Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.54 KB, 11 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BỘ MÔN KẾ TOÁN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG

CHỦ ĐỀ: CASE STUDY 1 - TÌM HIỂU LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Nhóm lớp 13: Ca 2 Thứ 2+4

Danh sách thành viên:
Họ và tên
1. Phạm Việt Hùng
2. Nguyễn Thành Công
3. Nguyễn Thùy Dương

Mã sinh viên
18A4030123
18A4030030
325401041

Năm học 2018


CHỦ ĐỀ: CASE STUDY 1 - TÌM HIỂU LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Nhóm lớp 13: Ca 2 Thứ 2+4

Danh sách thành viên:
Họ và tên
1. Phạm Việt Hùng
2. Nguyễn Thành Công
3. Nguyễn Thùy Dương



Mã sinh viên
18A4030123
18A4030030
18A4010113


Kế toán quản trị là lĩnh vực chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề về thực
trạng, đặc biệt thực trạng tài chính của doanh nghiệp; qua đó phục vụ công tác quản trị
nội bộ và ra quyết định quản trị. Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong
quá trình vận hành của doanh nghiệp, đồng thời phục vụ việc kiểm soát, đánh giá doanh
nghiệp đó.
Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính
theo yêu cầu của quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
A. Sự hình thành và phát triển của kế toán quản trị qua từng giai đoạn:
1. Giai đoạn cuối thế kỷ 19 đến chiến tranh thế giới thứ 2:.
- KTQT xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu của thế kỉ XIX. Sự phát triển
mạnh cả về quy mô và phạm vi hoạt động của các DN trong giai đoạn này đặt ra
yêu cầu cho các nhà quản trị phải kiểm soát và đáng giá được hoạt động của
chúng. Một trong các DN áp dụng KTQT đầu tiên ở Mỹ là công ty dệt Lyman
Mills. Để xác định được hiệu quả sản xuất của các sản phẩm cụ thể và đánh giá
được kết quả hoạt động của các bộ phận, công ty này đã áp dụng hệ thống kế toán
theo dõi tình hình sử dụng vật tư, chi phí nhân công và các chi phí trực tiếp phát
sinh hàng ngày. KTQT cũng được áp dụng tại công ty Louisville & Nashville hoạt
động trong ngành đường sắt vào năm 1840 khi phạm vị hoạt động của công ty
ngày càng mở rộng và công việc xử lý ngày càng phức tạp. Để kiểm soát thu, chi
trên địa bàn rộng lớn công ty này đã chia kế toán thành hai bộ phận theo dõi chi
phí và thu nhập theo từng khu vực để lập báo cáo cho các nhà quản trị. Trên cơ sở
của hoạch toán chi phí Albert Fink – phó chủ tịch công ty là người đầu tiên tính
toán được chi phí cho 1 tấn/km vận chuyển vào cuối thập niên 60 của thế kỉ này.

Trong ngành luyện kim, KTQT cũng được áp dụng từ rất sớm. Andrew Carnegie –
một doanh nhân lớn của thế kỉ XIX đã áp dụng KTQT để quản lý DN của mình từ
năm 1872. Dựa trên ý tưởng sử dụng chi phí như nhau thì phải tạo ra được lợi
nhuận bằng nhau,ông ta đã chia DN của mình ra thành nhiều bộ phận để theo dõi
và hoạch toán.Carnegie sử dụng báo cáo hàng tháng về chi phí vật tư và nhân công
sử dụng ở rừng bộ phận để kiểm soát và đánh giá hoạt dộng của chúng. Việc kiểm
soát chất lượng và cơ cấu vật liệu cũng được thực hiện trong quá trình sản xuất.
Bằng cách này Carnegie đã giảm được chi phí thấp hơn các đối thủ cạnh tranh,
phát huy hết các khả năng sản xuất và đưa ra được giá bán hợp lý.
- Không chỉ trong ngành đường sắt, luyện kim, KTQT trong giai đoạn này còn được
áp dụng cả trong các ngành dầu khí, hoá chất và cơ khí chế tạo. Tuy nhiên, trong
giai đoạn này các nhà quản trị mới chỉ kiểm soát được các chi phí sản xuất trực
tiếp. Các phương pháp phân bổ chi phí chung cho các sản phẩm và các thông tin
về sử dụng TSCĐ vẫn bị bỏ qua.


-

KTQT tiếp tục phát triển mạnh vào những năm đầu của thế kỷ XX mà Pierre du
Pont, Donaldson Brown và Alfred Sloan là những người đóng góp nhiều cho sự
phát triển của KTQT trong giai đoạn này. Công ty Du Pont Power được thành lập
vào năm 1903 bằng việc hợp nhất các công ty nhỏ sản xuất các bộ phận sản phẩm
với nhau. Để dễ dàng kiểm soát và đáng giá hiệu quả hoạt động của tùng bộ phận,
Du Pont chia công ty thành các bộ phận nhỏ và thay đổi từ mô hình quản trị tập
trung sang mô hình quản trị phân quyền.
- Theo nguyên tắc “phân quyền trách nhiệm để kiểm soát tập trung” Brown và
Sloan đã đưa ra nhiều sáng kiến để giải quyết các vấn đề phức tạp trong quản trị
công ty. Cùng với việc xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho quản trị DN công
ty đã thực hiện việc phân quyền trách nhiệm.Các bộ phận và các phòng ban trong
công ty được giao quyền tự chủ, tự ra ưuyết định và tự chịu trách nhiệm trong định

giá, liên kết sản xuất, tìm kiếm khách hàng, thiết kế sản phẩm, mua vật tư và điều
hành quá trình sản xuất. Nhờ áp dụng cơ chế phân quyền công ty tạo diều kiện cho
các nhà quản trị phát huy hết năng lực và chủ động sáng tạo của họ trong điều kiện
được trực tiếp tiếp cận với thông tin do KTQT cung cấp để ra các quyết định phù
hợp và kịp thời.
- Sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1930, ủy ban chứng khoán Mỹ
buộc các công ty phải công bố báo cáo tài chính. Do vậy nghiên cứu kế toán trong
giai đoạn này đều tập trung vào các báo cáo tài chính nên KTQT bị sao nhãng.
Cho dến thập kỉ 80, do sức ép cạnh tranh và sự thành công vượt bậc của các DN ở
châu Á, đặc biệt ở Nhật Bản, KTQT ở Mỹ mới lại được tiếp tục nghiên cứu và
phát triển. Các phương pháp JIT (Just in time) và kế toán chi phí,…được áp dụng
rộng rãi và lần đầu tiên KTQT cũng được đưa vào giảng dạy tại Đại học Kinh
doanh Harvard và Viện Công Nghệ Massachusets.
2. Giai đoạn từ chiến tranh thế giới thứ 2 đến năm 1970:
Dấu mốc quan trọng cho sự ra đời của kế toán quản tri là quyển sách đầu tiên về
kế toán quản trị của Robert Anthony được xuất bản vào năm 1956 như là một dấu
mốc quan trọng của sự ra đời kế toán quản trị . Quyển sách này tập trung vào ba
vấn đề chính: Giới thiệu kế toán quản trị là gì, làm thế nào có thể hệ thống và phân
tích vấn đề mới để ra quyết định, giới thiệu các công cụ kiểm sóat chi phí thích
hợp. Từ sau khi có sự giới thiệu về kế toán quản trị của Robert Anthony thì nhiều
công cụ kế toán quản trị đã được phát triển trong suốt giai đọan này. Sự quan tâm
của kế toán quản trị đã chuyển biến mạnh mẽ vào việc cung cấp thông tin cho hoạt
động lâp kế họach và kiểm soát của nhà quản tri, thông qua việc sử dụng các kỹ
thuật như phân tích để ra quyết định và kế toán trách nhiệm. Sư phát triển công cụ
kế toán quản trị đã phản ánh được các lý thuyết kinh tế nhưng tất cả đều dựa trền
ba giả thuyêt cơ bản :


+ Các hoạt động diễn ra hàng ngày các câp quản lý điều hành.
+ Môi trường kinh doanh bên ngoài ổn định, ít chịu tác động của giá và nhu cầu

thị trường
+ Mục đích chủ yếu của kế toán quản trị là phục vụ cho vięc ra quyết định.
- Chính các giả thuyết này đã khiến cho các kỹ thuật quản trị bị giới han xung quanh
viêc là làm sao xây dựng được công cụ phục vụ cho việc ra quyết định, làm sao
giải quyết những vấn đề việc làm điều khiể truyền thống là tăng lợi nhuận và tăng
tính hiêu quả. Ngoài ra, những kỹ thuật mới trong thời kỳ này không xem xét các
yêu vào bên ngoài doanh nghiệp như những thay đổi về công nghệ, những thay đổi
về nhu cầu sản phẩm hay những sáng tạo của đối thủ canh tranh .. Có thể nói, đặc
điểm của kế toán quản trị trong giai đoạn này là sự định hình lại lĩnh vực kế toán
quản đã có từ trước, giới thiệu các lý thuyết kinh tế để khẳng định và bổ sung cho
các kỹ thuật kế toán quản trị truyền thống đã tồn tại và khẳng định lag kế toán
quản trị có thể cung cấp các mô hình và các công cụ hiệu quả để hỗ trợ cho nhà
quản trị trong việc ra quyết định.
- KTQT mang ý nghĩa như là sự hộ trợ từ 1 nhà quản trị gián tiếp đối với nhà quản
trị trực tiếp thông qua việc cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch kiểm soát và
ra quyết định
3. Giai đoạn từ năm 1970 đến 1995
- Đây là thời kỳ của sự phát triên vượt bậc của khoa học kỹ thuật, sự toàn cầu hóa
kinh tế ngày càng nhanh chóng, su cạnh tranh quyết liêt giữa các doanh nghiệp ..
Vì vậy, kế toán quản trị không còn dừng lại ở vị trí là một phần của KTTC , tham
gia gián tiếp vào quản lý mà trở thành một bộ phận cấu thành quá trình quản lý để
tất cả các nhà quản lý có các tiếp cận với thông tin.
- Trong xu hướng đó, KTQT được đòi hỏi phải phục vụ sao cho tốt nhất các công
việc dự báo, tổ chức điều hành, kiểm soát và ra quyét định. Chính như cầu thông
tin này đã hình thành nên nền KTQT riêng biệt. Từ đó, ngành KT đã bắt đầu hìn
thành hai thái cực cơ bản và phát triển nhanh chóng:
+ Một là.,cung cấp thông tin về trách nhiệm vật chất- pháp lý của doanh nghiệp
nhằm đảm bảo sự kiểm tra ,giám sát của các cá nhân, doanh nghiệp có quyền lợi
kinh tế liên quan.
+ Hai là, cung cấp thông tin cho công việc quản trị các hoạt động trong doanh

nghiệp của các nhà quản trị như lập kế hoạch, tổ chức điều hành , kiểm tra và ra
quyết định.
- Vào những năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ 20, những nhà nghiên cứu và thực
hành kế toán quản trị nhận thấy những nội dung của kế toán quản trị trước đây
không còn thích hợp để giải quyết các vấn đề mà nhà quản trị phải đối mặt . Vì
vậy , các nhà nghiên cứu về kế toán quản trị bắt đầu mở rộng hướng nghiên cứu kế
toán quản trị sang :


+ Mở rộng kế toán quản trị sang lĩnh vực phi tài chính.
+ Tìm hiểu nhiều hơn về những vấn đề đương thời và nhu cầu thông tin của nhà
quản trị để xây dựng mô hình kế toán quản trị phù hợp hơn.
+ Các hướng dẫn thực hành đổi mới hơn.
- Từ năm 1980 đến 1995 được xem là "luồng gió mới" thổi vào kế toán quản tị làm
cho kế toán quản trị phát triển cả về chiều rộng lẫn chiếu sâu. KTQT tập trung
quan tâm vào việc làm giảm hao phí nguồn lực sử dụng trong quán trình hoạt động
sản xuata kinh doanh, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật phân tích quá trình và
chuyển kế toán chi phí sang quản trị chi phí.
4. Giai đoạn từ 1995 đến nay
- Năm 1995: Kế toán quản trị chuyển sang quan tâm đến việc tạo ra giá trị bằng
cách sử dụng hiệu quả nguồn lực thông qua việc sử dụng các kỹ thuật đánh giá các
yếu tố tạo nên giá trị cho khách hàng , giá trị cho cổ đông, sự thay đổi trong quy
trình hoạt động kinh doanh nội bộ và học hỏi - phát triển.
- Từ năm 2000 đến nay, kế toán quản trị chuyển sang quản lý nguồn lực một cách
chiến lược bằng cách phân tích quy trình giá trị các bên liên quan, quản lý rủi ro
và báo cáo phát triển bền vững.
- Mục tiêu của KTQT ngày nay là tạo thêm giá trị cho đơn vị thông quan việc sử
dụng nguồn lực tốt nhất. Các giá trị bao gồm:
+ Giá trị cho sản phẩm , dịch vụ của đơn vị phục vụ khách hàng.
+ Giá trị cho cổ phiếu của đơn vị trên thị trường chứng khoán.

- Từ năm 2000 trở đi , KTQT xuất hiện trong việc quản trị trong các tổ chức của
Nhà nước. Đặc biệt là trong các đơn vị công như trường học , bệnh viện … nhằm
mục đích hỗ trợ cho việc quản trị trong các tổ chức của Nhà nước. Đặc biệt , là
trong các tổ chức giáo dịc trên thế giới, với các mục tiêu như:
+ Nhấn mạnh hơn quyền tự chủ của các trường Đại học và Cao đẳng, cả trong học
tập và quản lý các vấn đề khác.
+ Sử dụng các mô hình kế toán quản trị để phân bổ kinh phí công để thúc đẩy hoạt
động có hiệu quả hơn.
+ Đảm bảo chất lượng của quá trình giáo dục.
- KTQT hiện đại đã chuyển sang một hình thái mới ,hình thái phát triển tầm nhìn
chiến lược đi kèm với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin .
Bảng 1.1. Các giai đoạn phát triển của kế toán quản trị
Giai đoạn

Trọng tâm của kế
toán quản trị

Các kĩ thuật kế
toán quản trị

Vị trí của kế toán
quản trị trong tổ
chức


- Trước những năm Chi phí: xác định
1950
chi phí và kiểm
soát tài chính
Lợi nhuận: cung

- Từ 1950 - 1965
cấp thông tin cho
hoạch định và
kiểm
soát
- Từ 1965 - 1985
Cắt giảm hao phí:
tiết kiệm chi phí
thông qua việc
quản trị chi phí
chiến lược
- Từ 1985 - 1995
Quản trị nguồn
lực và tạo ra giá
trị: tạo ra giá trị
thông quan quản trị
nguồn lực chiến
lược – sử dụng
hiệu quả các nguồn
lực
- Từ năm 2000
Quan ly nguon luc
mot cac chien luoc.

Dự toán và kế toán
chi phí

Hoạt động mang
tính chuyên môn,
nghiệp vụ

Phân tích quyết Chức năng tham
định và kế toán mưu, báo cáo cho
trách nhiệm
quản lý
Phân tích quá trình Hoạt động nhóm
và quản trị chi phí
đương đại
Phân tích các yếu Là một phần của
tố giá trị khách quá trình quản trị
hàng, giá trị cổ
đông và cải cách tổ
chức

Phan tich quy trinh KTQT di vao cac
gia tri cac ben lien to chuc hanh chung
quan, quan ly rui
su nghiep cua the
ro va bao cao phat
gioi
trien ben vung.

B. Lịch sử hình thành kế toán quản trị ở Việt Nam
Ở nước ta, trước năm 1995, chưa xuất hiện khái niệm kế toán quản trị trong thực
hành kế toán. Hệ thống kế toán Việt Nam là một bộ phận cấu thành quan trọng của
hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý,
điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế; đồng thời đảm nhiệm hệ thống
thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. Vì vậy, kế toán có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với cả hoạt động tài chính Nhà nước và hoạt động tài chính doanh
nghiệp. Do đó, các báo cáo kế toán giai đoạn này cũng đã có hình thức và một số
nội dung tương đồng với báo cáo kế toán quản trị, như các báo cáo chi phí, báo

cáo phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp,…Tuy nhiên, những báo cáo này
chủ yếu phục vụ cho việc quản lý điều hành ở cấp chủ quản; chưa phục vụ trực
tiếp cho việc quản lý điều hành tại doanh nghiệp.
1. Từ năm 1954 trở về trước


-

-

-

-

-

Trong thời kỳ phong kiến: kế toán ở Việt Nam chỉ đơn giản là việc ghi chép mang
tính liệt kê tài sản, nhằm phục vụ cho người sở hữu tài sản nắm được về tình hình
tài sản của mình.
Khi thực dân Pháp vào xâm chiếm Việt Nam, xây dựng các nhà máy, đồn điền
phục vụ cho chính sách bóc lột, đồng thời có sử dụng kế toán. Nghề kế toán qua
đó được du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, kế toán ở Việt Nam thời kỳ đó vẫn còn
chưa phát triển.
2. Giai đoạn 1954-1975
Sau khi đánh thắng thực dân Pháp xâm lược và bị Mỹ nhảy vào xâm chiếm miền
Nam, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền: Miền Bắc với sự giúp đỡ của
Liên Xô phát triển theo đường lối XHCN, miền Nam tiếp tục cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc. Bối cảnh lịch sử đó đó có ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán
Việt Nam. Miền Bắc áp dụng hệ thống kế toán của Liên Xô còn miền Nam áp
dụng hệ thống kế toán Mỹ.

3. Giai đoạn 1976-1994
Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam thống nhất đi lên xây dựng Chủ nghĩa xó
hội. Hệ thống kế toán áp dụng ở Việt Nam trong thời kỳ này là hệ thống kế toán
của Liên Xô trong cơ chế kế hoạch hoỏ tập trung. Tuy nhiờn, trong thời kỳ này, kế
toán chỉ là cụng cụ phản ỏnh thụ động tình hình hoàn thành kế hoạch Nhà nước
giao.
4. Giai đoạn 1995 đến nay
Đây là thời kỳ đổi mới, mở cửa nền kinh tế đất nước. Trong giai đoạn này, kế toán
đó cú những bước chuyển mình lớn lao.
Trước hết về vai trò và vị trí, sự phát triển của kinh tế thị trường đặt ra những yêu
cầu về việc cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời đó đưa kế toán lên một vị
trí quan trọng trong hệ thống tài chính doanh nghiệp. Kế toán ngày nay trước hết
là công cụ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp, thông tin
kế toán là cơ sở cho các quyết định kinh tế; Nhà nước càng dựa vào kế toán để
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế của mình.
Đồng thời, càng trong giai đoạn này, hoạt động kế toán, kiểm toán đó phát triển
thành một nghề nghiệp độc lập được xó hội thừa nhận thông qua sự ra đời và phát
triển của 3 hệ thống: Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội
bộ; hình thành Hội Kế toán Việt Nam, Cõu lạc bộ Kế toán trưởng. Hơn thế hệ
thống khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán đó và đang được từng bước hoàn
thiện và tiếp cận với thông lệ quốc tế thể hiện ở sự ban hành Lụât Kế toán năm
2003 - được đánh giá là luật cởi mở, tiến bộ, thông thoỏng; ban hành các chuẩn
mực kiểm toán và kế toán; chế độ kế toán doanh nghiệp; kế toán hành chính sự
nghiệp và hệ thống kế toán Ngân sách Nhà nước, v.v. Gần đây, với việc ban hành
mẫu báo cáo tài chính mới, thông tin kế toán đó được hướng tới mục đích phục vụ


-

-


-

các đối tượng quan tâm khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là phục vụ cho việc
tính thuế, và do đó kế toán thuế được tách riêng ra thành một phần hành kế toán
riêng biệt.
Nhìn chung hoạt động kế toán, kiểm toán Việt nam đó không ngừng cải thiện về
chất lượng dịch vụ và đó được xác định là ngành thương mại dịch vụ quan trọng
trong nền kinh tế. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để ngành kế toán kiểm
toán nước ta hội nhập vào hệ thống kế toán- kiểm toán khu vực và thế giới.
Đội ngũ kế toán và kiểm toán có trình độ ngày càng cao. Phương pháp kế toán
đang chuyển dần từ thủ công sang kế toán trên máy. Bên cạnh đó, Kế toán quản trị
và Phân tích hoạt động kinh doanh đó được đưa vào giảng dạy ở các trường đại
học từ khoảng 10 năm trở lại đây, góp phần củng cố kiến thức và trình độ chuyên
môn cho những người làm công tác kế toán, kiểm toán, gúp phần phát huy vai trò
của kế toán phục vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và cho kinh
-tế thị trường ở Việt Nam nói chung.

Từ sau những năm 1995, sự đổi mới sâu sắc cơ chế quản lý kinh tế đòi
hỏi nền tài chính quốc gia phải được tiếp tục đổi mới một cách toàn
diện. Điều đó đòi hỏi các hoạt động tài chính cần phải được quản lý
bằng pháp luật, bằng các công cụ và biện pháp quản lý có hiệu lực.
Ngày 01/11/1995 Bộ Tài chính đã ban hành Chế độ kế toán kèm theo
Quyết định 1141/QĐ/BTC/CĐKT áp dụng thống nhất trong toàn quốc.
Hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành lần này bao gồm 4 bộ
phận cơ bản:
+ Chế độ tài khoản kế toán.
+ Chế độ báo cáo tài chính.
+ Chế độ chứng từ kế toán.
+ Chế độ sổ sách kế toán.

- Trong mỗi chế độ ở trên đều bao gồm 2 phân hệ, một phân hệ mang
tính bắt buộc, một phân hệ mang tính hướng dẫn, tạo sự linh hoạt cho
kế toán đáp ứng các yêu cầu về thông tin cho quản trị nội bộ.
- Ngày 17/6/2003 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kì
họp thứ 3 thông qua Luật kế toán đầu tiên. Luật kế toán này có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2004. Theo đó, tại điều 4 khỏan 3 đã thừa nhận
và đưa ra định nghĩa về kế toán quản trị như sau: “Kế toán quản trị là
việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính
theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn
vị kế toán”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hành kế toán quản
trị ở doanh nghiệp.
Kế toán quản trị tiến hóa tại Việt Nam


-

-

-

-

-

Cũng như theo xu thế tiến hoá chung, kế toán quản trị vào Việt Nam ban đầu với
hình thái hệ thống lập kế hoạch (dự toán ngân sách) và quản trị chi phí. Phương
pháp lập kế hoạch đã bắt đầu sơ khai từ sau những năm 1985, tuy nhiên bước đầu
còn đơn giản và thiếu chính xác. Sau khi kinh tế tư nhân phát triển thì việc lập kế
hoạch phục vụ cho nhu cầu hoạch định của doanh nghiệp mới được phát triển rầm
rộ. Phương pháp lập kế hoạch ở nhiều doanh nghiệp cũng khác nhau. Về cơ bản,

phương pháp lập kế hoạch được phân làm 2 cách:
+ Thứ nhất: lập kế hoạch dự trên sự tăng trưởng. Các doanh nghiệp thường dựa
trên sự phát triển của công ty và các số liệu quá khứ (tốc độ tăng trưởng của doanh
thu, mức độ gia tăng chi phí) và ước lượng kế hoạch thực hiện cho tương lai.
Phương pháp này thường được vận dụng khá phổ biến hiện nay do dể thực hiện và
ước lượng tương đối chính xác. Các doanh nghiệp hoạt động trong khối sản xuất
thường vận dụng theo phương pháp này
+ Thứ hai: dựa vào mục tiêu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường dựa vào
mục tiêu tăng trưởng của mình trong thời gian tới và đề ra kế hoạch hành động sao
cho thực hiện được mục tiêu đó. Phương pháp lập kế hoạch này thường được vận
dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.
Ngoài ra, rất ít doanh nghiệp chú trong đến việc lập kế hoạch kết hợp giữa hai
phương pháp trên do sự phức tạp trong khâu lượng hoá số liệu kế hoạch và hạ tầng
thông tin chưa đáp ứng được.
Hệ thống quản trị và kiểm soát chi phí cũng được hình thành theo nhu cầu quản trị
của doanh nghiệp, theo cùng với hệ thống lập kế hoạch (dự toán). Tuy nhiên, việc
kiểm soát chi phí chỉ dừng lại ở một vài khoản mục chi phí phát sinh tương đối lớn
và chiếm tỉ trọng cao như: chi phí quảng cáo tiếp thị, chi phí vận chuyển, lương…
(trong chi phí bán hàng) ; chi phí tiếp khách, đào tạo,…(trong chi phí quản lý
doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc quản lý chi phí ở khâu sản xuất (đối với doanh
nghiệp có hoạt động sản xuất) cũng được tổ chức chặt chẽ nhằm giảm giá thành
sản phẩm.
Qua quá trình phát triển gần 30 năm, KTQT tại Việt Nam hiện vẫn chỉ dừng lại ở
khâu lập kế hoạch và quản trị chi phí, chưa tạo ra giá trị tăng thêm cho doanh
nghiệp. KTQT vẫn bị hiểu sai từ nội dung đến cách thức xây dựng khiến cho nhiều
doanh nghiệp còn lúng túng khi nghiên cứu để áp dụng.
Kế toán quản trị và những quy định liên quan
KTQT là thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam trong vòng 15 năm trở lại đây và đã
thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp
đã bước đầu vận dụng và xây dựng cho mình một bộ máy kế toán quản trị riêng

biệt.


-

-

Đánh dấu cho sự mở đầu này khi Luật Kế toán Việt Nam được Quốc hội nước
Cộng hoà XHXN Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17/6/2003 có
hiệu lực kể từ ngày 01/01/2004 đã quy định về KTQT ở các đơn vị như sau:
KTQT là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tài chính theo yêu cầu và quyết
định kế toán trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật Kế toán Việt Nam – điều 3, khoản
4). Tuy nhiên, việc này chỉ được dừng lại ở góc độ nhìn nhận và xem xét, chưa có
một quyết định cụ thể hay hướng dẫn thi hành mang tính tổng quát. Do đó việc
hiểu và vận dụng KTQT ở các DN Việt Nam còn rất mơ hồ.
Ngày 16/01/2006, Bộ tài chính tổ chức lấy ý kiến về việc ban hành thông tư hướng
dẫn về thực hiện KTQT tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Có thể nói, đây là
động thái đầu tiên thể hiện sự quan tâm của cấp nhà nước đối với việc thực hiện
KTQT tại Việt Nam
Đến ngày 12/6/2006, Thông tư số 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính về hướng
dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp chính thức được ra đời nhằm
hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện KTQT. Từ khi ra đời đến nay kế toán
quản trị vẫn mò mẫm lối đi, vẫn chưa có một tổ chức nào có đủ chuyên môn và
kinh nghiệm chuyên tư vấn xây dựng hệ thống KTQT. Còn đối với các doanh
nghiệp, thì KTQT vẫn còn xa vời về mặt lý luận lẫn vận hành



×