Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thiết kế công trình thủy lợi tại viện đào tạo và khoa học ứng dụng miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

HOÀNG TRỌNG THUẬN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI
VIỆN ĐÀO TẠO VÀ KHOA HỌC ỨNG DỤNG MIỀN TRUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NINH THUẬN, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

HOÀNG TRỌNG THUẬN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI
VIỆN ĐÀO TẠO VÀ KHOA HỌC ỨNG DỤNG MIỀN TRUNG

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 60580302

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

PGS. TS. ĐỒNG KIM HẠNH



NINH THUẬN, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp
đỡ của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận văn
được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của
cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực.
Tác giả luận văn

Hoàng Trọng Thuận

i


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp đỡ của các
thầy, cô giáo trường Đại học Thủy Lợi, đặc biệt là PGS.TS Đồng Kim Hạnh, sự tham
gia góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, bạn bè, đồng nghiệp và cùng sự nỗ
lực của bản thân. Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài luận văn:
“Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thiết kế công trình thủy lợi tại Viện Đào
tạo và Khoa học ứng dụng Miền Trung ” chuyên ngành Quản lý xây dựng.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đồng Kim Hạnh đã hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện
luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Bộ môn Công nghệ và Quản
lý xây dựng - khoa Công trình cùng các thầy, cô giáo thuộc, phòng Đào tạo Đại học và
Sau Đại học trường Đại học Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn
thành tốt luận văn thạc sĩ của mình
Tác giả chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo công tác tại thư viện Trường Đại học

Thủy Lợi, tập thể các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, kỹ sư... cùng các cán bộ công tác
tại Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng Miền Trung, đã tạo điều kiện cung cấp các tài
liệu liên quan và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình
đã động khích lệ tinh thần và vật chất để tác giả đạt được kết quả như ngày hôm nay

Ninh Thuận, ngày tháng năm 20
Tác giả luận văn

Hoàng Trọng Thuận

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG

TRÌNH THỦY LỢI .........................................................................................................3
1.1

Công trình thủy lợi và đặc điểm thiết kế công trình thủy lợi .............................3

1.1.1

Công trình thủy lợi ......................................................................................3


1.1.2

Đặc điểm thiết kế công trình thủy lợi..........................................................6

1.2

Quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng ............................................11

1.2.1

Công trình xây dựng ..................................................................................11

1.2.2

Chất lượng công trình xây dựng ................................................................11

1.2.3

Quản lý chất lượng công trình xây dựng: ..................................................13

1.2.4

Quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng ......................................14

1.3

Quản lý chất lượng công tác thiết kế công trình thủy lợi .................................20

1.3.1


Vai trò công tác thiết kế.............................................................................21

1.3.2

Yêu cầu về chất lượng trong công tác thiết kế...........................................22

1.3.3

Nội dung của công tác thiết kế ..................................................................23

Kết luận chương 1 .....................................................................................................27
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ...........................................................................................28
2.1

Cơ sở pháp lý sử dụng trong quản lý chất lượng thiết kế xây dựng ................28

2.2

Nội dung quản lý chất lượng trong thiết kế công trình xây dựng .....................29

2.2.1

Quản lý chất lượng khảo sát ......................................................................30

2.2.2

Quản lý chất lượng thiết kế .......................................................................32


2.2.3

Nội dung chức năng quản lý chất lượng ....................................................35

2.3

Mô hình quản lý chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ...........37
iii


2.3.1

Khái quát về ISO, ISO 9000 và ISO 9001 ................................................37

2.3.2

Nội dung chính của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ........................................38

2.3.3

Ý nghĩa của việc áp dụng Hệ thống QLCL theo TCVN ISO 9001:2015 ..57

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THIẾT

KẾ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI VIỆN ĐÀO TẠO VÀ KHOA HỌC ỨNG DỤNG
MIỀN TRUNG ............................................................................................................60
3.1


Giới thiệu Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng Miền Trung [7].................... 60

3.1.1

Thông tin chung ........................................................................................60

3.1.2

Năng lực thiết kế của Viện ........................................................................65

3.1.3

Năng lực tài chính .....................................................................................67

3.1.4

Định hướng, cơ hội và những thách thức của Viện trong tương lai .........68

3.2 Mô hình, hệ thống quản lý chất lượng thiết kế tại Viện vận dụng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2015 ................................................................................................71
3.2.1

Mô hình, hệ thống quản lý quy trình thiết kế tại Viện ..............................71

3.2.2

Mô hình, hệ thống quản lý quy trình kiểm soát thiết kế tại Viện .............76

3.2.3


Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình, hệ thống quản lý chất lượng thiết kế ...
...................................................................................................................81

3.2.4

Thực trạng công tác quản lý chất lượng thiết kế tại Viện .........................83

3.3

Giải pháp đảm bảo chất lượng thiết kế công trình thủy lợi tại Viện ...............90

3.3.1 Giải pháp xây dựng các hoạt động nhằm duy trì và triển khai hoạt động
ISO 9001 : 2015 sau khi đã xây dựng ...................................................................90
3.3.2

Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực, vật lực .............................................92

3.3.3

Giải pháp nâng cao chất lượng dữ liệu đầu vào ........................................97

3.3.4

Một số giải pháp khác .............................................................................101

Kết luận chương 3 ...................................................................................................102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................106
PHỤ LỤC


iv


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Bố cục của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ...........................................................39
Hình 2.2 Tổng hợp các điều khoản của ISO 9001:2015 theo dạng mô hình cây (a) ....40
Hình 2.3 Tổng hợp các điều khoản của ISO 9001:2015 theo dạng mô hình cây (b) ....40
Hình 2.4 Sơ đồ trình bày các yếu tố của một quá trình đơn lẻ ......................................41
Hình 2.5 Cấu trúc của tiêu chuẩn theo chu trình PDCA ...............................................42
Hình 3.2 Sơ đồ minh họa quy trình thiết kế theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ...............72

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Thống kê cán bộ, nhân viên có chuyên môn cao của Viện ............................66
Bảng 3.2 Tổng hợp doanh thu trong 3 năm (2013, 2014, 2015) (đ) .............................67
Bảng 3.3 Bảng kiểm soát thiết kế ..................................................................................77
Bảng 3.4 Sơ đồ kiểm soát thiết kế theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ..............................80

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
(Xếp theo thứ tự A, B, C của chữ cái đầu viết tắt)
CTXD: Công trình xây dựng
CLCT: Chất lượng công trình
CTTL: Công trình thủy lợi
CĐT: Chủ đầu tư

CNDA: Chủ nhiệm dự án
CNTK: Chủ nhiệm thiết kế
CNCN: Chủ nhiệm chuyên ngành
CTTK: Chủ trì thiết kế
CTKT: Chủ trì kỹ thuật
GSCT: Giám sát công trình
KSĐH: Khảo sát địa hình
KTV: Kỹ thuật viên
QLCLCTXD: Quản lý chất lượng công trình xây dựng
QLCLCT: Quản lý chất lượng công trình
QLCL: Quản lý chất lượng
QTVH-KT: Quy trình Vận hành - Khai thác
TKCT: Thiết kế công trình
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TCN: Tiêu chuẩn ngành
Viện: Viện Đào tạo vào Khoa học ứng dụng Miền Trung
vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Công trình thủy lợi là công trình phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống
thiên tai, cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. Vốn đầu tư cho xây dựng công trình
thủy lợi thường chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn ngân sách chi cho xây dựng cơ
bản hàng năm. Các công trình thủy lợi, hệ thống thủy lợi mỗi năm đều được cải tạo,
nâng cấp, xây mới nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng. Bên cạnh những lợi ích mang lại
còn có các nguy cơ tiềm ẩn gây thiệt hại lớn như đập thủy điện bị vỡ, các tuyến đê gặp
sự cố hoặc hệ thống tưới không hiệu quả… mà nguyên nhân chính là do không quan
tâm nhiều đến các quy trình quản lý chất lượng của những công trình này. Vì thế cùng
với sự phát triển của các công trình thủy lợi cần phải quan tâm đến công tác quản lý

chất lượng công trình
Công tác quản lý chất lượng thiết kế có vai trò rất quan trọng do những đặc tính riêng
của một số loại công trình thủy lợi như: đập, hồ chứa, hồ thủy điện, đê ngăn lũ, trạm
bơm, hệ thống kênh….mỗi công trình còn phải phù hợp với địa hình, địa chất, khí
hậu... của từng vùng, từng địa phương. Do vậy việc quản lý chất lượng thiết kế càng
trở nên cấp thiết đòi hỏi đơn vị tư vấn thiết kế phải có những biện pháp nâng cao và
không ngừng hoàn thiện năng lực quản lý chất lượng công trình
Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng Miền Trung được thành lập theo Quyết định số
2761/QĐ-BNN-TCCB ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn. Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng Miền Trung là đơn vị trực
thuộc Trường Đại học Thủy lợi tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên có chức năng:
đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, dịch vụ tư vấn, liên danh, liên
kết, hợp tác trong nước và quốc tế,... Kể từ khi thành lập đơn vị đã tham gia thiết kế
nhiều công trình có quy mô lớn, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội
Trên cơ sở những luận điểm trên, học viên đã lựa chọn và thực hiện đề tài “Hoàn thiện
công tác quản lý chất lượng thiết kế công trình thủy lợi tại Viện Đào tạo và Khoa học
1


ứng dụng Miền Trung” nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được và những vấn đề còn
tồn tại để đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thiết kế công trình
thủy lợi áp dụng cho Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng Miền Trung
2. Mục tiêu nghiên cứu
Góp phần hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thiết kế công trình thủy lợi áp dụng
cho Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng Miền Trung
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề về quản lý chất lượng thiết kế công trình thủy lợi
Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề về quản lý chất lượng thiết kế công trình thủy lợi tại
Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng Miền Trung
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Tiếp cận lý thuyết: Nghiên cứu về quản lý chất lượng thiết kế công trình thủy lợi
Tiếp cận thực tế: Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng thiết kế công trình thủy lợi
tại Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng Miền Trung
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thu thập, phân tích các tài liệu.
Nghiên cứu lý thuyết và áp dụng thực tế trong công tác quản lý chất lượng thiết kế
công trình thủy lợi

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT
KẾ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1 Công trình thủy lợi và đặc điểm thiết kế công trình thủy lợi
1.1.1 Công trình thủy lợi
Công trình thủy lợi là công trình được xây dựng để sử dụng nguồn nước gọi là công
trình thủy lợi. Nhiệm vụ chủ yếu của các công trình thủy lợi là làm thay đổi, cải tiến
trạng thái tự nhiên dòng chảy của sông, hồ, biển, nước ngầm để sử dụng một cách hợp
lý có lợi nhất và bảo vệ môi trường xung quanh tránh khỏi những tác hại của dòng
nước gây nên. Công trình thủy lợi có thể làm hình thánh dòng chảy nhân tạo để thỏa
mãn nhu cầu dùng nước, khi dòng chảy tự nhiên ở nơi đó không đủ hoặc không có
Đặc điểm để phân biệt công trình thuỷ lợi và các công trình xây dựng khác là chịu
sự tác động trực tiếp của nước dưới các hình thức khác nhau (tác động cơ học và
các tác động hoá, lý, sinh vật học)
Công trình thủy lợi rất đa dạng nên cũng có nhiều cách phân loại khác nhau. Theo
chức năng nhiệm vụ, theo vật liệu xây dựng, phương pháp thi công, thời hạn phục
vụ, vai trò của công trình trong hệ thống…
Theo chức năng của công trình có thể phân biệt:
1) Công trình ngăn nước
Loại công trình này dùng để chắn, ngăn nước, làm cho nước được dâng cao ở một

phía của nó (gọi là phía thượng lưu) để thoả mãn yêu cầu trữ nước vào hồ, lấy
nước vào kênh mương hay tạo đầu nước cho phát điện. Cũng có trường hợp ngăn
chắn nước là để bảo vệ phía mực nước thấp (gọi là phía hạ lưu) như đối với các đê
sông, đê biển để ngăn nước, các cống ngăn lũ, ngăn triều…
Đặc điểm của các công trình ngăn nước là tạo ra sự chênh lệch mực nước giữa
thượng lưu và hạ lưu đập. Hiệu số cao độ mực nước thượng lưu và hạ lưu đập được
gọi là cột nước công tác. Tác dụng của cột nước công tác lên công trình thể hiện ở
các mặt sau:
3


− Gây ra lực đẩy ngang từ thượng lưu về hạ lưu làm cho công trình có thể bị mất
ổn định về trượt, lật
− Tạo ra dòng thấm qua công trình hay luồn dưới đáy và hai bên vai công trình.
Dòng thấm trong môi trường có lỗ rỗng (đất, đá nứt nẻ…) ở thân công trình hay
nền và hai vai công trình có thể gây ra các tác động bất lợi như: làm mất nước
hồ (khi phía thượng lưu là hồ chứa); gây ra áp lực thấm làm giảm ổn định của
công trình. Dòng thấm cũng có thể gây ra các biến hình thấm cục bộ hay tổng
thể, làm hư hỏng công trình, trong trường hợp này người ta gọi là công trình bị
mất ổn định về thấm
Trong một số trường hợp, nước thấm ra hạ lưu có thể gây ra lầy hoá một khu vực
rộng lớn, có thể gây sạt lở bờ ở hạ lưu và phá vỡ chế độ khai thác đất bình thường
ở khu vực này
Dạng phổ biến của công trình ngăn nước là các loại đập (đập đất, đập đá, đập bê
tông và các loại đập khác). Với các cống lấy nước hay điều tiết nước, khi van đóng
cũng tạo ra cột nước chênh lệch thượng hạ lưu và như vậy công trình này cũng làm
việc như đập
2) Công trình điều chỉnh dòng chảy
Loại công trình này, như tên gọi của nó, có chức năng điều chỉnh dòng chảy trong
sông, làm thay đổi hướng chảy, trạng thái dòng chảy theo hướng có lợi cho việc

lấy nước, giao thông thuỷ, hoặc bảo vệ lòng sông, bờ sông khỏi xói lở
Thuộc loại công trình điều chỉnh dòng chảy bao gồm các loại đê, đập mỏ hàn, kè
bảo vệ bờ, tường chắn cát ở đáy và các công trình lái dòng đặc biệt. Trong đó có
những công trình chỉ có tác dụng bảo vệ bờ không có tác dụng lái dòng chảy như kè
bảo vệ mái dốc…
Các công trình điều chỉnh dòng chảy thường không làm dâng cao mực nước, không
tạo ra cột nước chênh lệch. Tác dụng của nước lên công trình thường chỉ là tác
dụng của dòng chảy gây ra hiện tượng xói và sóng làm cuốn trôi, hư hỏng các lớp
bảo vệ bề mặt

4


Ngoài ra đối với các kè bảo vệ bờ, khi nước sông rút nhanh, áp lực nước thấm từ
bờ ra cũng có thể gây mất ổn định thân kè
3) Các công trình dẫn nước
Các công trình này có chức năng dẫn nước nhằm thoả mãn các yêu cầu khác nhau
như tưới, cấp nước cho các hộ dân dụng và công nghiệp, dẫn nước phát điện, tiêu
thoát nước thừa và nước thải…
Thuộc loại này bao gồm các hệ thống kênh, máng hở và hệ thống đường ống (kín)
Kênh hở là một loại công trình dẫn nước phổ biến nhất với năng lực dẫn nước đến
hàng nghìn m³/s. Kênh có thể đào trong đất, đá, có thể có các đoạn đục xuyên qua
núi (đường hầm), có đoạn được gia cố bằng vật liệu kiên cố như bê tông cốt thép, xi
măng lưới thép (kênh máng)
Trên hệ thống kênh hở thường có các công trình đi kèm để bảo vệ kênh, điều tiết
nước trong kênh và chuyển tiếp nước khi kênh gặp các vật chướng ngại như sông
suối, đường giao thông, kênh khác
Đường ống là loại công trình dẫn nước có mặt cắt kín. Đường ống có thể bố trí lộ
thiên hoặc ngầm dưới đất. Vật liệu làm ống có thể là thép, bê tông cốt thép, nhựa
tổng hợp…

So với kênh hở thì đường ống có lưu lượng dẫn nước hạn chế hơn (do mặt cắt bị
giới hạn). Tuy nhiên dẫn nước bằng đường ống có lợi thế là giảm bớt được các
công trình trên hệ thống. Trường hợp ống đặt ngầm thì giảm được rất đáng kể diện
tích chiếm đất, đây cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn hình
thức công trình dẫn nước
Trong hệ thống thủy lợi thường dùng cả hai loại kênh chảy bằng trọng lực và động
lực. Điều kiện để dẫn nước trong hệ thống kênh hay ống chảy bằng trọng lực (tự
chảy) là phải có chênh lệch cột nước giữa hai đầu kênh hay ống. Cột nước này
được tạo ra do chênh lệch cao độ địa hình giữa hai đầu kênh hay ống. Đối với hệ
thống ống thì cột nước cũng có thể tạo được nhờ động lực (máy bơm)

5


4) Các công trình chuyên môn
Ngoài các công trình phổ biến đã nêu ở trên thì cũng có những công trình có đặc
điểm riêng, được xây dựng cho những mục đích nhất định, được liệt vào loại công
trình chuyên môn như:
− Công trình trạm thuỷ điện: nhà máy thuỷ điện, bể áp lực, tháp điều áp, kênh
xả…
− Công trình giao thông thuỷ: âu thuyền, công trình nâng tàu, đường chuyển gỗ,
bến cảng.
− Công trình thuỷ nông: hệ thống tưới, tiêu, thoát nước trên đồng ruộng…
− Công trình cấp, thoát nước: công trình lấy nước, xử lý nước, trạm bơm, hệ
thống đường dẫn và tháo nước…
− Công trình thuỷ sản: hồ nuôi cá, đường chuyển cá…
− Công trình đồng muối: hệ thống điều tiết, cấp thoát nước mặn…
1.1.2 Đặc điểm thiết kế công trình thủy lợi
Tư vấn thiết kế là một hoạt động nhằm đưa ra giải pháp, bản vẽ cụ thể, đưa ra được dự
toán thiết kế theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và các điều kiện kỹ thuật của

công trình. Từ đó giúp cho chủ đầu tư có kế hoạch triển khai công trình, bố trí vốn cho
công trình được hiện thực hóa
Trong giai đoạn thiết kế, chất lượng thiết kế tốt sẽ chọn được phương án thiết kế phù
hợp với quy hoạch xây dựng, quy mô xây dựng, công nghệ, công suất thiết kế, cấp
công trình và như vậy việc xác định tổng mức đầu tư đạt được hiệu quả cao, chống
được thất thoát lãng phí trong trong xây dựng cơ bản
1.1.2.1 Đặc điểm thiết kế công trình thủy lợi
Cấp thiết kế của một công trình là một thông số chính nói lên vai trò quan trọng của
công trình trong hệ thống, cũng như đối với nền kinh tế quốc dân nói chung. Từ cấp
thiết kế của công trình sẽ xác định được các chỉ tiêu thiết kế và các thông số khác để
đảm bảo cho công trình làm việc an toàn và kinh tế
Quy mô đa dạng, kết cấu phức tạp. Đối với các công trình lớn thời gian xây dựng lâu
vì thế phương án thiết kế phải đảm bảo nhu cầu dùng nước ở hạ lưu...
6


Khối lượng công trình thường lớn, điều kiện về địa hình, địa chất không thuận lợi. Đa
số là dùng vật liệu địa phương, vật liệu tại chỗ trong tính toán thiết kế
Phải đảm bảo độ bền, ổn định, hạn chế thấm trong phạm vi cho phép và thoả mãn các
điều kiện khai thác lâu dài
Bố trí tổng thể công trình phải phù hợp với cảnh quan xung quanh và kiến trúc đặc
trưng của khu vực
Xây dựng trên các sông suối, kênh rạch hoặc bãi bồi, nên thường chịu ảnh hưởng bất
lợi của nước mặt, nước ngầm, nước mưa...
Thường được xây dựng theo hệ thống nên khi thiết kế công trình phải đảm bảo phù
hợp với hệ thống, đảm bảo cao độ, tính tự chảy...
Thiết kế sử dụng các thiết bị đóng mở hiện đại, đảm bảo kín khít nước tránh thất thoát
khu sử dụng, vận hành thuận lợi an toàn
Thu thập đầy đủ các tài liệu khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý, quan trắc, sự cố đã
xảy ra của công trình cũ, kết hợp với các nghiên cứu khảo sát mới để đánh giá đúng

chất lượng, tình trạng kỹ thuật, trang thiết bị, nền và công trình hiện có để làm cơ sở
cho việc lựa chọn các giải pháp kỹ thuật sửa chữa, nâng cấp
Đảm bảo chủ trương đầu tư, thiết kế phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội và đường lối phát triển chung của đất nước, có vận dụng tốt kinh nghiệm của nước
ngoài
Phải xem xét toàn diện các mặt kỹ thuật, kinh tế – tài chính, thẩm mỹ, bảo vệ môi
trường, an toàn sản xuất và an ninh – quốc phòng, phải chú ý đến khả năng cải tạo và
mở rộng sau này, nếu có
Phương án thiết kế phải giải quyết tốt các mâu thuẫn giữa các mặt: Tiện nghi, bền
chắc, kinh tế và mỹ quan
Phải tôn trọng trình tự chung của quá trình thiết kế, trước hết phải đi từ các vấn đề
chung và sau đó mới đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể

7


Phải lập một số phương án để so sánh và lựa chọn phương án tốt nhất. Bảo tính đồng
bộ và hoàn chỉnh của giải pháp thiết kế, đảm bảo mối liên hệ giữa các bộ phận của
thiết kế, giữa thiết kế và thực tế thi công
Tận dụng thiết kế mẫu để giảm chi phí thiết kế thực tế. Cố gắng rút ngắn thời gian thiết
kế để công trình thiết kế xong không bị lạc hậu
1.1.2.2 Những yêu cầu chủ yếu về thiết kế công trình thủy lợi [1]
Lựa chọn hình thức, quy mô và loại công trình, bố trí tổng thể, các thông số và chỉ tiêu
thiết kế chính cũng như các loại mực nước tính toán điển hình phải được quyết định
trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật giữa các phương án và xem xét các
yếu tố cơ bản sau đây:
− Địa điểm xây dựng công trình phải xác định rõ các điều kiện tự nhiên và xã hội nơi
xây dựng công trình và vùng chịu ảnh hưởng của công trình như điều kiện địa hình,
địa chất, kiến tạo, thổ nhưỡng, khí tượng – khí hậu, thủy văn, môi trường sinh thái
v.v....

− Nhu cầu hiện tại và tương lai về cấp nước và tiêu nước cho các lĩnh vực kinh tế - xã
hội như nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh, thủy sản, phòng chống lũ, năng lượng,
vận tải thủy, du lịch, môi trường v.v... liên quan đến nguồn nước của lưu vực đang
xem xét
− Dự báo khả năng biến đổi về dòng chảy (lưu lượng, mực nước, hàm lượng bùn cát),
biến đổi về môi trường sinh thái sau khi công trình được xây dựng có xét đến biến
động của các yếu tố khí hậu, thủy văn, địa chất thủy văn, động thực vật trên cạn và
dưới nước, sản xuất nông nghiệp, kế hoạch mở thêm công trình hoặc tăng thêm hộ
dùng nước mới trên lưu vực trong tương lai. Dự báo chất lượng nước, diễn biến
lòng dẫn, bờ sông, bãi bồi, bờ hồ, vùng cửa sông, vùng ngập và bán ngập; sự thay
đổi chế độ xói mòn và bồi lắng bùn cát ở vùng thượng lưu, hạ lưu sông suối và
trong lòng hồ chứa nước; sự biến đổi về chế độ nước ngầm và các tính chất của đất.
Đánh giá và đề xuất biện pháp tổng thể hạn chế tác động bất lợi
− Dự báo sự biến động mục tiêu, năng lực, điều kiện hoạt động các ngành hưởng lợi
hiện có khi công trình thủy lợi mới đi vào hoạt động như vận tải thủy, nghề cá, nghề
rừng, du lịch, các công trình thủy lợi, đê điều và các công trình cấp nước khác...
8


Đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn, ổn định và bền vững tương ứng với cấp công
trình; quản lý vận hành thuận lợi và an toàn. Có các phương án đối ứng thích hợp để
xử lý cụ thể đối với từng trường hợp nhằm giảm nhẹ những tác động bất lợi có thể gây
ra cho bản thân công trình và các đối tượng bị ảnh hưởng khác hoặc khi công trình bị
sự cố, hư hỏng
Phải đảm bảo trả về hạ lưu lưu lượng và chế độ dòng chảy phù hợp với các đối tượng
dùng nước đang hoạt động, kể cả đối tượng sẽ được xây dựng trong tương lai gần đã
được hoạch định trong kế hoạch như cấp nước cho các cống lấy nước và trạm bơm ở
hạ lưu, chế độ mực nước mùa khô của giao thông thủy. Khi ở hạ lưu không có yêu
cầu dùng nước cụ thể thì trong mùa khô phải trả về hạ lưu một lượng nước tối thiểu
tương ứng với lưu lượng trung bình mùa kiệt tần suất 90% (Q90%) để bảo toàn môi

trường sinh thái
Khi thiết kế cần xem xét khả năng và tính hợp lý về kinh tế - kỹ thuật trên các mặt sau
đây:
− Khả năng kết hợp thêm một số chức năng trong một hạng mục công trình. Có kế
hoạch đưa công trình vào khai thác từng phần nhằm phát huy hiệu quả kịp thời
− Cơ cấu lại các công trình hiện có và đề xuất các giải pháp cải tạo, khắc phục để
chúng phù hợp và hài hòa với dự án mới được đầu tư
− Quy chuẩn hóa bố trí thiết bị, kết cấu, kích thước và phương pháp thi công xây lắp
nhằm đẩy nhanh tiến độ, hạ giá thành và tạo thuận lợi cho quản lý khai thác sau này
− Đảm bảo sự hài hòa về kiến trúc thẩm mỹ của bản thân từng công trình trong cụm
công trình đầu mối và sự hòa nhập của chúng với cảnh quan khu vực. Trong mọi
trường hợp thiết kế đều phải đảm bảo duy trì các điều kiện bảo vệ thiên nhiên, vệ
sinh môi trường sinh thái và nghiên cứu khả năng kết hợp tạo thành điểm du lịch, an
dưỡng...
Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi trên các sông suối có giao thông thủy phải
đảm bảo những điều kiện cần thiết đáp ứng yêu cầu của giao thông thủy
Giải quyết vấn đề di dân, tái định cư, đền bù thiệt hại về sản xuất, tài sản, cơ sở hạ tầng
kinh tế, văn hóa, xã hội trong vùng bị ngập và lấy mặt bằng xây dựng công trình theo
9


nguyên tắc môi trường và điều kiện sống nơi ở mới tốt hơn, ngày càng ổn định và phát
triển hơn
Khi thiết kế xây dựng công trình cấp đặc biệt và cấp I phải nghiên cứu thực nghiệm về
nền móng, vật liệu xây dựng, chế độ thủy lực, thấm, tình trạng làm việc của các kết
cấu phức tạp, chế độ nhiệt trong bê tông, chế độ làm việc của thiết bị v.v... Đối tượng
và phạm vi nghiên cứu thực nghiệm tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và được đề
xuất ngay trong giai đoạn đầu của dự án. Công tác này cũng được phép áp dụng cho
hạng mục công trình cấp thấp hơn khi trong thực tế chưa có hình mẫu xây dựng tương
tự

Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi dạng khối lớn phải xem xét phân bổ hợp lý vật
liệu trong thân công trình, phù hợp với trạng thái ứng suất, biến dạng, yêu cầu chống
thấm v.v... nhằm giảm giá thành mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật.
Thiết kế sửa chữa, phục hồi, nâng cấp và mở rộng công trình phải đáp ứng thêm yêu
cầu sau:
− Xác định rõ mục tiêu sửa chữa, phục hồi, nâng cấp, mở rộng công trình như sửa
chữa để công trình hoạt động bình thường hoặc kéo dài thời gian hoạt động trên cơ
sở công trình hiện tại, hoặc cải thiện điều kiện quản lý vận hành, tăng mức bảo đảm,
nâng cao năng lực phục vụ, cải thiện môi trường v.v...;
− Không gây ra những ảnh hưởng bất lợi quá mức cho các hộ đang dùng nước. Cần
nghiên cứu sử dụng lại công trình cũ ở mức tối đa;
− Cần thu thập đầy đủ các tài liệu đã có của công trình cần sửa chữa, phục hồi, nâng
cấp về khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý, quan trắc, những sự cố đã xảy ra, kết
hợp với các nghiên cứu khảo sát chuyên ngành để đánh giá đúng chất lượng, tình
trạng kỹ thuật, trang thiết bị, nền và công trình v.v.... làm cơ sở cho việc lựa chọn
các giải pháp phù hợp.

10


1.2 Quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng
1.2.1 Công trình xây dựng
1.2.1.1 Khái niệm:
Công trình xây dựng (CTXD) là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết

định vị với

đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và
phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. CTXD bao gồm công trình xây

dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và
các công trình khác [2]
1.2.1.2 Đặc điểm:
CTXD có quy mô, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất xây lắp
kéo dài
CTXD cố định tại nơi sản xuất với các yếu tố phương tiện thi công, người lao động, …
phải di chuyển đến địa điểm xây dựng
Quá trình xây dựng từ khi khởi công đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng thường
kéo dài. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn với mỗi giai đoạn được
chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc này thường diễn ra ngoài trời nên
chịu tác động lớn của nhân tố môi trường như nắng, mưa, bão...
1.2.2 Chất lượng công trình xây dựng
Chất lượng CTXD là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của
công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định
trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế. Chất lượng
CTXD không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu
cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã hội và kinh tế [3]
Chất lượng công trình xây dựng được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: Công
năng sử dụng, độ tiện dụng, tuân thủ các qui chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững
tin cậy, tính thẩm mỹ, an toàn trong khai thác, tính kinh tế và tuổi thọ công trình

11


Chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ thuật mà còn
phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã hội và kinh tế
Có được chất lượng công trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng,
trong đó yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính quyền, của chủ đầu tư) và
năng lực của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng
Từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ hưởng sản phẩm xây dựng, chất

lượng công trình xây dựng được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: công năng, độ
tiện dụng; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin cậy; tính thẩm mỹ; an
toàn trong khai thác, sử dụng, tính kinh tế; và đảm bảo về tính thời gian (thời gian
phục vụ của công trình). Rộng hơn, chất lượng công trình xây dựng còn có thể và cần
được hiểu không chỉ từ góc độ của bản thân sản phẩm và người hưởng thụ sản phẩm
xây dựng mà còn cả trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó
Một số vấn đề cơ bản trong đó:
- Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng
về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, chất lượng khảo sát, chất
lượng thiết kế...
- Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật
liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ của các bộ phận, hạng
mục công trình
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định
nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực
hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân,
kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng
- Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởng
công trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công
nhân, kỹ sư xây dựng

12


- Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình đã xây dựng có thể phục vụ
mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa công trình vào khai thác, sử
dụng
- Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư phải chi
trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu thực hiện các hoạt
động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng...

- Vấn đề môi trường: cần chú ý không chỉ từ góc độ tác động của dự án tới các yếu tố
môi trường mà cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động của các yếu tố
môi trường tới quá trình hình thành dự án
1.2.3 Quản lý chất lượng công trình xây dựng:
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động của nhà nước, chủ đầu tư, tư vấn
và các bên tham gia lĩnh vực xây dựng để công trình sau khi đi xây dựng xong đảm
bảo đúng mục đích, đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Theo từng giai
đoạn và các bước xây dựng công trình các bên liên quan sẽ đưa ra các biện pháp quản
lý tối ưu để kiểm soát nâng cao chất lượng công trình theo quy định hiện hành
Nếu ta quản lý chất lượng công trình xây dựng tốt thì sẽ không có chuyện công trình
chưa xây xong đã đổ do các bên đã tham ô rút ruột nguyên vật liệu hoặc nếu không đổ
ngay thì tuổi thọ công trình cũng không được đảm bảo như yêu cầu. Vì vậy việc hoàn
thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng không chỉ là hoàn thiện chất
lượng công trình mà còn góp phần chủ động chống tham nhũng, chủ động ngăn ngừa
tham nhũng, ngăn ngừa thất thoát trong xây dựng
Công trình xây dựng khác với sản phẩm hàng hoá thông thường khác vì công trình xây
dựng được thực hiện trong một thời gian dài do nhiều người thực hiện, do nhiều vật
liệu tạo nên chịu tác động của tự nhiên rất phức tạp. Vì vậy việc nâng cao công tác
quản lý CLCTXD là rất cần thiết, bởi nếu xảy ra sự cố thì sẽ gây ra tổn thất rất lớn về
người và của, đồng thời cũng rất khó khắc phục hậu quả
Nâng cao công tác quản lý CLCTXD là góp phần nâng cao chất lượng sống cho con
người. Vì một khi CLCTXD được đảm bảo, không xảy ra những sự cố đáng tiếc thì sẽ
13


tiết kiệm được rất nhiều cho ngân sách quốc gia. Số tiền đó sẽ được dùng vào công tác
đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân, hoặc dùng cho
công tác xóa đói giảm nghèo
1.2.4 Quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng
Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình được thực hiện

theo các bước sau đây: [4]
- Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình, nhiệm vụ thiết kế phải phù hợp với báo
cáo đầu tư xây dựng công trình hoặc chủ trương đầu tư đã được phê duyệt được Chủ
đầu tư xác định hoặc thuê tư vấn lập. Nhiệm vụ thiết kế là căn cứ để lập dự án đầu
tư xây dựng công trình, bao gồm: căn cứ lập nhiệm vụ thiết kế; mục tiêu xây dựng
công trình; địa điểm xây dựng công trình; các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và
kiến trúc của công trình; các yêu cầu về quy mô và tuổi thọ của công trình, công
năng sử dụng và các yêu cầu khác đối với công trình. Nhiệm vụ thiết kế có thể được
bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả của dự án
- Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
- Lập thiết kế xây dựng công trình. Nhà thầu thiết kế có trách nhiệm thực hiện chế độ
kiểm tra nội bộ đối với hồ sơ thiết kế xây dựng công trình bằng cách chỉ định cá
nhận, bộ phân trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thực
biện việc kiểm tra chất lượng thiết kế. Người kiểm tra thiết kế phải ký tên, xác nhận
trên bản vẽ thiết kế. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực
tiếp thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật và
dấu của nhà thầu thiết kế công trình. Hồ sơ thiết kế bao gồm: thuyết minh thiết kế;
bảng tính; bản vẽ thiết kế; tài liệu khảo sát xây dựng có liên quan; dự toán xây dựng
công trình; quy trình bảo trì công trình
- Thẩm định thiết kế của chủ đầu tư, thẩm tra thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây
dựng hoặc của tổ chức tư vấn:
Thẩm định thiết kế của chủ đầu tư bao gồm: [4]

14


+ Xem xét sự phù hợp về thành phần, quy cách của hồ sơ thiết kế so với quy định
của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật
+ Xem xét năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu
cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật

+ Đánh giá sự phù hợp của thiết kế so với thiết kế cơ sở hoặc nhiệm vụ thiết kế
đã được phê duyệt và các yêu cầu của hợp đồng xây dựng, quy định pháp luật có liên
quan
+ Đánh giá sự phù hợp về quy mô, công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công trình
+ Đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng
+ Đánh giá an toàn chịu lực các cấu kiện chịu lực của toàn bộ công trình
+ Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng chống cháy nổ
+ Yêu cầu Nhà thấu thiết kế giải trình, tiếp thu, chỉnh sửa hồ sơ thiết kế trên cơ
sở ý kiến thẩm tra
Thẩm tra thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng (với công trình cấp III
trở lên): [4]
+ Kiểm tra điều kiện năng lực của các tổ chức khảo sát, thiết kê, cá nhân là chủ
nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế
+ Kiểm tra sự phù hợp của thiết kế với các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ
yếu áp dụng cho công trình
+ Mức độ an toàn chịu lực của các cấu kiện chịu lực của công trình và các yêu
cầu về an toàn khác: sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền móng với đặc điểm địa chất
công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù hợp của
giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng và với công
năng của công trình

15


Riêng đối với công trình sử dụng toàn bộ hoặc 1 phần nguồn vốn ngân sách và đầu tư
theo các hình thức BT, BOT, BTO, PPP thì cần phải xem xét thêm một số nội dung
sau:
+ Sự phù hợp của thiết kế so với thiết kế cơ sở hoặc nhiệm vụ thiết kế được duyệt
+ Sự hợp lý của thiết kế để đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình:

kiểm tra việc áp dụng đơn giá; đánh giá giải pháp thiết kế về tiết kiệm chi phí xây
dựng
Với trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ định tổ chức tư vấn, cá
nhân thẩm tra thì: [4]
+ Với công trình có nguồn vốn ngoài ngân sách: trong thời hạn 5 ngày, cơ quản
chuyên môn thông báo bằng văn bản và chuyển trả hồ sơ về cho Chủ đầu tư tự lựa
chọn tổ chức cá nhân thẩm tra. Chủ đầu tư báo cáo kết quả thẩm tra đến cơ quan
chuyên môn của Nhà nước
+ Đối với nguồn vốn ngân sách hoặc 1 phần ngân sách: trong vòng 05 ngày cơ
quan chuyên môn lựa chọn tổ chức thẩm tra và thông báo cho chủ đầu tư để ký hợp
đồng thẩm tra. Chủ đầu tư báo cáo kết quả thẩm tra với cơ quan chuyên môn của Nhà
nước
- Phê duyệt thiết kế xây dựng công trình. Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế
bản vẽ thi công cùng với báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình đối với
trường hợp thiết kế 1 bước; Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước)
hoặc thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) hoặc thiết kế triển khai sau thiết kế
cơ sở. Người phê duyệt thiết kế cần phải căn cứ vào kết quả thẩm duyệt về PCCC
của cơ quan có thẩm quyền, kết quả thẩm tra thiết kế của cơ quan chuyên môn về
xây dựng để phê duyệt thiết kế. Thiết kế bản vẽ thi công phải được Chủ đầu tư xác
nhận bằng chữ ký và đóng dấu phê duyệt vào từng tờ bản vẽ trước khi đưa ra thi
công. Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt chỉ dẫn kỹ thuật (bắt buộc với công trình
cấp II trở lên) cùng với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ
sở
16


×