Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Thực trạng, giải pháp trong sản xuất và tiêu thụ chè cành tại xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÝ THỊ DẬU
TÊN ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ
CÀNH TẠI XÃ VĂN HÁN, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Định hƣớng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Hƣớng nghiên cứu
: Kinh tế nông nghiệp
: Kinh Tế & PTNT
: 2014 - 2018

Thái Nguyên - năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÝ THỊ DẬU
TÊN ĐỀ TÀI:


THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
CHÈ CÀNH TẠI XÃ VĂN HÁN, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Định hƣớng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Hƣớng nghiên cứu
: Kinh Tế Nông Nghiệp
: Kinh Tế & PTNT
: 2014 - 2018
: ThS. Chu Thị Hà

Thái Nguyên - năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là do chính tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn
khoa học của cô giáo: Th.s Chu Thị Hà.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chƣa hề

đƣợc công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào.
Các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Lý Thị Dậu


ii

LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến
Ban lãnh đạo trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế
và Phát triển Nông thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc biệt, tôi xin đƣợc
gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo Th.s Chu Thị Hà ngƣời đã tận tình chỉ bảo
và hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
Để hoàn thành đƣợc khóa luận này, tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành
đến Uỷ ban nhân dân xã Văn Hán, các hộ sản xuất chè tại xóm Vân Hòa,Thịnh Đức 1
và Vân Hán đã cung cấp cho tôi những nguồn tƣ liệu hết sức quý báu. Trong suốt quá
trình nghiên cứu, tôi nhận đƣợc sự quan tâm, sự động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi
về cả vật chất và tinh thần của gia đình và bạn bè. Thông qua đây, tôi cũng xin đƣợc
gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng và sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên,
khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kính mong nhận
đƣợc sự chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận
đƣợc hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5năm 2018
Sinh viên thực hiện


Lý Thị Dậu


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè thế giới qua các thời kỳ
từ 1965 - 2015...........................................................................................21
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè của một số nƣớc trên thế giới
năm 2016 ..................................................................................................22
Bảng 2.3. Bảng thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trƣờng xuất khẩu chè năm 2016 .24
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai của xã Văn Hán năm 2017 ...........32
Bảng 4.2. Bảng so sánh sản lƣợng và diện tích của xã Văn hán năm 2016 - 2017 ..37
Bảng 4.3. Thông tin chung của các hộ đã điều tra ....................................................38
Bảng 4.4. Bảng cơ cấu và diện tích chè của các hộ điều tra 2016-2017 ...................40
Bảng 4.5. Quy mô sản xuất chè của các hộ điều tra năm 2016-2017 .......................41
Bảng 4.6. Chi phí sản xuất cho sản xuất chè cành của các hộ điều tra .....................44
Bảng 4.7. Kết quả và hiệu quả sản xuất chè cành của các hộ điều tra trong năm 2017
(Tính BQ cho 01 sào/năm) .......................................................................50
Bảng 4.8. Bảng so sánh chè trung du và chè cành ....................................................51
Bảng 4.9. Bảng phân tích ƣu nhƣợc điểm của phân bón và thuốc BVTV ................58
Bảng 4.10. Nguồn lực lao động của các hộ điều tra năm 2017 ................................60
Bảng 4.11. Ảnh hƣởng của năng suất và giá chè đến thu nhập hộ sản xuất chè (Tính
BQ cho 01 sào/năm) .................................................................................64


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ GHI CHÚ


Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ nhóm tuổi của chủ hộ sản xuất chè ......................................39
Hình 4.2. xu hƣớng diện tích sản xuất chè cành của các hộ điều tra ........................43
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ địa điểm mua cành giống của các hộ điều tra năm 2017 .....46
Hình 4.4. Biểu đồ địa điểm và hình thức tiêu thụ chè cành của các hộ điều tra
năm 2017 ....................................................................................................52
Hình 4.5. Biểu đồ xử lý đất trồng chè của các hộ điều tra tính đến năm 2017 .........62
*Ghi chú: Trong đề tài “Thực trạng, giải pháp trong sản xuất và tiêu thụ chè cành
tại xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên” xin được sử dụng tên gọi
“Chè” thay cho tên gọi “Chè cành” trong nội dung để đảm bảo tính khoa học cũng
như ngôn từ hợp lý trong nội dung của đề tài.


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA

Tên viết tắt

Diễn giải

SX

Sản xuất

KD

Kinh doanh

BQ


Bình quân

VTNN

Vật tƣ nông nghiệp

BVTV

Bảo vệ thực vật

GTSXNN

Gía trị sản xuất nông nghiệp

GTSX

Gía trị sản xuất

ĐVT

Đơn vị tính

THCS

Trung học cơ sở

TH

Tiểu học


THPT

Trung học phổ thông

CĐ-ĐH

Cao đẳng- Đại học

KH-KT

Khoa học- Kĩ thuật

GO

Tổng giá trị sản xuất

VA

Giá trị gia tăng

MI

Thu nhập hỗn hợp

Pr

Lợi nhuận

TC


Tổng chi phí

IC

Chi phí trung gian

Chè

Trà


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA ....................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2
2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................2
3.1. Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học .................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................3
4. Đóng góp mới của đề tài .........................................................................................3

5. Bố cục của khóa luận ..............................................................................................3
Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4
2.1.1. Vị trí, vai trò của sản xuất chè(Trà) ..................................................................4
2.1.1.1. Giá trị dinh dƣỡng, y học ...............................................................................4
2.1.1.2. Giá trị công nghiệp .........................................................................................5
2.1.1.3. Giá trị kinh tế .................................................................................................5
2.1.1.4. Giá trị văn hóa - du lịch..................................................................................6
2.1.2. Một số vấn đề cơ bản ........................................................................................6
2.1.2.1. Một số vấn đề cơ bản trong sản xuất và tiêu thụ chè cành ............................6
2.1.2.2. Một số lý luận cơ bản về thị trƣờng ...............................................................7
2.1.2.3. Khái niệm về sản xuất và tiêu thụ ..................................................................8
2.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sản xuất và tiêu thụ chè ........................................11


vii

2.1.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..........................................................................18
2.1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá quy mô, mức độ của sản xuất ..........................................18
2.1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá thực trạng kết quả .............................................18
2.1.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ................................................................19
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................20
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam và trên thế giới .....................20
Chƣơng 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .26
3.1. Đối tƣợng nội dung và phạm vi nghiên cứu.......................................................26
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................26
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................26
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................26
3.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................26
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................27

3.4.1. Chọn điểm nghiên cứu ....................................................................................27
3.4.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu và số liệu .........................................................27
3.4.2.1. Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ..................................................................27
3.4.2.2. Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp....................................................................27
3.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu ...............................................................................29
3.4.4. Phƣơng pháp phân tích ....................................................................................29
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................31
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................31
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên của xã Văn Hán ................................................................31
4.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................31
4.1.1.2. Địa Hình .......................................................................................................31
4.1.1.3. Khí hậu - Thủy văn ......................................................................................31
4.1.1.4. Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai ..........................................................32
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Văn Hán .....................................................33
4.1.2.1. Dân số và lao động .......................................................................................33
4.1.2.2. Hệ thống cơ sở vật chất- hạ tầng nông thôn của xã Văn Hán ......................33


viii

4.1.2.3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất ........................................................35
4.1.3. Đánh giá chung về xã Văn Hán ......................................................................35
4.2. Tình hình sản xuất chè tại xã Văn Hán ..............................................................37
4.3. Thông tin cơ bản của các hộ sản xuất đã điều tra ..............................................38
4.4. Thực trạng và quy mô sản xuất chè của các hộ điều tra ....................................40
4.4.1. Số lƣợng và cơ cấu giống chè .........................................................................40
4.4.2. Quy mô sản xuất..............................................................................................41
4.4.3. Hạch toán chi phí đầu vào cho sản xuất chè ...................................................43
4.4.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất chè của các hộ điều tra .....................................48
4.5. Thực trạng tiêu thụ chè của các hộ điều tra .......................................................52

4.5.1. Địa điểm tiêu thụ chè và hình thức vận chuyển chè .......................................52
4.5.2. Chuỗi cung các yếu tố đầu ra (kênh tiêu thụ chè) ...........................................54
4.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của sản xuất chè ......................................57
4.6.1. Phân bón, thuốc BVTV ...................................................................................57
4.6.2. Yếu tố tự nhiên ................................................................................................59
4.6.3. Yếu tố nguồn lực .............................................................................................60
4.6.4. Yếu tố giá đầu ra của sản phẩm(thị trƣờng) ....................................................63
4.7. Những thuận lợi khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ điều tra ..........65
4.7.1. Thuận lợi .........................................................................................................65
4.7.2. Khó Khăn ........................................................................................................66
Chƣơng 5: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ........................................................69
5.1. Định hƣớng và giải pháp ....................................................................................69
5.1.1. Định hƣớng......................................................................................................69
5.1.1.1. Định hƣớng chung cho xã Văn Hán .............................................................69
5.1.1.2. Định hƣớng cụ thể cho hộ sản xuất chè .......................................................69
5.1.2. Giải pháp .........................................................................................................70
5.1.2.1. Giải pháp chung ...........................................................................................70
5.1.2.2. Giải pháp cụ thể cho các hộ sản xuất chè ....................................................73
5.2. Kết luận và kiến nghị .........................................................................................77


ix

5.2.1. Kết luận ...........................................................................................................77
5.2.1.1. Về sản xuất ...................................................................................................77
5.2.1.2. Về tiêu thụ ....................................................................................................77
5.2.2. Kiến nghị .........................................................................................................78
5.2.2.1. Đối với chính quyền địa phƣơng ..................................................................78
5.2.2.2. Đối với hộ sản xuất chè ................................................................................78
5.2.2.3. Đối với hộ thu gom, hộ bán lẻ và ngƣời tiêu dùng cuối cùng ......................79

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80
PHỤ LỤC


1

Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhiều năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất trong xã
hội, ngành trồng trọt cũng phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao cả
về số lƣợng và chất lƣợng. Sản xuất chè nói chung chè cành nói riêng đóng vai trò rất
quan trọng trong việc cung cấp nguồn chè thành phẩm cho ngƣời tiêu dùng, một phần
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, ngành dƣợc mỹ phẩm, cũng nhƣ thu nhập cho
ngƣời sản xuất. Các hóa chất thực vật nhƣ Polyphenols đƣợc tìm thấy trong trà xanh có
chứa epigallocatechin gallate (EGCG), epicatechin gallate, epicatechin và flavanol, có
khả năng chống oxy hoá, chống ung thƣ, chống viêm và chống lại các tác động sinh
hóa do đó chè là một thức uống cũng nhƣ thực phẩm quan trọng, nhu cầu tiêu thụ cao.
Trong một nền kinh tế thì hai yếu tố sản xuất và tiêu thụ luôn đi liền với
nhau, các mối quan hệ giữa chúng đƣợc xác lập thông qua thị trƣờng. Trên thực tế,
sản xuất phát triển, sản lƣợng tăng thì đồng nghĩa với giá thành sản phẩm giảm, thu
nhập ngƣời dân không ổn định, sản phẩm dƣ thừa. Nếu can thiệp thì phải làm nhƣ
thế nào để nông dân đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trong sản xuất. Trong môi trƣờng
tự do hóa thƣơng mại ngày càng tăng của Việt Nam, câu hỏi đặt ra là: “liệu trồng
trọt nói chung và sản xuất chè nói riêng có khả năng cạnh tranh với thị trƣờng thế
giới để vẫn tiếp tục duy trì vai trò quan trọng trong đa dạng hóa nguồn thu nhập
trong nông nghiệp hay không? Liệu sản xuất quy mô hộ gia đình có khả năng cạnh
tranh với các loại hình sản xuất khác(trang trại, công ty), với các sản phẩm nhập nội
để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm nông nghiệp hay không?
Định hƣớng, giải pháp, chính sách cụ thể nào cần đƣợc ban hành nhằm tạo điều kiện

cho quá trình phát triển sản xuất và tiêu thụ, đa dạng hóa nguồn thu nhập thông qua
sản xuất chè”.
Văn Hán là một xã có diện tích chè lớn lớn của huyện Đồng Hỷ, có vị trí địa
lý và thổ nhƣỡng thuận lợi cho việc phát triển cây chè, và có bề dày truyền thống


2

làm ra những sản phẩm chè tƣơi ngon. Tổng diện tích chè của toàn xã lên tới
1000ha chè trong đó có 400ha chè cành. Cây chè đang từng ngày trở thành cây
trồng chính và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho hộ gia đình. Hơn nữa cây chè
cũng là cây đem lại giá trị kinh tế lớn hơn cả so với các giống cây trồng lâu năm
khác tại địa phƣơng. Tuy vậy việc sản xuất và canh tác chè ở đây chƣa thật sự có
quy hoạch, vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, đầu ra của sản phẩm vẫn chƣa ổn định. Xuất
phát từ thực tế đó, tôi muốn đóng góp một phần kiến thức nhỏ của bản thân trong
công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của xã, từ đó tôi quyết định chọn đề tài:
“Thực trạng, giải pháp trong sản xuất và tiêu thụ chè cành tại xã Văn Hán,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ chè trên cơ sở thực tiễn
tại xã Văn Hán - Đồng Hỷ - Thái Nguyên. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển sản xuất chè và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, góp phần cải thiện và
nâng cao đời sống cho ngƣời dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thôn trên địa bàn xã Văn Hán.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất, tiêu thụ nói
chung và sản xuất, tiêu thụ chè trong sản xuất chè cành nói riêng.
- Nghiên cứu, đánh giá đƣợc thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ chè
trong sản xuất chè tại xã Văn Hán.

- Phân tích đƣợc một số nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất và
tiêu thụ chè trên địa bàn xã Văn Hán.
- Đƣa ra định hƣớng và đề xuất đƣợc một số giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ chè ngày càng có hiệu quả tại xã Văn Hán.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức đã học với thực tiễn trong quá trình đi thực tập tại cơ sở.


3

- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin kỹ năng nghề nghiệp.
- Nâng cao khả năng giao tiếp và xử lí tình huống.
- Giúp hiểu thêm về tình hình sản xuất chè cành trên địa bàn xã Văn Hán huyện Đồng Hỷ- tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Là tài liệu tham khảo giúp xã Văn Hán xây dựng quy hoạch phát triển sản
xuất chè cành. Các giải pháp của đề tài có thể là những cơ sở cho những định hƣớng
phát triển sản xuất chè trong tƣơng lai.
- Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau có cùng hƣớng
nghiên cứu.
4. Đóng góp mới của đề tài
Đƣa ra đƣợc một số giải pháp cụ thể, thực tiễn giúp giải quyết các vấn đề
vƣớng mắc trong sản xuất chè.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm 5 chƣơng chính:
- Chƣơng 1: Mở Đầu
- Chƣơng 2: Tổng quan tài liệu
- Chƣơng 3: Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
- Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Chƣơng 5: Các định hƣớng và giải pháp phát triển sản xuất chè



4

Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Vị trí, vai trò của sản xuất chè(Trà)
2.1.1.1. Giá trị dinh dưỡng, y học
Từ xa xƣa con ngƣời đã biết sử dụng chè nhƣ một vị thuốc bởi công dụng
của nó, hiện nay với công nghệ hiện đại ngƣời ta đã phát hiện ra trong chè có đến
120 đến 130 các thành phần hóa học khác nhau đƣợc chia thành 13 nhóm nhƣ sau:
 Nhóm

chất đường: glucoza, fructoza,.. tạo giá trị dinh dƣỡng và mùi thơm

khi chế biến ở nhiệt độ cao.
 Nhóm

tinh dầu: metyl salixylat, citronellol,..tạo nên hƣơng thơm riêng của

mỗi loại chè, chịu ảnh hƣởng của khí hậu, loại đất và quy trình chế biến.
 Nhóm sắc

tố: chất diệp lục, caroten, xanthophin, làm cho nƣớc chè có thể từ

màu xanh nhạt đến xanh lục sẫm hoặc từ màu vàng đến đỏ nâu và nâu sẫm.
 Nhóm

axít hữu cơ: gồm 8-9 loại khác nhau, có tác dụng tăng giá trị về mặt


thực phẩm và có chất tạo ra vị.
 Nhóm

chất vô cơ: kali, phốtpho, lƣu huỳnh, flo,magiê, canxi,..

 Nhóm

vitamin: C, B1, B2, PP,…: hầu hết tan trong nƣớc, do đó ngƣời ta

nói nƣớc chè có giá trị nhƣ thuốc bổ.
 Nhóm

glucozit: góp phần tạo ra hƣơng chè và có thể làm cho nƣớc chè có vị

đắng, chát và màu hồng đỏ.
 Nhóm

chất chát (tanin): chiếm 15%-30% trong chè, sau khi chế biến thì nó

trở thành vị chát,…
 Nhóm chất

nhựa: đóng vai trò tạo mùi thơm và giữ cho mùi không thoát đi

nhanh (chất này rất quan trọng trong việc chế biến trà rời thành trà bánh).
 Nhóm chất keo (petin): giúp bảo quản trà đƣợc lâu vì có tính năng khó hút ẩm.
 Nhóm

ancal: cafein, theobromin, theophylin, adenin, guanin,…


 Nhóm

protein và axit amin: tạo giá trị dinh dƣỡng và hƣơng thơm cho chè.


5

 Nhóm

enzim: là những chất xúc tác sinh học quan trọng trong quá trình biến

đổi của cơ thể sống.
Tác dụng của trà xanh thể hiện qua thành phần hóa học:
 Diệt

khuẩn

 Chống

chất phóng xạ

 Giúp

cơ thể tỉnh táo, kích thích lao động, đem lại niềm vui

 Thúc

đẩy tiêu hóa và bài tiết


 Giúp

cho hô hấp và tim mạch

 Phòng
 Hạ

bệnh đau răng

cholesterol và chất béo trong máu

 Bảo

vệ thần kinh trong bệnh Pakinson...

 Chữa
 Một

bệnh dời leo

số bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ

 Giúp

giảm cân, làm đẹp

Ngoài ra tác dụng của trà xanh vẫn còn đƣợc lƣu giữ trong bã trà sau khi đã
qua sử dụng nhƣ phơi khô bỏ túi giấy treo trong nhà vệ sinh khử mùi hôi. Để trong
tủ lạnh khử mùi khó chịu của nhiều loại thực phẩm, phân bón cho cây cảnh,….
2.1.1.2. Giá trị công nghiệp

Chè là nguyên liệu cho ngành công nghiệp đồ uống, bánh kẹo, hóa dƣợc
mỹ phẩm.
Một số sản phẩm đƣợc chế biến từ chè nhƣ: trà xanh C2, bánh bông lan, bánh
Mochi, bột trà đắp mặt, matcha,…
2.1.1.3. Giá trị kinh tế
Do điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp cho nên cây chè đƣợc trồng rải rác ở
hầu hết các tỉnh trung du và miền núi của Việt Nam. Ở miền Nam chè đƣợc trồng chủ
yếu ở hai tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai, ở miền Bắc là các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ,
Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai,...
Trong các vùng trồng chè, chè là nguồn thu nhập chủ yếu, góp phần quan
trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Việc sản xuất và cung


6

cấp chè vừa có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng trong nƣớc và nhu
cầu xuất khẩu. Chính bởi vậy, so với các loại cây trồng khác ở Việt Nam, chè là một
trong những cây có ƣu thế nhất cả về điều kiện khí hậu và nguồn lực lao động giải
quyết công ăn việc làm tại chỗ cho đại bộ phận ngƣời dân, nhờ đó nâng mức thu
nhập và cải thiện đời sống nhân dân.
Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, sản xuất hàng
hóa, góp phần đẩy mạnh hoàn thành tiêu chí nông thôn mới.
2.1.1.4. Giá trị văn hóa - du lịch
Ngoài những giá trị nói trên trà còn là một biểu tƣợng văn hóa cho cả dân
tộc, trà còn mang đậm giá trị nhân văn, và ý nghĩa sống thể hiện ở cách uống trà qua
các thời đại. Ngƣời xƣa uống trà, mời trà thể hiện sự kính trọng, hiếu lễ đối với bề
trên. Tục dâng trà trong các ngày lễ, sự kiện mang ý nghĩa thiêng liêng. Ngày nay
uống trà không chỉ thỏa mãn nhu cầu thƣởng trà mà ở chén trà còn là cảm hứng
sáng tác của rất nhiều thi nhân, thi sỹ. Là khoảng không gian tĩnh tâm hay “thuyền
trà”, là lúc chia sẻ cảm xúc, hàn huyên tâm sự khiến tâm hồn trải rộng.

Hiện nay, tại một số địa phƣơng chè đƣợc trồng quy hoạch thành vùng để kết
nối với du lịch nhƣ Mộc Châu, chè cổ Hà Giang. Hay những cây chè đƣợc tạo dáng
thành cây cảnh,…
Rất nhiều giá trị mà trà mang lại cho con ngƣời. trong đó nổi bật nhất đó
chính là trà mang đậm giá trị văn hóa Việt.
2.1.2. Một số vấn đề cơ bản
2.1.2.1. Một số vấn đề cơ bản trong sản xuất và tiêu thụ chè cành
- Sản lƣợng chè là sản lƣợng trên tổng diện tích chè thu đƣợc trong năm.
- Năng suất chè là sản lƣợng chè thu đƣợc tính bình quân trên một diện tích
nhất định(sào-ha) trong năm.
- GTSXNN là một bộ phận của GTSX nói chung (kí hiệu là GO) bao gồm
toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động trong lĩnh vực nông nghiệp
sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thƣờng là một vụ hoặc một năm.


7

- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lƣợng của một quá
trình sản xuất. Nó đƣợc xác định bằng so sánh kết quả sản xuất với chi phí đã bỏ ra.
- Thực trạng là tình trạng có thật đã và đang diễn ra. Từ thực trạng vấn đề
chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó và đƣa ra giải pháp cho
thực trạng đó (giải pháp là biện pháp khắc phục những hạn chế và phát triển những
điểm mạnh của hiện tƣợng)
2.1.2.2. Một số lý luận cơ bản về thị trường
Trong nền kinh tế thị trƣờng, hội nhập kinh tế quốc tế không thể coi thị
trƣờng chỉ là những đại lí, cửa hàng, chợ, siêu thị mặc dù những nơi đó diễn ra quá
trình mua và bán. Chúng ta cần hiểu thị trƣờng là nơi diễn ra các mối quan hệ kinh
tế, là nơi chứa đựng tổng số cung - cầu của hàng hóa(giá cả chính là điểm gặp nhau
giữa cung và cầu) và ở đâu có sản xuất hàng hóa thì ở đó có thị trƣờng.
* Một số quan điểm cơ bản về thị trƣờng:

- Thị trường bao gồm các cá nhân hay tổ chức, thích thú và mong muốn mua
một sản phẩm cụ thể nào đó để nhận đƣợc những lợi ích thỏa mãn một nhu cầu, hay
ƣớc muốn cụ thể và có khả năng tài chính tại một thời nhất định để tiến hành trao
đổi này.
Đầu vào là những nguồn lực sử dụng trong việc sản xuất ra hàng hóa, dịch
vụ. Thị trƣờng yếu tố đầu vào là thị trƣờng cung cấp các yếu tố hàng hóa, dịch vụ
phục vụ cho quá trình sản xuất. Các yếu tố đầu vào chủ yếu bao gồm: lao động,
giống, nguyên vật liệu, nhiên liệu, máy móc thiết bị và các yếu tố đầu vào khác sử
dụng trong quá trình sản xuất.
Đầu ra là những sản phẩm từ nông nghiệp nhằm phục vụ lợi ích và nhu cầu
của ngƣời tiêu dùng. Thị trƣờng đầu ra là thị trƣờng để cung cấp các sản phẩm phục
vụ ngƣời tiêu dùng.
Sản phẩm (Theo Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000:2000) là kết quả của một quá
trình tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tƣơng tác (với nhau) để biến
đổi đầu vào (input) thành đầu ra (output).


8

- Thị trƣờng là một cơ chế phân bổ nguồn lực, quy định sản xuất và phân
phối sản phẩm, dich vụ thông qua hệ thống giá cạnh tranh.
- Thị trƣờng là cầu nối giữa ngƣời sản xuất với ngƣời tiêu dùng, nó là mục
tiêu của quá trình sản xuất hàng hóa.
Định nghĩa nào thì cũng không thể tách rời khỏi quan điểm cốt lõi là: thị
trƣờng bao gồm toàn bộ sự trao đổi hàng hóa, đƣợc diễn ra trong một thời điểm và
một không gian nhất định.
* Vai trò của thị trƣờng trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp
Đối với thƣơng mại, dịch vụ nông nghiệp, thị trƣờng đảm bảo quá trình hoạt
động kinh doanh diễn ra liên tục, quyết định sự sống còn và phát triển của ngƣời sản
xuất. Thị trƣờng là công cụ điều tiết của nhà nƣớc đến hoạt động thƣơng mại và

toàn nền kinh tế. Thị trƣờng dự trữ hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội
đảm bảo việc điều hòa cung - cầu. Thị trƣờng phá vỡ ranh giới của nền sản xuất tự
nhiên, tự cấp - tự túc, phát triển các loại dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
2.1.2.3. Khái niệm về sản xuất và tiêu thụ
* Sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con ngƣời. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để
trao đổi trong thƣơng mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: Sản
xuất cái gì?, Sản xuất nhƣ thế nào?, Sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế
nào để tối ƣu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?
* Tiêu thụ, phân phối
Trong nền kinh tế thị trƣờng, các nhà sản xuất phải tự mình quyết định ba
vấn đề trung tâm cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó là: sản xuất và kinh
doanh cái gì? Sản xuất và kinh doanh nhƣ thế nào? Và cho ai? Cho nên việc tiêu thụ
sản phẩm hàng hóa cần đƣợc hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp tiêu thụ sản phẩm là hoạt động chuyển giao sản phẩm cho
khách hàng và thu tiền bán sản phẩm cho khách hàng. Là hoạt động chuyển hoá
hình thái giá trị của sản phẩm.


9

Giá trị SD → Giá trị (giá cả) →Tiêu dùng.
Sản phẩm → đƣa ra thị trƣờng đƣợc định giá và trở thành hàng hoá→
ngƣời tiêu dùng.
Ngƣời sản xuất → Trung gian thƣơng mại → Ngƣời tiêu dùng.
Theo nghĩa rộng: Quá trình bao gồm nhiều khâu từ sản xuất đến tiêu thụ.
- Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá hình thái giá trị sản phẩm: T
≡ H → H’ →T’
- Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh

doanh, là yếu tố quyết định nhằm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá là sản
phẩm sản xuất để bán và thu lợi nhuận, đồng thời vòng chu chuyển vốn kinh doanh
của nhà sản xuất đƣợc hoàn thành, tạo điều kiện tái sản xuất và mở rộng sản xuất, là
cơ sở để xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng.
- Sản phẩm làm ra đƣợc tiêu thụ thì tính chất hữu ích của các sản phẩm mới
đƣợc xác định, khi đó giá trị và giá trị sử dụng mới đƣợc thực hiện.
- Thông qua tiêu thụ sản phẩm, gắn ngƣời sản xuất với ngƣời tiêu dùng: Nhà
sản xuất có thể nắm bắt thị hiếu, xu hƣớng tiêu dùng, yêu cầu về sản phẩm, để từ đó
mở rộng hƣớng kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới, tìm kiếm khả năng và biện
pháp thu hút khách hàng.
Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh, là yếu
tố quyết định sự tồn tại và phát triển của sản xuất.
Giữa phân phối và tiêu thụ luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhờ có
hoạt động phân phối mà hoạt động tiêu thụ mới có thể diễn ra đƣợc. Mà cũng nhờ có
hoạt động tiêu thụ thì hoạt động phân phối mới có mục tiêu để thực hiện mọi hình
thức phân phối. Cả hai hoạt động đều hỗ trợ tƣơng tác lẫn nhau và không thể tách rời
nhau, nếu thiếu một hoạt động thì hoạt động kia sẽ không thể thực hiện đƣợc.
Phân phối trong marketing là các quá trình kinh tế, tổ chức, cân đối nhằm
điều hành và vận chuyển sản phẩm hàng hóa để đƣa hàng hóa từ nơi sản xuất đến
ngƣời tiêu dùng cuối cùng nhanh nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.


10

Phân phối là những hoạt động thực hiện chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm
từ nhà doanh nghiệp đến ngƣời tiêu dùng thông qua các loại hình dịch vụ mang tính
chất phân phối.
Quá trình phân phối đƣợc cấu thành bởi những yếu tố sau:
- Ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng cuối cùng
- Hệ thống trung gian

- Hệ thống kho tàng, bến bãi, cửa hàng, phƣơng tiện vận chuyển...
- Hệ thống thông tin thị trƣờng, các dịch vụ mua và bán (thanh toán, hợp
đồng...) và các hoạt động yểm trợ khuếch trƣơng.
Kênh phân phối là một tập hợp gồm nhiều thành phần có thể là một công ty,
một doanh nghiệp hay cả tƣ nhân tự gánh vác việc giúp đỡ chuyển giao cho ai đó
quyền sở hữu đối với một hàng hóa cụ thể hay một dịch vụ nào đó trên con đƣờng
từ nhà sản xuất đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng.
Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ
thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đƣa hàng hoá từ ngƣời sản xuất đến ngƣời
tiêu dùng.
Các phần tử trung gian tham gia kênh phân phối:
+ Ngƣời bán buôn: Là những ngƣời mua hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà nhập
khẩu, nhà bán buôn khác và bán lại cho nhà bán lẻ, bán buôn. Ngƣời bán buôn ít
tiếp cận với ngƣời tiêu dùng cuối cùng.
+ Ngƣời bán lẻ: Là những ngƣời mua hàng của các nhà bán buôn hoặc trực
tiếp mua hàng của nhà sản xuất rồi sau đó bán lại cho ngƣời tiêu dùng.
+ Đại lí: Là những ngƣời trung gian có quyền hành hợp pháp thay mặt ngƣời
sản xuất để tiêu thụ sản phẩm.
+ Ngƣời môi giới: Là ngƣời không tham gia mua- bán hàng hóa mà chỉ làm
nhiệm vụ giúp cho ngƣời bán tìm ngƣời mua, hoặc ngƣợc lại và hỗ trợ việc thƣơng
lƣợng. Ngƣời môi giới hƣởng thù lao của một hoặc hai bên.
Các loại kênh phân phối:
Kênh phân phối là sự kết hợp hữu cơ giữa ngƣời sản xuất và các tổ chức trung


11

gian để tổ chức vận động hàng hóa hợp lí nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của ngƣời
tiêu dùng cuối cùng. Trong kênh phân phối bao giờ cũng bao gồm: Ngƣời sản xuất, các
phần tử trung gian và ngƣời tiêu dùng cuối cùng.

Ngƣời sản xuất -> Những phần tử trung gian phân phối -> Ngƣời tiêu dùng
Kênh phân phối trực tiếp: Là loại kênh không tồn tại các khâu trung gian,
hàng hóa vận chuyển từ ngƣời sản xuất đến thẳng ngƣời tiêu dùng cuối cùng; ngƣời
sản xuất cũng là ngƣời tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
Kênh phân phối gián tiếp: Là loại kênh phân phối có sự tồn tại các phần tử
trung gian, hàng hóa vận chuyển từ ngƣời sản xuất qua các phần tử trung gian mới
tới ngƣời tiêu dùng.
 Mối quan hệ giữa hoạt động tiêu thụ và hoạt động sản xuất
Hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ là các hoạt động cơ bản trong quá trình
sản xuất kinh doanh (SX-KD). Giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Trƣớc hết khả năng tiêu thụ sản phẩm trực tiếp quyết định hình thức sản xuất
kinh doanh. Xác định đƣợc cơ cấu sản phẩm của mình tức là doanh nghiệp đã trả lời
đƣợc các câu hỏi sản xuất sản phẩm gì ?, Số lƣợng bao nhiêu?, Chất lƣợng nhƣ thế nào
?Và cung cấp vào thời điểm nào?. Hay nói một cách khác doanh nghiệp đã hình thành
đƣợc nhiệm vụ SX-KD của mình.
Để đạt đƣợc độ tin cậy cao trong việc xác định nhiệm vụ SX-KD của mình
doanh nghiệp cần phải chú trọng vào công tác điều tra nhu cầu thị trƣờng và dự
báo nhu cầu với những thông tin và phƣơng pháp thích ứng. Làm đƣợc điều này
tức là doanh nghiệp cũng tạo ra đƣợc những điều kiện tối cần thiết cho hoạt động
bán hàng. Những thông tin về thị trƣờng nhƣ số lƣợng cần? Chất lƣợng có thể
chấp nhận, thời gian cần? Giá cả có thể chấp nhận?,... đây chính là các thông tin
cực kỳ quan trọng để đƣa ra các quyết định sản xuất.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ chè
* Điều kiện tự nhiên
+ Đất đai
Đất đai quyết định đến sản lƣợng và chất lƣợng của sản phẩm chè. Chè là một


12


cây không yêu cầu khắt khe về đất so với một số cây công nghiệp dài ngày khác. Tuy
nhiên để cây chè sinh trƣởng, phát triển tốt, nƣơng chè có nhiệm kỳ kinh tế dài, khả
năng cho năng suất cao, ổn định, chất lƣợng chè ngon thì cây chè cũng phải đƣợc trồng
ở nơi có đất tốt, phù hợp với đặc điểm sinh vật học của nó. Qua nghiên cứu của các
chuyên gia cho thấy đất trồng chè tốt phải đạt yêu cầu sau: độ pH từ 4,5 - 5,5; hàm
lƣợng mùn 2% - 4%; độ sâu ít nhất 0,6 - 1m; mực nƣớc ngầm phải dƣới 1m; kết cấu
của đất tơi xốp sẽ giữ đƣợc nhiều nƣớc, thấm nƣớc nhanh, thoát nƣớc tốt, có địa hình
dốc từ 10 - 200.
+ Thời tiết khí hậu
Độ ẩm, nhiệt độ và lƣợng mƣa là những yếu tố ảnh hƣởng lớn đến cây chè.
Để cây chè phát triển tốt thì nhiệt độ bình quân là 22 - 280C, lƣợng mƣa trung bình
là 1500 - 2000mm/năm nhƣng phải phân đều cho các tháng, ẩm độ không khí từ 80
- 85%, ẩm độ đất từ 70 - 80%, cây chè là cây ƣa sáng tán xạ, thời gian chiếu sáng
trung bình 9 giờ/ngày.
Nhiệt độ không khí ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình sinh trƣởng và phát
triển của cây chè. Cây chè ngừng sinh trƣởng khi nhiệt độ không khí dƣới 10 0C hay
trên 400C. Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trƣởng, mùa xuân bắt đầu phát triển
trở lại. Thời vụ thu hoạch chè dài, ngắn, sớm, muộn tuỳ thuộc chủ yếu vào điều kiện
nhiệt độ. Tuy nhiên các giống chè khác nhau có mức độ chống chịu khác nhau.
Cây chè vốn là cây thích nghi sinh thái vùng cận nhiệt đới bóng râm, ẩm ƣớt.
Lúc nhỏ cây cần ít ánh sáng, một đặc điểm cũng cần lƣu ý là các giống chè lá nhỏ
ƣu sáng hơn các giống chè lá to.
* Yếu tố thuộc về kỹ thuật
+ Ảnh hƣởng của giống chè
Giống chè ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất, chất lƣợng, đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Mỗi một điều kiện sinh thái, mỗi vùng lại thích hợp cho một giống chè
hay một số giống nhất định. Vì vậy để có nguyên liệu phục vụ chế biến, tạo ra chè
thành phẩm có chất lƣợng cao và để góp phần đa dạng hoá sản phẩm ngành chè, tận
dụng lợi thế so sánh của các vùng sinh thái đòi hỏi phải có nguồn giống thích hợp.



13

Ở trong nƣớc ta đã chọn tạo đƣợc nhiều giống chè tốt bằng phƣơng pháp
chọn lọc cá thể nhƣ: PH1, TRI777, 1A, TH3. Đây là một số giống chè khá tốt, tập
trung đƣợc nhiều ƣu điểm, cho năng suất và chất lƣợng búp cao, đã và đang đƣợc sử
dụng ngày càng nhiều, trồng trên diện tích rộng, bổ sung cơ cấu giống vùng và thay
thế dần giống cũ trên các nƣơng chè cằn cỗi.
Bên cạnh đặc tính của các giống chè, phƣơng pháp nhân giống cũng ảnh
hƣởng trực tiếp tới chè nguyên liệu. Hiện nay có 2 phƣơng pháp đƣợc áp dụng chủ
yếu là trồng bằng hạt và trồng bằng giâm cành. Đặc biệt phƣơng pháp trồng chè
cành đến nay đã đƣợc phổ biến, áp dụng rộng rãi và dần dần trở thành biện pháp
chủ yếu trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam.
+ Ảnh hƣởng của các biện pháp kỹ thuật
- Nƣớc tƣới: Trong búp chè có hàm lƣợng nƣớc lớn vì vậy phải cung cấp đủ
nƣớc sẽ làm tăng năng suất và sản lƣợng chè, cho nên phải chủ động tƣới nƣớc cho
chè vào vụ đông.
- Bón phân: Bón phân cho chè nhất là chè kinh doanh là một biện pháp kỹ
thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lƣợng búp chè, nhƣng
biện pháp này cũng có những tác dụng ngƣợc bởi nếu bón phân không hợp lý sẽ
làm cho năng suất và chất lƣợng không tăng lên đƣợc, thậm chí còn bị giảm xuống.
Nếu bón đạm với hàm lƣợng quá cao hoặc bón các loại phân theo tỷ lệ không hợp lý
sẽ làm giảm chất Tanin hoà tan của chè, làm tăng hợp chất Nitơ dẫn tới giảm chất
lƣợng chè. Vì vậy bón phân cần phải bón đúng cách, đúng lúc, đúng đối tƣợng và
cần cân đối các yếu tố dinh dƣỡng chủ yếu nhƣ: Đạm, lân, kali sao cho phù hợp.
- Che nắng: Theo các chuyên gia về chè, nếu thời tiết khô hạn kéo dài thì cây
bóng mát đƣợc trồng 170 - 230 cây/ha che phủ đƣợc 20 - 30% diện tích thì độ ẩm sẽ
cao. Qua nghiên cứu về sự tác động của ánh sáng tới cây chè và quang hợp tốt nhất
trong điều kiện ánh sáng tán xạ. Vì vậy mà các nƣớc nhƣ Ấn Độ, Nhật Bản thƣờng
áp dụng trồng cây che bóng mát cho cây chè, nên năng suất và sản lƣợng chè

thƣờng cao.


14

- Mật độ gieo trồng: Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng chè, mật
độ trồng chè phụ thuộc vào các giống, độ dốc, điều kiện cơ giới hoá. Nhìn chung
tuỳ điều kiện giống, đất đai, cơ giới hoá, khả năng đầu tƣ mà có khoảng cách mật độ
khác nhau. Nhƣng xu thế hiện nay là khai thác sản lƣợng theo không gian do đó có
thể tăng cƣờng mật độ một cách hợp lý cho sản lƣợng sớm, cao, nhanh khép tán,
chống xói mòn và cỏ dại trong nƣơng chè, qua thực tế cho thấy nếu mật độ vƣờn
đảm bảo từ 25000 đến 30000 cây/ha thì sẽ cho năng suất và chất lƣợng tốt, chi phí
phải đầu tƣ tính cho một sản phẩm là đạt mức thấp nhất.
- Đốn chè: Đốn chè cũng ảnh hƣởng rất lớn đến sản lƣợng và chất lƣợng chè.
Đốn chè là cắt đi đỉnh ngọn của các cành chè, ức chế ƣu thế sinh trƣởng đỉnh và
kích thích các trồi ngủ, chồi nách mọc thành lá, cành non mới tạo ra một bộ khung
tán khoẻ mạnh, làm cho cây luôn ở trạng thái sinh trƣởng dinh dƣỡng. Hạn chế sự ra
hoa, kết quả có lợi cho việc ra lá, kích thích sinh trƣởng búp non, tăng mật độ búp
và trọng lƣợng búp, tạo bộ khung tán to có nhiều búp, vừa tầm hái tăng hiệu suất lao
động. Cắt bỏ những cành già tăm hƣơng, bị sâu bệnh thay bằng những cành non
mới sung sức hơn giữ cho cây chè có bộ lá thích hợp để quang hợp.
+ Các dạng đốn chè:
Đốn phớt: Hai năm sau khi đốn tạo hình, mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 5cm
sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3-4cm, khi đốn vết đốn cuối cùng cao 70cm thì hàng
năm đốn thêm 1-2cm. Sự thay đổi cách đốn sẽ làm tăng sản lƣợng và chất lƣợng chè.
Đốn đau: Những cây chè đã đƣợc đốn nhiều năm, cây chè phát triển kém, năng
suất thấp, giảm rõ rệt thì đốn cách mặt đất 40 - 50cm bón phân hữu cơ và lân theo
quy trình một năm trƣớc khi đốn đau. Sau khi đốn đau cần tiến hành hái chè theo
phƣơng pháp nuôi tán, chỉ hái búp chè cao hơn 65cm còn chừa lại nuôi tán. Theo
nhƣ nghiên cứu ở Inđônêxia cho thấy rằng: Hàm lƣợng Caphêin của nguyên liệu

chè thu hoạch ở cây chè đốn đau cao hơn ở nguyên liệu chè chƣa đốn, nhƣ vậy chè
đốn đau và chè đốn liên tục sẽ cho sản lƣợng và chất lƣợng tăng, đốn chè có tác
dụng tạo khung tán cho chè để có mật độ búp cao, tạo chiều cao hợp lý thuận lợi
cho việc chăm sóc và thu hoạch.


×