại cạnh tranh khốc liệt
hiện
nay.
Em cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn cô
Phùng Minh Hằng đã nhiệt tình quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bản báo
cáo thực tập tốt nghiệp này. Cảm ơn cô đã hướng dẫn, chỉ bảo phương pháp nghiên
cứu và cách nắm bắt vấn đề thực tiễn tại doanh nghiệp. Cảm ơn ban giám đốc và lãnh
đạo các phòng ban đã cung cấp đầy đủ thông tin, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong
quá
trình
thực
tập.
Bản báo cáo thực tập gồm 3 phần:
Phần 1:

Trong quá trình thực hiện báo cáo thực tập không tránh khỏi sai sót, rất mong
được thầy cô góp ý. Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện



Phạm Đức Thiện

1
Báo cáo TTTN

1

Phạm Đức Thiện


Mục lục
Nội dung

Trang

Phần 1: Giới thiệu chung về doanh
nghiệp ...............................................4

PHẦN 1:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Đầu tư công
trình Hà Nội
Tên Công ty: Công ty Cổ phần đầu tư công trình Hà Nội .
Tên giao dịch: HA NOI WORKS INVESTMEMT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : HAWI.JSC

2
Báo cáo TTTN


2

Phạm Đức Thiện


Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Đức Mạnh.
Tổng giám đốc điều hành: Ông Nguyễn Văn Thông.
Địa chỉ: Số 19 ngõ 2 Phố Đại Từ - Phường Thịnh Liệt - Quận Hoàng Mai Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: Tân Minh – Sóc Sơn – Hà Nội
Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội là một Công ty cổ phần có sự chi
phối của nhà nước bằng số cổ phần nắm giữ chiếm 39,42% vốn điều lệ và trực thuộc
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Theo đánh giá khách quan của chuyên gia kinh tế
và các tổ chức Công ty cổ phần đầu tư công trình Hà Nội là một trong những đơn vị
hoạt động SXKD của ngành Đường sắt có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, có khả năng
hội nhập vững chắc với khu vực và thế giới trong giai đoạn hiện nay và đã khẳng định
được thương hiệu của mình trên thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
Cơ sở pháp lý của Công ty: Công ty được thành lập ngày 29 tháng 9 năm 1992 theo
Quyết định số 606/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ Giao thông vận tải với tên gọi ban đầu là
Công ty Vật liệu và xây dựng sau đó đổi tên lần thứ nhất là Công ty Vật liệu và xây lắp
theo Quyết định số 124QĐ/TCCB-LĐ ngày 23/1/1996 của Bộ GTVT, tiếp là Công ty
Xây dựng công trình Hà Nội theo Quyết định số 997/QĐ-BGTVT ngày 9/4/2002 của
Bộ GTVT, theo Quyết định số 3461/QĐ-BGTVT ngày 12/11/2004 của Bộ trưởng Bộ
GTVT và nay thực hiện theo Quyết định số 722/QĐ-BGTVT ngày 21/3/2005 của Bộ
GTVT chính thức chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành Công ty Cổ phần đầu tư
phát triển và xây dựng công trình Hà Nội, nay Công ty đổi tên thành Công ty cổ phần
công trình Hà Nội theo Quyết định số: 222/QĐ-TCLĐ của Bộ giao thông vận tải.
- Vốn điều lệ của Công ty : 13.330.150.000 VNĐ
- Vốn pháp định : 5.000.000.000 VNĐ
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Các giai đoạn hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần đầu tư công trình Hà Nội đặt tên khai sinh trên cơ sở sáp nhập
2 đơn vị yếu kém nhất trong ngành lúc bấy giờ là Xí nghiệp 418 thuộc Liên hiệp
Đường sắt Việt Nam và Xí nghiệp cung ứng VLXD thuộc Công ty kiến trúc I. Những
ngày đầu mới thành lập Công ty có gần 500 CBCNV, trong đó có gần 70% người lao
động không có việc làm, đời sống người lao động vô cùng khó khăn. Tài sản, máy móc
thiết bị lạc hậu, nhà xưởng cũ nát xuống cấp nghiêm trọng, NVL tồn đọng kém chất
lượng, hầu như không sử dụng được, các bạn hàng không có nhiều và chỉ mang tính
thời vụ, vốn lưu động chỉ có gần 300 triệu mà lại nằm hết ở sản phẩm tồn đọng, người
lao động vẫn quen nếp của thời bao cấp. Nhận thức được hoàn cảnh thực tại lúc bấy
giờ của Công ty, ban lãnh đạo mới đã định hướng cho quá trình hoạt động của mình là:
bước xuất phát trên con đường dài trong thương trường để xây dựng lại Công ty là quá
thấp, mọi thử thách chông gai đang đón chờ ở phiá trước, đích lại ở quá cao. Phải giải
ngay bài toán trước mắt và có những chiến lược lâu dài cho công cuộc phát triển sản
xuất kinh doanh của Công ty là công việc cần làm lúc bấy giờ.
Với những quyết sách kịp thời và đúng đắn ban đầu ấy, chỉ trong một thời gian
ngắn toàn Công ty đã đi vào ổn định, 100% người lao động có việc làm, đời sống được
cải thiện, máy móc thiết bị nhà xưởng, kho bãi dần được khôi phục, mọi tiềm lực của
Công ty dần được hồi sinh, Công ty đã tạo dựng được những kênh cung cấp NVL cho
sản xuất với giá cả phù hợp, chế độ chăm sóc khách hàng khá tốt, mọi hoạt động của
Công ty dần đi vào nề nếp, quy củ.

3
Báo cáo TTTN

3

Phạm Đức Thiện


Giai đoạn 5 năm đầu (1992 - 1997) là giai đoạn hồi sinh của Công ty Vật liệu

xây lắp lúc bấy giờ.
Từ nền tảng vững chắc của giai đoạn đầu, 5 năm tiếp theo ( 1998-2002) Công ty
đã có những bước đột phá mạnh mẽ trong SXKD và đã gặt hái được nhiều thành công
đáng kể. Trong giai đoạn này với tổng doanh thu đạt được trên 200 tỷ đồng là kết quả
của sự năng động, sáng tạo của ban Giám đốc, là những bước đi thận trọng nhưng
vững trãi và đúng theo chiến lược kinh doanh mà Công ty đã đề ra.
Từ một đơn vị chỉ SXKD như: gạch lát nền, cấu kiện bê tông đúc sẵn, tà vẹt bê
tông các loại, xi măng đen, xi măng trắng…thì nay Công ty đã thành công trong lĩnh
vực xây dựng các công trình dân dụng, giao thông với sản lượng và doanh thu chiếm
gần 50% sản lượng doanh thu chung của Công ty. Từ đây Công ty càng phải tìm ra cho
mình những phương án giải những bài toán mới của công tác nhập NVL đầu vào để
đảm bảo kỹ, mỹ thuật cho sản phẩm tạo ra đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của
thị trường và đáp ứng được lượng vốn bỏ ra nhỏ nhất trong hoàn cảnh Công ty còn gặp
nhiều khó khăn về vốn. Với bao khó khăn chồng chất đó Công ty đã năng động, tìm
tòi đưa ra đựơc những giải pháp tối ưu cho mình là có những bạn hàng trung thành và
tạo điều kiện cho Công ty nợ đọng vốn .
Giai đoạn 5 năm tiếp theo (2002 – 2006) là giai đoạn Công ty đã vững vàng và
khẳng định được mình trên thương trường cả trong và ngoài ngành.
Năm 2002 được Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho phép xây dựng dây
chuyền sản xuất tà vẹt bê tông dự ứng lực để cung cấp cho ngành theo nghị quyết
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của đất nước nói chung và của ngành nói riêng. Công
ty đã mạnh dạn đầu tư thành công dây chuyền sản xuất tà vẹt bê tông dự ứng lực với
công nghệ hiện đại, sản phẩm được Công ty tạo ra từ dây chuyền sản xuất tà vẹt này đã
có chất lượng cao và ổn định đã được Viện Khoa học công nghệ giao thông vận tải
công nhận.
Bắt đầu từ tháng 4/2005 Công ty đã chuyển hoạt động từ mô hình doanh nghiệp
Nhà nước sang mô hình Công ty cổ phần. Với chủ trương mang tính chiến lược lâu dài
đó là: đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, không ngừng mở rộng thị trường
trong và ngoài ngành, mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ, ổn định việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động, đảm bảo cổ tức ngày càng cao.

Không dừng lại ở các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh truyền thống, Công ty đã
đa dạng hoá ngành nghề, không ngừng mở rộng thị trường. Tháng 5 năm 2007 Công ty
đã phát triển thêm một số lĩnh vực kinh doanh mới: kinh doanh bất động sản với quyền
sở hữu hoặc đi thuê, kinh doanh dịch vụ thương mại xăng dầu, đại lý môi giới, đấu giá,
kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, lữ hành và các dịch vụ du lịch khác đáp ứng
mục tiêu hoà nhập trong nền kinh tế thị trường khi Việt Nam gia nhập WTO và mở
rộng thị trường trên những lĩnh vực kinh doanh này nhằm hỗ trợ cho công tác SXKD
của Công ty, đặc biệt là giảm thiểu chi phí và những tác động bất lợi của nền kinh tế
thị trường biến động không ngừng cho công tác nhập NVL phục vụ sản xuất, góp phần
tăng lợi nhuận của Công ty và tăng thu nhập của người lao động.
Trải qua 19 năm phấn đấu, tồn tại và từng bước trưởng thành cùng với đất nước
và thời đại, cùng với sự nghiệp đổi mới mạnh mẽ, thành công và đạt đựơc nhiều thành
tựu lớn lao của toàn ngành Đường sắt, Công ty Vật liệu xây lắp trước đây nay là Công
ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội đã biết phát huy truyền thống quý báu của người
công nhân đường sắt bền bỉ phấn đấu vượt qua mọi khó khăn gian khổ, thiếu thốn

4
Báo cáo TTTN

4

Phạm Đức Thiện


buổi ban đầu, vượt lên chính mình, từng bước bươn chải thành công trong cơ chế thị
trường khốc liệt, đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, không ngừng mở
rộng thị trường, mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị, không ngừng đổi mới công nghệ,
ổn định việc làm, đảm bảo đời sống cho người lao động, đảm bảo tỷ lệ cổ tức với các
cổ đông, có những biện pháp hữu hiệu thu hút được các nguồn đầu tư vào doanh
nghiệp, tạo được niềm tin của người lao động, các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng,

các cơ quan quản lý, các bạn hàng và tạo nên được thế đứng vững trãi như ngày hôm
nay.
Hai năm gần đây( 2010-2011) mặc dù tình hình kinh tế xã hội gặp nhiều khó
khăn nhưng cùng với đội ngũ CBCNV nhiệt tình năng động, sáng tạo, không ngại khó,
ngại khổ, phấn đầu hoàn thành mọi nhiệm vụ kế hoạch sản xuất đã đề ra. Đặc biệt cuối
năm 2011 công ty có sự thay đổi về tổ chức, mô hình hoạt động được giữ nguyên
nhưng tên gọi được thay đổi từ Ban Giám đốc nay được chuyển thành Ban Tổng giám
đốc và Tổng Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
Hoạt động tài chính của Công ty luôn lành mạnh, luôn thực hiện đúng nguyên
tắc quản lý tài chính do Nhà nước ban hành. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước,
với cấp trên, không ngừng bảo tồn và phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp .

1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty
Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội là một tổ chức SXKD, hạch toán
kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại các ngân hàng,
được sử dụng con dấu riêng. Công ty được quyền tự chủ về tài chính, hoạt động theo
Điều lệ của Công ty cổ phần, Luật Doanh nghiệp và pháp luật của Nhà Nước
CHXHCN Việt Nam. Công ty có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà
Nước, với người lao động trong Công ty, các tổ chức tín dụng và tổ chức khác. Công
ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội kinh doanh các ngành nghề chủ yếu sau:
- Xây dựng các công trình: Giao thông, dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi
- Dọn dẹp tạo mặt bằng xây dựng
- Sản xuất tấm bê tông đúc sẵn, ống bê tông, cọc bê tông cốt thép
- Sản xuất và cung ứng tà vẹt bê tông dự ứng lực
- Sản xuất gạch ngói
- Mua bán vật liệu xây dựng
- Bốc xếp hàng hoá, hoạt động kho bãi
- Kiểm tra và phân tích kỹ thuật
- Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê

- Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng
- Vận tải hàng hoá
- Đại lý, môi giới, đấu giá
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành và các dịch vụ du lịch khác
- Đại lý bán vé máy bay, tầu hoả
- Mua bán xăng dầu và các sản phẩm của chúng.
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất độc lập, có chức năng tạo cơ sở vật chất
cho nền kinh tế và là động lực thúc đẩy kinh tế, quốc phòng. So với các ngành sản
xuất khác xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật đặc trưng được thể
hiện rất rõ ở sản phẩm và quá trình tái tạo ra sản phẩm của ngành. Vì thế sản phẩm

5
Báo cáo TTTN

5

Phạm Đức Thiện


của ngành mang những nét riêng so với sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất
khác. Sản phẩm xây dựng cơ bản là các công trình, hạng mục công trình nên
thường được tiến hành thi công ngoài trời, thời gian thi công dài, kỹ thuật thi công
các công trình tương đối phức tạp. Mỗi sản phẩm được xây dựng theo một thiết kế
kỹ thuật riêng, dự toán riêng và được tiến hành thi công tại một địa điểm nhất định
nào đó. Để hoàn thành một công trình phải trải qua nhiều giai đoạn thi công, từ
khâu chuẩn bị cho quá trình thi công, thi công công trình, đến hoàn thiện công
trình...Trong đó tuỳ theo công trình lớn hay nhỏ mà quá trình thi công sẽ dài hay
ngắn. Do vậy, từ những đặc thù của ngành sẽ ảnh hưởng tới việc quản lý chi phí sản
phẩm và tính giá thành sản phẩm xây dựng cơ bản.

Công tác xây dựng cơ bản thông thường do các doanh nghiệp xây lắp nhận
thầu tiến hành. Ngành sản xuất kinh doanh xây lắp có những đặc điểm riêng của
ngành xây dựng cơ bản như sản phẩm xây lắp là những công trình, hạng mục công
trình xây dựng, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn
chiếc, thời gian sản xuất xây lắp lâu dài. Mặt khác, có rất nhiều phương pháp kỹ
thuật thi công khác nhau dẫn đến giá trị công trình khác nhau. Vì vậy đòi hỏi việc
tổ chức quản lý nhất thiết phải lập dự toán và trong quá trình xây lắp phải so sánh
với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo
hiểm cho công trình xây lắp.
Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá hạch toán hoặc giá thoả thuận với
chủ đầu tư từ trước, do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện không rõ hay
nói cách khác tác động của yếu tố thị trường bị hạn chế.
Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn có các điều kiện sản xuất (xe,
máy, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động ...) phải di chuyển theo địa điểm
đặt sản phẩm. Đặc điểm này gây nhiều khó khăn phức tạp cho công tác quản lý chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do vậy phải làm tốt công tác quản lý vật tư tài
sản nhằm phát hiện hư hỏng, sai phạm một cách kịp thời.
Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp rất lâu dài nên đòi hỏi công tác tổ chức
quản lý tốt sao cho đảm bảo chất lượng công trình theo đúng như dự toán thiết kế,
tạo điều kiện thuận lợi cho bàn giao công trình, ghi nhận doanh thu và thu hồi vốn.
Sản phẩm xây lắp là những hạng mục công trình, những công trình, vật kiến
trúc .v.v...có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất
sản phẩm dài v.v...Những đặc điểm này đòi hỏi phải có phương pháp quản lý và
tính toán giá thành khác biệt với các ngành khác: mỗi sản phẩm xây lắp đều có giá
riêng ( dự toán riêng), qua trình sản xuất xây lắp phải lấy dự toán làm thước đo. Sản
phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá trúng thầu được cấp có thẩm quyền duyệt khi
công bố trúng thầu.
Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất phải di
chuyển theo địa điểm xây dựng. Đặc điểm này làm cho công tác tổ chức quản lý sử
dụng tài sản, vật tư, lao động rất phức tạp.


6
Báo cáo TTTN

6

Phạm Đức Thiện


Hoạt động xây lắp được diễn ra dưới điều kiện sản xuất thiếu tính ổn định,
luôn biến đổi theo địa điểm và giai đoạn thi công. Do vậy, doanh nghiệp thường
phải thay đổi, lựa chọn phương án tổ chức thi công thích hợp cả về mặt thi công
đến tiến độ thi công.
Chu kỳ sản xuất kéo dài, dễ gặp rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian như hao mòn
vô hình, thiên tai...Do vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần tổ
chức sản xuất hợp lý, đẩy nhanh tiến độ thi công là điều kiện quan trọng để tránh
những tổn thất, rủi ro và ứ đọng vốn trong đầu tư kinh doanh.
Quá trình sản xuất diễn ra trong một phạm vi hẹp với số lượng công nhân và
vật liệu lớn. Do vậy đòi hỏi tổ chức thi công xây lắp phải có sự phối hợp đồng bộ
và chặt chẽ giữa các bộ phận và giai đoạn công việc.
Sản xuất xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu ác động trực tiếp bởi điều
kiện môi trường, thiên nhiên. Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng
đến chất lượng thi công, có thể sẽ phát sinh các thiệt hại do ngừng sản xuất hay do
phải phá đi, làm lại, vì vậy doanh nghiệp cần có kế hoạch điều độ, phù hợp sao cho
có thể tiết kiệm chi phí hạ giá thành.
Tổ chức trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta phổ biến là theo phương
thức "khoán gọn" các công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc các công
việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp. Trong giá khoán công trình không
chỉ có tiền lương mà còn có đủ các chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ thi công,
chi phí chung của các bộ phận nhận khoán. Việc giao khoán trên sẽ giúp cho việc

nâng cao trách nhiệm trong quản lý xây dựng của các đội , xí nghiệp từ đó tiết kiệm
chi phí và đẩy nhanh tiến độ thi công.

Các sản phẩm chủ yếu của Công ty:

Biểu 1.1: Các sản phẩm chủ yếu của Công ty
STT
I

II

Tên mặt hàng

Đơn vị tính

Tà vẹt bê tông
1

Tà vẹt bê tông dự ứng lực

Thanh

2

Tà vẹt thường

Thanh

3


Tà vẹt cầu

Thanh

4

Tà vẹt đường ngang

Thanh

Cấu kiện bê tông

7
Báo cáo TTTN

7

Phạm Đức Thiện


1

Tấm đan bê tông

Tấm

2

Ống bê tông


Cái

3

Cột bê tông

Cái

4

Cột điện dự ứng lực

Cái

5

Ống cống dự ứng lực

Cái

III

Các loại hình khác

1

Xây lắp

2


Vận tải hàng hoá

3

Bốc xếp hàng hoá, vận chuyển, kho bãi

4

Đại lý môi giới, đấu giá

5

Dịch vụ bán vé máy bay, tầu hoả

1.2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty.
1.2.1.1 Đặc điểm quy trình công nghệ áp dụng cho sản xuất tà vẹt bê tông
dự ứng lực:
* Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Sản xuất tà vẹt bê tông dự ứng lực được tiến hành theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
- Cắt, đá được tuyển rửa, kiểm tra đạt yêu cầu kết hợp cùng với xi măng và phụ
gia được đem vào trạm trộn.
- Khuôn được làm sạch và phun lót cách ly bằng máy bán tự động.
- Từ trạm trộn bê tông được di chuyển bằng xe chứa để rót vào khuôn, việc này
được thực hiện trên máy bán tự động. Cấp phối bê tông được trộn theo thiết kế của
một phòng thí nghiệm chuyên ngành do Công ty cung cấp có chữ ký của người có
thẩm quyền và có điều chỉnh lượng nước thực tế cho vào khi trộn hỗn hợp bê tông sau
khi trừ lượng nước có sẵn trong vật liệu. Cấp phối bê tông hàng ngày được ghi vào
nhật ký do người điều khiển máy cập nhật và ghi trong máy tính của trạm trộn.
- Sau khi rót đủ lượng bê tông, khuôn được điều khiển chạy đến sàn rung 1 rung

lần 1, sau đó chuyển qua sàn rung 2, rung lần 2 có gia tải. Thời gian rung ở 2 sàn rung
phụ thuộc vào độ công tác của bê tông, kỹ thuật phân xưởng quyết định thời gian này.
Nhưng thời gian rung không được nhỏ hơn 3 phút đối với mỗi sàn rung.
- Sau khi kết thúc quá trình tạo hình, khuôn sẽ được chuyển vào bể hơi bảo
dưỡng (kết thúc giai đoạn 1).
Giai đoạn 2:
- Vận hành lò hơi: Nước sau khi được xử lý hóa chất được chuyển đến lò hơi, lò
hơi được đốt lên và vận hành.
- Thời gian bảo dưỡng, nhiệt độ bảo dưỡng được xác định bằng thực nghiệm
phù hợp theo từng loại tà vẹt hoặc cấu kiện bê tông. Việc ngừng cấp hơi chỉ được thực
hiện khi phòng thí nghiệm kiểm tra mẫu thử đủ cường độ cho phép. Quá trình bảo
dưỡng tuân thủ theo biểu đồ cấp nhiệt do Công ty cung cấp và được ghi lại bằng nhật
ký bảo dưỡng của bộ phận lò hơi.

8
Báo cáo TTTN

8

Phạm Đức Thiện


- Sau khi đã cắt rời 2 đầu cốt thép CĐC ra khỏi khuôn, tại đây tà vẹt được đưa
ra khỏi khuôn thông qua việc úp khuôn xuống.
- Tà vẹt sau khi đã đưa ra khỏi khuôn được đưa đến vị trí cưa ma sát để cắt cốt
thép tách rời từng thanh. Sau khi các thanh tà vẹt được kiểm tra phân loại xếp vào
goòng chuyển ra bãi để. Việc cắt thép bằng cưa ma sát, cẩu tà vẹt ra bãi bằng cẩu di
chuyển trên ray.
Giai đoạn 3:
- Kiểm tra chất lượng và kích thước hình học của tà vẹt bê tông dự ứng lực: Tà

vẹt sau khi đưa ra bãi được kiểm tra kích thước hình học theo các tiêu chí cũng được
ghi lại bằng biên bản kiểm tra kích thước hình học khi tháo khuôn và kiểm tra trọng
lượng trung bình của lô sản phẩm theo mẫu quy định.
- Bảo dưỡng tự nhiên: Những thanh tà vẹt đạt yêu cầu về kích thước hình học sẽ
phủ bao tải đay tiếp tục bảo dưỡng bằng tưới nước giữ ẩm trong 72 giờ.
- Kiểm tra độ bền uốn đảm bảo an toàn của tà vẹt: sau khi bê tông tà vẹt đạt
cường độ thì cứ 100 thanh lấy ngẫu nhiên 3 thanh kiểm tra độ bền uốn đảm bảo an
toàn tà vẹt theo các tiêu chí cũng như được ghi lại ở biên bản kiểm tra.
- Kiểm tra tại cơ quan độc lập có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp
luật: Cứ 1000 thanh tà vẹt đã qua công đoạn vá sửa đạt yêu cầu chọn ngẫu nhiên 4
thanh đưa đi kiểm tra độ bền uốn phá hủy. Chỉ những thanh tà vẹt đủ tiêu chuẩn chất
lượng mới được đóng dấu KCS. Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng được nhập
kho theo quy trình 13(Theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008). Những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng được phá hủy thu hồi
lại phụ kiện theo quy trình 17(kiểm soát sản phẩm không phù hợp).

9
Báo cáo TTTN

9

Phạm Đức Thiện


* Sơ đồ công nghệ:

Trạm trộn
Thép
Hỗn hợp bê tông


Gia công

Khuôn
Buộc cốt đai Lắp phụ kiên
Rung lần 1

Rung lần 2

Nước

Xử lý hoá chất

Huỷ

Lò hơi

Không đạt

Căng thép DƯL

Bể bảo dưỡng

Phun chất cách ly

Cắt thép lật khuôn

Vệ sinh

Khuôn


Sản phẩm

Đạt

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ công nghệ cho sản xuất tà vẹt bê tông dự ứng lực
Kho SP

1.2.1.2 Quy trình công nghệ áp dụng cho sản xuất tà vẹt bê tông cốt
thép thường:
* Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Tà vẹt bê tông cốt thép thường được tiến hành theo trình tự sau:
- Kiểm tra máy móc thiết bị trước khi đóng điện

10
Báo cáo TTTN

10

Phạm Đức Thiện


- Chuẩn bị khuôn: Trước mỗi đợt sản xuất hoặc sau 50 lần luân chuyển khuôn
phải tiến hành khiểm tra kích thước hình học của khuôn, chốt tà vẹt kết quả kiểm tra
ghi lại bằng biên bản kiểm tra khuôn. Lau dầu chống dính khuôn, chốt. Lắp chốt vào
khuôn.
- Chuẩn bị nguyên liệu: Trước mỗi ca sản xuất kỹ thuật đơn vị và tổ trưởng tổ
sản xuất phải cùng nhau tiến hành kiểm tra cát đá. Nếu đá, cát bẩn phải rửa cho thật
sạch, nếu thành phần hạt đá, cát không đúng quy định thì phải cho sàng.
- Đặt cốt thép vào khuôn: Treo cốt thép trên khuôn và kiểm tra vị trí cốt thép.
- Đổ bê tông đầm tạo hình: Bê tông được xúc vào khuôn tà vẹt đến 1/3 khuôn,

bắt đầu cho đầm rung hoạt động. Tiếp tục xúc bê tông vào khuôn cho đều bằng mặt
khuôn, quá trình này được tiến hành trong 3 phút. Hạ tấm gia tải lên mặt chỉnh lại các
chốt rung có gia tải trong 2 phút. Tắt đầm rung, nhấc gia tải ra khỏi bề mặt khuôn. Vệ
sinh bê tông quanh mép khuôn, dùng xe vận chuyển khuôn ra vị trí bóc khuôn.
- Lật khuôn và vá sửa: Khi khuôn đã vào vị trí lật khuôn, tiến hành rút chốt và
sửa lỗ chốt trên thanh tà vẹt. Sau 15-20 phút, tiến hành lật khuôn, trước khi lật khuôn
kiểm tra độ phẳng của mặt bằng lật khuôn. Tà vẹt sau khi tra vá sửa được đậy bao tải
và bào quản nước lạnh trong 21 ngày.

* Sơ đồ công nghệ:
Bê tông

Cốt thép
Khuôn
Rung tạo hình

Vệ sinh lau dầu

Lật khuôn
Và sửa
Kiểm tra
Đạt
Bảo dưỡng

Nghiệm thu
Nhập kho

11
Báo cáo TTTN


Không đạt

Đạt
11

Loại
Phạm Đức Thiện


Sơ đồ 1.2: Sơ đồ công nghệ cho sản xuất tà vẹt bê tông cốt thép thường

12
Báo cáo TTTN

12

Phạm Đức Thiện


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY

CƠ QUAN CÔNG TY
CÁC XÍ NGHIỆP THÀNH VIÊN CÔNG TY

Phòng Kế hoạch

Phòng Kỹ thuật


13

Phòng Tài chính Kế toán

Sơ đồ 1.3: Bộ máy quản lý của Công ty

Phòng Hành chính tổng hợp

Phòng Tổ chức Lao động
Tiền lương

Xí nghiệp xây dựng
công trình 1
Xí nghiệp xây dựng
công trình 5
Xí nghiệp xây dựng
công trình 6
Xí nghiệp xây dựng
công trình 8
Xí nghiệp xây dựng
công trình 9
Xí nghiệp xây dựng
công trình 10
Xí nghiệp xây dựng
công trình đường sắt
Xí nghiệp xuất nhập khẩu dịch vụ
và thương mại
Xí nghiệp bê tông
dự ứng lực
Đội xây dựng vận tải


Phạm Đức Thiện
13
Báo cáo TTTN

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC


Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được xây dựng theo kiểu trực tuyến
chức năng trên hai cấp độ: cấp Công ty và cấp Xí nghiệp, Đội.
- Cấp Công ty bao gồm: Ban Tổng giám đốc (gồm có một Tổng giám đốc và ba Phó
Tổng giám đốc), các Phòng ban nghiệp vụ( gồm có năm phòng ban).
- Cấp Xí nghiệp( Đội) bao gồm 10 đơn vị sản xuất chính của Công ty .
Với mô hình tổ chức như trên, hoạt động của Công ty thống nhất từ trên xuống
dưới, Tổng giám đốc Công ty điều hành quá trình sản xuất kinh doanh thông qua các văn
bản, quyết định, nội quy... các phòng ban, xí nghiệp, các đội xây dựng có trách nhiệm thi
hành các văn bản đó.
Các bộ phận chức năng( phòng, ban) không có quyền ra quyết định hành chính
trực tiếp với các bộ phận cấp dưới( các xí nghiệp, các đội) mà chỉ là bộ phận giúp việc
cho người lãnh đạo theo kiểu chuyên gia hội đồng tư vấn trong phạm vi của mình.
- Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước cấp trên và cơ
quan chủ quản của mình về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tổ chức đời
sống và mọi hoạt động của Công ty theo Luật doanh nghiệp mà Nhà nước đã ban hành.
Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo các
nội quy, quy chế, nghị quyết được ban hành trong Công ty, các quy định, thể chế của
Tổng Công ty Đường sắt Việt nam và các chế độ chính sách của Nhà nước.
Trong cơ chế của thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các doanh
nghiệp, công tác quản lý đóng vai trò trọng tâm và quyết định sự sống còn của doanh

nghiệp.
Đó là : + Quản lý tài chính
+ Quản lý kế hoạch
+ Quản lý vật tư thiết bị
+ Quản lý con người.
Để giúp Tổng giám đốc trong công tác quản lý điều hành Công ty, có ba phó Tổng
giám đốc, năm phòng ban tham mưu nghiệp vụ, 10 xí nghiệp, đội, xưởng được giao
nhiệm vụ cụ thể và phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty về những nhiệm
vụ đã được giao.
- Phó Tổng giám đốc: Là những người giúp Tổng giám đốc trong việc điều hành
sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, trước pháp luật
những công việc được phân công.
- Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh: Giúp Tổng giám đốc phụ
trách khâu kế hoạch, kỹ thuật đảm bảo sản xuất kinh doanh trong Công ty có hiệu quả
trong từng thời kỳ, phù hợp với công việc chung( có bản quy định phân công trách nhiệm
cụ thể ).
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách hành chính quản trị: Giúp Tổng giám đốc toàn
bộ công tác nội chính trong toàn Công ty.
- Phó Tổng Giám đốc ( Kiêm Giám đốc Xí nghiệp Bê tông dự ứng lực): Giúp
Tổng giám đốc điều hành chính Xí nghiệp Bê tông dự ứng lực, một dây chuyền sản xuất
Tà vẹt bê tông dự ứng lực với công suất 250.000 thanh/năm.

14
Báo cáo TTTN

14

Phạm Đức Thiện



Căn cứ vào quy chế của Công ty thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các
đơn vị thực hiện nghiêm túc và báo cáo Tổng giám đốc Công ty những phần việc được
phân công phụ trách.
- Phòng Kế hoạch: Có nhiệm vụ lập kế hoạch cụ thể cho các công trình thi công
chi tiết theo từng khoản mục, theo điều kiện và khả năng cụ thể của Công ty, giao khoán
cho các đội xây dựng và soạn thảo nội dung các hợp đồng kinh tế.
- Phòng Kỹ thuật - Vật tư - Thiết bị: Chỉ đạo các đơn vị trong Công ty thực hiện
đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật, thường xuyên giám sát, hướng dẫn các đơn vị thực
hiện đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, đảm bảo đúng chất lượng.
Tổ chức nghiệm thu vật tư, sản phẩm, công trình với các đơn vị sản xuất theo quy
định của Công ty, của chủ đầu tư. Trên cơ sở đó xác định chất lượng, khối lượng tháng,
quý theo điểm dừng kỹ thuật.
Trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý của các đơn vị, lập kế
hoạch cho sản xuất và trực tiếp mua sắm các vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất và trực
tiếp mua sắm các vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất đảm bảo chất lượng, kịp tiến độ.
Quản lý điều phối mọi nguồn vật tư, thiết bị, phụ tùng trong toàn Công ty .
- Phòng Tài chính Kế toán: Tham mưu về tài chính cho Tổng giám đốc Công ty,
thực hiện công tác kế toán thống kê và tổ chức bộ máy kế toán phù hợp, phản ánh trung
thực kịp thời tình hình tài chính, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát giúp Tổng giám
đốc soạn thảo hợp đồng, giao khoán chi phí sản xuất cho các đơn vị và xây dựng quy chế
phân cấp về công tác tổ chức kế toán của đơn vị trực thuộc.
- Phòng Tổ chức - Lao động - Tiền lương: Là bộ phận tham mưu cho Tổng giám
đốc về vấn đề tổ chức lao động của Công ty, quản lý sử dụng lao động và tiền lương, thực
hiện các chính sách xã hội đối với người lao động, công tác bảo hộ lao động, đồng thời
còn chịu trách nhiệm về mảng công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân
viên.
- Phòng Hành chính tổng hợp: Là nơi bao quát mọi hoạt động của Công ty nơi
nhận công văn giấy tờ, giữ các con dấu của Công ty đồng thời quản lý toàn bộ tài tài sản,
dụng cụ hành chính của Công ty, tiếp khách, phục vụ hội họp, ăn trưa cho cán bộ nhân
viên, công tác bảo vệ quân sự, công tác y tế trong toàn Công ty.

- Các Xí nghiệp, đội, xưởng sản xuất:
Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong Công ty, Tổng giám đốc Công ty
lập các Xí nghiệp, Đội, Xưởng sản xuất. Là các đơn vị được giao hạch toán nội bộ trong
Công ty, do vậy Giám đốc xí nghiệp, đội trưởng, xưởng trưởng là người chịu trách nhiệm
trước pháp luật, trước Tổng giám đốc Công ty về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và quản
lý kinh doanh các mặt công tác như: quản lý kế hoạch, kỹ thuật chất lượng, tài chính,
quản lý nhân lực. Trong đó, đặc biệt trọng tâm hơn công tác kỹ thuật chất lượng bởi đó là
công tác đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Công ty, thực hiện nghiêm túc các quy trình,
quy phạm kỹ thuật mà Công ty đã đề ra.

1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty
Nhận thức rõ những khó khăn trong SXKD những năm qua tập thể CBCNV Công
ty dưới sự chỉ đạo tinh tế và nhậy bén của đội ngũ lãnh đạo và các phòng ban chức năng

15
Báo cáo TTTN

15

Phạm Đức Thiện


đã khắc phục khó khăn, phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch SXKD đã đề
ra. Dưới đây là một số chỉ tiêu mà Công ty đã đạt được trong một số năm gần đây:

Bảng 1-1: Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009-2011
Đơn vị tính : Triệu đ ồng

Năm
Chỉ tiêu TC

Doanh thu
Sản lượng
Lợi nhuận sau thuế
Nộp ngân sách
Lao động bình quân(người)
Thu nhập bình quân một
CBCNV 1 tháng
Tổng tài sản

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

183.860
202.246
3.903
4.680
520

200.939
210.646
4.246
4.850
545

98.145
108.168
2.026

2.731
500

3,060

3,256

2,566

139.369

182.728

91.668

(Nguồn số liệu trích dẫn:Báo cáo tài chính Phòng Tài chính kế toán Công ty)
Doanh thu Công ty đạt được năm 2009, năm 2010 đều tăng trưởng với con số cụ
thể: năm 2010 so với năm 2009 tăng = 200.939 -183.860 = 17.079 triệu đồng tương ứng
tăng 9,3%, năm 2011 tình hình kinh tế khó khăn, nhà nước giảm đầu tư công nên công ty
cũng chịu tác động chung của nền kinh tế do vậy doanh thu, sản lượng, lợi nhuận, thu
nhập bình quân của công ty đều bị giảm đi.

PHẦN 2:
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing
2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty

16
Báo cáo TTTN


16

Phạm Đức Thiện



×