Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở tỉnh quảng nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.86 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẶNG VÂN ANH

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
CHO SINH VIÊN Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẶNG VÂN ANH

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
CHO SINH VIÊN Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã số: 60 22 03 01

N ƣờ

ƣớn

n

o





TS. LÊ THỊ TUYẾT BA

Đà Nẵng - Năm 2017



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 3
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................. 3
5. Bố cục của đề tài .................................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 4
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC GIÁ
TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG .............................................................. 8
1.1. ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG ....................... 8
1.1.1. Quan niệm về đạo đức .................................................................... 8
1.1.2.Giá trị đạo đức truyền thống .......................................................... 12
1.2. VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG HIỆN NAY ...... 25
1.2.1. Quan niệm về giáo dục đạo đức .................................................... 25
1.2.2. Vai trò của giáo dục đạo đức truyền thống hiện nay .................... 26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 29
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN
Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY ........................................................... 31
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC

CHO SINH VIÊN Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY ............................... 31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 31
2.1.2. Điều kiện kinh tế ........................................................................... 32
2.1.3. Ảnh hƣởng của mơi trƣờng văn hóa – xã hội ............................... 34


2.2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
CHO SINH VIÊN Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY ............................... 37
2.2.1. Những mặt tích cực trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
cho sinh viên ở tỉnh Quảng Nam hiện nay ...................................................... 37
2.2.2. Những hạn chế trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho
sinh viên ở tỉnh Quảng Nam và nguyên nhân của nó ..................................... 49
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY . 57
2.3.1. Những bất cập trong giáo dục đạo đức ở trƣờng học và bản thân
sinh viên .......................................................................................................... 57
2.3.2. Tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng và q trình tồn cầu
hóa đến các giá trị đạo đức truyền thống ........................................................ 62
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 66
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN
NAY ................................................................................................................ 67
3.1. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO
ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN HIỆN NAY ............................. 67
3.1.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức ................................ 67
3.1.2. Quan điểm của Đảng về phát triển con ngƣời toàn diện .............. 70
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN Ở
TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY ................................................................. 75
3.2.1. Giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của quê hƣơng

Quảng Nam ..................................................................................................... 75
3.2.2. Đổi mới nội dung và hình thức giáo dục đạo đức......................... 77


3.2.3. Phát huy vai trị của gia đình với tƣ cách là môi trƣờng giáo dục
đầu tiên ............................................................................................................ 83
3.2.4. Coi công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên là nhiệm vụ thƣờng
xuyên trong nhà trƣờng ................................................................................... 85
3.2.5. Xây dựng môi trƣờng xã hội lành mạnh cho sinh viên................. 87
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 93
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Nhận thức của sinh viên về giá trị đạo đức truyền thống

42

bảng
2.1.


dân tộc
2.2.

Cần lƣu giữ giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam

42

2.3.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thối đạo đức của

54

giới trẻ ở Việt Nam


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết củ đề tài
Trong đƣờng lối cách mạng Việt Nam, Đảng ta khẳng định: con ngƣời
vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đảng chủ
trƣơng lấy việc phát huy nguồn lực con ngƣời làm yếu tố cơ bản cho sự phát
triển nhanh và bền vững. Quan điểm này đã đặt ra cho quá trình phát triển
nguồn nhân lực ở nƣớc ta nhiều nhiệm vụ to lớn, đặc biệt là việc chăm lo giáo
dục thế hệ trẻ, trong đó giáo dục đạo đức đóng vai trị quan trọng. Thông qua
giáo dục, con ngƣời sẽ học cách điều chỉnh hành vi, hoàn thiện dần nhân
cách. Đặc biệt, đạo đức truyền thống có vai trị quan trọng trong việc giáo dục
thế hệ trẻ - chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc.

Trong lịch sử phát triển của dân tộc, những giá trị đạo đức truyền thống
đã làm nên cốt cách, tinh thần và sức mạnh Việt Nam. Những giá trị đạo đức
truyền thống tuy mang tính ổn định, bền vững nhƣng không phải là nhất
thành, bất biến mà luôn vận động, biến đổi cùng với sự vận động, biến đổi của
lịch sử. Khi lịch sử bƣớc sang một thời kỳ mới thì những giá trị đạo đức
truyền thống cũ lại đƣợc thẩm định, chắt lọc và đổi mới cho phù hợp. Đồng
thời, những giá trị mới dần đƣợc hình thành làm cho hệ thống giá trị truyền
thống của dân tộc ngày càng phong phú.
Hiện nay, những tác động đa chiều của nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi
chúng ta một mặt, phải quan tâm tới phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra cuộc
sống đầy đủ cho nhân dân, mặt khác duy trì và phát huy giá trị đạo đức truyền
thống, đặc biệt cho thế hệ trẻ. Trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế,
thanh niên, sinh viên đang đứng trƣớc những thời cơ, thuận lợi nhƣng cũng
phải sẵn sàng đối mặt với những thách thức, khó khăn. Việc tiếp thu những
thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới và mở rộng giao lƣu hội


2

nhập quốc tế đã giúp thanh niên, sinh viên có nhận thức, tƣ duy phát triển, thị
hiếu thẩm mỹ nâng lên. Tuy nhiên, quá trình giao lƣu hội nhập cùng với việc
xây dựng nền kinh tế thị trƣờng cũng là mảnh đất màu mỡ nảy sinh lối sống
ích kỷ, vụ lợi, những thói hƣ tật xấu, những tệ nạn xã hội đã và đang từng
ngày, từng giờ tác động đến đời sống tinh thần phá vỡ nhiều nét đẹp của văn
hóa truyền thống. Mặt trái của cơ chế thị trƣờng đã tạo ra một bộ phận không
nhỏ lớp ngƣời trong xã hội nói chung, một bộ phận thanh niên, sinh viên nói
riêng có lối sống chạy theo đồng tiền, bng thả, quay lƣng với văn hóa, với
truyền thống dân tộc.
Trƣớc những thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội, thang giá trị đạo đức
của con ngƣời cũng có nhiều biến đổi theo cả hai hƣớng tích cực và tiêu cực.

Bên cạnh việc đổi mới nội dung, phƣơng pháp, chƣơng trình của một số mơn
học, hình thức dạy và học cũng từng bƣớc đƣợc cải tiến, hình thức đào tạo
ngày một đa dạng và phong phú hơn thì việc nâng cao cơng tác giáo dục
chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống cần đƣợc quan tâm một cách đúng mức
nhƣ nó cần phải có.
Hiện nay, hầu hết sinh viên vẫn giữ đƣợc phẩm chất tốt đẹp của cha ông
ta nhƣ u nƣớc, đồn kết, tơn sƣ trọng đạo, hiếu học, kính thầy, yêu bạn, lối
sống giản dị, chăm chỉ.Tuy nhiên, vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ sinh viên
chỉ quan tâm đến bản thân và nhu cầu trƣớc mắt, sống thực dụng, kém ý chí
vƣơn lên, học địi lối sống xa hoa, hƣởng thụ, thiếu trung thực trong học tập,
tha hóa nhân cách, sa vào tệ nạn xã hội.Thực tế này đòi hỏi cần phải tăng
cƣờng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên, tạo môi trƣờng và
khích lệ sinh viên tham gia xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, phịng
chống các tệ nạn, định hƣớng để sinh viên phấn đấu rèn luyện theo chuẩn mực
đạo đức xã hội.


3

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống cho sinh viên ở tỉnh Quảng Nam hiện nay” làm luận văn Thạc
sĩ. Với mục đích nghiên cứu một cách tổng thể và đề xuất những giải pháp cơ
bản nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
cho sinh viên Quảng Nam trong bối cảnh hiện nay.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu và làm sáng tỏ những quan niệm về đạo đức trong
lịch sử triết học và phân tích thực trạng giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh
viên các trƣờng Đại học và Cao đẳng ở Quảng Nam hiện nay, đề tài xây dựng
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống

cho sinh viên Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu vấn đề lý luận chung về đạo đức và giáo dục đạo đức.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng nhận thức và công tác giáo dục đạo
đức cho sinh viên ở Quảng Nam.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị
đạo đức truyền thống cho sinh viên Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.
3. Đố tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Lý luận chung về đạo đức và giáo dục giá trị đạo
đức truyền thống cho sinh viên Quảng Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên
ở Quảng Nam từ nay đến năm 2020 (dự kiến khảo sát sinh viên từ 3 trƣờng Đại
học Quảng Nam, Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Quảng Nam và Trƣờng
Cao đẳng Y tế Quảng Nam)
4. Cơ sở lý luận và p ƣơn p áp n

ên ứu

- Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa,


4

tƣ tƣởng
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phƣơng pháp luận của phép biện
chứng duy vật, luận văn sử dụng các phƣơng pháp: lịch sử và lơgíc, phân tích,
tổng hợp, khái quát hóa, điều tra xã hội học… nhằm thực hiện mục đích và
nhiệm vụ đặt ra.
5. Bố cục củ đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có 3 chƣơng, 7 tiết.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đạo đức và giáo dục đạo đức là vấn đề từ lâu luôn đƣợc sự quan tâm của
các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và của toàn xã hội. Đã có
nhiều cơng trình, bài viết của nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc nghiên cứu về
đạo đức và giáo dục đạo đức.
Ở Việt Nam các cơng trình nghiên cứu về đạo đức và giá trị truyền thống
đạo đức đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Trong đó có các tác phẩm
tiêu biểu sau:
“Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”của Trần Văn
Giàu (chủ biên), (1980), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác giả đã phân tích
các giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, đặc biệt là chủ nghĩa yêu nƣớc,
cái làm nên cốt cách, tinh thần Việt Nam.
Tác giả Phạm Minh Hạc (1996), với cơng trình “Phát triển giáo dục,
phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội. Đã làm rõ vai trò quan trọng của giáo dục – đào tạo trong việc
phát triển con ngƣời trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây
dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục Việt Nam để
phục vụ hiệu quả việc phát triển con ngƣời.
“Giá trị truyền thống trước những thách thức của tồn cầu hố” của


5

Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), (2002), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội. Các tác giả đã làm rõ nhiều vấn đề về giá trị truyền thống
dân tộc và những vấn đề đặt ra trong xu thế tồn cầu hóa; việc gìn giữ và phát
huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
“Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa” của TS. Trịnh Duy Huy (2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Tác giả đã phân tích tác động của kinh tế thị trƣờng đối với đạo đức, nêu lên
đƣợc thực trạng của đạo đức xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị
trƣờng ở nƣớc ta. Qua đó, tác giả đã đƣa ra các giải pháp mang tính định
hƣớng đối với việc xây đựng đạo đức mới trong điều kiện hiện nay.
“Ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện
nay”của TS. Lê Thị Tuyết Ba (2010), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác giả
đã phân tích rõ quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về ý thức đạo đức và
vai trò của ý thức đạo đức; đặc biệt tác giả đã làm rõ những biến đổi của ý
thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và đƣa ra các giải pháp mang
tính định hƣớng nhằm xây dựng ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị
trƣờng ở nƣớc ta.
“Mấy vấn đề về đạo đức học Mácxít và xây dựng đạo đức trong điều
kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” của PGS.TS. Nguyễn Thế Kiệt
(2012), Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Tác giả đã khẳng định vai
trò to lớn của đạo đức mới trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; làm rõ sự
biến đổi thang giá trị đạo đức dƣới tác động của kinh tế thị trƣờng ở Việt
Nam, sự cần thiết phải có những giải pháp mang tính định hƣớng nhằm xây
dựng đạo đức mới gắn liền với việc đấu tranh chống lại sự thối hóa biến chất
về đạo đức, lối sống hiện nay.
Ngồi ra, cịn có các cơng trình“Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống
trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Nguyễn Trọng Chuẩn,


6

Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Qúy (Đồng chủ biên) (2001), Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội; Nguyễn Duy Quý (2006), “Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay, vấn
đề và giải pháp”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Văn Lý (2013),
“Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển

sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật,
Hà Nội … đã đề cập đến vấn đề tiếp thu, kế thừa và phát triển các giá trị đạo
đức truyền thống trong điều kiện mới.
Các đề tài luận văn, luận án viết về đạo đức sinh viên nhƣ: Luận văn thạc
sĩ triết học của Vũ Thanh Hƣơng (2004),“Đạo đức sinh viên trong điều kiện
kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam- thực trạng và giải pháp(qua khảo sát
một số trường Đại học và Cao đẳng ở Hà Nội); Luận án tiến sĩ của Võ Minh
Tuấn (2004), “Ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay”, Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn; Đề tài cấp bộ của Huỳnh Văn Sơn (2009), “Sự lựa
chọn các giá trị đạo đức và nhân văn trong định hướng lối sống của sinh
viên”. Luận án tiến sĩ của Phạm Huy Thành (2014),“Giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu
vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay”. Các đề tài trên đã
phân tích làm rõ thực trạng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống hiện
nay. Qua đó, đề xuất các quan điểm định hƣớng và một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay.
Bên cạnh đó, cịn có các cơng trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức
truyền thống cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay đăng trên các Tạp chí
Triết học, Kỷ yếu hội thảo khoa học nhƣ:“Bảo vệ giá trị truyền thống dân
tộc” (1994) của Nguyễn Tài Thƣ, Tạp chí Triết học, số 6; Tạp chí triết học, số
5; Nguyễn Văn Huyên (1998), “Giá trị truyền thống, nhân lõi và sức sống
bên trong của sự phát triển đât nước, dân tộc”, Tạp chí Triết học, số 4; “Vấn
đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường Việt


7

Nam”(1999) của TS. Lê Thị Tuyết Ba, Tạp chí Triết học, số 1; “Thực trạng
giáo dục giá trị truyền thống cho học sinh THPT qua hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp”(2003) của Đặng Thúy Anh, Tạp chí Triết học, số 3;

“Chuẩn mực đạo đức trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường ở nước ta
hiện nay” của TS. Lê Thị Tuyết Ba (2003), Tạp chí Triết học, số 10; “Giá trị
đạo đức truyền thống - Động lực tinh thần cho phát triển kinh tế” (2004) của
TS.Lê Thị Tuyết Ba, Kỉ yếu hội thảo Khoa học; “Giáo dục đạo đức cho sinh
viên - yếu tố quan trọng tạo ra sự phát triển bền vững cho xã hội” (2004) của
TS. Trần Hồng Lƣu, Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học;“Tác động tồn cầu hố
đến đạo đức sinh viên hiện nay”(2004) của Võ Minh Tuấn; “Tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục thanh niên hiện nay”của PGS.TS. Lê
Hữu Ái, TS. Ngô Văn Hà, TS. Lê Thị Tuyết Ba (2008); “Đạo đức sinh viên
trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay” của Phạm Huy Thành (2010), Tạp chí
Giáo dục lý luận…
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu nêu trên, từ nhiều góc độ khác
nhau, đã làm sáng tỏ tác động hai mặt của bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập
kinh tế quốc tế tới sự biến đổi của đạo đức xã hội ở nƣớc ta trong quá trình
đổi mới, đề ra một số phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao giáo dục giá trị
đạo đức trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, chƣa có đề tài nào đi sâu nghiên
cứu một cách hệ thống về giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh
viên ở tỉnh Quảng Nam, đó là lý do tơi chọn đề tài “Giáo dục giá trị đạo
đức truyền thống cho sinh viên ở Quảng Nam hiện nay” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.


8

CHƢƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
1.1. ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
1.1.1. Quan niệm về đạo đức

Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos (moris) - lề thói (moralis
nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa). Cịn “ln lý” đƣợc xem nhƣ đồng
nghĩa với đạo đức có gốc từ Hy Lạp là ethisos - lề thói, tập tục. Khi nói đến đạo
đức là nói đến lề thói, tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa ngƣời với
ngƣời trong sự giao tiếp với nhau hằng ngày. Gắn với sự ra đời của Triết học
(philosophia) là sự hình thành Đạo đức học (tiếng Hy Lạp: ethikos, tiếng
latin: ethicus hay ethica) với tƣ cách là lý luận về đạo đức ra đời từ thời Hy
Lạp cổ đại, khoảng thế kỷ thứ VIII (TrCN).
Với tƣ cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tƣ tƣởng đạo đức
đã xuất hiện từ thời cổ đại ở Ấn Độ, Trung Hoa và đặc biệt là ở Hy Lạp. Từ
trƣớc đến nay khi nghiên cứu về lĩnh vực đạo đức có nhiều cách tiếp cận đạo đức
theo những khuynh hƣớng khác nhau.
Ở phƣơng Đông, các học thuyết về đạo đức của ngƣời Trung Quốc cổ đại
xuất hiện sớm, đƣợc thể hiện trong quan niệm về đạo đức của họ. Đạo đức là
một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học Trung Quốc cổ đại.
“Đạo” có nghĩa là con đƣờng, đƣờng đi. Về sau khái niệm này đƣợc vận dụng
trong triết học để chỉ con đƣờng của tự nhiên, tính quy luật của tự nhiện. “Đức”
dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức tính là biểu hiện của đạo,
là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Có thể nói, đạo đức theo quan niệm của
ngƣời Trung Hoa cổ đại chính là những yêu cầu, nguyên tắc do cuộc sống đặt ra
mà mỗi ngƣời phải tuân theo.


9

Ở phƣơng Tây, vấn đề đạo đức từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
tƣ tƣởng. Cho đến nay, ngƣời ta vẫn coi Xôcrát là ngƣời đặt nền móng đầu tiên
cho khoa học đạo đức. Tuy nhiên, các nhà triết học phƣơng Tây khi nghiên cứu
về đạo đức lại có cách tiếp cận khác nhau nhƣ: Aristốt và Platôn khi nghiên cứu
về đạo đức đã quy đạo đức của con ngƣời vào “ý niệm siêu cảm giác” hay “ý

niệm của điều thiện”. Hêghen thì cho rằng đạo đức là biểu hiện của “ý niệm
tuyệt đối” hay quy đạo đức vào tình yêu phổ biến nhƣ Phoiơbăc. Đuyrinh cho
rằng đạo đức là cái gì đó bất biến, tồn tại vĩnh cửu.
Các nhà triết học trƣớc Mác kể cả triết học phƣơng Đông và phƣơng Tây
khi bàn về đạo đức đã có những đóng góp nhất định, nhƣng nhìn chung đều rơi
vào quan điểm duy tâm. Họ khơng nhìn thấy đạo đức đƣợc hình thành từ trong
lao động và là sản phẩm của hoạt động có ý thức của con ngƣời, của loài ngƣời.
Hạn chế lớn nhất của các nhà triết học trƣớc Mác là khơng nhìn thấy đƣợc mối
quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, vai trò quyết định của
tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, không thấy đƣợc cơ sở kinh tế trong các
quan hệ đạo đức xã hội.
Khác với tất cả các quan niệm trƣớc đó, C. Mác và Ph. Ăngghen dựa trên
quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã xây dựng một học thuyết
đạo đức có tính cách mạng. C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định, đạo đức
nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch sử.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng: trƣớc khi sáng lập các lý luận và
nguyên tắc, bao gồm cả triết học và lý luận học, con ngƣời đã hoạt động, tức là
sản xuất ra các tƣ liệu vật chất cần thiết cho đời sống. Xuất phát từ vai trị của
lao động đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của con ngƣời. C.Mác đi đến
quan niệm về tính quy định của phƣơng thức sản xuất đối với toàn bộ hoạt động
của con ngƣời, của xã hội loài ngƣời. Trong lời tựa viết cho tác phẩm “Góp phần
phê phán khoa kinh tế chính trị”, C. Mác viết: “Phƣơng thức sản xuất đời sống


10

vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói
chung. Khơng phải ý thức của con ngƣời quyết định tồn tại của họ; trái lại tồn tại
của họ quyết định ý thức của họ” [45, tr.15].
Tính lịch sử của đạo đức thể hiện ở chỗ: trong các học thuyết về đạo đức,

có học thuyết chỉ có giá trị thúc đẩy tiến bộ xã hội ở một thời điểm nhất định
nào đó, nhƣng cũng có những học thuyết đạo đức có thể có giá trị lâu dài đối
với sự phát triển xã hội.
Trong xã hội có giai cấp, đạo đức mang tính giai cấp. Mỗi giai cấp đều
có đạo đức riêng, phản ánh những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí
giai cấp của mình, tức là những quan hệ kinh tế mà trong đó, ngƣời ta tiến
hành sản xuất và trao đổi.
Tuy nhiên, thơng qua tính lịch sử và tính giai cấp của đạo đức, ngƣời ta
tìm thấy những giá trị đạo đức tƣơng đối bền vững có tính phổ biến cho một
dân tộc, thậm chí cho cả nhân loại trong mọi thời kỳ lịch sử.
Nhƣ vậy, các hiện tƣợng đạo đức ở các thời đại khác nhau có tính chất
khác nhau, trong xã hội có giai cấp thì đạo đức có tính giai cấp. Cho nên,
khơng thể coi đạo đức là nhất thành, bất biến, vĩnh viễn nhƣ lý thuyết của một
số nhà đạo đức trƣớc kia đề ra. Nhƣ vậy, sự phát sinh và phát triển của đạo
đức xét đến cùng là một quá trình do sự phát triển của phƣơng thức sản xuất
quyết định.
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin, đạo đức là một hình thái ý
thức xã hội, phán ánh tồn tại xã hội, phán ánh hiện thực đời sống xã hội.
Ngày nay, đạo đức đƣợc hiểu là một trong những phƣơng thức cơ bản
điều tiết chuẩn mực hoạt động của con ngƣời, là một hình thái ý thức xã hội,
là một dạng của quan hệ xã hội (quan hệ đạo đức) là đối tƣợng nghiên cứu
của đạo đức học.
Đến nay, các nhà nghiên cứu đã có những quan niệm khác nhau về đạo
đức.Trong Giáo trình đạo đức học Mác-Lênin của tập thể các nhà khoa học ở


11

Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng:
“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những

nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh
giá cách ửng xử của con ngƣời trong quan hệ với nhau và quan hệ
với xã hội, chúng đƣợc thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền
thống và sức mạnh của dƣ luận xã hội” [26, tr.8].
Theo định nghĩa này thì đạo đức có các đặc trƣng sau:
Đạo đức là một phƣơng thức điều chỉnh hành vi của con ngƣời. Loài
ngƣời đã sáng tạo ra nhiều phƣơng thức điều chỉnh hành vi con ngƣời: phong
tục, tập quán, tôn giáo, pháp luật, đạo đức…Đối với đạo đức, sự đánh giá
hành vi con ngƣời theo khuôn khép chuẩn mực và qui tắc đạo đức biểu hiện
thành những khái niệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa.
Bất kỳ trong thời đại lịch sử nào, ngƣời ta cũng đều đƣợc đánh giá nhƣ vậy.
Các khái niệm thiện ác, khuôn khép và qui tắc hành vi của con ngƣời thay đổi
từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác. Và trong xã
hội có giai cấp thì bao giờ cũng biểu hiện lợi ích của một giai cấp nhất định.
Những khuôn khép (chuẩn mực) và qui tắc đạo đức là yêu cầu của xã hội
hoặc của một giai cấp nhất định đề ra cho hành vi mỗi cá nhân. Những chuẩn
mực và quy tắc đạo đức nhất định đƣợc công luận của xã hội, hay một giai
cấp, dân tộc thừa nhận. Do vậy, sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện
và xét về bản chất, đạo đức là sự lựa chọn của con ngƣời.
Đạo đức là một hệ thống các giá trị. Sự hình thành phát triển và hồn
thiện hệ thống giá trị đạo đức khơng tách rời sự phát triển và hoàn thiện của ý
thức đạo đức và sự điều chỉnh đạo đức. Nếu hệ thống giá trị đạo đức phù hợp
với sự phát triển, tiến bộ thì hệ thống ấy có tính tích cực, mang tính nhân đạo.
Ngƣợc lại, thì hệ thống ấy mang tính tiêu cực, phản động, phản nhân đạo.
Nhƣ vậy, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, một trong những giá trị


12

tinh thần mà xã hội loài ngƣời đã sáng tạo ra. Đó là một hệ thống chuẩn mực,

quan niệm, giá trị và nguyên tắc đƣợc hình thành trong đời sống xã hội nhằm
điều chỉnh hành vi của con ngƣời, qua đó điều chỉnh mối quan hệ giữa ngƣời
này với ngƣời khác, giữa cá nhân với xã hội, đƣợc thực hiện bởi niềm tin cá
nhân, truyền thống, tập quán và sức mạnh của dƣ luận xã hội. Đạo đức là một
giá trị bền vững, là chuẩn mực cơ bản và là thành phần nền tảng của sự phát
triển và hoàn thiện nhân cách. Vai trò của đạo đức với sự phát triển nhân cách
con ngƣời đã khách quan hóa tầm quan trọng của giáo dục đạo đức đối với sự
phát triển nhân cách của sinh viên.
1.1.2. Giá trị đạo đức truyền thống
Giá trị theo nghĩa chung nhất, chúng ta có thể hiểu nó là cái làm cho một
khách thể nào đó có ích, có nghĩa, đáng q đối với chủ thể, đƣợc mọi ngƣời
thừa nhận. Ngƣời ta có thể phân chia giá trị thành: giá trị vật chất, giá trị tinh
thần, giá trị riêng, giá trị chung, giá trị xã hội.
Giá trị đạo đức với tƣ cách là một yếu tố cấu thành của hệ thống các giá
trị tinh thần của đời sống xã hội xác định là những chuẩn mực xã hội, những
khuôn mẫu lý tƣởng, những quy tắc ứng xử nhằm điều chỉnh và chuẩn hóa
hành vi của con ngƣời. Là một trong những phƣơng thức điều chỉnh hành vi
con ngƣời trên cơ sở tự nguyện, tự giác. Giá trị đạo đức gắn với nhu cầu điều
chỉnh quan hệ giữa cá nhân và xã hội theo hƣớng tạo nên sự thống nhất hài
hịa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Theo giáo sƣ Huỳnh Khải Vinh:
“Giá trị đạo đức biểu hiện ở những chuẩn mực quy định mối quan hệ giữa
ngƣời – ngƣời với tự nhiên và xã hội (gia đình cộng đồng…) trên tinh thần
yêu thƣơng hay thù hận, tôn trọng hay không tôn trọng, sự phát triển hay kìm
hãm tài năng, tự do và hạnh phúc” [66, tr. 60].
Bản thân giá trị đạo đức xét theo chiều dài thời gian có thể phân thành
giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. Mỗi dân tộc đều có truyền thống của


13


mình do lịch sử để lại. Truyền thống là điều kiện để duy trì và phát triển cuộc
sống của cộng đồng. Nó là sản phẩm của q trình phát triển của mỗi dân
tộc.Từng dân tộc khác nhau có truyền thống khác nhau. Truyền thống dân tộc
là những đức tính, thói quen, những phong tục tập quán đƣợc đông đảo thừa
nhận đã trở nên ổn định và ăn sâu vào tâm lý, tập quán xã hội từ thế hệ này
nối tiếp thế hệ khác của dân tộc.
Truyền thống vừa mang tính cộng đồng vừa mang tính giai cấp. Trong
xã hội có giai cấp, mỗi giai cấp đều góp phần mình tạo dựng truyền thống của
dân tộc, quốc gia. Trong truyền thống của mỗi dân tộc có những truyền thống
tốt và cũng có những truyền thống xấu mà tiêu chuẩn đánh giá là nó có đóng
góp vào sự tiến bộ xã hội, có phù hợp với quy luật khách quan hay khơng.
Nói cách khác, giá trị truyền thống là những truyền thống nào đó đã có sự
đánh giá, đã đƣợc thẩm định nghiêm ngặt của thời gian, đã có sự chọn lọc, sự
phân định và sự khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với cộng đồng
trong những giai đoạn nhất định.
Giá trị đạo đức truyền thống là toàn bộ những tư tưởng, tình cảm, những
chuẩn mực, quy tắc, phong tục, tập quán đạo đức được truyền từ đời này sang
đời khác và được mọi người hay một cộng đồng người nhất định tự nguyện
noi theo.
Giá trị đạo đức truyền thống là một thành tố cấu thành của hệ giá trị tinh
thần của dân tộc Việt Nam, nó là nhân lõi, là sức sống bên trong của dân tộc.
Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là sự kết tinh toàn bộ tinh hoa của dân
tộc đƣợc xác định là những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tƣởng, những
quy tắc giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với tự nhiên.
Nói đến các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta là nói đến đặc thù
của đạo đức Việt Nam với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp đã hình thành và
bảo lƣu cho đến thời điểm hiện tại. Đó là các giá trị nhân văn mang tính cộng
đồng, tính ổn định tƣơng đối, đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,



14

thể hiện trong các chuẩn mực mang tính phổ biến có tác dụng điều chỉnh hành
vi giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và xã hội. Xét trong tƣơng quan với
thế giới và khu vực, đặc biệt là với các dân tộc phƣơng Đông, giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc ta có những nét chung với nhiều dân tộc khác vì các
dân tộc trong quá trình hình thành và phát triển của mình đều phải giải quyết
những vấn đề chung nhƣ: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ổn định và phát triển
đời sống xã hội… Mặt khác, sự giao lƣu quốc tế diễn ra thƣờng xuyên ở mức
độ này hay mức độ khác nhất là với các nƣớc gần nhau đã ảnh hƣởng đến
nhau khá rõ rệt. Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta là do cộng đồng
ngƣời Việt Nam tạo dựng trong lịch sử phát triển lâu dài trên đất nƣớc Việt
Nam với tất cả các điều kiện lịch sử đặc thù tạo nên bản sắc độc đáo của nó.
Trong suốt lịch sử phát triển của dân tộc, giá trị truyền thống đã có
những lần đối mặt với thách thức của những hệ giá trị khác. Trong thời kỳ
Bắc thuộc, phong kiến phƣơng Bắc đã thực hiện chính sách áp đặt hệ giá trị
nhằm đồng hố văn hố, nơ dịch nhân dân ta. Khi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ
xâm lƣợc nƣớc ta, hệ giá trị truyền thống lại bị thách thức bởi hệ giá trị của
nền văn minh kỹ thuật phƣơng Tây. Do yêu cầu đấu tranh giành lại và bảo vệ
độc lập dân tộc, các giá trị truyền thống đã có sự biến đổi sâu sắc. Tuy vậy,
vẫn có những giá trị tiếp tục đƣợc thừa nhận và phát huy, kết hợp với những
giá trị mới phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội. Thực tiễn lịch sử cho thấy
dân tộc nào dung hòa đƣợc các giá trị truyền thống và các giá trị hiện đại, hay
nói cách khác, tìm đƣợc phƣơng thức biểu hiện mới của giá trị truyền thống
trong thời hiện đại thì sẽ phát triển. Các giá trị truyền thống phải biến đổi phù
hợp với tinh thần thời đại. Trong q trình biến đổi đó, các giá trị đạo đức
truyền thống đƣợc chắt lọc, đƣợc kết hợp với các giá trị hiện đại tạo nên một
hệ giá trị mới mang tinh thần thời đại nhƣng lại có những đặc điểm riêng của
dân tộc. Từ khi lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, thực hiện sự nghiệp



15

xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng chủ trƣơng xây dựng nền văn hoá dân tộc,
đại chúng, hiện đại, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Việc xác định các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam đã đƣợc nhiều
ngƣời, nhất là các nhà khoa học quan tâm. Giáo sƣ Trần Văn Giàu nhấn mạnh
bảy nội dung: “yêu nƣớc, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thƣơng ngƣời,
vì nghĩa” [25, tr.94].
Trong cơng trình Đạo đức mới củaGiáo sƣ Vũ Khiêu chủ biên thì cho rằng:
“Trong những truyền thống quý báu của dân tộc nổi bật lên nhất
là truyền thống đạo đức và khẳng định truyền thống đạo đức cao đẹp
của dân tộc ta gồm: lòng yêu nƣớc, truyền thống đoàn kết, lao động,
cần cù, sáng tạo; tinh thần nhân đạo, lịng u thƣơng q trong con
ngƣời, trong đó yêu nƣớc là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị
đạo đức của dân tộc” [34, tr.74-86].
Các giá trị đạo đức tinh thần truyền thống của dân tộc cũng đã đƣợc đề
cập đến trong một số văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc. Nghị quyết 9 của Bộ
Chính trị “Về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng” khẳng định:
"Những giá trị văn hóa tinh thần bền vững của dân tộc Việt Nam là lòng yêu
nƣớc nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý "thƣơng ngƣời nhƣ thể
thƣơng thân", đức tính cần cù vƣợt khó, sáng tạo trong lao động … Đó là nền
tảng và sức mạnh tinh thần to lớn để nhân dân ta xây dựng một xã hội phát
triển tiến bộ công bằng, nhân ái [19, tr.19]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ V
Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” khẳng định:
Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa
cộng đồng các dân tộc Việt Nam đƣợc vun đắp nên qua lịch sử hàng
ngàn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc. Đó là u nƣớc nồng
nàn, ý chí tự cƣờng dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn



16

kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc; lịng nhân ái, khoan dung,
trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; sự
tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong đời sống [18, tr.56].
Tại Hội nghị Trung ƣơng 9 khóa XI, Đảng ta ra Nghị quyết số 33NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững đất nƣớc. Trong Nghị quyết, khi đề ra những nhiệm
vụ “xây dựng con ngƣời phát triển toàn diện”, Đảng ta khẳng định “trọng tâm
là bồi dƣỡng tinh thần yêu nƣớc, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và
nhân cách”. Điều này cho thấy, “tinh thần yêu nƣớc, lòng tự hào dân tộc”
đƣợc Đảng ta rất coi trọng khi xây dựng con ngƣời.
Từ những quan điểm của Đảng và của các nhà khoa học chúng ta có thể
rút ra một số nhận xét:
Một là, trong hệ thống các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc ta,
giá trị đạo đức chiếm vị trí nổi bật. Khi đề cập đến các giá trị văn hóa, giá trị
tinh thần truyền thống, hầu hết các ý kiến đều nhấn mạnh giá trị đạo đức.
Hai là, trong các giá trị đạo đức truyền thống, chủ nghĩa yêu nƣớc đƣợc
khẳng định là cốt lõi, là giá trị định hƣớng cho các giá trị khác.
Ba là, một số phẩm chất đạo đức nhƣ tinh thần đồn kết, lịng nhân ái,
đức tính cần cù, tinh thần lạc quan…cũng thƣờng đƣợc đề cập và coi đó là
những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Dựa vào tiêu chí xác định giá trị, giá trị đạo đức và từ quan điểm của
Đảng ta cũng nhƣ của các nhà khoa học có thể khẳng định, các giá trị đạo đức
truyền thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm: chủ nghĩa yêu nƣớc; tinh thần
đoàn kết và ý thức cộng động sâu sắc; lòng thƣơng ngƣời sâu sắc; đức tính
cần kiệm; lịng dũng cảm, tinh thần bất khuất, tính khiêm tốn, giản dị, trung
thực, thủy chung, lạc quan, tinh thần hiếu học...
Các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc hình thành gắn với điều kiện



17

lịch sử cụ thể của Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó là kết quả và
động lực to lớn của quá trình dựng nƣớc, giữ nƣớc và phát triển đất nƣớc.
Đồng thời là kết quả của quá trình tiếp thu sáng tạo tinh hoa của nhiều trào
lƣu tƣ tƣởng, văn hóa lớn của thế giới để bồi đắp thêm cho những giá trị đạo
đức – văn hóa vốn có của mình.
Trong hệ thống giá trị đạo đức truyền thống dân tộc chủ nghĩa yêu nƣớc
là “tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị giá trị” [25, tr.94], là đạo
đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, chuẩn mực đạo đức đứng đầu trong
thang bậc giá trị truyền thống.
Chủ nghĩa yêu nước là tình u đối với đất nƣớc, lịng trung thành với
Tổ quốc biểu hiện ở khát vọng và hành động tích cực để phục vụ lợi ích của
Tổ quốc và nhân dân. Tình yêu là tình cảm phổ biến của nhân dân các dân tộc
trên thế giới. V.I. Lênin đã từng khẳng định: “chủ nghĩa yêu nƣớc là một
trong những tình cảm sâu sắc nhất đã đƣợc củng cố qua hàng năm, hàng nghìn
năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập” [38, tr.226]. Song sự hình thành sớm hay
muộn, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện của nó tùy thuộc vào
điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc.
Yêu nƣớc là tình cảm thiêng liêng của nhân dân ta từ xƣa đến nay. Lòng
yêu nƣớc có nguồn gốc sâu xa từ ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình
- làng xã - Tổ quốc. Yêu nƣớc là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên
trên hết, là chăm lo xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc, sẵn sàng chống đô hộ và
xâm lƣợc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc.
Đối với dân tộc Việt Nam, lịng u nƣớc khơng chỉ là một tình cảm tự
nhiên, mà nó cịn là sản phẩm của lịch sử đƣợc hun đúc từ chính lịch sử đau
thƣơng mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân

tộc Việt Nan là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù


18

xâm lƣợc. Chính vì vậy, tinh thần u nƣớc đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tƣ
tƣởng của mỗi ngƣời dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức
mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác
cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu. Điều này đã đƣợc Chủ tịch Hồ Chí
Minh tổng kết:
"Dân ta có một lịng nồng nàn u nƣớc. Đó là một truyền thống
q báu của ta. Từ xƣa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì
tinh thần ấy lại sơi nổi. Nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ,
to lớn, nó lƣớt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả
lũ bán nƣớc và lũ cƣớp nƣớc” [51, tr.171].
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên.
Từ thế kỷ thứ III tr.CN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lƣợc đầu tiên của
bọn phong kiến phƣơng Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 tr.CN đến
năm 938, nƣớc ta tiếp tục nằm dƣới sự đô hộ của phƣơng Bắc (tổng cộng
1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nƣớc mắt, nhƣng cũng là thời kỳ biểu
hiện sức mạnh quật cƣờng, sự vƣơn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với
chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến
thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại
quân Nguyên - Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại
quân Thanh... Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, lịng u
nƣớc ở mỗi ngƣời dân Việt Nam đã đƣợc thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì
nƣớc, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tƣ của
bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất
nƣớc, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc.

Hình thành từ sớm, lại đƣợc thử thách, khẳng định qua bao nhiêu thăng
trầm của lịch sử, đƣợc bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát


×