Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đề cuong thử tải sàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.31 KB, 11 trang )

ĐỀ CƯƠNG
THÍ NGHIỆM THỬ TẢI KẾT CẤU SÀN CÔNG TRÌNH

CÔNG TRÌNH

:

ĐỊA ĐIỂM

:

VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TỔ HỢP KINH DOANH CHUYỂN
GIAO CÔNG NGHỆ DETECH
107 NGUYỄN PHONG SẮC – QUẬN CẦU GIẤY – TP HÀ NỘI.

CHỦ ĐẦU TƯ

:

CT CP HỖ TRỢ PT CÔNG NGHỆ DETECH

HÀ NỘI, 09/2017


ĐỀ CƯƠNG
THÍ NGHIỆM THỬ TẢI KẾT CẤU SÀN CÔNG TRÌNH
CÔNG TRÌNH

:

VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TỔ HỢP KINH DOANH



ĐỊA ĐIỂM

:

NGUYỄN PHONG SẮC – QUẬN CẦU GIẤY – TP HÀ NỘI.

CHỦ ĐẦU TƯ

:

CT CP HỖ TRỢ PT CÔNG NGHỆ

NHÓM THỰC HIỆN:
- Chủ trì HĐ: KS. Ngô Bá Hưởng
Hà Nội, ngày …. tháng 09 năm 2017
GIÁM ĐỐC TTTV TK&XD

PHÒNG KHKT

VIỆN TRƯỞNG

Trang | 2


MỤC LỤC
I.

PHẠM VI ÁP DỤNG………………………………………………………. 04


II.

CƠ SỞ LẬP ĐỀ CƯƠNG………………………………………………….. 04

III.

NỘI DUNG CÔNG VIỆC…………………………………………………

04

1 Mục đích của công tác khảo sát đánh giá……………………………..
.

04

2 Nội dung công việc ……………………………………………………..
.

04

IV.

TÀI LIỆU VÀ TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG………………………………… 06

V.

THIẾT BỊ PHỤC VỤ CÔNG TÁC KHẢO SÁT HIỆN TRƯỜNG…….

07


VI.

LẬP BÁO CÁO……………………………………………………………..

07

VII.

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN……………………………………………………. 07

VIII DỰ TOÁN…………………………………………………………………...
.

08

Trang | 3


ĐỀ CƯƠNG KHẢO SÁT, KIỂM ĐỊNH, THÍ NGHIỆM THỬ TẢI
KẾT CẤU SÀN CÔNG TRÌNH
CÔNG TRÌNH

:

VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TỔ HỢP KINH DOANH CHUYỂN
GIAO CÔNG NGHỆ

ĐỊA ĐIỂM

:


NGUYỄN PHONG SẮC – QUẬN CẦU GIẤY – TP HÀ NỘI..

I.

PHẠM VI ÁP DỤNG:

Công trình Văn phòng giao dịch tổ hợp kinh doanh chuyển giao công nghệ ……..,
được thiết kế với kết cấu bê tông cốt thép. Trong quá trình thi công phần thô, xuất hiện
một vị trí bị tụt cốt bất thường tại cốt sàn tầng hầm 1 của công trình, có thể ảnh hưởng
đến quá trình khai thác sử dụng của công trình sau này. Hiện nay công trình đã được lấy
mấu hiện trường tại khu vực bị tụt cốt và cho thấy mẫu bê tông đạt mác thiết kế tuy
nhiên sự làm việc của hệ kết cấu dầm sàn vẫn cần được kiểm chứng cụ thể về khả năng
chịu lực.
Đề cương này áp dụng để Thí nghiệm thử tải , nhằm mục đích đánh giá sự làm việc
thực tế của hệ kết cấu dầm sàn có khu vực bị tụt cốt sàn bất thường, phục vụ công tác
nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công.
II. CƠ SỞ LẬP ĐỀ CƯƠNG:
Theo yêu cầu của Chủ đầu tư, CT CP hỗ trợ PT công nghệ …..;
Căn cứ vào Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được cung cấp;
Căn cứ vào kết quả khảo sát sơ bộ tại hiện trường;
Căn cứ ……...
III. NỘI DUNG CÔNG VIỆC:
1

Mục đích của công tác thí nghiệm thử tải :

Thí nghiệm thử tải Văn phòng giao dịch tổ hợp kinh doanh chuyển giao công nghệ
DETECH – được xây dựng tại 107 Nguyễn Phong Sắc – quận Hà Đông - Hà Nội theo
yêu cầu của Chủ đầu tư, bao gồm:

- Xác định khả năng chịu tải của hệ dầm sàn cần kiểm tra bằng thí nghiệm thử tải sàn
với tải trọng sử dụng theo yêu cầu của thiết kế. Khảo sát vết nứt trong quá trình thử
tải.
Trên cơ sở các kết quả kiểm tra, đánh giá về hiện trạng kết cấu công trình cung cấp
cho Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế và các đơn vị liên quan những căn cứ cần thiết cho các
công việc triển khai tiếp theo.
Trang | 4


2

Nội dung công việc bao gồm:

2.1 Lập đề cương công việc và chi phí tư vấn.
2.2 Kiểm tra, khảo sát hiện trường:
-

Kiểm tra hiện trạng công trình bằng phương pháp chuyên gia: đo, đếm đối chiếu
với hồ sơ thiết kế và hồ sơ hoàn công. Phát hiện, đánh giá các biểu hiện ảnh hưởng
đến kết cấu như thấm, dột, rỗ, lộ cốt thép, nghiêng, hoen gỉ, …

-

Chụp ảnh hiện trạng.

2.3 Thí nghiệm thử tải sàn.
-

Mục tiêu của thí nghiệm là kiểm tra khả năng chịu lực của hệ sàn với tải trọng thí
nghiệm như sau:

+ Hoạt tải tiêu chuẩn - kí hiệu L là 500Kg/m2 với Gara ô tô. Tải trọng thí nghiệm
cho phần này sẽ là: 1,17L=585 Kg/m2;
+ Tải trọng hoàn thiện kí hiệu Df là 125Kg/m2, tải trọng thí nghiệm cho phần này
sẽ là: 0,9Df=112,5 Kg/m2;
+ Tổng tải trọng phân bố đều là: 697,5Kg/m2, lựa chọn tải trọng để thí nghiệm là
700Kg/m2

-

Giá trị tải trọng thí nghiệm được thiết kế đồng ý, Chủ đầu tư phê duyệt trước khi
triển khai thí nghiệm. Vị trí các ô sàn thí nghiệm và vị trí đo chuyển vị được các
bên thống nhất trước khi tiến hành thí nghiệm.

-

Nội dung thực hiện:
+ Chuẩn bị mặt bằng thí nghiệm;
+ Đánh dấu và đo bề rộng vết nứt trước khi tiến hành thí nghiệm (không lớn hơn
05 vết nứt);
+ Chất tải thí nghiệm trên diện tích mặt bằng;
+ Chuyên gia theo dõi quá trình chất tải thí nghiệm; Đo đạc biến dạng, chuyển vị
của sàn và bề rộng khe nứt trong quá trình chất tải.

-

Sơ đồ thí nghiệm:
Dự kiến thí nghiệm thử tải được tiến hành trên các ô sàn sau.
+ 01 ô sàn tầng hầm 1 (C-B)x(3-4). Tải trọng được chất đều trên toàn bộ ô sàn
thí nghiệm và một nửa ô sàn (C-B)x(2-3).


-

Đại lượng đo:
+ Chuyển vị tại các điểm đặc trưng của sàn theo phương đứng;
Trang | 5


+ Bề rộng vết nứt theo các cấp tải.
- Thiết bị thí nghiệm
Chất tải thí nghiệm trên sàn, đo độ võng của ô sàn:
+ Hệ thống gia tải: Tải trọng được sử dụng dự kiến nước hoặc các Block gạch;
+ Tải thí nghiệm được chia làm 5 cấp tải trọng.
+ Đồng hồ đo chuyển vị có độ chính xác đến 0,01mm (Nhật và Trung Quốc);
+ Thiết bị đo chiều rộng vết nứt;
- Gia tải thí nghiệm
+ Trọng lượng bản thân của kết cấu thí nghiệm được quy ước là cấp tải 0;
+ Tải trọng thí nghiệm được chất theo từng cấp tải, mỗi cấp tải có giá trị xác
định trước như trong Bảng 1;
+ Sau mỗi cấp tải tiến hành thu thập số liệu thí nghiệm ngay sau khi chất tải
xong và sau khi chất tải xong 5 phút. Nếu sau 5 phút kết cấu chưa có biểu hiện
ổn định thì cần tiếp tục theo dõi và đọc số liệu thí nghiệm tại các thời điểm
cách nhau 5 phút cho đến khi kết cấu ổn định hoặc dừng thí nghiệm và hạ tải
nếu có dấu hiệu kết cấu có nguy cơ bị phá huỷ;
+ Sau mỗi cấp tải tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng kết cấu thử để phát hiện những
hiện tượng bất thường như vết nứt lớn hơn quy định của thiết kế hay tiêu
chuẩn áp dụng, vết nứt do cắt, vết nứt do nén (nén vỡ), độ võng lớn, v.v.
+ Giữ đủ tải theo yêu cầu của tiêu chuẩn và theo dõi, sau đó tiến hành hạ tải theo
các cấp. Trong quá trình giữ tải tiến hành quan trắc kết cấu, theo dõi, đo độ
võng, nứt;
+ Trong thời gian giữ tải cần theo dõi kết cấu định kỳ đề phòng các trường hợp

phá huỷ có thể xảy ra;
+ Dỡ tải thí nghiệm thành từng cấp, tiến hành ghi số liệu thí nghiệm theo trình tự
như khi chất tải
Bảng 1: Tải trọng thí nghiệm sàn được chia thành các cấp
STT

Cấp tải

1
2
3
4
5

0 (0%)
I (20%P)
II (40%P)
III (60%P)
IV (80%P)

Tải trọng tác
dụng vào một m2
sàn (kG/m2)
0
140
280
420
560

Thời gian giữ

tải (phút)

Ghi chú

60
60
60
60
Trang | 6


STT

Cấp tải

6
7
8
9
10
11

V (100%P)
IV (80%P)
III (60%P)
II (40%P)
I (20%P)
0 (0%P)

Tải trọng tác

dụng vào một m2
sàn (kG/m2)
700
560
420
280
140
0

Thời gian giữ
tải (phút)

Ghi chú

1 ngày
60
60
60
60
1 ngày

- Thiết bị và vị trí đo trong quá trình thí nghiệm
+ Vị trí lắp đặt các đồng hồ đo đảm bảo đo được các giá trị chuyển vị, biến dạng
bất lợi nhất (với ô sàn là ở giữa, với ban công là ở biên ngoài cùng), ngoài ra
sẽ có các đồng hồ để kiểm tra với các vùng chuyển vị khác.
- Tổng hợp kết quả thí nghiệm.
- Tiêu chí dừng thí nghiệm:
+ Trong quá trình gia tải, nếu xuất hiện các hiện tượng sau thì dừng thí nghiệm:
+ Bê tông vùng nén bị nứt vỡ;
+ Mất ổn định kết cấu hoặc phần tử kết cấu;

+ Phá hoại cục bộ có xu hướng phát triển khi tải trọng không thay đổi;
+ Độ võng bằng hoặc lớn hơn 1/50 nhịp;
+ Bề rộng vết nứt bằng hoặc lớn hơn 1,5mm;
+ Phát sinh vết nứt mới dài 200mm;
+ Liên kết cốt thép với bê tông bị phá vỡ;
+

Kết quả đo được cung cấp cho CĐT và TVTK

2.4 Phân tích đánh giá.
Căn cứ để phân tích, đánh giá là dựa trên kết quả khảo sát tại hiện trường, kết quả thử
tải.
2.5 Kết luận về kết quả thử tải.
Căn cứ kết quả phân tích đánh giá đơn vị kiểm định sẽ đưa ra kết luận về hiện trạng
kết cấu, và các tồn tại cần khắc phục.
2.6 Các công việc liên quan đến phục vụ công tác khảo sát
- Chủ đầu tư và đơn vị thi công:
+ Dọn dẹp, vệ sinh khu vực bên dưới sàn thí nghiệm; Bố trí điện, nước, máy
bơm phục vụ công tác thí nghiệm; bố trí giáo chống đỡ ô sàn thí nghiệm cách
Trang | 7


đáy dầm, sàn 3cm. Vị trí lắp đặt dàn giáo tại điểm giữa của ô sàn và điểm giữa
của các dầm (sàn) theo lưới trục của ô sàn;
+ Xây tường 220 cao 80cm và trát trong xung quanh khu vực sàn thử tải với
phương án tải nước; Bố trí ballet và block gạch đủ cho tải trọng thí nghiệm
với phương án chất tải gạch. Đơn vị thi công bố trí nhân lực chất tải theo đúng
trình tự đề cương.
+ Khoan treo dây rọi tại các vị trí đặt đồng hồ đo chuyển vị được thống nhất. Bố
trí giáo bảo vệ đồng hồ.

+ Bố trí giàn giáo hoặc thang tại các vị trí quan trắc vết nứt.
+ Phương tiện phục vụ xử lý các tình huống có thể xảy ra trong thí nghiệm: Với
phương án tải nước cần có đường thoát nước khẩn cấp, với phương án tải
gạch cần bố trí thêm giáo chống sẵn sàng chống đỡ sàn trong tình huồng khẩn
cấp.
+ Bố trí cán bộ phối hợp với đơn vị thí nghiệm trong các công tác hiện trường.
Bảo đảm điều kiện làm việc tại khu vực thử tải trong suốt thời gian thí
nghiệm.
+ Bảo đảm an toàn lao động.
- Đơn vị thí nghiệm:
+ Kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị đo;
+ Gá lắp thiết bị đo;
+ Kiểm tra sự làm việc của thiết bị đo ở trạng thái vận hành.
+ Chuẩn bị nhân lực phục vụ thí nghiệm:
 Chuyên gia chỉ huy và theo dõi thí nghiệm;
 Kỹ sư và thí nghiệm viên thực hiện công việc kỹ thuật, phụ trách
thiết bị đo trong thí nghiệm;
 Nhân lực theo dõi thiết bị đo và ghi nhận số liệu, thông tin nhận
được trong thí nghiệm;


Nhân lực thực hiện gia tải thí nghiệm;

 Tập huấn phổ biến nội dung công việc, trách nhiệm thực hiện, thống
nhất hiệu lệnh và sự phối hợp giữa các bộ phận tham gia thí nghiệm.
+ Kiểm tra trước khi thí nghiệm:

Trang | 8



 Kiểm tra sự sẵn sàng việc thực hiện công việc của các bộ phận nhân
lực tham gia thí nghiệm.
 Kiểm tra hoạt động bình thường của thiết bị đo. Thống nhất cách
đọc, cách ghi kết quả đo đạc trên thiết bị.
 Kiểm tra hoạt động của hệ thống an toàn, sàn công tác và các
phương tiện khác phục vụ thí nghiệm.
IV. TÀI LIỆU VÀ TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH11 ngày 18/06/2014;
- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội khóa 13;
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành
luật đấu thầu và lựa chọn Nhà thầu theo Luật Xây dựng;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng;
- Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về việc quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 46/2015/NÐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng
và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết về
hợp đồng xây dựng;
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc
công bố định mức chi phí Quản lý dự án và Tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
- Bộ quy chuẩn quốc gia QCVN;
- TCVN 9259-8:2012 Dung sai trong xây dựng công trình - Phần 8: Giám định về kích
thước và kiểm tra công tác thi công;
- TCVN 9259-1:2012 Dung sai trong xây dựng công trình - Nguyên tắc cơ bản để đánh
giá và yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 2737 : 1995. Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 9386-1 : 2012 Thiết kế công trình chịu động đất - Phần 1: Quy định chung, tác
động động đất và quy định với kết cấu nhà;
Trang | 9


- TCVN 9386-2 : 2012 Thiết kế công trình chịu động đất - Phần 2: Nền móng, tường
chắn và các vấn đề địa kỹ thuật;
- TCVN 5575 : 2012 Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 9379:2012 Kết cấu xây dựng và nền - Nguyên tắc cơ bản về tính toán;
- TCVN 3972 : 1985 Công tác trắc địa trong xây dựng;
- TCXDVN 373:2006 Chỉ dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà;
- TCXDVN 239:2006 Bê tông nặng - Chỉ dẫn đánh giá cường độ trên kết cấu công
trình;
- TCXD 225 :1998 Bê tông nặng – Chỉ dẫn phương pháp xác định vận tốc xung siêu
âm để đánh giá chất lượng bê tông
- Các tiêu chuẩn và quy phạm chuyên ngành liên quan khác.
V. THIẾT BỊ PHỤC VỤ CÔNG TÁC KHẢO SÁT HIỆN TRƯỜNG
- Thước palme, thước dây, bảo hộ lao động.
- Đồng hồ đo chuyển vị có độ chính xác đến 0,01mm;
- Thước MICROSCOPE đo chiều rộng vết nứt - Nhật Bản;
- Máy chụp ảnh kỹ thuật số và các dụng cụ phụ trợ khác;
VI. LẬP BÁO CÁO:
- Thông tin chung dự án;
- Tổng hợp số liệu thử tải;
- Đánh giá chất lượng kết cấu theo tiêu chuẩn;
- Kết luận về kết quả thí nghiệm thử tải;
- Kiến nghị CĐT các tồn tại cần khắc phục.
VII. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:
- Khảo sát hiện trường và đo đạc tại hiện trường: 5 ngày.
- Thí nghiệm thử tải: 5 ngày (Công tác chuẩn bị thử tải và an toàn do Chủ đầu tư thực

hiện)
- Lập báo cáo 10 ngày sau khi kết thúc thử tải.
VIII.DANH SÁCH NHÂN SỰ THAM GIA
STT

Họ và tên

Vị trí đảm nhiệm

Số năm
công tác
Trang | 10


01

TS. Cao Duy Bách

Chủ trì công tác Kiểm định

9

02

ThS. Nguyễn Đình Dinh

Kiểm định viên

9


03

ThS. Nguyễn Văn Thắng

Kiểm định viên

22

04

KS. Lại Tiến Phong

Kiểm định viên

5

05

KS. Vũ Ngọc Tâm

Kiểm định viên

2

06

KS. Nguyễn Khắc Hoàng

Kiểm định viên


1

07

KS. Cao Văn Chung

Kiểm định viên

1

IX. DỰ TOÁN CHI PHÍ

Trang | 11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×