Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả cấp nước của hệ thống thủy lợi cầu sơn dưới tác động của biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGÔ THỊ HOA

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẤP
NƯỚC CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI CẦU SƠN DƯỚI TÁC
ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
MÃ SỐ: 60.58.02.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS.NGÔ VĂN QUẬN

Hà Nội, 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Ngô Thị Hoa, tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tôi là do tôi làm. Những kết
quả nghiên cứu là trung thực.Trong quá trình làm tôi có tham khảo các tài liệu liên
quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và cấp thiết của đề tài. Các tài liệu trích dẫn rõ
nguồn gốc và các tài liệu tham khảo được thống kê chi tiết. Những nội dung và kết quả
trình bày trong Luận văn là trung thực, nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Hà Nội, ngày….tháng…. năm 2018
Tác giả


Ngô Thị Hoa

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, được sự giảng dạy, giúp đỡ của các thầy cô
giáo trường Đại học Thủy Lợi và sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, đến nay luận văn
“Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả cấp nước của hệ thống thủy lợi Cầu Sơn
dưới tác động của biến đổi khí hậu” đã hoàn thành.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt, tác
giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo PGS.TS.Ngô Văn Quận, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Với thời gian và kiến thức có hạn, chắc chắn không tránh khỏi những sai sót và khiếm
khuyết, tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô giáo, các cán bộ
khoa học và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................xi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KHU VỰC NGHIÊN
CỨU.................................................................................................................................4
1.1. Tổng quan về Biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam.......................................4

1.1.1 Khái niệm về Biến đổi khí hậu ...............................................................................4
1.1.2 Biến đổi khí hậu trên thế giới .................................................................................4
1.1.3. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam ...............................................................................11
1.2. Tổng quan về hệ thống thủy lợi Cầu Sơn ...............................................................14
1.2.1.Điều kiện tự nhiên ................................................................................................14
1.2.2. Tình hình dân sinh kinh tế ...................................................................................25
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CẤP NƯỚC CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI CẦU SƠN ..........................33
2.1. Phân tích đánh giá nguồn nước và công trình cấp nước.........................................33
2.1.1. Công trình cấp nước ............................................................................................33
2.1.2. Ưu điểm và những tồn tại của các công trình trên hệ thống ...............................38
2.2. Tính toán các yếu tố khí tượng. ..............................................................................40
2.2.1. Mô hình mưa thời kỳ nền 1986-2005 ..................................................................40
2.2.2. Mô hình mưa thời kỳ hiện tại ..............................................................................45
2.3. Tính toán nguồn nước đến hồ Cấm Sơn .................................................................46
2.3.1. Tính toán xác định mô hình phân phối dòng chảy năm thiết kế .........................46
2.3.2.Tính toán phân phối dòng chảy năm thời kỳ hiện tại ...........................................50
2.4. Tính toán nhu cầu nước của các đối tượng dùng nước trong hệ thống ..................56
2.4.1. Tính toán nhu cầu nước cho cây trồng thời kỳ hiện tại .......................................56
2.4.2. Tính toán nhu cầu cấp nước sinh hoạt thời kỳ hiện tại........................................64
2.4.3. Tính toán nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách du lịch thời kỳ hiện tại ..........65
2.4.4.Tính toán nhu cầu nước cho chăn nuôi thời kỳ hiện tại .......................................66
2.4.5. Nhu cầu nước đảm bảo dòng chảy môi trường ...................................................67

iii


2.4.6. Tổng hợp nhu cầu dùng nước toàn hệ thống ....................................................... 68
2.5. Tính toán sơ bộ cân bằng nước của hồ chứa Cấm Sơn trong điều kiện hiện tại. ... 68
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÂN

BẰNG NƯỚC CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI CẦU SƠN .......................................... 74
3.1. Tính toán nhu cầu nước theo các kịch bản BĐKH và chiến lược phát triển kinh tế
của vùng ........................................................................................................................ 74
3.1.1. Lựa chọn kịch bản BĐKH ................................................................................... 74
3.1.2. Tính toán yêu cầu dùng nước của toàn hệ thống trong tương lai ........................ 77
3.2. Tính toán nguồn nước đến dưới ảnh hưởng của BĐKH và chiến lược phát triển
kinh tế của vùng ............................................................................................................ 87
3.2.1. Tính toán nguồn nước đến thời kỳ 2016-2035 dưới ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu ................................................................................................................................. 87
3.2.2. Tính toán nguồn nước đến thời kỳ 2046-2065 dưới ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu ................................................................................................................................. 88
3.3. Tính toán cân bằng nước theo các kịch bản BĐKH ............................................... 89
3.3.1. Tính toán cân bằng nước sơ bộ hệ thống Hồ Cấm Sơn giai đoạn 2016-2035 ... 89
3.3.2. Tính toán cân bằng nước sơ bộ hệ thống Hồ Cấm Sơn giai đoạn 2046-2065 ... 90
CHƯƠNG 4:NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẤP
NƯỚC CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI CẦU SƠN DƯỚI ẢNH HƯỞNG BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ...................................................................................................................... 92
4.1. Biện pháp công trình. ............................................................................................. 92
4.2. Biện pháp phi công trình. ....................................................................................... 93
4.2.2. Giải pháp về tổ chức quản lý ............................................................................... 96
4.2.3. Giải pháp về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào xây dựng và quản lý khai
thác CTTL ................................................................................................................... 100
4.2.4. Giải pháp tăng cường đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho xây dựng, quản lý và
vận hành khai thác công trình ..................................................................................... 100
4.2.5. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng ............................................................ 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 102
1. Kết luận ................................................................................................................... 102
1.1. Những kết quả đạt được của luận văn .................................................................. 103
1.2. Những hạn chế của luận văn ................................................................................ 103
2. Kiến nghị ................................................................................................................. 104


iv


TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................106
PHỤ LỤC ....................................................................................................................107

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Hình trái: Nhiệt độ thay đổi theo từng kịch bản của SRES. Hình phải: Dự
báo nhiệt độ thay đổi vào đầu và cuối thế kỷ 21. ............................................................ 6
Hình 1.2:Quỹ đạo của bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương .............................................. 13
Hình 1.3 :Bản đồ hệ thống thủy nông Cầu Sơn ............................................................ 15
Hình 1.4:Biểu đồ nhiệt độ trung bình tháng nhiều năm tại trạm Bắc Giang ............... 18
Hình 1.5: Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng nhiều năm của hệ thống .................... 19
Hình 2.1: Bản đồ hiện trạng hệ thống thủy nông Cầu Sơn – Cấm Sơn ........................ 33
Hình 2.2: Đập hồ chứa nước Cấm Sơn tại huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn ................ 35
Hình 2.3: Đập dâng nước Cầu Sơn ............................................................................... 36
Hình 2.4: Mô hình phân phối dòng chảy năm thiết kế thời kỳ hiện tại ........................ 56

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1:Dự báo nhiệt độ bề mặt toàn cầu đến cuối thế kỷ 21 .......................................6
Bảng 1.2: Nhiệt độ không khí trung bình tháng nhiều năm tại trạm Bắc Giang ...........18
Bảng 1.3:Bảng lượng mưa trung bình tháng nhiều năm của hệ thống ..........................19
Bảng 1.4:Tốc độ gió trung bình tháng, năm tại trạm Bắc Giang ..................................20

Bảng 1.5: Lượng bốc hơi trung bình tháng, năm ..........................................................21
Bảng 1.6: Số giờ nắng tổng cộng trung bình tháng, năm ..............................................21
Bảng 1.7: Độ ẩm không khí trung bình tháng nhiều năm .............................................22
Bảng 1.8: Dân số phân theo nông thôn và thành thị......................................................25
Bảng 1.9: Năng suất lúa bình quân một số nơi năm 2003 .............................................28
Bảng 2.1: Diện tích và chiều dài các kênh ....................................................................37
Bảng 2.2. Kết quả tính toán các thông số thống kê X , Cv,Cs thời kỳ nền ....................43
Bảng 2.3. Bảng thống kê chọn mô hình mưa đại diện ứng với từng thời vụ trong thời
kỳ nền ............................................................................................................................44
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp mưa thiết kế theo tháng thời kỳ nền (1986 –2005) ứng với
tần suất P=85% ..............................................................................................................45
Bảng 2.5. Kết quả tính toán các thông số thống kê X , Cv,Cs thời kỳ hiện tại ..............45
Bảng 2.6. Bảng thống kê chọn mô hình mưa đại diện ứng với từng thời vụ trong thời
kỳ hiện tại ......................................................................................................................46
Bảng 2.7. Bảng tổng hợp mưa theo tháng thiết kế ứng với tần suất P=85% thời kỳ
hiện tại ...........................................................................................................................46
Bảng 2.8.Tổng hợp các thông số dòng chảy năm lưu vực hồ chứa nước Cấm Sơn thời
kỳ hiện tại ......................................................................................................................52
Bảng 2.9: Phân phối dòng chảy đến hồ Cấm Sơn thời kỳ hiện tại ...............................56
Bảng 2.10.Các chỉ tiêu cơ lý của đất .............................................................................57
Bảng 2. 11. Độ ẩm đất canh tác .....................................................................................61
Bảng 2.12. Thời kỳ sinh trưởng và hệ số cây trồng của lúa ..........................................61
Bảng 2.13. Thời kỳ và hệ số cây trồng của cây trồng cạn .............................................62
Bảng 2.14. Chiều sâu bộ rễ của cây trồng cạn...............................................................62
Bảng 2.15: Tổng hợp mức tưới dưỡng cho lúa vụ chiêm thời kỳ hiện tại ....................62
Bảng 2.16: Tổng hợp mức tưới cho lúa vụ mùa thời kỳ hiện tại...................................63

vii



Bảng 2.17: Tổng hợp mức tưới cho ngô đông thời kỳ hiện tại ..................................... 63
Bảng 2.18:Tổng hợp mức tưới cho nông nghiệp thời kỳ hiện tại ................................. 63
Bảng 2.19: Cơ cấu cây trồng thời kỳ hiện tại ................................................................ 64
Bảng 2.20: Tổng hợp nhu cầu nước cho các loại cây trồng .......................................... 64
Bảng 2.21: Bảng kết quả yêu cầu nước cho sinh hoạt thời kỳ hiện tại ( 106m3) ........... 65
Bảng 2.22: Bảng kết quả yêu cầu nước cho khách du lịch .......................................... 66
Bảng 2.23: Chỉ tiêu dùng nước cho chăn nuôi .............................................................. 66
Bảng 2.24: Quy mô đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn thời điểm hiện tại .................... 67
Bảng 2. 25:Tổng hợp nhu cầu nước cho chăn nuôi ....................................................... 67
Bảng 2.26. Tổng hợp nhu cầu nước đảm bảo dòng chảy môi trường ........................... 67
Bảng 2.27. Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước tại mặt ruộng của hệ thống thời
kỳ hiện tại ...................................................................................................................... 68
Bảng 2.28. Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước tại công trình đầu mối của toàn
hệ thống thời kỳ hiện tại ................................................................................................ 68
Bảng 2.29. Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ trong thời kỳ hiện tại hồ Cấm Sơn
....................................................................................................................................... 69
Bảng 2.30. Quan hệ giữa cao trình và dung tích hồ, diện tích hồ ................................. 69
Bảng 2.31. Lượng bốc hơi trung bình tháng tại trạm Hữu Lũng .................................. 70
Bảng 2.32. Phân phối bốc hơi phụ thêm khu vực hồ Cấm Sơn (mm) .......................... 71
Bảng 2.33. Xác định tổn thất do thấm và bốc hơi ......................................................... 72
Bảng 2.34. Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ trong hệ thống – hồ Cấm Sơn đã kể
đến tổn thất. ................................................................................................................... 73
Bảng 3.1: Mức tăng nhiệt độ trung bình (°C) so với thời kỳ 1986-2005 ở các vùng khí
hậu theo các kịch bản RCP4.5 ....................................................................................... 75
Bảng 3.2: Nhiệt độ trạm Bắc Giang các năm trong tương lai theo kịch bản ................ 76
RCP 4.5(°C) .................................................................................................................. 76
Bảng 3.3: Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1986-2005 ở các vùng khí hậu
theo các kịch bản RCP4.5 ............................................................................................. 76
Bảng 3.4: Lượng mưa trong tương lai theo kịch bản RCP4.5 ...................................... 77
Bảng 3.5.Tổng hợp mức tưới cho thời kỳ 2016-2035 ................................................... 77

Bảng 3.6: Cơ cấu sử dụng đất thời kỳ 2016-2035........................................................ 78
Bảng 3.7: Tổng hợp nhu cầu nước cho nông nghiệp thời kỳ nền ................................. 78
Bảng 3.8.Tổng hợp mức tưới cho thời kỳ 2046-2065 ................................................... 79
viii


Bảng 3.9.Cơ cấu sử dụng đất thời kỳ 2046-2065 .........................................................79
Bảng 3.10. Tổng hợp nhu cầu nước cho các loại cây trồng ..........................................79
Bảng 3.11: Bảng kết quả yêu cầu nước cho sinh hoạt thời kỳ 2046-2065( 106m3) ......80
Bảng 3.12: Bảng kết quả yêu cầu nước cho khách du lịch thời kỳ 2046-2065( 103 m3)
.......................................................................................................................................81
Bảng 3.13: Bảng kết quả yêu cầu nước cho sinh hoạt thời kỳ 2046-2065 (106 m3) .....81
Bảng 3.14: Bảng kết quả yêu cầu nước cho ngành du lịch thời kỳ 2046-2065 (103 m3) ..81
Bảng 3.15. Quy mô đàn gia súc, gia cầm thời kỳ 2016-2035 .......................................82
Bảng 3.16. Tổng hợp nhu cầu nước cho chăn nuôi .......................................................82
Bảng 3.17: Quy mô đàn gia súc, gia cầm thời kỳ 2046-2065 .......................................82
Bảng 3.18. Tổng hợp nhu cầu nước cho chăn nuôi ......................................................82
Bảng 3.19: Tổng hợp nhu cầu nước đảm bảo dòng chảy môi trường ...........................83
Bảng 3.20: Tổng hợp nhu cầu nước đảm bảo dòng chảy môi trường ...........................83
Bảng 3.21: Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước toàn hệ thống thời kỳ 20162035 ...............................................................................................................................84
Bảng 3.22. Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước tại công trình đầu mối của toàn
hệ thống thời kỳ 2016-2035...........................................................................................84
Bảng 3.23: Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước toàn hệ thống thời kỳ 20462065 ...............................................................................................................................85
Bảng 3.24. Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước tại công trình đầu mối của toàn
hệ thống thời kỳ 2046-2065...........................................................................................85
Bảng 3. 25: Tống hợp dự báo yêu cầu nước .................................................................86
Bảng 3.26:Sự biến đổi về nhu cầu nước cho nông nghiệp trong các năm kịch bản so
với hiện tại .....................................................................................................................87
Bảng 3.27: Biến đổi nhu cầu nước của các đối tượng dùng nước so với hiện tại. ........87
Bảng 3.28. Tổng hợp các thông số dòng chảy năm lưu vực hồ chứa nước Cấm Sơn ..87

Bảng 3.29. Phân phối dòng chảy đến hồ Cấm Sơn thời kỳ 2016-2035 kịch bản
RCP4.5 ...........................................................................................................................88
Bảng 3.30. Tổng hợp các thông số dòng chảy năm lưu vực hồ chứa nước Cấm Sơn ..88
Bảng 3.31. Phân phối dòng chảy đến hồ Cấm Sơn thời kỳ 2046-2065 .......................89
Bảng 3.32. Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ hồ Cấm Sơn khi chưa tính đến tổn
thất thời kỳ 2016-2035 ..................................................................................................89
Bảng 3.33. Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ hồ Cấm Sơn khi tính đến tổn thất

ix


thời kỳ 2016-2035 ......................................................................................................... 90
Bảng 3.34: Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ hồ Cấm Sơn khi chưa tính đến tổn
thất thời kỳ 2046-2065 .................................................................................................. 90
Bảng 3.35. Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ hồ Cấm Sơn khi tính đến tổn thất
thời kỳ 2046-2065 ......................................................................................................... 91
Bảng4.1. Bảng danh mục cải tạo, kiên cố hóa các kênh hệ thống Cầu Sơn- Cấm Sơn92
Bảng 4.2. Cơ cấu cây trồng sau khi đã chuyển đổi ....................................................... 93
Bảng 4.3.Tổng hợp mức tưới cho ngô vụ Chiêm Xuân thời kỳ hiện tại ....................... 93
Bảng 4.4. . Bảng điều tiết nước hồ thời kỳ hiện tại khi đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng
và đã kể đến tổn thất. ..................................................................................................... 94
Bảng 4.5: Cơ cấu cây trồng sau khi đã chuyển đổi ....................................................... 94
Bảng 4.6.Tổng hợp mức tưới cho ngô vụ Chiêm Xuân thời kỳ 2016-2035 ................. 94
Bảng 4.7. Bảng điều tiết nước hồ thời kỳ 2016-2035 khi đã chuyển đổi cơ cấu cây
trồng và đã kể đến tổn thất ............................................................................................ 95
Bảng 4.8: Cơ cấu cây trồng sau khi đã chuyển đổi ....................................................... 95
Bảng 4.9.Tổng hợp mức tưới cho ngô vụ Chiêm Xuân thời kỳ 2016-2035 ................. 95
Bảng 4.10. Bảng điều tiết nước hồ thời kỳ 2046-2065 khi đã chuyển đổi cơ cấu cây
trồng và đã kể đến tổn thất ............................................................................................ 96


x


DANH MỤC VIẾT TẮT
BĐKH: Biến đổi khí hậu
CTTL: Công trình thủy lợi
HTX: Hợp tác xã
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TN&MT: Tài nguyên và Môi trường
TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

xi



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nước ta là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với lượng mưa bình quân
hàng năm cao và mật độ sông suối dày đặc từ Bắc xuống Nam. Cùng với đó là các hệ
thống thủy lợi hầu như đã được phủ khắp cả nước để lấy nước từ nguồn tài nguyên dồi
dào ấy phục vụ cho yêu cầu dùng nước của các ngành nghề đa dạng như nông nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, ….
Hệ thống thủy nông Cầu Sơn nằm giữa hai dòng sông Thương và sông Lục Nam, phụ
trách tưới cho 3 huyện và một thành phố gồm: huyện Lạng Giang, huyện Lục Nam (16
xã ở hữu sông Lục Nam), huyện Yên Dũng (8 xã) và một phần Thành phố Bắc Giang.
Hệ thống công trình thuỷ lợi hiện có qua nhiều năm khai thác, do tác động của thiên
nhiên và con người cùng với sự hạn chế của nguồn vốn đầu tư hiện đã và đang ở trong
tình trạng xuống cấp: Trạm bơm xây dựng từ trước năm 1990 của thế kỷ 20, máy móc

thiết bị cũ nát, công nghệ lạc hậu; hệ thống trục tưới tiêu và kênh mương nội đồng bị
sụt sạt, bồi lắng, thu hẹp dòng chảy, tình trạng vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ
công trình ngày càng nghiêm trọng. Một số công trình hồ, đập nhỏ miền núi sử dụng
nhiều năm do thiếu kinh phí không được tu bổ sửa chữa thường xuyên nên bị hư hỏng
xuống cấp. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trước sức ép của sự gia tăng
dân số. Yêu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí, yêu cầu giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi
trường, nguồn nước, sự phát triển ngày càng tăng của các khu đô thị, dân cư… Hệ
thống công trình thuỷ lợi không đơn thuần chỉ phục sản suất nông nghiệp mà còn phải
phục vụ đa mục tiêu tạo điều kiện phát triển cho các ngành kinh tế khác.
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu là một thực trạng mà Việt Nam là một trong những
nước có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Sự thay đổi về khí hậu, thủy văn ảnh hưởng
đến nguồn nước và nhu cầu nước của các đối tượng dùng nước. Các kịch bản biến đổi
khí hậu được xây dựng cho Việt Nam đều cho thấy những bất lợi về nguồn nước ngọt
trong tương lai. Hệ thống thủy lợi Cầu Sơn cũng là vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu. Nguồn nước của vùng thay đổi theo hướng bất lợi, những tháng có mưa lớn

1


lại không rơi vào đúng thời điểm cần nước của nông nghiệp. Những tháng mùa khô lại
gần như không có mưa làm cho nguồn nước sông cạn kiệt, không đủ nước cung cấp
cho sinh hoạt và sản xuất. Những biến đổi này khiến cho nhu cầu nước phải thay đổi
và hệ thống thủy lợi cũng phải làm việc căng thẳng hơn. Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu
giải pháp nâng cao hiệu quả cấp nước của hệ thống thủy lợi Cầu Sơn dưới tác động
của biến đổi khí hậu”là cần thiết nhằm đưa ra giải pháp cấp nước phù hợp trong điều
kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
II. Mục đích và phạm vi của đề tài
- Mục đích: Đánh giá khả năng cấp nước của hệ thống, qua đó đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả cấp nước của hệ thống trong điều kiện biến đổi khí hậu.
- Phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu: Tính toán sử dụng nước cho các ngành như: Nông nghiệp,
sinh hoạt, chăn nuôi, thủy sản.
+ Phạm vi nghiên cứu: Yêu cầu tưới cho đất nông nghiệp và đối tượng sử dụng nước
khác lấy nước từ Hồ Cấm Sơn.
III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
1.Cách tiếp cận:
- Tiếp cận thực tế: Tiến hành thu thập số liệu thực đo về các yếu tố khí tượng – thủy
văn, hiện trạng định hướng phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng của vùng nghiên
cứu làm cơ sở cho việc tính toán chính xác khả năng nguồn nước đến và nhu cầu cấp
nước đến và nhu cầu cấp nước cho các đối tượng sử dụng nước phù hợp tiến trình phát
triển kinh tế xã hội.
- Tiếp cận kế thừa: Trong những năm qua đã có một số nghiên cứu về giải pháp nâng
cao hiệu quả cấp nước dưới tác động của Biến đổi khí hậu. Việc kế thừa có chọn lọc
các kết quả nghiên cứu này sẽ giúp đề tài có định hướng giải quyết vấn đề một cách
khoa học hơn.
- Tiếp cận tổng hợp đa mục tiêu.

2


2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra, thu thập phân tích, xử lý, tổng hợp số liệu. Phương pháp này
ứng dụng trong chương 1 và 2. Cụ thể, điều tra, thu thập và phân tích số liệu cơ bản về
khí tượng thủy văn, thổ nhưỡng đất đai và cây trồng...
Phương pháp kế thừa có chọn lọc. Phương pháp này kế thừa những một số nội dung,
phương pháp nghiên cứu của các nghiên cứu và công trình đã được công bố.
Phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp thống kê xác xuất. Phương pháp này
ứng dụng trong tính toán các yếu tố khí tượng thủy văn, phân tích kết quả tính toán.
Phương pháp mô hình toán, thủy văn, thủy lực. Phương pháp này ứng dụng trong
nghiên cứu của chương 2 và 3 trong tính toán nhu cầu nước, cân bằng nước, điều tiết...

IV. Kết quả dự kiến đạt được.
- Tính toán cân bằng nước của hệ thống tại thời điểm hiện tại
- Tính toán cân bằng nước của hệ thống trong điều kiện BĐKH
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cấp nước của hệ thống Cầu Sơn trong điều kiện
biến đổi khí hậu

3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về Biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam
1.1.1 Khái niệm về Biến đổi khí hậu
Khí hậu của trái đất luôn luôn thay đổi. Trước đây, sự thay đổi này mang tính tự
nhiên. Kể từ đầu thế kỷ 19 thuật ngữ biến đổi khí hậu bắt đầu được sử dụng khi nói
đến những sự thay đổi khí hậu được so sánh tại thời điểm nói đến và những dự báo
trong vòng khoảng 80 năm sau đó mà nguyên nhân thay đổi chủ yếu là do những hoạt
động của con người gây ra hơn là những thay đổi tự nhiên trong bầu khí quyển.
Theo định nghĩa của CTMTQG về Ứng phó với BĐKH thì Biến đổi khí hậu: là sự
biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì
trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu
có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do
hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác
sử dụng đất
Theo định nghĩa của Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH thì Biến đổi khí
hậu: là sự biến đổi của trạng thái khí hậu do các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của
con người gây ra sự thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và nó được thêm vào
sự biến đổi khí hậu tự nhiên quan sát được trong các thời kỳ có thể so sánh được.
Theo IPCC (Ủy ban liên chính phủ về BĐKH) thì Biến đổi khí hậu: đề cập đến sự
thay đổi về trạng thái của khí hậu mà có thể xác định được (ví dụ như sử dụng các

phương pháp thống kê) diễn ra trong một thời kỳ dài, thường là một thập kỷ hoặc lâu
hơn. Biến đổi khí hậu đề cập đến bất cứ biến đổi nào theo thời gian, có hay không
theo sự biến đổi của tự nhiên do hệ quả các hoạt động của con người.
1.1.2 Biến đổi khí hậu trên thế giới
Biến đổi khí hậu do hiện tượng nhà kính bắt nguồn từ sự phát thải quá mức vào khí
quyển các khí có hiệu ứng nhà kính do các hoạt động kinh tế xã hội của con người.
Theo dự báo của các nhà khoa học nếu như tình hình phát thải khí nhà kính không

4


giảm thì vào năm 2030 mật độ của khí CO2 trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi so với
thời kỳ tiền công nghiệp. Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất tăng lên kéo theo
hàng loạt các yếu tố khí hậu khác như: lượng mưa, độ ẩm, bức xạ... thay đổi theo.
Theo dự báo, nhiệt độ mặt đất và tầng đối lưu tăng lên, tại tầng bình lưu nhiệt độ lại
giảm, từ độ cao 15÷18 km xuống mặt đất nhiệt độ tăng lên từ lên 1÷40C, từ vĩ độ
500B đến Bắc cực tăng thêm 1 độ, từ vĩ độ 500N đến Nam cực tăng thêm từ 1÷20C so
với vùng vĩ độ thấp. Ở vùng Bắc bán cầu từ vĩ độ 300B trở lên, về mùa Đông (tháng
10 đến tháng 4 năm sau) nhiệt độ tăng thêm 4÷120C. Ngược lại vào mùa hè (tháng
6,7,8) chỉ tăng thêm khoảng 20C, vào các tháng 11, 12 cũng có thể tăng 40C.
Mưa trở nên thất thường hơn. Cường độ mưa thay đổi. Những vùng mưa nhiều, lượng
mưa trở nên nhiều hơn, cường độ mưa lớn hơn. Các vùng hạn trở nên hạn hơn. Khi
tăng gấp đôi lượng phát thải khí CO2, lượng mưa tăng ở các vùng vĩ tuyến cao và các
vùng nhiệt đới trong tất các các mùa trong năm, còn ở vĩ tuyến trung bình về mùa
đông, lượng mưa tăng 10 ÷ 20%, ở các vùng từ vĩ độ 35 ÷ 550N lượng mưa tăng
không đáng kể. Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy bốc hơi thay đổi theo 4 mùa,
nếu lượng mưa tăng 10÷30% thì lượng bốc hơi tăng 10÷15%. Cụ thể, nghiên cứu đã
chỉ ra trong 3 thập niên tới tại Hàn Quốc ở các lưu vực nhỏ sẽ tăng từ 6,6% đến 9,3%
lượng mưa và nhiệt độ không khí có xu hướng tăng thêm từ 0,80C đến 3,20C
Theo bản Báo cáo về kịch bản phát thải của IPCC, 2000 (SRES,2000) thì lượng phát

thải khí CO2 từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ tăng lên khoảng 40-110% trong
khoảng thời kỳ 2000-2030. Thêm vào đó tương ứng với kịch bản phát thải của SRES
thì trong vòng 2 thập kỷ tới nhiệt độ trái đất sẽ ấm lên khoảng 0,20C giai đoạn 20902099 so với thời kỳ 1980-1999, nhiệt độ tăng lên tương ứng với từng kịch bản phát
thải khác nhau. Cùng với việc tăng phát thải làm nhiệt độ toàn cầu ấm dần lên sẽ là
nguyên nhân của sự gia tăng mực nước biển. Mực nước biển theo SRES được dự báo
sẽ tăng 0,1-0,2m giai đoạn 2090-2099 so với thời kỳ 1980-1999

5


Bảng 1.1:Dự báo nhiệt độ bề mặt toàn cầu đến cuối thế kỷ 21
Thay đổi nhiệt độ
Kịch bản
Năm 2000
Kịch bản B1
Kịch bản A1T Kịch bản
B2
Kịch bản A1B

(oC giai đoạn 2090-2099 so với 1980-1999)
Khả năng
Trong khoảng
0,6
0,3-0,9
1,8
1,1-2,9
2,4

1,4-3,8


2,4

1,4-3,8

2,8

1,7-4,4

Kịch bản A2

3,4

2,0-5,4

Kịch bản A1F1

4,0

2,4-6,4

Nhiệt độ bề mặt địa cầu ngày càng tăng đối với từng lục địa và cho từng kịch bản giai
đoạn 1900-2100 (Hình 1.1). Có thể thấy rằng sự ấm của bề mặt trái đất trải dải hầu
khắp các lục địa, trải dài từ vĩ độ Bắc xuống gần Nam Cực và Bắc Đại Tây Dương.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng kéo dài, mưa lớn xuất hiện với tần
suất và cường độ ngày càng tăng cho thời kỳ 2020-2029 và 2090-2099.

(Nguồn IPCC-AR4, 2007)
Hình 1.1: Hình trái: Nhiệt độ thay đổi theo từng kịch bản của SRES. Hình phải: Dự
báo nhiệt độ thay đổi vào đầu và cuối thế kỷ 21.
1.1.2.1 Tác động của Biến đổi khí hậu tới Tài nguyên nước

Biến đổi về lượng mưa, phân bố mưa theo không gian và thời gian dưới tác động của
biến đổi khí hậu đã có những ảnh hưởng nhất định tới việc cấp nước cho các ngành
6


dùng nước. Mưa lớn và tuyết rơi xảy ra thường xuyên hơn tại các vùng vĩ độ cao và
trung bình tại bắc Bán cầu trong khi lượng mưa giảm xuống tại vùng nhiệt đới và á
nhiệt đới. Tại nhiều vùng của Châu Âu, miền Trung Canada, bang California đỉnh lũ
chuyển từ mùa xuân sang mùa hè do giáng thủy chuyển chủ yếu từ tuyết rơi sang mưa.
Tại Châu Phi, các lưu vực sông lớn như sông Nile, hồ Chad và Senegal, lượng nước có
thể khai thác giảm khoảng 40-60%.
Thay đổi về phân bố mưa trong năm sẽ ảnh hưởng đến lượng nước có thể khai thác
được. Kết quả của các mô hình dự báo biến đổi khí hậu cho thấy tại nhiều khu vực
lượng mưa sẽ tập trung hơn vào mùa mưa và giảm vào mùa khô. Mưa lớn tập trung sẽ
làm tăng lượng dòng chảy mặt, giảm lượng nước ngấm xuống các tầng chứa nước dưới
đất. Điều này làm gia tăng lũ lụt vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô, trữ lượng
nước ngầm sẽ suy giảm. Ngoài ra, khả năng sinh thủy của lưu vực còn bị gián tiếp ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu do thảm phủ thực vật bị thay đổi do điều kiện khí hậu thay
đổi.
Chế độ thủy văn tại các vùng khí hậu khô hanh sẽ nhạy cảm hơn so với các vùng ẩm
ướt. Tại các vung khô hanh, một sự thay đổi nhỏ của nhiệt độ và lượng mưa sẽ gây ra
biến động lớn về chế độ dòng chảy sông suối. Các vùng khô hạn và bán khô hạn tại
Trung á, Địa Trung Hải, Nam Phi và Châu Đại Dương sẽ chịu tác động của lượng mưa
giảm và bốc hơi tăng. Những vùng có cao độ mặt đất lớn sẽ có lượng dòng chảy mặt
tăng lên do lượng mưa tăng. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới tài nguyên nước của
khu vực nhiệt đới rất khó dự báo. Các mô hình dự báo biến đổi khí hậu cho kết quả về
lượng mưa và phân bố mưa tại khu vực này rất khác nhau. Theo kết quả dự báo tin cậy
nhất, lượng mưa từ tháng 6 đến tháng 8 tại Nam Á sẽ tăng lên trong khi giảm đi ở
vùng Trung Mỹ.
Sự thay đổi chế độ dòng chảy của sông suối sẽ làm thay đổi nồng độ các chất dinh

dưỡng, lượng oxi hòa tan và các thành phần hóa học khác, do đó, làm thay đổi chất
lượng nước mặt.
Các hồ chứa, đập dâng, trạm bơm và giếng khai thác nước ngầm cũng bị ảnh hưởng.
Mưa lớn kéo theo gia tăng trượt lở đất và xói mòn sẽ làm tăng lượng phù sa chuyển tới

7


và lắng đọng trong lòng hồ, làm giảm dung tích hữu ích của các hồ chứa. Chế độ dòng
chảy thay đổi cũng làm cho vấn đề điều tiết của hồ trở lên khó khăn hơn, khả năng
cung cấp nước giảm đi. Do trữ lượng nước ngầm thay đổi, khả năng khai thác của
nhiều giếng ngầm cũng bị giảm sút. Chế độ dòng chảy thay đổi cũng làm cho nhiều
công trình không hoạt động đúng điều kiện thiết kế, năng lực công trình có thể bị suy
giảm.
Mực nước biển dâng lên làm việc cấp nước vùng duyên hải trở lên khó khăn hơn. Các
tầng nước ngầm bị xâm nhập mặn khiến nhiều giếng khai thác nước không hoạt động
được. Việc xâm nhập mặn sâu vào cửa sông làm nhiều công trình thủy lợi bị ảnh
hưởng.
Việc suy giảm khả năng cung cấp nước của các công trình sẽ ngày càng trầm trọng.
Ước tính hiện nay 1,7 tỷ người sống trong các khu vực căng thẳng về nước, dự báo
đến năm 2025 con số này sẽ tăng vọt lên tới gần 5 tỷ người. Các khu vực bị ảnh hưởng
nặng nề nhất là các vùng khô hạn và bán khô hạn, các vùng đất thấp, các đồng bằng và
các đảo nhỏ. Xung đột về nước giữa các quốc gia, giữa các vùng, các ngành dùng nước
sẽ ngày càng trở lên căng thẳng, đôi khi dẫn tới xung đột về chính trị hoặc quân sự.
Tác động tới quản lý nguồn nước
BĐKH sẽ làm nguồn nước mặt và nước ngầm tại những vùng khác nhau thay đổi cả về
chất và lượng theo những hướng hướng khác nhau. Băng và tuyết tan sẽ làm dòng
chảy lũ tại những lưu vực vùng ôn đới xảy ra sớm hơn và với cường độ lớn hơn, gây
ảnh hưởng tới khoảng 1/6 dân số thế giới. Cho đến 2050, sẽ có thêm 260 đến 980 triệu
dân chịu tác động của khan hiếm nước làm cho tổng số dân chịu tác động này lên tới

từ 4,3 đến 6,9 tỷ người. Ngược lại, khoảng 20 % dân số thế giới sẽ chịu tác động của
úng ngập do lũ thượng lưu và nước biển dâng mà đặc biệt là tại đồng bằng các sông
Nile, sông Hằng và sông Mê Kông. Ngoài ra, những thiệt hại do nguồn nước gây ra
còn thể hiện ở những thay đổi về chất lượng nước như xâm nhập mặn, ô nhiễm lý hoá
tính, ô nhiễm nhiệt.
Những thay đổi trên sẽ là những thách thức lớn cho lĩnh vực quản lý nước, lĩnh vực
được coi là chìa khoá trong ứng phó với BĐKH (UNFCCC, 2007; Op. cit., 2007).
8


Những giải pháp thích ứng trong quản lý nước tập chung vào nâng cao hiệu quả sử
dụng nước (sản lượng nông sản do một đơn vị nước tưới mang lại) đối với những vùng
khan hiếm nước; bảo vệ tài sản và tiêu thoát nước đối với vùng có nguy cơ bị úng ngập
nặng. Các giải pháp này đề cập đến tất cả các qui mô (từ mặt ruộng tới liên lưu vực Transboundary) cũng như các hoạt động liên quan tới quản lý nước (phát triển cơ sở
hạ tầng, bảo vệ nguồn nước và phân phối nước). Tuy nhiên, vấn đề cạnh tranh về
nguồn nước giữa nông nghiệp và những đối tượng sử nhu cầu nước phi nông nghiệp
cần được quan tâm trên diện rộng. Các giải pháp ứng phó như Quản lý tổng hợp nguồn
nước (Intergrated Water Management), quản lý lưu vực sông (River Basin Water
Management) cần được áp dụng một cách linh hoạt sao cho phù hợp với từng điều
kiện kinh tế-xã hội cụ thể, tránh tình trạng ứng sử theo trào lưu. Tác động đến thiên tai
- Biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến các hiện tượng cực hạn về thời tiết, đặc biệt là các đợt
nắng nóng gay gắt gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như cây trồng và vật
nuôi.
-Nhiệt độ trái đất nóng lên sẽ đẩy nhanh chu trình thủy văn, các trận mưa lớn diễn ra
thường xuyên hơn, cường độ mạnh hơn và sẽ gây ra lũ lụt tại nhiều vùng trên thế giới.
Cùng với lũ lụt, mưa lớn sẽ làm gia tăng xói mòn, trượt lở đất, lũ bùn cát. Lượng dòng
chảy lũ tăng lên sẽ làm giảm lượng nước có thể khai thác cho tưới tiêu và các ngành
dùng nước khác. Mật độ dông, bão tại các vùng nhiệt đới sẽ tăng lên, đe dọa tới tính
mạng và sinh hoạt của con người, cơ sở hạ tầng, các hoạt động sản xuất, phá hủy các
hệ sinh thái.

-Phân bố các khu vực khí hậu sẽ có những biến động. Mặc dù tập trung ở khu vực
Nam Thái Bình Dương, hiện tượng ENSO sẽ ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu tại
hầu hết các quốc gia nhiệt đới. Biến đổi khí hậu làm trầm trọng hơn các đợt hạn hán và
lũ lụt do El Nino gây ra. Tại khu vực nhiệt đới của Châu á, biến đổi lượng mưa giữa
các năm sẽ tăng lên làm hạn hán và lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn.
Tác động đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng
BĐKH gây tác động trực tiếp (các thảm hoạ tự nhiên do hiện tượng khí hậu cực đoan
gây ra) và gián tiếp (an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, khả năng thích ứng kém
9


do hoạt động kinh tế kém hiệu quả, bùng phát dịch bệnh, ...) cho sức khoẻ cộng đồng
được dự báo sẽ ngày càng tăng.
-Jennifer Frisca và Tyler Martz (2007) đã khẳng định rằng nước sạch và vệ sinh môi
trường đóng vai trò quan trọng, then chốt trong vấn đề truyền nhiễm các bệnh tiêu
chảy. Các nhân tố môi trường đóng góp tới 94% trong tổng số 4 triệu trường hợp tiêu
chảy mỗi năm (ước tính của tổ chức y tế thế giới WHO). Trẻ em dưới 5 tuổi tại các
nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chiếm tới 1,5 triệu cái chết mỗi năm
do bệnh tiêu chảy. Tại châu Mỹ La tinh và Caribe (LAC) xấp xỉ 77600 trẻ em dưới 5
tuổi, trên 200 trẻ em mỗi ngày, chết do các bệnh về tiêu chảy và những biến chứng của
chúng.
-Một số nhà nghiên cứu đã thiết lập một sự liên kết giữa mưa lớn và lũ lụt và những
hiện tượng khí tượng bất thường khác tới sự bùng phát của các dịch bệnh truyền
nhiễm. Các sự kiện khí hậu cực đoan có thể dễ dàng phá vỡ sự lọc nước mưa và nước
thải, cũng như gây nhiễm bẩn tới nguồn nước mặt và các hệ thống giếng không có tầng
bảo vệ bề mặt, dẫn tới gia tăng những rủi ro về dịch bệnh.
-Hậu quả tác động của biến đổi khí hậu đã được Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi
khí hậu (IPPC) khẳng định thông qua các dạng thiên tai như: sóng, nhiệt, nóng, lũ lụt,
hạn hán... gây ra chết chóc và bệnh tật. Đặc biệt là các căn bệnh gia tăng dưới tác động
của nhiệt như: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não (truyền qua muỗi); các bệnh đường

ruột (qua môi trường nước), các bệnh suy dinh dưỡng, bệnh phổi... Những bệnh này
đặc biệt ảnh hưởng lớn đến các vùng kinh tế kém phát triển, đông dân và có tỷ lệ đói
nghèo cao...
1.1.2.2. Một số tác động tích cực của BĐKH
Trong nghiên cứu của IPCC năm 2001, dựa trên cơ sở các mô hình mô phỏng dự báo
và các nghiên cứu khác đã chỉ ra một số ảnh hưởng tích cực của BĐKH như sau:
-Tăng lượng nước cho cộng đồng ở một số vùng khan hiếm nước, ví dụ một số vùng
Đông Nam Á;
- Giảm nhu cầu năng lượng để sưởi do nhiệt độ cao hơn vào mùa đông;

10


- Tăng sản lượng cây trồng ở một số vùng ôn đới do sự gia tăng nhiệt độ khoảng vài độ
C;
- Giảm tỷ lệ tử vong ở các vùng vĩ độ cao;
- Tăng cung cấp gỗ toàn cầu do các khu rừng được quản lý hợp lý.
Những mô tả trên cho thấy mức độ tổn thương hay tác động của BĐKH rất đa dạng và
ảnh hưởng tới tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tác động có thể mang tiêu cực và cũng có thể là tích cực nhưng tác động tiêu cực đáng
kể hơn nhiều so với tác động tích cực. Những tác động thay đổi theo không gian và
thời gian nhưng những nước có tiềm lực kinh tế thấp chịu tổn thương nặng hơn hơn so
với những nước phát triển. Nguyên nhân do đây là những nước có khả năng thích ứng
kém và là những nước nằm trong vùng chịu ảnh hưởng mạnh của BĐKH mà cụ thể là
vùng Nhiệt đới gió mùa.
1.1.3. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
1.1.3.1. Tổng quan các nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam
Theo các kết quả phân tích các số liệu khí hậu cho thấy các yếu tố của khí hậu tại Việt
Nam những năm trước đây có những đặc điểm dưới đây:
Nhiệt độ: Trong 50 năm qua ( 1958 – 2007), nhiệt độ trung bình ở Việt Nam tăng lên

khoảng 0.50C đến 0.70C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt
độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía Nam
Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 – 2000) cao hơn trung bình năm
của 3 thập kỷ trước đó ( 1931 – 1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 –
2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình của thập kỷ
1931 – 1940 lần lượt lần lượt là 0,8; 0,4 và 0.60C. Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm
ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931-1940 là 0.8 – 1.3 và cao hơn
thập kỷ 1991-20000C là 0.4 – 0.50C.
- Lượng mưa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm
trong 9 thập kỷ vừa qua (1911 - 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng

11


×