Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập NGỮ văn 7 HKI năm học 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.84 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HKI
***********************************
I. TIẾNG VIỆT
Câu 1:
a, Thế nào là từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập?
b, Xếp các từ ghép sau theo hai loại từ ghép đã học: Suy nghĩ, sách vở, xanh ngắt, nhà máy, cửa sổ,
cây cỏ, ẩm ướt, cười nụ, bàn ghế, học hành.
Trả lời:
a, -Từ ghép chính phụ là có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng
chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
- Từ ghép đẳng lập là có các tiếng bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng
chính, tiếng phụ)
b. Xếp các từ ghép sau theo hai loại từ ghép đã học: Suy nghĩ, sách vở, xanh ngắt, nhà máy,
cửa sổ, cây cỏ, ẩm ướt, cười nụ, bàn ghế, học hành.
-Từ ghép chính phụ gồm: xanh ngắt, nhà máy, cửa sổ, cười nụ.
- Từ ghép đẳng lập gồm: suy nghĩ, sách vở, cây cỏ, ẩm ướt, học hành
Câu 2:
a.Thế nào là từ láy toàn bộ; từ láy bộ phận?
b. Nghĩa của từ láy tạo thành nhờ đặc điểm nào?
c.Xếp các từ láy sau theo hai laọi đã học; Bần bật, nức nở, tức tưởi, rón rén, thăm thẳm, rực rở, ríu
răn.
Trả lời:
a.- Từ láy toàn bộ: các tiếng lập lại nhau hoàn toàn; những cũng có một số trường hợp tiếng
đứng trước biến thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra một sự hài hoà về âm thanh)
- Từ láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
b. Nghĩa của từ láy tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và hoà phối âm thanh giữa
các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy
có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc
nhấn mạnh.


c. Xếp các từ láy sau theo hai laọi đã học; Bần bật, nức nở, tức tưởi, rón rén, thăm thẳm, rực
rở, ríu răn.
- Từ láy toàn bộ: Bần bật, thăm thẳm
- Từ láy bộ phận: , nức nở, tức tưởi, rón rén, rực rở, ríu răn.
Câu 3:
a.Đại từ?
b. Đại từ có bao có bao nhiêu loại? Đó là những loại nào?
c. Hãy chỉ ra các đậi từ trong câu sau?
- Dù ai nói ngã nới nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
- Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
1


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN 7
Trả lời:
a. Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,...được nói đến trong một ngữ cảnh
nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
b. Đại từ có hai loại: Đại từ để trỏ và đại từ để hỏi
* Đại từ để trỏ dùng để:
- Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ nhân xưng) (tao, tôi, tớ, chúng tớ, chúng tôi,....)
- Trỏ số lượng (bấy, bấy nhiêu)
- Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc (vậy, thế nào,....)
* Đại từ để hỏi dùng để:
- Hỏi người, sự vật (ai, gì,...)
- Hỏi số lượng (bao nhiêu, bấy nhiêu,...)
- Hỏi hoạt động, tính chất, sự việc (sao, thế nào,...)
c. Hãy chỉ ra các đậi từ trong câu sau?
- Dù ai nói ngã nới nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
- Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
Câu 4;
a.Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa từ ghép thuần Việt và từ ghép Hán Việt.
b. Sử dụng từ HV để tạo nên những sắc thái biểu cảm nào?
c. Xác định sắc thái biểu cảm của những từ HV trong những câu văn sau;
- Phụ nữ VN anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
- Các vị bô lão cùng vào yết kiến nhà vua
Trả lời:
a, Điểm giống nhau giữa từ ghép thuần Việt và từ ghép Hán Việt là:
- Đều có hai loại; Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt; yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ
đứng sau.
b. Nêu điểm khác nhau giữa từ ghép thuần Việt và từ ghép Hán Việt đó là trật tự của các yếu
tố trong từ ghép chính phụ HV.
- Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính
đứng sau
c. Xác định sắc thái biểu cảm của những từ HV trong những câu văn sau;
- Phụ nữ VN anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Thể hiện sắc thái trang trọng
- Các vị bô lão cùng vào yết kiến nhà vua. Tạo sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xã hội
xưa.
Câu 5:
a, Thế nào là quan hệ từ?
b, Hãy chỉ ra quan hệ từ trong các câu dưới đây?
- Thân em như chẽn lúa đồng đồng
Phất phơ dưới dưới ngọn nắng hồng ban mai.
- Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
2



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN 7
Trả lời:
a, Quan hệ từ: dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ sở hữu, so sánh, nhân quả,...giữa các bộ
phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn.
b. Hãy chỉ ra quan hệ từ trong các câu dưới đây?
- Thân em như chẽn lúa đồng đồng
Phất phơ dưới dưới ngọn nắng hồng ban mai.
- Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Câu 6:
a, Thế nào là các từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có bao nhiêu loại? Đó là những loại nào?
b, Hãy chỉ ra các từ đồng nghĩa trong các câu sau và cho biết đó là từ đồng nghĩa gì?
- Cháu kính mời ông xơi cơm ạ.
- Em mời anh chi ăn cơm.
Trả lời:
a, * Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều
nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
* Từ đồng nghĩa có hai loại: đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn; không phân biệt về sắc thái nghĩa.( ăn, xơi, chén,....)
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: phân biệt sắc thái nghĩa ( hi sinh, bỏ mạng,....)
b, Hãy chỉ ra các từ đồng nghĩa trong các câu sau ;
- Cháu kính mời ông xơi cơm ạ.
- Em mời anh chi ăn cơm.
-> Đó là những từ đồng nghĩa hoàn toàn.
Câu 7:
a, Thế nào là từ trái nghĩa?
b, Hãy chỉ ra các từ trái nghĩa trong các câu sau?
- Trong tay đã sẳn đồng tiền

Dầu lòng đổi trắng thay đen, khó gì!
- Bây giờ kẻ ngược người xuôi
Biết bao giờ lại nối lời nước non.
Trả lời:
a, Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc
nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
b, Hãy chỉ ra các từ trái nghĩa trong các câu sau:
- Trong tay đã sẳn đồng tiền
Dầu lòng đổi trắng thay đen, khó gì!
- Bây giờ kẻ ngược người xuôi
Biết bao giờ lại nối lời nước non.
Câu 8:
a, Thế nào từ đồng âm?
3


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN 7
b, Hỹa tìm từ đồng âm trong hai vd sau.
- Thất thế hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời một tốt cũng thành công.
- Dân ca Bắc Ninh có bài "Xe chỉ luồn kim" được nhiều người yêu thích.
Trả lời:
a, Từ đồng âm là những tâm giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên
quan gì đến nhau
b, Tìm từ đồng âm trong hai vd sau:
- Thất thế hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời một tốt cũng thành công.
- Dân ca Bắc Ninh có bài " Xe chỉ luồn kim" được nhiều người yêu thích.
Câu 9:
a.Thành ngữ là gì? Thành ngữ có thể giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu? Sử dụng thành ngữ có tác

dụng gì?
b, Hãy lấy 5 thành ngữ mà em biết.
Trả lời:
a, - Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ trong cụm dt, cụm đt,...
- Thành ngữ thường ngắn gọn, có tình hình tượng, tính biểu cảm cao.
b. 5 thành ngữ:
- Đầu tắt mặt tối
- Một duyên hai nợ
- Dầm mưa dãi nắng
- Chân lấm tay bùn
- Trên kính dưới nhường
Câu 10.
a, Sử dụng điệp ngữ có tác dụng gì trong khi nói và viết Tiếng Việt?
b, Xác định phép tu từ điệp ngữ trong những câu thơ sau và nêu tác dụng của cách sử dụng ấy;
" Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
" Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mấy
Trong mưa, trông gío, trong ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.
Trả lời
a, Sử dụng điệp ngữ có tác dụng trong khi nói và viết Tiếng Việt để nổi bật ý, gây cảm xúc
mạnh.

4


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN 7
b, Xác định phép tu từ điệp ngữ trong những câu thơ sau và nêu tác dụng của cách sử
dụng ấy;
" Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
- Tác dụng: nhấn mạnh làm nổi bật tình yêu thương thiết tha của ngưoiừ cháu đối với bà
vfa tình yêu hương, đất nước của người chiến sĩ.
" Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mấy
Trông mưa, trông gío, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng."
- Tác dụng: nhấn mạnh nổi vất vả mệt nhọc trong lao động của người nông dân và lòng
mong mỏi sự được mùa bội thu và có cuộc sống đầy đủ, no ấm.
II. PHẦN VĂN
Câu 1: Chép lại bằng trí nhớ bt "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh. Nêu
những nét chính về nghệ thuật và nội dung của hai bt.
Câu 2: Chép lại bằng trí nhớ bản dịch thơ bt "Sông núi nước Nam" của Lí THường Kiệt? Nêu nét
chính về nghệ thuật và nội dung của bt đó?
Câu 3: Chép lại bằng trí nhớ bản dịch thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" của Lý Bạch? Bài thơ
thể hiện nét đẹp gì của tâm hồn Lý Bạch?
Câu 4: Chép lại bằng trí nhớ bản dịch thơ bt "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương? Nêu nét

chính về nghệ thuật và nội dung của bt đó?
Câu 5: Chép lại bằng trí nhớ bản dịch thơ bt "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến? Nêu
nét chính về nghệ thuật và nội dung của bt đó?
Câu 6: Chép lại bằng trí nhớ bản dịch thơ bt "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh
Quan? Nêu nét chính về nghệ thuật và nội dung của bt đó?
Câu 7: Nhận xét ngắn gọn sự khác nhau về sự khác nhau của cụm "ta với ta" trong hai bài
" Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan và bài "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn
Khuyến?
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN
Câu 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về tình bà cháu qua bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh?
Câu 2: Học bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, chắc chắn mỗi một chúng ta ai cũng có sụ liên
tưởng đến người bà thân yêu của mình. Từ liên tưởng đó, em hãy phát biểu suy nghĩ và tình cảm
của em khi được sống trong tình thương yêu của bà.
Câu 3: Bài thơ "Bạn đến chơi nhà' của NK đã thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết?
5


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN 7
Câu 4; Tuổi thơ của mỗi người luôn gắn bó với mái trường. Hãy phát biểu cảm nghĩ về mái trường
thân yêu nhất đối với em.
Câu 5; Bài thơ " Cảnh khuya" và " Rằm tháng giêng" của HCM đều miêu tả cảnh trăng ở chiến
khu VB. Hãy nhận xét vè cảnh trăng trong mỗi bài có một nét đẹp riêng ntn?
Câu 6: Hãy trình bày cảm nhận của em về bài thơ " Cảnh khuya" của HCM?

6



×