Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Quản lý rủi ro trong thực hiện dự án đầu tư tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 116 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá
nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn đúng với thực tế và chưa
được ai công bố trong tất cả các công trình nước nào trước đây. Tất cả các trích dẫn đã
được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Tuấn Vũ


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài:
Quản lý rủi ro trong thực hiện dự án: “Đầu tư tiếp nước, cải tạo, khôi phục
sông Tích” được hoàn thành với sự giúp đỡ của Phòng đào tạo Đại học và Sau Đại
học, Khoa công trình - Trường Đại học Thủy Lợi, cùng các thầy cô giáo, bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Học viên xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến PGS.TS Đinh Tuấn Hải trực tiếp
hướng dẫn và sự giúp đỡ tận tình PGS. TS. Lê Văn Kiều đã cung cấp các kiến thức
khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy,
cô giáo thuộc khoa Công trình, phòng đào tạo Đại học và Sau đại học trường Đại học
Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên hoàn thành tốt luận văn thạc sỹ
của mình.
Những lời sau cùng xin dành cho gia đình, cùng các đồng nghiệp đã chia sẻ khó
khăn và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này.


Với thời gian và trình độ còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót và rất mong được hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của
đồng nghiệp.

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Tuấn Vũ

-ii-

năm 2016


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích của đề tài......................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.....................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. ..............................................................3
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. .................................................................3
6. Kết quả dự kiến đạt được.............................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO ...................................................................5
1.1. Tổng quan về rủi ro. .................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm rủi ro trong quá trình xây dựng. ...........................................................5
1.1.2. Quản lý rủi ro trong quá trình xây dựng. .............................................................13
1.1.3. Sự cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá tác động của rủi ro trong quá trình thi

công xây dựng. ..............................................................................................................23
1.2. Quản lý rủi ro trong các công trình xây dựng tại Việt Nam hiện nay. ...................23
1.2.1. Đặc điểm các công trình xây dựng tại Việt Nam. ...............................................23
1.2.2. Một số rủi ro điển hình trong lĩnh vực xây dựng. ...............................................25
1.3. Thực trạng về quản lý rủi ro trong các công trình thủy lợi tại Việt Nam. ..............28
1.3.1. Đặc điểm thi công các công trình thủy lợi. .........................................................28
1.3.2. Rủi ro và thực trạng quản lý rủi ro các các công trình thủy lợi. ..........................29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..............................................................................................53
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THI CÔNG
XÂY DỰNG. ................................................................................................................31
2.1. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong quá trình thi công. .....................................31
2.1.1. Rủi ro do các yếu tố ngẫu nhiên tác động từ bên ngoài (môi tường, khí hậu). ...31
2.1.2. Rủi ro do các nguyên nhân kỹ thuật. ...................................................................34
2.1.2. Các rủi ro ở khâu kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, bàn giao. ...............................37
2.1.4. Rủi ro do các nguyên nhân xuất phát từ thủ tục hành chính, pháp lý. ................38
2.2. Cơ sở lý thuyết trong quản lý rủi ro trong quá trình thi công.................................39
2.2.1. Nhận dạng rủi ro. .................................................................................................39
2.2.2. Đo lường, đánh giá tác động của rủi ro tới quá trình thi công. ...........................40
-iii-


2.2.3. Các phương pháp quản lý, phản ứng với rủi ro trong quá trình thi công. ........... 43
2.3. Các bước quản lý rủi ro của dự án. ........................................................................ 49
2.3.1. Xác định rủi ro..................................................................................................... 49
2.3.2. Lập kế hoạch quản lý rủi ro. ................................................................................ 49
2.3.3. Tiến hành phân tích rủi ro định tính. ................................................................... 50
2.3.4. Tiến hành phân tích rủi ro định lượng. ................................................................ 50
2.3.5. Lập kế hoạch ứng phó với rủi ro. ........................................................................ 50
2.3.6. Quá trình quản lý rủi ro trong thi công xây dựng công trình. ............................. 51
2.3.7. Những nguyên tắc chung khắc phục rủi ro trong thi công công trình thủy lợi. .. 51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 30
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THUỘC DỰ ÁN : “ĐẦU TƯ TIẾP NƯỚC, CẢI
TẠO, KHÔI PHỤC SÔNG TÍCH” ........................................................................... 54
3.1. Giới thiệu về Dự án. ............................................................................................... 54
3.1.1. Mục tiêu, quy mô dự án....................................................................................... 54
3.1.2. Các gói thầu công trình thủy lợi và quá trình thực tế triển khai dự án. .............. 59
3.1.3. Sơ đồ tổ chức quản lý của dự án. ........................................................................ 63
3.2. Các rủi ro thường gặp trong quá trình thi công các công trình thủy lợi ................. 63
3.2.1. Sự cố nền móng công trình. ................................................................................ 63
3.2.2. Sự cố cát chảy hay cát đùn vào hố móng. ........................................................... 64
3.2.3. Sự cố vòng vây cọc ván thép, thùng chụp ........................................................... 64
3.2.4. Sự cố móng cọc khoan nhồi ................................................................................ 65
3.2.5. Các sự cố ở hồ chứa ............................................................................................ 66
3.3. Các rủi ro được ghi nhận trong quá trình thi công Dự án ...................................... 67
3.3.1. Rủi ro liên quan đến đến điều kiện địa chất ........................................................ 67
3.3.2. Thay đổi, điều chỉnh, bổ sung so với thiết kế đã được phê duyệt ....................... 68
3.3.3. Biện pháp thi công thay đổi................................................................................. 69
3.3.4. Chậm tiến độ do bố trí nguồn vốn ....................................................................... 70
3.3.5. Chậm tiến tiến độ do các nhà thầu ...................................................................... 70
3.3.6. Chậm trễ bàn giao giải phóng mặt bằng.............................................................. 70
3.4. Thực trạng công tác quản lý rủi ro trong dự án “Đầu tư tiếp nước, cải tạo, khôi
phục sông Tích”............................................................................................................. 71
-iv-


3.4.1. Vấn đề rủi ro liên quan đến kỹ thuật, biện pháp thi công....................................71
3.4.2. Vấn đề rủi ro nguồn vốn ......................................................................................72
3.4.3. Đối với công tác giải phóng mặt bằng.................................................................72
3.5. Các cơ sở để kiến nghị quản lý rủi ro trong thi công. ............................................73

3.5.1. Đánh giá các nhân tố rủi ro của dự án bằng ma trận Khả năng-Tác động. .........73
3.5.2. Phân loại các nhân tố rủi ro của dự án.................................................................77
3.5. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong quá trình thi công các công trình
thủy lợi. ..........................................................................................................................78
3.5.1. Những kiến nghị, đề suất trước mắt cho các rủi ro. ............................................78
3.5.2. Giải pháp liên quan đến vấn đề thay đổi và điều chỉnh thiết kế ..........................79
3.5.3. Những đề suất giải pháp kỹ thuật quá trình thi công...........................................80
3.5.4. Giải pháp cho vấn đề mất an toàn lao động trên công trường .............................98
3.5.6. Các giải pháp đối với biến động thị trường về giá nguyên vật liệu ....................98
3.5.7. Các giải pháp đối với tác động khách quan bên ngoài ........................................99
3.6. Lập kế hoạch ứng phó trong trường hợp sự cố xấu xảy ra .....................................99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................106
KẾT LUẬN .................................................................................................................106
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................108

-v-


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

BVTC
CĐT

Tên đầy đủ
Quyết định
Bản vẽ thi công
Chủ đầu tư


DAĐT

Dự án đầu tư

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

CTTL

Công trình thủy lợi

GPMB

Giải phóng mặt bằng

TVGS

Tư vấn giám sát

KT-XH

Kinh tế xã hội

NSNN

Ngân sách nhà nước

QLDA


Quản lý dự án

QLRR

Quản lý rủi ro

TDT

Tổng dự toán

HMCT

Hạng mục công trình

TMĐT

Tổng mức đầu tư

TP

Thành phố

UBND

Uỷ ban nhân dân

VLXD

Vật liệu xây dựng


VĐT

Vốn đầu tư

XD

Xây dựng

TT

Thứ tự

-vi-


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 1.1: Quá trình quản lý rủi ro trong xây dựng........................................................21
Hình 1.2: Vòng tròn xác định, đánh giá và phản ứng với rủi ro ...................................21
Hình 1.3: Các rủi ro điển hình của dự án bắt nguồn từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư ........26
Hình 1.4: Các rủi ro điển hình của dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư ........................27
Hình 1.5: Sơ đồ quản lý rủi ro .......................................................................................51
Hình 3.1. Phối cảnh cụm công trình đầu mối ................................................................54
Hình 3.2: Mô hình hoạt động Ban .................................................................................63
Hình 3.3: Sự cố sụt lún móng ........................................................................................64
Hình 3.3: Hiện tượng cát chảy, cát đùn vào hố móng khi thi công móng kè ................64
Hình 3.4: Hiện tượng nứt đường bê tông ......................................................................65
Hình 3.5: Thi công cọc khoan nhồi ...............................................................................66
Hình 3.6: Sự cố vỡ đập ..................................................................................................67
Hình 3.7: Sạt trượt tại khu vực Đầm Sen ......................................................................68

Hình 3.8: Thi công thí điểm ô cừ ..................................................................................70
Hình 3.9: Ma trận khả năng xảy ra-mức độ tác động đánh giá cho dự án ....................76

-vii-


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Danh sách các rủi ro .................................................................................... 13
Bảng 1.2: Danh sách các tác động của rủi ro ................................................................ 13
Bảng 1.3: Các nguồn nguyên nhân tạo nên rủi ro ......................................................... 13
Bảng 1.4. Thống kê các sự cố công trình xây dựng theo loại công trình ...................... 29
Bảng 3.1: Danh mục rủi ro do môi trường. ................................................................... 32
Bảng 3.2: Danh mục các rủi ro trong thi công, kỹ thuật xây dựng ............................... 35
Bảng 3.3: Danh mục quản lý rủi ro giám sát dự án...................................................... 38
Bảng 3.4: Tổng hợp các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu ........................................................ 56
Bảng 3.5: Tổng hợp một số nhân tố rủi ro của dự án ................................................... 74
Bảng .3.6 : Bảng đánh giá khả năng - tác động của các nhân tố rủi ro trong dự án ..... 75
Bảng 3.7: Tổng hợp đánh giá các nhân tố rủi ro của dự đầu tư tiếp nước, cải tạo, khôi
phục sông Tích. ............................................................................................................. 76

-viii-


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Dự án: “Đầu tư tiếp nước, khôi phục sông Tích từ xã Lương Phú, huyện Ba Vì, thành
phố Hà Nội” có chiều dài khoảng 110km, bắt nguồn từ huyện Ba Vì, chảy qua các
huyện, thị xã: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai và hợp lưu với sông
Bùi (từ Lương Sơn, Hòa Bình) tại ngã ba Tân Trượng thuộc huyện Chương Mỹ. Sau
đó tiếp tục chảy xuống hạ lưu và nhập vào sông Đáy tại ngã ba Ba Thá thuộc ba huyện

Chương Mỹ, Ứng Hòa và Mỹ Đức.
Mục tiêu: Cấp nước tưới cho 16.000ha đất sản xuất nông nghiệp; cung cấp nước phục
vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công nghiệp; cải tạo môi trường sinh thái; đảm bảo
tiêu thoát nước, phòng chống lũ cho lưu vực; xây dựng đường giao thông kết hợp hai
bên bờ sông phục vụ giao thông; tạo điều kiện thuận lợi khai thác tiềm năng quỹ đất
dọc hai bờ sông Tích phục vụ phát triển kinh tế xã hội phù hợp với quy hoạch phát
triển không gian Thủ đô Hà Nội.
Quy mô: Xây dựng cụm công trình đầu mối; Đào mới và nạo vét lòng sông, xây mới
đồng bộ hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông trên tuyến.
Trong quá trình thi công dự án thường xuyên xuất hiện các yếu tố ngẫu nhiên tiêu cực,
không lường trước ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và kết quả của dự án mà chúng ta
thường gọi là rủi ro. Tuy nhiên việc nghiên cứu, đánh giá, phân loại và tìm phương
hướng quản lý các rủi ro này còn chưa được quan tâm đúng mức, điều đó đã làm ảnh
hưởng tiến độ cũng như quá trình quản lý dự án.
Vì vậy việc nghiên cứu để quản lý các rủi ro trong quá trình triển khai thi công là một
vấn đề tuy không mới nhưng cần được bắt đầu nghiên cứu nghiêm túc, để có thể giúp
cho công tác triển khai thi công được thuận lợi, góp phần vào thành công của các dự
án đang được triển khai.
Dự án đã được triển khai thi công song song với công tác GPMB nhưng gặp một số
vấn đề:


- Tuyến dự án dài, đi qua nhiều khu vực, diện tích GPMB rất lớn (đoạn I của dự án
diện tích 313,67ha) do đó sẽ ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, giao thông thủy lợi
trong khu vực. Phát sinh một số công việc chưa thực hiện trong thiết kế như hệ thống
tiêu nước phục vụ thi công và cấp nước tạm phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Địa chất lòng sông đoạn cũ và đoạn đào mới phức tạp, quá trình thi công phải điểu
chỉnh thay đổi chiều dài cừ larcen; công tác đóng nhổ cừ gặp nhiều khó khăn do nền
cát chặt ảnh hưởng đến tiến độ; địa chất một số đoạn xấu không lường hết nên phải
điều chỉnh, bổ sung thay đổi giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công

- Khó khăn trong công tác bố trí bãi thải đổ đất; bãi trữ đất để phơi đất tận dụng, khó
khăn về đường vận chuyển vật liệu phục vụ thi công, biện pháp thi công đào đất lòng
dẫn… Ảnh hưởng của thời tiết vào mùa mưa đến công tác thi công đất.
- Công tác GPMB: Hồ sơ quản lý đất đai của nhiều địa phương còn một số tồn tại do
nhiều hộ dân tự ý chia tách, gộp thửa, chuyển nhượng không thông qua UBND xã dẫn
đến những sai lệch giữa hiện trạng và hồ sơ như: vị trí, diện tích các thửa đất giữa hiện
trạng và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sai lệch về họ tên chủ, diện tích giữa bản
đồ giải thửa và sổ mục kê. Một số hộ dân chưa đồng ý nhận tiền và bàn giao mặt bằng
theo phương án được phê duyệt, phải tổ chức tuyên truyền vận động nhiều lần. Dự án
kéo dài nên trong quá trình triển khai có thay đổi về Luật đất đai năm 2013 và các chế
độ chính sách liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB.
Rủi ro xuất hiện đó thường xuyên gây thiệt hại cho tiến độ thực hiện và hiệu quả đầu
tư của dự án. Vấn đề đặt ra để chúng ta nghiên cứu, giải quyết quản lý tác động của rủi
ro, kiểm soát chúng để đảm bảo hiệu quả đầu tư đã xác định trước của dự án.
Vì vậy, xuất phát từ thực tiễn, em đã chọn đề tài: Quản lý rủi ro trong thực hiện dự án:
“Đầu tư tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích”
2. Mục đích của đề tài.
Xác định các rủi ro trong quá trình thi công các công trình thủy lợi từ đó đề xuất các
giải pháp ngăn ngừa áp dụng cho dự án: “Đầu tư tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông
Tích”
-2-


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
3.1. Ý nghĩa khoa học.
Tác giả đưa ra những kiến nghị góp phần nâng cao công tác quản lý rủi ro trong quá
trình thi công các công trình thủy lợi thuộc dự án: “Đầu tư tiếp nước, cải tạo, khôi
phục sông Tích”
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Luận văn Phân tích các nguyên nhân, đề xuất giải pháp quản lý rủi ro. Từ đó, rút ra bài

học kinh nghiệm ở dự án: “Đầu tư tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích” và thực
hiện tốt ở các địa phương khác của Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Công tác Quản lý rủi ro trong thực hiện dự án: “Đầu tư tiếp nước, cải tạo, khôi phục
sông Tích”
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
- Tiếp cận và ứng dụng các Nghị định, Thông tư, Luật xây dựng, Luật xử lý vi phạm
trong lĩnh vực xây dựng... của nhà nước vào nhu cầu của người dân;
- Tiếp cận các thể chế, các chính sách quy định trong ngành xây dựng;
- Tiếp cận các thông tin dự án;
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin;
- Phương pháp thống kê số liệu;
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
6. Kết quả dự kiến đạt được.
Luận văn làm rõ các khái niệm về quản lý rủi ro trong thi công xây dựng công trình,
cơ sở pháp lý và các văn bản liên quan đến quá trình thi công xây dựng công trình làm
cơ sở lý luận cho những phân tích, đề xuất giải pháp, hiệu quả quản lý rủi ro trong thi
công xây dựng công trình.

-3-


Phân tích làm sáng tỏ các đặc điểm và tính chất phức tạp về quản lý rủi ro cũng như
các yếu tố làm ảnh hưởng tới quá trình thi công xây dựng công trình.
Chỉ ra những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý rủi ro
trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Nghiên cứu giải pháp khoa học và khả thi nhằm hoàn thiện công tác Quản lý rủi ro
trong thực hiện dự án: “Đầu tư tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích”

-4-



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO
1.1. Tổng quan về rủi ro.
1.1.1. Khái niệm rủi ro trong quá trình xây dựng.
1.1.1.1. Những ghi nhận về rủi ro [1]
Khái niệm “rủi ro” được nói đến lần đầu tiên ở Anh quốc vào thế kỷ 17 với nghĩa được
hiểu là sự không chắc chắn có thể xuất hiện trong các kế hoạch hay dự định ban đầu,
dẫn đến khả năng xuất hiện một số điều gì đó có tác động (tích cực hoặc tiêu cực) tới
các khía cạnh của quá trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Những điều xảy ra tiếp
theo của sự bất định và gây ảnh hưởng tới dự án xây dựng được coi là những rủi ro
trong xây dựng. Khi đó rủi ro có thể là những lợi ích thu được thêm hay những tác hại
gây mất mát cho công trình xây dựng cũng như quá trình hoạt động kinh doanh của
công ty xây dựng. Tuy nhiên mọi người khi nói tới rủi ro là có liên tưởng ngay tới
những khó khăn, bất định và nguy hiểm, tức là những yếu tố có tác động tiêu cực nếu
chúng xảy ra
Thế giới đã chứng kiến rất nhiều rủi ro xuất hiện trong ngành xây dựng nói riêng và
toàn bộ nền kinh tế nói chung với những trường hợp xác xuất chỉ xảy ra một lần hoặc
với những trường hợp xảy ra nhiều lần, lặp đi lặp lại. Một số rủi ro đã xảy ra sau đó và
có gây tác động tiêu cực, những cũng có những rủi ro đã không xảy ra và đã không
gây tổn thất nào sau đó. Một số ví dụ về rủi ro đã xuất hiện trong lịch sử như:
- Vào những năm 90 của thế kỷ trước (thế kỷ 20), cả thế giới đều hướng tới thiên niên
kỷ mới với dự báo sẽ có những điều tương tự xảy ra với tổ tiên của chúng ta hai nghìn
năm về trước. Vào năm 1999 thì nhiều người trong số họ đã có liên tưởng về thiên
niên kỷ mới với sự khởi đầu của những cuộc chiến tranh và tận thế của thế giới. Con
người hiện đại có giả định rằng vào cuối năm 1999 khi bước vào thiên niên kỷ mới sẽ
xuất hiện tình trạng hỗn loạn và bất định với sự cố máy tính Y2K có thể xảy ra trên
khắp thế giới. Rất nhiều biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro đã được đưa ra và
thực hiện, dẫu rằng đã không xuất hiện tình trạng hỗn loạn và bất định với sự cố máy
tính Y2K vào ngày 01 tháng 01 năm 2000.


-5-


- Sự kiện ngày 11 tháng 09 năm 2001 khi hai tòa tháp của trung tâm thương mại thế
giới sụp đổ do tấn công khủng bố cùng với việc thị trường chứng khoán sụp đổ với giá
cổ phiếu rơi tự do vào năm 1997-1998, tất cả mọi người lại hoảng hốt về rủi ro và bất
định của thế giới, dẫu đó là nơi hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật hay Đức hay nới còn
nghèo khổ như châu Phi, châu Á.
- Trong thiết kế kết cấu công trình xây dựng, bao giờ các kỹ sư cũng sử dụng một hệ
số an toàn (k > 1) do họ lo ngại có những rủi ro không lường trước được gây tác động
tiêu cực tới sự an toàn của kết cấu công trình. Những rủi ro đó có thể là: sai sót cá
nhân, chất lượng thi công không đạt yêu cầu, tăng tải trọng bất ngờ, cẩu thả của con
người… Mục đích sử dụng hệ số an toàn là làm công trình an toàn hơn trong suốt quá
trình sử dụng chúng.
- Để thám hiểm thế giới và tìm kiếm những tài nguyên thiên nhiên quý hiếm thì trong
quá khứ các nước châu Âu đã cử rất nhiều các đoàn thám hiểm đến các châu lục khác
thông qua đường biển. Khi đó việc đầu tư tiền để đóng mới các con tàu thám hiểm và
chi trả công cho các thủy thủ được coi là chứa đựng rất nhiều rủi ro do trên con đường
thám hiểm thế giới thì các con tàu này gặp vô vàn mối nguy hiểm như bão tố, cướp
biển, bệnh tật, lạc đường…
Tại Việt Nam thì nhiều rủi ro cũng được ghi nhận, đặc biệt là đối với ngành xây dựng
nơi có tần xuất rủi ro xuất hiện cao hơn mức thông thường. Tuy nhiên, khái niệm rủi ro
và tác động của chúng chưa được giới xây dựng trong nước chú ý và nghiên cứu
nhiều. Chỉ có một số dự án xây dựng lớn có đề cập tới vấn đề rủi ro và áp dụng các
biện pháp hạn chế hay loại bỏ rủi ro. Một số rủi ro trong ngành xây dựng đã được ghi
nhận như:
- Vào những năm 60 của thế kỷ trước, nguy cơ nước lũ cuốn trôi cầu Long Biên
đã xảy ra khi mực nước của sông Hồng chạm tới sàn cầu. Dẫu rằng cây cầu này được
thiết kế và xây dựng vào đầu thế kỷ 20 và đã được tính toán để không bị nước lũ cuốn

trôi, rủi ro phá hủy cây cầu đã xuất hiện ngoài sự tính toán của các kỹ sư cầu đường.
- Đập thủy điện Hòa Bình được Liên Xô giúp đỡ trong quá trình thiết kế, cung cấp
máy móc và xây dựng. Ở Việt Nam hầu như không xảy ra động đất, tuy nhiên do tầm
-6-


quan trọng của công trình này cũng như mối nguy hiểm có thể xảy ra nên các kỹ sư đã
đưa ra giả thiết là có rủi ro xuất hiện động đất cấp 8 cũng như những cuộc tấn công
khủng bố nhằm vào nhà máy thủy điện Hòa Bình. Yêu cầu thiết kế và xây dựng đã
được đưa ra để loại bỏ các rủi ro này.
- Hầu hết các công trình xây dựng tại Việt Nam có yếu tố vốn nước ngoài đều có mua
bảo hiểm cho con người và máy móc thi công. Mục đích là các chủ đầu tư và nhà thầu
không muốn chịu rủi ro mất mát về tiền bạc nếu có tai nạn hay trục trặc xảy ra trên
công trường xây dựng. Khi đó các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm sẽ gánh chịu các
rủi ro đó và chi trả cho chủ đầu tư và nhà thầu các tổn thất vật chất của họ. Trong khi
đó thì các chủ đầu tư và nhà thầu thuần túy trong nước lại không nghĩ nhiều đến rủi ro
và ít khi họ mua bảo hiểm để phòng chống và khắc phục rủi ro.
- Việt Nam dự định hoàn thành xây dựng một số nhà máy điện hạt nhân khoảng những
năm 2020 để khắc phục thực trạng thiếu điện trầm trọng và kéo dài trong nhiều năm.
Hiện nay công tác nghiên cứu tiền khả thi đang được tiến hành nhưng đã có rất nhiều ý
kiến và góp ý để có thể xây dựng và vận hành an toàn các nhà máy điện hạt nhân này,
tránh các rủi ro có sự cố rò rỉ, mất an toàn và phát nổ lò phản ứng hạt nhân.
1.1.1.2. Định nghĩa rủi ro trong xây dựng [1]
Trong những năm gần đây, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu và ứng dụng được
thực hiện trong lĩnh vực quản lý rủi ro ngành xây dựng. Đây có thể là một trong những
vấn đề quan trọng và phức tạp nhất của chủ đề quản lý dự án, do những thay đổi nhanh
chóng và khó lường của ngành xây dựng công trình. Trong bất kỳ công trình xây dựng
nào thì luôn tồn tại một số rủi ro nào đó và chúng làm phức tạp thêm quá trình thi công
cũng như gây khó khăn trong việc quản lý tiến độ thời gian, chất lượng và chi phí.
Thêm vào đó với đặc điểm cơ bản của ngành xây dựng là có sự tham gia của nhiều

thành phần, nhiều đơn vị với các chuyên môn khác nhau làm phức tạp thêm mỗi công
trường với các mối quan hệ chính thức và không chính thức của các cá nhân và các
bên tham gia. Đồng thời có nhiều yếu tố mới phát sinh và không thể dự đoán trước
được, đặc biệt đối với những dự án xây dựng phức tạp và kéo dài thời gian thi công.
Tất cả những điều này đều gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình xây dựng và kết quả
cuối cùng của dự án. Bằng việc quan tâm tới rủi ro thì một số hạn chế hiện tại sẽ được
-7-


phát hiện ra, giúp tạo ra cơ hội củng cố và nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc
cũng như rút ngắn thời gian thi công xây dựng.
Hai từ “nguy hiểm” và “rủi ro” thường được sử dụng hoán đổi, thay thế nhau. Nếu
xem xét một cách nghiêm túc thì một nguy hiểm thường được coi là một điều gì đấy
có thể đang lệch hướng so với dự định và gây ra tác động tiêu cực, có hại. Các nguy
hiểm có thể xuất hiện tại bất kỳ công trình xây dựng nào và gây tác động tiêu cực tới
nhóm quản lý dự án cũng như đơn vị chủ quản liên quan. Nguy hiểm có thể ở dạng vật
chất, như tai nạn lao động làm chết người, mất mát vật tư do trộm cắp hay mưa to gây
lún sụt nền đất; hoặc có thể ở dạng khác như chậm tiến độ, phạt tiền hay suy giảm uy
tín công ty. Trong khi đó thì một rủi ro là bội số của chi phí phải bỏ ra do tác động tiếp
theo của mối nguy hiểm và khả năng xuất hiện của chúng. Nói cách khác khi một nguy
hiểm trong công trường xây dựng nhiều khả năng sẽ gây ra mức thiệt hại tối đa là 100
triệu đồng, nhưng với 10% xuất hiện thì có một mức rủi ro là 10 triệu đồng. Ngoài ra
thì còn có một sự so sánh khác nữa giữa “bất định” (không chắc chắn) và “rủi ro”. Khi
đưa ra quyết định trong điều kiện rủi ro, chúng ta đã biết khả năng xuất hiện của sự
kiện rủi ro đang xem xét tới. Trong khi đó thì nếu đưa quyết định trong điều kiện
không chắc chắn, chúng ta không tính đến mức độ không chắc chắn này. Ví dụ thực tế
về công tác đổ bê tông toàn khối ngoài trời. Chúng ta thấy rằng trời có vẻ sẽ mưa với
các đám mây đen, khi đó chúng ta đưa ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn
khi thực thi các biện pháp phòng ngừa trời mưa khi đổ bê tông. Ngược lại nếu chúng ta
dựa vào dự báo thời tiết và biết rằng có 80% khả năng trời sẽ mưa khi đổ bê tông. Khi

đó chúng ta thực thi các biện pháp phòng ngừa trời mưa khi đổ bê tông trong điều kiện
rủi ro.
Vậy cần định nghĩa rủi ro như thế nào để có thể phân biệt rõ ràng với các khái niệm
khác như nguy hiểm hay bất định. Một cách định nghĩa được xem là hợp lý khi chúng
ta kết hợp hai khía cạnh của “nguy hiểm” và “không chắc chắn” lại với nhau. Rủi ro
được coi là “mối nguy hiểm, có khả năng (nhưng không chắc chắn) gây ra tác
động tiêu cực tới kết quả dự định ban đầu như mất mát, thương tật, suy giảm
chất lượng hay tăng thêm chi phí không cần thiết”.

-8-


1.1.1.3. Phân loại rủi ro trong xây dựng [1]
Theo định nghĩa trên thì rủi ro là sự kết hợp của hai khía cạnh “nguy hiểm” và “không
chắc chắn” lại với nhau. Chính vì vậy với các mức độ kết hợp khác nhau thì có các
loại rủi ro khác nhau. Các nhóm rủi ro có thể xen kẽ qua lại lẫn nhau. Do vậy một rủi
ro kỹ thuật cũng có thể là một rủi ro đơn thuần. Tương tự thì một rủi ro vận hành có
thể làm tăng thêm nhiều cho các rủi ro dự án. Về tổng thể, có thể phân rủi ro thành các
loại sau:
- Rủi ro đơn thuần: Rủi ro đơn thuần được xem như là các khả năng xuất hiện hư hỏng,
thương tật hoặc thiệt hại cho công trình xây dựng. Loại rủi ro này tập trung hoàn toàn
vào sự xuất hiện của những điều tiêu cực, không tốt. Đây là loại rủi ro có thể được bảo
hiểm do khi mua bảo hiểm cho loại rủi ro này thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho toàn
bộ các thiệt hại nếu rủi ro loại này xuất hiện. Một điều cần lưu ý là người ta không
mua bảo hiểm để chi trả cho các tác động tích cực, có lợi do rủi ro tạo ra.
- Rủi ro kinh doanh: Với rủi ro kinh doanh, sẽ có các cơ hội cho cả thiệt hại và lợi ích
đối với công trường xây dựng. Với những rủi ro tạo cơ hội có lợi, đối lập với những
rủi ro gây thiệt hại, sẽ là động lực trong việc thúc đẩy và khuyến khích các cá nhân và
nhiều tổ chức. Có thể coi đặc tính của tổ chức công ty là nơi chấp nhận rủi ro, có nghĩa
là nếu họ chấp nhận các rủi ro bất lợi cao thì bù lại họ cũng sẽ có cơ hội nhận được các

cơ hội có lợi nhiều tương ứng.
- Rủi ro dự án: Quy luật Murphy nổi tiếng đã phát biểu rằng “nếu điều gì có thể đi lệch
hướng, nó sẽ đi lệch hướng dẫu rằng người ta đã biết trước điều đó”. Dự án xây dựng
chứa đựng đầy rẫy những rủi ro do chúng là những công trình đơn chiếc và những kinh
nghiệm trong quá khứ không giúp được nhiều cho các dự định tương lai. Có nhiều
thay đổi lớn ở mức độ rủi ro mà dự án phải đối mặt, trong đó một phần lớn đáng kể
trong quản lý rủi ro của dự án là do các rủi ro xuất phát từ việc dự toán và lập kế hoạch
ban đầu. Nếu thời gian cho từng công việc không được dự toán phù hợp, hoặc chi phí
dự toán sai, hoặc các tài nguyên yêu cầu không được chỉ ra rõ ràng, lúc đó mục tiêu
ban đầu của dự án sẽ không đạt được và dự án gặp trục trặc.

-9-


- Rủi ro khi thực hiện: Rủi ro khi thực hiện được xác định là những rủi ro gắn liền với
quá trình triển khai và thi công xây dựng dự án, bao gồm cả giai đoạn chạy thử và vận
hành công trình sau khi xây dựng xong. Các rủi ro này phát triển lên khi mà có những
sự kiện xuất hiện đe dọa tới quá trình thực hiện dự án xây dựng. Ví dụ như việc mất
điện đột ngột làm cho một so máy móc thi công không thể vận hành được, gây khó
khăn cho cả nhà thầu lẫn chủ đầu tư. Hoặc như các lỗi sai xuất hiện trong đơn đặt hàng
nhập vật tư từ nước ngoài, làm cho chậm quá trình chuyển hàng từ nhà sản xuất nước
ngoài tới công trình xây dựng, sẽ làm chậm tiến độ và giảm uy tín của nhà thầu.
- Rủi ro kỹ thuật: Khi những công trình thuộc loại mới và thi công khó khăn thì rủi ro
xuất hiện đầu tiên và nhiều khả năng xảy ra sẽ là chậm tiến độ, tăng chi phí và chất
lượng kém. Tình trạng này thường xuyên xảy ra với các công ty xây dựng và các kỹ sư
công trường khi họ phải thi công các công trình đòi hỏi công nghệ thi công cao, tiên
tiến. Nguyên nhân là do với những công nghệ thi công xây dựng hiện đại và mới áp
dụng lần đầu bao giời cũng chứa đựng mức độ không chắc chắn cao hơn thông thường.
Ví dụ như khi mới áp dụng công nghệ thi công đường ngầm trong lòng núi thì có một
số trục trặc không lường trước đã xảy ra và do vậy tiến độ thi công bị chậm lại một

cách đáng kể để tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục các vấn đề kỹ thuật
này.
- Rủi ro chính trị: Rủi ro chính trị thường được xem như những trường hợp khi các
quyết định được đưa ra có liên quan hay phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố chính trị, cá
nhân. Ví dụ như khi nhà đầu tư muốn xây dựng một nhà máy sản xuất hàng tiêu dung
nào đó thì họ có thể phải quan tâm tới rủi ro là chính phủ sẽ không khuyến khích hay
hạn chế sử dụng loại hàng tiêu dùng đó tại thị trường nội địa. Trong phạm vi nhỏ ở
mức công ty hay công trường thì rủi ro chính trị có thể hiểu như những ảnh hưởng và
tác động của cá nhân hay gia đình vào các hoạt động chung. Ví dụ như một đề xuất sử
dụng công nghệ thi công mới cho công trường đang thi công có thể không được trưởng
phòng kỹ thuật của công ty ủng hộ, dẫn đến việc có rủi ro khó áp dụng tại công trường
đang thi công do ban giám đốc của công ty có thể đề cao ý kiến phản đối của trưởng
phòng kỹ thuật.

-10-


Một cách khác trong phân loại rủi ro có thể áp dụng vào ngành xây dựng là phân theo
cách sau:
- Các vấn đề kinh tế xã hội:
+ Bảo vệ môi trường: các quy định bảo vệ môi trường có tác động vào mức độ không
chắc chắn của ngành xây dựng bởi vì chúng ta không biết được sự thay đổi của các
yêu cầu về môi trường và bao giờ thì đạt được chấp thuận của các cơ quan có thẩm
quyền. Các yêu cầu về môi trường thì liên tục bị xem xét lại và thay đổi nếu cần thiết,
dẫn đến các phát sinh về chi phí và thời gian trong xây dựng.
+ Quy định an toàn đối với công chúng: vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với các
ngành sản xuất nguy hiểm như xây dựng nhà máy điện, xây dựng hầm ngầm hay xây
dựng trong khu vực đông dân cư. Thực tế này làm thay đổi các hướng dẫn và quy định
trong xây dựng cho chủ đầu tư, nhà thầu và các kỹ sư tham gia qua các giai đoạn
nghiên cứu khả thi, lập kế hoạch, thiết kế, đấu thầu, xây dựng và vận hành sử dụng.

Mức độ không chắc chắn sẽ tăng lên và do vậy khó có thể hoàn thành dự án trong dự
định ngân sách và thời gian như ban đầu.
+ Bất ổn về kinh tế: tình hình kinh tế trong các năm đã qua chứng minh rằng khó có
thể dự đoán chính xác về phát triển, lạm phát và tỷ giá trong tương lai. Việc chỉnh sửa
và thay đổi chính sách kinh tế cũng như những quy định liên quan cũng tạo nên mức
độ không chắc chắn cao về tài chính và chi phí xây dựng.
+ Lạm phát và thay đổi tỷ giá: vấn đề này xảy ra thường xuyên do phạm trù tài chính
và tiền tệ biến động không ngừng và không bao giờ chấm dứt.
- Mối liên hệ giữa các tổ chức:
+ Mối quan hệ hợp đồng: mối quan hệ căng thẳng giữa các bên tham gia dự án xây
dựng có thể xuất hiện trong giai đoạn thiết kế và xây dựng. Nếu có rủi ro đó xuất hiện
thì việc ngồi lại với nhau để tìm kiếm giải pháp phù hợp là cách làm tốt nhất cần được
thực hiện.

-11-


+ Đặc điểm các bên tham gia: có nhiều bên tham gia vào công quá trình xây dựng ở
các vị trí khác nhau, có đặc điểm khác nhau và hướng đến các mục tiêu khác nhau. Do
vậy, rủi ro xuất hiện xung đột giữa các bên là rất lớn trong mọi giai đoạn của dự án
xây dựng.
+ Thông tin liên hệ: việc hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia là cách tốt
nhất để giảm bớt căng thẳng và các xung đột.
- Các vấn đề kỹ thuật:
+ Giả thiết về thiết kế: một số giả thuyết dùng đưa ra trong quá trình thiết kế đã có thể
rất phù hợp với các dự án đã qua, nhưng trở nên không chính xác đối với các công
trình kế tiếp cũng như những loại công trình mới do mức độ phức tạp cao.
+ Điều kiện công trường: điều kiện địa chất đất đai, đặc biệt là đối với lớp đất mặt,
luôn có mức độ không chức chắn cao, do vậy tạo nên các rủi ro cao đối với các kết cấu
bên trên.

+ Quy trình thi công: do các quy trình thi công không được xác định rõ ràng từ trước
cho nên các bản thiết kế có thể sẽ phải chỉnh sửa hoặc thay đổi hoàn toàn trong giai
đoạn xây dựng.
+ An toàn xây dựng: đây là vấn đề lớn của ngành xây dựng do các rủi ro về không
chắc chắn và mất an toàn rất lớn và luôn tiềm ẩn khả năng xảy ra.
Ngoài ra, trong ngành xây dựng còn có một cách nữa để xác định và phân loại các rủi
ro có thể xẩy ra đối với quá trình thi công xây lắp, đó là Danh sách các rủi ro lớn
(Bảng 1.1) và Danh sách các tác động của rủi ro (Bảng 1.2). Trong đó ba rủi ro quan
trọng nhất của ngành xây dựng được đề ra là thời tiết, năng xuất của nhân công và máy
móc thi công, và chất lượng vật liệu. Nguyên nhân gây ra các rủi ro tiềm ẩn có thể xuất
phát từ nhiều nguồn khác nhau, với một số ví dụ điển hình thể hiện trong Bảng 1.3. Có
thể nói các rủi ro thường được quyết định và dự phòng trong các giai đoạn đầu tiên của
dự án (giai đoạn nghiên cứu khả thi và lập kế hoạch) trong khi tác động thực sự của
các rủi ro này chỉ có thể biết được trong các giai đoạn sau này (giai đoạn xây dựng và
sử dụng công trình).
-12-


Bảng 1.1: Danh sách các rủi ro [1]
Kỹ thuật
Xã hội
Xây dựng

Kinh tế

Luật pháp

Tài chính

Tự nhiên


Thương mại

Hậu cần

Chính trị

Bảng 1.2: Danh sách các tác động của rủi ro [1]
Năng động > < Cố định
Tổ chức > < Cá nhân
Bên trong > < Bên ngoài
Tích cực > < Tiêu cực
Có thể chấp nhận > < Không thể chấp nhận
Có thể bảo đảm > < Không thể bảo đảm
Bảng 1.3: Các nguồn nguyên nhân tạo nên rủi ro [1]
Các thay đổi về phạm vi và yêu cầu dự án
Các sai số và thiếu sót trong thiết kế
Các vai trò và trách nhiệm được xác định không đúng
Nhân viêc có kỹ năng không đáp ứng yêu cầu
Thiên tai dịch họa
Các công nghệ và kỹ thuật mới
1.1.2. Quản lý rủi ro trong quá trình xây dựng.
1.1.2.1.Khái niệm [1]
Từ đầu những năm 1990 thì ngành xây dựng bắt đầu chú ý nhiều hơn đến một phương
pháp quản lý giúp giải quyết các mối nguy hiểm, đó là quản lý rủi ro mà nó đã được áp
dụng nhiều trong các ngành dịch vụ và công nghiệp khác. Các bước cơ bản trong quản
lý rủi ro tương đối rõ ràng và đơn giản, đó là: các mối nguy hiểm được xác định rõ;
những điều xảy ra tiếp theo và khả năng xuất hiện của chúng được đánh giá và phân
tích cụ thể; các ưu tiên được đưa ra; các rủi ro gây tác hại lớn và có khả năng xuất hiện
cao được loại bỏ hay hạn chế trong khi vẫn áp dụng biện pháp dự phòng đối với các

-13-


rủi ro tiềm ẩn. Việc áp dụng quản lý rủi ro trong các công ty xây dựng nói chung và
các công trường xây dựng nói riêng đã giúp tạo ra được một số lợi thế cạch tranh, cụ
thể như:
- Tăng mức độ cẩn trọng đối với những tác hại có thể có sau này của các rủi ro
- Tập trung nhiều hơn nguồn tài nguyên và sự chú trọng của công ty cũng như dự án
đến quá trình quản lý rủi ro
- Quá trình kiểm soát quản lý của ban giám đốc tốt và hiệu quả hơn
- Giảm chí phí dài hạn của công ty và dự án, do vậy giúp tăng lợi nhuận doanh nghiệp
- Có biện pháp loại bỏ hay hạn chế các nguy hiểm có thể có từ các rủi ro đã được chú ý
đến từ trước
Quản lý rủi ro là “một quá trình xác định, đánh giá và xếp hạng các rủi ro có thể
xảy ra mà qua đó thì các biện pháp hữu hiệu và nguồn tài nguyên cần thiết được
lựa chọn và áp dụng vào thực tế để hạn chế, theo dõi và kiểm soát các khả năng
xuất hiện và/hoặc các tác động của các sự kiện không dự báo trước”. [1]
Từ định nghĩa này có thể thấy ngày rằng mục đích của quản lý rủi ro đối với ngành
xây dựng là làm tăng tối đa kết quả có lợi do tác động của các sự kiện không dự báo
trước và hạn chế tối thiểu các tác động tiêu cực của chúng đối với dự án xây dựng nói
riêng và công ty xây dựng nói chung. Hay theo một cách khác thì có thể nói quản lý
rủi ro là một phương pháp quan trọng để hướng dự án tới thành công. [1]
Hiện nay nhiều người trong ngành xây dựng vẫn con chưa hiểu hoặc coi thường các
rủi ro cũng như các biện pháp quản lý rủi ro. Do vậy họ cũng không biết được những
tác động tiểm ẩn của rủi ro tới dự án xây dựng hay quá trinh kinh doanh của họ và
công ty họ. Khi đó nếu các mối nguy hiểm xảy ra thực sự tại công trường thì tác động
tiêu cực của chúng sẽ rất lớn tới con người, máy móc thiết bị và vật liệu trên công
trường thi công. Chính vì vậy cần phải coi trọng và sử dụng các biện pháp lý luận về
quản lý rủi ro để xác định rủi ro cũng như phòng ngừa và loại bỏ các rủi ro có tác động
lớn hay có nguy cơ xảy ra cao.


-14-


Một rủi ro là một số điều có thể xảy ra, mà nếu xảy ra thì sẽ có các tác động hoặc tiêu
cực hoặc tích cực hoặc cả tiêu cực và tích cực tới dự án xây dựng. Điều này đã xác
nhận một khả năng có giá trị dưới 100%. Còn nếu khả năng là 100% thì khi đó không
phải là rủi ro nữa mà là một vấn đề cụ thể sẽ diễn ra trong tương lai. Thêm vào đó là
việc một rủi ro phải có khả năng xảy ra lớn hơn 0%, nghĩa là nó phải có cơ hội xảy ra
chứ nếu không thì không được gọi là rủi ro nữa. Luôn có một số các rủi ro khác nhau
và chúng ta cần phải quyết định theo từng công trình cụ thể cần phải xử lý chúng như
thế nào cho hợp lý nhất. Ngoài ra cũng cần phải liên tục theo dõi và kiểm tra các rủi
ro, dẫu rằng dự án hay công ty đã đưa ra các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực và
loại bỏ chúng hoàn toàn. Đó là các công việc cụ thể như tiến hành xem xét thường
xuyên và định kỳ các rủi ro đã được xác định từ trước, đánh giá thực trạng các rủi ro
này, kiểm tra khả năng xảy ra trong tương lại và tác động của chúng và phát hiện ra
các rủi ro mới, nếu có đối với dự án xây dựng. Bằng các cách tiến hành như trên,
chúng ta đã thiết lập được một kế hoạch quản lý rủi ro cho dự án xây dựng trong một
thời gian ngắn nhất có thể.
2.1.2.2. Các cơ sở của quản lý rủi ro [1]
Các cơ sở của quản lý rủi ro được trình bày dưới đây có thể giúp các công ty xây dựng
và các công trường thi công tránh được hoặc giảm thiểu được rủi ro tiêu cực. Trong số
này thì năm cơ sở đầu tiên có liên quan tới khía cạnh kinh doanh của công ty xây dựng
và năm cơ sở sau có liên quan tới mức độ quản lý dự án xây dựng.
Cơ sở 1: Thiết lập văn hóa doanh nghiệp và văn hóa công trường
Sẽ giúp cho công ty và công trường có một tầm nhìn tổng quan để tập trung nhấn
mạnh vào khâu đảm kiểm soát và quản lý rủi ro, những phần quan trọng nhất trong
thực tế kinh doanh và hoạt động xây dựng. Cần phải coi tầm nhìn tổng quan này như
một giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và được nhất quán ủng hộ từ trên xuống dưới. Có
thể toàn bộ các bộ phận và cá nhân trong công ty xây dựng thấy được tầm quan trọng

của quản lý rủi ro, những cũng có thể không ai chú ý đến và bị coi nhẹ. Chính vì vậy
để xây dựng được văn hóa này trong doanh nghiệp thì cần có các kế hoạch chiến lược
và chi tiết nhằm xây dựng, duy trì và phát huy văn hóa này cũng như có sự tham gia
của mọi nhân viên trong công ty và trong công trường xây dựng, từ ban giám đốc cho
-15-


tới các công nhân phổ thông. Khi đó thì chất lương xây dựng phải được coi trọng cao
hơn lợi nhuận doanh nghiệp và khi có chất lượng tốt thì sẽ có lợi nhuận kèm theo.
Cơ sở 2: Ngăn chặn và hạn chế từ trước
Cần thiết lập các quá trình và hệ thống trong nội bộ công ty xây dựng và các dự án xây
dựng hướng tới việc quản lý rủi ro. Thông thường trong giai đoạn lập kế hoạch ban
đầu đã có thể xác định được các nguồn gây rủi ro tiềm ẩn, do việc những biện pháp
can thiệp sớm sẽ giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng và thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Khi
rủi ro đã được xác định rõ thì một kế hoạch thực hiện có thể được phát triển để thay
đổi các điều kiện sẽ xảy ra, giúp tránh hoặc hạn chế được rủi ro. Tất nhiên rằng có một
số sự kiện và thực tế xảy ra mà ta không biết trước, khi đó thì cần có hành động để xử
lý chúng. Dẫu cho chúng ta không thể lập kế hoạch chi tiết cho mọi trường hợp, việc
xác định trước các rủi ro sẽ xuất hiện ở những khu vực nào và đề xuất các ưu tiên
trong hành động từ trước chính là những biện pháp khung hợp lý nhất để xử lý các
hiện tượng và sự kiện không lường trước được.
Cơ sở 3: Lập kế hoạch
Liên quan mật thiết tới biện pháp ngăn chặn và hạn chế rủi ro từ trước đó chính là việc
lập kế hoạch. Dự án xây dựng tốt không thể đạt được khi công trường có sự bất ổn và
lộn xộn, do vậy có yêu cầu phải lập kế hoạch hợp lý. Lập kế hoạch chiến lược là quá
trình quan tâm tới việc các yếu tố của công trường; như thuê mướn và duy trì nhân
công, lựa chọn dự án và chủ đầu tư để đấu thầu, kế hoạch đào tạo và chương trình đảm
bảo chất lương; có thể được quan tâm cùng nhau để góp phần làm giảm các thiệt hại
do rủi ro gây ra. Lập kế hoạch dự án cũng là một khía cạnh quan trọng đối với quá
trình quản lý rủi ro. Một bản kế hoạch hành động cho dự án sẽ giúp tập trung nguồn tài

nguyên vào các khu vực có thể giảm được rủi ro như thông tin và hệ thống liên hệ,
thương lượng hợp đồng, xác định phạm vi công việc, chia xẻ trách nhiệm và các cuộc
họp công trường. Để cho bản kế hoạch này có hiệu quả thì chúng cần phải đơn giản, có
tính khả thi và được thông báo đến các bên liên quan.

-16-


Cơ sở 4: Thông tin liên lạc
Mọi người đều đồng ý rằng các vấn đề thông tin liên lạc chiếm tỷ lệ lớn trong các
xung đột và yêu cầu phát sinh tại các dự án xây dựng. Khi tất cả các bên tham gia
trong công trường xây dựng thể hiện rõ mục tiêu cũng như những nhận biết của họ
thường xuyên và liên tục từ ban đầu, khi đó hệ thống liên kết giữa các bên đã được
thiết lập nhằm giảm thiểu sự đối lập trong công việc của họ. Để đạt được hiệu quả các
thì các thông tin liên lạc cần phải theo cả hướng thông báo lên cấp trên cũng như yêu
cầu xuống cấp dưới cho tất cả các đơn vị tham gia trong công trường xây dựng. Với
một cách tổ chức và lập kế hoạch tốt sẽ tạo ra được hệ thong thong tin liên lạc tốt và
có hiệu quả, với việc tất cả các bên tham gia cần phải đồng ý chấp nhận nội dung
thong tin và luồng truyền tin trong dự án xây dựng cũng như trong công ty xây dựng.
Các công cụ phục vụ hệ thống thông tin hiệu quả là điện thoại, fax, email, thư tín,
chuyển phát nhanh… Ngoài ra các thong tin cần phải được quản lý một cách chuyên
nghiệp và đúng cách. Khi nhận được thông tin hay thông báo gì đó thì việc đầu tiên
cần đọc qua để hiểu nội dung và sau đó mới chuyển đền cho những cá nhân và tổ chức
liên quan.
Cơ sở 5: Đào tạo
Đào tạo hợp lý sẽ là cơ sở cho bất kỳ thành công nào trong mọi lĩnh vực. Các kỹ sư
nhiều kinh nghiệm tại công trường và văn phòng công ty có thêm môt nhiệm vụ nữa là
truyền dạy các hiểu biết và kinh nghiệm của họ cho cả nhân viên nội bộ và cả khách
hàng. Như một đặc điểm nghề nghiệp, các kỹ sư xây dựng có những hiểu biết sâu sắc
về ngành xây dựng mà khách hàng rất cần và thường nghe theo trong quá trình thi

công xây dựng công trình. Nếu công trường xây dựng và văn phòng công ty thiết lập
được một hệ thống kèm việc chính thức thì nó sẽ giúp cho những nhân viên mới có it
kinh nghiệm làm việc hiệu quả hơn và giảm bớt các sai sót hay gặp phải. Những kinh
nghiệm có được trong quá trình làm việc thực tế như kỹ năng đàm phán hợp đồng,
thông tin liên lạc và lập kế hoạch có thể được sử dụng để quản lý rủi ro. Qua đó những
kinh nghiệm này nên được truyền dạy cho mọi người trong công ty và công trường,
giúp cho họ có khả năng quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Chủ đầu tư là những người ít có
kinh nghiệm và hiểu biết về ngành xây dựng, do vậy họ cũng cần được đào tạo và
-17-


×