Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CẢNG HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
-------***--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CẢNG HẢI PHÒNG

Họ và tên sinh viên
Mã sinh viên
Lớp
Khóa
Người hướng dẫn khoa học

: Trần Hồng Quân
: 1111110493
: Anh 15
: 50
: ThS. Nguyễn Minh Phúc

Hà Nội, tháng 5 năm 2015


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CẢNG BIỂN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CẢNG BIỂN.......................................................................................................... 4
1.1

Khái quát về cảng biển ..................................................................................... 4



1.1.1

Định nghĩa .................................................................................................. 4

1.1.2

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn .......................................................... 4

1.1.3

Phân loại ..................................................................................................... 6

1.1.4

Cơ sở vật chất của cảng biển ...................................................................... 7

1.1.5

Quản lý và tổ chức cảng biển ................................................................... 10

1.1.6

Vai trò của cảng biển ................................................................................ 11

1.1.7

Dịch vụ cảng biển ..................................................................................... 12

1.2


Khái quát về năng lực cạnh tranh của cảng biển ........................................ 14

1.2.1

Định nghĩa năng lực cạnh tranh ............................................................. 14

1.2.2

Định nghĩa về năng lực cạnh tranh của cảng biển................................. 14

1.2.3

Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của cảng biển................. 15

1.3

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của cảng biển .......................... 18

1.3.1

Chỉ tiêu đánh giá hoạt động của cảng biển ............................................. 18

1.3.2

Chỉ tiêu đánh giá dịch vụ của cảng ......................................................... 20

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CANH TRANH CỦA CẢNG HẢI
PHÒNG ......................................................................................................................... 22
2.1


Giới thiệu chung về cảng Hải Phòng............................................................. 22

2.1.1

Quá trình hình thành và phát triển của cảng Hải Phòng ...................... 22

2.2.2

Cơ cấu của cảng ........................................................................................ 23

2.2

Thực trạng hoạt động của cảng Hải Phòng.................................................. 24

2.2.1

Cơ sở vật chất ............................................................................................ 24

2.2.2

Khung pháp lý ........................................................................................... 31

2.2.3

Dịch vụ cảng biển ..................................................................................... 33

2.2.4

Tình hình kinh doanh của cảng............................................................... 34



2.3

Đánh giá năng lực cạnh tranh của cảng Hải Phòng .................................... 35

2.3.1

Đánh giá hoạt động của cảng .................................................................. 35

2.3.2

Đánh giá dịch vụ của cảng ....................................................................... 48

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CẢNG HẢI PHÒNG .................................................................................................... 51
3.1

Định hướng phát triển của cảng Hải Phòng trong tương lai ...................... 51

3.1.1 Xu hướng phát triển cảng biển của thế giới .............................................. 51
3.1.2 Quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 ................................................................................................................. 55
3.1.3 Định hướng phát triển của cảng Hải Phòng .............................................. 56
3.2

Những thuận lợi và khó khăn của cảng Hải Phòng trong tương lai .......... 60

3.2.1


Thuận lợi ................................................................................................... 60

3.2.2

Khó khăn ................................................................................................... 62

3.3

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng Hải Phòng .................. 64

3.3.1

Giải pháp vĩ mô ......................................................................................... 64

3.3.2

Giải pháp vi mô ......................................................................................... 68

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 76


DANH MỤC BẢNG
Thứ tự

Tên bảng biểu

Trang

Bảng 2.1


Hệ thống luồng tàu vào cảng Hải Phòng

24

Bảng 2.2

Hệ thống cầu tàu của cảng Hải Phòng

25

Bảng 2.3

Hệ thống các khu chuyển tải của cảng Hải Phòng

26

Bảng 2.4

Hệ thống kho bãi của Cảng Hải Phòng

26

Bảng 2.5

Hệ thống trang thiết bị của cảng Hải Phòng

28

Bảng 2.6

Bảng 2.7
Bảng 2.8

Kết quả kinh doanh của cảng Hải Phòng hàng năm (20122014)
Thống kê số lượng tàu qua cảng Hải Phòng giai đoạn
2008-2014
Mức tăng trưởng sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hải
Phòng giai đoạn 2008 - 2014

34

35

37

Thống kê sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng
Bảng 2.9

và hệ thống cảng biển khu vực phía Bắc giai đoạn 2008-

38

2013
Bảng 2.10

Thống kê sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Hải Phòng
và một số cảng biển của nước ta giai đoạn 2008-2013

40


Bảng 2.11

Định mức xếp dỡ hàng hóa tại cảng Hải Phòng

41

Bảng 2.12

Diện tích sử dụng kho bãi tại cảng Hải Phòng

43

Bảng 2.13
Bảng 3.1

Bảng so sánh tốc độ quay vòng của kho cảng Hải Phòng,
Sài Gòn và PSA Singapore Terminal năm 2013 và 2014
Mô hình quản lý cảng biển trên thế giới

44
58


DANH MỤC HÌNH
Thứ tự
Hình 2.1

Hình 2.2

Hình 2.3


Hình 3.1

Tên bảng biểu
Cơ cấu cảng Hải Phòng trong hệ thống cảng biển Hải
Phòng
Thống kê sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng
giai đoạn 2008 - 2014
Thống kê sản lượng Container thông qua cảng Hải Phòng
giai đoạn 2008 - 2014
Thống kê tỷ trọng các mặt hàng thông qua cảng Hải
Phòng năm 2014

Trang
23

36

38

52


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, khoảng hơn 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) của nước ta
được vận chuyển bằng chuyển bằng đường biển mỗi năm. Ngành vận tải biển đang
đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước, GDP ngành vận tải

biển chiếm tới 11% năm 2014 – theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 2014. Với xu
hướng phát triển hoạt động thương mại ngày càng tăng, nhu cầu về vận tải đường biển
sẽ tiếp tục tăng cao. Để hướng đến sự phát triển của ngành vận tải biển trong tương lai,
chúng ta phải xây dựng và phát triển nhiều lĩnh vực liên quan, trong đó cảng biển đóng
một vai trò hết sức quan trọng: là đầu mối giao thông của mỗi khu vực, của mỗi quốc
gia; là cửa ngõ giao lưu buôn bán và trao đổi hàng hóa quốc tế; là trung tâm phát triển
kinh tế - xã hội. Không chỉ mang ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, việc phát triển cảng biển
còn mang ý nghĩa chiến lược về chính trị, an ninh – quốc phòng của quốc gia, đặc biệt
là trong tình hình biển đảo diễn biến phức tạp như Việt Nam hiện nay. Điều đó đang
đặt ra nhiều vấn đề trong việc nâng cấp, phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam để đáp
ứng những yêu cầu trên.
Nằm trong hệ thống cảng biển Việt Nam, cảng Hải Phòng được biết đến như là
một trong những cảng biển lớn nhất cả nước. Với vị trí thuận lợi, cảng Hải Phòng là
cảng cửa ngõ của khu vực kinh tế miền Bắc với thị trường quốc tế. Tuy nhiên, khi tiềm
năng cảng biển được thấy rõ trong tương lai, việc phát triển cảng biển được chú trọng
hàng đầu tại các quốc gia có biển. Sự cạnh tranh giữa các cảng biển trong nước hay
trong khu vực ngày càng trở nên khó khăn hơn và cảng Hải Phòng cũng không phải
ngoại lệ. Với hơn 100 năm xây dựng và phát triển, cảng Hải Phòng đã và đang được
mở rộng, hiện đại hóa, xây dựng được thương hiệu riêng và giữ một vị trí cao trong hệ
thống cảng biển Việt Nam song cảng vẫn tồn tại những hạn chế lớn ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của cảng so với các cảng biển khác trong nước và khu vực.
Nhận thức được tầm quan trọng của cảng Hải Phòng đối nền kinh tế đất nước
nói chung, ngành vận tải biển nói riêng, đồng thời thấy được xu hướng phát triển của


2

cảng biển trong tương lai và sự cạnh tranh kéo theo ngày càng tăng cao, nên việc
nghiên cứu năng lực cạnh tranh của cảng Hải Phòng là điều cần thiết. Đây chính là lý
do tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng Hải

Phòng” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong bài khóa luận, tác giả sẽ tìm hiểu về hoạt động của cảng Hải Phòng thời
gian qua, đồng thời đánh giá năng lực cạnh tranh của cảng thông qua các chỉ tiêu khác
nhau, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng
trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của cảng Hải Phòng
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động của cảng Hải Phòng, một vài cảng biển trong
nước và khu vực, thời gian từ năm 2008 đến năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này, tác giả đã sử dụng kết hợp những phương pháp nghiên
cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu.
- Phương pháp tổng hợp thống kê: tổng hợp từ các nguồn tài liệu hiện có như
các báo cáo hoạt động kinh doanh của cảng Hải Phòng, các trang web ( Cục Hải hải
Việt Nam, Hiệp hội cảng biển Viêt Nam, Cảng Hải Phòng…), sách, báo, tạp chí kinh tế
và hàng hải.
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu: lập bảng so sánh, đối chiếu từ đó
đưa ra phân tích, đánh giá về năng lực cạnh tranh của cảng Hải Phòng so với các cảng
biển khác.


3

5. Bố cục khóa luận
Bài khóa luận được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát về cảng biển và năng lực cạnh tranh của cảng biển
Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của cảng Hải Phòng
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng Hải Phòng

Nhân đây, em xin chân thành cám ơn ThS. Nguyễn Minh Phúc đã giúp đỡ em
hoàn thành khóa luận này.
Tuy nhiên, do khả năng còn nhiều hạn chế và ít kinh nghiệm nên khóa luận
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng
góp từ thầy cô và bạn đọc để bài khóa luận hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Sinh viên
Trần Hồng Quân


4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CẢNG BIỂN VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CẢNG BIỂN
1.1

Khái quát về cảng biển

1.1.1 Định nghĩa
Theo G.N.Smirnop, 1979, Giáo trình Cảng và công trình cảng, có đưa định
nghĩa như sau :
“Thương cảng hiện đại là một đầu mối giao thông lớn, bao gồm nhiều công
trình và kiến trúc, đảm bảo cho tàu thuyền neo đậu ổn định, nhanh chóng và thuận lợi
thực hiện công việc chuyển giao hàng hóa, hành khách từ các phương tiện giao thông
trên đất liền sang các tàu biển hoặc ngược lại, bảo quản và gia công hàng hóa,, và
phục vụ tất cả các nhu cầu cần thiết của tàu neo đậu trong cảng.”
Đây được xem như là một định nghĩa kinh điển của Liên Xô cũ về cảng biển.
Theo Điều 59 Bộ luật Hàng hải sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày
14/6/2005, cảng biển được định nghĩa như sau:
“Cảng biển là bao gồm vùng đất cảng và vùng đất nước cảng, được xây dựng

kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra vào hoạt động để bốc dỡ hàng
hóa, đón trả khách và thực hiện các dịch vụ khác.
Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng.
Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, cơ sở dịch vụ, hệ thống thông tin,
giao thông liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác.
Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu thuyền neo đậu,
bốc, dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.”
Theo PGS,TS. Nguyễn Như Tiến, 2011, Giáo trình Vận tải giao nhận trong
ngoại thương, trang 50, cảng biển được định nghĩa một cách ngắn gọn như sau: “Cảng
biển là nơi ra vào, neo đậu của tàu biển, là nợi phục vụ tàu và chuyên chở hàng hóa
trên tàu, là đầu mối giao thông quan trọng của những quốc gia có biển.”
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
1.1.2.1 Chức năng


5

Theo PGS,TS. Nguyễn Như Tiến, 2011, Giáo trình Vận tải giao nhận trong
ngoại thương, trang 50, cảng biển có hai chức năng cơ bản sau:
- Phục vụ tàu biển: Cảng là nơi ra vào, neo đậu của tàu, là nơi ra vào cung cấp
các dịch vụ đưa đón tàu ra vào, lai dắt, cung ứng dầu mỡ, nước ngọt, vệ sinh, sửa chữa
tàu…
- Phục vụ hàng hóa: Cảng biển phải làm nhiệm vụ xếp dỡ, giao nhận, chuyển
tải, bảo quản, lưu kho, tái chế, đóng gói, phân phối hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Cảng còn là nơi tiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu, là nơi bắt đầu, tiếp tục hoặc kết
thúc quá trình vận tải…
1.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn
Theo quy định về quyền và nghĩa vụ của cảng biển trong Bộ luật Hàng hải,
2005, cảng biển phải thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Cảng biển có trách nhiệm xây dưng, quy hoạch kế hoạch phát triển cho phù

hợp với xu hướng phát triển của các nước trên thế giới Tuy nhiên, kế hoạch này phải
căn cứ vào chiến lược phát triển KT-XH, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, quy hoạch
phát triển các ngành, địa phương, và xu thế phát triển hàng hải thế giới. Cảng biển phải
luôn tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới để có những biện pháp cho
phù hợp.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải, an ninh, kiểm dịch,
hải quan, thuế, an ninh, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các cơ quan quản
lý nhà nước khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại cảng biển theo quy định của pháp
luật.
- Tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu
vực quản lý, kiểm tra, giám sát luồng cảng biển, hệ thống bảo hiệu hàng hóa, kiểm tra
hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân tại cảng biển và khu vực quản lý.
- Cấp phép, giám sát tàu biển ra vào, và hoạt động tại cảng biển, không cho
phép tàu biển vào cảng khi không có đủ điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải
và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
- Thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


6

- Tạm giữ tàu biển theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tìm kiếm, cứu người gặp nạn trong vùng nước cảng biển, huy động
người và các phương tiện cần thiết để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý ô
nhiễm môi trường.
- Tổ chức thưc hiện việc thanh tra hàng hóa, điều tra, xử lý theo thầm quyền các
tai nạn hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý.
- Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước
tại cảng biển.
- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải theo thẩm quyền.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

- Ký kết hợp đồng ủy thác giao nhận, bốc dỡ, bảo quản lưu kho hàng hóa với
chủ hàng. Cảng phải công bố định mức bố dỡ cho từng loại hàng, từng loại tàu khác
nhau trên cơ sở khả năng bố xếp thực tế của cảng.
- Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu, nếu được ủy thác.
- Kết toán với tàu về việc giao hàng hóa và lập các chứng từ cần thiết khác để
bảo vệ lợi ích của chủ hàng ngoại thương.
- Tiến hành việc bố dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hành hóa trong khu vực
cảng.
- Hàng hóa lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì càng phải bồi thường,
nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi.
- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa bên trong, nếu bao, kiện, hoặc dấu
kẹp chì còn nguyên vẹn, do ký mã hiệu hàng sai hoặc không rõ ràng.
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
1.1.3 Phân loại
Theo điều 60 Bộ luật Hàng hải sửa đổi năm 2005, cảng biển được phân loại như
sau:
1.1.3.1 Phân loại theo vị trí chiến lược và quy mô cảng biển
- Cảng biển loại I là cảng biển đặc biệt quan trọng có quy mô lớn, phục vụ cho
việc phát triển kinh tế xã hội của cả nước hoặc liên vùng.


7

- Cảng biển loại II là cảng biển quan trọng có quy mô vừa, phục vụ cho việc
phát triển kinh tế của vùng, của địa phương.
- Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô trung bình, phục vụ cho các doanh
nghiệp.
1.1.3.2 Phân loại theo công dụng
- Cảng quân sự: Là cảng hoạt động vì mục đích chính trị, quân sự.
- Cảng dân sự: Là cảng giao thông, cảng thương nghiệp, cảng chuyên dụng.

- Cảng trú ẩn: Là cảng cho tàu có thể cập bến tránh các thiên tai như bão lụt bất
ngờ xảy ra ngoài khơi.
- Cảng cấp nhiên liệu: Giống như một trạm xăng, cảng này cung cấp nhiên liệu
cho tàu hoạt động.
1.1.3.3 Phân loại theo ý nghĩa kinh tế giao thông
- Cảng quốc tế: Cho phép các tàu thuyền từ nước ngoài cập bến , thường là cảng
có quy mô rộng lớn.
- Cảng trong nước: Cho phép tàu thuyền nội địa ra vào, áp dụng cho việc vận
chuyển hàng hóa giữa các khu vực trong nước.
- Cảng địa phương: Là cảng có quy mô nhỏ.
1.1.4 Cơ sở vật chất của cảng biển
 Trang thiết bị phục vụ cho tàu ra vào, neo đậu
Bao gồm cầu tàu, luồng lạch, đập chắn sóng, phao, trạm hoa tiêu, hệ thống
thông tin, tín hiệu…
- Luồng vào cảng: Thông thường luồng vào cảng là nơi thuận tiện nhất để tàu có
thể cập bến dễ dàng. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với khả năng các tàu thuyền ra vào
bến của một cảng. Đối với những cảng nước sâu, luồng vào cảng có khả năng cho
những tàu có dung tích lớn cập bến; vì thế rất thích hợp với tàu quốc tế. Ngược lại , đối
với các cảng có luồng vào cảng hẹp thì phải thường xuyên nạo vét, mở rộng luồng vào
cảng để cho tàu thuyền có độ mớn nước sâu có thể ra vào cảng dễ dàng.


8

- Cầu tàu: Cầu tàu được chia thành những cầu tàu tiếp nhận container, cầu tàu
tiếp nhận hàng rời như là sắt, thép để có thể phân loại hàng một cách thuận tiện và để
có thể cung cấp tương ứng các trang thiết bị phục vụ cho việc bố dỡ hàng hóa tại từng
bến cảng. Ví dụ như đối với hàng container, phải có những cần cẩu container, có bãi để
container, có xe nâng… Có những cảng mà cầu tàu ngắn thì không thích hợp cho
những tàu lớn cập bến, cần có những tàu con lai dắt, bốc dỡ hàng hóa.

- Phao, trạm hoa tiêu, hệ thống thông tin, tín hiệu…: Những trang thiết bị này
nhằm hỗ trợ cho việc tàu ra vào cảng an toàn; cung cấp thông tin cho tàu trong những
trường hợp thời tiết xấu như sương mù, bão…
 Trang thiết bị phục vụ vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa
Bao gồm: Cần cẩu các loại, xe nâng hàng, máy bơm hút hàng rời, hàng lỏng,
băng chuyền ôtô, đầu máy kéo, container…
Những trang thiết bị này cảng ngày cảng được cải tiến và hiện đại hóa nhằm
tăng hiệu suất của việc bốc dỡ hàng hóa, bởi vì ngày nay việc bốc dỡ hàng hóa không
thể chỉ dựa vào sức người mà chủ yếu dựa vào máy móc, thiết bị. Hơn nữa, công cụ
ngày càng hiện địa thì hiệu suất khai thác hàng nhanh, có thể khai thác hàng sớm, giảm
bớt thời gian tàu neo đậu tại cảng, từ đó không chỉ người mua có thể nhận hàng sớm
mà các chủ tàu cũng có thể tiết kiệm chi phí neo đậu tại cảng, có thể bắt đầu cho một
hành trình mới sớm hơn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi mà hàng hóa vận chuyển
bằng đường biển là những mặt hàng siêu trường, siêu trọng.
Sự xuất hiện của container đánh dấu một nước ngoặt mới trong ngàng vận tải vì
container có tác dụng làm tăng năng lực vận tải và năng suất chuyên chở. Container có
kích cỡ chuẩn, có thể sử dụng nhiều lần và có nhiều loại khác nhau như: Container chở
hàng bách hóa, container bảo ôn/ nóng/ lạnh, container chở hàng rời, container thùng
chứa để chở hàng hóa nguy hiểm và hàng dạng lỏng, container đặc biệt để chưa súc vật
sống.
Vì container có trọng tải lớn nên việc di chuyển container cần có những công cụ
sau:


9

- Công cụ xếp dỡ di chuyển bằng bánh lốp như: Cần trục tự vận hành, cần cẩu
giàn bánh lốp, xe nâng hàng bánh lốp, xe khung bánh lốp.
- Công cụ xếp dỡ di chuyển trên đường ray như: Cần cẩu giàn, cần cẩu chân đế.
Cùng với sự phát triển của khoa học ký thuật, những công cụ phục vụ cho việc

vận chuyển, xếp, dỡ hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú và hiện đại.
 Cơ sở vật chất phục vụ bảo quản, lưu kho hàng hóa
Bao gồm: Hệ thống kho, bãi, kho ngoại quan, bể chứa dầu, CY, CFS
Hàng hóa khi bốc dỡ từ tàu xuống thường không thể giao ngay cho người nhận
hàng mà thường đợi sau khi họ làm xong thủ tục hải quan và các thủ tục cần thiết khác
mơí được vận chuyển về kho của chủ hàng. Vì thế ở cảng cần phải có kho bãi để bảo
quản hàng hóa. Cảng cần có các trang thiết bị để đảm bảo hàng được bảo quản một
cách an toàn. Hệ thống kho bãi cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định
số lượng hàng hóa được lưu chuyển qua cảng trong một năm. Có rất nhiều loại kho bãi,
mỗi loại có công dụng riêng phù hợp với từng loại hàng hóa khác nhau: kho có mái che
cho hàng bách hóa tổng hợp, kho lạnh cho các loại hàng hóa yêu cầu bảo quản ở nhiệt
độ thấp, silo cho hàng hạt, kho ngoại quan, bể chứa dầu, bãi container (CY), trạm đóng
gói hàng lẻ (CFS)…
 Thiết bị phục vụ việc quản lý, điều hành tàu bè, hàng hóa và công việc hành
chính của cảng
Bao gồm: hệ thống thông tin, tín hiệu, máy vi tính…
Để có thể điều khiền các trang thiết bị hiện đại tại cảng và để các hoạt động tại
cảng diễn ra một cách có hệ thống thì cần có một hệ thống quản lý, điều hành có trình
độ chuyên môn và năng lực làm việc cao. Quản lý cảng là một công việc khó khăn do
số lượng hàng hóa thông qua cảng lớn và đa dạng, ví dụ như: hàng bách hóa, hàng
container, hàng rời, hàng tươi sống, hàng nguy hiểm… Do đó cảng cần có hệ thống
trang thiết bị hiện đại để có thể quản lý một cách hiệu quả.
Ngoài ra ở cảng cũng cần có các công trình phục vụ nhu cầu tối thiểu như: công
trình nhà làm việc và sinh hoạt, mạng lưới giao thông nội bộ, điện, nước, thông tin liên
lac, phòng chống cháy nổ…


10

1.1.5 Quản lý và tổ chức cảng biển

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, hiện nay trên thế giới
có 4 mô hình quản lý cảng biển phổ biến:
- Mô hình cảng dịch vụ (Public service port): Nhà nước sở hữu toàn bộ đất đai
và vùng nước cảng biển, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển, nhà xưởng, kho
bãi, cần cẩu, trang thiết bị bốc dỡ hàng hóa và trực tiếp quản lý nguồn nhân lực thực
hiện dịch vụ bốc dỡ hàng hóa, vận chuyển kho bãi và phần lớn các dịch vụ phụ trợ
khác. Ưu điểm của mô hình này là toàn bộ các công việc từ đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng, kho bãi, mua sắm trang thiết bị và bốc dỡ hàng hóa, lưu kho bãi đều do một tổ
chức Nhà nước đảm nhiệm, do đó đảm bảo tính tập trung, đồng nhất trong hoạt động,
điều hành và quản lý. Tuy nhiên, mô hình này bị thụ động, không linh hoạt trong đầu
tư xây dựng và khai thác cảng, không nhạy bén và khó giải quyết kịp thời các phát sinh
xảy ra; không có sự tham gia của thành phần tư nhân nên không tận dụng được khả
năng và ưu thế vốn có của thành phần này; việc khai thác khó bám sát thị trường, thiếu
sự đổi mới.
- Mô hình cảng công cụ (Tool port): Nhà nước sở hữu đất đai, xây dựng kết cấu
hạ tầng cầu bến, nhà xưởng, kho bãi, đầu tư mua sắm các trang thiết bị chính phục vụ
khai thác cảng. Nguồn nhân lực và cung cấp dịch vụ cho cảng do tư nhân đảm nhiệm.
Các dịch vụ hỗ trợ khác do cả Nhà nước và tư nhận cùng thực hiện. Mô hình này có ưu
điểm là việc đầu tư hạ tầng và mua sắm trang thiết bị do co quản Nhà nước thực hiện
nên tránh được việc đầu tư trung lặp. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhược điểm là dễ gây xung
đột giữa Nhà nước và tư nhân.
- Mô hình chủ cảng (Landlord port): Nhà nước sở hữu toàn bộ đất đai và vùng
nước cảng, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cầu bến cảng biển; tổ chức tư nhận được
thuê kết cấu hạ tầng cầu bến cảng để xây dựng kho bãi, đầu tư toàn bộ trang thiết bị và
thực hiện dịch vụ bốc dỡ hàng hóa, vận chuyển, lưu kho bãi. Các dịch vụ hỗ trợ khác
do cả Nhà nước và tư nhân cùng cung cấp. Ưu điểm là tổ chức tư nhân khai thác
chuyên tâm hơn do có hợp đồng dài hạn, ổn định và được quyền chủ động đầu tư trang


11


thiết bị cần thiết cho hoạt động của mình. Mặt khác, nhà khai thác tư nhân thường nhạy
bén, linh hoạt hơn và có khả năng đáp ưng thị trường tốt hơn. Nhược điểm là có thể
xảy ra nguy cơ vượt quá công suất do áp lực của nhà khai thác tư nhân cũng như nguy
cơ phán đoán nhầm thời gian thích hợp để tăng công suất.
- Mô hinh cảng tư nhân ( Private port): Tổ chức tư nhân có quyền sở hữu toàn
bộ đất đai, vùng nước trong cảng, tự đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cầu, bến cảng
biển, xưởng, kho bãi và mua sắm trang thiết bị; quản lý nguồn nhân lực thực hiện hoạt
động của cảng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác. Ưu điểm mô hình này là tạo ra tính
linh hoạt trong quá trình xây dựng và khai thác cảng. Nhưng nhược điểm là có nguy cơ
phát sinh hành vi độc quyền, Nhà nước mất đi khả năng kiểm soát, cũng như thực hiện
các chính sách dài hạn phát triển cảng biển.
Qua đó, có thể thấy mối quan hệ Nhà nước, tư nhân trong quá trình đầu tư, quản
lý và khai thác cảng là hết sức quan trọng. Đối với cảng biển Việt Nam hiện nay, thành
phần Nhà nước hoạt động như cơ quan hoạch định chiến lược, hoặc là cơ quan hỗ trợ,
điều tiết; còn thành phần tư nhân hoạt động như là những nhà cung cấp dịch vụ, các
nhà khai thác và kinh doanh cảng. Việc phân chia lợi ích giữa Nhà nước và tư nhân sẽ
quyết định đến cơ cấu quản lý của cảng.

1.1.6 Vai trò của cảng biển
- Là đầu mối giao thông, bảo đảm cho tàu bè neo đậu yên ổn, nhanh chóng và
thuận tiện xếp dỡ hàng hóa và hành khách, bảo quản và lưu giữ hàng hóa, gia công
phân loại hàng hóa, thực hiện thủ tục pháp chế về quản lý nhà nước và các dịch vụ
hàng hải phục vụ các tàu thuyền trong thời gian lưu trú ở cảng cũng như chuẩn bị cho
các hành trình trên biển tiếp theo.
- Châm ngòi cho việc xây dựng các khu công nghiệp ven biển.
- Thúc đẩy sự phát triển của thành phố cảng:
 Dân cư và người lao động có xu hướng đổn dồn về những nơi có nền
kinh tế biển phát triển



12

 Các ngành phục vụ công cộng cũng phát triển theo đà tăng tưởng của dân
số: như nhà trường, bệnh viện, nhà hát, nơi vui chơi giải trí …
 Các dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm … cũng phát
triển.
 Xuất hiện và phát triển các dịch vụ môi giới tàu thuyền, xuất hiện các
trung tâm đào tạo thuyền viên …
 Các hãng bảo hiểm tàu biển, các hãng đăng kiểm.
 Tâp trung hàng hóa cho xuất khẩu và vai trò phân phối cho hàng hóa
nhập khẩu.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của của vùng hấp dẫn
 Cảng biển là cửa ngõ của toàn vùng hấp dẫn. Khi có cảng, điều kiện sản
xuất gắn liền với thị trường bên ngoài được mở rộng. Các nông sản có
dịp để đưa đi tiêu thụ ở vùng xa xôi hơn.
 Nhiều xí nghiệp công nghiệp có 100% vốn nước ngoài cũng có dịp để
xây dựng ở những nơi tận cùng của vùng hấp dẫn để rồi lại đưa sản phẩm
qua các cảng biển xuất khẩu sang các nước khác.
- Tạo điều kiện giao lưu mở rộng mối quan hệ.

1.1.7 Dịch vụ cảng biển
Hiện nay, vẫn chưa có một định nghĩa chung nào về dịch vụ cảng biển ở trên thế
giới và cả ở Việt Nam. Dịch vụ cảng biển chỉ mới được phân chia thành các loại hình
dịch vụ cụ thể và có định nghĩa cho các loại hình cụ thể đó, song các cách phân chia
này cũng có sự khác nhau.
- Theo WTO, dịch vụ cảng biển được coi là một bộ phận của dịch vụ hàng hải.
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ - GATTS đưa ra khái niệm về dịch vụ hàng hải
bằng cách phân chia nó thành:
 Dịch vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách quốc tế



13

 Dịch vụ bổ trợ có tính chất thương mại ( bốc xếp hàng hóa, lưu kho, bến
bãi, làm thủ tục XNK, bến Container, dịch vụ quá cảng, đại lý giao
nhận…)
 Dịch vụ cảng biển ( hoa tiên, neo đậu, tiếp nhiên liệu, dọn rác, sửa chữa
gấp…)
- Theo EU, dịch vụ cảng biển được phân chia thành các loại hình dịch vụ cụ thể
sau:
 Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa: là dịch vụ thực hiện bởi các công ty xếp dỡ, kể
cả công ty điều độ kho bãi nhưng không bao gồm các dịch vụ do lực
lượng công nhân bốc xếp ở bến cảng trực tiếp thực hiện khi lực lượng
này được tổ chức độc lập với các công ty xếp dỡ và điều độ kho bãi.
 Dịch vụ lưu kho hàng hóa: là dịch vụ cho thuê kho bãi để chứa các loại
hàng tại khu vực cảng.
 Dịch vụ khai báo hải quan: là dịch vụ trong đó một bên thay mặt cho một
bên khác làm thủ tục hải quan liên quan đến việc xuất, nhập khẩu hoặc
vận tải chở suốt của hàng hóa.
 Dịch vụ kinh doanh kho bãi Container: là dịch vụ lưu bãi Container tại
khu vực cảng hoặc nội địa nhằm mục đích đóng hàng vào và dỡ hàng ra
khỏi Container, sửa chữa và chuẩn bị Container sẵn sàng cho việc vận
chuyển.
 Dịch vụ đại lý hàng hải: là dịch vụ làm đại lý đại diện cho quyền lợi
thương mại của một hay nhiều hãng tàu trong khu vực địa lý xác định.
- Bộ luật Hàng hải năm 2005 dù mới sửa đổi nhưng cũng không đưa ra định
nghĩa về dịch vụ cảng biển, trong đó chỉ đề cập đến hai loại dịch vụ tàu biển là: đại lý
tàu biển và môi giới hàng hải.
Dịch vụ cảng biển là bộ phận không thể thiếu trong vận tải biển. Dịch vụ cảng

biển tuy đa dạng về loại hình và có sự phân chia tên gọi khác nhau giữa các cảng biển
nhưng đều nhằm mục đích chính là phục vụ hoạt động của cảng, đây cũng là vai trò cơ


14

bản của loại dịch vụ này. Do vậy, để đánh giá một cảng biển thì yếu tố không thể bỏ
qua đó chính là dịch vụ tại cảng biển đó.

1.2

Khái quát về năng lực cạnh tranh của cảng biển

1.2.1 Định nghĩa năng lực cạnh tranh
Theo Marx, “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư
bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để
thu được lợi nhuận siêu ngạch.”
Theo tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “Cạnh tranh là khả năng
của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập
cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.”
Như vậy, hiểu một cách chung nhất, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể
kinh tế nhằm giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng
hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những
nhà sản xuất với nhau hoặc giữa những nhà sản xuất với người tiêu dùng khi người sản
xuất muốn bán hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua với giá thấp.”
Năng lực cạnh tranh được đánh giá thông qua cấp bậc là cấp quốc gia, cấp
doanh nghiệp và cấp sản phẩm. Năng lực cạnh tranh ở các cấp bậc này không tách rời
nhau mà tác động chặt chẽ và qua lại với nhau.
- Năng lực cạnh tranh của một quốc gia được đánh giá vởi các yếu tố kinh tế,
chính trị, văn hóa, an ninh, pháp luật… của quốc gia đó.

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá với doanh số bán hàng,
doanh thu, lợi nhuận…
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm lại được quyết định bởi chất lượng của sản
phẩm, giá cả và những tiện ích mà sản phẩm đó mang lại cho người tiêu dùng.
1.2.2 Định nghĩa về năng lực cạnh tranh của cảng biển
Năng lực cạnh tranh của cảng biển là: “Khả năng thu hút khách hàng thực hiện
các dịch vụ của mình.” Điều này dựa trên nhiều yếu tố khác nhau: Cơ sở vật chất của


15

cảng biển, các dịch vụ cảng biển đó cung cấp, đặc biệt vị trí của cảng biển đó có ý
nghĩa hết sức quan trọng..., ngoài ra, phải kể yếu tố chất lượng cũng như giá cả của
dịch vụ. Bên cạnh đó, việc xây dựng lòng tin và thương hiệu riêng cũng là một yếu tố
quyết định sự thành bại của cảng biển.
Năng lực cạnh tranh của cảng biển được xem xét trên 3 cấp độ:
- Năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển quốc gia: biểu hiện ở quy mô, tầm
cỡ của các thành viên trong hệ thống, trình độ công nghệ, trình độ quản lý khai thác
cảng của hệ thống cảng, cũng như khung pháp lý…
- Năng lực cạnh tranh của một cảng biển cụ thể: thể hiện ở quy mô của nó, số
lượng tàu, hàng hóa thông qua cảng trong năm, năng suất của cảng… và tiềm năng mở
rộng khai thác, hoạt động cảng trong tương lai.
- Năng lực cạnh tranh của dịch vụ cảng biển cung cấp: thể hiện ở chất lượng và
giá cả dịch vụ so với cảng biển khác trong và ngoài nước.
Với đặc thù của bài khóa luận là nghiên cứu về một cảng biển cụ thể, do đó bài
sẽ chỉ đi sâu nghiên cứu về ở 2 cấp độ sau. Cấp độ 1, năng lực cạnh tranh của hệ thống
cảng biển quốc gia sẽ chỉ được đề cập ở những yếu tố có tác động đến cảng biển
nghiên cứu.
1.2.3 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của cảng biển
Năng lực cạnh tranh của cảng biển có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác

nhau bao gồm cả yếu tố mang tính chất khách quan và yếu tố mang tính chất chủ quan.
Một vài yếu tố quan trọng ảnh hướng đến năng lực cạnh tranh của cảng biển:
 Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý
Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý được xem như là yếu tố tác động khác nhiều đến
năng lực cạnh tranh của cảng biển. Nếu một cảng biển hay một quốc gia có được sự ưu
ái từ tự nhiên, có một vị trí thuận lợi thì đó sẽ là điều kiện phát triển rất lớn. Một quốc
gia muốn phát triển được cảng biển thì cần phải có vị trí sát biển, có các tuyến đường
hàng hải nhất định, đủ điền kiện cho việc tàu thuyền ra vào thuận lợi. Đồng thời, yếu tố
thiên nhiên và khí hậu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của cảng biển. Nếu như


16

một quốc gia có đường bờ biển, có các tuyến đường hành hải thuận lợi nhưng lại
thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt, sóng thần… thì cảng biển tại các quốc gia đó cũng
không thể phát triển lớn mạnh được. Để không chỉ đáp ứng các nhu cầu vận chuyển
hàng hóa trong nước mà còn trở thành cảng biển quốc tế, một cảng biển cần phải nằm
trên các tuyến đường hàng hải quốc tế, nằm trong các khu vực phát triển và năng động
của thế giới. Ví dụ như cảng Rotterdame, Hà Lan, sau nhiều năm phát triển lớn mạnh,
cảng vẫn duy trì được sức cạnh tranh cao so với các biển cùng khu vực, bởi lẽ một
phần do vị trí lí tưởng mà cảng biển đang nắm giữ được xem như là cửa ngõ của châu
Âu.
 Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
Tình hình kinh tế của một quốc gia có tác động không nhỏ tới hoạt động của
ngành vận tải, trong đó ngành vận tải biển chiếm tỷ trọng lớn. Một nền kinh tế tăng
trưởng mạnh sẽ là bàn đạp và động lực cho mọi sự đầu tư và kỳ vọng phát triển trong
các mối quan hệ giao thương, từ đó kéo theo cơ hội phát triển ngành vận tải biển nói
chung, nâng cao khả năng cạnh tranh của cảng biển nói riêng tại các quốc gia đó.
Thêm nữa, một quốc gia có hệ thống chính trị ổn đinh, xã hội công bằng… cũng
sẽ là lợi thế để thu hút đầu tư nước ngoài vào trong nước, cơ hội giao thương vì thế

cũng được mở rộng. Số lượng hàng hóa thông qua cảng cũng tăng đáng kể, tàu thuyền
ra vào cảng nhiều hơn… so với các quốc gia không có sự thu hút đầu tư nước ngoài.
 Hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật được xem là cơ sở để hình thành mọi hoạt động kinh tế - xã
hội. Đối với ngành cảng biển cũng vậy, hệ thống pháp luật có nhiệm vụ điều chỉnh các
hoạt động của doanh nghiệp cung cấp cũng như các bên tham gia sử dụng dịch vụ cảng
biển. Do vậy, hệ thống pháp luật quốc gia nói chung, hệ thống pháp luật hàng hải nói
riêng cần phải được thiết lập, điều chỉnh cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế
hàng hải của quốc gia đó. Tạo điều kiện kinh doanh minh bạch, môi trường cạnh tranh
lành mạnh cho cảng biển phát triển, đồng thời tạo sự khuyến khích đầu tư và thu hút sử
dụng dịch vụ cảng biển trong nước, từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho hệ thống cảng
biển Việt Nam.


17

 Tiến trình hội nhập quốc tế
Hiện nay các nước trên thế giới đang phải đối mặt với những xu thế sau:
- Xu thế phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại.
Điều này làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hóa cao độ.
- Xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới. Thương mại quốc tế phát triển
một cách mạnh mẽ và ngày càng giữ vị trí quan trọng trong việc tăng tưởng kinh tế của
thế giới. Cùng với sự phát triển của thương mại là sự phát triển của tài chính – tiền tệ
và đầu tư quốc tế. Vai trò của công ty xuyên quốc gia ngày cảng một nâng cao, ảnh
hưởng to lớn đến sự phát triển cạnh tranh quốc tế gay gắt.
- Hòa bình, hợp tác đã trở thành xu thế chính thay cho sự đối đầu, chạy đua vũ
trang giữa các thế lực, giữa các cường quốc.
Chính vì những xu thế này mà để có phát triển kinh tế, các quốc gia phải tiến
hành hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ có tiến trình hội nhập kinh tế, chúng ta có thể thu
hút vốn đầu tư từ bên ngoài, tiếp thu khoa học công nghệ và nâng cao khả năng cạnh

tranh của hàng hóa trong nước. Việc phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển cũng
không tránh khỏi quy luật tất yếu này. Do vậy, có thể thấy năng lực cạnh tranh của các
cảng biển dần được nâng cao, nhưng cũng kéo theo đó là sự cạnh tranh giữa các cảng
biển trong cùng quốc gia, cùng khu vực hay trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt.
 Tình hình hoạt động XNK trong nước
Tình hình hoạt động XNH trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của
cảng biển tại quốc gia đó, vì phần lớn hàng hóa XNK sử dụng vận tải đường biển do
khả năng chuyên chở lớn và chi phí rẻ. Do vậy, việc phát triển các hoạt động thương
mại nói chung cũng có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của cảng biển trong nước.
Việc đáp ứng nhau cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển buộc mỗi cảng phải có sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết
bị và cải thiện dịch vụ để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
 Cơ sở vật chất và công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất và công nghệ thông tin là 2 yếu tố rất quan trọng quyết định đến
hoạt động của cảng, cũng như khả năng cạnh tranh của cảng. Một cảng biển có cơ sở


18

vật chất hiện đại có khả năng phục vụ quá trình xếp dỡ hàng hóa tốt hơn, thời gian
nhanh chóng hơn, năng suất xếp dỡ cao hơn… từ đó giảm thiểu thời gian tàu lưu lại
cảng, tiết kiệm chi phí cho chủ tàu, chủ hàng. Nhờ đó sẽ thu hút được khách hàng
nhiều hơn. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và khai thác
cảng cũng giúp mọi việc trở nên dễ dàng, đơn giản hơn. Việc quản lý sẽ thống nhất,
đồng bộ và minh bạch hơn; thông tin liên lạc cũng trở nên nhanh chóng, tiện lợi và tiết
kiệm chi phí hơn. Do vậy, việc liên tục đầu tư xây dựng, nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở
vật chất và công nghệ thông tin luôn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển và
nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng hiện nay.

1.3


Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của cảng biển
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của cảng biển, tác giả xây dựng các chỉ tiêu

dựa trên hoạt động của cảng và dịch vụ cảng cung cấp.
- Chỉ tiêu đánh giá hoạt động của cảng sẽ cho ta cái nhìn tổng thể về quy mô,
hiệu quả hoạt động của cảng, từ đó bằng sự phân tích, so sánh sẽ đánh giá được khả
năng cạnh tranh của cảng hiện tại, đồng thời nhìn nhận về tiềm năng và hướng phát
triển của cảng trong tương lai.
- Chỉ tiêu đánh giá dịch vụ của cảng sẽ tập trung nghiên cứu về dịch vụ của
cảng. Cung cấp dịch vụ cảng là nhiệm vụ chính đối với mỗi cảng biển, là yếu tố quyết
định đến việc thu hút khách hàng đến với cảng. Việc đánh giá dịch vụ cảng sẽ cho thấy
những điểm mạnh, điểm yếu trong việc cung cấp dịch vụ của cảng, so sánh với những
cảng biển trong nước và khu vực, từ đó có thể đánh giá được khả năng cạnh tranh của
cảng, đồng thời tìm ra hướng phát triển và hoàn thiện dịch vụ của cảng.
1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động của cảng biển
1.3.1.1 Số lượng tàu thông qua cảng trong năm
Chỉ tiêu này phản ánh độ lớn, mức độ nhộn nhịp của một cảng. Một cảng có số
lượng tàu thông qua cảng trong năm cao chứng tỏ đó là một cảng biển có quy mô, có
sức thu hút lớn đối với khách hàng. Từ đó, cho thấy khả năng cạnh tranh cao của cảng


19

biển đó so với các cảng biển khác và ngược lại. Ví dụ như, hiện nay cảng Thượng Hải
là cảng biển lớn nhất thế giới, hàng năm có khoảng 200.000 tàu qua cảng. Cảng Hải
Phòng và cảng Sài Gòn của nước ta chỉ có khoảng 5-7000 tàu ra vào.
Ngoài ra chỉ tiêu trên, cảng còn được đánh giá qua số lượng tàu có thể cùng tiến
hành xếp dỡ trong cùng một thời gian, nó phản ánh quy mô và năng lực của cảng.
1.3.1.2 Sản lượng hàng hóa thông qua cảng trong năm

Chỉ tiêu này cũng tương đối giống với chỉ tiêu trên. Nó phản ánh quy mô, năng
lực và năng suất của cảng (năng suất xếp dỡ, năng suất lao động, năng suất kho bãi...).
Sản lượng hàng hóa thông qua cảng trong năm lớn chứng tỏ cảng có số lượng tàu ra
vào cao và năng suất của cảng cao. Sản lượng hàng hóa thường được tính theo đơn vị
MT đối với hàng rời và TEU đối với hàng container.
1.3.1.3 Năng suất xếp dỡ hàng hóa của cảng
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng xếp dỡ hàng hóa của cảng, thường được xác định
bằng khối lượng của từng loại hàng hóa mà cảng có thể xếp dỡ trong một ngày. Chỉ
tiêu này cho thấy mức độ cơ giới hóa, hiện đại và độ hiệu quả trong hoạt động kinh
doanh khai thác cảng.
Năng suất xếp dỡ quyết định đến rất nhiều yếu tố, trong đó có việc thời gian tàu
phải lưu lại cảng và chi phí chi trả cho quá trình đó. Năng suất xếp dỡ của cảng cao có
thể rút ngắn tối thiểu thời gian tàu phải lưu lại cảng, từ đó tiết kiệm được rất nhiều các
chi phí trong quá trình đó. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, có những con tàu ghé qua
cảng trong thời gian ngắn sau đó lại tiếp tục hành trình đi biển, do đó, thời gian làm
hàng cần được tiến hành nhanh chóng và điều này được quyết định lớn bởi năng xuất
xếp dỡ của cảng. Do vậy, năng suất xếp dỡ là yếu tố quyết định đến thời gian và chi phí
phải bỏ ra của khách hàng. Nó là tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của các cảng
biển với nhau, là lí do để khách hàng lựa chọn cảng biển này thay vì cảng biển khác
trong các điều kiện còn lại tương tự nhau.
1.3.1.4 Khả năng chứa hàng và công suất kho bãi của cảng
Chỉ tiêu này thể hiện sức chứa và vòng quay hàng hóa của kho bãi cảng. Nó
phản ánh mức độ quy mô và hiệu quả hoạt động của cảng.


20

Khả năng chứa hàng được xác định bằng số diện tích. Khả năng chứa hàng cao
không chỉ cần kho bãi rộng mà phải hiện đại, quy hoạch hợp lý. Các kho bãi hiện đại
đều có hệ thống các trang thiết bị vận chuyển, xếp dỡ, đóng gói và bảo quản hàng

hóa… Kho bãi có liên quan tới rất nhiều hoạt động của cảng, do đó, thông qua việc
đánh giá kho bãi cảng có thể từ đó đánh giá được phần nào hoạt động của cảng.
Ngoài ra, chỉ tiêu thứ hai được quan tâm là công suất của kho bãi. Nó được đo
bằng với tốc độ quay vòng kho hay vòng quay hàng hóa của kho. Nó thể hiện sự hiệu
quả trong việc sử dụng kho bãi của cảng.
1.3.1.5 Khả năng kết nối với giao thông nội địa của cảng
Cảng đến không phải là điểm đến cuối cùng của hàng hóa. Hàng hóa sau khi tới
cảng đến sẽ được tiếp tục được vận chuyển đi dưới nhiều phương thức vận tải khác
nhau: đường bộ, đường sắt, đường không hoặc đường thủy nội địa. Đây chính là con
đường lưu thông của hàng hóa giữa các quốc gia có biển và và các quốc gia trong lục
địa. Việc kết nối cảng với giao thông nội địa sẽ quyết định đến khả năng lưu thông của
hàng hóa sau cảng. Việc phát triển cảng và giao thông nội địa kết nối sau cảng một
cách hợp lý, đồng bộ không chỉ giúp quá trình lưu thông sau cảng diễn ra thuận tiện,
giảm thời gian lưu thông và hạn chế ách tắc. Đồng thời, tạo điều kiện cho vận tải đa
phương thức và các trung tâm logistics sau cảng phát triển, từ đó tác động ngược trở lại
tới hoạt động của cảng biển.
Tòm lại, việc phát triển những tuyến đường sau cảng không chỉ giải quyết được
vấn đề lưu thông của cảng, mà còn tạo điều kiện cho các loại hình dịch vụ khác sau
cảng phát triển, đa dạng hóa về dịch vụ, từ đó tạo sự thu hút hơn đối với khách hàng và
tăng khả năng cạnh tranh cho cảng.
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá dịch vụ của cảng
1.3.2.1 Chất lượng của dịch vụ
Là một trong các yếu tố hàng đầu khách hàng xem xét trong quá trình lựa chọn
hàng hóa hoặc dịch vụ. Nếu như chất lượng sản phẩm có thể đánh giá được qua nhiều
chỉ tiêu như: Chỉ tiêu ISO_International organization for standardization, chỉ tiêu


×