Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tiểu luận đường lối cách mạng đảng cs việt nam 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.39 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu
Nội dung
I. Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nước ta thời kỳ trước đổi
mới (1975-1986).
1. Công nghiệp hóa.
2. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp.
II. Suy nghĩ của nhóm về cách nhìn của giới trẻ hiện nay về “Thời bao
cấp
Kết luận

1


Mở Đầu
Đường lối và chính sách đổi mới từ Đại hội VI (1986) của Đảng đã đặt cơ sở,
nền tảng ban đầu cho giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta.
Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc, trong đó có đổi mới tư duy
về kinh tế,đây là bước đột phá cho công cuộc đổi mới các lĩnh vực tiếp theo.
Bước ngoặt trong đổi mới tư duy kinh tế của Đảng là chúng ta chuyển từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường
định hướng Xã hội chủ nghĩa. Thành tựu nổi bật nhất trong bước khởi đầu đổi
mới tư duy kinh tế là Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động
theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Quan điểm về mô hình nền
kinh tế trong thời kỳ quá độ đã thay đổi căn bản và đến nay đã được xác lập, đó
là nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa không chỉ có hai thành
phần kinh tế quốc doanh và tập thể mà tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác
nhau.
Việt Nam đang dần khẳng định vai trò của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên
nước ta vẫn còn là một nước nghèo, kinh tếnông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn
trong nền kinh tế quốc dân. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tệ nạn xã


hội tham ô tham nhũng vẫn tồn tại và phát triển. Đảng và Nhà nước đã khẳng
định quyết tâm dẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, phát triển nền kinh tếnhiều
thành phần, định hướng XHCN, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn,
lạc hậu, kém phát triển để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp.
Với mong muốn học hỏi và chia sẻ những hiểu biết nhỏ bé của mình về đường
lối chính sách của Đảng về công cuộc đổi mới tư duy nền kinh tế thị trường,
nhóm em đã quyết định chọn đề tài : “ Quan điểm của Đảng về phát triển kinh
tế nước ta thời kì trước đổi mới ( 1975-1986) và suy nghĩ của nhóm về cách
nhìn của giới trẻ hiện nay về thời bao cấp ’’
2


NỘI DUNG
I. Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nước ta thời kỳ trước đổi
mới (1975-1986)
1. Công nghiệp hóa.
1.1. Hoàn cảnh.
- Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển.
- Kinh tế gặp nhiều khó khăn do chiến tranh : Sản xuất nông – công nghiệp
đình đốn; lưu thông, phân phối ách tắc; lạm phát lên đến ba con số. Đời sống
của tầng lớp nhân dân vô cùng sa sút. Ở nông thôn, có tới hàng triệu gia đình
nông dân thiếu ăn. Ở thành thị, lương tháng công nhân, viên chức chỉ đủ
sống 10 – 15 ngày.
=> Đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
1.2.

Tính tất yếu của việc tiến hành công nghiệp hóa.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vấn đề có tính quy luật đối với tất cả các

nước đi lên XHCN, từ nền kinh tế lạc hậu, bỏ qua chế độ TBCN Tính quy luật
đó do các cơ sở khách quan sau đây quy định :
+ Nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH.
+ Do các yêu cầu về nhiều mặt khác của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam XHCN đòi hỏi phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra cơ
sở vật chất – kỹ thuật cho thực hiện thành công các mặt đó.
+ Do tác dụng có tính cách mạng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên những
mặt cơ bản để nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, tăng cường vai
trò quản lý của Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học công
nghệ phát triển.
1.3. Đường lối của Đảng.
3


* Giai đoạn 76-81 (Đại Hội IV): Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa,
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nước ta từ sản xuất
nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một
cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây
dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công - nông
nghiệp, vừa xây dựng kinh tế TW,…
+ Với đường lối này, Đảng ta xác định tiếp tục thực hiện đường lối công nghiệp
hoá và xây dựng một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, hình thành
cơ cấu kinh tế mới công - nông nghiệp; khôi phục và phát triển sản xuất công
nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu trang thiết bị và các hàng hoá tiêu dùng cho nhân
dân; thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp miền Nam, thống
nhất quản lý và tổ chức công nghiệp trong cả nước. Đồng thời phấn đấu thực
hiện 10 mục tiêu mà Đại hội Đảng đề ra cho các ngành công nghiệp đến năm
1980 phải đạt: 1 triệu tấn cá biển, 10 triệu tấn than sạch, 5 tỷ kWh điện, 2 triệu
tấn xi măng, 1,3 triệu tấn phân hoá học, 250 - 300 nghìn tấn thép, 3,5 triệu m3
gỗ, 450 triệu mét vải, 130 nghìn tấn giấy, sản lượng cơ khí tăng 2,5 lần so với

năm 1975.
*Giai đoạn 81-85 (Đại Hội V): Xác định chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá
độ ở nước ta phải lấy nông nghiệp làm mặt trân hàng đầu, ra sức phát triển công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, việc xây dựng và phát triển công nghiệp nặng
trong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có
hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đại hội V coi đó là nội dung
chính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt.
+ Qua quan điểm trên, Đảng ta muốn điều chỉnh mối quan hệ giữa
công nghiệp và nông nghiệp, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ; trong
cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp đã chú ý hơn tới các hình thức
thích hợp; trong cải tiến quản lý công nghiệp đã có những cải tiến theo hướng
mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp và các hợp tác xã. Tuy nhiên, vẫn còn hạn
4


chế là chưa thấy được sự cần thiết xoá bỏ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung
quan liêu bao cấp. Nói cách khác, mặc dù có một số điều chỉnh trong đường lối
và chính sách, một số cải tiến về quản lý kinh tế, song về cơ bản, mô hình kinh
tế và công nghiệp hoá của nước ta vẫn chưa thay đổi. Đường lối, chính sách
kinh tế và công nghiệp hoá đã có tác động mạnh mẽ đến phát triển công nghiệp
trong thời kỳ này.
1.4. Đánh giá.
* Kết quả.
- Với giai đoạn 76-81: Những thay đổi trong chính sach công nghiệp hóa mặc
dù chưa rõ nét song cũng đã tạo một sự thay đổi nhất định trong phát triển : +
Số xí nghiệp quốc doanh tăng từ 1913 cơ sở (năm 1976) lên 2627 cơ sở (năm
1980).
+ Từ năm 1976 – 1978, công nghiệp phát triển khá. Năm 1978 tăng 118,2% so
với năm 1976.
=> Tuy nhiên, do trên thực tế, chúng ta chưa có đủ điều kiện để thực hiện nên

đây vẫn là sự biểu hiện của tư tưởng nóng vội trong việc xác định bước đi và sai
lầm trong việc lựa chọn ưu tiên giữa công nghiệp và nông nghiệp Kết quả là giai
đoạn này, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, suy thoái, cơ cấu kinh tế mất cân
đối nghiêm trọng.
- Với giai đoạn 81-85: Đường lối của Đảng trong giai đoạn này là rất đúng
đắn, phù hợp với thự tiễn ở Việt Nam. Nhờ vậy, nền kinh tế quốc dân trong giai
đoạn này đã có sự tăng trưởng khá hơn so với thời kỳ 5 năm trước đó.
Cụ thể là :
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng từ 2,3% (năm 1981) lên 5,7% (năm 1985). +
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp năm 1981 là 9,5% + Tốc độ tăng trưởng nông
nghiệp giảm từ 5,3% (năm 1981) xuống 3% (năm 1985).
5


+ Tỷ trọng công nghiệp tăng từ 20,2% (năm 1980) lên 30% (năm 1985). +
Nhập khẩu lương thực giảm hẳn so với 5 năm trước (từ 5,6 triệu tấn giai đoạn
76-81 xuống 1 triệu tấn giai đoạn 81-85).
=> Tuy nhiên, trên thực tế chính sách này vẫn không có mấy thay đổi so với
trước Mặc dù nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu nhưng Đại hội
vẫn xác định “Xây dựng cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp hiện đại, lấy hệ
thống công nghiệp nặng tương đối phát triển làm nòng cốt”. Sự điều
chỉnh không dứt khoát đó đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam không tiến xa
được bao nhiêu, trái lại còn gặp khó khăn và khuyết điểm mới, tình kinh tế xã
hội và đời sống nhân dân sau 5 năm không những không ổn định mà còn lâm
vào khủng hoảng trầm trọng.
* Nguyên nhân.
+ Nguyên nhân khách quan: Việt Nam là nước có nền kinh tế lạc hậu, nghèo
nàn, bị chiến tranh tà phá nặng nề, không thể tập trung sức người , sức của cho
công nghiệp hóa.
+ Nguyên nhân chủ quan: Chúng ta đã mắc phải những sai lầm trong

khuynh hướng chủ quan, tư tưởng tả khuynh, duy ý chí trong nhận thức và chủ
trương công nghiệp hóa. Đó là những sai lầm về mục tiêu, bước đi về cơ sở vật
chất, kĩ thuật.
* Hạn chế/sai lầm.
+ Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội, thiên về
phát triển công nghiệp nặng.
+ Việc phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa được thực hiện thông qua cơ
chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, không tôn trọng các quy luật thị
trường.

6


+ Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không
quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội.
+ Chiến tranh phá hoại, nước ta bị bao vây,cô lập, những sai lầm trên đã dẫn
đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài trong nhiều năm.
2. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp.
2.3. Hoàn cảnh.
- Sau chiến thắng ở miền Bắc, dựa vào xu thế khách quan và yêu cầu cấp bách
xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho giải phóng miền Nam, thống
nhất Tổ quốc, Đảng quyết định đưa miền Bắc tiến lên theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Nhà nước mới xã hội chủ nghĩa được xây dựng theo quan niệm lúc
bấy giờ: cơ chế quản lí kinh tế là cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
2.4. Đặc điểm.
- Nhà nước quản lí nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính :
+ Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao.
+ Nhà nước giao kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp,
doanh nghiệp giao sản phẩm cho nhà nước. Lỗ thì nhà nước bù, lãi thì nhà nước

thu.
- Các cơ quản lí hành chính can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp nhưng lại chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lí đối với các
quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định không đúng
gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không
có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối
với kết quả sản xuất, kinh doanh.

7


- Quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ, quan hệ hiện vật là chủ yếu :
+ Nhà nước quản lí kinh tế thông qua chế độ “cấp phát - giao nộp”.
+ Nhiều hàng hóa quan trọng: Sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản
xuất quan trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý.
- Bộ máy quản lý cồng kền, qua nhiều nấc trung gian, kém năng động, cửa
quyền, hiệu quả kém nhưng được hưởng lợi cao hơn người trực tiếp lao động.
=> Chế độ bao cấp được thực hiện dước các hình thức chủ yếu sau :
+ Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng
hóa thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực với chúng trên thị trường. Do đó, hạch
toán kinh tế chỉ là hình thức.
+ Bao cấp qua chế độ tem phiếu: Nhà nước quy định chế độ phân phối vật
phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên theo định mức qua hình thức tem
phiếu. Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế
độ tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực tích thích người lao động
và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động.
+ Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách: Không có chế tài ràng
buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm
tăng gánh nặng đối với ngân sách, vừa làm cho việc sử dụng vốn kém hiệu quả,
nảy sinh cơ chế "xin - cho".

2.5. Đánh giá.
*Kết quả.
- Nước ta hình thành nền kinh tế bao cấp, tên gọi khác là kinh tế kế hoạch
hóa tập trung. Đây là nền kinh tế chỉ bao gồm các thành phần kinh tế quốc
doanh, tập thể và cá thể, mà giữ vai trò chủ đạo là kinh tế quốc doanh. Trong
thời kì này, không tồn tại kinh tế tư nhân, không có các hoạt động thương mại
buôn bán tự do trên thị trường. Kinh tế bao cấp hoạt động theo kiểu toàn dân
8


làm cho nhà nước và nhà nước bao cấp cho toàn dân, mọi người làm theo năng
lực và hưởng theo nhu cầu.
- Trong giai đoạn này khi đất nước vừa bước ra từ chiến tranh và còn chịu
nhiều hậu quả nặng nề, nhà nước đang cố gắng phát triển nền kinh tế theo bề
ngàng thì phương thức quản lý này cũng mang lại một số hiệu quả nhất định
- Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và các pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng
sản xuất, vật tư, nguồn vốn, định giá sản phẩm… đều do nhà nước quyết định.
Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, bao cấp vốn, vật tư, đầu ra. Lãi thì
nhà nước hưởng, lỗ thì nhà nước chịu. Không chỉ vậy, nhà nước còn trực tiếp
tham gia sâu vào quá trình quản lý doanh nghiệp bằng cách cử cán bộ về làm
lãnh đạo các doanh nghiệp.
- Nhà nước coi nhẹ quan hệ hàng-tiền, trao đổi được thực hiện chủ yếu qua
hiện vật hoặc tem phiếu. “Dưới thời bao cấp, tem phiếu chiếm địa vị quan trọng
hơn tiền vì có tiền mà không có tem phiếu cũng không được phép mua hàng.
Mua hàng gì thì có tem phiếu hàng đó. Một phần tiêu biểu của thời kỳ bao cấp
là đồng tiền Việt Nam bị mất giá. Lương công nhân đôi khi cũng được trả bằng
hiện vật vì giá trị đồng tiền cứ sụt dần. Nếu lấy đồng lương năm 1978
làm chuẩn thì số tiền đó năm 1980 chỉ là 51,1%. Đến năm 1984 thì còn 32,7%”.
*Nguyên nhân.

- Giai đoạn 1954-1975 hay còn gọi là thời bao cấp là giai đoạn kinh tế Việt
Nam thất bại nhất, đen tối nhất trong thế kỷ 20. Mà nguyên nhân chính dần đến
thất bại này là do cơ chế quản lý không đúng đắn. Không thừa nhận thực tế tồn
tại của nền kinh tế nhiều thành phần vốn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá
độ. Nôn nóng muốn thủ tiêu nhanh chóng sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể tư
nhân, xây dựng nền kinh tế khép kín, chỉ tập trung vào kinh tế quốc doanh và

9


tập thể. Từ đó gây ảnh hưởng lớn đến toàn đất nước đặc biệt kéo chậm lại nền
kinh tế miền Nam vốn đang khá phát triển.
- Dần dần, nhà nước ngày càng can thiệp sâu vào bộ máy quản lý
doanh nghiệp, khiến cho bộ máy quản lý nhà nước càng thêm nặng nề. Cùng với
đó, doanh nghiệp vừa không được quyền tự chủ, bị trói buộc với những nguyên
tắc đã đi vào lối mòn của nhà nước, vừa trở nên ỷ lại vào cấp trên, mất đi động
lực phát triển sáng tạo do không phải chịu trách nhiệm đối với kết quả sản xuất
kinh doanh. Thành phần kinh tế quan trọng nhất là kinh tế quốc doanh và kinh
tế tập thể lại luôn thua lỗ.
- Hình thức sản xuất tập thể (làm chung ăn chung) khiến nông dân trở nên ỷ
lại, tuy sản lượng có tăng hơn trước nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.
- Bộ máy quản lý còn non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm lại nôn nóng. Cán
bộ quản lý còn cung cách quan liêu, trịnh thượng gây khó khăn cho hoạt động
của người dân.
*Hạn chế/Sai lầm.
- Thủ tiêu cạnh tranh kìm hãm tiến bộ khoa học kỹ thuật, triệu tiêu động lực
sản xuất của người lao động, không kích thích tính năng động sáng tạo của các
đơn vị sản xuất kinh doanh
.


- Năng suất lao động và thu nhập quốc dân còn thấp, các nhu yếu phẩm cơ

bản như lương thực, vải may mặc thiếu thốn trong khi dân số ngày càng tăng
nhanh là nguyên nhân khiến cho đời sống nhân dân càng khó khăn.
- Thị trường tài chính, tiền tệ, vật giá không ổn định. Nền kinh tế quốc dân bị
tàn phá nghiêm trọng.
- Các nguồn tài nguyên của đất nước bị khai thác dàn trải không có kế
hoạch tập trung lại bị sử dụng lãng phí nhất là tài nguyên rừng, khoáng sản

10


và đất nông nghiệp vừa không đạt được hiệu quả tương xứng vừa tàn phá môi
trường.
II. Suy nghĩ của nhóm về cách nhìn của giới trẻ hiện nay về “Thời bao
cấp”.
* Đối với giới trẻ hiện nay được nghe kể lại từ đời ông bà cha mẹ , định nghĩa
về bao cấp đơn giản chỉ là:
- Bao cấp là tất cả đều do nhà nước đứng ra bao hết, từ cây kim, sợi chỉ, que
diêm cho đến lương thực hằng ngày… Lương hàng tháng của công chức nhà
nước chỉ nhận được một phần tiền rất nhỏ, còn lại quy vào hiện vật.
- Nhà nước phân phối vài chục mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống như gạo,
thực phẩm, chất đốt, vải vóc, pin, cho đến các tiêu chuẩn phân phối được mua
bổ sung như xà phòng giặt, giấy dầu, xi măng, khung, săm, lốp xe đạp…
- Tất cả mọi hình thức kinh doanh đều được quản lý theo „mô hình xã hội
chủ nghĩa, hoàn toàn do nhà nước nắm giữ. Thời bao cấp, với cách gọi nôm na
trong người dân là “thời đặt gạch xếp hàng”, diễn ra từ năm 1957 tại miền Bắc,
tới sau 4/1975 thì triển khai trên toàn quốc, mãi tới 4/1989 mới thực sự kết thúc.
- Giai đoạn này nằm trong ký ức không thể quên của thế hệ đầu 8X, 7X,
6X… Đây là một giai đoạn mà hầu hết hoạt động kinh tế diễn ra dưới nền kinh

tế kế hoạch hóa do nhà nước kiểm soát, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ
nghĩa cộng sản, không chấp nhận kinh doanh tự do.
- Ngoài những điểm tiêu cực mà ta có thể nhận thấy rõ ràng còn những mặt
tích cực nhỏ nhoi tồn tại ở cái thời kì bao cấp đói khổ này.
* Về mặt tiêu cực
- Kinh tế kế hoạch dần loại bỏ tiểu thương.

11


- Hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toàn
quyền điều hành.
- Hạn chế đến thủ tiêu việc mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do
hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác.
- Nhà nước có độc quyền phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền
mặt.
- Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực,
thực phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định số lượng và
mặt hàng được phép mua.
- Người Việt không được tiếp xúc với người ngoại quốc.
- Thời bao cấp và sự thiếu thốn cũng nảy sinh ra nạn ăn cắp vặt. Ở thời đó,
người ta đã phải chấp nhận một nghịch cảnh của xã hội là: Cái đói dai dẳng, thật
tàn nhẫn, đã gặm tri nhấm mất lương của nhiều người. Nạn ăn cắp vặt trở nên
phổ biến toàn dân, nên các cửa hàng mậu dịch chỉ còn cách đó để tránh bị mất
mát đồ đạc.
=> Tóm lại, cái mà gọi là thời kì bao cấp được mấy bạn trẻ hiện nay hiểu hết
được cái ý nghĩa sâu xa của nó…Hiểu sao được cái gọi là ăn no mặc ấm thấm
hơn ăn ngon mặc đẹp .Học sinh ngày trước đi học là một niềm vinh dự hạnh
phúc may mắn mới đc đi học còn thời nay việc đó được coi như là thủ tục bắt
buộc bắt ép do phụ huynh yêu cầu, được mấy ai có niềm yêu thích, hứng thú với

việc học. Phụ huynh thời ấy lo cơm no mặc ấm cho con hơn là việc học hành
của con cái. Cái thời mất sự cân bằng cung cầu, không được tự do luân chuyển
ấy nghĩ đến mà sợ, có tiền mà không mua bán được gì, đâu có như bây giờ cứ
có tiền là có hàng, mọi mặt hàng đều giao đến tận tay. Cũng từ đó mà dẫn đến
các tệ nạn trộm cắp nhưng trộm cắp lúc đó là do quá thiếu thốn k đủ ăn để sinh
tồn còn hiện nay là trộm cắp để tiêu hoang vào những cái khong trong sạch. Bên
cạnh những mặt tiêu cực ấy thì vẫn còn những điểm sáng ở thời kì ngày ấy và
12


nay. Tình thương con người luôn luôn tồn tại trong trái tim con người dân Việt
Nam, tình thương ấy càng mãnh liệt hơn ở hoàn cảnh khó khăn nghèo khổ, nó
chân thật và chất phát hơn tình thương bây giờ, đôi khi chỉ đơn giản là câu nói
động viên, là việc trông con hộ người hàng xóm , vá hộ cái lốp xe, xếp hàng hộ
…v…v…tuy nhỏ mà ý nghĩa vậy đó.
* Về mặt tích cực.
- Phân hóa giàu nghèo thấp, ít tiếp xúc văn hóa phương Tây, văn học, phim,
nhạc... đều được kiểm soát, được xem là "trong sạch", gần gũi quần chúng và có
giá trị nghệ thuật.
- Công an, bác sĩ, nhà giáo,...khá liêm khiết, gần gũi. Giáo dục, y tế được
bao cấp dù khá nghèo nàn về trang thiết bị.
- Tính cộng đồng trong dân cao.
- Nhưng một điểm sáng của thời đó so với thời nay mà người ta vẫn nhận
thấy đó là tình người, tuy có ganh tỵ và kèn cựa nhau vì miếng cơm manh áo,
nhưng người với người cũng vẫn thường hay đối xử tốt bụng, nâng đỡ nhau, sẵn
lòng giúp đỡ nhau và “coi việc của bạn như việc của mình…” Nhờ giữ chỗ xếp
hàng, nhờ đặt gạch, nhờ bơm xe vá xe đạp, nhờ trông hộ nhà, nhờ trông con nhỏ
…vv, nhiều cái nhờ vả thời bao cấp mà không còn tồn tại ở thời nay trong cuộc
sống hiện đại mà ai cũng quay cuồng với các vấn đề riêng của cá nhân….
- Đặc biệt cái thời kì bao cấp nó phù hợp với thời thế lúc bầy giờ. Xã hội

còn lạc hậu do chiến tranh vừa mới kết thúc , trình độ văn hóa kinh tế xã hội còn
yếu kém nên phải nói là thời kì bao cấp nó rất phù hợp với hoàn cảnh nước ta
lúc bấy giờ.
I. Suy nghĩ của nhóm về cách nhìn của giới trẻ hiện nay về “Thời bao cấp”.
1. Biểu hiện
1.1. Vật chất:
13


- Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công
nhân viên theo định mức qua hình thức tem phiếu. Tùy thuộc vào vị trí công
việc, đặc thù nghề nghiệp mà cán bộ, công chức nhà nước cũng như người dân
lao động được phát tem phiếu mua lương thực, thực phẩm với chế độ riêng.
- Phân phối nhà cửa, tiêu chuẩn mỗi người được 4 mét vuông. Những khu nhà
tập thể được xây lên trong thành phố và cấp cho cán bộ trung cấp và công nhân.
Nhưng đời sống trong khu tập thể này càng tồi tệ với việc chăn nuôi gia súc
trong những căn nhà chật hẹp, mất vệ sinh.
- Ai đi làm Nhà nước có lương, có sổ gạo, còn lại những người ngoài biên chế,
không phải là cán bộ, cũng có sổ gạo, tem phiếu nhất định nhưng không có
lương.
- Sổ gạo là sự quan trọng hàng đầu nên có câu thành ngữ “Mất sổ gạo”
- Nhiều gia đình nuôi lợn gà, chó mèo, chim, rùa, thỏ… phần nhiều mang tính
tăng gia.
- Người dân đi khám chữa bệnh hay mua thuốc rồi mang hóa đơn về cơ quan
hay bênh viện thanh toán mà không mất tiền, song điều kiện chữa bệnh vô cùng
thiếu thốn.
Hiện tượng có thể không hoàn toàn nói lên bản chất, nhưng nó là biểu hiện sinh
động của đời sống hàng ngày, mà qua đó người ta có thể nhận biết ý nghĩa bên
trong. Đây là thời kỳ nhọc nhằn, vô cùng thiếu thốn, thiếu lương thực, quần áo,
thuốc men.

1.2

Văn hóa, tinh thần
 Văn hóa

Người dân ít được tiếp xúc văn hóa phương Tây, văn học, phim, nhạc... đều
được kiểm soát, được xem là "trong sạch", gần gũi quần chúng và có giá trị
nghệ thuật. Văn học được lưu hành chủ yếu là văn học cổ điển, văn học Nga,

14


văn học xã hội chủ nghĩa, văn học cánh tả, văn học hiện thực phê phán, hiện
thực xã hội chủ nghĩa và lãng mạn tích cực; các trường phái được xem là "tiêu
cực", "rẻ tiền" không được phép lưu hành.
Phim chỉ có phim nhựa (kể cả phim tài liệu), chưa có phim truyền hình, chủ yếu
chiếu rạp, lưu động và phát một số buổi nhất định trên truyền hình. Phim
thương mại được chấp nhận ở mức độ nhất định. Các phim nước ngoài được
trình chiếu chủ yếu là phim Liên Xô và các phim các nước xã hội chủ nghĩa
(phim Trung Quốc bị cấm sau chiến tranh biên giới năm 1979), ngoài ra còn có
phim các nước Pháp, Mỹ, Anh, Ấn Độ,...
Nhà nước chú trọng chống mê tín dị đoan, phổ biến khoa học. Báo chí không có
quảng cáo thương mại. Các tờ báo rất giống nhau về quan điểm, tư tưởng, chỉ
khác là phục vụ cho các đối tượng khác nhau, không chạy theo lợi nhuận, được
bao cấp. Các văn nghệ sĩ sinh hoạt trong các cơ quan tổ chức của nhà nước,
được nhà nước trả lương như công chức.


Tinh thần


Đời sống khó khăn thiếu thốn bộn bề đã đi vào thơ ca. Mượn ý thơ của Nguyễn
Du:
“Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
Người dân đã chuyển thành:
“Bắt phanh trần phải phanh trần
Cho may ô mới được phần may ô”
Hoặc như bài thơ dưới đây, cuộc sống thiếu thốn đã được ghi lại 1 cách chân
thực đời thường nhất:
“Nhất gạo nhì rau
15


Tam dầu tứ muối
Thịt thì đuôi đuối
Cá biển mất mùa
Đậu phụ chua chua
Nước chấm nhạt thếch
Vải sợi chưa về
Săm lốp thiếu ghê
Cái gì cũng thiếu…”
- Mặc dù bị kìm kẹp về cuộc sống tinh thần, tù túng về đời sống văn hóa nhưng
ở Hà Nội, các rạp xem phim và kịch được mở lại. Thứ 7, chủ nhật hàng tuần
khán giả đến xem rất đông, thậm chí rất khó có thể mua được vé. Phim chiếu
bấy giờ chủ yếu của Việt Nam như là Chị Tư Hậu, Nổi gió, Cù Chính Lan,
Đường ra mặt trận, con chim vành khuyên… Kịch thì có Chị Muội, Cửu trùng
đài. Các vở tuồng cũ như Đào Tam Xuân loạn trào, Sơn Hậu, Tống Trân Cúc
Hoa, chèo Quan Âm Thị Kính… được phục dựng rất đông khán giả.
- Triển lãm mỹ thuật 5 năm có một lần, triển lãm tranh cổ động diễn ra hàng
năm, nhất là với chủ đề xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước

nhà, tranh về người tốt việc tốt và đả kích tệ nạn cũng được trưng bày thường
xuyên.
- Sách báo thì hầu hết là sách trong nước và sách dịch của các nhà văn nổi tiếng
- Vào chiều Chủ nhật, trên đài phát thanh hàng tuần đều có chương trình nhạc
cổ điển kéo dài với phân tích giới thiệu rất tỉ mỉ. Có lễ văn hóa đỉnh cao của
nhân loại được phổ biến tốt nhất vào thời bao cấp.
- Ở nông thôn, từ năm 1955 – 1970, các di tích văn hóa nếu được xếp hạng thì
được bảo vệ, còn không bị xâm hại nặng nề, nhất là trong các cuộc bài trừ mê
16


tín dị đoan quá tả. Nhiều ngôi đình bị dỡ bỏ, nhiều ngôi chùa bì bỏ hoang trong
khoảng thời gian này. Phương tiện thông tin duy nhất ở nông thôn là đài phát
thanh Tiếng nói Việt Nam. Nên mốt đàn ông nông thôn ra đường đi xe đạp và
đeo đài rất thịnh hành.
Mỗi huyện có một hiệu sách quốc doanh, cũng là 1 trung tâm văn hóa. Hàng
tháng các đoàn phim và kịch chèo lưu động về diễn xuất tại sân đình là dịp nông
dân được tụ họp không thể bỏ lỡ. Ở các làng, người ta có khi phải đi bộ hàng
chục cây số để đến được bãi chiếu phim.
Tranh cổ động được chép tay hoặc in lướt phát về văn hóa xã, và họa sĩ nghiệp
dư của làng sẽ kẻ vẽ lại trên bảng thông tin đầu làng.
Tuy nhiên cũng trong chính sự khó khăn ấy, người ta lại nhận ra rằng
chưa bao giờ cuộc sống lại ăm ắp tình thương, tình nghĩa láng giềng, tinh thần
đoàn kết như thế, để cùng nhau vượt qua tình cảnh gian khó chung của đất
nước, của mỗi người. Tình thương con người luôn luôn tồn tại trong trái tim mỗi
người dân Việt Nam, tình thương ấy càng mãnh liệt hơn ở hoàn cảnh khó khăn
nghèo khổ, nó chân thật và chất phác, đôi khi chỉ đơn giản là câu nói động viên,
là việc hàng xóm láng giềng giúp đỡ nhau, vá hộ cái lốp xe, sửa hộ cái mái nhà,
… tuy nhỏ mà ý nghĩa.
2. Đánh giá của nhóm

2.1. Về mặt tiêu cực.
- Kinh tế kế hoạch dần loại bỏ tiểu thương.
- Hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toàn quyền
điều hành.
- Hạn chế đến thủ tiêu việc mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do hàng
hoá từ địa phương này sang địa phương khác.
- Nhà nước có độc quyền phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt.
- Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực

17


phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định số lượng và mặt hàng
được phép mua.
- Người Việt không được tiếp xúc với người ngoại quốc
- Thời bao cấp và sự thiếu thốn cũng nảy sinh ra nạn ăn cắp vặt.
- Thế hệ trẻ ngày nay sẽ không thể tưởng tượng nổi cảnh thìa nhôm ở cửa hàng
mậu dịch ngày xưa cảu ông cha mình phải bị đục lỗ, và đĩa nhôm ở cửa hàng
cũng phải bắt vít chết xuống bàn chứ không để tự do.Vì sao vậy?
Ở thời đó, người ta phải chấp nhận một nghich cảnh của xã hội là: cái đói dai
dẳng, thật tàn nhẫn, đã gặm nhắm mất lương tri của nhiều người. Nạn ăn cắp vặt
trở nên phổ biến toàn dân, nên các cửa hàng mậu dịch chỉ còn cách đó để trách
bị mất mát đồ đạc.
Tóm lại cái gọi là thời kì bao cấp mấy bạn trẻ hiện nay hiểu hết được cái ý
nghĩa sâu xa của nó…Hiểu sao cái được gọi là ăn no mặc ấm thấm hơn ăn ngon
mặc đẹp hay ăn sung mặc sướng như bây giờ. Còn bây giờ giới trẻ không biết
trân trọng những gì mình đang có lúc nào cũng quần này áo nọ đua đòi theo cho
bằng bạn bằng bè. Học sinh ngày trước đi học là niềm vinh dự hạnh phúc may
mắn mới được đi học xem mỗi ngày đi học là một niềm vui. Còn thời nay việc
đó được coi như là thủ tục bắt buộc bắt ép do phụ huynh yêu cầu, được mấy ai

có niềm yêu thích, hứng thú với việc học thậm chí còn trốn học chơi game. Phụ
huynh ngày ấy lo cơm no mặc ấm cho con hơn là việc học hành của con cái vì
họ nghèo quá nên phải kiếm cớ xin nhai cho con họ. Cái thời mất sự cân bằng
cung cầu, không được tự do luân chuyển ấy nghĩ đến mà sợ, có tiền àm không
mau bán gì được, đau có như bây giờ cứ có tiền là có hàng, mọi mặt hàng đều
giao đến tận tay. Cũng từ đó mà dẫn đến các tệ nạn trộm cắp nhưng trộm cắp lúc
đó là do tốn thiếu không đủ ăn để sinh tồn còn hiện nay trộm cắp để tiêu hoang
vào những cái không trong sạch. Bên cạnh những mặc tiêu cực ấy thì vẫn còn
những điểm sáng ở thời kì ấy và nay. Tình thương con người luôn luôn tồn tại
trong trái tim người dân Việt Nam, tình thương ấy ngày càng mãnh liệt hơn ở
hoàn cảnh khó khăn nghèo khổ, nó chân thật và chất phát hơn tình thương bây
18


giờ, đôi khi chỉ đơn giản là câu nói động viên, là việc trong con hộ người hàng
xóm; vá hộ cái lốp xe, xếp hàng hộ…tuy nhỏ mà ý nghĩa vậy đó.
2.2. Về mặt tích cực.
- Phân hóa giàu nghèo thấp
- ít tiếp xúc văn hóa phương Tây, văn học, phim, nhạc... đều được kiểm
soát, được xem là "trong sạch", gần gũi quần chúng và có giá trị nghệ
thuật.
- Công an, bác sĩ, nhà giáo,...khá liêm khiết, gần gũi. Giáo dục, y tế được bao
cấp dù khá nghèo nàn về trang thiết bị.
- Tính cộng đồng trong dân cao.
- Tuy có ganh tỵ và kèn cựa nhau vì miếng cơm manh áo, nhưng người với
người cũng vẫn thường hay đối xử tốt bụng, nâng đỡ nhau, sẵn lòng giúp đỡ
nhau và “coi việc của bạn như việc của mình…” Nhờ giữ chỗ xếp hàng, nhờ đặt
gạch, nhờ bơm xe vá xe đạp, nhờ trông hộ nhà, nhờ trông con nhỏ …vv, nhiều
cái nhờ vả thời bao cấp mà không còn tồn tại ở thời nay trong cuộc sống hiện
đại mà ai cũng quay cuồng với các vấn đề riêng của cá nhân….

- Đặc biệt cái thời kì bao cấp nó phù hợp với thời thế lúc bấy giờ. Xã hội còn
lạc hậu do chiến tranh vừa mới kết thúc , trình độ văn hóa kinh tế xã hội còn yếu
kém nên phải nói là thời kì bao cấp nó rất phù hợp với hoàn cảnh nước ta lúc
bấy giờ.
Hiện nay có nhiều hoạt đông để giói trẻ hiểu về thời bao cấp
-Bao cấp – Xếp hàng về quá khứ
-Giới trẻ Hà Nội xếp hàng mua tem phiếu trở về thời bao cấp
- Sự kiện do các sinh viên khoa Quản trị kinh doanh và Du lịch của Đại
học Hà Nội tổ chức, với mong muốn tái hiện không gian văn hóa của Hà
Nội vào những năm 1945-1990, đồng thời tạo môi trường giao lưu, học
hỏi cho sinh viên Việt Nam và bạn bè quốc tế.
- Ảnh kỷ yếu 'Thôn nữ thời bao cấp' của nhóm học sinh lớp 12A9, trường
THPT Việt Yên 1 Bắc Giang
19


- Đám cưới tái hiện thời bao cấp của đôi trẻ Đà Nẵng
- Quán ăn gợi nhớ thời bao cấp
Nằm cuối ngõ đường Nam Tràng, quận Tây Hồ, cửa hàng Mậu dịch số 37
Quán cà phê : Xoan, Xí nghiệp, Căn tin 109
- Triển lãm nghệ thuật tái chế 1980s”
- Tập sách tranh “ Thương nhớ thời bao cấp” do hai họa sĩ Thành Phong Và
Hữu Khoa.
Kết luận
Tuy những chủ trương mới trong phân phối đã thể hiện sự quan tâm đúng mức
đến lợi ích cá nhân người lao động, đề cao ý thức trách nhiệm và kỷ luật của
người lao động, nhưng do cơ chế hành chính quan liêu bao cấp vẫn chưa thực sự
được xóa bỏ, quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa mắc nhiều sai lầm,... dẫn đến
tình hình phân phối ở nước ta trong thời kỳ này vẫn chưa được cải thiện, thậm
chí trầm trọng hơn trước, 'suốt 5 năm qua (1981-1985), lĩnh vực phân phối lưu

thông luôn căng thẳng và rối ren"(15).
Đất nước ta sau nhiều năm trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng
nền kinh tế vẫn ở trong tình trạng thấp kém. Thực trạng đất nước vào giữa
những năm 1980 với những khó khăn mới gay gắt và phức tạp: Hiệu quả sản
xuất và đầu tư thấp; mất cân đối lớn trong nền kinh tế, đời sống nhân dân còn
nhiều khó khăn, nhiều nhu cầu chính đáng tối thiểu của nhân dân về đời sống
vật chất tinh thần chưa được đảm bảo...Thực trạng kinh tế - xã hội đó đòi hỏi
Đảng ta phải có những quyết sách xoay chuyển tình hình, tạo ra một bước ngoặt
cho sự phát triển. Trên thực tế, Đảng ta đã làm được điều đó.

20


21



×