Tải bản đầy đủ (.docx) (199 trang)

Quản lý tài chính của Sở GD&ĐT khu vực Tây Bắc đối với trường Trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 199 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI
______________

______________

PHAN VN S

QUảN Lý TàI CHíNH CủA CáC Sở GIáO DụC Và ĐàO
TạO
khu vực tây bắc ĐốI VớI TRƯờNG TRUNG HọC PHổ
THÔNG trong bối cảnh ĐổI MớI GIáO DụC

Chuyờn ngnh: Qun lý giỏo dc
Mó s: 62.14.01.14

LUN N TIN S KHOA HC GIO DC
Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS.TS. ng Quc Bo
2. TS. Nguyn Th Thu Hng

H NI - 2015


2

2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu,
tư liệu sử dụng trong luận văn này có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nêu ra trong


Luận án là trung thực và nội dung của Luận án chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình khoa học nào.
Nghiên cứu sinh
(Tác giả luận án)

Phan Văn Sỹ

2


3

3

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Quản lý giáo dục, Phòng Đào
tạo sau đại học và các thầy cô giáo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện để
tôi học tập và hoàn thành luận án. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn các Thầy Cô giáo hướng dẫn
khoa học: PGS.TS. Đặng Quốc Bảo và TS. Nguyễn Thị Thu Hằng đã tận tình hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Sở GD&ĐT; Phòng Giáo dục Trung học, Phòng Kế
hoạch - Tài chính; Các trường THPT của tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai
Châu, Lào Cai, Yên Bái đã tạo điều kiện giúp đỡ khảo sát thực tế và thực nghiệm
kết quả nghiên cứu của luận án.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bè bạn đã hỗ trợ tạo điều
kiện về mọi mặt để tôi hoàn thành luận án.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Nghiên cứu sinh
(Tác giả luận án)


Phan Văn Sỹ

3


4

4

CÁC TỪ VIẾT TẮT
CMHS
CSVC
CBQL
DTNT
DTTS
GD&ĐT
GDP

Cha mẹ học sinh
Cơ sở vật chất
Cán bộ quản lý
Dân tộc nội trú
Dân tộc thiểu số
Giáo dục và Đào tạo
Tổng sản phẩm quốc nội
(Tiếng Anh: Gross Domestic Product)
EU/ EC
Liên minh Châu Âu/ Cộng đồng Châu Âu
(Tiếng Anh: European Union / European Community)
GV

Giáo viên
HDI
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index)
KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư
KT-XH
Kinh tế - xã hội
NSNN
Ngân sách Nhà nước
NCKH
Nghiên cứu khoa học
NCS
Nghiên cứu sinh
NSGD
Ngân sách giáo dục
NSTW
Ngân sách Trung ương
NSĐP
Ngân sách địa phương
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức (Tiếng Anh: Official Development Assistant)
THPT
Trung học phổ thông
THCS
Trung học cơ sở
TNQD
Thu nhập quốc dân
TSPXH
Tổng sản phẩm xã hội
TW
Trung ương

XDCB
Xây dựng cơ bản
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
XHH
Xã hội hóa
UBND
Ủy ban nhân dân
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
(Tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization)
WB
Ngân hàng Thế giới (Tiếng Anh: World Bank)
WTO
Tổ chức Thương mại thế giới (Tiếng Anh: World Trade Organization)

MỤC LỤC

Ụ LỤC

4


5

5

DANH MỤC CÁC BẢNG

5



6

6

ỤC CÁC HÌNH

6


7

7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển toàn cầu hiện nay, áp lực về cải cách tài chính cho giáo
dục đã tăng lên ở hầu hết các nơi trên thế giới. Những giải pháp nhằm khắc phục sự
khan hiếm về nguồn vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư
mà giáo dục có được, sẽ được tìm ra cho các cơ sở Giáo dục với điều kiện khung
chính sách cho các hoạt động phải được cải cách một cách cơ bản. Các cải cách về tài
chính cho giáo dục trên thế giới trong những thập niên gần đây thường được phân tích
ở 4 mức: a) khuyến khích đa dạng hoá nguồn lực; b) khuyến khích có hiệu quả lớn
hơn trong phân bổ và sử dụng nguồn lực công; c) tài trợ cho học sinh; d) phân cấp
nhằm tăng tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở Giáo dục [27]. Quan điểm
chỉ đạo phát triển giáo dục nêu rõ: “Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng
đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, ảnh hưởng của các tổ chức, đoàn thể chính trị,
kinh tế, xã hội trong phát triển giáo dục. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.

Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đặc biệt là chính sách đầu tư và
chính sách tiền lương; ưu tiên ngân sách Nhà nước dành cho phát triển giáo dục phổ
cập và các đối tượng đặc thù (Chính phủ Việt Nam, 2012) [2].
Đổi mới cơ chế quản lý tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính
quốc gia, trong đó có hệ thống giáo dục quốc dân. Tăng cường phân cấp quản lý tài
chính cho địa phương, cơ sở, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của trường học trong
quản lý tài chính là một nội dung rất quan trọng của cải cách tài chính trong giáo dục.
Quản lý tài chính giáo dục trường THPT được đặt trong bối cảnh đổi mới chung của
quản lý tài chính công và đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới quản lý Nhà nước về
giáo dục nói riêng. Cụ thể là: 1) Đổi mới tư duy và phương pháp quản lý giáo dục
theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy
tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các địa phương, của các cơ Sở Giáo dục; 2)
Thực hiện phân cấp quản lý mạnh mẽ cho các địa phương, giao quyền quản lý về tổ
chức cán bộ, tài chính cho các cơ quan quản lý giáo dục và 3) Thực hiện cải cách
hành chính trong ngành giáo dục và đổi mới phương thức quản lý giáo dục, thể chế
hoá chức năng, nhiệm vụ quản lý giáo dục các cấp. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (sau đây gọi tắt là Nghị
7


8

8

quyết 29) nêu rõ: “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân
chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ Sở GD&ĐT; coi
trọng quản lý chất lượng. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước
về giáo dục, đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành,

địa phương. Phân định công tác quản lý Nhà nước với quản trị của cơ Sở GD&ĐT.
Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo
của các cơ Sở GD&ĐT” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013)[3].
Quản lý hoạt động tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT đứng trước
hai thách thức. Thứ nhất là sự giới hạn về ngân sách và thứ hai là nhu cầu ngày càng
cao từ phía người học. Điều này một mặt đòi hỏi NSNN cần ưu tiên đầu tư cơ sở vật
chất và các nguồn lực khác để các trường THPT nâng cao chất lượng dạy học cũng
như các dịch vụ giáo dục khác cho người học. Mặt khác, trong điều kiện ràng buộc và
hạn hẹp về ngân sách Nhà nước, con đường tìm kiếm là đổi mới quản lý nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Tiết kiệm những nguồn lực, những khoản chi ít
liên quan đến chất lượng giáo dục để đầu tư cho các khoản chi có liên quan nhiều đến
chất lượng giáo dục, như: Chi cho thí nghiệm, thực tập; chi cho đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên; chi cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo,...
Khu vực Tây Bắc có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, giáo dục phát triển
chậm, hầu hết các trường THPT là công lập được Nhà nước đầu tư về kinh phí và cơ
sở vật chất và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính hoặc các khoản
đóng góp phi vụ lợi. Quản lý tài chính giáo dục ở vùng này phải hướng đến đảm bảo
cơ hội tiếp cận giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đặc biệt quan tâm
đến các đối tượng học sinh dân tộc, trẻ em gái, các đối tượng thiệt thòi, học sinh ở
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Trên thực tế, giáo dục cho trường THPT của khu vực Tây Bắc đã được Nhà
nước đảm bảo thực hiện chế độ về tài chính cho cán bộ giáo viên, cấp phát lương và
các khoản phụ cấp theo lương, phụ cấp ưu đãi đầy đủ, kịp thời. Tuy nhiên, hiện nay
vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc về quản lý hoạt động tài chính của Sở GD&ĐT
đối với trường THPT thuộc khu vực Tây Bắc như: Chưa nhận thức đúng nội dung,
tầm quan trọng của nguồn lực tài chính cho trường THPT; việc tăng cường NSNN
cho trường THPT chưa cao và cấp NSNN cho các trường còn được thực hiện khác
nhau giữa các tỉnh; vai trò, trách nhiệm của ngành GD&ĐT và sự phối hợp giữa
Sở GD&ĐT với các cơ quan tài chính và các bên liên quan chưa thực sự tạo hiệu
8



9

9

quả trong quản lý tài chính của Sở GD&ĐT cho các trường THPT; huy động các
nguồn tài chính ngoài NSNN còn hạn chế, quá nhỏ chủ yếu dưới dạng hiện vật và
sức lao động; phân cấp quản lý chưa đi đôi với việc nâng cao năng lực quản lý
tương ứng, chưa đáp ứng các yêu cầu quản lý nguồn lực tài chính trong điều kiện
được trao quyền tự chủ, đảm bảo tính hiệu quả, linh hoạt, công khai, minh bạch; quản
lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT như lập kế hoạch, phân bổ nội bộ,
chấp hành dự toán, kiểm tra tài chính...còn nhiều yếu kém, bất cập. Có thể nói công
tác quản lý hoạt động tài chính của Sở GD&ĐT khu vực Tây Bắc đối với trường
THPT trong giai đoạn hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục
trường THPT và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực mà giáo dục trường THPT có
được; cơ sở vật chất trang thiết bị cho giáo dục trung học phổ thông còn thiếu, nhất là
các trường ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.
Các nghiên cứu tài chính giáo dục ở trong nước của thời kỳ đổi mới đã phân
tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới từng bước chính sách tài chính
của giáo dục. Đặc biệt, các kết quả nghiên cứu đã giúp các cơ quan quản lý Nhà nước
về giáo dục và các cơ sở giáo dục hiểu rõ hơn được thực trạng hệ thống tài chính của
giáo dục, những xu hướng cải cách tài chính giáo dục trên thế giới, khuyến khích
những đổi mới nhằm huy động, phân bổ nguồn lực minh bạch hơn và sử dụng có hiệu
quả nguồn lực phù hợp với các mục tiêu phát triển giáo dục. Tuy nhiên các nghiên
cứu về tài chính và quản lý tài chính giáo dục ở nước ta còn rất ít, nhất là những
nghiên cứu quản lý tài chính của cấp sở đối với trường THPT.
Hiện tại đang thiếu các đề tài nghiên cứu giải quyết những vấn đề bất cập về
tài chính của giáo dục trường THPT ở vùng kinh tế chậm phát triển, nhất là việc
nghiên cứu tìm ra các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động tài chính của Sở GD&ĐT

đối với trường THPT là vấn đề cần thiết. Vì vậy, Nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Quản
lý tài chính của Sở GD&ĐT khu vực Tây Bắc đối với trường Trung học phổ thông
trong bối cảnh đổi mới giáo dục".
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý tài chính của Sở GD&ĐT khu
vực Tây Bắc đối với trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục nhằm góp phần
nâng cao chất lượng, công bằng và hiệu quả giáo dục trong giáo dục trường THPT
ở các tỉnh khu vực Tây Bắc.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Sự phát triển Trường THPT và tài chính giáo dục trường THPT các tỉnh khu
vực Tây Bắc
9


10

10

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT các tỉnh khu vực Tây
Bắc trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
4. Giả thuyết khoa học của luận án
Tài chính là một trong các yếu tố quan trọng nhất góp phần đến chất lượng, hiệu
quả giáo dục.
Quản lý Tài chính của Sở GD&ĐT đối với các trường THPT của các tỉnh khu
vực Tây Bắc đã có một số thành tựu, song còn có nhiều hạn chế do chưa quán triệt
sâu sắc quan điểm về phân cấp quản lý Nhà nước về tài chính giáo dục trong bối cảnh
đổi mới giáo dục. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế về các điều kiện và kết
quả phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số

khu vực Tây Bắc.
Nếu đề xuất được hệ biện pháp bao quát các vấn đề: Tăng cường ngân sách
đầu tư phát triển GDTHPT, đảm bảo thuận lợi cho học sinh THPT, đặc biệt là học
sinh DTTS các tỉnh khu vực Tây Bắc đi học thuận lợi và có chất lượng tốt, kế hoạch
hóa việc thực hiện ngân sách đảm bảo chấp hành đúng quy định của Nhà nước cho
THPT, chỉ đạo các trường tiết kiệm (lưu ý tiết kiệm) chi thanh toán cá nhân thông qua
sắp xếp lại đội ngũ giáo viên THPT theo đúng định mức biên chế, giờ dạy của giáo
viên theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục, tổ chức xây dựng sổ tay hướng dẫn
quản lý tài chính cho các trường THPT nhằm hỗ trợ công tác quản lý tài chính trường
THPT, tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra tài chính của Sở GD&ĐT đối với các
trường THPT thì đảm bảo cho quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với các trường
THPT các tỉnh khu vực Tây Bắc đạt hiệu quả tốt.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa và xây dựng cơ sở lý luận về quản lý tài chính của Sở
GD&ĐT đối với trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục, tăng cường phân cấp
quản lý tài chính giáo dục, tăng cường tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của
trường học.
5.2. Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng quản lý tài chính của Sở GD&ĐT
khu vực Tây Bắc đối với trường THPT;
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý sử dụng tài chính của Sở GD&ĐT khu vực Tây
Bắc đối với trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
5.4. Khảo nghiệm và thực nghiệm biện pháp quản lý tài chính của Sở GD&ĐT
khu vực Tây Bắc đối với trường THPT được đề xuất.
Câu hỏi nghiên cứu

10


11


11

i) Vai trò của Sở GD&ĐT trong quản lý tài chính đối với các
trường THPT là gì?
ii) Công tác quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT các tỉnh
khu vực Tây Bắc có liên quan đến phát triển giáo dục trường THPT đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục hiện nay?
iii) Yếu tố nào ảnh hưởng quyết định đến công tác quản lý tài
chính của Sở GD&ĐT đối với các trường THPT của các tỉnh khu vực
Tây Bắc?
iv) Công tác quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với các trường
THPT các tỉnh khu vực Tây Bắc hiện nay có đặc trưng gì? Điều này ảnh
hưởng gì đến kết quả phát triển giáo dục theo yêu cầu đổi mới?
v) Làm thế nào để đổi mới quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối
với các trường THPT ở các tỉnh khu vực Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục?
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Giới hạn nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung vào quản lý các nguồn ngân
sách Nhà nước cấp cho giáo dục trường THPT của các tỉnh khu vực Tây Bắc, gồm
ngân sách giáo dục thường xuyên, ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản và ngân sách
chương trình mục tiêu quốc gia
6.2. Phạm vi về địa bàn và thời gian nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: Thành phố, vùng miền núi và vùng đặc biệt khó khăn của
Sở GD&ĐT khu vực Tây Bắc [8].
Do điều kiện thời gian, khảo sát thực trạng tập trung ở 6 tỉnh khu vực Tây Bắc:
Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
Thời gian khảo sát thực trạng: Từ năm 2011 -2014
6.3. Khách thể khảo sát gồm
Nhóm 1: Cán bộ quản lý Sở Tài chính, Sở GD&ĐT;

Nhóm 2: Ban giám hiệu, cán bộ kế toán và giáo viên các trường THPT;
Nhóm 3: Các nhà nghiên cứu và chuyên gia về tài chính giáo dục.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Tổng quan tài liệu: Tổng quan tài liệu về khung lý thuyết quản lý tài
chính giáo dục, phân cấp quản lý tài chính giáo dục thông qua các công trình nghiên
cứu có liên quan đã được xuất bản hoặc công bố trên các tạp chí chuyên ngành, kỷ
yếu, hội thảo… ở trong và ngoài nước về phân cấp quản lý tài chính giáo dục.
11


12

12

- Tổng quan các tài liệu có liên quan đến văn bản pháp luật, Nghị quyết, Chỉ thị,
Quyết định của Đảng, của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Ủy ban Dân tộc … về đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào
tạo, tăng cường phân cấp quản lý tài chính cho địa phương, cơ Sở Giáo dục.
Ngoài ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
7.2. Thống kê số liệu
Các số liệu thống kê về:
- Tình hình KT-XH của các tỉnh khu vực Tây Bắc
- Tình hình phát triển giáo dục về quy mô và các điều kiện đảm bảo chất lượng
giáo dục: số học sinh, giáo viên, CSVC của các trường THPT; nguồn thu và chi tiêu cho
giáo dục trường THPT các địa phương ở các tỉnh khu vực Tây Bắc
- Nguồn số liệu: Chủ yếu từ Sở GD&ĐT và các trường THPT, số liệu thống kê
của tỉnh
7.3. Khảo sát bằng phiếu thăm dò thông tin
Những người cung cấp thông tin chính được lựa chọn là:
- Lãnh đạo Sở GD&ĐT (01 lãnh đạo Sở, 01 lãnh đạo Phòng Kế hoạch - tài

chính Sở GD&ĐT)
- Lãnh đạo, chuyên viên phụ trách giáo dục của các ban ngành của Tỉnh: Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ tỉnh
- Hiệu trưởng, kế toán trường THPT
- Giáo viên THPT
- Cha mẹ học sinh
7.4. Khảo sát dựa trên phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu được sử dụng để thu thập thông tin từ những người cung cấp
thông tin chính
Những người cung cấp thông tin chính được lựa chọn là:
- Lãnh đạo Sở GD&ĐT (01 lãnh đạo Sở, 01 lãnh đạo Phòng Kế hoạch - tài
chính Sở GD&ĐT)
- Lãnh đạo, chuyên viên phụ trách giáo dục của các ban ngành của Tỉnh: Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ tỉnh.
- Hiệu trưởng, kế toán trường THPT
7.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Tổng kết kinh nghiệm quản lý của 6 tỉnh khu vực Tây Bắc bao gồm: Hòa Bình,
Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái
12


13

13

7.6. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến tư vấn của chuyên gia tài chính, các
nhà nghiên cứu chính sách tài chính, các nhà quản lý tài chính và giáo dục trường THPT.
7.7. Phương pháp thực nghiệm: Luận án tiến hành thực nghiệm biện pháp 2
“Tăng cường kế hoạch hóa, dân chủ hóa quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với
trường THPT” để khẳng định kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn.

8. Luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Tài chính là công cụ góp phần đắc lực để nâng cao chất lượng
hiệu quả giáo dục.
- Luận điểm 2: Quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT có
trọng tâm là tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tài chính, đáp ứng
các yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục theo mục tiêu Đổi mới giáo dục.
- Luận điểm 3: Quản lý tài chính của Sở GD&ĐT khu vực Tây Bắc đối với
trường THPT cần phải bao quát các vấn đề:
(i) Tăng cường ngân sách đầu tư cho các nhà trường đảm bảo cho học sinh
THPT, đặc biệt học sinh dân tộc thiểu số đi học thuận lợi.
(ii) Kế hoạch hóa thực hiện ngân sách theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ
Tài chính.
(iii) Chỉ đạo các trường tiết kiệm, chú ý chi thanh toán cá nhân đảm bảo tiết
kiệm chi cho hoạt động dạy học.
(iv) Tăng cường giám sát kiểm tra, thanh tra.
9. Những đóng góp mới của luận án
Về lý luận:
Phân tích tổng hợp về mặt lý luận, làm rõ khái niệm, bản chất, nội dung quản
lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục. Phân tích rõ quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối
với trường trung học phổ thông được thể hiện trên các phương tiện, những nhiệm vụ
gì để hướng tới việc hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm mở rộng cơ hội
tiếp cận, nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT và hiệu quả của đầu tư vào
trường THPT ở các tỉnh khu vực Tây Bắc.
Về thực tiễn:
Đánh giá khách quan những thành tựu, hạn chế trong quản lý tài chính của
Sở GD&ĐT đối với trường THPT khu vực Tây Bắc trên về: Mô hình phân cấp
quản lý tài chính; năng lực quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với các trường
THPT (lập dự toán tài chính; phân bổ và cấp phát, phân cấp quản lý (chỉ đạo,
13



14

14

hướng dẫn, thúc đẩy); kiểm tra, giám sát (điều chỉnh, phân bổ); phê duyệt quyết
toán; đánh giá và kiểm toán.
Đề xuất các biện pháp quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính giáo dục
trường THPT khu vực Tây Bắc trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục ở Việt Nam.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận án được cấu trúc thành ba chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường
trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục và kinh nghiệm quốc tế
Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính của Sở GD&ĐT khu vực Tây Bắc đối
với các trường trung học phổ thông.
Chương 3: Biện pháp quản lý tài chính của Sở GD&ĐT khu vực Tây Bắc đối
với trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

14


15

15

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Đã có nhiều công trình quốc tế nghiên cứu về Kinh tế học giáo dục, trong đó
tập trung nghiên cứu tài chính giáo dục, phân cấp quản lý tài chính giáo dục.
Các nghiên cứu cơ bản về Kinh tế - Tài chính giáo dục nổi bật là George
Psacharopoulos với các công trình mang tính kinh điển về Kinh tế học giáo dục, đặc
biệt là tài chính giáo dục. Ông đã phân tích sâu sắc về đóng góp của giáo dục với vốn
nhân lực, tăng trưởng, phát triển kinh tế, hiệu quả của giáo dục thông qua phân tích
chi phí - lợi ích. Phân tích tài chính giáo dục như chi tiêu cho giáo dục, học phí, giá
thành giáo dục, tài chính công cho giáo dục, cách thức cung cấp tài chính cho giáo
dục, công bằng trong giáo dục… qua nhiều công trình nghiên cứu, tác phẩm như:
“Tài chính giáo dục ở các nước đang phát triển: Thăm dò lựa chọn chính sách” (J. P.
Tan and E. Jimenez, 1986)[65]. Economics of Education: Research and Studies
(Psacharopoulos,1987)[70]. Cost-benefit analysis in educational planning
(Woodhall&Maureen, 2004) [86]
Tổ chức phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) đã khởi xướng nghiên
cứu chỉ số phát triển con người HDI và hàng năm đều xuất bản báo cáo phát triển con
người của các quốc gia (Human Development Report). Trong đó bao gồm vai trò của
giáo dục đối với phát triển con người, cách đo chỉ số giáo dục trong HDI (UNDP,
2010) [79]. Nghiên cứu mô hình phân bổ ngân sách giáo dục cho thấy có 2 mô hình
truyền thống và mô hình dựa trên kết quả thực hiện (Jamil Salmi and Arthur M.
Hauptman, 2006)[66].
Nghiên cứu Phân cấp quản lý tài chính giáo dục
Nghiên cứu “Phân cấp quản lý tài chính giáo dục: Bằng chứng của Hoa Kỳ”
của Nobuo Akai, Masayo Sakata, Ryuichi Tanaka: Nghiên cứu này thực nghiệm tác
động thực tiễn của phân cấp quản lý ở giáo dục cơ bản. Các cấp quản lý trung ương
và địa phương tăng quyền và trách nhiệm cho nhà trường, phân cấp chức năng quản

lý trường học và đổi mới cấu trúc nhà trường sẽ tạo ra đội ngũ giáo viên giảng dạy có
hiệu quả và học sinh đạt thành tích học tập cao hơn (Nobuo Akai, Masayo Sakata,
15


16

16

Ryuichi Tanaka, 2007)[67]. Bên cạnh đó có các nghiên cứu về “Phân cấp trong ra
quyết định của trường học: Lý thuyết và các bằng chứng trong quản lý dựa vào nhà
trường” của Barrera, Felipe, Tazeen Fasih, and Harry Patrinos (Barrera, Felipe,
Tazeen Fasih, and Harry Patrinos, with Lucrecia Santibáñez, 2009) [55]; Bruns,
Barbara, Deon Filmer and Harry Anthony Patrinos, 2011 với nghiên cứu: “Làm cho
các nhà trường hoạt động: Các bằng chứng mới về đổi mới minh bạch” (Bruns,
Barbara, Deon Filmer and Harry Anthony Patrinos, 2011) [56].
Phòng Phát triển con người của Ngân hàng Thế giới đã đưa ra một sáng kiến
gọi là “Tiếp cận hệ thống trong quản lý tài chính nhằm đạt kết quả giáo dục tốt hơn”
(SABER - Finance) để đạt được một sự hiểu biết sâu sắc hơn về các thỏa thuận tài
chính và quản trị được sử dụng để tạo ra và duy trì các điều kiện cần thiết cho sinh
viên học tập trong giáo dục cơ bản. Theo đó, mô hình này đưa ra ba mục tiêu chính
sách mà tất cả các hệ thống tài chính giáo dục cần phải cố gắng để đạt được: (1) Đảm
bảo điều kiện cơ bản cho giáo dục; (2) thúc đẩy công bằng giáo dục và (3) thực hiện
hiệu quả giáo dục. Nghiên cứu cũng xác định năm lĩnh vực cốt lõi quan trọng liên
quan đến tài chính giáo dục mà sẽ là trung tâm của nỗ lực thu thập dữ liệu: (1) điều
kiện học và các nguồn lực; (2) chi tiêu giáo dục; (3) các nguồn thu; (4) cơ chế phân
bổ; và (5) kiểm soát tài chính và năng lực (The World Bank, 2013)[77].
Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới về Phân cấp quản lý trường học:Tăng
quyền tự chủ và trách nhiệm của nhà trường ở các nước Đông Á: Nghiên cứu này
cho thấy tăng cường phân cấp quản lý giáo dục, tăng quyền tự chủ và tự chịu trách

nhiệm cho nhà trường, tăng vai trò ra quyết định của cấp trường học gắn liền với các
hệ thống thông tin thêm trách nhiệm giải trình. Sự liên kết giữa mức độ tự chủ và
công khai, minh bạch thông tin rất quan trọng cho phân cấp có hiệu quả (J. P. Tan and
E. Jimenez, 1986)[65].
Sử dụng phân tích chi phí trong lập kế hoạch giáo dục
Các nghiên cứu về phân tích chi phí - lợi ích trong giáo dục phải kể đến
George Psacharopoulos với các công trình “Thu hồi vốn trong giáo dục: Một so sách
quốc tế” (George Psacharopoulos, 1973)[69].; “Nghiên cứu và tìm hiểu về Kinh tế
học giáo dục” ”(G. Psacharopoulos,1987)[70]. “Tài chính giáo dục ở các quốc gia
đang phát triển: Khám phá về các lựa chọn chính sách” (George Psacharopoulos with
J. P. Tan and E. Jimenez , 1986)[62].

16


17

17

Viện Kế hoạch Giáo dục Quốc tế (IIEP) đã tiến hành triển khai một dự án
nghiên cứu vào năm 1968 để kiểm chứng các cách sử dụng phân tích chi phí ở cả các
quốc gia phát triển và đang phát triển, những khảo sát điểm bao gồm các ví dụ về
phân tích chi phí - lợi ích, phân tích chi phí - hiệu quả, nghiên cứu các yếu tố xác định
các chi phí giáo dục, nghiên cứu về phần tích lũy do tăng qui mô trong việc ứng dụng
công nghệ giáo dục mới và nghiên cứu phân tích chi phí xây dựng trường sở. Dự án
của Viện Kế hoạch Giáo dục Quốc tế - IIEP kết luận phân tích chi phí phục vụ cho
nhiều mục đích khác nhau trong lập kế hoạch giáo dục, bao gồm: Kiểm chứng tính
khả thi về kinh tế của các kế hoạch mở rộng, các đề xuất hay mục tiêu; dự báo mức
chi phí giáo dục trong tương lai; ước tính chi phí của các chính sách khác nhau và cải
cách hay đổi mới giáo dục; so sánh các cách thực hiện cùng một mục tiêu để lựa chọn

ra được cách thực hiện có hiệu quả hoặc tiết kiệm nhất; so sánh khả năng sinh lời của
các dự án đầu tư; và nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực. Những
bài học chính được rút ra từ dự án này được Hallak tổng hợp, cùng với phần miêu tả
tóm tắt các khảo sát điểm và một số gợi ý về việc “thực hiện phân tích chi phí”
(Hallak, 1969) [63]. Bên cạnh đó có nhiều công trình nghiên cứu của UNESCO về
khuôn khổ lập kế hoạch phát triển giáo dục trung hạn ngành giáo dục, phân tích các
nguồn vốn và chi tiêu cho giáo dục Việt Nam (Dang Thi Thanh Huyen, 2009) [59].
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Luận án đã tập hợp các công trình nghiên cứu đã có theo 7 chủ đề dưới đây:
1) Nghiên cứu về tài chính của giáo dục trong bối cảnh nền kinh tế thị trường
và hội nhập.
Trong chủ đề này, có thể kể tới: Chỉ số giáo dục trong HDI (Đặng Quốc Bảo,
Đặng Thị Thanh Huyền, 2005)[9]; Những nghiên cứu giới thiệu tổng quan chung về
xu hướng tài chính của giáo dục thế giới như cuốn sách: Giáo dục thế giới đi vào thế
kỷ XXI; Mục 4. Tài chính của giáo dục (Phạm Minh Hạc, 2002) [19]; Nghiên cứu các
giải pháp Quản lý giáo dục trong môi trường hội nhập WTO của Nguyễn Công Giáp
(Nguyễn Công Giáp, 2007)[15]; những vấn đề kinh tế giáo dục trong bối cảnh hiện
nay (Nguyễn Văn Hộ, 2001)
2) Các nghiên cứu về thực trạng tài chính và quản lý tài chính giáo dục của
Việt Nam nói chung và THPT nói riêng
Những nghiên cứu này đề cập đến quản lý tài chính và phân cấp, phân quyền
quản lý tài chính cho trường học các cấp: Quản lý tài chính và tự chủ tài chính giáo
dục; tìm hiểu và phân tích cơ sở lí luận, quan điểm, chính sách của Nhà nước Việt
Nam về tài chính cho GDĐH và tăng cường tự chủ tài chính trong tự chủ đại học
17


18

18


(Nguyễn Thị Yến Nam, 2013); Phân tích tình hình chung về chi tiêu cho giáo dục, thực
hiện cơ chế, chính sách tăng cường phân cấp quản lý tài chính GD & ĐT toàn ngành,
Phân tích thực tiễn về thực hiện tự chủ tài chính cho trường THPT và đề xuất một số giải
pháp tăng cường tự chủ tài chính cho trường THPT, trong đó nhiều yếu tố liên quan đến
vai trò của Sở GD&ĐT. Có thể kể đến các công trình như: Việt Nam Nghiên cứu Tài
chính cho giáo dục (Ngân hàng Thế giới- Chính phủ Việt Nam, 1996)[42]; Việt Nam
Quản lý tốt hơn nguồn lực Nhà nước, Đánh giá chi tiêu công năm 2000 (Ngân hàng
Thế giới - Chính phủ Việt Nam, 2000)[41]; Việt Nam Quản lý chi tiêu công để tăng
trưởng và giảm nghèo (Ngân hàng Thế giới - Chính phủ Việt Nam, 2005)[43]. Tự chủ
tài chính đối với các trường Trung học phổ thông công lập các tỉnh phía Bắc: Thực
trạng và giải pháp (Đặng Thị Thanh Huyền, 2006); Đổi mới và hoàn thiện các giải
pháp tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục - đào tạo; quyền tự chủ và trách
nhiệm xã hội trong quản lý tài chính của các trường học (Chử Thị Hải, 2013)[22]; các
vấn đề về tăng trưởng kinh tế và các vấn đề chủ yếu của chính sách giáo dục (Phạm
Quang Sáng, 1998)[45].
3) Nghiên cứu về các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục trường THPT.
Các nghiên cứu về thực trạng cơ cấu các nguồn tài chính cho giáo dục được
thể hiện chủ yếu trong các công trình nghiên cứu về thực trạng tài chính giáo dục nói
chung. Những năm gần đây, các nghiên cứu về nguồn tài chính giáo dục đã bắt đầu
động chạm đến một thuật ngữ mới, có độ phức tạp hơn, đó là phương thức chia sẻ chi
phí trong giáo dục. Tuy nhiên, vấn đề này mới chỉ có những báo cáo khởi thảo bước
đầu và đề xuất các nghiên cứu tiếp theo. Về lĩnh vực này có thể kể đến các công trình
nghiên cứu của Đặng Thị Thanh Huyền (Đặng Thị Thanh Huyền, 2007) và Lê Thị Mỹ
Hà (Lê Thị Mỹ Hà, 2008); (Nguyễn Khắc Minh, 2002).
4) Nghiên cứu về phân bổ và cấp NSNN cho giáo dục.
Các công trình nghiên cứu về thực trạng và đề xuất cải tiến phân bổ, cấp ngân
sách cho giáo dục gồm: Quản lý Nhà nước về giáo dục: Lý luận và thực tiễn (Đặng Bá
Lãm chủ biên), 2005) [31] đề cập đến Quản lý Nhà nước về tài chính giáo dục: Phân bổ
ngân sách cho giáo dục và một số kết quả nghiên cứu về công tác xây dựng kế hoạch phân bổ, quản lý ngân sách trong giáo dục. Các nghiên cứu đề cập đến chủ đề này có thể

kể đến Phân bổ ngân sách cho giáo dục và khả năng sử dụng chỉ số phát triển con người
(Phạm Quang Sáng và Phạm Thành Nghị, 2007)[45]; Cơ sở khoa học và giải pháp thực
hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội trong quản lý tài chính của các trường Cao đẳng
khu vực Tây Bắc (Chử Thị Hải, 2013)[22 22]. Tăng cường hiệu quả điều hành và quản lý
18


19

19

Nhà nước về quản lý tài chính công (Clay G. Wescott, Nguyễn Hữu Hiếu Vũ Quỳnh
Hương, 2009), các vấn đề về tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu trung hạn ở cấp tỉnh
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư - UNDP, 2007); (Bùi Đường Nghiêu, 2004); (Dương Đăng
Chinh, Phạm Văn Khoan, 2009).
5) Nghiên cứu về chi phí và hiệu quả giáo dục.
Các công trình nghiên cứu về chủ đề này đều cho rằng xu thế tăng chi tiêu giáo
dục, đặc biệt giáo dục phổ thông tăng nhanh trong những năm gần đây, Xu hướng
tăng chi phí cá nhân cho giáo dục. Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả chưa được nhiều
nghiên cứu làm rõ. Những công trình về lĩnh vực này phải kể đến, gồm: Nghiên cứu
chi phí giáo dục cho cấp Trung học cơ sở, Đề tài KH-CN cấp Bộ, mã số B2005-80-13
(Lê Thị Mỹ Hà, 2008); Các công trình Hiệu quả và chất lượng trong giáo dục
(Nguyễn Lộc, (Chủ biên), Mạc Văn Trang, Nguyễn Công Giáp, 2009);
6) Nghiên cứu về tự chủ và trách nhiệm xã hội về tài chính của các cơ sở giáo dục.
Các công trình nghiên cứu về chủ đề này phải kể đến Đặng Thị Thanh Huyền với
các công trình sau:“Tự chủ và tự chịu trách nhiệm trường học trong tiếp cận hệ thống
hướng tới cải thiện kết quả giáo dục” của Tạp chí Quản lý giáo dục, số 53, tháng
10/2013; Tự chủ tài chính với các trường THPT công lập các tỉnh phía Bắc, Thực trạng
và giải pháp (Đề tài KH-CN cấp Bộ, Mã số: B2005-53-22); Vũ Lan Hương, 2010, Một
số giải pháp thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính trong các trường

phổ thông công lập ở các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ (Đề tài cấp Bộ, B2009-30-05,
mã số B2009.30.05). Các nghiên cứu này là các dấu hiệu trường học có quyền tự chủ cao
về tài chính, khái quát quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo
dục trường THPT và tăng cường phân cấp quản lý tài chính cho trường học, phân tích
nội dung cơ bản của đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu
công lập và vai trò của tự chủ tài chính đối với các trường THPT, đánh giá thực trạng tự
chủ tài chính các trường THPT cũng như đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường tự chủ
tài chính các trường THPT.
7) Về phân cấp quản lý tài chính giáo dục trường THPT
- Một số nghiên cứu về phân cấp quản lý tài chính ở Việt Nam như: Ngân hàng
thế giới (WB, 1996), (WB, 2001), (WB- Vietnam Government, 2005); Martinez Vazquez và Mc Lure (1998, 2004); Rao. G và cộng sự (1998) (Rao, Govinda.M;
Richard Bird and Jennnie I Livack, 1998.); Nguyễn P. Lân (2008), Nguyễn T.Minh và
cộng sự (Nguyễn Thị Minh- Nguyễn Quang Dong, 2008), Vũ T.T Anh và cộng sự (Vũ
Thành Tự Anh, Lê V. Thái, Võ T. Thắng, 2007), (Nguyễn Phi Lân, Phạm Hồng
Chương , 2008) và một số bài viết khác được trình bày trong các hội thảo chuyên
19


20

20

ngành. Những nghiên cứu này chỉ ra các bất cập và đề xuất hướng cải cách phân cấp
quản lý ngân sách ở Việt Nam là: Thiết kế lại hệ thống ngân sách Nhà nước; trao cho
địa phương quyền tự chủ cao hơn trong quyết định và quản lý nguồn thu; mở rộng
quyền tự chủ của địa phương trong quyết định chi tiêu; đổi mới quy trình lập, phân
bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách; tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm
giải trình về tài chính ở cấp địa phương, thực hiện nghiêm kỷ luật tài khóa và cho
phép sự linh hoạt nhất định trong điều hành ngân sách địa phương để đối phó với
những biến động.

- Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến phân cấp quản lý tài chính giáo dục THPT
như các nghiên cứu Phân cấp quản lý tài chính đối với giáo dục phổ thông ở Việt
Nam (Đỗ Thị Thu Hằng, Trần Thị Bích Liễu, 2013). Nghiên cứu này chỉ ra phân cấp
quản lý tài chính trong giáo dục là một xu thế tất yếu, có tác động tích cực đến cải
thiện chuyên môn của giáo viên, thành tích học tập của học sinh. Nguyên nhân là tạo
quyền chủ động cho nhà trường phân bổ kinh phí cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Tuy nhiên thực hiện phân cấp quản lý tài chính ở Việt Nam còn nhiều hạn chế như
thiếu nguồn lực tài chính, thiếu sự tham gia của GV, CMHS trong lập kế hoạch tài
chính, thủ tục tài chính còn phức tạp, cán bộ quản lý thiếu năng lực quản lý tài chính
và thiếu các đơn vị đo tính hiệu quả của chi tiêu tài chính. Nghiên cứu của Nguyễn
Hồng Thuận, làm sáng tỏ một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển một mô
hình phân cấp quản lý trường phổ thông thành công ở Việt Nam như: Kết hợp tập
trung và phân cấp (như phi tập trung hoá, uỷ quyền, trao quyền và tư nhân hoá), tránh
các mô hình phức tạp, đảm bảo quyền hạn đi đôi với trách nhiệm thực hiện và nâng
cao quyền tự chủ cho trường phổ thông (như thực tế chứng minh là quyền hạn càng
gần với cấp thực hiện càng tốt) trong khuôn khổ qui định của trung ương và địa
phương. Phân cấp quyền ra quyết định cho cấp thực hiện đi đôi với việc củng cố và
xây dựng hệ thống chịu trách nhiệm với kết quả đầu ra. Tập trung nhiều hơn vào quan
hệ trách nhiệm “quản lý (trong) nhà trường phổ thông” và các vấn đề bền vững do khi
tăng cường quyền tự chủ cho nhà trường sẽ liên quan nhiều hơn đến quan hệ quản lý
(trong) nhà trường (Nguyễn Hồng Thuận, 2009)[47]. Để phân cấp quản lý trường phổ
thông thành công, cần nâng cao năng lực cho các cấp QLGD và trường phổ
thông. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Hà, 2013, chỉ rõ việc lập và thực thi ngân
sách của các địa phương đang thiếu những căn cứ nền tảng. Kỷ luật tài khóa còn chưa
chặt chẽ cũng được thể hiện ở tình trạng nợ xây dựng cơ bản (XDCB) của các chính
20


21


21

quyền địa phương khá phổ biến. Tốc độ tăng tổng chi NSĐP luôn cao hơn nhiều so
với chi NSTW ngay cả trong kỳ ổn định (2007-2011) (Nguyễn Thị Hải Hà, 2013)[17].
Các nghiên cứu tổng quan đã có những đóng góp quan
trọng sau đây:
- Về lý luận: Tổng quan được các lý luận tài chính giáo dục trong các tài liệu
khoa học của thế giới; tạo được sự đồng thuận chung về các khái niệm, quan niệm
mới và các phương pháp nghiên cứu tài chính và quản lý tài chính giáo dục.
Những lý luận sau đây sẽ được đề tài đặc biệt quan tâm và kế thừa: Phân cấp
quản lý tài chính giáo dục; Lập kế hoạch ngân sách, Phân bổ ngân sách giáo dục,
Kiểm tra/ giám sát thực hiện ngân sách giáo dục, Tự chủ tài chính trường học
- Về thực tiễn: Các công trình nghiên cứu tài chính giáo dục đã đáp ứng bước
đầu cho việc hoạch định chính sách tài chính giáo dục, đặc biệt ứng dụng vào cấp
vốn, đánh giá các dự án ODA cho phát triển giáo dục và phân tích, đánh giá và đề
xuất các giải pháp nhằm đổi mới từng bước chính sách tài chính của giáo dục. Đặc
biệt, các kết quả nghiên cứu đã giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục và các
cơ sở giáo dục hiểu rõ hơn được thực trạng hệ thống tài chính của giáo dục, những xu
hướng cải cách tài chính giáo dục trên thế giới, khuyến khích những đổi mới nhằm
huy động, phân bổ nguồn lực tài chính minh bạch hơn và sử dụng có hiệu quản nguồn
lực phù hợp với các mục tiêu phát triển giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Các công trình nghiên cứu, bài báo chuyên sâu về thực tiễn đã có sẽ được đề tài
đặc biệt quan tâm và vận dụng: Nghiên cứu về hiệu quả trong của GD; những nghiên cứu
về việc mở rộng nguồn ngoài NSNN cấp cho giáo dục và hướng cải cách nhằm đa dạng
hoá các nguồn thu; nghiên cứu hiệu quả sử dụng nguồn lực và những giải pháp theo
hướng nâng cao hiệu quả nguồn lực của các đề tài có liên quan.
Một số vấn đề liên quan đến đề tài mà các công trình đã công bố chưa được
giải quyết
So với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, những vấn đề sau đây
chưa được các công trình nghiên cứu giải quyết một cách thấu đáo:

- Nội dung quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT đảm bảo các
chức năng: Lập kế hoạch, dự toán; phân bổ và cấp phát; phân cấp quản lý (chỉ đạo, hướng
dẫn, thúc đẩy); kiểm tra, giám sát (điều chỉnh, phân bổ bổ sung); phê duyệt quyết toán;
đánh giá và kiểm toán;
- Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với
trường THPT;

21


22

22

- Trong nhiều tài liệu có đề cập đến đổi mới quản lý tài chính, song về lý
thuyết chưa được cụ thể hóa và về thực tiễn của giáo dục trường THPT thì chưa có
bất cứ công trình nào nghiên cứu, khảo sát và phân tích. Đặc trưng nổi bật của nghiên
cứu tài chính giáo dục là nghiên cứu định lượng, song hệ thống thống kê, báo cáo tài
chính của nước ta còn nghèo, độ tin cậy của các số liệu về giáo dục và tài chính giáo
dục thấp, việc công khai và chia sẻ thông tin tài chính giáo dục còn rất nhiều tồn tại,
kém hiệu quả. Bởi vậy muốn đánh giá thực tiễn thông thường phải khảo sát để thu
thập và phân loại thu chi của trường học theo chuẩn mực chung.
1.1.3. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Về mặt lý luận
- Lựa chọn một trong các cách tiếp cận quản lý tài chính (tiếp cận theo chính
sách hoặc nguồn vốn/ nội dung chi hoặc hoạt động hoặc chức năng) quản lý tài chính
của Sở GD&ĐT đối với trường THPT làm chủ đạo và kết hợp với lý thuyết quản lý
tài chính của kinh tế để xây dựng nội dung quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với
trường THPT;
- Làm nổi bật đặc trưng quản lý tài chính trong giáo dục khác với lĩnh vực kinh

tế ở điểm không chỉ hướng đến hiệu quả, tự chủ mà chú ý đến mục tiêu nâng cao chất
lượng giáo dục;
- Hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của Sở GD&ĐT
đối với trường THPT.
Về mặt thực tiễn
- Phát triển các công cụ thu thập số liệu và thông tin về hiện trạng quản lý tài
chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT để có thể tính toán, phân tích các chỉ số
về sử dụng nguồn lực và đánh giá thực trạng quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối
với trường THPT.
- Tiến hành khảo sát chọn mẫu ở Sở GD&ĐT và một số trường THPT của 6
tỉnh khu vực Tây Bắc; xử lý số liệu, phân tích đánh giá thực trạng quản lý tài chính
của Sở GD&ĐT đối với trường THPT khu vực Tây Bắc.
- Đề xuất các giải pháp quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT
ở khu vực Tây Bắc.
1.2. Các khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án
1.2.1. Quản lý - Quản lý giáo dục
Có rất nhiều cách tiếp cận và định nghĩa về quản lý, dưới đây
xin trình bày một số định nghĩa về quản lý nổi tiếng:

22


23

23

Trong cuốn sách Management của Don Hellriegel và Jon W.Slocum, Quản lý
được hiểu là một nghệ thuật làm cho công việc được thực hiện thông qua những
người khác. Nhà quản lý đạt được mục tiêu của họ bằng cách sắp xếp cho những
người khác làm việc chứ không phải tự mình làm các công việc đó. Quản lý bao gồm

việc thực hiện các hoạt động và nhiệm vụ liên quan đến lập kế hoạch, tổ chức, điều
khiển và chỉ đạo. Trong một hệ thống hoặc 1 tổ chức có 3 cấp độ quản lý cơ bản: Cấp
cao (Top Managers), cấp trung (Midle managers) và cấp thấp (First line Managers)
(Don Hellriegel và Jon W.Slocum.Jr, 1988)[60]
Frederick Winslow Taylor (1856-1915) - người khai sinh ra trường
phái quản lý theo khoa học cho rằng: Quản lý là biết chính xác điều
bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn
thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Ở đây, tác giả nhấn
mạnh tới yếu tố chất lượng công việc phải đảm bảo tốt nhất nhưng
với chi phí bỏ ra thấp nhất. Đó là quản lý có hiệu quả; MP.
Follet (1868 - 1993) tiếp cận quản lý dưới góc độ quan hệ con người,
nhấn mạnh đến yếu tố nghệ thuật trong quản lý khẳng định: “Quản
lý là một nghệ thuật khiến cho công việc của bạn được hoàn thành
thông qua người khác”. Chester Irving Barnard (1886-1961) người tiếp cận
quản lý theo góc độ tổ chức: Quản lý không phải công việc của tổ
chức mà là công việc chuyên môn để duy trì và phát triển tổ chức.
H.Fayol(1886 - 1925) là đại diện tiêu biểu nhất của thuyết quản lý
hành chính quan niệm: “Quản lý là dự báo và lập kế hoạch, tổ chức,
chỉ huy, phối hợp và kiểm soát” (Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên), Đặng Quốc
Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Sỹ Thư, 2012)[34].
Peter F. Drucker định nghĩa “Quản lý là sự thay thế của tư
tưởng cho cơ bắp (thể lực), thay thế các kiến thức dân gian mê tín dị
đoan. Ông cũng định nghĩa Quản lý như một tổ chức; các tổ chức có
thể được mô tả và xác định thông qua chức năng của mình
(Drucker, 1977)[61].
Các tác giả Harol Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich cho rằng: "Quản lí
là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục
đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lí là nhằm hình thành một môi trường
trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật
chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất." (Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich,

1994)[16]
23


24

24

Từ các quan niệm về quản lý như trên, có thể hiểu: Quản lý là quá trình tác
động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra
thông qua các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra và điều
chỉnh trong sự tác động của môi trường.
Quản lý dựa trên kết quả (Results Based Management - RBM): Là cách quản
lý nhằm “cung cấp một khuôn khổ cho việc lập kế hoạch chiến lược và quản lý dựa
vào việc học hỏi và trách nhiệm giải trình trong một môi trường phi tập trung." (The
World Bank, 1997)[76]. Quản lý dựa trên kết quả Giới thiệu một cách tiếp cận dựa
trên kết quả nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý và trách nhiệm giải trình của
"xác định kết quả thực tế dự kiến, theo dõi tiến độ thực hiện đạt được kết quả mong
đợi, tích hợp bài học kinh nghiệm vào các quyết định quản lý và báo cáo về hiệu suất
"(CIDA, 1999)[58].
Quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý xã hội đặc biệt mang tính quyền lực
Nhà nước, sử dụng hệ thống pháp luật Nhà nước để điều chỉnh hành vi con người trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực
hiện; nhằm thoả mãn nhu cầu của con người, duy trì sự ổn định và phát triển xã hội
(Nguyễn Hữu Hải, 2010)[21].
Quản lý Nhà nước về giáo dục là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng
quyền lực Nhà nước đối với các hoạt động giáo dục do các cơ quan quản lý giáo dục
của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ
do Nhà nước trao quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục, duy trì kỷ cương, thỏa
mãn nhu cầu giáo dục của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà nước (Bùi

Minh Hiền (chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Vũ Ngọc Hải, 2006)[23].
Ở Việt Nam, Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục
tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử,
hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân
công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ
sở giáo dục (Quốc hội Việt Nam, 2009)[55].
Quản lý dựa vào nhà trường (School Based Management): Quản lý giáo dục
lấy nhà trường làm cơ sở nhấn mạnh: Các hoạt động quản lý được thiết lập dựa vào
tính chất và nhu cầu của nhà trường. Các thành viên của nhà trường có quyền tự chủ
và trách nhiệm lớn đối với việc sử dụng các nguồn lực để giải quyết vấn đề nhằm
thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục (Trần Kiểm, 2008)[28]

24


25

25

1.2.2. Sở GD&ĐT
Sở GD&ĐT là cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục cấp tỉnh, có trách nhiệm
tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục
(Quốc hội Việt Nam, 2005)[4].
1.2.3. Giáo dục trung học phổ thông
Giáo dục THPT được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười
hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là
mười lăm tuổi (Quốc hội Việt Nam, 2005)[4,6] Khoản 4, điều 27, Luật giáo dục đã
được sửa đổi, bổ sung năm 2009 nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục THPT nhằm giúp
học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn
phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều

kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao
đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” (Quốc hội Việt Nam,
2005)[44,6]
1.2.4. Tài chính, Quản lý tài chính, Quản lý giáo dục
Theo Từ điển Kinh tế học, “Tài chính (Finance) là việc cung cấp tiền vào nơi
cần thiết. Cung cấp tài chính có thể ngắn hạn, thường là 1 năm), trung hạn (hơn 1 năm
đến 5 hay 7 năm) và dài hạn. Tài chính có thể do nhu cầu tiêu thụ hay đầu tư với mục
tiêu sau khi nó được cấp thì trở thành tư bản (Penguin, 1995).
Có thể hiểu Tài chính bao gồm các quỹ tiền tệ được hình thành bởi Nhà nước
nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Đây là cách hiểu trực
quan lên hiện tượng tài chính. Cần phải phân biệt rõ, tài chính không phải là tiền tệ,
nhưng các quỹ tiền tệ được hình thành bởi Nhà nước chính là những biểu hiện bên
ngoài của tài chính. Cụ thể hơn các quỹ tiền tệ chính là biểu hiện về mặt vật chất của
tài chính để qua đó mà tài chính tồn tại thực trong đời sống kinh tế - xã hội (Dương
Thị Bình Minh, 1995)[36].
Một cách khái quát, tài chính được xác định như sau: Tài chính là hiện tượng
đặc trưng bằng sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ với chức năng phương tiện
thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ
đại diện cho những sức mua nhất định ở các chủ thể kinh tế - xã hội (Dương Thị Bình
Minh, 2001). Tài chính phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế trong phân phối
các nguồn lực tài chính thông qua tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng

25


×