Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.89 MB, 152 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỖ THỊ THU THIẾT

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO
TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỖ THỊ THU THIẾT

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO
TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 60.34.04.10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THỦY

Đà Nẵng – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào.
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Thu Thiết


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................2
3. Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu ......................................................2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................3
6. Bố cục đề tài.........................................................................................5
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM
NGHÈO .......................................................................................................... 11
1.1. TỔNG QUAN VỀ GIẢM NGHÈO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
GIẢM NGHÈO ................................................................................................11
1.1.1. Khái niệm nghèo và tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều ở
Việt Nam

.................................................................................................... 11

1.1.2. Quan niệm về giảm nghèo .......................................................... 17
1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo .............................. 18
1.1.4. Vai trò của quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo ............................. 20
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO .....................21

1.2.1. Triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo .................. 21
1.2.2 Nguồn lực cho công tác giảm nghèo .......................................... 23
1.2.3 Tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo ........................ 25
1.2.4 Kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo .................................... 26
1.2.5 Xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo ........................... 26
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
GIẢM NGHÈO ................................................................................................28
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phƣơng .................... 28


1.3.2. Nhân tố về nhận thức của ngƣời nghèo ...................................... 29
1.3.3. Nhân tố về trình độ, năng lực của đội ngũ CBCC làm công tác
giảm nghèo .................................................................................................... 30
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠI
MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG .................................................................................31
1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh .................... 31
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dƣơng .............................................. 33
1.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ................................. 33
1.4.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Tam Kỳ........ 35
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 36
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM
NGHÈO TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM ................ 37
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI THÀNH
PHỐ TAM KỲ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ GIẢM NGHÈO ..........................................................................................37
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên....................................................................... 37
2.1.2. Đặc điểm kinh tế ......................................................................... 40
2.1.3. Đặc điểm xã hội, nhận thức của ngƣời nghèo ............................ 43
2.1.4. Trình độ, năng lực của đội ngũ CBCC làm công tác giảm nghèo 49
2.2. TÌNH HÌNH NGHÈO VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TẠI THÀNH

PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM ............................................................50
2.2.1. Tình hình nghèo tại thành phố Tam Kỳ ..................................... 50
2.2.2. Kết quả giảm nghèo tại thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2011 –
2016

.................................................................................................... 60

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠI
THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM.............................................61


2.3.1. Thực trạng về triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo
......................................................................................................................... 61
2.3.2. Thực trạng về nguồn lực cho công tác giảm nghèo .................... 71
2.3.3. Thực trạng về tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo .. 73
2.3.4. Thực trạng về kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo.............. 79
2.3.5. Thực trạng xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo ......... 81
2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO
TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM .....................................83
2.4.1. Những thành công ...................................................................... 83
2.4.2. Những hạn chế trong công tác QLNN về giảm nghèo ............... 84
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế................................................ 87
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 90
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH
QUẢNG NAM ............................................................................................... 91
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ...................................................91
3.1.1 Mục tiêu QLNN về giảm nghèo tại thành phố Tam kỳ ............... 91
3.1.2. Quan điểm hoàn thiện QLNN về giảm nghèo tại thành phố Tam
Kỳ


.................................................................................................... 92

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ.............................93
3.2.1 Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các chính
sách về giảm nghèo ......................................................................................... 93
3.2.2. Tăng cƣờng đầu tƣ, phân bổ hợp lý các nguồn lực cho công tác
giảm nghèo ...................................................................................................... 98
3.2.3 Hoàn thiện tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo...... 101
3.2.4 Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo ................ 103


3.2.5 Hoàn thiện việc xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo .105
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................................106
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...............................................................................107
KẾT LUẬN .................................................................................................. 109
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

QLNN

Quản lý nhà nƣớc


MTQG

Mục tiêu quốc gia

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Uỷ ban nhân dân

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

TCCT - XH

Tổ chức chính trị - xã hội

NQ

Nghị quyết



Quyết định

ĐVT


Đơn vị tính

STT

Số thứ tự


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

1.1.

Chuẩn nghèo của Việt Nam thời kỳ 2006 – 2020

15

2.1.

Tình hình sử dụng đất thành phố Tam Kỳ năm 2016

43

2.2.


Tình hình tăng trƣởng kinh tế thành phố Tam Kỳ

44

2.3.

2.4.

2.5.
2.6.
2.7.

2.8.

2.9.
2.10.
2.11.

2.12.

2.13.

Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016 phân
theo xã, phƣờng, thị trấn thuộc thành phố Tam Kỳ
Tình hình lao động trên địa bàn thành phố Tam Kỳ
qua các năm
Lao động và cơ cấu, chất lƣợng lao động phân theo
ngành kinh tế giai đoạn 2013 – 2016
Đặc điểm xã hội thành phố Tam Kỳ

Trình độ, năng lực đội ngũ CBCC làm công tác giảm
nghèo tại 13 xã, phƣờng
Phân tích hộ nghèo theo mức độ thiếu hụt các dịch vụ
xã hội cơ bản năm 2015
Kết quả giảm nghèo của thành phố Tam Kỳ giai đoạn
2012 – 2016
Đào tạo nghề và giải quyết việc làm
Bảng thang đo đánh giá mức độ quan trọng của các
tiêu chí
Đánh giá về việc triển khai thực hiện các chính sách
về giảm nghèo tại thành phố Tam Kỳ
Tình hình huy động nguồn ngân sách phục vụ công
tác giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015

44

47

49
51
52

57

61
64
68

68


71


Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.14.

Tình hình hỗ trợ đối tƣợng nghèo từ nguồn huy động
khác

Trang

72

Đánh giá của Cán Bộ làm công tác giảm nghèo về
2.15.

hạn chế cơ bản trong công tác QLNN về giảm nghèo

73

tại thành phố Tam Kỳ
2.16.

Đánh giá về chất lƣợng đội ngũ CB, điều tra viên làm
công tác giảm nghèo


76

Đánh giá về thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát
2.17.

và xử lý vi phạm cán bộ làm công tác giảm nghèo
thành phố Tam Kỳ

81


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình
2.1.
2.2.

Bản đồ hành chính thành phố Tam Kỳ
Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm
nghèo

Trang
37
74


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên biểu đồ

biểu đồ
2.1.

2.2.
2.3.

Tình hình nghèo tại thành phố Tam Kỳ giai đoạn
2012 – 2016
Hộ nghèo phân chia theo diện chính sách toàn thành
phố năm 2017
Nguyên nhân gây nghèo tại thành phố Tam Kỳ

Trang

54

55
58


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là một hiện tƣợng kinh tế - xã hội mang tính chất toàn cầu.
Nó tồn tại trong mọi quốc gia, ở mọi chế độ chính trị xã hội và có ảnh hƣởng

rất lớn đến đời sống kinh tế, văn hóa cũng nhƣ sự phát triển bền vững của bất
cứ quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, trong
đó có cả Việt Nam.
Tam Kỳ là thành phố trung tâm tỉnh lỵ và là động lực chủ đạo trong phát
triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa của tỉnh Quảng Nam. Trong những năm qua,
các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai
thực hiện tốt các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nƣớc về công tác giảm nghèo. Sự chung tay, hỗ trợ chia sẻ của cộng
đồng đã tác động tích cực đến công tác giảm nghèo trên địa bàn thành phố,
kết quả tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố từ 6,33% năm 2011 đến năm
2015 còn 1,71% theo tiêu chí mới (giai đoạn 2016-2020). Tuy nhiên, việc
thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn thành phố vẫn còn một số hạn
chế, khó khăn nhất định. Cụ thể nhƣ: công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức
thực hiện ở một số cấp ủy Đảng, chính quyền chƣa kịp thời, đồng bộ, chƣa có
kế hoạch, giải pháp giảm nghèo cụ thể; công tác thông tin, tuyên truyền chƣa
đa dạng, phong phú; nguồn lực đầu tƣ cho công tác giảm nghèo hạn chế, chƣa
đáp ứng yêu cầu; các chính sách hỗ trợ kinh tế cho hộ nghèo để phát triển sản
xuất chƣa nhiều, mức đầu tƣ thấp, tổ chức thực hiện gặp nhiều vƣớng mắc,
chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế để đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững; việc sơ
kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm, khen thƣởng chƣa đƣợc chú trọng và
thực hiện kịp thời… Bên cạnh đó, chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 đƣợc
áp dụng theo phƣơng pháp tiếp cận đo lƣờng nghèo từ đơn chiều sang đa
chiều, sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp


2
cận các dịch vụ xã hội cơ bản đã tạo ra một số khó nhăn nhất định cho một bộ
phận cán bộ và nhân dân do chƣa nắm bắt kịp thời phƣơng pháp điều tra theo
chuẩn nghèo đa chiều nhƣ hiện nay.
Trong công tác giảm nghèo, mỗi một giai đoạn mới, lại có cách tiếp cận

và những yêu cầu mới. Vì vậy, việc nghiên cứu, rà soát đánh giá thực trạng
công tác Quản lý Nhà nƣớc về giảm nghèo để có các chính sách, giải pháp
phù hợp với những thay đổi thực tế tại địa phƣơng không bao giờ là cũ và là
một điều cần thiết. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý Nhà
nước về giảm nghèo tại Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam” làm đề tài
nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo
để đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về giảm
nghèo trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
b. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về giảm
nghèo.
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo tại Thành phố Tam
Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Từ đó, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên
nhân của những thành công, hạn chế đó.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về
giảm nghèo tại Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
3. Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu
Công tác Quản lý Nhà nƣớc về giảm nghèo tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam trong những năm qua đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Còn những
mặt hạn chế nào? Nguyên nhân của những mặt hạn chế đó?


3
Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện công tác Quản lý Nhà nƣớc về
giảm nghèo tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công
tác quản lý Nhà nƣớc về giảm nghèo tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
b. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến
công tác quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo
Về không gian: Nội dung nghiên cứu đƣợc thực hiện tại thành phố Tam
Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác Quản lý nhà nƣớc về giảm
nghèo trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, giai đoạn 2011 - 2016. Các giải pháp
đƣợc đề xuất có ý nghĩa trong những năm tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu, tài liệu trong luận văn đƣợc thu thập chủ yếu từ nguồn niên giám
thống kê thành phố Tam Kỳ; phòng Lao động - Thƣơng binh và xã hội thành
phố Tam Kỳ; Đề án chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2017 -2020; Chỉ thị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn thành phố Tam
Kỳ; Nghị quyết hội nghị tỉnh ủy lần thứ ba (khóa XXI) về đẩy mạnh công tác
giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
các bài báo; tạp chí khoa học… để phân tích thực trạng công tác Quản lý Nhà
nƣớc về giảm nghèo trên địa bàn thành phố
- Phương pháp điều tra, khảo sát:
+ Đối tƣợng và phạm vi điều tra: Căn cứ vào tình hình, đặc điểm của hộ


4
nghèo và khả năng thực hiện điều tra, tác giả đã chọn mẫu ngẫu nhiên là 50
hộ trong tổng số 365 hộ nghèo, tại xã Tam Thăng, xã Tam Phú và phƣờng An
Phú, 50 cán bộ công chức trong tổng số 215 cán bộ làm công tác giảm nghèo
thuộc địa bàn Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

+ Thời gian điều tra: Thực hiện điều tra thu thập thông tin từ ngày
15/12/2017 đến ngày 25/12/2017.
+ Các bƣớc thực hiện:
Bước 1: Thiết kế phiếu điều tra khảo sát: Nghiên cứu sơ sở lý thuyết,
văn bản pháp luật (Quyết định số 09/2011/ QĐ – TTg ngày 30/1/2011 về việc
ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng giai đoạn 2011 – 2015;
Quyết định số 59/2015/ QĐ – TTg ngày 19/11/2015 về việc ban hành nghèo
tiếp cận nghèo đa chiều áp dụng giai đoạn 2016 – 2020,…) cũng nhƣ các bài
luận văn đã đƣợc công bố trƣớc đây để tiến hành thiết kế phiếu điều tra, sau
đó xin ý kiến của giáo viên hƣớng dẫn để hoàn thiện phiếu điều tra.
Bước 2: Tiến hành điều tra khảo sát: Thực hiện điều tra trực tiếp tại 50
hộ nghèo của 3 xã, phƣờng có hộ nghèo cao nhất và 50 cán bộ công chức làm
công tác giảm nghèo tại thành phố Tam Kỳ. Phiếu điều tra đƣợc in thành 100
bảng với hơn 30 câu hỏi.
Bước 3: Phân tích kết quả điều tra: Dựa trên dữ liệu thu thập đƣợc qua quá
trình điều tra khảo sát, tác giả tiến hành xử lý và phân tích thông tin đã thu thập
bằng phần mềm SPSS và Microsoft Excel, từ đó lập bảng để đánh giá tình
hình thực hiện công tác QLNN về giảm nghèo tại thành phố.
- Phương pháp phân tích:
+ Phƣơng pháp thống kê mô tả:
Dựa trên các Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chƣơng trình mục
tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015, mục tiêu và các giải pháp thực hiện
Chƣơng trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 -2020 của thành phố Tam


5
Kỳ; Chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2011 –
2015; Báo cáo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2017; Báo cáo tổng kết
tình hình kinh tế -xã hội thành phố Tam Kỳ hằng năm tiến hành đánh giá, mô
tả lại hiện trạng trong công tác QLNN về giảm nghèo tại thành phố, xây dựng

mô hình, hệ thống bảng biểu để phân tích thực trạng về nguồn lực, triển khai
thực hiện các chính sách về giảm nghèo, tổng thể tình hình quản lý công tác
giảm nghèo trên địa bàn thành phố.
+ Phƣơng pháp phân tích hệ thống:
Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và nhiều tiêu thức đánh giá khác
nhau, từ các số liệu, tài liệu đã thu thập đƣợc thông qua các dữ liệu sơ cấp và
thứ cấp để đánh giá tình hình, chuyển biến trong công tác quản lý giảm nghèo
theo từng giai đoạn và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý phù
hợp với tình hình thực tế tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Ngoài ra luận văn còn thu thập, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet,
một số sách báo, công trình nghiên cứu khác…
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của quản lý Nhà nƣớc về giảm nghèo
Chƣơng 2. Thực trạng quản lý Nhà nƣớc về giảm nghèo tại thành phố
Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Chƣơng 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nƣớc về
giảm nghèo tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng và
thƣờng xuyên. Vì vậy đã có nhiều tổ chức, cá nhân nghiên cứu về vấn đề này.
Tại Việt Nam, vấn đề quản lý Nhà nƣớc về giảm nghèo cũng đƣợc Đảng, Nhà


6
nƣớc Việt Nam, các giới nghiên cứu, các nhà khoa học, các nhà quản lý quan
tâm nghiên cứu. Có nhiều công trình và bài viết về vấn đề quản lý Nhà nƣớc
về giảm nghèo ở Việt Nam, cả trong và ngoài nƣớc nhƣng đáng chú ý hơn cả
là một số công trình và bài viết sau:

- Bài giảng “Quản lý Nhà nước về kinh tế” (2016) của TS. Lê Bảo, Khoa
Kinh tế, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã cho ngƣời đọc kiến thức về
vai trò của Nhà nƣớc trong quản lý các vấn đề kinh tế, xã hội. Đặc biệt trong
chƣơng 5, 6, 7, 8: QLNN về hạ tầng kinh tế - xã hội; QLNN về giáo dục, y tế;
QLNN đối với các dịch vụ tƣ vấn và công ích, tác giả đã đề cập đến việc quản
lý các dịch vụ xã hội cơ bản liên quan đến công tác quản lý giảm nghèo theo
phƣơng pháp tiếp cận nghèo đa chiều mới cũng nhƣ việc quản lý các dịch vụ
tƣ vấn và công ích cho ngƣời dân.
- Đề tài “Quản lý Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội hiện nay”, Hoàng Thị Bích Ngọc, Luận văn Thạc sĩ (2015),
Học viện báo chí và tuyên truyền. Công trình nghiên cứu của tác giả đã làm rõ
những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, công
tác quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo nói chung và ở huyện Ba Vì nói riêng ,
phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về xóa đói giảm nghèo ở
Huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Qua đó phân tích các điểm chỉ đạo, đề xuất
những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về xóa đói giảm
nghèo ở Huyện Ba Vì. Tuy vậy, thực trạng nghèo đói cũng nhƣ tình hình phát
triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phƣơng cũng khác nhau nên cần nghiên cứu cụ
thể điều kiện ở mỗi địa phƣơng từ đó có giải pháp khả thi nhất cho quản lý
nhà nƣớc về giảm nghèo tại mỗi địa phƣơng.
- Đề tài “Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh”, Nguyễn Thế Tân, Luận văn thạc sỹ Quản lý công (2015), Học
viện hành chính quốc gia. Luận văn góp phần hệ thống lại cơ sở lý luận của


7
quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững. Đánh giá thực trạng quản lý nhà
nƣớc về giảm nghèo bền vững của tỉnh, từ đó, đƣa ra những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững của tỉnh Quảng
Ninh.

- Đề tài “Nâng cao vai trò Nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở Lạng
Sơn”, Tạ Đức Thanh, Luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị (2010), đã đề cập đến
vai trò của Nhà nƣớc trong công tác xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn bao
gồm: định hƣớng và mục tiêu xóa đói giảm nghèo; chính sách và chƣơng trình
xóa đói giảm nghèo; tổ chức thực hiện xóa đói giảm nghèo; kiểm tra, giám
sát, đánh giá việc thực hiện xóa đói giảm nghèo.
- Đề tài“Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”,Hoàng Trọng Trung, Luận văn thạc sỹ Khoa
học kinh tế, Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Luận văn nghiên cứu góp phần
làm rõ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền
vững. Vận dụng vào quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc
đối với hoạt động quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững của huyện, từ đó
đƣa ra những giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý
nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững của huyện Quảng Ninh.
- Bài viết “Phân cấp quản lý và chương trình xóa đói giảm nghèo:
trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hòa Bình”của Mai Lan Phƣơng, Nguyễn Mậu
Dũng và Philippe Lebailly, Khoa kinh tế và phát triển nông thôn, Trƣờng Đại
học nông nghiệp Hà Nội. Bài viết tập trung phân tích sự phân cấp quản lý của
Chƣơng trình XĐGN quốc gia, nghiên cứu này gồm bốn nội dung chính: phần
thứ nhất trình bày khái niệm liên quan đến phân cấp, phần thứ hai mô tả về cơ
chế phân cấp quản lý hiện tại ở Việt Nam, phần ba là những phân tích liên
quan đến phân cấp quản lý, thực hiện Chƣơng trình XĐGN và phần cuối cùng


8
là một trƣờng hợp nghiên cứu điểm tại tỉnh Hòa Bình.
- Bài viết “Chính sách giảm nghèo ở nước ta hiện nay: thực trạng và
định hướng hoàn thiện”của PGS. TS Nguyễn Ngọc Sơn, Đại học kinh tế
quốc dân, Kinh Tế & Phát Triển số 181 (Tháng 07 – 2012): đề cập về quan

niệm nghèo và chính sách giảm nghèo, nêu ra các chính sách giảm nghèo đã
và đang đƣợc áp dụng tại Việt Nam, phân tích về thực trạng nghèo và kết quả
của các chính sách giảm nghèo đã đƣợc áp dụng. Từ đó định hƣớng chính
sách giảm nghèo tại Việt Nam trong thời gian tới.
- Bài viết “Nội dung và yêu cầu cơ bản trong Quản lý Nhà nước các dịch
vụ cơ bản đối với người nghèo” (2013), Bộ Lao động – thƣơng binh và xã hội
đã giải thích rõ việc QLNN đối với phát triển các dịch vụ cơ bản đối với
ngƣời nghèo, đặc điểm và yêu cầu của QLNN về các dịch vụ cơ bản đối với
ngƣời nghèo, nội dung cơ bản của QLNN các dịch vụ cơ bản đối với ngƣời
nghèo bao gồm: hoạch định phát triển dịch vụ; tổ chức phát triển các dịch vụ
cơ bản; xây dựng quy trình triển khai thực hiện các dịch vụ; tổ chức đánh giá
việc thực hiện các dịch vụ cơ bản đối với ngƣời nghèo và kiểm tra, kiếm soát
việc thực hiện các dịch vụ cơ bản đối với ngƣời nghèo.
-Bài viết “Giảm nghèo bền vững tại Việt Nam: Hỗ trợ từ chính sách giáo
dục, y tế ” của TS. Hoàng Triều Hoa, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 12 (Tháng
06 – 2014)và “Chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam: Tác giả cho rằng chính
sách phân phối vì ngƣời nghèo không đơn thuần là chính sách giảm nghèo
trên khía cạnh thu nhập mà hơn thế nữa là chính sách nhằm hỗ trợ cho ngƣời
nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, cụ thể tác giả đề cấp
đến các chính sách nhƣ: chính sách giáo dục vì ngƣời nghèo, chính sách hỗ
trợ y tế cho ngƣời nghèo, chính sách nhà ở, đất ở cho ngƣời nghèo. Bài viết
chỉ rõ khi ngƣời nghèo có trình độ, có sức khỏe, điều kiện sống đƣợc đảm bảo


9
thì sẽ thích ứng đƣợc trong môi trƣờng lao động mang tính cạnh tranh, tìm
đƣợc những công việc phù hợp với năng lực bản thân, có thu nhập tốt, từ đó
sẽ giảm bất bình đẳng về thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ.
- Sách “Kinh tế phát triển”(2007) của PGS.TS Nguyễn Trọng Hoài,

Trƣờng Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Trong cuốn sách, tác giả đã
cho ngƣời đọc các kiến thức về: vai trò của các tăng trƣởng và phát triển kinh
tế, các chỉ tiêu đo lƣờng tăng trƣởng và phát triển kinh tế, đặc biệt trong
chƣơng 5 và chƣơng 10, tác giả đã đề cập đến vấn đề nghèo đói và bất bình
đẳng trong quá trình phát triển kinh tế. Nhìn chung, nguyên nhân của nghèo
có thể chia làm ba nhóm. Nhóm thứ nhất là ảnh hƣởng từ các yếu tố thuộc
vùng địa lý. Thứ hai là ảnh hƣởng từ sự tƣơng tác của cộng đồng chẳng hạn
nhƣ mức độ giúp đỡ lẫn nhau hay bất bình đẳng giữa các nhóm dân tộc. Sau
cùng là các nguyên nhân do bản thân hộ gia đình và cá nhân quyết định nhƣ
trình độ học vấn, tỷ lệ sống phụ thuộc, tình trạng việc làm, tâm lý ỷ lại của
ngƣời nghèo.Và tác giả cũng đã đề cập đến kinh nghiệm giảm nghèo thành
công ở một số quốc gia, cho thấy tầm quan trọng của các chính sách phát triển
hƣớng vào ngƣời nghèo.
- Báo cáo “ Tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam”, Bộ
Lao động, Thƣơng binh và Xã hội và Uỷ ban về các Vấn đề xã hội của Quốc
Hội (2015). Nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá tổng quan các kết quả,
khuyến nghị chính về giảm nghèo của các báo cáo trong giai đoạn 2005 –
2013.
-“Nghèo đa chiều ở Việt Nam: Một số vấn đề chính sách và thực
tiễn”(2015) của PGS. TS Đặng Nguyên Anh, Viện trƣởng viện xã hội học:
Bài viết đề cập đến khái niệm nghèo đói theo cách tiếp cận đơn chiều và khái
niệm nghèo theo phƣơng pháp tiếp cận hiện nay, một số quy định chính sách
về nghèo đa chiều ở Việt Nam, tác giả đã nêu lên những thách thức trong việc


10
xây dựng và xác định các tiêu chí Nghèo đa chiều ở Việt Nam, do tính phức
tạp về nội dung và tính toán, đo lƣờng các tiêu chí nghèo đa chiều nên cần có
sự chuẩn bị, từng bƣớc triển khai nhằm cung cấp những phƣơng pháp và bằng
chứng khoa học để đánh giá thực trạng và hiệu quả của chƣơng trình giảm

nghèo giai đoạn 2016 – 2020.
- “Một số vấn đề về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Nghệ An”,
Ts. Hoàng Phan Hải Yến, Ths. Đậu Quang Vinh, Tạp chí Khoa học – Công
nghệ Nghệ An số 09 (2015): Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác xóa đói
giảm nghèo ở Nghệ An thời gian qua, từ đó tìm ra nguyên nhân đói nghèo và
đề xuất một số giải pháp chủ yếu để xóa đói giảm nghèo trên địa bàn trong
thời gian tới.
- Bài báo “Khái niệm và tiêu chí cơ bản đánh giá nghèo ở Việt Nam dưới
góc nhìn đa chiều”, Ths. Trƣơng Thị Nhƣ Nguyệt, Tạp chí Nghiên cứu khoa
học công đoàn số 05 (Tháng 08 – 2016): Trong bài báo này, tác giả đề cập và
phân tích khái niệm về nghèo đói, các tiêu chí cơ bản đánh giá nghèo ở Việt
Nam dƣới góc nhìn đa chiều.
Đồng thời, còn có nhiều công trình khoa học, bài báo khác nghiên cứu về
công tác Quản lý Nhà nƣớc về giảm nghèo ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy
nhiên vẫn chƣa có một đề tài khoa học hay công trình nào nghiên cứu sâu sắc
và toàn diện về Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động giảm nghèo tại Thành
phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cho đến thời điểm hiện nay.


11
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN
CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO
1.1. TỔNG QUAN VỀ GIẢM NGHÈO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
GIẢM NGHÈO
1.1.1. Khái niệm nghèo và tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều ở
Việt Nam
a. Khái niệm về nghèo
Ngày nay, nghèo không chỉ là vấn đề riêng của từng địa phƣơng, từng

quốc gia mà đó còn là thử thách lớn của cả nhân loại, bởi nghèo không chỉ
xuất hiện ở các nƣớc chậm phát triển mà ở các nƣớc phát triển vẫn còn tồn tại
ngƣời nghèo. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, sự phát triển mạnh mẽ
về kinh tế sẽ làm cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gay gắt.
Tại Hội nghị chống nghèo đói do Ủy ban Kinh tế Xã hội Khu vực Châu
Á– Thái Bình Dƣơng tổ chức tại BangKok tháng 9/1993, các nƣớc trong khu
vực thống nhất rằng “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả
năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà nhu cầu ấy phụ
thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng
vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”. Theo khái niệm này thì
tiêu chí và chuẩn mực đánh giá về nghèo đói còn để ngỏ về định lƣợng hay
nói cách khác tiêu chuẩn về đánh giá nghèo đói ở các quốc gia và các vùng
lãnh thổ là khác nhau.
Đến năm 1995, Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về Phát triển xã hội tổ
chức tại Copenhagen (Đan Mạch) đã đƣa ra khái niệm:“Người nghèo là tất cả
những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la Mỹ (USD) môĩ ngày cho mỗi
người, số tiền được coi như đủ mua với những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”.
Khác với khái niệm trên, khái niệm này đã có tính định lƣợng nhƣng không


12
tính đến sự thay đổi về thời gian của vấn đề nghèo và cũng chỉ mới đề cập
nghèo đơn chiều (về thu nhập)
Sau nhiều năm thực hiện cuộc chiến chống đói nghèo, trong “Báo cáo về
tình hình phát triển thế giới 2000-2001 – Tấn công nghèo đói”, Ngân hàng
Thế giới đã thừa nhận quan điểm: “Nghèo không chỉ là mức thu nhập và tiêu
dùng thấp mà còn bao gồm mức độ hưởng thụ thấp về giáo dục, y tế, dinh
dưỡng và các lĩnh vực khác của sự phát triển con người” [3]. Quan điểm này
đã có cách nhìn toàn diện hơn về vấn đề nghèo, đó là nghèo đa chiều.
Tháng 6/ 2008, tuyên bố của Liên hợp quốc đƣợc lãnh đạo của tất cả các

tổ chức trong Liên hiệp quốc (UN) thông qua đã nêu: “Nghèo là thiếu năng
lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa
là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có
đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân,
không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa sự không an toàn, không
có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có
nghĩa dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi
ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn”[32].
Từ năm 2007, Alkire và Foster đã bắt đầu nghiên cứu về một cách thức
đo lƣờng mới về nghèo, đơn giản nhƣng vẫn đáp ứng tính đa chiều của nghèo.
Cách thức đo lƣờng này đã đƣợc UNDP sử dụng để tính toán chỉ số nghèo đa
chiều (MPI) lần đầu tiên đƣợc giới thiệu trong báo cáo phát triển con ngƣời
năm 2010 và đƣợc đề xuất áp dụng thống nhất trên thế giới sau năm 2015 để
theo dõi, đánh giá nghèo. Chỉ số tổng hợp này đƣợc tính toán dựa trên 3 chiều
nghèo Y tế, Giáo dục và Điều kiện sống với 10 chỉ số về phúc lợi. Chuẩn
nghèo đƣợc xác định bằng 1/3 tổng số thiếu hụt.
Mặc dù các khái niệm đƣợc đƣa ra có một số điểm khác biệt nhƣng có
thể thấy các quốc gia, các nhà chính trị và các học giả đều thống nhất rằng


13
nghèo là một hiện tƣợng đa chiều, tình trạng nghèo cần đƣợc nhìn nhận là sự
thiếu hụt/không đƣợc thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con ngƣời. Nhƣ vậy,
nghèo đa chiều có thể đƣợc hiểu là tình trạng con ngƣời không đƣợc đáp ứng
một hoặc một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
Ở Việt Nam khái niệm đói nghèo đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ chỉ có những điều kiện thoả mãn
những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp
hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phƣơng diện. Trong hoàn cảnh
nghèo thì ngƣời nghèo và hộ nghèo cũng chỉ vật lộn với những mƣu sinh hàng

ngày và kinh tế vật chất, biểu hiện trực tiếp nhất ở bữa ăn. Họ không thể vƣơn
tới các nhu cầu về văn hóa, tinh thần hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm
bớt tới mức tổi thiểu gần nhất, gần nhƣ không có.
Nghèo đƣợc chia thành các mức khác nhau: nghèo tuyệt đối, nghèo
tƣơng đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu.
- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cƣ thuộc diện nghèo
không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi
lại...
- Nghèo tƣơng đối: là tình trạng một bộ phận dân cƣ thuộc diện nghèo có
mức sống dƣới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phƣơng đang xét.
- Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cƣ có
những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống nhƣ đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một
số sinh hoạt hàng ngày nhƣng ở mức tối thiểu.
Ở Việt Nam, thời gian qua chuẩn nghèo, tỷ lệ nghèo và xác định đối
tƣợng nghèo hoàn toàn dựa vào các tiêu chí thu nhập, trong đó chuẩn nghèo
đƣợc xác định theo phƣơng pháp “chi phí cho các nhu cầu cơ bản”. Nhu cầu
cơ bản là chi cho nhu cầu tối thiểu về lƣơng thực và chi cho phi lƣơng thực
thiết yếu (giáo dục, y tế, nhà ở…).


×