Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Ứng dụng phần mềm Vilis 2.0 trong quy trình đăng ký,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý hồ sơ địa chính tại Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 58 trang )

MỤC LỤC
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.................20


DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG
Hình
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.................20
Bảng
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.................20


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Từ viết tắt
GCNQSDĐ
GCN
CNQSD
VILIS
CMND
UBND
ĐKQSDĐ
CSDL



Từ đầy đủ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận
Chứng nhận quyền sử dụng đất
Vietnam Land Information System Solution
Chứng minh nhân dân
Ủy ban nhân dân
Đăng ký quyền sử dụng đất
Cơ sở dữ liệu


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, đất đai cho sinh hoạt
và sản xuất luôn được đặt lên hàng đầu. Đất đai là nguồn tài nguyên thiên
nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện đầu tiên và là nền
tảng tự nhiên của bất kỳ một quá trình sản xuất nào đặc biệt là sản xuất nông lâm nghiệp. Đất đai còn là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống,
là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá,
xã hội, an ninh và quốc phòng. Khi nói tới vai trò của đất, C.Mac đã khẳng
định: “Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ” vì xét đến
cùng mọi hoạt động của con người đều liên quan tới đất đai, không có đất thì
không thể có sản xuất cũng như không có sự tồn tại của con người.
Ở nước ta, Luật đất đai quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước là đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai nhằm đảm
bảo việc sử dụng đất một cách đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhất.
Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai nhưng không trực tiếp khai
thác, sử dụng đất mà trao quyền sử dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân…bằng chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước
với người sử dụng đất trong việc sử dụng đất, đó gọi là giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất (GCNQSD đất). Vì vậy, theo quy định của pháp luật đất
đai, cấp GCNQSD đất là một trong những nội dung của hoạt động quản lý
nhà nước về đất đai, đồng thời cũng là quyền hợp pháp mà bất kỳ người sử
dụng đất nào cũng được hưởng.
Quá trình vận động và phát triển của đời sống kinh tế - xã hội tất yếu
dẫn đến sự biến động đất đai ngày càng nhiều và dưới nhiều hình thức. Vì
vậy, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được thực hiện
thường xuyên, liên tục ở mọi nơi, mọi lúc để đảm bảo cho người sử dụng đất
được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật. Thực tế đăng
ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nước ta đặc biệt là đất ở
1


diễn ra rất chậm. Hơn nữa tình hình biến động đất đai rất phức tạp nên vấn đề
quản lý sử dụng đất gặp nhiều khó khăn, việc tranh chấp đất đai thường xuyên
xảy ra, hiện nay có khoảng 80% các vụ khiếu kiện thuộc lĩnh vực đất đai.
Với mục đích tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về tình hình cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và những khó khăn, hạn chế hiện nay nhằm
đưa ra các giải pháp phù hợp. Vì vậy em đã chọn đề tài: “Ứng dụng phần
mềm ViLIS 2.0 trong quy trình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và quản lý hồ sơ địa chính tại xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh
Nghệ An”.
2. Mục đích, yêu cầu
a) Mục đích
+ Ứng dụng phần mềm VILIS 2.0 trong quy trình cấp GCNQSD đất,
xây dựng cơ sở dữ liệu tại xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
+ Quản lý hồ sơ địa chính đã thành lập trong phần mêm ViLIS 2.0.
+ Đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của phần mềm ViLIS 2.0 .
Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0
hiệu quả hơn.

b) Yêu cầu
+ Nắm rõ các nội dung, quy định của các văn bản pháp luật về đất đai,
về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
+ Sử dụng thành thạo thao tác và chức năng của phần mềm ViLIS 2.0
+ Phát hiện được các ưu điểm, nhược điểm vủa phần mềm ViLIS 2.0
khi đưa vào sử dụng và đề xuất các giải pháp khả thi nhằm sử dụng có hiệu
quả nhất.
+ Các số liệu phản ánh trung thực, khách quan về thực trạng của xã
Hoa Sơn.
3. Nhiệm vụ
+ Tìm hiểu các quy định pháp lý của nhà nước, địa phương về đất đai
và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2


+ Tìm hiểu quy trình, thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại xã Hoa Sơn.
+ Đề xuất biện pháp ứng dụng phần mềm VILIS 2.0 trong quy trình cấp
GCNQSD đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn,
tỉnh Nghệ An.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng
“Ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 trong quy trình đăng ký, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý hồ sơ địa chính tại xã Hoa Sơn,
huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.”
b) Phạm vi: tại xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
5. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp bản đồ
Sử dụng các bản đồ địa chính dạng số trên phần mềm Microstation, ứng

dụng Famis chuẩn hóa dữ liệu bản đồ đầu vào ViLIS để xây dựng cơ sở dữ
liệu cho đề tài.
b) Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
Thu thập các số liệu có liên quan đến đề tài như: Điều kiện tự nhiên KTXH của xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, số liệu bản đồ và các
số liệu khác có liên quan.
c) Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin
Ứng dụng các phần mềm như: ViLIS 2.0, SQL 2005, Microstation SE,
Famis, ArcGIS….. để thành lập bản đồ và chuyển đổi, thiết lập CSDL cho hệ
thống đăng ký cấp giấy chứng nhận bằng phần mềm ViLIS 2.0.
d) Phương pháp kế thừa
Kế thừa các nghiên cứu, số liệu, tài liệu đã được công bố có liên quan
đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
3


6. Cấu trúc đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và kiến nghị thì đề tài có 3 chương
chính ở phần nội dung nghiên cứu:
Chương 1: Cơ sở khoa học, pháp lý của đăng ký, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và quản lý hồ sơ địa chính.
Chương 2: Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản
lý hồ sơ địa chính tại xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Ứng dụng ViLIS 2.0 trong quy trình đăng ký, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý hồ sơ địa chính tại xã Hoa Sơn,
huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

4


PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Khái quát về đăng ký,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1.1.1. Khái niệm và vai trò
a) Khái niệm
- Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất Đai 2013: “Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư
pháp lí để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một mẫu thống
nhất trong cả nước là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử
dụng đất.
- Theo Khoản 1 Điều 95 Luật đất đai năm 2013: Đăng ký đất đai là bắt
buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu
của chủ sở hữu.
- Theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc về đăng ký đất trong
từng thời kỳ, đăng ký đất đai được chia thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Đăng ký đất đai ban đầu được tổ chức thực hiện lần đầu
tiên trong phạm vi cả nước để thiết lập hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ

5



đất đi và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ sử dụng
đủ điều kiện.
+ Giai đoạn 2: Đăng ký biến động đất đai được tổ chức thực hiện ở
những địa phương đã hoàn thành đăng ký ban đầu cho mọi trường hợp có nhu
cầu làm thay đổi nội dụng của hồ sơ địa chính đã thiết lập.
b) Vai trò
- Đăng ký đất đai làm cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với
đất đai:
+ Ở nước ta, Luật đất đai quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
thực chất là bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời giám
sát họ thực hiện các nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật nhằm đảm bảo lợi
ích của Nhà nước và lợi ích chung của toàn xã hội trong sử dụng đất.
+ Bằng việc lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, đăng ký đất đai đã ràng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan nhà
nước về quản lý đất đai và người sử dụng đất trong việc chấp hành pháp luật
đất đai. Hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cung cấp
thông tin đầy đủ nhất và là cơ sở pháp lý chặt chẽ để xác định các quyền của
người sử dụng đất được bảo vệ khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm; cũng như
xác định các nghĩa vụ mà người sử dụng đất phải tuân thủ theo pháp luật:
nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ bảo vệ và sử dụng đất có hiệu quả…
- Đăng ký đất đai là điều kiện đảm bảo để Nhà nước quản lý chặt chẽ
toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ; đảm bảo cho đất đai sử dụng đầy đủ,
hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất.
- Đăng ký đất là một nội dung quan trọng có quan hệ hữu cơ với các
nội dung, nhiệm vụ khác của quản lý nhà nước về đất đai
Đăng ký đất đai sẽ thiết lập nên hệ thống hồ sơ địa chính và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất với đầy đủ các thông tin về tự nhiên, kinh tế,

6



xã hội của từng thửa đất. Hệ thống các thông tin đó chính là sản phẩm kế thừa
từ việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ quản lý nhà nước khác như:
+ Xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng đất.
+ Công tác điều tra, đo đạc.
+ Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
+ Công tác giao đất, cho thuê đất.
+ Công tác phân hạng và định giá đất.
+ Công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai.
Do vậy, để đảm bảo thực hiện đăng ký đất đai với chất lượng cao nhất,
đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, pháp lý của hồ sơ địa chính và giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, trước hết đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các nội
dung: xây dựng và ban hành đầy đủ các văn bản về chính sách đất đai; đo đạc
lập bản đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất; phân hạng và định giá đất; thanh
tra xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp đất đai,...
Ngược lại, hoàn thành tốt nhiệm vụ đăng ký đất đai không chỉ tạo tiền
đề mà còn là cơ sở hết sức cần thiết cho việc triển khai thực hiện tốt tất cả các
nội dung, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai. Kết quả đăng ký đất cung
cấp những thông tin đầy đủ, chính xác thực trạng tình hình sử dụng đất để
đánh giá và đề xuất, bổ sung hoặc điều chỉnh các chủ trương, chính sách,
chiến lược quản lý và sử dụng đất. Hồ sơ địa chính còn là căn cứ đầy đủ, tin
cậy nhất cho công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai, công tác quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất, công tác giao đất và thu hồi đất, công tác
phận hạng và định giá đất, công tác thống kê đất đai. Thông qua đăng ký đất
đai, chất lượng tài liệu đo đạc sẽ được nâng cao do những sai sót tồn tại được
người sử dụng phát hiện và được chỉnh lý hoàn thiện. Kết quả đo đạc và thống
kê đất đai được pháp lý hóa gắn với quyền của người sử dụng đất.
1.1.2. Đối tượng, thẩm quyền đăng ký đất đai
a) Đối tượng

(Căn cứ theo khoản 1 Điều 99 của Luật đất đai năm 2013)
7


- Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy
định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
- Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày Luật này có hiệu
lực thi hành;
- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận
tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người
nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất
để thu hồi nợ;
- Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh
chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi
hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
- Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
- Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
- Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở;
người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc
các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp
nhất quyền sử dụng đất hiện có;
- Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại giấy chứng nhận bị
mất.
b) Thẩm quyền
Thẩm quyền cấp GCN được quy định tại Điều 105 của Luật đất đai

2013 như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn
8


giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng
ngoại giao.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và
môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở
gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
- Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây
dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn
liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan
Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1.1.3. Các trường hợp đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
Căn cứ vào Điều 100 Luật đất đai số 45/2013/QH13 quy định về những
trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác găn liền với đất.
* Điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, đang sử dụng đất
có giấy tờ về quyền sử dụng đất:

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các
loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10
năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách
9


đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước
ngày 15 tháng 10 năm 1993;
+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản
gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền
với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác
nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ
cũ cấp cho người sử dụng đất;
+ Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993
theo quy định của Chính phủ.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ
quy định tại khoản 1 Điều 100 mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm
theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên
quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ
tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có

tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định
của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản
công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì
được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
10


khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải
thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật đất đai có hiệu lực thi
hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định
của pháp luật.
- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu,
am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của
Luật đất đai và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
* Căn cứ vào Điều 101 Luật đất đai số 45/2013/QH13 quy định về
những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất.
Điều kiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, đang sử
dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất:
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu

lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai,
có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định,
không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền
sử dụng đất.

11


- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định
tại Điều 100 của Luật đất đai nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước
ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được
Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng
điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
1.1.4. Quy trình kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
a) Công tác chuẩn bị
- Thành lập hội đồng đăng ký đất tại các xã.
- Thành lập tổ đăng ký cấp đổi tại các xã.
- Thu thập các tài liệu có liên quan phục vụ cho công tác kê khai, đăng
ký đất đai và xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Chuẩn bị vật tư kỹ thuật, biểu mẫu, sổ sách, văn phòng phẩm cần thiết.
- Chuẩn bị địa điểm, lịch kê khai cho các khối, xóm.
- Phối hợp với các tổ chức tín dụng, VPĐKQSD đất phô tô các GCN

thế chấp
b) Tổ chức kê khai đăng ký
- Đơn vị tư vấn phối hợp với tổ kê khai đăng ký thực hiện các nhiệm
vụ sau:
+ Hướng dẫn tổ chức kê khai: Hướng dẫn viết đơn xin cấp mới đất, hướng
dẫn viết giấy giải trình, hướng dẫn viết đơn xác nhận nhu cầu sử dụng đất
+ Kiểm tra, xác minh thông tin đăng ký
+ Phân loại hồ sơ, thống kê các loại hồ sơ đã phân loại.
c) Tổ chức xét duyệt
Hội đồng đăng ký đất tại xã sẽ tiến hành xét duyệt hồ sơ cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Các cán bộ được phân công tiến hành kiểm tra
12


tình pháp lý của hồ sơ. Sau đó thẩm định các thông tin đã được kê khai. Nghe
báo cáo kết quả kê khai đăng ký của tổ kê khai đăng ký đất.Nếu hồ sơ đủ điều
kiện cấp giấy chứng nhận thì trình lên UBND xã.
d) Các cấp thẩm quyền
* UBND xã
Tiến hành công bố công khai kết quả xét duyệt của hội đồng đăng ký
đất tại xã;chỉ đạo tổ giúp việc thực hiện các nhiệm vụ: Xử lý các tồn tại phát
sinh trong quá trình công khai; lâp biên bản kết thúc công khai, danh sách
công khai, kết thúc công khai các trường hợp đủ điều kiện đề nghị cấp
GCN….; Ký xác nhận vào đơn xin cấp giấy và các hồ sơ khác trình UBND
huyện.
* Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
+ Vào sổ tiếp nhận hồ sơ cấp mới, cấp đổi GCN do UBND xã
chuyển đến
+ Kiểm tra thẩm định hồ sơ, ký xác nhận vào các hồ sơ đủ điều kiện,
tiến hành trích lục hoặc trích đo địa chính thửa đất.

+ Chuyển danh sách các hộ thực hiện nghĩa vụ tài chính và chưa đủ
điều kiện cho UBND xã để thông báo cho người dân được biết
+ Chuyển thông tin cho Chi cục thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.
+ Lập danh sách, in ấn GCN trình Phòng TN&MT.
* Phòng TN&MT
Tiếp nhận hồ sơ từ văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, kiểm tra xác
minh hồ sơ để trình lên UBND huyện ký xác nhận cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
1.2. Hồ sơ địa chính
1.2.1. Khái niệm
Hồ sơ địa chính gồm Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất
đai, Sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
13


Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến
động đất đai có nội dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số (sau
đây gọi là cơ sở dữ liệu địa chính) để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh,
cấp huyện và được in trên giấy để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã.
Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm dữ liệu Bản đồ địa chính và các dữ
liệu thuộc tính địa chính.
* Vai trò của hồ sơ địa chính
Chính
sách đất
đai

Phản ánh hiện
trạng để xây
dựng chính sách

Đánh giá thực
hiện chinh sách

Chỉnh lý
hồ sơ

Thông tin biến
động sử dụng
đất

HỒ

ĐỊA
CHÍNH

Cơ sở thẩm
tra (nguồn
gốc, cơ sử
pháp lý sử
dụng đất)

Thanh tra
giải quyết
tranh
chấp,
khiếu nại

Cơ sở tổng
hợp số liệu:
Định kỳ và

chuyên đề

Thống kê
kiểm kê
đất đai

- Đánh giá
hiện trạng sử
dụng đất
- Phản ánh kết
quả thực hiện
kế hoạch

- Lập hồ sơ
- Thẩm định hồ sơ
- Kiểm tra việc
giao đất cho thuê
đất

- Cơ sở xác định
hạng đất
- Thông tin tài sản
gắn liền với đất
- Nghĩa vụ tài
chính

- Nguồn gốc
và thông tin
thửa đất
- Tình trạng

pháp lý

Quy hoạch,
kế hoạch sử
dụng đất

Giao đất cho thuê
đất

Quản lý tài
chính về dất đai

Cấp giấy chứng
nhận quyền sử
dụng đất

Hình 1.1: Vai trò của hồ sơ địa chính trong công tác
quản lý nhà nước về đất đai
14


1.2.2. Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính
Theo Quy định tai Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về việc hướng dẫn
lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính quy định nguyên tắc lập hồ sơ địa
chính như sau:
- Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã.
- Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện theo đúng trình tự, thủ
tục hành chính quy định tại Chương XI của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Hồ sơ địa chính dạng số, trên giấy phải bảo đảm tính thống nhất nội

dung thông tin thửa đất với Giấy chứng nhận và hiện trạng sử dụng đất.
1.2.3. Trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính
Theo Quy định tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về việc hướng dẫn
lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính quy định trách nhiệm quản lý hồ sơ
địa chính như sau:
a) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường chịu trách nhiệm quản lý các tài liệu, dữ liệu bao gồm:
- Cơ sở dữ liệu địa chính (trong máy chủ và trên các thiết bị nhớ) hoặc
Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất
đai đối với trường hợp chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;
- Bản lưu Giấy chứng nhận, Sổ cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ xin cấp
Giấy chứng nhận, hồ sơ xin đăng ký biến động về sử dụng đất đối với tổ chức,
cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp mua
nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài;
- Giấy chứng nhận của tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài đã thu hồi trong các
trường hợp thu hồi đất, tách thửa hoặc hợp thửa đất, cấp đổi, cấp lại Giấy
chứng nhận;
- Hệ thống các Bản đồ địa chính, bản Trích đo địa chính và các bản đồ,
sơ đồ khác, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai được lập qua các thời kỳ trước
ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
15


b) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và
Môi trường chịu trách nhiệm quản lý các tài liệu, dữ liệu bao gồm:
- Cơ sở dữ liệu địa chính (trên các thiết bị nhớ) hoặc Bản đồ địa chính,
Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai đối với trường
hợp chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;
- Bản lưu Giấy chứng nhận, Sổ cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ xin cấp

Giấy chứng nhận, hồ sơ xin đăng ký biến động về sử dụng đất đối với hộ gia
đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn với
quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư;
- Giấy chứng nhận của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư đã thu
hồi trong các trường hợp thu hồi đất, tách thửa hoặc hợp thửa đất, cấp đổi, cấp
lại Giấy chứng nhận;
- Hệ thống các Bản đồ địa chính, bản Trích đo địa chính và các bản đồ,
sơ đồ khác, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai được lập trước ngày Thông tư này
có hiệu lực thi hành.
c) Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm quản lý Bản đồ địa chính,
Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ
địa chính và các giấy tờ khác kèm theo do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất gửi đến để cập nhật, chỉnh lý bản sao hồ sơ địa chính.
1.3. Nhu cầu tin học hóa quy trình đăng ký, cấp GCNQSD đất và
quản lý hồ sơ địa chính ở Việt Nam và tại địa phương
1.3.1. Thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính
Hệ thống đăng ký đất đai, cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất và
lập quản lý hồ sơ địa chính là hạt nhân của hệ thống đăng ký đất đai, cần phải
thiết lập cho được hệ thống đăng ký ban đầu đối với từng thửa đất, sau đó tiếp
tục đăng ký biến động khi có sự thay đổi về thửa đất, chủ sử dụng đất, mục
đích sử dụng đất, giá đất và thuế đất. Hệ thống này được thiết lập đầy đủ thì

16


người dân mới có đủ điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong sử
dụng đất và Chính phủ có điều kiện để quản lý chặt chẽ đất đai. Đến nay công
việc đăng ký và lập hồ sơ địa chính đã đạt được kết quả quan trọng hoàn
thành cho 96% đất nông nghiệp; 60% đất lâm nghiệp; 55% đất ở nông thôn;

40% đất ở đô thị (Theo kết quả diều tra, đánh giá về tình hình lập và quản lý
Hồ sơ địa chính của Bộ TN&MT năm 2011 trên cả nước). Nếu được đầu tư
thỏa đáng thì chúng ta sẽ sớm hoàn thành công tác này. Tuy nhiên, do hệ
thống chính sách đất đai đang trong quá trình thay đổi, quy định mẫu hồ sơ
địa chính sửa đổi không theo kịp sự phát triển của chính sách đất đai; thêm
vào đó là khăn về tài chính, nhân lực, công nghệ và sự chấp hành các quy
định về pháp luật chưa nghiêm do vậy công tác này chưa đạt yêu cầu và có
nhiều bất cập. Đó là:
+ Một là, chưa thiết lập đầy đủ số bộ hồ sơ hoặc số loại tài liệu theo
quy định, mà yêu cầu trong công tác này là phải đảm bảo đầy đủ các tư liệu
để đảm bảo tính pháp lý và sử dụng hiệu quả các tài liệu này.
+ Hai là, chất lượng hồ sơ địa chính còn rất hạn chế, phổ biến là
những sai sót nhầm lẫn, tẩy xóa, tiếp theo là ghi chưa đủ ghi chưa đúng các
thông tin theo quy định như: tên chủ sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử
dụng,... Tất cả điều này làm hồ sơ địa chính không phản ánh hiện trạng sử
dụng đất đai.
+ Ba là, hệ thống hồ sơ địa chính lập theo nhiều loại mẫu khác nhau.
+ Bốn là, hệ thống hồ sơ thiết lập trên cơ sở đo đạc tạm thời.
+ Năm là, hệ thống hồ sơ mới chỉ thiết lập và lưu trữ trêng dạng giấy,
chưa lưu trữ được dưới dạng số.
Thực trạng trên cho ta thấy rằng việc hoàn thiện hồ sơ địa chính đã
được thiết lập ở các địa phương là hết sức cần thiết, cấp bách nhằm nâng cao
chất lượng pháp lý của hệ thống hồ sơ địa chính đã lập, đáp ứng yêu cầu khai
thác sử dụng trong quản lý biến động đất đai thường xuyên.

17


1.3.2. Nhu cầu tin học hóa hệ thống quy trình đăng ký, cấp
GCNQSD đất và quản lý hồ sơ địa chính

Công nghệ thông tin trên đà phát triển như vũ bão trong khoảng thời
gian 30 năm gần đây đã có tác động vô cùng to lớn đến mọi lĩnh vực kinh tế xã hội và lĩnh vực quản lý đất đai không phải là ngoại lệ. Đối với công tác
đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý hồ sơ địa chính
thì việc áp dụng công nghệ tin học là một nhu cầu tất yếu bởi vì về bản chất,
đây là một quá trình xử lý và phân tích thông tin về đất đai.
Yêu cầu đối với hồ sơ địa chính là phải lưu trữ đầy đủ các thông tin về
tự nhiên, kinh tế, pháp lý của từng thửa đất cùng với bất động sản có trên đó
và thông tin về từng người sử dụng đất.Chỉ tính riêng trong nhóm hồ sơ địa
chính phục vụ quản lý đất đai thường xuyên đã có tới gần 50 đơn vị thông tin
thuộc tính về thửa đất và người sử dụng đất. Với số lượng thửa đất ước tính
trên cả nước là 20 triệu thì lượng thông tin cần xử lý là khoảng 1 tỷ đơn vị.
Đây mới chỉ là thông tin mang tính tạm thời, nếu tính cả thông tin quá khứ
cần lưu trữ thì lượng thông tin có thể là 2-3 tỷ đơn vị. Đối với dữ liệu không
gian (bản đồ) thì việc áp dụng công nghệ thông tin càng có ý nghĩa hơn nữa vì
công nghệ thông tin không chỉ được sử dụng để lưu trữ mà còn được áp dụng
trực tiếp để thành lập loại dữ liệu này. Ngoài ra, các dữ liệu dạng số có tính
nhất quán cao hơn, độ chính xác tốt hơn so với công nghệ lưu trữ, xử lý bằng
công nghệ truyền thống trên giấy.
Nếu như việc quản lý hồ sơ địa chính được thể hiện bằng công nghệ
truyền thống trên giấy tờ, sổ sách chỉ giới hạn trọng việc lưu trữ và cung cấp
thông tin khi cần thiết thì khi áp dụng công nghệ thông tin, quá trình này còn
bao hàm cả chức năng phân tích, thông kê và chiết xuất thông tin thứ cấp. Đối
với người sử dụng, hệ thống như vậy trở nên thông minh hơn, hữu ích hơn.
Những năm gần đây, Bộ TN&MT cũng đã tiến hành triển khai nhiều dự
án để thực hiện tin học hóa hệ thống đăng ký, cấp giấy chứng nhận và quản lý
dữ liệu địa chính trên khắp cả nước như: VLAP, SELMA… Nhiều dự án có sự
18


hợp tác giữa các nước có nên công nghệ hiện đại trên thế giới. Hiện tại, việc

áp dụng công nghệ thông tin trong việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và quản lý hồ sơ địa chính đã được triển khai trên nhiều tỉnh của
cả nước như: Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huế,
Hưng Yên, Thái Bình, Vĩnh Long…
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và xã Hoa Sơn nói riêng, việc
đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý hồ sơ địa chính
vẫn còn thực hiện bằng phương pháp truyền thống trên giấy tờ, sổ sách trong
nhiều công đoạn. Làm cho hiệu quả của công việc không cao, đồng thời việc
lữu trữ dữ liệu cũng rất khó khăn, tình trạng mất mát dữ liệu do rách, mục nát
là khó tránh khỏi làm ảnh hưởng lớn đến việc quản lý dữ liệu. Vì thế, nhu cầu
áp dụng các công nghệ thông tin trong việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn là rất cần thiết.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TẠI XÃ HOA SƠN,
HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hoa Sơn, huyện Anh
Sơn, tỉnh Nghệ An
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý

19


Hình 2.1. Sơ đồ vị trí xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
Xã Hoa Sơn nằm về phía tây huyện Anh Sơn, nằm dọc theo đường
quốc lộ 7 nên điều kiện giao lưu với các địa phương trong huyện tương đối
thuận lợi.
- Phía Đông Bắc giáp xã Đức Sơn huyện Anh Sơn

- Phía Tây Bắc giáp xã Tường Sơn huyện Anh Sơn
- Phía Nam giáp xã Hội Sơn huyện Anh Sơn
- Phía Tây nam giáp huyện Con Cuông.
Xã có tuyến đường quốc lộ 7A đi qua dài hơn 3km, đường thủy có
Sông Lam, dân cư sống chủ yếu tập trung tại các vùng bằng và dọc đường
quốc lộ, dân sống thuần nông, có cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
Vị trí địa lý trên đã chi phối đến các yếu tố khí hậu, thuỷ văn, địa mạo,
sinh vật và hoạt động phát triển kinh tế xã hội của xã.
b) Địa hình, địa mạo

20


Hoa Sơn là xã thuộc vùng núi phía Tây huyện Anh Sơn nên đặc điểm
địa hình, địa mạo của xã mang nét đặc trưng của khu vực này. Về cơ bản có
thể chia thành 2 dạng địa hình chính là vùng đồi núi và đồng bằng.
Vùng đồi núi: chiếm gần 2/3 diện tích tự nhiên của xã, bao gồm núi đá,
núi đất và đồi thoải phân bố chủ yếu ở phía Tây và phía Nam một số nằm kề
với khu dân cư phía Bắc. Khu vực này có độ dốc tương đối lớn, đạt từ 15-25 0
tuỳ từng khu vực. Khu vực này đang được trồng các cây lâm nghiệp như chè,
cây nguyên liệu giấy và trồng rừng phủ xanh đất trống, phần còn lại vẫn còn
để hoang. Trong khu vực này còn có 2 con suối Khe Sừng và Khe tran có
nguồn nước chảy tự nhiên quanh năm.
Vùng đồng bằng: phân bố chủ yếu ở phía Bắc nằm xen kẹp giữa vùng
núi phía Tây, Nam của xã, địa hình tương đối bằng phẳng. Trên diện tích đất
này đang được khai thác vào trồng lúa nước, rau màu; bố trí khu dân cư và
xây dựng cơ sở hạ tầng.
Nhìn chung địa hình của xã đa dạng và phức tạp, diện tích đồi núi,
đồng bằng, sông suối, hồ đập đan xen với nhau tạo nên nhiều mặt thuận lợi.
Song cũng gây ra không ít khó khăn trong việc bố trí xây dựng cơ sở hạ tầng;

quy hoạch phát triển cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
c) Khí hậu
Cũng như các xã thuộc huyện Anh Sơn, xã Hoa Sơn nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang những đặc điểm riêng của khí hậu khu vực
miền Trung. Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa, nóng từ tháng 5
đến tháng 10 hàng năm. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau:
- Nhiệt độ:
- Nhiệt độ không khí bình quân hàng năm: 23,6°C.
- Nhiệt độ không khí cao nhất: 40 - 41°C. (tháng 6, tháng 7).
- Nhiệt độ không khí thấp nhất: 5 - 6°C. (tháng 12, tháng 1).
- Độ ẩm: Qua số liệu quan trắc hàng năm tại tỉnh Nghệ An cho thấy:
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm: 55%.
21


- Độ ẩm không khí tháng lớn nhất (tháng 3): 95%.
- Độ ẩm không khí tháng thấp nhất (tháng 7): 25%.
- Lượng mưa:
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.870 mm
- Lượng mưa năm lớn nhất: 3.500 mm
- Lượng mưa năm nhỏ nhất: 1.105 mm.
- Chế độ gió: Có 2 hướng gió thịnh hành:
+ Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió về
thường mang theo mưa phùn và giá rét, thỉnh thoảng xuất hiện sương mù và
sương muối ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ và đời sống con người và một số
loại cây trồng.
+ Gió mùa Tây - Nam (gió Lào) thổi từ tháng 4 đến tháng 8. Tập trung
cao nhất vào tháng 5, tháng 6. Đây là loại giói đặc trưng của Anh Sơn nói
riêng và khu vực Bắc miền Trung nói chung, gây khô nóng ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe và đời sống con người (hạn chế đến sinh trưởng phát triển của

cây lúa trong thời kỳ đầu, làm tích luỹ sắt gây thoái hoá đất).
+ Bão: Hàng năm chịu ảnh hưởng của bão vào tháng 8, tháng 9 nhưng
không gây tác hại lớn
- Nắng: Số giờ nắng trong năm: 1.668 giờ. Các tháng nắng nhiều là:
tháng 5, tháng 6, tháng 7, bình quân tới 7 đến 8 giờ/ ngày. Tháng ít nắng nhất
là tháng 2 bình quân có 1,6 giờ/ngày, thường có mưa phùn.
Yếu tố khí hậu Hoa Sơn nói chung thuận lợi để phát triển cây trồng vật
nuôi, song biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm lớn, mưa tập trung, mùa
nắng nóng khô hanh, đó là nguyên nhân gây ra hạn hán, xói mòn, bồi lấp, hủy
hoại đất. Trong sử dụng đất cần có những biện pháp thích hợp để hạn chế các
hiện tượng bất lợi của điều kiện khí hậu trên (chọn cây con có khả năng thích
hợp cao, mùa vụ gieo trồng phù hợp tránh những thời điểm có nhiều bất lợi).
d) Thuỷ văn

22


×