Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Báo cáo nghiên cưu khoá học cấp tỉnh của giáo viên thcs 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI
“MÁY XAY LÁ CÂY VÀ TRỘN VỚI HỖN HỢP MEN TRICHODERMA, SUPE LÂN ĐỂ LÀM
PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH TRONG TRƯỜNG HỌC”

Lệ Thủy, tháng 12 năm 2013

1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI
“MÁY XAY LÁ CÂY VÀ TRỘN VỚI HỖN HỢP MEN TRICHODERMA, SUPE LÂN ĐỂ LÀM
PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH TRONG TRƯỜNG HỌC”

Họ và tên người thực hiện:
Học sinh: Trần Thị Trinh Nữ
Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Thủy

Lệ Thủy, tháng 12 năm 2013

2


MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................5
I.1: Lý do chọn đề tài ...................................................................................................5


I.2: Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................................6
I.3: Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................6
I.4: Giới hạn nghiên cứu...............................................................................................6
I.5: Phương pháp nghiên cứu........................................................................................6
I.6: Nội dung nghiên cứu..............................................................................................6
I.7: Tính mới của đề tài.................................................................................................6
II. PHẦN KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................7
III. PHẦN KẾT LUẬN KHOA HỌC.......................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO/TRÍCH DẪN KHOA HỌC........................................10

3


Tác giả biên soạn tài liệu này:
Học sinh: Trần Thị Trinh Nữ

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
4


Trong tình hình hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn nạn ảnh hưởng xấu đến
cuộc sống của toàn nhân loại.
Có nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, trong đó việc sử dụng quá nhiều sản
phẩm phân bón hóa học cũng là một trong những nguyên nhân chính đặc biệt ảnh hưởng
trực tiếp đến môi trường đất và môi trường nước.
Như chúng ta đều biết phân bón hóa học làm cho cây trồng sinh trưởng mạnh mẽ
nhưng không duy trì hiệu quả được lâu. Ngoài ra, chúng còn để lại những tồn dư dưới các
dạng muối trong đất gây nên những hậu quả xấu có thể kể như sau:
- Ngăn cản cây trồng hấp thụ những dưỡng chất cần thiết;

- Tiêu diệt các loại vi sinh vật hữu ích cần thiết cho cây trồng.
Đặc biệt, phân bón hóa học có thể gây nguy hiểm, độc hại cho con người và môi trường
sống của nhân loại. Phân bón hóa học làm gia tăng sự mẫn cảm của cây trồng với các loại
bệnh hơn qua việc giết chết các Vi sinh vật trong đất trong khi các Vi sinh vật này bảo vệ
cho cây trồng khỏi bị một chứng bệnh nào đó. Nhiều loại bệnh cho cây trồng được khống
chế bởi các Vi sinh vật phát triển quanh vùng rễ cây.
Trong khi đó có một loại phân bón giúp tạo nên sự phì nhiêu của đất canh tác, từ
đó tạo sự mạnh khỏe và vững bền cho cây trồng để chúng nâng cao khả năng chống chịu
sâu bệnh thì lại ít được quan tâm đó là phân hữu cơ vi sinh. Phân hữu cơ vi sinh bảo đảm
cho bạn và cây trồng của bạn sống trong một môi trường an toàn và không bị nhiễm độc.
Dùng phân hữu cơ vi sinh sẽ tạo sự cân bằng về môi trường và một điều quan trọng là
thúc đẩy việc xử lý các phế phẩm hữu cơ đang tồn động gây ô nhiễm môi trường trở
thành phân bón.
Với đặc điểm trong trường học có nhiều cây cổ thụ với nhiều lá rụng, nên việc xử
lí lá cây hàng ngày cũng rất vất vả và ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường sống xung
quanh...
Xuất phát từ thực tế đó em có ý tưởng đó là tận dụng một số thiết bị có sẵn như: môtơ
máy bơm nước đã qua sử dụng, hệ thống mái tôn cũ và các khung sắt cửa, các thùng
đựng đồ thí nghiệm đã qua sử dụng… để tạo thành một máy có khả năng xay mịn lá cây
sân trường và trộn với honon hợp men Trichoderma, supe lân nhằm tạo thành phân bón.
Như vậy, với sản phẩm này Nhà trường sẽ giảm đi một phần rất lớn công tác xử lí lá cây
trên sân trường hàng ngày, đồng thời tạo được nguồn phân bón đáng kể cho hoa và cây
xanh ở công trình măng non, công trình thanh niên trong khuôn viên nhà trường, hơn thế
nữa qua việc làm này sẽ góp phần giáo dục cho các bạn học sinh ý thức tiết kiệm, phát
huy tính sáng tạo và bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp. Vì vậy, em quyết định chọn
đề tài “MÁY XAY LÁ CÂY VÀ TRỘN VỚI HỖN HỢP MEN TRICHODERMA, SUPE
5


LÂN ĐỂ LÀM PHÂN HỮU CƠ VI SINH TONG TRƯỜNG HỌC” làm đề tài nghiên

cứu của mình.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
2.1. Về mặt lý luận:
- Cung cấp những lý thuyết cơ bản về việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong
việc xử lý chất hữu cơ, mà cụ thể ở đây là lá cây sân trường thành phân bón cho cây.
- Tác dụng của chế phẩm sinh học Trichoderma lên chất hữu cơ (lá cây) thể hiện
như thế nào.
2.2.Về mặt thực tiễn:
- Cung cấp cở sở dữ liệu để tiến hành ủ lá cây với chế phẩm sinh học, cụ thể ở đây là
Tricoderma với tỉ lệ phù hợp để tạo sản phẩm tối ưu nhất.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Xây dựng quy trình thu gom và xay mịn lá cây để bố trí thiết kế mô hình máy xay
phù hợp và tiện lợi.
- Xác định thành phần tỉ lệ pha trộn các chế phẩm sinh học với các chất hữu cơ, cụ thể
ở đây là lá cây đã xay nhỏ.
4. Giới hạn nghiên cứu:
- Chất hữu cơ nghiên cứu ở đây là lá cây trong trường học.
- Xây dụng mô hình máy xay lá cây là dụng cụ đơn giản, thủ công.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết nguyên lý hoạt động của các loại máy đơn giản để thiết
kế mô hình máy xây lá cây từ những dụng cụ có sẵn đã nêu ở trên.
- Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích số liệu để xác định tỷ lệ pha trộn các chế
phẩm sinh học và áp dụng vào thực nghiệm để xác định được giá trị tỉ lệ pha trộn nào là
cho kết quả tối ưu nhất.
6. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý thuyết về chế phẩm sinh học Trichoderma, quá trình ủ cho lá cây và
nguyên lý hoạt động của các máy móc đơn giản.
- Thiết kế lắp ráp mô hình máy xay lá cây đơn giản.
7. Tính mới của đề tài:
- Tận dụng các vật dụng có sẵn để tạo ra hệ thống máy xay đơn giản có thể xay lá tạo

thành nguồn phân bón hữu cơ vi sinh mà lứa tuổi học sinh lớp 9 có thể làm được.
- Ứng dụng chế phẩm sinh học nấm Trichoderma xử lý lá cây thành phân hữu cơ vi
sinh bón cho cây trồng sẽ giải quyết được bài toán nan giải đối với lượng lá cây rụng
hàng ngày trên sân trường.
II. PHẦN KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

6


Từ những vật liệu sẵn có trong nhà trường chúng em đã nghiên cứu và hoàn thiện
máy xay lá cây và trộn với hỗn hợp men Trichoderma, supe lân để tạo thành phân bón
hữu cơ vi sinh.

Hình ảnh mô hình máy xay lá cây và trộn với hỗn hợp men trichoderma, supe lân
tạo thành phân bón
Lợi dụng khả năng phân hủy cellulose, phân giải lân chậm tan của Trichoderma
vào quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh để thúc đẩy quá trình phân hủy hữu cơ được
nhanh chóng. Sử dụng chế phẩm Trichoderma ủ lá cây đã xay mịn (phân hữu cơ) để bón
cho cây trồng đã giúp tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất; phân giải nhanh các chất
hữu cơ thành dạng dễ tiêu, cung cấp dinh dưỡng cho cây; phòng một số nấm bệnh gây hại
cho cây trồng, chất lượng phân cao hơn. Hơn nữa giảm được rất nhiều chi phí sản xuất
như phân bón, thuốc trừ sâu, hạn chế bệnh xảy ra trên cây xanh.
Cây xanh được bón phân hữu cơ có trộn chế phẩm sinh học Trichoderma sẽ có thể
tiết kiệm chi phí từ 30-50% cho việc mua phân để bón lót. Hiệu quả giúp cây xanh chống
chịu sâu bệnh tốt hơn, làm tăng năng suất năng suất cây trồng cũng như hiệu quả kinh tế
và cải thiện độ phì nhiêu đất. Kết quả, hệ thống cây xanh trong khuôn viên trường học
xanh tốt hơn, bảo vệ sức khỏe.
Quy trình thực hiện như sau:
* Vật liệu ủ phân
7



- Phân được ủ trong các thùng để kiểm soát được ẩm độ không bị mưa, nắng tác
động.
- Vật liệu ủ gồm:
+ Lá cây xay mịn: 100 kg
- + Phân Supe lân: 3 kg
+ Chế phẩm Trichderma: 0,3 kg.
* Cách trộn phân
Trộn hỗn hợp các lá cây xay mịn với men Trichoderma và supe lân. Sau đó tưới
nước đủ độ ẩm cho đống phân.
Độ ẩm ủ phân phải đạt khoảng 50 - 55% (dùng tay nắm hỗn hợp phân ủ, thấy nước
vừa rịn kẽ tay là được). Không nên để quá khô, cũng như quá ướt làm chậm quá trình
phát triển của nấm men. Không nên nén quá chặt sẽ làm hạn chế sự phát triển của nấm
men, kéo dài thời gian ủ, chất lượng phân không tốt. Nên dùng bạt màu tối phủ kín thùng
phân để che nắng, che mưa.
Sau 3-5 ngày nhiệt độ của đống phân sẽ tăng lên khoảng 70 oC, làm ức chế sự nảy
mầm của hạt cỏ cũng như tiêu diệt các loại mầm bệnh trong phân có thể gây bệnh cho
người và gia súc. Sau đó, nhiệt độ hạ dần. Khoảng 10 ngày sau tiến hành đảo trộn từ trên
xuống, từ ngoài vào trong cho đều, tấp thành đống ủ tiếp khoảng 13 – 15 ngày nữa là có
thể sử dụng bón cho cây xanh. Ngoài ra có thể bón phân này cho cây ăn quả, cây công
nghiệp, … các loại rau màu ở nhà.
Lưu ý:
+ Phải sử dụng nước sạch, nước giếng, nước đã được phân tích đạt tiêu chuẩn.
Tuyệt đối không dùng nước nhiễm bẫn, nhiễm phèn.
+ Có thể bón phân cùng lúc với các loại phân hữu cơ sinh học, nhưng không được
trộn chung với các loại phân vô cơ và phải bón cách ly với vôi (vôi phải bón trước ít nhất
5 ngày, không nên để phân tiếp túc với vôi).
III. PHẦN KẾT LUẬN KHOA HỌC
Đề tài “MÁY XAY LÁ CÂY VÀ TRỘN VỚI HỖN HỢP MEN TRICHODERMA,

SUPE LÂN ĐỂ LÀM PHÂN HỮU CƠ VI SINH TONG TRƯỜNG HỌC” cùng với việc
ứng dụng chế phẩm sinh học nấm Trichoderma xử lý lá cây thành phân hữu cơ vi sinh
giàu dinh dưỡng bón cho cây trồng. Đặc biệt là cây xanh trong khuôn viên nhà trường sẽ
giải quyết được bài toán nan giải đối với hàng vạn lá rụng, tiết kiệm được rất nhiều chi
phí sản xuất như phải mua phân bón, thuốc trừ sâu, hạn chế mầm bệnh xảy ra trên cây
xanh, là sản phẩm tuyệt đối an toàn với người và động vật.
8


Mặt khác em sử dụng chế phẩm Trichoderma ủ phân hữu cơ để bón cho cây trồng
sẽ giúp tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất; phân giải nhanh các chất hữu cơ thành
dạng dễ tiêu, cung cấp dinh dưỡng cho cây; phòng một số nấm bệnh gây hại cho cây
trồng, chất lượng phân cao hơn, thân thiện với môi trường hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm mà em là được đúc rút từ quá trình thực tiễn làm đề
tài nghiên cứu. Mặc dù rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
sự đóng góp quý báu của quý vị đại biểu, các thầy cô, cùng các bạn để có thể áp dụng nó
vào thực tế có hiệu quả, nhằm góp phần phát triển tư duy sáng tạo của học sinh góp phần
đào tạo nhân tài cho đất nước.
Xin chân thành cảm ơn !

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO/TRÍCH DẪN KHOA HỌC
9


1. KS. Trần Thị Thanh Hằng (tổng hợp) - trạm KN-KN huyện Tuy An, Bình Phước.
2. KS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Sở NN & PTNT Bình Phước, 08/08/2013
3. Lí luận dạy học sinh học, Đinh Quang Báo – Nguyễn Đức Thành NXB Giáo dục.

4. Hoạt động dạy học ở trường THCS – Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Sách giáo khoa Vật lí 6,7,8,9 – Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Sách giáo khoa Công nghệ 8 – Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Tài liệu tập huấn Tổ chức hoạt động NCKHKT của HS trường trung học, PGS, TS Lê
Huy Hoàng, …
8. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Lưu Xuân Mới, Viện nghiên cứu, Đào tạo
Kinh tế - Tài chính.

10



×