Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thuộc nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 119 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ với đề tài: “Nghiên cứu công tác quản lý chi
phí dự án đầu tư xây dựng công trình Thủy lợi thuộc nguồn vốn ngân sách trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được bất kỳ ai công bố trước đây.Các
thông tin, số liệu trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên
tắc trong việc sử dụng tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2017
TÁC GIẢ

Nguyễn Tuấn Duy

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài: “Nghiên
cứu công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình Thủy lợi thuộc nguồn
vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” được hoàn thành với sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo Khoa Công trình, Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Phòng Đào
tạo Đại học và Sau Đại học Trường Đại học Thủy lợi, cùng các bạn bè, đồng nghiệp và
gia đình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái
Nguyên, Phòng Quản lý xây dựng công trình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, hoàn thành Luận văn. Cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo và chuyên viên
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT – Tỉnh Thái
Nguyên, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên, Phòng Kế hoạch –
Tài chính Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập
tài liệu.
Đặc biệt, tôi trân trọng cảm ơn GS.TS.Vũ Thanh Te đã tận tâm hướng dẫn và
giúp đỡ tôi hoàn thành việc thực hiện Luận văn này.


Do trình độ nhận thức, lý luận và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế
nên tác giả không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự hướng
dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các anh chị và các bạn để Luận văn này
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2017
TÁC GIẢ

Nguyễn Tuấn Duy

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
MỤCLỤC ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNHẢNH ............................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾTTẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ..................... viii
MỞ ĐẦU ........ …………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁNVÀ QUẢN LÝ CHÍ PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNGTRÌNH ........................................................................................... 6

1.1 Tổng quan về dự án và quản lý chi phí dự án ĐTXDCT ................................ 6
1.1.1 Tổng quan về dựán................................................................................................6
1.1.2 Dự án đầu tư..........................................................................................................6
1.1.3 Dự án ĐTXD công trình .......................................................................................7
1.1.4 Quản lý chi phí dự ánĐTXD công trình ..............................................................8
1.2 Nguyên tắc lập và quản lý chi phí dựánĐTXD công trình ............................. 9

1.2.1 Nguyên tắc lập chi phí dự án ĐTXD công trình .................................................9
1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi phí DA ĐTXD công trình .............................................9
1.3 Nội dung quản lý chi phí dự án ĐTXD công trình ....................................... 10
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLCP dự án ĐTXD công trình ......... 10
1.4.1 Nhân tố chủ quan ................................................................................................11
1.4.2 Nhân tố khách quan ............................................................................................12
1.5 Đặc điểm của các dự án ĐTXDCT Thủy lợi có ảnh hưởng đến công tác
QLCP ................................................................................................................... 13
1.5.1 Đặc điểm về tính đa dạng, phức tạp của công trình Thủy lợi ..........................13
1.5.2 Đặc điểm về điều kiện thi công của công trình Thủy lợi ..................................14
Kết luận chương 1: .............................................................................................. 15
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHI PHÍ DA ĐTXDCT THỦY LỢI ............................................................................. 17

iii


2.1 Những căn cứ pháp lý, quy định của Nhà nước về QLCP dự án ĐTXD công
trình Thủy lợi ....................................................................................................... 17
2.2. Những căn cứ pháp lý, quy định của tỉnh Thái Nguyên về QLCP các dự án
đầu tư xây dựng ................................................................................................... 20
2.3 Nội dung quản lý chi phí đầu tư XDCT ........................................................ 22
2.4 Định mức, giá xây dựng và quản lý định mức, giá xây dựng ....................... 23
2.4.1 Các loại định mức XDCT ...................................................................................23
2.4.2 Lập và quản lý định mức XDCT ........................................................................ 24
2.4.3 Giá xây dựng công trình.....................................................................................27
2.4.4 Quản lý giá xây dựng công trình ....................................................................... 28
2.5 Lập và quản lý tổng mức đầu tư XDCT ........................................................ 28
2.5.1 Khái niệm về tổng mức đầu tư ........................................................................... 28
2.5.2 Nội dung các chi phí của tổng mức đầu tư ....................................................... 29

2.5.3 Các phương pháp xác định tổng mức đầu tư .................................................... 31
2.5.4 Quản lý tổng mức đầu tư của dự án .................................................................. 34
2.6 Lập và quản lý dự toán xây dựng công trình................................................. 38
2.6.1 Lập dự toán XDCT .............................................................................................38
2.6.2 Quản lý dự toán xây dựng công trình ................................................................40
2.7 Quản lý thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình ........................... 43
2.7.1. Tạm ứng vốn để thực hiện hợp đồng xây dựng................................................ 43
2.7.2 Thanh toán hợp đồng xây dựng ......................................................................... 44
2.7.3 Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình ..................................................... 45
2.7.4 Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình...................................................... 46
2.7.5 Những tiêu cực có thể nảy sinh trong thanh quyết toán công trình ................ 47
2.8 Tổ chức kiểm soát chi phí ............................................................................. 47
2.8.1. Khái niệm về kiểm soát chi phí ......................................................................... 47
2.8.2 Mục tiêu của kiểm soát chi phí .......................................................................... 47
2.8.3 Kiểm soát chi phí xây dựng ở giai đoạn quyết sách đầu tư ............................. 48
2.8.4 Kiểm soát chi phí thông qua việc phân tích ảnh hưởng của thiết kế ............... 48
iv


2.8.5 Kiểm soát chi phí thông qua công tác thẩm định, thẩm tra dự toán thiết kế ..49
2.8.7 Xử lý biến động về giá cả và chi phí xây dựng công trình ...............................50
2.8.8 Kiểm soát chi phí ở giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác
sử dụng ..........................................................................................................................51
Kết luận chương 2: .............................................................................................. 52
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QLCP VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QLCP CÁC DỰ ÁN ĐTXDCT THỦY LỢI THUỘC NGUỒN VỐN
NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................ 54

3.1 Tình hình đầu tư các dự án Thủy lợi bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên trong thời gian gần đây .......................................................... 54

3.1.1 Về tình hình đầu tư các DA Thủy lợi .................................................................54
3.1.2 Về nhân sự trong công tác QLDA và Quản lý Nhà nước .................................56
3.1.3 Thực trạng về công tác QLCP các dự án Thủy lợi thuộc nguồn vốn ngân sách
trên địa bàn tại tỉnh Thái Nguyên ...............................................................................63
3.2 Đánh giá về công tác QLCPDA ĐTXDCT Thủy lợi thuộc nguồn vốn ngân
sách trên địa bàn tại tỉnh Thái Nguyên ............................................................... 81
3.2.1 Những kết quả đạt được .....................................................................................81
3.2.2 Những tồn tại và nguyên nhân ...........................................................................82
3.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLCPDA ĐTXDCT
Thủy lợi thuộc nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tại tỉnh Thái Nguyên ............ 85
3.3.1 Cải tiến tổ chức quản lý ......................................................................................85
3.3.2. Rút ra bài học và kinh nghiệm trong quản lý ...................................................91
3.3.3. Tăng cường đầu tư trang thiết bị chuyên dùng ................................................92
3.3.4. Công tác lập kế hoạch chi tiêu, cấp phát quản lý theo tiến độ xây dựng, theo
các hạng mục công trình: ............................................................................................92
3.3.5. Phát huy các kết quả đã đạt được trong công tác quản lý chi phí: ................93
3.3.6. Khắc phục những tồn tại về quản lý chi trong các giai đoạn dự án: .............93
Kết luận chương 3: ............................................................................................ 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 110
v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Hồ Nước Hai, xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ................ 14
Hình 2.1 Các thành phần chi phí trong Tổng mức đầu tư của Dự án ........................... 30
Hình 3.1 Đập chính Hồ Núi Cốc ................................................................................... 57
Hình 3.2 Kênh Chính Hồ Núi Cốc ................................................................................ 57
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức BQL ......................................................................................... 61
Hình 3.4 Hạ lưu Đập hồ Khuôn Lân trong thời gian thi công ...................................... 80


vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Hiện trạng các hồ chứa có dung tích >= 1 triệu m3 trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên........................................................................................................................... 58
Bảng 3.2 Danh mục các dự án đầu tư được phê duyệt chủ trương đầu tư (giai đoạn
2015-2016) nhưng chưa quyết định đầu tư ................................................................... 59
Bảng 3.3 Tình hình sử dụng vốn đến hết năm 2016 Ngành Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................... 64
Bảng 3.4 Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản năm 2013 của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Thái Nguyên ......................................................................................... 65
Bảng 3.5. Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản năm 2014 của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Thái Nguyên ......................................................................................... 69
Bảng 3.6. Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Thái Nguyên và Dự kiến kế hoạch vốn năm 2016 ............................... 73

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾTTẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
DA

Dự án

QLDA

Quản lý Dự án


TMĐT

Tổng mức đầu tư

QLCPDA

Quản lý chi phí Dựán

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

ĐTXDCT

Đầu tư xây dựng công trình

QLCPDA ĐTXDCT

Quản lý chi phí Dự án đầu tư xây dựng công trình

CĐT

Chủ đầu tư

ĐDCĐT

Đại diện Chủ đầu tư

TVGS


Đơn vị tư vấn giám sát

TVTK

Đơn vị tư vấn thiết kế

NT

Nhà thầu



Hợp đồng

VĐT

Vốn đầu tư

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NNNNS

Nhà nước ngoài ngân sách

viii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Đề tài
Chiến tranh Việt Nam đã đi qua từ rất lâu, xong hậu quả của nó còn kéo dài cho tới
tận ngày nay và còn lâu hơn nữa. Những công trường, nhà máy, xí nghiệp…đổ nát;
những cây cầu, tuyến đường huyết mạch giao thông bị chia cắt; cơ sở hạ tầng kỹ thuật
đã quá lạc hậu do thời gian dài tập trung sức người, sức của phục vụ chiến tranh nay
còn bị bom đạn giày xéo.
Tuy nhiên, ngay sau khi hòa bình lập lại, dưới sự lãnh đạo tài tài tình của Đảng Cộng
Sản Việt Nam, nhân dân ta đã nhanh chóng xây dựng lại cơ sở vật chất để phục vụ
phát triển kinh tế.Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nhất là kể từ khi Việt Nam gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 11/01/2007 và mới đây là tham gia
vào Hiệp định TPP, Đất nước ta đã trở thành mục tiêu đầu tư của nhiều quốc gia trên
thế giới. Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư của các nước phát triển, vấn đề cấp bách
được đặt ra là Việt Nam phải xây dựng được một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và
hiện đại, tạo nền móng cho sự phát triển kinh tế, có như vậy các nhà đầu tư mới có
thể yên tâm tham gia vào thị trường kinh tế Việt Nam.
Một hoạt động không thể thiếu trong công cuộc tạo dựng cơ sở hạ tầng vững chắc là
hoạt động ĐTXD cơ bản. Bất kỳ một công trình xây dựng cơ bản nào được ĐTXD
cũng cần phải đáp ứng một số mục tiêu như: sự phù hợp củanhiệm vụ so với thực tế;
hoàn thành đúng tiến độ; đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn; an toàn trong vận hành;
không gây ảnh hưởng tới cảnh quan, tác động tiêu cực đến môi trường và nằm trong
phạm vi NSNN được duyệt (trừ các DA sử dụng vốn NNNNS và vốn khác). ĐTXD
cơ bản là một hoạt động đầu tư vô cùng quan trọng để tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng
phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, là tiền đề cơ bản để thực hiện Công nghiệp
hoá -Hiện đại hoá Đất nước. Để đạt được mục tiêu kể trên trong thời gian ngắn nhất,
khó khăn lớn nhất của Đất nước ta là Vốn đầu tư. Tìm được nguồn vốn đã khó, quản
lý và sử dụng vốn một cách tiết kiệm, đúng mục đích đầu tư lại càng khó hơn.Các
1


hoạt động QLCPDA nói chung và QLCPDA ĐTXDCT bao gồm việc: quản lý

TMĐT, quản lý Dự toán công trình, quản lý Định mức xây dựng và giá thành xây
dựng công trình là vô cùng phức tạp và luôn luôn biến động nhất là trong điều kiện
môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh, thiếu
đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta hiện nay.
Đặc biệt là đối với các dự án Thủy lợi, do đặc thù các công trình Thủy lợi cần đảm
bảo hệ số an toàn cao, khối lượng lớn, chủ yếu nằm tại vùng sâu, vùng xa, chìm sâu
dưới mặt đất, mặt nước…gây khó khăn trong công tác khảo sát, thi công, nghiệm thu,
quản lý chất lượng. Những điều đó dẫn đến việc QLCPDA Thủy lợi là vô cùng khó
khăn, phức tạp. Ngược lại, các dự án Thủy lợi nói riêng và dự án Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn nói chung luôn tạo ra được những thành tựu to lớn về Kinh tế,
An ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường…do đó nhu cầu đầu tư là rất cần thiết.
Trong khoảng ba năm trở lại đây, Thái Nguyên nhanh chóng chuyển mình từ một tỉnh
có nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào ngành Nông nghiệp và Công nghiệp sản xuất
gang thép, khai thác quặng sang vị thế tỉnh đứng hàng đầu cả nước về thu hút đầu tư
từ nước ngoài sau khi Dự án Nhà máy Sam Sung triển khai đi vào thực hiện. Ngày
17/02/2016 tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức lễ động thổ “siêu dự án” xây dựng hạ tầng
du lịch Khu du lịch hồ Núi Cốc – Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa
(VĐT khoảng 15 nghìn tỷ đồng). Ngày 25/12/2016 tại Tổ 2, phường túc Duyên,
thành phố Thái Nguyên đã diễn ra lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
đến năm 2035 và khởi công các dự án thuộc Đề án “Xây dựng cấp bách hệ thống
chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện đô thị hai bên bờ sông Cầu, tỉnh Thái
Nguyên”(TMĐT khoảng 18,2 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn NSNN khoảng 5,6 nghìn
tỷ đồng).Tuy nhiên, đứng trước cơ hội đó, lãnh đạo và nhân dân tỉnh Thái Nguyên lại
phải đối diện với thách thức, áp lực vô cùnglớn về hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở
Hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện thu hút đầu tư. Đặc biệt là thiếu hụt nghiêm trọng
nguồn vốn đầu tư, nhất là vốn ngân sách Nhà nước.

2



Trên tình hình thực tế hạn hẹp về nguồn vốn ngân sách phục vụ đầu tư nói chung của
Việt Nam và càng khó khăn hơn đối với tỉnh Thái Nguyên (do áp lực đầu tư cơ sở hạ
tầng và vốn kể trên), yêu cầu cấp thiết phải bắt tay vào thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình Thủy lợi thuộc nguồn vốn
ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục đích nghiên cứu của Đề tài
Dựa trên việc nghiên cứu cơ sở lý luận về QLCPDA ĐTXDCT và thực trạng tình
hình QLCP các DA Thủy lợi đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý chi phí, từ đó
đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực, từng bước tiến tới hoàn
thiện công tác quản lý chi phí các dự án ĐTXDCT Thủy lợi thuộc nguồn vốn ngân
sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các dự án đầu tư xây dựng công trình Thủy lợi
thuộc nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tiến hành nghiên cứu các mặt hoạt động có liên quan đến công tác quản lý chi
phí các dự án ĐTXDCT Thủy lợi thuộc nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên đã triển khai trong thời gian gần đây.
Nghiên cứu công tác quản lý chi phí của Chủ đầu tư đối với từng giai đoạn của dự án;
Vai trò của Nhà nước trong công tác thẩm định Dự án, thẩm định thiết kế cơ sở; thẩm
định thiết kế, Dự toán xây dựng công trình và thẩm định phê duyệt quyết toán dự án
hoàn thành. Đặc biệt đi sâu nghiên cứu cụ thể vào hai đơn vị sau:
- Chủ đầu tư: Ban quản lý các dự án Đầu tư và Xây dựng - Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (BQL);
- Cơ quan thẩm định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên (Sở
Nông nghiệp).
3



4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả đã dựa trên cách tiếp cận cơ sở lý
luận về khoa học quản lý dự án và các quy định hiện hành của hệ thống văn bản pháp
luật trong lĩnh vực nghiên cứu. Đồng thời Luận văn cũng sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài trong điều
kiện thực tế tại Việt Nam hiện nay, đó là:
- Thu thập tài liệu, điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, kế thừa nghiên cứu đã có.
- Phương pháp tham khảo ý kiến các chuyên gia đầu ngành, chuyên gia tại địa
phương và các thầy cô giáo trong trường ĐHTL.
- Một số phương pháp kết hợp khác.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Luận văn góp phần hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về chi phí, QLCPDA
xây dựng công trình, những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của các dự án ĐTXDCT
Thủy lợi thuộc nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Kết quả phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chi
phí của dự án là những gợi ý thiết thực, hữu ích có thể vận dụng để nâng cao năng lực
của Ban quản lý các dự án Đầu tư và Xây dựng - Sở Nông nghiệp (nay là Ban Quản
lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT - Tỉnh Thái Nguyên),
của Sở Nông nghiệp trong việc QLCPDA ĐTXDCT Thủy lợi thuộc nguồn vốn ngân sách
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tiếp theo.
- Hướng nghiên cứu của Luận văn có thể sử dụng để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu
thành Luận án về các giải pháp chi tiết và cụ thể hóa để hoàn thiện công tác quản lý
Vốn đầu tư các dự án ĐTXDCT nói chung, đặc biệt là dự án Thủy lợi trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.


4


6. Kết quả dự kiến đạt được
Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận văn cần phải đạt được những kết quả sau
đây:
- Hệ thống cơ sở lý luận về dự án, quản lý chi phí dự án ĐTXDCT Thủy lợi; Những
kinh nghiệm đạt được trong quản lý các dự án ĐTXDCT ở Việt Nam trong thời gian
vừa qua;
- Phân tích được thực trạng công tác quản lý chi phí các dự án ĐTXDCT Thủy lợi sử
dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí các dự án
ĐTXDCT Thủy lợi thuộc nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói
chung và cụ thể đối với BQL, Sở Nông nghiệp nói riêng.
7. Nội dung của Luận văn
Ngoài những nội dung quy định của một bản luận văn thạc sĩ như: Phần mở đầu, kết
luận kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo...Luận văn gồm có 3 chương với nội
dung chính như sau:
- Chương 1: Tổng quan về dự án và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư
xây dựng.
- Chương 3: Thực trạng quản lý chi phí và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tác
quản lý chi phí các dự án ĐTXDCT Thủy lợi thuộc nguồn vốn ngân sách trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.

5


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ CHÍ PHÍ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNGTRÌNH

1.1 Tổng quan về dự án và quản lý chi phí dự án ĐTXDCT
1.1.1 Tổng quan về dự án
Khái niệm về dự án:
- Dự án hiểu theo nghĩa thông thường “Dự án là điều mà người ta có ý định làm”.
- “Dự án là sự nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ
duynhất” (Theo Viện Nghiên cứu Quản lý dự án Quốc tế (PMI).
- Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 9000:2000): “Dự án là một quá trình đơn
nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và kiểm soát, có thời hạn bắt đầu
và kết thúc, được tiến hành để đạt được mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định,
bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồnlực”.
Đặc trưng cơ bản của dự án: Dự án có những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng.
- Dự án có chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn.
- Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp.
- Sản phẩm của mỗi Dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo.
- Dự án bị hạn chế bởi các nguồn lực.
- Dự án luôn có tính bất định và rủi ro.
- Tính trình tự trong quá trình thực hiện dự án.
- Người ủy quyền riêng của mỗi dự án.
1.1.2 Dự án đầu tư
Có nhiều khái niệm khác nhau về dự án đầu tư, nhưng những khái niệm thường
6


xuyên được sử dụng khi nghiên cứu về dự án đầu tư như sau:
- Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động về chi phí liên quan với nhau được
thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhấtđịnh.
- Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới,
mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt đựơc sự tăng trưởng
về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ trong

khoảng thời gian xác định.
- Dự án đầu tư là tổng thể các biện pháp nhằm sử dụng các nguồn lực tài nguyên hữu
hạn vốn có thể đem lại lợi ích thực cho xã hội càng nhiều càng tốt.
- Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động dự kiến với các nguồn lực và chi phí cần
thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định
để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm thực hiện những
mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.
Như vậy về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi
tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những
kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai; Về mặt quản lý: Dự
án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, cán bộ để tạo ra các kết
quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài.
Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố
trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở
rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất
định trong tương lai.
1.1.3 Dự án ĐTXD công trình
Dự án đầu tư xây dựng công trình được hiểu là các dự án đầu tư có liên quan tới hoạt
động xây dựng cơ bản như xây dựng nhà cửa, đường giao thông, cầu cống… Xét theo
quan điểm động, có thể hiểu dự án đầu tư xây dựng công trình (ĐTXDCT) là một quá
trình thực hiện các nhiệm vụ từ ý tưởng ĐTXDCT thành hiện thực trong sự ràng buộc
về kết quả (chất lượng), thời gian (tiến độ) và chi phí (giá thành) đã xác định trong hồ
7


sơ dự án và được thực hiện trong những điều kiện không chắc chắn (rủi ro).
Dự án ĐTXDCT xét về mặt hình thức là tập hợp các hồ sơ về thuyết minh, bản vẽ
thiết kế cơ sở và các tài liệuliên quan khác xác định chất lượng công trình cần đạt
được,tổng mức đầu tư của dự án và thời gian thực hiện dự án, hiệu quả kinh tế và
hiệu quả xã hội của dự án…

Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để
tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng
nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong
thời hạn và chi phí xác định [1].
Ở các giai đoạn khác nhau, DA được thể hiện khác nhau. Với giai đoạn chuẩn bị dự
án đầu tư xây dựng thì DA được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng.
1.1.4 Quản lý chi phí dự án ĐTXD công trình
Là những tác động, hành động của cả Nhà nước và Chủ đầu tư theo một quy trình cụ
thể nhằm mục đích lập và sử dụng hiệu quả vốn ĐTXD công trình, đảm bảo các chi
phí đầu tư của dự án nằm trong phạm vi chấp nhận được, trong giới hạn tổng mức
đầu tư được phê duyệt.Những quy trình này bao gồm:
- Lập kế hoạch cho nguồn vốn: xác định nguồn vốn cần thiết và sốlượng đểthực hiện
dự án.
- Ước lượng chi phí: Ước tính chi phí về nguồn vốn để hoàn tất một dự án.
- Dự toán chi phí: Phân bổ toàn bộ chi phí ước tính vào từng hạng mục công việc để
thiết lập một đường định mức cho việc đo lường thực hiện.
- Điều chỉnh chi phí: Điều chỉnh, thay đổi chi phí dự án để Dự án đạt hiệu quả hơn,
phù hợp với Quy hoạch khi Quy hoạch thay đổi, phù hợp với tình hình thực tế hơn.
- Kiểm soát chi phí: Kiểm soát chi phí từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc
xây dựng, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
8


1.2 Nguyên tắc lập và quản lý chi phí dự án ĐTXD công trình
1.2.1 Nguyên tắc lập chi phí dự án ĐTXD công trình
Chi phí dự án ĐTXDCT là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa,
cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình. Do đặc điểm của quá trình sản
xuất và đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên mỗi dự án ĐTXDCT có chi phí riêng
được xác định theo đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của quá trình

xây dựng. Chi phí dự án ĐTXDCT được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư, tổng
dự toán, dự toán công trình, giá thanh toán và quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây
dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Việc lập chi phí dự án ĐTXDCT phải đảm bảo mục tiêu và hiệu quả của dự án
ĐTXD, đồng thời phải đơn giản, rõ ràng và dễ thực hiện. Khi lập chi phí đầu tư xây
dựng công trình phải đảm bảo tính đúng, đủ, hợp lý, phù hợp với yêu cầu thực tế của
thị trường [2].
Chi phí dự án ĐTXDCT được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, hệ thống
định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước, đồng
thời phải phù hợp những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ phát
triển kinh tế.
1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi phí DA ĐTXD công trình
Quản lý chi phí DA ĐTXDCT phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả dự án ĐTXDCT và
các yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường.
Quản lý chi phí ĐTXDCT theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn ĐTXD
công trình, các bước thiết kế, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá cả thị trường tại thời
điểm xác định chi phí, loại nguồn vốn, chỉ dẫn kỹ thuật, vị trí xây dựng và các quy
định về chế độ, chính sách của Nhà nước.
Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được tính đúng, tính đủ và phù
hợp độ dài thời gian xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ
đầu tư được phép sử dụng để ĐTXD công trình.

9


Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về chi phí ĐTXDCT thông qua việc ban hành,
hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí ĐTXD công
trình.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí ĐTXDCT từ giai đoạn
chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng [2].

Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện dựa
trên các căn cứ cụ thể đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thống nhất sử
dụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phí theo quy định.
1.3 Nội dung quản lý chi phí dự án ĐTXD công trình
Quản lý chi phí Dự án ĐTXD hay nói cách khác là quản lý chi phí đầu tư xây dựng
các dự án có cấu phần xây dựng.
Việc QLCPDA ĐTXD yêu cầu bắt buộc áp dụng đối với tất cả các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn
NSNN và vốn NNNNS. Các tổ chức, cá nhân có thể áp dụng các quy định trong
QLCPDA ĐTXD nói trên để thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng của các dự án
sử dụng vốn khác.
QLCPDA ĐTXD được thể hiện thông qua việcquản lý chi phí đầu tư của tất cảcác
bước lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt
TMĐT, Tổng Dự toán, Dự toán (đối với DA chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế kỹ
thuật); Quản lý đấu thầu sử dụng vốn; Quản lý chi phí thanh quyết toán công trình.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLCP dự án ĐTXD công trình
Dự án nói chung có các đặc trưng nêu trên, như là: Dự án liên quan đến nhiều bên và
có sự tương tác phức tạp, sản phẩm của mỗi Dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo, Dự
án luôn có tính bất định và rủi ro… Đối với DA ĐTXDCT còn có các đặc trưng riêng
về kiến trúc, cấu tạo, vật liệu xây dựng, công năng làm việc, vị trí xây dựng… Do đó
việc quản lý chi phí DA ĐTXD công trình là vấn đề rất khó khăn.

10


1.4.1 Nhân tố chủ quan
1.4.1.1 Nhân tố con người
Nhân tố con người là nhân tố hàng đầu quyết định đến công tác quản lý chi phí
ĐTXD công trình thông qua việc ước lượng, tính toán dự kiến, xác lập chi phí, các
hoạt động kiểm soát các khoản chi phí của dự án từ giai đoạn chủ trương đầu tư cho

tới giai đoạn kết thúc xây dựng, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
Đối với Việt Nam, kinh nghiệm và trình độ quản lý DA còn nhiều hạn chế, đang từng
bước được khắc phục cũng là trở ngại lớn trong công tác QLCPDA.
Do những hạn chế trong công tác QLDA và đặc biệt là QLCP của DA, thời gian thi
công các DA sẽ kéo dài trong khi đó chất lượng của DA không đảm bảo mà ngược lại
chi phí thì không ngừng gia tăng theo độ dài trên bảng tiến độ thi công.
1.4.1.2 Nhân tố thị trường
Sản phẩm xây đúc cũng là một sản phẩm hàng hóa, do đó chi phí ĐTXD công trình
của các DA không nằm ngoài quy luật của thị trường. Sự biến động về giá cả, tiền
lương, vật tư, vật liệu, nhiên liệu, thiết bị làm cho chi phí ĐTXD công trình tăng lên
hoặc giảm đi so với chi phí tính toán ban đầu của DA gây ảnh hưởng đến công tác
QLCP của các DA xây dựng công trình.
1.4.1.3 Nhân tố Khoa học - Công nghệ
Cùng với sự tiến bộ về Khoa học – Công nghệ, ngày nay các loại vật liệu mới được
sử dụng, các loại công nghệ thi công mới ra đời nhằm mục đích giảm nhẹ chi phí, rút
ngắn thời gian thi công, kiểm soát chất lượng công trình tốt hơn, thi công được cả
trong điều kiện khắc nghiệt hơn.
Trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển mạnh như hiện nay, việc áp dụng khoa
học công nghệ vào trong xây dựng công trình là một trong những giải pháp quan
trọng. Con người có thể sử dụng máy móc, thiết bị, vật liệu mới một cách dễ dàng và
chính xác cao. Ngoài giảm chi phí xây dựng, nhân lực lao động trong thi công mà còn
có khả năng tăng cường kiểm soát, đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình.
11


1.4.2 Nhân tố khách quan
1.4.2.1 Vị trí địa lý, đặc điểm và điều kiện thi công công trình
- Vị trí địa lý khác nhau có ảnh hưởng đến biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi
công, nhân lực trong thi công…Miền núi thường thi công phức tạp hơn đồng bằng về
việc sử dụng máy móc, vận chuyển vật liệu; ngược lại đồng bằng thi công khó khăn

hơn miền núi trong việc xử lý nền móng, đảm bảo giao thông.
- Tùy vào đặc điểm của mỗi công trình mà Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng chọn biện
pháp thi công khác nhau để phù hợp. Thi công công trình Thủy lợi thường bị ảnh
hưởng bởi yếu tố thủy văn, chế độ dòng chảy và nhu cầu dùng nước tưới của các đơn
vị dùng nước.
- Đặc điểm về khí hậu, thủy văn và các nhân tố khác như thủy triều, độ mặn của
nước, tính chất xâm thực của môi trường…cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí
ĐTXD DA thông qua việc lựa chọn vật liệu, kết cấu, biện pháp thi công phù hợp của
công trình.
- Biến đổi khí hậu toàn cầu đã dẫn đến hàng loạt những hệ lụy như lũ lụt, hạn hán,
động đất, núi lửa phun trào, thời tiết bất thường nhiều hơn so với trước đây. Các công
trình Thủy lợi thường có khối lượng lớn, thời gian thi công dài lại thường làm trên
lòng các dòng sông, suối (đập, công trình lấy nước, tháo nước…) hay trên các sườn
đồi, núi (tường chắn) nên khi gặp các trận lũ lụt, lũ quét, động đất bất thường thì việc
tổn thất là không thể tránh khỏi và hậu quả và chi phí để khắc phục nó là vô cùng lớn.
1.4.2.2 Chế độ pháp lý, chính sách của Nhà nước
- Hệ thống văn bản pháp lý, chính sách của Nhà nước như Luật, Pháp lệnh, Nghị
định, Thông tư, Quyết định, Quy định về công tác QLCPDA ĐTXDCT hiện nay còn
một số điểm chưa thống nhất, có sự chồng chéo trong quản lý và thẩm quyền giữa các
Bộ, Ngành.Các văn bản quy định giữa trung ương và địa phương còn chưa thống nhất
dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng các quy định chungvào trong công tác quản lý
chi phí. Chính vì vậy còn gặp nhiều bất cập phí gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
12


- Những chính sách của Nhà nước như chế độ tiền lương, bảo hiểm, thuế, quy định về
sử dụng và quản lý nguồn vốn đầu tư... luôn có sự thay đổi, khi áp dụng cho lĩnh vực
xây dựng cũng gây khó khăn cho công tác quản lý chi phí xây dựng công trình.
- Chính sách đầu tư, đặc biệt là kế hoạch bố trí nguồn vốn cho các dự án sẽ ảnh

hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công và chi phí của dự án.
1.5 Đặc điểm của các dự án ĐTXDCT Thủy lợi có ảnh hưởng đến công tác
QLCP
1.5.1 Đặc điểm về tính đa dạng, phức tạp của công trình Thủy lợi
- Công trình Thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của
nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái,
bao gồm: Hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước phục vụ
nông nghiệp, kênh, công trình trên kênh, đê, kè, các công trình chỉnh trị sông khác và
bờ bao các loại.
- Các công trình Thủy lợi phần nhiều mang tính chất lợi dụng tổng hợp nguồn nước.
Mỗi công trình có nhiều công trình đơn vị, mỗi công trình đơn vị lại có nhiều loại,
nhiều kiểu được thiết kế cấu tạo bằng các vật liệu khác nhau như đất, đá, bê tông, sắt,
thép, gỗ, Combosite…
- Khối lượng thi công công trình là rất lớn có khi lên đến hàng trăm ngàn, hàng triệu
m3. Diện tích thu hồi đất, mặt nước để thực hiện các dự án là rất lớn, vấn đề di dân tái
định cư đòi hỏi có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa cácNgành, các cấp quản lý với chính
quyền địa phương dẫn đến chi phí triển khai thực hiện rất tốn kém. Thời gian thi công
lâu và gián đoạn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí xây dựng.
- Công trình Thủy lợi là tổng hợp và kết tinh sản phẩm của nhiều ngành sản xuất như
ngành chế tạo máy, công nghiệp, năng lượng, hóa chất, luyện kim, vật liệu xây
dựng… vì vậy khi lập TMĐT, Dự toán công trình đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm
định giá tốt mới có thể tiết kiệm được chi phí thực hiện dựán.

13


1.5.2 Đặc điểm về điều kiện thi công của công trình Thủy lợi
- Đặc điểm chung của công trình là cố định với đất, tuy nhiên chi phí cho việc sản
xuất, xây dựng luôn luôn biến động, thiếu ổn định theo thời gian, chịu nhiều tác động
và có tính rủi ro cao.Việc QLCP là khó khăn.

- Đặc điểm của công trình Thủy lợi là có nhiều bộ phận công trình bị che khất, nằm
sâu dưới mặt đất, mặt nước gây khó khăn trong công tác thi công và nghiệm thu cũng
như kiểm soát chất lượng. Sự an toàn của công trình có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng

Hình 1.1 Hồ Nước Hai, xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
và tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó chi phí ĐTDCT Thủy lợi
thường là rất lớn và khó kiểm soát hơn so với các công trình khác.
- Công trình Thủy lợi mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, xã hội,
nghệ thuật và quốc phòng. Do đó đòi hỏi phải có sự đồng bộ từ lúc chuẩn bị đầu tư
đến khi quyết toán dự án hoàn thành, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng
để kiểm soát chi phí ĐTXD công trình.

14


- Điều kiện thi công khó khăn, phạm vi xây dựng rộng, địa hình, địa chất phức tạp,
mặt bằng tổ chức thi công chật hẹp (vị trí thi công thường ở miền núi, lòng sông,
suối). Quá trình thi công thường chịu ảnh hưởng của các dòng nước mưa, nước ngầm,
thấm do đó thi công rất khó khăn.
- Vị trí, khu vực thi công xa dân cư, điều kiện kinh tế chưa phát triển, hạ tầng, giao
thông kém, khả năng cung ứng vật liệu kém. Do đó chi phí xây dựng cao.
- Do tính đa dạng, phức tạp của công trình Thủy lợi nên việc thi công công trình có
nhiều đơn vị cùng tham thi công, gây khó khăn cho công tác QLDA Thủy lợi nói
chung và QLCPDA Thủy lợi nói riêng.
Tóm lại, Dự án ĐTXDCT Thủy lợi với những đặc điểm nêu trên có ảnh hưởng rất lớn
đến công tác QLCP của Dự án.
Kết luận chương 1:
Trong nội dung Chương 1 tác giả đã khái quát tổng quan, có hệ thốngvề Dự án, Quản
lý chi phí Dự án, nguyên tắc lập và QLCPDA, nội dung QLCPDA, các nhân tố ảnh
hưởng đến công tác QLCPDA và đặc điểm các DA ĐTXDCT Thủy lợi có ảnh hưởng

đến công tác QLCP.
Quản lý chi phí Dự án ĐTXDCT có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng
vốn đầu tư một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất, đảm bảo nâng cao chất lượng công
trình với số vốn đầu tư hạn hẹp còn nhiều khó khăn trong giai đoạn hiện nay của Đất
nước, chủ động phòng chống tham nhũng, ngăn ngừa thất thoát trong xây dựng, ngăn
chặn được các sự cố đáng tiếc xảy ra, tạo sự ổn định chính trị và an sinh kinh tế - xã
hội, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế của Đất nước.
Tăng cường công tác quản lý chi phí ĐTXD công trình được xem là một trong những
nhiệm vụ hàng đầu của nền kinh tế, của các cấp, cácNgành và của cácChủ đầu tư, các
Nhà đầu tư, là một đòi hỏi khách quan của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước.

15


Nội dung chủ yếu của quản lý chi phí ĐTXD công trình bao gồm: Quản lý TMĐT, dự
toán công trình, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và quản lý thanh quyết
toán vốn ĐTXD công trình.
Nhà nước ta sử dụng hệ thống văn bản pháp quy và các quy phạm pháp luật liên quan
trong công tác QLCPDA, trong đó nêu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng chủ thể
tham gia hoạt động xây dựng để nâng cao vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của các
bên tham gia.
Những nội dung này đã dẫn dắt, mang tính mở đường, định hướng nghiên cứu cho
các nội dung cụ thể tiếp theo về QLCP các Dự án Thủy lợi. Trong Chương tiếp theo,
tác giả sẽ tổng hợp, phân tích về cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác QLCP các
Dự án Thủy lợi của Việt Nam nói chung và đặt vấn đề trong công tác QLCP các Dự
án Thủy lợi đầu tư xây dựng tại tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

16



CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHI PHÍ DA ĐTXDCT THỦY LỢI
2.1 Những căn cứ pháp lý, quy định của Nhà nước về QLCP dự án ĐTXD công
trình Thủy lợi
Kỳ vọng có một hành lang pháp lý chặt chẽ, cụ thể, minh bạch, rõ ràng trong lĩnh vực
đầu tư xây dựng là mục tiêu vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với bất kỳ một quốc
gia nào trên thế giới. Điều này còn quan trọng hơn đối với Việt Nam vì cơ sở hạ tầng
kỹ thuật của Đất nước ta còn nhiều hạn chế, nguồn vốn lại vô cùng hạn hẹp.
Tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển của Đất nước đềucó chế độ, chính sách và
một cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với mục tiêu phát triển chung của xã hội. Hoạt
động ĐTXD cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nhà nước ta sử dụng hệ thống văn
bản pháp luật, các quy định pháp lý và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện
trong công tác QLDA, quản lý chi phí dựán ĐTXD công trình.
Sự ra đời của các văn bản sau là để giải quyết các vấn đề còn tồn tại, vướng mắc mà
các văn bản trước đó gặp phải cũng như phù hợp hơn với trình độ nhận thức vàquản
lý của con người, phù hợp với quá trình phát triển và mục tiêu chung của Đất nước.
Trong phạm vi của Luận văn, những văn bản này phải kể đến đó là Luật và các văn
bản hướng dẫn dưới Luật được ban hành trong thời gian gần đây:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015,
thay thế Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều liên quan đến Luật đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12. Luật này sau
khi ban hành, có một số điểm mới liên quan đến QLCP dựán sử dụng vốn NSNN như
là: Quy định rõ cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, cơ quan chuyên môn về xây
dựng; thẩm quyền thẩm định Dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với từng
nguồn vốn; các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng và bảo hiểm trong
hoạt động đầu tư xây dựng.
- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 thông qua ngày 26/11/2013 và có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01/7/2014 thay thế Luật đấu thầu số 61/2005/QH11ngày 29/11/2005, bãi
17



×