Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Lịch sử 9 bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.85 KB, 3 trang )

Bài: 14
VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
A/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Nguyên nhân, nội dung, đặc điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần
thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- Những thủ đoạn của thực dân Pháp về chính trị, văn hoá, giáo dục phục vụ
cho chương trình khai thác lần này.
- Sự phân hoá giai cấp và thái độ, khả năng cách mạng của các giai cấp (trong
chương trình khai thác lần hai).
2/ Tư tưởng:
- Giáo dục cho HS lòng căm thù đối với bọn thực dân Pháp áp bức, bóc lột
dân tộc ta.
- HS có sự đồng cảm với sự vất vả, cực nhọc của người lao động sống dưới
chế độ thực dân phong kiến.
3/ Kĩ năng:
Rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát lược đồ, nhận định, đánh giá sự kiện
lịch sử.
B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
Lược đồ về quyền lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần
thứ hai.
C/ PHƯƠNG PHÁP:
Trực quan , phân tích dữ liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử, so sánh nhận
định.
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Dạy bài mới:
Giới thiệu bài mới: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã tiến
hành chương trình “khai thác lần thứ hai” ở Việt Nam, làm cho kinh tế, xã hội và
văn hoá biến đổi sâu sắc. Để rõ hơn hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu.


* Hoạt động 1:

I/ Chương trình khai thác lần thứ hai
GV: Tóm lược về tình hình nước Pháp của thực dân Pháp:


sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
? Thực dân Pháp tiến hành chương trình
khai thác lần thứ hai đối với nước ta
trong hoàn cảnh nào? Nhằm mục đích gì?
? Nội dung của chương trình khai thác
thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp là
gì?
? Về kinh tế: Chúng chủ trương đầu tư
vào những ngành nào?
GV: Giải thích tình hình hình 27 sgk
GV: Kết luận
* Hoạt động 2:
? Trong chương trình khai thác lần thứ
hai, thực dân Pháp đã có những chính
sách cai trị ntn, đối với nước ta?
? Những chính sách về văn hoá, giáo
dục?

* Hoạt động 3:
? Em hãy trình bày sự phân hoá giai cấp
trong lòng xã hội Việt Nam từ sau chiến
tranh thế giới thứ nhất và thái độ chính trị
của từng giai cấp?
GV: Giai cấp phong kiến

HS: Trả lời
GV: Giai cấp tiểu tư sản?
HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Giai cấp công nhân?
HS: Trả lời
GV: Kết luận

- Hoàn cảnh: sau Chiến tranh thế giới
thứ nhất, Pháp bị thiệt hại nặng nề.
- Mục đích: để bù dắp vào sự thiệt hại
trong chiến tranh.
- Chính sách cụ thể: nông nghiệp, công
nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận
tải, tài chính, thuế khóa... tất cả đều
tăng.
- Đặc điểm: khai thác mạnh nhưng
chính sách vẫn không thay đổi.
II/ Các chính sách chính trị, văn hoá,
giáo dục:
- Chính trị: thực hiện chính sách “chia để
trị”, lợi dụng triệt để địa chủ phong kiến.
- Văn hoá, giáo dục: thi hành chính sách
văn hoá nô dịch, ngu dân, tuyên truyền
cho chính sách “khai hoá” của thực dân
Pháp.
III/ Xã hội Việt Nam phân hoá:
- Giai cấp địa chủ phong kiến cấu kết
chặt chẽ với Pháp, tuy nhiên một bộ
phận vẫn có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp tư sản: tư sản mại bản, có

quyền gắn chặt với Pháp; tư sản dân tộc,
thái độ chính trị cải lương.
- Giai cấp tiểu tư sản hăng hái cách
mạng.
- Giai cấp nông dân bị bần cùng hoá
không lối thoát
là lực lượng cách mạng hùng hậu.
- Giai cấp công nhân chịu 3 tầng áp
bưc  Nhanh chóng nắm quyền lãnh đạo
cách mạng.

E/ Củng cố:
- Nêu nội dung chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp ở nước ta?


- Mục đích của các thủ đoạn chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp trong
thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì? Hậu quả của các chính
sách trên.
G/ Hướng dẫn tự học:
Như đã củng cố
Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 15
+ Trả lời các câu hỏi cuối các mục ở SGK.
+ Đọc và trả lời các câu hỏi ở bài .
-----------------------------------------------



×