Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tham luận Một số giải pháp xây dựng trường chuẩn mức II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.83 KB, 8 trang )

Tham luận:
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHUẨN QUỐC GIA
MỨC ĐỘ 2 THEO QĐ 32 CỦA BỘ GD-ĐT
Đơn vị: Tổ 1,2,3
Qua báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 và
phương hướng nhiệm vụ năm học 2010-2011, tôi xin hoàn toàn nhất trí. Để bổ
sung một số giải pháp nhằm góp phần cùng nhà trường thực hiện thắng lợi các
mục tiêu đề ra, đại diện tổ 1,2,3 tôi xin tham gia một số vấn đề về các điều kiện
mà giáo viên phải thực hiện về xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia
mức độ 2 như sau:
Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia là nhu cầu cần thiết của nhà trường, của
địa phương, của ngành và của toàn xã hội.
Việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia là điều kiện góp phần quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ, hoàn thiện cơ sở vật chất, thực hiện tốt
công tác XHH giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện cho học sinh. Đó là những giải pháp tổng thể để nhà trường phấn
đấu xây dựng từ năm học 2009-2010 và tiếp tục thực hiện trong năm học 2010-
2011 này cũng như duy trì trong những năm tiếp theo.
- Căn cứ vào Quyết định 32/2005- Bộ GD-ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ trưởng
Bộ GD-ĐT về việc ban hành quy chế công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn
Quốc gia (mức độ 2) mỗi thầy cô giáo phải có những giải pháp cụ thể cùng nhà
trường thực hiện các mục tiêu theo qui định như sau:
1. Về nhận thức của đội ngũ:
Nâng cao tầm nhận thức về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Tổ
chức bồi dưỡng chuyên môn, chính trị, tạo điều kiện cho CB,GV tham gia học
nâng chuẩn, tự học tin học để đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của xã hội.
Xây dựng mối đoàn kết nội bộ, tập thể lao động xuất sắc có tính bền vững nhiều
năm. Mỗi giáo viên có ý thức tự giác thực hiện các công việc của nhà trường
theo yêu cầu cao.
Hiểu biết rõ về 5 tiêu chuẩn theo Q.định 32 là :


- Tiêu chuẩn 1: Công tác tổ chức và quản lý
- Tiêu chuẩn 2: Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên
- Tiêu chuẩn 3: Công tác xây dựng cơ sở vật chất
- Tiêu chuẩn 4: Công tác xã hội hóa giáo dục
- Tiêu chuẩn 5: Công tác đầu tư chất lượng học sinh.
1
2. Những giải pháp cụ thể cho các chuẩn giáo viên cần đầu tư:
Trong 5 tiêu chuẩn trên, mỗi giáo viên ngoài việc tham gia xây dựng cùng
nhà trường còn cần phải thực hiện theo yêu cầu cao một số nội dung sau:
+ Về xây dựng đội ngũ giáo viên: Hơn ai hết chính mỗi giáo viên phải xác
định cho mình các yêu cầu về xây dựng đội ngũ nhà giáo mạnh về chuyên môn,
trong sạch, gương mẫu trong đạo đức lối sống. Tiên phong trong mọi phong trào
thi đua của nhà trường.
Muốn mạnh về chuyên môn cần thực hiện tốt công tác tự học, tự bồi dưỡng
theo kế hoạch của nhà trường để nâng cao năng lực chuyên môn. Mỗi thầy cô
giáo phải đạt 50 tiết dự giờ và sinh hoạt chuyên đề để cùng học hỏi với nhau.
Cần tích cực nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, không ngừng phát huy
sáng kiến, nghiên cứu khoa học giáo dục để góp phần cùng nhà trường nâng cao
chất lượng dạy học.
Ngoài tự học tự rèn, người giáo viên cần nêu cao tấm gương học tập nâng cao
trình độ sư phạm trước phụ huynh và học sinh. Tích cực tham gia các lớp nâng
chuẩn do các trường đại học sư phạm và trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh
mở để không ngừng nâng cao chuẩn sư phạm cho đội ngũ.
- Có đủ các loại hồ sơ sổ sách theo qui định đối với giáo viên theo điều lệ
trường tiểu học.
- Luôn nghiên cứu và thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng nhà giáo theo
QĐ 14 của Bộ nhằm tự khẳng định trình độ chuyên môn của mình, nhìn nhận
đúng để có biện pháp học tập nâng cao trình độ sư phạm và phát triển khả năng
vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới vào giảng dạy.
- Tích cực học tập ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng và các công

tác khác đạt hiệu quả cao.
- Đăng ký viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào công tác dạy học và chủ
nhiệm để nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục học sinh.
Tích cực tham gia các Hội thi giáo viên giỏi cấp trường và cấp Huyện để
không ngừng nâng cao uy tín của chính bản thân mình và góp phần nâng cao
chất lượng đội ngũ của nhà trường. Tỉ lệ giáo viên giỏi cấp Huyện, Tỉnh phải
được tăng lên đáp ứng nhu cầu chất lượng học tập của học sinh. Mỗi khối lớp
phải có ít nhất 1 giáo viên đăng ký đầu tư thi giáo viên giỏi Huyện trong năm
học này.
+ Về chất lượng giáo dục:
Trong công tác PCGDTH: Tích cực tham gia công tác điều tra trình độ văn
hóa nhân dân, tổng hợp số liệu trên địa bàn phân công đảm bảo chính xác và kịp
thời. Có nhiều biện pháp huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp và học tập có chất
lượng. Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 100%, không có học sinh ngoài nhà
trường, luôn chú trọng đến đối tượng học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, có
2
nhiều biện pháp giúp đỡ các em có đủ điều kiện học tập tốt nâng tỉ lệ học sinh
hoàn thành chương trình tiểu học hằng năm lên cao dần, hiệu quả đào tạo đạt tỉ
lệ quy định.
Cần quan tâm đến công tác phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi mỗi
lớp cần đạt 100% học sinh lên lớp, tuyệt đối không có học sinh lưu ban, tỉ lệ
học sinh giỏi bình quân trên 25% ở mỗi khối lớp, học sinh khá giỏi phải đạt 70%
. Duy trì vững chắc phong trào học sinh giỏi, học sinh năng khiếu để tham gia
các Hội thi đạt giải cao.
Trong công tác dạy học đầu tư chất lượng dạy và học:
Mỗi giáo viên nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trước phụ huynh, học
sinh và nhà trường. Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình trường
lớp và địa phương theo hướng dẫn của Bộ tại công văn 896.
- Dạy đủ các môn học theo quy định, tích cực duy trì 11 lớp dạy 2 buổi/ngày,
7 lớp học môn tự chọn Tiếng Anh, Tin học.

- Giáo viên chuyên ngoài dạy chính khóa cần tăng cường bồi dưỡng năng
khiếu cho học sinh thông qua các môn học như Hát nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.
- Tích cực tham gia tập huấn các lớp thay sách, nắm vững được yêu cầu đổi
mới được nội dung, lồng ghép, tích hợp giáo dục trong các môn học với giáo
dục kỹ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục truyền thống cho học
sinh. Nắm vững chương trình SGK, chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học và
phương pháp dạy học cũng như việc đánh giá xếp loại học sinh theo Thông tư
32/2009 của Bộ.
- Thực hiện tốt qui chế chuyên môn, duy trì tốt các nề nếp soạn giảng, chấm
chữa bài đảm bảo chính xác, trung thực và khách quan. Thường xuyên quan tâm
đến công tác chủ nhiệm và công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm và các chuẩn mực đạo đức cho học sinh thông
qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và lồng ghép vào các môn học
chính khoá.
- Mỗi giáo viên cần chú trọng xây dựng các giải pháp để nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện thường xuyên quan tâm đến phong trào và chất lượng đại trà
cũng như chất lượng học sinh giỏi. Các phong trào khác, các hội thi do ngành tổ
chức cũng như hoạt động ngoài giờ lên lớp, tích cực tham gia các hoạt động của
Liên Đội để có sự phối hợp đúng mức của nhiều tổ chức nhằm giáo dục toàn
diện cho học sinh.
- Lồng ghép công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và quan tâm giúp đỡ học sinh
yếu vào thời gian dạy buổi thứ hai theo nhóm trình độ nhắm phát huy được khả
năng học tập của học sinh.
- Tăng cường giáo dục truyền thống yêu trường, yêu lớp, yêu quê hương đất
nước, uống nước nhớ nguồn cho học sinh thông qua các hoạt động Đội, giáo dục
3
ngoài giờ lên lớp và các hoạt động lao động tập thể. Mỗi giáo viên cần có kế
hoạch cụ thể và tổ chức phải mang tính giáo dục cao không nặng về năng suất
mà phải nặng về giáo dục ý thức cho học sinh.
3. Các vấn đề cần lưu tâm thêm:

- Tăng cường nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, tận tâm, tận lực cho sự nghiệp giáo dục của địa phương và nhà trường.
Hết lòng tận tụy với học sinh, nêu cao tấm gương tự học cho học sinh noi theo.
- Thực hiện tốt nếp sống văn minh nơi cơ quan và nơi cư trú.
- Thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước.
- Thường xuyên rèn luyện kỹ năng sống cho chính bản thân mình nhằm tạo
không khí đoàn kết, đồng thuận trong tập thể.
- Mỗi thầy cô giáo trong nhà trường phải thật sự là những hạt nhân tích cực,
vượt trội về mọi mặt.
Trên đây là một số vấn đề mà người giáo viên cần nhận thức và thực hiện
nhằm góp phần cùng nhà trường xây dựng thành công trường tiểu học đạt chuẩn
Quốc gia mức độ 2 theo Q.định 32 của Bộ. Rất mong Hội nghị cùng góp ý để có
được những giải pháp hay hơn cùng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học của
nhà trường. Xin cảm ơn !

4
IV/ KẾT QUẢ CÁC TIÊU CHUẨN:
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý
- Trong cán bộ quản lý có 1 Đảng viên là Hiệu trưởng, trình độ chuyên môn
Đại học sư phạm, đã có giấy chứng nhận CBQL giáo dục, đã tốt nghiệp lớp
Trung cấp Lý luận chính trị 2006, số năm trực tiếp giảng dạy là 2 năm, thời gian
làm cán bộ quản lý là 30 năm.
- Hiệu phó đạt trình độ ĐHTH và đã qua lớp quản lý, số năm trực tiếp giảng
dạy 5 năm, số năm làm cán bộ quản lý là 17 năm.
- Chi bộ độc lập tổng cộng 9 đảng viên, Trong đó 8 đồng chí chính thức.
- Các tổ chức trong nhà trường như tổ chức Công đoàn, Đội thiếu niên tiền
phong hoạt động có hiệu quả và đúng theo điều lệ.
Tiêu chuẩn 2 : Xây dựng đội ngũ giáo viên
- Tổng cộng 19 giáo viên trong đó có 5 giáo viên dạy các môn chuyên, tổng
số lớp là 11 lớp tỷ lệ GV/ lớp 1,54

- Về trình độ chuyên môn, đạt trình độ trên chuẩn là 18/19 chiếm tỷ lệ 94,7%
- Có 12/19 GV có trình độ Đại học tỉ lệ 63,2%, 6/19 GV có trình độ CĐTH tỉ
lệ 31,6%, 1 giáo viên đạt trình độ chuẩn 12+2, Tỷ lệ 5,3%,
- Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở 7/19 tỷ lệ 36,8%.
- GV day giỏi cấp trường 6/19 tỷ lệ 31,6%, còn lại đạt khá, không có GV năng
lực giảng dạy, CMNV trung bình hoặc yếu kém.
- 100% GV được dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về thay sách và
đổi mới phương pháp giảng dạy, nội dung chương trình sgk, kỹ năng kiến thức
Tiêu chuẩn 3 : Xây dựng cơ sở vật chất
- Diện tích khuôn viên trường đã có quyết định cấp đất và giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất với diện tích 6922m2, bình quân 21,3m2/HS, trong đó diện
5

×