Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của tiêu chí giao thông trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.68 KB, 85 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng nội dung của bản luận văn này chưa được nộp cho bất kỳ một
chương trình cấp bằng cao học nào cũng như bất kỳ một chương trình cấp bằng nào
khác. Và công trình nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi, không sao chép từ bất cứ
công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Đức Dũng

i


LỜI CẢM ƠN
Để nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi
còn nhận được sự giúp đỡ từ các cá nhân, tổ chức từ trong và ngoài trường.
Vậy qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể thầy cô giáo trong Trường
Đại Thủy Lợi, đặc biệt là thầy cô thuộc khoa Kinh tế và Quản lý đã dạy dỗ, dìu dắt tôi
trong suốt thời gian tôi học tại trường giúp tôi có kiến thức chuyên sâu về kinh tế và
quản lý.
Tôi xin cảm ơn cán bộ văn phòng điều phối Xây dựng nông thôn mới của tỉnh Lạng
Sơn, huyện Cao Lộc đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
nghiên cứu thu thập số liệu và khảo sát thực tế tại địa phương.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, chăm sóc, động viên tôi trong quá trình
học tập, tích lũy kiến thức.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng, người đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trong thời gian thực tập tôi đã cố gắng để hoàn thành luận văn của mình, tuy nhiên
khó tránh khỏi thiếu xót. Vì vậy mong nhận được sự nhận xét, bổ sung của thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2017


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Đức Dũng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ I
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ II
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ .........................VI
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TIÊU
CHÍ GIAO THÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ................................................................................ 5
1.1 Tổng quan về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới .. 5
1.1.1 Căn cứ pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia ............................. 5
1.1.2 Mục tiêu của chương trình ....................................................................... 6
1.1.3 Các tiêu chí của của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới ............................................................................................................... 7
1.2 Hiệu quả kinh tế - xã hội của tiêu chí giao thông trong Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới............................................................................. 8
1.2.1 Giới thiệu về tiêu chí giao thông ............................................................... 8
1.2.2 Hiệu quả kinh tế - xã hội của giao thông nông thôn.............................14
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của chỉ tiêu giao
thông trong xây dựng nông thôn mới ............................................................... 16
1.3 Cơ sở thực tiễn đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội cho chỉ tiêu giao thông
trong xây dựng nông thôn mới ................................................................................ 17
1.3.1 Cơ sở thực tiễn đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội cho chỉ tiêu giao
thông trong xây dựng nông thôn mới ............................................................... 17

Kết luận chương 1 .................................................................................................... 19
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TIÊU CHÍ
GIAO THÔNG TẠI HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN ................................ 20
2.1 Giới thiệu về huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn ...................................................20
2.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 20
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................... 22
2.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng
Sơn ............................................................................................................................ 24
iii


2.2.1 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện Cao Lộc ........................ 24
2.2.2 Các giải pháp thực hiện ............................................................................ 26
2.3 Thực trạng triển khai tiêu chí giao thông trên địa bàn huyện Cao Lộc .......... 36
2.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của tiêu chí giao thông trong chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ........................................................... 40
2.5 Kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân ......................................................... 47
Kết luận chương 2 .................................................................................................... 48
CHƯƠNG 3NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TIÊU CHÍ GIAO
THÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN .. 49
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................. 49
3.1.1. Quan điểm ............................................................................................... 49
3.1.2. Phạm vi thực hiện ................................................................................... 50
3.1.3. Mục tiêu chung đề án ............................................................................. 50
3.2. Nội dung giải pháp ........................................................................................... 51
3.2.1 Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước................................ 51
3.2.2 Tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông trong chương
trình mục tiêu quốc gia ..................................................................................... 53
3.2.3 Thúc đẩy phát triển ngành nghề trên cơ sở mạng lưới giao thông đã

được xây dựng ................................................................................................... 58
3.2.4 Đẩy mạnh huy động sự đóng góp của người dân .................................. 63
Kết luận chương 3 .................................................................................................... 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 70

iv


MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.3a Nhóm 1: Nhóm quy hoạch ..................................................................... 71
Bảng 1.1.3b Nhóm 2: Hạ tầng Kinh tế - Xã hội ........................................................ 72
Bảng 1.1.3c Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất .................................................... 74
Bảng 1.1.3d Nhóm 4: Văn hóa – Xã hội – Môi trường ............................................ 75
Bảng 1.1.3e Nhóm 5: Hệ thống chính trị ................................................................... 76
Bảng 3.2.1a Khối lượng đầu tư hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện Cao Lộc
trong giai đoạn 2017 – 2020 ....................................................................................... 77
Bảng 3.2.1b Bảng phân bổ kinh phí hỗ trợ xi măng xây dựng đường GTNT tại
huyện Cao Lộc giai đoạn 2017 - 2020 ....................................................................... 77
Bảng 3.2.1c Bảng phân bổ kinh phí hỗ trợ cát đá xây dựng đường GTNT tại huyện
Cao Lộc giai đoạn 2017 - 2020 .................................................................................. 78
Bảng 3.2.1d Bảng kinh phí hỗ trợ thi công xây dựng đường GTNT tại huyện Cao
Lộc giai đoạn 2017 - 2020 .......................................................................................... 78
Bảng 3.2.1e Bảng kinh phí hỗ trợ khác xây dựng đường GTNT tại huyện Cao Lộc
giai đoạn 2017 - 2020 .................................................................................................. 79
Bảng 3.2.1f Bảng tổng hợp kinh phí hỗ trợ xây dựng đường GTNT tại huyện Cao
Lộc giai đoạn 2017 - 2020 .......................................................................................... 79

v



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CNH

Công nghiệp hoá

CNH,HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

KTXH

Kinh tế - xã hội

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NTM

Nông thôn mới


XD

Xây dựng

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một nội dung và nhiệm
vụ quan trọng trong thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (Khóa X) về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn", Nghị quyết
số 20-NQ/TU ngày 12/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 và Nghị quyết số 26-NQ/HU ngày 17/10/2011 của
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cao Lộc về việc chỉ đạo thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Lộc giai đoạn 20112020. Đây là nội dung tổng hợp, toàn diện bao gồm:
Giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn,
gắn việc đầu tư phát triển các lĩnh vực với việc xây dựng nông thôn mới; phát huy, sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm khai thác tốt các lợi thế về đất đai, tài nguyên
rừng, chăn nuôi, nguồn lao động của huyện; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng
trưởng và phát triển, giữa phát triển kinh tế và ổn định xã hội, bảo vệ môi trường. Để
giải quyết được các vấn đề trên thì việc xây dựng mới và cứng hóa những tuyến đường
giữa các xã, từ thôn ra xã phải được thực hiện ngay vì giao thông phải đi trước. Mục
đích nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, ổn định
chính trị, đảm bảo an ninh nông thôn và an ninh biên giới, xây dựng nông thôn mới
hiệu quả, bền vững.

Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực
phấn đấu của Đảng, Chính quyền và nhân dân huyện đã đạt được những thành tựu
trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thu nhập của người dân đã được cải thiện, đời
sống vật chất và tinh thần không ngừng được nâng cao, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
từng bước được củng cố; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất chuyển dịch
đúng hướng, nông thôn ổn định, an ninh trật tự được giữ vững.
Tuy nhiên qua quá trình 5 năm thực hiện còn bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém đó là:
Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế, nông nghiệp,
nông dân, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn còn
chậm, công tác đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm, chú trọng
thực hiện tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; môi trường nông thôn còn nhiều
1


bất cập; doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn ít; kinh tế trang trại, kinh
tế hợp tác phát triển chậm, quy mô nhỏ, tăng trưởng thấp; đời sống vật chất và tinh
thần của cư dân nông thôn tuy đã được cải thiện nhưng còn ở mức thấp; khoảng cách
thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị ngày càng lớn. Vì vậy Đảng bộ, Chính
quyền huyện Cao Lộc cần đi sâu vào phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của
Chương trình, để từ đó đề xuất các nội dung, giải pháp với UBND tỉnh và Thủ tướng
Chính phủ nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả hơn nữa công tác xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Cao Lộc.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội
của tiêu chí giao thông trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông
thôn mới trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn” để làm luận văn, với mong
muốn đóng góp ý kiến của mình nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Lộc giai đoạn 2015-2020.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ một số nội dung cơ bản của chương trình xây dựng nông thôn mới. Nêu
lên mối quan hệ giữa thực tế tại địa phương và nội dung của chương trình nhằm

phát huy tốt nhất vai trò của việc thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn;
- Nghiên cứu thực trạng phát triển Kinh tế - Xã hội của tiêu chí giao thông tại
huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn;
- Đề xuất một số giải pháp và phương hương cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế của chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Lộc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của tiêu chí
giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao
Lộc giai đoạn 2011-2015.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu đề tài tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Phân
tích thực trạng giao thông nông thôn huyện Cao Lộc, chỉ ra những hạn chế, tồn tại
trước khi thực hiện tiêu chí giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
Đưa ra những giải pháp có thể vận dụng cho địa phương tiếp tục thực hiện chương
2


trình hiệu quả hơn trong các năm tiếp theo.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội của tiêu chí giao thông
trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Lộc giai đoạn
2011-2015; Đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Lộc giai đoạn 2015-2020.
4. Phương Pháp nghiên cứu
Dựa trên số liệu thực trạng của giao thông nông thôn khu vực huyện Cao Lộc trước
khi thực hiện chương trình và kết hợp với báo cáo tổng kết công tác xây dựng tiêu
chí giao thông trên địa bàn huyện Cao Lộc giai đoạn 2011-2015. Trong quá trình
thực hiện luận văn, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương
pháp như: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp
phân tích ảnh hưởng của các nhân tố.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Về mặt cơ sở lý luận, luận văn góp phần làm làm rõ bản chất của tiêu chí giao
thông trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, khẳng định
vai trò của tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh
tế, nông nghiệp nông dân, nông thôn của huyện Cao Lộc nói riêng và khu vực nông
thôn trên cả nước nói chung.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa thực tiễn, luận văn góp phần chỉ ra hiệu quả kinh tế của việc triển khai
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Cao Lộc, đồng thời chỉ ra nhũng tồn tại, hạn chế, nguyên nhân khách quan,
chủ quan trong quá trình thực hiện chương trình. Từ đó đề xuất một số giải pháp để
tiếp tục triển khai chương trình có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh tại địa phương. Luận văn
có thể làm tài liệu tham khảo cho các địa phương khác trên phạm vi cả nước.
6. Kết quả dự kiến đạt được
- Nghiên cứu phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội của tiêu chí giao thông trong
chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp tiếp tục thực hiện chương trình trong thời gian tới.
3


7. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả kinh tế - xã hội của tiêu chí giao
thông trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội của tiêu chí giao thông tại huyện
Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Chương 3: Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của tiêu chí giao thông trong Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Lộc,

tỉnh Lạng Sơn.

4


CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA TIÊU CHÍ GIAO THÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1 Tổng quan về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
1.1.1 Căn cứ pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008, Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”;
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –
2020;
- Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ quyết định sửa
đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số 372/QĐ-TTg ngày 14/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về xét công
nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới;
- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm
2011 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính
về việc Hướng dẫn một số nội dung thực hiện quyết định số 800/QĐ-TTG ngày
4/6/2010 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
- Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 hướng dẫn thực hiện bộ tiêu
chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới;

- Thông tư số 40/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố xã, huyện,
tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới;
- Công văn số 582/UBND-KTN ngày 26/7/2010 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc áp
dụng Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

5


- Quyết định số 1186/QĐ-UBND ngày 31/7/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc áp
dụng một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn
- Nghị quyết số 20- NQ/TU ngày 12/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng
Sơn về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020;
- Nghị quyết số 26-NQ/HU ngày 17/10/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cao
Lộc về việc chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Cao Lộc giai đoạn 2011-2020.
1.1.2 Mục tiêu của chương trình
Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 – 2020 mục tiêu của chương trình bao gồm:
Mục tiêu chung
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ;
an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng xã nông thôn mới nhằm
đạt được được những mục tiêu cơ bản như sau:
- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn; Nâng cao

dân trí, đào tạo nông dân có trình độ sản xuất cao, có nhận thức chính trị đúng đắn,
đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại. Nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh
cao.
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất
là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, khu dân cư,…; xây dựng xã hội
nông thôn dân chủ, ổn định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn

6


bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh trật tự được giữ vững theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
- Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, xây
dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức.
Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới).
- Đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới).
1.1.3 Các tiêu chí của của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới
Bằng Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đây là những mục tiêu và tiêu chí mà đòi hỏi
phải có sự phấn đấu cao độ trong giai đoạn tới nếu xét về thực trạng giao thông nông
thôn tuy đã có sự phát triển vượt bậc trong những năm vừa qua. Bộ tiêu chí quốc gia
này bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm cụ thể: Nhóm tiêu chí về quy
hoạch, về hạ tầng kinh tế - xã hội, về kinh tế và tổ chức sản xuất, về văn hóa - xã hội môi trường và về hệ thống chính trị. Theo đó, Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cả
nước và các chỉ tiêu cụ thể theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng

sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và
Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của
mỗi vùng. Trong 19 tiêu chí đó, tiêu chí về thực hiện quy hoạch và phát triển giao
thông nông thôn được đặt lên hàng đầu.
Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới gồm có 19 tiêu chí trên bao gồm 11
nội dung chính:
1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
4. Giảm nghèo và an sinh xã hội.
5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn.
6. Phát triển giáo dục, đào tạo ở nông thôn.
7


7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân nông thôn.
8. Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nông thôn.
9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên
địa bàn.
11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.
(Xem bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới tại phụ lục từ trang 77 đến trang 80)
1.2 Hiệu quả kinh tế - xã hội của tiêu chí giao thông trong Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
1.2.1 Giới thiệu về tiêu chí giao thông
Là tiêu chí thứ 2 trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, việc phát
triển giao thông nông thôn được coi là chỉ tiêu khó thực hiện nhất đối với nhiều tỉnh
miền núi. Theo Điều 4 thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 hướng
dẫn thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới để xác định tiêu chí đạt
chuẩn bao gồm tiêu chí giao giao thông như sau:

Xã đạt tiêu chí giao thông nếu đáp ứng đủ 04 yêu cầu sau:
a) Đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt tỷ lệ 100%;
b) Đường trục thôn được cứng hoá đạt tỷ lệ quy định của vùng;
c) Đường ngõ, xóm được cứng hóa, không lầy lội vào mùa mưa đạt tỷ lệ 100%;
d) Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, đạt tỷ lệ quy định của vùng.
Trước hết cần làm rõ một số khái niệm sau:
a) Cứng hóa là đường được trải nhựa, trải bê tông, lát bằng gạch, đá xẻ hoặc trải cấp
phối có lu lèn bằng đá dăm, đá thải, gạch vỡ, gạch xỉ.
b) Các loại đường giao thông nông thôn:
- Đường trục xã là đường nối trung tâm hành chính xã đến trung tâm các thôn;
- Đường trục thôn là đường nối trung tâm thôn đến các cụm dân cư trong thôn;
- Đường ngõ, xóm là đường nối giữa các hộ gia đình trong các cụm dân cư;
- Đường trục chính nội đồng là đường chính nối từ khu dân cư đến khu sản xuất tập
trung của thôn, xã.
c) Quy mô đường giao thông nông thôn:

8


- Quy hoạch theo quy định của Bộ Giao thông vận tải: Việc quy hoạch và thiết kế giao
thông nông thôn căn cứ vào tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 4054:2005 và Quyết định
bổ sung số 315/QĐ-BGTVTngày 23/02/2011;
- Về xây dựng giao thông: Các xã phải căn cứ vào khả năng nguồn lực thực tế để xác
định công trình ưu tiên, lộ trình thực hiện cho phù hợp. Nếu nguồn lực có hạn thì tập
trung hoàn thành cắm mốc nền đường theo quy hoạch, xây dựng mặt đường nhỏ hơn,
khi có điều kiện sẽ tiếp tục mở rộng đủ quy hoạch;
- Đối với đường đang sử dụng: Nơi nào mặt đường hẹp, không thể mở rộng theo quy
định thì có thể cải tạo, tận dụng tối đa diện tích 2 bên để mở rộng mặt đường, đồng
thời nâng cấp tạo các điểm tránh xe thuận lợi dọc tuyến (đồng thời quy hoạch các bãi
đỗ xe để các hộ có xe ô tô có thể gửi xe thuận lợi). Nếu mặt đường đảm bảo 80% theo

quy định và đảm bảo các điều kiện trên thì coi là đạt tiêu chí tuyến đó.
Riêng về giao thông, đến năm 2020 tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa
hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT đối với tất cả các Vùng
phải đạt 100%. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn tối thiểu là
50% đối với trung du, miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long, còn lại các
vùng khác phải đạt từ 70% đến 100% (đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ). Tỷ lệ
km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa phải đạt 100%, phấn đấu đến
năm 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông
hóa) và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản cứng hóa)
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa Việt Nam.
Mười năm qua, các chủ trương lớn của Đảng và việc thực hiện quyết liệt của Chính
phủ, hiện nay hệ thống giao thông nông thôn đã có bước phát triển căn bản và nhảy
vọt, làm thay đổi không chỉ về số lượng mà còn nâng cấp về chất lượng con đường về
tới tận thôn xóm tạo điều kiện thuận lợi phát văn hóa, xã hội và thu hút các lĩnh vực
đầu tư về khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an
sinh xã hội. Theo số liệu thống kê, đến 01/7/2011 cả nước đã có 8940 xã, chiếm 98,6%
tổng số xã cả nước đã có đường ô tô đến trung tâm xã (tăng 2,3% so với năm 2006),
trong đó đi lại được 4 mùa là 8803 xã, chiếm 97,1% (tăng 3,5% so với 2006); trong đó
xã có đường ô tô đến trung tâm xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa là 7917 xã chiếm
87,3% (tăng 17,2% so với 2006). Một điều đáng chú ý là không chỉ đường đến trung
9


tâm huyện, xã được chú trọng mà đường đến các thôn, bản miền núi cũng được các
cấp chính quyền hết sức quan tâm đầu tư với số liệu rất ấn tượng đó là có tới 89,5% số
thôn, bản có đường ô tô đến được. Điều đó góp phần thay đổi cuộc sống của người dân
nơi vùng cao vốn chịu nhiều thiệt thòi về điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng cũng như văn
hóa xã hội. So với năm 2005, tổng số chiều dài km đường giao thông nông thôn tăng
thêm 34.811 km; trong đó số km đường huyện tăng thêm 1.563 km, đường xã tăng
17.414 km và đường thôn xóm tăng 15.835 km từ những nguồn vốn đầu tư cho giao

thông nông thôn rất đa dạng được huy động từ nhiều nguồn: Ngân sách trung ương,
ngân sách địa phương (chiếm khoảng 50% phần dành cho cơ sở hạ tầng giao thông của
các tỉnh); vốn ODA (các chương trình hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng của WB,
Chương trình giảm nghèo Miền trung của ADB hay Giao thông nông thôn của Ngân
hàng thế giới WB); vốn huy động của doanh nghiệp, tín dụng và của cộng đồng nhân
dân. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, các ngồn vốn đầu tư cho giao thông
nông thôn trong 10 năm qua ước tính khoảng 170.000-180.000 tỷ đồng, trong đó ngân
sách nhà nước chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn được huy động; vốn huy động từ
cộng đồng, doanh nghiệp chiếm khoảng 10-15% tổng nguồn vốn, kể cả việc huy động
từ đóng góp của cộng đồng dân cư để đầu tư; ngoài ra các địa phương còn huy động từ
các nguồn khác như thu phí sử dụng đất, thu sổ số kiến thiết… Chỉ tính riêng giai đoạn
2003 đến năm 2010, cả nước đã đầu tư 749 dự án đường giao thông đến trung tâm xã
trên địa bàn các xã nông thôn, miền núi thuộc các vùng: Trung du và miền núi Bắc bộ;
đồng bằng sông Hồng; duyên hải miền Trung; Tây nguyên; Đông Nam bộ và Đồng
bằng sông Cửu long với tổng mức đầu tư các dự án đầu tư đường ô tô đến trung tâm xã
cả giai đoạn được các địa phương phân bổ vốn TPCP là 32.951 tỷ đồng, các địa
phương cũng đã chủ động lồng ghép các nguồn vốn khác trên địa bàn để thực hiện.
Tuy có sự phát triển mạnh mẽ những năm vừa qua song cơ sở hạ tầng giao thông nông
thôn vẫn còn những tồn tại, bất cập và thách thức:
Xét về mạng lưới thì hiện nay trên cả nước có trên 295.046 km đường bộ, trong đó hệ
thống giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã, đường thôn) chiếm tới 85%. Nếu
xét trên diện rộng, mật độ giao thông nông thôn trên cả nước còn thấp (0,59 km/km2);
trong đó mật độ đường huyện chỉ là 0,14 km/km2 với tỷ trọng 0,55 km/1000 dân;
đường xã là 0,45 km/km2 và 1,72 km/1000 dân. Tại khu vực nông thôn đồng bằng
10


sông Hồng, mật độ này có cao hơn (khoảng 1,16 km/km2) song còn xa mới đạt được tỷ
lệ hợp lý (trung bình ở các nước phát triển tỷ lệ chiều dài km đường nông thôn trên
diện tích khoảng 8,86 km/km2).

Thực tế hiện tại đó là hệ thống đường nông thôn chưa theo kịp với tốc độ phát triển và
tiềm lực của các vùng kinh tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Hệ thống đường giao
thông nông thôn chưa được phủ kín và chưa có sự kết nối liên hoàn từ hệ thống đường
tỉnh, đường huyện xuống nông thôn nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên
giới, hải đảo. Còn 149 xã chưa có đường ô tô tới trung tâm xã, trong đó khu vực Tây
Nguyên chiếm đa số, thấp hơn 7 lần so với khu vực đồng bằng. Tiêu chuẩn kỹ thuật
còn thấp, chủ yếu là đường chỉ có 01 làn xe, an toàn giao thông nông thôn vẫn còn
nhiều bất cập như thiếu hệ thống biển báo, tình trạng hành lang an toàn giao thông
đường bộ bị lấn chiếm, phơi rơm rạ, bề rộng mặt đường hẹp, tầm nhìn người lái xe
ngắn, nhiều dốc cao và nguy hiểm, chất lượng công trình còn thấp, tải trọng thấp, chưa
đồng bộ trong thiết cầu cống và đường. Chất lượng mặt đường giao thông nông thôn
chưa cao. Hiện nay, tỷ lệ mặt đường là đất và cấp phối còn chiếm tỷ lệ cao, gây khó
khăn cho đi lại và chuyển hàng hóa vào mùa mưa.
Đối với quy hoạch kết cấu hạ tầng nông thôn thì hầu hết các huyện trong các tỉnh
thành trong cả nước đều chưa có quy hoạch đồng bộ mạng lưới giao thông nên chưa
xây dựng được kế hoạch lâu dài để phát triển, điều này làm cho việc đầu tư còn tự
phát, chưa có tính định hướng, gây ảnh hưởng đến việc nâng cấp, cải tạo và phát triển
sau này.
Bên cạnh đó cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn còn nhiều
bất cập, việc quản lý hệ thống giao thông nông thôn hiện nay chưa có một mô hình
quản lý thống nhất nên còn hạn chế trong quản lý nhà nước, quy hoạch và đầu tư xây
dựng, phát triển giao thông nông thôn; thiếu hệ thống số liệu; thiếu quan tâm và bố trí
kinh phí quản lý, bảo trì; thiếu cán bộ chuyên môn quản lý hệ thống đường huyện trở
xuống.
Từ những đánh giá về vị trí vai trò, thực trạng phát triển giao thông nông thôn nêu
trên, để phát triển nông nghiệp, nông thôn và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo
chủ trương của Đảng, Nhà nước thì những vấn đề kiện toàn công tác quy hoạch, thu
hút nguồn lực đầu tư, xây dựng phát triển giao thông nông thôn; xây dựng hệ thống
11



quản lý từ trung uơng tới địa phương; thực hiện thường xuyên công tác bảo trì cần
phải được đặc biệt chú trọng trong giai đoạn 2011-2020.
Về Quy hoạch thì các địa phương rà soát cập nhật quy hoạch phát triển giao thông vận
tải của mình cần chú ý tới quy hoạch giao thông nông thôn;
Về đầu tư phát triển phải xác định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông
thôn phải đi trước một bước trong xây dựng nông thôn mới, hiện đại hóa nông thôn.
Nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cần được huy động và
ưu tiên từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước Trung ương và địa phương, vốn
ODA, ngoài ra sẽ tích cực huy động từ người dân, các doanh nghiệp khai thác quỹ đất;
tích cực vận động nhân dân hiến đất làm đường mới và mở rộng đường cũ, nhân rộng
mô hình nhà nước hỗ trợ vật tư, vật liệu, nhân dân đóng góp công sức; sử dụng tư vấn
giám sát cộng đồng. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cần được ưu tiên để hoàn thành
các đường ô tô tới các trung tâm xã hiện đang khó khăn, bị chia cắt; các khoản vay
ODA lớn cần tập trung chú trọng vào các dự án hạ tầng có quy mô lớn, hiện đại và
đồng bộ hỗ trợ phát triển kinh tế cho tỉnh hoặc cả một vùng.
Công tác quản lý bảo trì đường giao thông nông thôn cần được chú trọng. Trước hết,
phân cấp công tác quản lý duy tu, bảo trì đường cần được thiết lập và phải có đơn vị
đầu mối trong quản lý bảo trì đường nông thôn. Nhanh chóng đưa vào danh mục cân
đối, bố trí ngân sách cho công tác quản lý bảo trì từ nguần ngân sách địa phương. Khi
Quỹ bảo trì đường bộ có hiệu lực dự kiến 35% nguồn tài chính thu được từ Quỹ này sẽ
phân bổ cho các địa phương nên phần nào sẽ tháo gỡ khó khăn cho các tỉnh, thành
phố. Để công tác quản lý giao thông nông thôn ngày càng sát với thực tế, có sự theo
dõi cập nhật một cách có hệ thống để có những thay đổi và điều chỉnh chính sách cho
kịp thời nhất thiết phải xây dựng một hệ thống thông tin về giao thông địa phương.
Áp dụng tiến bộ khoa học: Trong giai đoạn 2012-2020 là giai đoạn công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp do vậy không thể không áp dụng các tiến bộ
khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong công tác xây dựng cũng như bảo trì giao thông
nông thôn. Tăng cường sử dụng vật liệu mới, áp dụng công nghệ thi công tiên tiến,
mạnh dạn đưa các vật liệu thay thế các nguyên vật liệu truyền thống gây ô nhiễm môi

trường, giá thành hợp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa

12


phương. Đối với các kết cấu kiên cố cần chú trọng áp dụng cơ giới hóa để đảm bảo
chất lượng công trình.
Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống quản lý, bảo trì đường giao
thông nông thôn cần đặc biệt chú trọng; chú trọng đào tạo cán bộ có chuyên môn,
nghiệp vụ về quản lý đầu tư, quản lý bảo trì cho cán bộ quản lý giao thông nông thôn
các cấp nhằm phát huy tối đa hiệu quả các dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác. Đào
tạo cán bộ kỹ thuật theo dõi, giám sát, hướng dẫn dẫn chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn
cho các cán bộ xã, huyện phụ trách giao thông, quy hoạch bằng các hình thức đào tạo,
kết hợp giữa đào tạo với thực hành nhằm nâng cao trình độ quản lý và trình độ kỹ
thuật.
Xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ mới đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung các
nguồn lực của cả Nhà nước và nhân dân, giải quyết những vấn đề cấp bách, đồng thời
tạo ra tiền đề cho những giai đoạn tiếp theo, trong đó có việc phát triển và hoàn thiện
kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu.
Những chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, quyết tâm cao của Chính phủ, Bộ,
ngành và các địa phương, kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn chắc chắn sẽ có những
phát triển mới góp phần thiết thực đưa đất nước bước vào giai đoạn mới – giai đoạn
của công nghiệp hóa và hiện đại hóa xã hội góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược
phát triển giao thông nông thôn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 tại Việt Nam.
Theo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015, tại tỉnh Lạng Sơn hệ thống giao
thông nông thôn (tiêu chí số 2): Sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông
thôn mới toàn tỉnh đã huy động, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng đường giao
thông nông thôn được trên 736,34 tỷ đồng; ngân sách tỉnh hỗ trợ 159.315 tấn xi măng
(bình quân 31.863 tấn/năm), huy động 2,1 triệu ngày công lao động, nhân dân khai

thác đá sỏi tại chỗ được trên 299.346 m3, hiến được trên 1.474.000m2 đất để làm
đường giao thông nông thôn. Kết quả đã mở mới thêm được 404km đường giao thông
nông thôn, xây dựng được 1.347,25 km mặt đường bê tông xi măng. Hết năm 2015,
đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được 4 mùa đạt 93,4%, đường ô tô đến thôn đạt
94,2%, tỷ lệ cứng hóa đường GTNT đạt. Đến nay toàn tỉnh có 24/207 xã đạt tiêu chí
giao thông.
13


Theo Báo cáo về việc rà soát tiêu chí số 02 về giao thông trong xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Cao Lộc –Tháng 9/2017 thì tại huyện Cao Lộc tính đến tháng
9/2017 tiêu chí số 2 thực hiện được:
- Đường trục xã: Tổng chiều dài 266,5 km; cứng hóa được 97,5 km (đạt 37%).
- Đường trục thôn: Tổng chiều dài 201,3 km; cứng hóa được 98,3 km (đạt 49%).
- Đường ngõ xóm: Tổng chiều dài 315,4 km; cứng hóa được 142,1 km (đạt 45%).
- Trục chính nội đồng: Tổng chiều dài 14,1 km; cứng hóa được 4,1 km (đạt 29%).
1.2.2 Hiệu quả kinh tế - xã hội của giao thông nông thôn
1.2.2.1 Khái niệm
Để đưa ra quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội trước hết ta phải hiểu được
các khái niệm về hiệu quả, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
a) Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào với kết quả trung gian hay kết quả
cuối cùng. Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực
kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa
các biến số đầu ra thu được (outputs) so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để
tạo ra những kết quả đầu ra đó.
Mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới là để nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế phù hợp; cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ,
gắn phát triển nông thôn mới đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định,

giầu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng an ninh
trật tự được giữ vững.
b) Hiệu quả kinh tế
Giúp cho nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, thị trường hội nhập. Thúc đẩy nông
nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường,
hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo và khoảng cách mức
sống giữa nông thôn và thành thị. Xây dựng các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh
đa ngành, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ ứng dụng khoa học kĩ thuật,
công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn. Sản
xuất hàng hóa có chất lượng cao, mang nét đặc trưng của từng địa phương. Chú ý đến
14


các ngành chăm sóc cây trồng vật nuôi, trang thiết bị sản xuất, thu hoạch, chế biến và
bảo quản nông sản.
c) Hiệu quả xã hội
Phát huy tinh thần dân chủ trên cơ sở chấp hành luật pháp, tôn trọng đạo lý bản sắc địa
phương. Tôn trọng hoạt động của đoàn thể, các tổ chức, hiệp hội vì cộng đồng, đoàn
kết xây dựng nông thôn mới. Chung tay xây dựng văn hóa đời sống dân cư, các làng
xã văn minh, văn hóa. Xây dựng hình tượng người nông dân tiêu biểu, gương mẫu.
Tích cực sản xuất, chấp hành kỉ cương, ham học hỏi, giỏi làm kinh tế và sẵn sàng giúp
đỡ mọi người. Phát huy tinh thần tự nguyện và chấp hành luật pháp của mỗi người dân,
xây dựng môi trường nông thôn trong lành.
Hiệu quả ban đầu từ xây dựng đường giao thông nông thôn trong thực hiện Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Đường giao thông đến đâu, bộ mặt nông thôn vùng sâu đổi thay đến đó. Phong
trào làm đường giao thông nông thôn (GTNT) là một phong trào thiết thực, hiệu quả,
hợp lòng dân, được nhân dân tích cực ủng hộ và huy động được nguồn lực trong dân
để thực hiện. Hiệu quả đạt được trong công tác này đã cho thấy tầm nhìn, sự chỉ đạo
tập trung, quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp nhằm hướng đến xây dựng

một diện mạo mới cho những vùng quê còn khó khăn, đồng thời góp phần thúc đẩy
kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng bền vững. Ngoài ra, với hệ thống GTNT được
đầu tư đã đáp ứng được một phần nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người
dân trong khu vực.
1.2.2.2 Chỉ tiêu hiệu quả đánh giá kinh tế - xã hội

Những chỉ tiêu sau:
a) Mức độ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của dân
cưđược thể hiện gián tiếp qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc
dân, mức gia tăng tích lũy vốn, tốc độ phát triển.
b) Phân phối lại thu nhập: thể hiện qua sự đóng góp của công cuộc đầu tư vào
việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển, nâng cao đời sống của các tầng
lớp dân cư.

15


c) Gia tăng số lao động có việc làm. Đây là một trong những mục tiêu chủ yếu
của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các nước thừa lao động, thiếu việc
làm.
d) Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ. Những nước đang phát triển thường không chỉ
nghèo mà còn là các nước nhập siêu. Do đó đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập
khẩu là những mục tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân
của nước này.
e) Các tiêu chuẩn đánh giá khác có thể là:
Tăng thu cho ngân sách
Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện
f) Phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo có tác dụng gây phản ứng dây
chuyền thúc đẩy phát triển các ngành nghề khác
g) Phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương nghèo, các vùng xa xôi, dân cư

thưa thớt nhưng có nhiều triển vọng về tài nguyên để phát triển kinh tế.
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của chỉ tiêu giao thông
trong xây dựng nông thôn mới
1.2.3.1. Các yếu tố bên ngoài (ở đây ta chỉ đề cập đến yếu tố thuộc về điều kiện tự
nhiên) như:
a) Ảnh hưởng đến sử dụng đất cho nông nghiệp bởi mất diện tích do nước biển dâng,
hạn hán, lũ lụt, sạt lở, hoang mạc hóa,… Biến đổi khí hậu làm thay đổi tính thích hợp
của nền sản xuất nông nghiệp với cơ cấu khí hậu. Sự giảm dần cường độ lạnh trong
mùa đông, tăng cường thời gian nắng nóng dẫn đến tình trạng mất dần hoặc triệt tiêu
tính phù hợp giữa các loại cây, con trên các vùng sinh thái.
b) Làm chậm đi quá trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa và đa
dạng hóa cũng như làm biến dạng nền nông nghiệp cổ truyền. Ở mức độ nhất định,
BĐKH làm mất đi một số đặc điểm quan trọng của các vùng nông nghiệp ở phía Bắc.
c) Biến đổi khí hậu gây nhiều khó khăn cho công tác thủy lợi, khả năng tiêu thoát nước
ra biển giảm đi rõ rệt, mực nước các sông dâng lên, đỉnh lũ tăng thêm, uy hiếp các
tuyến đê sông ở các tỉnh phía Bắc, đê bao và bờ bao ở các tỉnh phía Nam; diện tích ngập
úng mở rộng, thời gian ngập úng kéo dài. Nhu cầu tiêu nước, cấp nước gia tăng vượt khả
16


năng đáp ứng của nhiều hệ thống thủy lợi. Mặt khác, dòng chảy lũ gia tăng có khả năng
vượt quá các thông số thiết kế hồ, đập, tác động tới an toàn hồ đập và quản lý tài nguyên
nước… Do tác động của biến đổi khí hậu, môi trường sống bị hủy hoại, các hộ gia đình
ở nông thôn chịu ảnh hưởng nặng nề của những rủi do do thiên tai như: lũ lụt, hạn hán,
bão lốc, nước biển dâng, dịch bệnh, môi trường sống bị hủy hoại, có 4-5% số dân bị
tổn thương do thiên tai. Như vậy, điều kiện tự nhiên tác động một cách trực tiếp và
gián tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của cư dân nông thôn, làm giảm lượng
nước, tăng xâm nhập mặn, giảm diện tích canh tác, ô nhiễm môi trường sống.
1.2.3.2. Các yếu tố bên trong:
- Con người: Yếu tố con người trong việc quản lý điều hành là vấn đền quan trọng

trong việc thực hiện hiệu quả xây dựng Nông thôn mới. Con người là nguồn gốc của
các nguồn lực khác là cơ sở cho mọi thành công hay thất bại của tổ chức điều hành xây
dựng Nông thôn mới;
- Tổ chức: Giúp nhà quản lý điều hành một cách dễ dàng thông qua hệ thống các mục
tiêu. Ở huyện Cao Lộc đã thành lập Ban chỉ đạo, văn phòng điều phối Nông thôn mới,
các ban quản lý xây dựng của huyện, các ban quản lý cấp xã ...
- Tài chính: Là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện chương trình xây dựng
Nông thôn mới.
1.3 Cơ sở thực tiễn đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội cho chỉ tiêu giao thông
trong xây dựng nông thôn mới
1.3.1 Cơ sở thực tiễn đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội cho chỉ tiêu giao thông
trong xây dựng nông thôn mới
Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT - XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,
dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ,
ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật
tự được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao;
theo định hướng XHCN. Đây là một chương trình tổng thể về phát triển KT - XH,
chính trị, an ninh, quốc phòng. Những nguyên tắc thực hiện chương trình xây dựng
NTM như sau:
- Xây dựng NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư
địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy
17


chuẩn đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ, hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính
cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định, tổ chức thực hiện.
- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia,
chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông
thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách

khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các
tầng lớp dân cư.
- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH, đảm bảo an
ninh, quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và cơ chế đảm
bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các bộ
chuyên ngành ban hành).
- Nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính quyền đóng
vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện;
hình thành cuộc vận động “toàn dân xây dựng NTM” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng
các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể
trong việc xây dựng NTM.
Điểm mới của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM hiện nay: có những
điểm khác biệt so với xây dựng NTM trước đây: (1) xây dựng NTM theo tiêu chí
chung cả nước, được định trước; (2) xây dựng nông thôn địa bàn cấp xã và trong
phạm vi cả nước, không thực hiện thí điểm, nơi làm nơi không; (3) cộng đồng dân cư
là chủ thể của xây dựng NTM, không phải nhà nước hay các tổ chức Chính trị - xã
hội, mà người dân tự xây dựng; (4) đây là một chương trình khung, bao gồm 11
chương trình mục tiêu quốc gia và 13 chương trình có tính chất mục tiêu đang diễn ra
tại nông thôn.
Như vậy, xây dựng NTM chính là thực hiện chương trình phát triển toàn diện, vững
chắc nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm nâng cao đời sống người dân và sự phát
triển. Đó là quá trình thay đổi toàn diện về kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường; trong
đó có hàm ý là tạo ra những “con người mới” có văn hoá trong môi trường NTM.

18


Kết luận chương 1
Xây dựng NTM nói chung và nâng cao hiệu quả của tiêu chí giao thông nói riêng là
chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao

mức sống của cư dân ở nông thôn. Qua nội dung chương 1 của luận văn, tác giả đã hệ
thống lại được tổng quan về chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới ở Việt Nam, giới thiệu tổng quan về tiêu chí giao thông và phân tích về hiệu quả
Kinh tế - xã hội, các yếu tố ảnh hưởng, cơ sở thực tiễn đánh giá hiệu quả kinh tế – xã
hội của tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới.
Chương 1 là cơ sở lý luận, kim chỉ nam cho việc phân tích, đánh giá thực trạng tình
hình thực hiện nâng cao hiệu quả Kinh tế - Xã hội của tiêu chí giao thông tại huyện
Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ở chương 2 và đề xuất thực trạng hiệu quả Kinh tế - Xã hội
của tiêu chí giao thông và vấn đề nâng cao hiệu quả sẽ nói ở chương 3.

19


×