Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tích hợp hoạt động sản xuất kinh doanh vào trong quá trình dạy và học môn hóa học lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 29 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của giải pháp
1. Về không gian.
Sáng kiến được nghiên cứu tại trường THPT ..., huyện ..., tỉnh ....
2. Về thời gian.
Sáng kiến được nghiên cứu từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu sẽ tiếp tục nghiên cứu, thiết kế thêm các bài giảng
tích hợp hoạt động sản xuất kinh doanh vào môn Hóa học trong những khối tiếp
theo.
3. Thực trạng của vấn đề.
Như chúng ta đã biết: Mô hình trường học gắn liền với thực tiễn sản xuất
đời sống địa phương mang lại hiệu quả tích cực đối với cả người dạy lẫn người
học. Khi tham gia học tập trong môi trường này, học sinh thường đóng một vai
cụ thể, từ đó kích thích hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ
năng của học sinh. Cùng đó thông qua việc thường xuyên được tiếp cận với các
hoạt động thực tiễn sản xuất, giúp học sinh có nhiều cơ hội hơn trong việc gắn lý
thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Giúp việc học
tập trong nhà trường giống hơn với việc học tập trong thế giới thật.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề dạy học hiện nay đó là đa số giáo viên
trong quá trình dạy học chỉ chú trọng đến việc truyền đạt lý thuyết suông mà ít
chú trọng đến việc áp dụng kiến thức vào thực tế, gắn liến với hoạt động sản
xuất kinh doanh, việc "học đi đôi với thực hành" còn mờ nhạt chưa có chiều sâu.
Do đó học sinh cảm thấy việc học không giống với thực tế cuộc sống làm cho
các em ít hứng thú với việc học kiến thức trên lớp. Vì thế mà đa số học sinh sau
khi học xong bậc THPT mà hầu như vẫn không thể áp dụng được kiến thức đã
học vào thực tế, không hiểu được những kiến thức được học dùng để làm gì.
Cho nên mỗi thầy cô giáo chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng
của công tác giáo dục gắn hoạt động sản xuất kinh doanh vào trong quá trình
giảng dạy cho học sinh đặc biệt là qua những bài giảng hóa học.
4. Tổng quan những thông tin về vấn đề cần nghiên cứu.
Các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến nội dung


kiến thức các môn khoa học đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục/dạy học
dưới hình thức tạo môi trường, tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để
xây dựng nội dung dạy học/giáo dục.
Trước đây, thực hiện nguyên lý “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với
thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”, đã có một số mô hình
trường vừa học vừa làm; tuy nhiên việc tổ chức dạy học gắn với sản xuất, kinh
doanh chưa được nhìn nhận trên góc độ lý luận dạy học nên không đem lại hiệu
quả giáo dục cao. Đề cập đến các điều kiện giáo dục, dạy học, nhìn chung các tài
1


liệu về lý luận dạy học, giáo dục chung, đại cương và tài liệu về lý luận dạy học
bộ môn ít đề cậpđến điều kiện, phương tiện dạy học là các thành tố của hoạt
động sản xuất, kinh doanh. Gần đây trong mô hình trường học mới, một trong
những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho học sinhvận dụng và mở rộng kiến
thức, kỹ năng trong nhà trường vào thực tế sản xuất, kinh doanh của địa phương.
Việc khai thác các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanhở địa bàn nhà
trường đóng như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục rất ít khi
được quan tâm hoặc nếu có thường mang tính tự phát. Vì vậy vai trò, thế mạnh
của những hoạt động sản xuất, kinh doanhđa dạng, muôn hình muôn vẻ ở địa
phương gần như chưa được các nhà trường biết đến và tận dụng.
Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, các thành tố của hoạt động sản xuất,
kinh doanh giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học
sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo,
giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh.
Trong những năm gần đây, việc tích hợp gắn hoạt động sản xuất kinh
doanh trong dạy học đi đôi với bảo vệ môi trường trong quá trình dạy học đã và
đang được nhà nước ta đặc biệt quan tâm, đặc biệt, công tác chỉ đạo dạy học gắn
với thực tiễn cuộc sống được nghành giáo dục, ban lãnh đạo trường THPT ...
hết sức quan tâm, chỉ đạo tới tổ chuyên môn, khuyến khích các giáo viên tích

hợp dạy học gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo cho các em học
sinh tiếp cận kiến thức một cách sinh động, gần gũi với cuộc sống giúp các em
cảm thấy yêu thích môn Hóa học hơn.
Ngành giáo dục nước ta hiện nay đang trên đà hội nhập, thế hệ trẻ nói riêng
và học sinh cấp THPT nói chung đang ngày càng được tiếp cận với nhiều kênh
thông tin, giúp cho việc học tập của các em được phong phú, dễ dàng hơn,
nhưng bên cạnh đó hầu hết các em đều cảm thấy việc học quá nhiều áp lực,
nhiều căng thẳng, học lý thuyết xa rời với thực thế.
Việc giúp các em có được kiến thức cơ bản, có thể áp dụng luôn vào trong
thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại gia đình các em là điều cực kì quan
trọng. Và, từ những kiến thức cơ bản đó có thể giúp các em hình thành được
năng lực, kĩ năng của bản thân một cách hữu ích góp phần hình thành kiến thức
vững chắc cho các em, giúp các em có những kĩ năng vận dụng kiến thức vào
chính thực tế trong quá trình sản xuất kinh doanh.
II. Lý do chọn giải pháp
Khi tham gia các hoạt động thực tiễn người học có cơ hội để thử thách
năng lực khác nhau của bản thân; học sinh được rèn khả năng tư duy, suy nghĩ
sâu sắc khi gặp những vấn đề phức tạp; học sinh có điều kiện để khám phá, đánh
giá, giải thích và tổng hợp thông tin từ các tình huống thực tiễn của địa phương;
Có cơ hội để vận dụng và phát triển kiến thức lý thuyết đã học và đặc biệt rèn
luyện cho học sinh phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp gặp phải
trong khi tham gia các hoạt động thực tiễn.
2


Khi tham gia vào hoạt động thực tiễn, mỗi học sinh phải đảm nhận một
vai trò cụ thể. Vì vậy, học sinh được đặt trong tình huống buộc phải thăng tính
chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ, giải quyết các vấn
đề phát sinh một cách tốt nhất. Nhờ đó phát huy tích cực, tự lực, tính trách
nhiệm, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

Thực tế cũng khẳng định, khi tham gia mô hình trường học gắn với thực
tiễn sản xuất sinh không chỉ phải giao tiếp với thầy cô, bạn bè mà còn phải
thường xuyên giao tiếp với rất nhiều các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Có thể
là với người nông dân, cô chú công nhân, kĩ sư, bác sĩ… thông qua đó học sinh
sẽ có cơ hội để rèn luyện nâng cao năng lực hợp tác, khả năng giao tiếp và tương
tác với cộng đồng.
Bên cạnh đó khi thực hiện một nội dung chủ đề theo mô hình trường học
gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội, giáo viên và học sinh thay vì giảng
dạy, học tập trong không gian lớp học, phòng thí nghiệm thì sẽ có cơ hội làm
việc với những điều kiện trong đời sống thực tế. Vì vậy, cùng là một nội dung,
giáo viên và học sinh có thể lựa chọn nhiều cách tiếp cận khác nhau tùy thuộc
vào từng trường hợp cụ thể, thông qua đó kích thích giáo viên và học sinh tư
duy sáng tạo và hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
Mô hình trường học gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh đã tạo ra môi
trường học tập thân thiện; giúp các em hiểu giá trị của lao động, chia sẻ với
những khó nhọc của bà con nông dân; tạo được không khí học tập thoải mái,
phát huy được tính sáng tạo, tích cực của học sinh, gắn những lý thuyết đã học
với thực tiễn lao động, sản xuất; giúp học sinh phát triển toàn diện, nâng cao
kiến thức ký năng sống, bổ sung kiến thức thực tế, vốn sống cho học sinh.
Thông qua hoạt động mô hình trường học gắn với thực tiễn sản xuất, kinh
doanh, các em học sinh còn được phát triển khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân
trong tập thể, phát triển khả năng hợp tác, làm việc nhóm, làm việc với cộng
đồng... Qua đó cũng đồng thời phát huy năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của
đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên, góp phần thực hiện thành công việc đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW.
Ngoài nhứng lí do trên thì chúng ta đã biết , Với mảnh đất xinh đẹp, nơi
miền Tây Bắc của Tổ quốc, ... có nhiều tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động và
khí hậu với diện tích tự nhiên lớn. Tuy nhiên, đa số người dân trên địa bàn đều là
bà con dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức, kĩ thuật canh tác còn nhiều hạn chế
do đó tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn vẫn còn cao so với các tỉnh trong cả nước.

Đặc biệt, ... là một huyện mới thành lập, tuổi đời mới được hơn 10 năm, là
một trong những huyện khó khăn nhất của cả nước và là huyện vùng sâu, vùng
xa của tỉnh, học sinh chủ yếu là con em các dân tộc ít người, điều kiện sống,
điều kiện học tập, đi lại còn nhiều khó khăn, đường đến với kiến thức, tương lai
của các em còn do nhiều yếu tố tri phối. Do vậy, đây cũng là một phần làm cho
quá trình đến trường của các em bị gián đoạn, đôi khi các em còn bỏ học giữa
chừng, bởi đôi khi các em cho rằng kiến thức mà các em được học trên lớp chỉ là
kiến thức lý thuyết suông mà các em vẫn chưa có kĩ năng vận dụng kiến thức
3


được học vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại gia đình, địa phương. Chính vì
thế mà các em không hào hứng với việc học, các em học chỉ để đối phó, chỉ để
đủ điểm lên lớp.
Do vậy, việc giáo dục kiến thức về hoạt động sản xuất kinh doanh vào trong
quá trình giảng dạy, đặc biệt là đối với bộ môn Hóa học vì Hóa học là một môn
khoa học tự nhiên gắn liền với đời sống thực tiễn và hoạt động sản xuất kinh
doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của gia đình, địa phương và toàn
xã hội. Do đó dạy học Hóa học không chỉ đơn thuần là dạy kiến thức lý thuyết
mà còn hướng dẫn học sinh biết vận dụng kiến thức lý thuyết vào hoạt động sản
xuất kinh doanh trong các bài học Hóa học đối với học sinh trường THPT ... với
mong muốn để các em thêm yêu thích bộ môn, nhớ kiến thức một cách logic
chứ không phải máy móc, giáo điều và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế
cho chính bản thân, gia đình các em giúp cho quê hương ... của mình ngày càng
phát triển hơn.
Chính vì thế mà tôi từng bước đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
gắn hoạt động sản xuất kinh doanh vào trong quá ttrình giảng dạy của mình. Do
đó tôi đã chọn nội dung "Tích hợp hoạt động sản xuất kinh doanh vào trong
quá trình dạy và học môn Hóa học lớp 10" để làm sáng kiến của mình.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.

1. Phạm vi nghiên cứu.
Các nội dung kiến thức trong bộ môn Hóa học 10 có rất nhiều ứng dụng
quan trọng trong thực tế có thể áp dụng trực tiếp vào trong các hoạt động sản
xuất kinh doanh. Tuy nhiên những nội dung kiến thức này mới chỉ được sách
giáo khoa đề cập qua trong các phần ứng dụng và cũng có ít tài liệu viết chi tiết
về những kiến thức này.
Trong những năm trước đây giáo viên cũng có tích hợp các hoạt động sản
xuất kinh doanh trong quá trình giảng dạy nhưng đơn thuần chỉ nó qua để bổ
trợ cho bài học và phần nội dung kiến thức này cũng chưa có trong phân phối
chương trình do đó học sinh hầu như không có được những kiến thức, kĩ năng
để áp dụng vào trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ những kinh nghiệm, kiến thức của bản thân và tìm tòi nghiên cứu trên
các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là sau những chuyến tìm hiểu,
thăm gia đình học sinh tôi đã nghiên cứu kĩ về các nội dung tích hợp gắn hoạt
động sản xuất kinh doanh vào trong quá trình giảng dạy của mình cho phù hợp
với điều kiện kinh tế, địa hình, phong tục tập quá canh tác của địa phương để
cho mỗi học sinh đều có thể vận dụng được kiến thức đã học vào chính thực tiễn
cuộc sống của mình góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương, làm
cho đất nước ngày càng phát triển.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Kiến thức về hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá trình giảng dạy môn
4


Hóa học lớp 10.
Sáng kiến tập trung nghiên cứu các giải pháp thiết thực về việc áp dụng
kiến thức được học vào hoạt động sản xuất kinh doanh để tích hợp dạy và học
môn Hóa học đối với học sinh trường THPT ....
IV. Mục đích nghiên cứu.
- Xây dựng tiến trình, tổ chức hoạt động dạy học gắn liền với sản xuất

kinh doanh tại địa phương theo chủ đề. Thực hiện kế hoạch dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh.
- Giúp cho học sinh thấy được ý nghĩa của môn học, góp phần phân
luồng, hướng nghiệp cho học sinh.
- Giáo dục cho học sinh biết yêu quý, tự hào về ngành nghề, đặc biệt là
các nghề truyền thống ở địa phương.
- Hình thành và phát triển một số kĩ năng mềm cho học sinh.

5


PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng của giải pháp đã biết.
Hiện nay, giáo dục nước ta đang hướng tới việc tiếp cận và phát huy năng
lực sáng tạo của học sinh, đặt học sinh vào tình huống có vấn đề đòi hỏi các em
cần phải có giải pháp của riêng mình để giải quyết. Việc học và hiểu các nội
dung kiến thức khoa học trở thành một trọng trách để các em c'ó cơ sở phát huy
được năng lực của bản thân, những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy
học trong tất cả các môn học và đặc biệt là những bộ môn khoa học tự nhiên như
môn Hóa học đã và đang được tỉnh ..., trường THPT ... và giáo viên áp dụng
ngày càng nhiều, giáo viên bộ môn chú trọng đầu tư cho chuyên môn, sử dụng
các phương pháp tích cực hơn để học sinh nắm được kiến thức sâu hơn như: yêu
cầu các em tìm hiểu các thông tin kiến thức khoa học áp dụng vào thực tế có liên
quan đến nội dung bài học ở bất cứ địa phương nào trên cả nước. Điều đó đã giải
quyết được phần nào những hạn chế theo phương pháp truyền thụ kiến thức một
chiều trước đây, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Tuy nhiên, đối với đặc thù học sinh dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa như
..., khả năng tiếp thu kiến thức của các em còn hạn chế, điều kiện đi học lại rất
khó khăn, có những em phải dậy từ 4h sáng, đi bộ đến trường nên ít có thời gian
ôn lại bài. Từ đó xuất hiện tâm lí e dè, không còn hứng thú với môn học, ngại

học bài cũ và đọc bài mới trước khi đến lớp. Và, lúc này các em sẽ thấy ngại
học, học không hiểu bản chất thật sự của các kiến thức khoa học, không thấy
được tầm quan trọng và ý nghĩa của các kiến thức đó.
Một trong những hạn chế của thời đại công nghệ hiện nay là các em được
tiếp cận với công nghệ thông tin muộn hơn so với những vùng phát triển khác,
vì là mới nên không tránh khỏi việc xao nhãng học tập, đa số thời gian của các
em dùng để online, hoặc khi giáo viên yêu cầu các em về tìm hiểu thông tin trên
mạng để phục vụ cho bài học thì các em không biết chắt lọc những kiến thức, do
vậy đa số các em chưa phát huy được hết năng lực của bản thân, các biện pháp
giao nhiệm vụ học tập cho các em theo hoạt động nhóm, đa phần các em phó
thác hết cho nhóm trưởng, thu thập tư liệu hay báo cáo sản phẩm chỉ do số ít
thành viên tích cực trong nhóm hoạt động.
Việc tích hợp gắn hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá trình giảng dạy
chủ yếu thông qua các kênh hình có trong sách giáo khoa, học sinh được tiếp
cận chủ yếu thông qua giới thiệu qua của giáo viên. Các em hầu như chưa biết
áp dụng kiến thức này vào trong thực tế cuộc sống. Đôi khi giáo viên yêu cầu
các em tìm hiểu các kiến thức liên quan có thể áp dụng vào hoạt động sản xuất
kinh doanh chỉ mang tính chung chung, hình thức, chủ yếu dưới dạng câu hỏi
về nhà, không đánh giá, không cho điểm, điều đó khiến cho việc tìm hiểu của
các em bị hạn chế và mang tính hình thức, chống đối, quan trọng hơn là các em
không hiểu sâu về những giá trị của các kiến thức liên quan đến cuộc sống do đó
sẽ dẫn đến hiểu biết của các em chỉ mờ nhạt, khó có thể áp dụng sâu vào thực
tiễn cuộc sống.
6


1. Ví dụ
Khi dạy bài 22 - Tiết 40 theo PPCT của môn Hóa học 10, ở lớp 10B1,
10B2: "Clo" . Mục IV: " Ứng dụng". Sau khi GV cho HS nắm được những kiến
thức về ứng dụng của nguyên tố Clo, GV sử dụng PP thuyết trình, đàm thoại:

- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho học sinh, yêu cầu HS
theo dõi SGK, trả lời câu hỏi: Nêu ứng dụng của Clo trong dời sống, trong công
nghiệp?
- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi SGK, suy nghĩ để tìm ra câu trả
lời
- Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi theo
hình thức cá nhân.
- Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV yêu cầu các học sinh
khác bổ sung câu trả lời, sau đó chốt câu trả lời của học sinh.
2. Đánh giá ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn của phương pháp đã
thực hiện.
* Ưu điểm, thuận lợi:
- GV ít mất thời gian tìm kiếm thông tin, chuẩn bị bài dạy.
- HS được GV cung cấp sẵn thông tin, ít phải tự tìm hiểu.
- Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh
- Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức
- Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh
- Phát triển trí tuệ của học sinh
- Giáo dục nhân cách học sinh
- Góp phần phát triển một số kỹ năng mềm ở học sinh
+ Kỹ năng giao tiếp
+ Kỹ năng lắng nghe tích cực
+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng
+ Kỹ năng hợp tác
+ Kỹ năng tư duy phê phán
+ Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
+ Kỹ năng đặt mục tiêu
+ Kỹ năng quản lí thời gian
+ Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
Tạo điều kiện tổ chức quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh một

cách hợp lý: Khi làm việc với/tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, giáo viênvà học
7


sinh phải gia tăng cường độ làm việc. giáo viên không thuyết trình về các hiện
tượng, sự vật cần tìm hiểu mà cần hướng dẫn học sinh tự quan sát, thu thập
thông tin, trao đổi trong nhóm để xử lý các thông tin, tìm hiểu về quá trình sản
xuất, kinh doanh, để tìm cách trình bày lại những hiểu biết của cá nhân hoặc
nhóm. Đôi khi học sinh có thể được yêu cầu tổ chức triển lãm những hiện vật,
bài viết giới thiệu về quá trình sản xuất, kinh do các em thu thập được. Môi
trường làm việc thay đổi đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy học, cách
thức tổ chức dạy học phù hợp, sao cho tập thể học sinh được lôi cuốn vào công
việc tìm hiểu, nghiên cứu quá trình sản xuất, kinh doanh; đòi hỏi từng học sinh
phải làm việc thực sự và phải biết hợp tác với bạn để cùng hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
* Nhược điểm, khó khăn:
- Mặc dù học sinh có đọc sách giáo khoa nhưng các em sẽ tiếp nhận kiến
thức một cách mờ nhạt, không có chiều sâu. Thường thì sau đó, các em sẽ chỉ
dựa duy nhất vào sách giáo khoa, trả lời một cách chung chung về ứng dụng của
Clo để diệt trùng nước sinh hoạt mà không hiểu rõ tại sao lại dùng Clo để diệt
trùng nước sinh hoạt, không biết được quy trình xử lí nước sạch, biện pháp xử lí
nước ngay tại chính gia đình của mình.
Vì vậy, nếu kết hợp giữa giảng dạy kiến thức với cho các em nghiên cứu,
tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch ngay tại nhà máy nước sạch ... thì các em
sẽ cảm thấy hứng thú hơn và có thể áp dụng phần nào quy trình này để xử lý
nước ngay tại gia đình
- Giáo viên đôi lúc còn quen sử dụng các phương pháp dạy học truyền
thống và có tâm lí cho rằng việc gắn hoạt động sản xuất kinh doanh vào trong
quá trình dạy học sẽ khó khả thi, tốn nhiều thời gian, công sức chuẩn bị trong
khi thời lượng tiết học lại hạn hẹp.

- Đôi lúc, giáo viên mới chỉ đưa ra một số ứng dụng của các chất, các
nguyên tố để minh chứng cho bài học, nhưng chỉ mang tính chất nêu cho có chứ
chưa thực sự nêu để hiểu.
- Nhiều học sinh vẫn còn tâm lý ỷ lại không chị tìm tòi nội dung kiến thức
thực tế liên quan, chưa chịu khó học hỏi.
3. Nguyên nhân.
- Do điều kiện kinh tế, địa lí, quá trình đi lại còn khó khăn, việc cho các em
học sinh được tiếp xúc một cách trực tiếp với các cơ sở sản xuất, các nhà máy
còn nhiều hạn chế.
- Giáo viên đôi lúc còn ngại mở rộng kiến thức cho các em vì tâm lí bài học
rất dài, cung cấp kiến thức cơ bản trong SGK đã là nhiều.
- Học sinh nhiều lúc chưa thực sự chú tâm với môn học, xuất phát từ tâm lí
Hóa học là một trong những môn tự nhiên khó, khô khan.
II. Nội dung sáng kiến.
8


1. Bản chất của giải pháp mới.
1.1. Điểm mới cơ bản của sáng kiến, tính ưu việt, tính sáng tạo của
sáng kiến.
1.1.1. Điểm mới cơ bản của sáng kiến
Việc gắn hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá trình giảng dạy hiện nay
đang là vấn đề được Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ khoa học kĩ thuật, Bộ nông
nghiệp... hết sức quan tâm, đẩy mạnh. Tuy nhiên đây lại là một nôi dung khá
mới và mới được Sở giáo dục và đào tạo tỉnh ... tổ chức tập huấn cho giáo viên
vào đầu tháng 8 năm học 2018 - 2019 và nội dung kiến thức này chưa đưa vào
phân phối chương trình và chưa được giáo viên nào nghiên cứu áp dụng vào
trong quá trình giảng dạy từ trước đến nay tại trường THPT ... nhưng tôi nhận
thấy đây là một nôi dung kiến thức rất quan trọng và phù hợp với mục tiêu giáo
dục hiện nay do đó tôi đã mạnh dạn đưa luôn nội dung kiến thức mới này vào

trong quá trình giảng dạy của mình trong năm học 2018-2019 để thử nghiệm. Do
vậy, tôi mong muốn những kết quả đạt được trong sáng kiến này sẽ góp một
phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, hoàn thiện hơn nữa về cách
thức sáng tạo trong phương pháp giảng dạy môn Hóa học.
Từ những ý nghĩa thiết thực của việc gắn hoạt động sản xuất kinh doanh
vào quá trình dạy và học, cá nhân tôi mạnh dạn đưa hoạt động sản xuất kinh
doanh có trên địa bàn tỉnh ..., và một số tỉnh khác lồng ghép vào các tiết dạy
trong chương trình Hóa học lớp 10 với mong muốn các em sẽ thêm yêu thích
môn Hóa học, có những kĩ năng vận dụng các tri thức khoa học vào trong thực
tế cuộc sống góp phần phát triển kinh tế gia đình, địa phương và toàn xã hội.`
1.1.2. Tính ưu việt, tính sáng tạo của sáng kiến.
So với những phương pháp dạy học truyền thống đã có trước đó, việc yêu
cầu các em chủ động tìm hiểu và áp dụng những kiến thức khoa học vào thực tế
cuộc sống có liên quan đến bài học, bắt buộc từng cá nhân học sinh phải tự mình
tìm tòi, khám phá sẽ phát huy được khả năng tư duy độc lập, tính sáng tạo trong
việc tiếp thu kiến thức của các em hơn và có thể áp dụng để góp phần phát triển
kinh tế gia đình.
Qua quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy có thể có các
hình thức lồng ghép dạy học hoạt động sản xuất kinh doanh cho các em học sinh
như: Tiến hành tìm hiểu tại các nhà máy, cơ sở sản xuất ngành nghề truyền
thống, tại các hộ kinh doanh gia đình, hay tại chính hoạt động sản xuất trong gia
đình các em, tổ chức cho các em tự tay làm các món ăn, sữa chua, các loại nước
uống để mang bán cho các thầy cô giáo các bạn học sinh trong nhà trường số
tiền kiếm được có thể dùng vào quỹ lớp, dùng để ủng hộ các bạn học sinh có
hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường từ đó góp phần hình thành cho các
em những nhân cách tốt biết yêu thích lao động, biết sáng tạo và biết chia sẻ,
giúp đỡ mọi người.
9



Qua thực tế giảng dạy đã thực hiện ở trường THPT ... năm học 2018 - 2019
tôi nhận thấy hình thức: Tích hợp gắn hoạt động sản xuất kinh trong trong quá
trình dạy học trong nhà trường rất khả thi. Đây có thể được coi là phương pháp
dễ dàng nhất, dễ thực hiện, dễ tiếp cận, dễ liên hệ, nhớ lâu. Là phương pháp cá
nhân tôi đã áp dụng trên thực tế giảng dạy ở nhà trường.
Phương pháp này sẽ giúp các em liên hệ kiến thức liền mạch giữa kiến thức
vừa được tiếp cận qua bài giảng của kiến thức trong sách giáo khoa vừa liên hệ
luôn được với kiến thức gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của địa phương,
của đất nước bồi dưỡng ở các em tinh thần nghiên cứu khoa học, biết yêu lao
động và đặc biệt là biết trân trọng những giá trị của cuộc sống.
Áp dụng phương pháp này, để phát huy được năng lực của các em , giáo
viên cần giao nhiệm vụ rõ ràng, đòi hỏi tất cả các em phải thể hiện năng lực của
bản thân, kĩ năng tư duy, kĩ năng nghiên cứu, kĩ năng vận dụng, kĩ năng trình
bày, kĩ năng thuyết trình và đặc biệt là kĩ năng quảng bá sản phẩm, sử dụng ngôn
ngữ, quan điểm của cá nhân khi nhìn nhận vấn đề cần giải quyết.
1.2. Các bước/qui trình thực hiện giải pháp:
1.2.1. Các bước thực hiện giải pháp.
Trước khi đi vào tiến hành các bước cụ thể trong mỗi tiết học, tôi đã thực
hiện theo quy trình sau:
+ Bước 1: Rà soát lại nội dung chương trình trong bài học, phân phối thời
gian hợp lí giữa các mục học, giành một thời lượng nhất định để tích hợp hoạt
động sản xuất kinh doanh vào trong các bài dạy có liên quan đến thực tế cuộc
sống. Giao nhiệm vụ cho học sinh, tùy theo từng bài mà hình thức tích hợp được
áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với đặc thù về học lực, khả năng của học
sinh.
Một số bài học có thể tích hợp hoạt động sản xuất kinh doanh như:
TT
Tên bài dạy
1


Bài 2. Hạt
nhân nguyên
tử. Nguyên
tố hóa học.
Đồng vị.

Tích hợp hoạt
động sản xuất
kinh doanh
- Ứng dụng của
đồng vị phóng
xạ trong nông
nghiệp, trong y
học, trong
nghiên cứu
khoa học, bảo
vệ phóng xạ.
- Viện nghiên
cứu hạt nhân

Mục tiêu
- Giúp HS nắm được
những ứng dụng quan
trọng của đồng vị
phóng xạ và năng
lượng hạt nhân.
- Giáo dục cho các em
biết được việc sử dụng
các nguồn năng lượng
hạt nhân vì mục đích

hòa bình.
10

Hình thức
tích hợp
- Tích hợp
bộ phận.
- Giao bài
tập về nhà,
thông qua
hoạt động
tìm tòi, mở
rộng


thành phố Đà
Lạt tỉnh Lâm
Đồng.
2

Bài 22. Clo

- Quy trình xử
lí nước sạch tại
nhà máy nước
sạch ....
- Cung cấp
thêm cho học
sinh cách xử lí
nước sinh hoạt

lấy từ suối tại
gia đình bằng
bể lọc.

- Học sinh hiểu được vì
sao lại dùng khí Clo để
diệt trùng nước sinh
hoạt, quy trình sản xuất
nước sạch, vận dụng
được kiến thức đã học
để phục vụ cho cuộc
sống.

- Cho học
sinh tìm hiểu
trước quy
trình sản
xuất nước
sạch tại nhà
- Rèn luyện kĩ năng tìm máy nước
tòi, nghiên cứu, kĩ năng sạch ....
vận dụng.
- Vận dụng

- Quy trình sản
xuất Clo trong
công nghiệp tại
nhà máy hóa
chất Việt Trì,
thành phố Việt

Trì, Phú Thọ.
3

Bài 23.
Hidroclorua.
Axit
Clohidric.
Muối
Clorua.

- Cho học sinh
xem video về
quá trình sản
xuất axit
Clohdric trong
công nghiệp
theo phương
pháp tổng hợp
- Công ty cổ
phần Đông Á
đặt tại thị trấn
Phong Châu
huyện Phù
Ninh tỉnh Phú
Thọ với nhà
máy rộng hơn
10.000m2.

4


Bài 29. Oxi - Cho học sinh
Ozon.
quan sát cách

- Tích hợp
bộ phận.

để xây dựng
bể lọc tại
mỗi gia đình.

- HS nắm được quy
trình sản xuất axit
Clohidric, nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng
đến quá trình sản xuất
và biện pháp nâng cao
hiệt suất của quá trình..
- Khơi dậy niềm đam
mê nghiên cứu và biết
vận dụng kiến thức vào
chính hoạt động sản
xuất để mang lại hiệu
quả kinh tế cao nhất.

- HS hiểu được vì sao
trong y học ozon được
11

Hình ảnh, tư

liệu, dạy
lồng ghép
trong bài học
(Mục: sản
xuất axit
HCl trong
công nghiệp)

- Tích hợp
bộ phận.


5.

Bài 33. Axit
sunfuric.
Muối sufat.

chữa sâu răng
bằng khí ozon
tại phòng khám
Nha khoa Thái
Bảo tại ngã tư
bệnh viện
huyện ....

dùng để chữa sâu răng.

- Quy trình sản
xuất axit

sufuric.

- Học sinh biết được
các hoạt động sản xuất
tại các nhà máy.

- Quy trình sản
xuất phân bón
từ axit sufuric,
cách bón phân
hợp lí.
- Giao cho mỗi
lớp nhận trồng
và chăm sóc 1
bồn hoa trong
nhà trường.
6

Tốc độ phản
ứng.

Giao cho các tổ
làm sữa chua
và mang tiếp
thị cho các thầy
cô, các bạn
trong trường,
số tiền thu
được cho vào
quỹ lớp và ủng

hộ các bạn học
sinh trong lớp,
trong trường có
hoàn cảnh khó
khăn.

- Phát huy được năng
lực chủ động, sáng tạo,
giải quyết vấn đề đối
với từng cá nhân học
sinh.

- Học sinh
tham quan,
tìm hiểu
trước.

- Tích hợp
bộ phận.

- Hình ảnh,
- Bồi dưỡng cho học
video tư liệu,
sinh cách lao động, biết chuẩn bị ở
yêu lao động, tìm tòi
nhà, báo cáo
vận dụng kiến thức
trước lớp.
được học vào thực tế,
biết trân trọng giá trị

của sức lao động.

- HS biết vận dụng
- Giao cho
kiến thức được học vào học sinh
thực tế.
chuẩn bị ở
nhà và báo
- Rèn luyện kĩ năng
cáo trên lớp.
sáng tạo, kĩ năng
marketinh.
- Biết trân trọng giá trị
lao động và hình thành
nhân cách tốt cho mỗi
học sinh, biết chia sẻ,
giúp đỡ, cảm thông với
các bạn có hoàn cảnh
khó khăn.

+ Bước 2: Tìm hiểu, tham khảo tư liệu, sắp xếp các nội dung kiến thức về
hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với nội dung bài học.
Tôi đã tiến hành tìm hiểu về các nội dung kiến thức, các hoạt động sản xuất
kinh doanh có liên quan đến nội dung bài học, hình ảnh, tư liệu…
+ Bước 3: Chọn lọc các nội dung kiến thức về hoạt động sản xuất kinh
doanh tiêu biểu, gắn liền với nội dung trọng tâm của bài.
12


+ Bước 4: Tích hợp hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể trong từng bài

học, thông qua bảng minh họa.
1.2.2. Một số bài học minh họa tích hợp hoạt động sản xuất kinh doanh
trong quá trình dạy và học môn Hóa học 10.
1. Bài 2. Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hóa học. Đồng vị.
III. Đồng vị.
Khi giảng dạy phần III. Đồng vị sau khi học xong kiến thức về đồng vị tôi
tiến hành tích hợp hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan đến kiến thức của
bài học.
* Mục tiêu:
- Giúp HS biết được những ứng dụng quan trọng của đồng vị phóng xạ và
năng lượng hạt nhân.
- Giáo dục cho các em biết được việc sử dụng các nguồn năng lượng hạt
nhân vì mục đích hòa bình.
- Giúp các em có thể liên hệ được kiến thức lý thuyết với thực tế trong cuộc
sống, từ đó các em sẽ hứng thú với môn học hơn, ham học hỏi tìm tòi những tri
thức khoa học để phục vụ cho cuộc sống.
* Tiến trình thực hiện:
- Bước 1: Giao nhiệm vụ:
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh tìm hiểu các`về nội dung
kiến thức sau:
Nhóm 1: Ứng dụng của đồng vị phóng xạ trong nghiên cứu sinh học, trong
nông nghiệp, trong y học?
Nhóm 2: Ứng dụng của đồng vị phóng xạ trong y học?
Nhóm 3: Ứng dụng của đồng vị phóng xạ trong công nghiệp và nghiên cứu
khoa học? Cách bảo vệ tia phóng xạ?
Nhóm 4: Trình bày hiểu biết của em về phòng đồng vị phóng xạ đầu tiên ở
Việt Nam?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- HS tìm hiểu nội dung kiến thức liên quan ở nhà trên cơ sở nhiệm vụ GV
đã giao.

Bước 3: Thảo luận, báo cáo
- Học sinh trên cơ sở chuẩn bị bài trước, thảo luận, báo cáo.
1. Ứng dụng của đồng vị phóng xạ.
Nhóm 1:
13


Năm 1896, hiện tượng phóng xạ được nhà bác học người Pháp Bec-cơ-ren
(Becquerel) phát hiện, nhưng các đồng vị phóng xạ đã nhanh chóng đóng vai trò
đáng kể trong lịch sử phát triển của thế kỉ XX và thế kỉ chúng ta đang sống:
* Ứng dụng tia phóng xạ trong nghiên cứu sinh học và trong nông nghiệp:
- Trong những thành tựu rực rỡ gần đây của nghiên cứu di truyền học, giải
mã gen, tìm hiểu sự vận chuyển các axitamin trong cơ thể sinh vật…., vai trò
của nguyên tử đánh dấu là rất quan trọng.
- Các tia phóng xạ có năng lượng lớn gây ra đột biến gen tạo thành các
giống mới có nhiều tính ưu việt, đây là cơ sở của cách mạng xanh trên thế giới.
Tia (gama) của đồng vị 60Co là tác nhân diệt trùng, chống nấm mốc hữu hiệu
trong bảo quản lương thực, thực phẩm và các loại hạt giống. Ví dụ: DT10 giống lúa ra đời từ kỹ thuật này - được tạo ra từ việc xử lý hạt khô giống C46-3
bằng tia gamma nguồn cobalt 60 (Co60). Ưu điểm của nó là cứng cây, chịu lạnh
tốt, năng suất cao 5,5-6 tấn/ha, so với 3,3 tấn/ha ở các giống cùng thời điểm
1990. DT10 được công nhận là giống lúa quốc gia năm 1990 và hiện vẫn được
sử dụng tại một số tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh.

Các hạt đậu tương màu vàng của Viện
Di truyền nông nghiệp sau khi chiếu xạ
và chọn lọc giống sẽ thu được hạt giống
tốt nhất màu đen

Giống lúa DT10(bên phải)


Tia gamma được tạo ra từ đồng vị coban 60, 60Co được tạo ra bởi 59Co.
Tia này chứa một lượng năng lượng rất cao (1, 1 MeV) và có khả năng xâm
nhập vào thực phẩm sâu đến 20 cm . Các loại tia ion có khả năng tiêu diệt vi
sinh vật rất cao. Vì vậy chúng được dùng để bảo quản thực hoa quả, thực phẩm.

14


Nhóm 2:
* Ứng dụng của đồng vị phóng xạ trong y học:
- Trong y học các tia phóng xạ được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt
động nghiên cứu, chuẩn đoán và điều trị, xử dụng trong các phương pháp chụp
cắt lớp, Dao dùng trong các ca mổ không chảy máu đối với các khối u nằm
sâu trong não mà bệnh nhân không cần gây mê, có thể đi lại được ngay sau khi
mổ.
Năm 2005 lần đầu tiện Việt Nam sử dụng dao
học Y khoa Huế

tại Bệnh viện trường đại

Nhóm 3:
* Ứng dụng đồng vị phóng xạ trong công nghiệp và nghiên cứu khoa học:
- Phương pháp đánh dấu được dùng đẻ theo dõi sự di chuyển của nước
mặt, nước ngầm, kiểm tra tốc độ thấm qua đê, thăm dò dầu khí, nghiên cứu cơ
chế của các phản ứng phức tạp, đo đạc các hằng số hóa lí.
- Năng lượng của tia phóng xạ có thể gây ra nhiều biến đổi hóa học , biến
tính nhiều vật liệu, tạo ra các vật liệu mới với những tính chất cực kì độc đáo.
- Xác định tuổi của các mẫu đất đá, mẫu hóa thạch.
15



Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chế tạo ra được một loại vật liệu mới có độ
bền chắc cao hơn thép tới 200 lần từ dầu đậu nành.
* Bảo vệ tia phóng xạ:
Tia phóng xạ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người và
động vật. Khi làm việc với các động vị phóng xạ phải tôn trọng triệt để các quy
định về an toàn hạt nhân. Các chất thải phóng xạ được xử lí theo các quy trình
nghiêm ngặt và chôn cất trong các kho được xây dựng đặc biệt. Đối với chất thải
có hoạt độ cao các kho thải phải an toàn trong hàng vạn năm.
Nhóm 4: Viện nghiên cứu hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam:
2. Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt trực thuộc Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt
là nơi duy nhất ở nước ta nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm từ phóng xạ.

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt (Lâm Đồng) có hình vòng tròn khép kín,
chính thức hoạt động ngày 3/3/1963 với công suất 250kW theo công nghệ của
Mỹ, đến năm 1968 thì ngưng. Ngày 20/3/1984 lò hoạt động trở lại với công suất
gấp đôi.
- Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung kiến thức (nếu có).
2. Bài 22. Clo.
IV. Ứng dụng.
16


* Mục tiêu:
- Giúp HS liên hệ được kiến thức lý thuyết với việc áp dụng kiến thức
được họa vào thực tế.
- Vận dụng kiến thức được học để phục vụ cho cuộc sống.
* Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ.

- Trong quá trình dạy nội dung mục IV. Ứng dụng của Clo. Sau khi học sinh
nắm được ứng dụng của clo và cho học sinh tham quan tìm hiểu trước về quy
trình sản xuất nước sạch tại nhà máy nước sạch huyện ... yêu cầu học sinh báo
cáo về quy trình xử lý nước tại nhà máy? Biện pháp xử lý nước sơ bộ tại các gia
đình chưa có nước sạch?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm học sinh lên báo cáo sản phẩm của
nhóm mình, đã được giao chuẩn bị ở nhà từ tiết học trước (thời gian báo cáo cho
mỗi nhóm là 3 phút).
- Học sinh quay video và thuyết trình lại quy trình xử lý nước sạch tại nhà
máy nước sạch.
- Bước 3: Học sinh trên cơ sở chuẩn bị bài trước, thảo luận, báo cáo.
HS: Thuyết minh quy trình xử lí nước sạch tại chi nhánh cấp nước ...:
Nước nguồn (suối Nậm Lạnh)

Bể thoáng(loại bỏ khí độc: H2S, khử CO2, hòa tan Oxi, bổ sung NaOH…)

Bể lắng (loại bỏ kết tủa: 4Fe2+ + 8OH- + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓ + 8H+)

Bể trung gian (khử trùng bằng dung dịch Clo)

Bể chứa nước sạch
Tiêu thụ
17


Suối Nậm Lạnh được sử dụng để cung Tập thể học sinh lớp 10B1 trường
THPT
cấp nước sinh hoạt cho hơn 1.000 hộ ... tham quan chi nhánh cấp nước
gia đình trên địa bàn huyện ....

...
- Biện pháp xử lý nước sơ bộ tại các gia đình chưa có nước sạch:
Thực tế cho thấy rằng đa số các hộ gia đình trên địa bàn huyện ... đều thuộc
các xã vùng 3 điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn do đó vệc tiếp cận với nước
sạch là một vấn đề nan giải, phần lớn các hộ gia đình đều sử dụng nguồn nước
dẫn trực tiếp từ suối do đó vào mùa mưa nước rất đục và có nhiều bùn đất. Vì
vậy mà các em đã tìm tòi và đưa ra biện pháp xử lý nước đơn giản tại các hộ gia
đình.

Học sinh lớp 10B1 trình bày về cách xử lí nước sơ bộ tại gia đình chưa có nước
sạch.
18


Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung kiến thức (nếu có).
3. Bài axit Clohdric. Muối Clorua.
3. Điều chế.
a. Trong phòng thí nghiệm.
b. Sản xuất axit clohidric trong công nghiệp.
* Mục tiêu:
- HS nắm được quy trình sản xuất axit Clohidric, nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và biện pháp nâng cao hiệt suất của quá trình..
- Khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu và biết vận dụng kiến thức vào chính
hoạt động sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
* Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- GV: Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà, tìm các hình ảnh, tư liệu,
video về quá trình sản xuất axit HCl trong công nghiệp theo phương pháp tổng
hợp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS chuẩn bị nội dung kiến thưc ở nhà trên cơ sở những yêu cầu GV đã
giao.
Bước 3: Thảo luận, báo cáo:
- HS: trình bày nội dung kiến thức: Sơ đồ sản xuất axi HCl trong công
nghiệp theo phương pháp tổng hợp gồm 3 tháp: Tháp tổng hợp (T1), tháp hấp
thụ (T2,T3).
Tháp tổng hợp T1
H2(k) + Cl2(k) → HCl(k)

Tháp hấp thụ T2
+ HClloang
HCl(k) 
→ HCl (đặc)

Tháp hấp thụ T3
+H O
→ HClloãng
HCl(k) 
2

19


Học sinh thuyết trình về phương pháp sản xuất axit Clohidric trong công
nghiệp theo phương pháp tổng hợp.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung kiến thức (nếu có).
- GV thông tin thêm: Axit Clohidric (axit HCl) là một axit vô cơ mạnh,
được sử dụng để sản xuất các hợp chất vô cơ, tẩy rỉ kim loại, hóa chất lau chùi
nhà cửa, xử lý nước, khai thác dầu, mạ điện,.... Hiện nay, cùng với sự phát triển
nhanh của các ngành công nghiệp, đặc biệt là sản xuất nhựa PVC, đồ điện tử và

gang thép khiến nhu cầu sử dụng axit HCl cho các ngành sản xuất tại Việt Nam
đang tăng lên. Điều này được thể hiện qua bảng tổng hợp giá trị nhập khẩu axit
HCl của Việt Nam từ một số thị trường trên thế giới qua các năm (2011- 2015)
theo tổng hợp của Vibiz. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu axit HCL của Việt Nam
tăng đột biết vào năm 2015, nguyên nhân có thể là do việc xây dựng một số nhà
máy gang thép lớn như: Fomusa, và Samsung mở rộng đầu tư sản xuất đồ điện
tử vào Việt Nam. Với giá bán aixt HCl trung bình khoảng 200- 300 USD/tấn thì
hàng năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 15.000 – 20.000 tấn/ axit HCl. Dự báo
trong nhiều năm tới, khi các dự án lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn, mở rộng và
phát triển sản xuất nhựa (PVC) và các nhà máy gang thép, điện tử mở rộng sẽ
khiến nhu cầu sử dụng axit HCl tăng cao. Tuy nhiên, do năng lực sản xuất axit
HCl trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các ngành công
nghiệp nên hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu axit HCl từ Ấn Độ, Hàn Quốc,
Pakistan, Trung Quốc,..., chủ yếu là axit HCl dạng dung dịch 30%, 32% và 40%.
Hiện nay, axit HCl được sản xuất tại các nhà máy hóa chất trong nước như: nhà
máy hóa chất Đông Á, hóa chất Việt Trì, hóa chất miền Nam,…với tổng sản
lượng cả nước đạt khoảng 300.000 tấn/năm.
4. Bài 29. Oxi - Ozon.
B. Ozon.
III. Ứng dụng.
* Mục tiêu:
- Tìm hiểu sơ qua về công việc của bác sĩ nha khoa, góp phần hướng
nghiệp cho học sinh.
20


- Hiểu được vì sao ozon được dùng để chữa sâu răng.
* Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- GV: yêu cầu học sinh tham quan trước các cơ sở nha khoa trên địa bàn

huyện ... và cho biết vì sao trong y học Ozon được dùng để chữa sâu răng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- HS: nghiên cứu tài liệu, tham quan tại cơ sở nha khoa để báo cáo nội
dung kiến thức.
Bước 3: Thảo luận, báo cáo.
Việc ứng dụng công nghệ ozon vào việc điều trị bệnh sâu răng lần đầu
tiên xuất hiện vào năm 2010, tại Ba Lan. Khi đó, chiếc răng sâu của bé gái được
chụp kín mũ silicon, sau đó bơm khí ozon vào. Chỉ sau 10 giây, cảm giác đau
nhức đã biến mất. Giải thích về hiện tượng này, Giáo sư Anna Augustowska
thuộc Học viện Y khoa Vacsava, Ba Lan cho rằng khi bơm ozon vào trong, chất
khí này sẽ xâm nhập, phá vỡ và phân hủy các vi khuẩn, thức ăn thừa còn dính
dưới chân răng, từ đó loại bỏ cảm giác đau nhức. Sau khi kết quả này được công
bố, các nước Đức, Anh, Pháp, Hungary, … cũng nhanh chóng ứng dụng công
nghệ ozon để điều trị bệnh sâu răng.
Vì sao ozon có thể điều trị sâu răng?
Ozon là một chất có công thức hóa học là O 3. Khi chất khí này đi ra môi
trường bên ngoài sẽ nhanh chóng bị phân tách thành oxy (O 2) và nguyên tử O
(ion âm ). Oxi được bổ sung thêm cho bầu không khí còn nguyên tử O sẽ đi liên
kết với các ion mang điện tích dương như vi khuẩn, virus, hợp chất hữu cơ, …
Chính vì vậy, khi xúc miệng bằng nước sục ozon, các thức ăn thừa, vi trùng, vi
khuẩn, men răng, … sẽ bị loại bỏ mà phương pháp vệ sinh thông thường không
thể thực hiện được.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung kiến thức (nếu có).
5. Axit sufuric. Muối sunfat.
I. Axit sunfuric.
4. Sản xuất axit sunfuric.
* Mục tiêu:
- Axit sunfuric là một trong những hóa chất quan trọng của các ngành
công nghiệp.
- Quy trình sản xuất axit sunfric tại các nhà máy hóa chất.

* Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ.
21


- Khi nghiên cứu về phần sản xuất axit sufuric tôi yêu cầu học sinh trình
bày về quy trình sản xuất axit sufuric trên cơ sở các em đã được nghiên cứu,
chuẩn bị từ trước.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- HS nghiên cứu kiến thức trong sách giáo khoa và kết hợp với sự chuẩn
bị bài trước.
Bước 3: Thảo luận, báo cáo.
- Hs: Báo cáo kết quả nghiên cứu.
Axit sunfuric là chất cơ bản được sản xuất với sản lượng lớn nhất thế giới.
Sản lượng của ngành sản xuất axit sunfuric có thể được coi như một chỉ số kinh
tế quan trọng của một quốc gia.
Học sinh thuyết trình về Sơ đồ sản xuất axit sunfuric thông thường hiện
nay trên thế giới, với công nghệ đốt lưu huỳnh và tiếp xúc kép.

- Một số nhà máy sản xuất axit sunfuric trong nước: công ty cổ phần
supephotphat và hóa chất Lâm Thao, nhà máy hóa chất Việt Trì, nhà máy supe
lân Long Thành….
6. Bài 36. Tốc độ phản ứng hóa học.
* Mục tiêu:
- HS vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để phục
vụ cho cuộc sống.
- Rèn luyện ý thức làm việc cho học sinh, biết trân trọng giá trị của sức
lao động.
* Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ.

22


- Sau nghiên cứu xong kiến thức lý thuyết của tốc độ phản ứng tôi chia
lớp thành 4 nhóm về nhà làm các loại sữa chua để tiết sau mang lên lớp báo cáo
về quy trình làm sữa chua để lấy điểm 15 phút. Giáo viên chú ý đánh giá cao về
tính mới, tính sáng tạo, cách trang trí và khả năng trình bày.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà và mang kết quả lên lớp báo cáo.
Bước 3: Thảo luận, báo cáo.
- HS: thuyết trình về quy trình làm sữa chua, các loại sữa chua mà các em
làm được như: sữa chua hoa quả, sữa chua kem, sữa chua trắng….

Sản phẩm sữa chua của các em học sinh lớp 10B1
Bước 4: GV nhận xét đánh giá, bổ sung kiến thức nếu có.
2. Ưu, nhược điểm của giải pháp mới:
a.Ưu điểm của giải pháp mới:
Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm tích hợp hoạt động
sản xuất kinh doanh vào quá trình giảng dạy cũng nhuwphats bộ tài liệu này cho
đồng nghiệp tham khảo tôi nhận thấy có tác dụng rất lớn đối với cả người dạy và
người học.
Đối với giáo viên:
+ Đây là nguồn tư liệu để tôi và các đồng nghiệp có thể áp dụng trong quá
trình giảng dạy với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học.
+ Giúp cho giáo viên đỡ mất thời gian nghiên cứu, tìm tòi mà có thể áp
dụng luôn vào quá trình giảng dạy của mình.
23


+ Việc tích hợp hoạt động sản xuất kinh doanh vào quá trình giảng dạy

giúp cho bài dạy của giáo viên hứng thú hơn, khoa học hơn và đặc biệt là có thể
cung cáp cho học sinh những kiến thức khoa học, bổ ích để vận dụng vào cuộc
sống của các em.
Đối với học sinh:
+ Giải pháp giúp các em nắm chắc được kiến thức cơ bản của bài học.
+ Giải pháp giúp tạo hứng thú tìm tòi, nghiên cứu của các em học sinh, các
em phát huy được năng lực trình bày, sáng tạo, kĩ năng vận dụng kiến thức được
học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
+ Giúp các em thể hiện được tối đa những năng khiếu tiềm ẩn của bản thân
(vẽ, trình bày, marketinh…)
+ Rèn luyện được kĩ năng trình bày trước đám đông, kĩ năng tư duy, sử
dụng ngôn ngữ, kĩ năng ứng phó linh hoạt với các tình huống có thể xảy trong
thực tế.
+ Các em hiểu sâu vấn đề, tự rút ra được mối liện hệ giữa các nguồn tri
thức khoa học với kĩ năng vận dụng các tri thức khoa học để giải quyết các vấn
đề trong cuộc sống.
+ Bồi dưỡng cho các em khả năng tự tin, khả năng tính toán, làm cho các
em cảm nhận được những giá trị của các tri thức khoa học, học để phục vụ cho
cuộc sống chứ không phải là những tri thức khoa học khô khân, xa rời thực tế.
Từ đó các em có ý thức cống hiến sức trẻ, nhiệt huyết của mình để phục vụ cho
sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.
b. Nhược điểm của giải pháp mới:
+ Đa số các em học sinh trường THPT ... đều là học sinh dân tộc thiểu số,
mức độ nhận thức còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với các môn khoa học tự
nhiên, hầu hết các em đều có hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, các hoạt
động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện còn ít.
+ Đa phần quỹ thời gian là hạn hẹp, vì các em học sinh chỉ học một buổi và
các nội dung kiến thức cần tích hợp thường phải huy động thêm các em đi vào
buổi khác vì thế sẽ làm hạn chế phần nào năng lực nhận định vấn đề của các
em.

+ Một số giáo viên còn chậm trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
+ Việc tích hợp sẽ ảnh hưởng đến thời gian của toàn bài do đó giáo viên cần
có sự chuẩn bị trước và tính toán thời gian cho hợp lí mà không ảnh hưởng đến
nội dung kiến thức của toàn bài.
III. Khả năng áp dụng của sáng kiến
- Trong quá trình giảng dạy Hóa học lớp 10, năm học 2018 - 2019, tôi đã
áp dụng sáng kiến này thử nghiệm ở lớp 10B1, 10B2 và đối chứng với lớp
10B3, 10B4 của trường THPT .... Kết quả thu được là rất khả quan, các em có
24


hứng thứ học tập hơn hẳn, và đều tỏ ra khá "sốt ruột" để thể hiện phần báo cáo
của mình
- Lĩnh vực mà sáng kiến có thể áp dụng: Giáo dục, đặc biệt có thể sử dụng
như một nguồn tư liệu tham khảo mở rộng cho các giờ học chính khóa, làm tư
liệu cho các tiết học, các hoạt động liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
tại đia phương và một số tỉnh khác trong cả nước.
- Điều kiện để có thể áp dụng sáng kiến này:
+ Áp dụng sáng kiến đối với phương pháp lồng ghép trong các tiết học ở
các giờ học chính khóa: Quan trọng và đầu tiên nhất là cần phải có sự đinh
hướng nhiệt tình, tâm huyết, đầu tư chuyên môn từ phía giáo viên bộ môn, giao
nhiệm vụ cho học sinh rõ ràng để các em xác định cụ thể được nhiệm vụ.
+ Áp dụng sáng kiến đối với các buổi ngoại khóa, tham quan trực tiếp tại
các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh tại đia phương … cần được sự đồng
tình, nhất trí của ban lãnh đạo nhà trường, phụ huynh học sinh, lên kế hoạch tổ
chức cụ thể, quán triệt tới ý thức của từng học sinh… để có thể đạt được hiệu
quả cao nhất.
- Phạm vi có thể áp dụng sáng kiến: sáng kiến này có thể áp dụng trong
các tiết dạy chính khóa, tiết hướng nghiệp, tiết tổ chức ngoại khóa hình thành kĩ
năng kinh doanh… lồng ghép trong các giờ học chính khóa của bộ môn Hóa học

lớp 10 ở tất cả các trường THPT trên địa bàn tỉnh. Sáng kiến cũng có thể sử
dụng làm tư liệu trong các buổi ngoại khóa trên toàn địa bàn của tỉnh ....
IV. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được khi áp
dụng giải pháp.
- Hiệu quả kinh kế: Học sinh trường THPT ... mặc dù mới chỉ được tham
quan nhà máy nước sạch, cơ sở nha khoa tại địa bàn huyện, làm sữa chua, chăm
sóc một bồn hoa nhỏ tại sân trường nhưng các em đã phần nào hiểu được
nguyên lí học đi đôi với hành, học gắn liền với thực tế cuộc sống, học để phục
vụ cho cuộc sống và biết trân trọng giá trị của sức lao động.
- Hiệu quả xã hội:
+ Trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là việc sử dụng lồng ghép kiến thức
hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả trong các tiết học, bản thân
tôi nhận thấy các em rất hứng thú khi được tiếp cận với các tình huống thực tế,
gắn liền với cuộc sống của các em, thậm chí còn thường xuyên hỏi và trao đổi
với giáo viên về các kiến thức trong thực tế sản xuất tại các nhà máy, các cơ sở
kinh doanh.
+ Khi giáo viên gợi lại kiến thức cũ, các em còn tự chủ động liên hệ đến
những doanh nghiệp, kĩ thuật canh tác tại gia đình, tại địa phương mình biết.
+ Từ những vấn đề đã nêu trong sáng kiến, hiệu quả trước mắt nhìn thấy
được là hình thành trong các em một số kĩ năng cần thiết trong cuộc sống và
đặc biệt là các em đã hiểu được mối liên hệ giữa kiến thức được học với kiến
25


×