Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi chọn HSG 12 ( 08-09)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.67 KB, 5 trang )

UBND TỈNH Thanh Hoá CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT CẤP TỈNH
Khóa ngày 25/11/2008
Môn: ĐỊA LÝ
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 2 trang, gồm 7 câu.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (3,0 điểm). Một trận bóng đá diễn ra tại Braxin (kinh độ 45
0
T) vào
lúc 19 giờ 45 phút ngày 28 tháng 02 năm 2008, được truyền hình trực tiếp đến
các nước trên thế giới. Cho biết thời gian (ngày, giờ) truyền hình trực tiếp trận
đấu bóng đá trên tại các quốc gia sau:
Quốc gia Kinh độ
Việt Nam 105
0
Đ
Anh (London) 0
0
Liên bang Nga (Moscow) 45
0
Đ
Nam Phi (Johannesburg) 30
0
Đ
Trung Quốc (Bắc Kinh) 120
0
Đ
Hoa Kỳ (Los Angeles) 120


0
T
Câu 2: (2,0 điểm). Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét về tình hình
tăng dân số thế giới trong thời kỳ 1804 - 2005.
Dân số thế giới thời kỳ 1804 – 2005 (đơn vị: triệu người)
Năm 1804 1927 1960 1974 1987 1999 2005
Số dân 1.00
0
2.00
0
3.00
0
4.00
0
5.00
0
6.00
0
6.477
Câu 3: (3,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học,
hãy:
a). Trình bày đặc điểm địa hình khu vực đồi núi nước ta.
b). Phân tích những ảnh hưởng của khu vực đồi núi đối với sự phát triển
kinh tế – xã hội.
Câu 4: (3,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học,
hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta.
Câu 5: (3,0 điểm). Dựa vào bảng số liệu sau:
Dân số nước ta phân theo nhóm tuổi giai đoạn 1979 – 2005 (đơn vị: %)
Năm Tổng số
Trong đó

0 – 14 tuổi 15 – 59 tuổi ≥ 60 tuổi
1979 100 42,5 50,4 7,1
Đề chính thức
1999 100 33,5 58,4 8,1
2005 100 27,0 64,0 9,0
Hãy rút ra nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta
trong giai đoạn 1979 – 2005 và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.
Câu 6: (3,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và những kiến thức đã
học, hãy trình bày tình hình phát triển, cơ cấu và phân bố ngành thuỷ sản của
nước ta giai đoạn 1990 – 2000.
Câu 7: (3,0 điểm). Dựa vào bảng số liệu sau:
Số dân và tỷ lệ dân thành thị trong dân số cả nước
giai đoạn 1990 - 2005
Năm
Số dân thành thị
(triệu người)
Tỷ lệ dân thành thị
trong dân số cả nước (%)
1990 12,9 19,5
1995 14,9 20,8
2000 18,8 24,2
2003 20,9 25,8
2005 22,3 26,9
a). Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quá trình đô thị hoá ở nước ta giai
đoạn 1990-2005.
b). Nhận xét và giải thích về tình hình đô thị hoá ở nước ta giai đoạn trên.
----------------------------------------------HẾT---------------------------------------------
2
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT
CẤP TỈNH

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Môn: ĐỊA LÝ
Câu Nội dung Điểm
1
(3,0
điểm)
Tính giờ truyền hình trực tiếp
Quốc gia Kinh độ Múi giờ Giờ Ngày
Việt Nam 105
0
Đ 7 5 giờ 45 phút 29/2/2008
Anh (London) 0
0
0 22 giờ 45 phút 28/2/2008
Liên bang Nga (Moscow) 45
0
Đ 3 1 giờ 45 phút 29/2/2008
Nam Phi (Johannesburg) 30
0
Đ 2 0 giờ 45 phút 29/2/2008
Trung Quốc (Bắc Kinh) 120
0
Đ 8 6 giờ 45 phút 29/2/2008
Hoa Kỳ (Los Angeles) 120
0
T 16 14 giờ 45 phút 28/2/2008
- Mỗi địa điểm đúng cả ngày tháng và giờ thì được 0.5 điểm
- Nếu thiếu hoặc sai một trong hai yếu tố ngày tháng hoặc giờ thì
không tính điểm.
3.0

2
(2,0
điểm)
Nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới thời kỳ 1804 – 2005
- Dân số thế giới tăng nhanh liên tục (dẫn chứng).
- Nhịp độ tăng dân số ngày càng nhanh, thời gian dân số tăng thêm
1 tỷ người ngày càng rút ngắn (dẫn chứng)
- Hiện nay mức tăng dân số thế giới đang có xu hướng chậm lại, do
nhiều nước đang áp dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình làm
mức sinh giảm.
- Dân số tăng thêm hàng năm chủ yếu tập trung ở các nước đang
phát triển.
0.5
0.5
0.5
0.5
3
(3,0
điểm)
a). Đặc điểm:
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.
- Hướng núi chính là hướng Tây Bắc – Đông Nam (các dãy núi
vùng Tây Bắc, Trường Sơn Bắc) và hướng vòng cung (vùng núi
Đông Bắc, Trường Sơn Nam)
- Chủ yếu là đồi núi thấp (dưới 1.000 m) chiếm 85% diện tích.
- Địa hình núi cao (trên 2.000 m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
b). Ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội:
* Thế mạnh:
- Tập trung nhiều loại khoáng sản là nguyên, nhiên liệu cho nhiều
ngành công nghiệp.

0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
3
- Tài nguyên rừng phong phú, đa dạng trong đó có nhiều loài quý
hiếm.
- Có các cao nguyên rộng lớn, bằng phẳng tạo điều kiện thuận lợi
hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả,
phát triển chăn nuôi đại gia súc.
- Có tiềm năng thuỷ điện lớn.
- Có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch, tham quan nghĩ
dưỡng.
* Hạn chế:
- Địa hình bị chia cắt, gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài
nguyên và giao lưu kinh tế.
- Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai,
ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
4
(3,0
điểm)
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta:

* Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ:
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới ½ cầu
Bắc -> nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn.
- Do lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc – Nam nên khí hậu có sự khác
biệt từ Bắc vào Nam.
* Ảnh hưởng của địa hình:
- Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi -> khí hậu chịu sự chi phối của
địa hình:
+ Tạo nên các vành đai khí hậu theo độ cao.
+ Khí hậu phân hoá theo hướng sườn: sườn đón gió mưa nhiều,
sườn khuất gió ít mưa.
* Hoạt động của gió mùa:
- Có hai loại gió mùa hoạt động luân phiên trên lãnh thổ nước ta:
gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Sự luân phiên của các khối khí theo mùa và hướng khác nhau tạo
nên tính phân mùa của khí hậu.
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
0.5
0.5
5
(3,0
điểm)
a). Nhận xét:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta có sự thay đổi trong giai
đoạn 1979 – 2005:
- Nhóm tuổi 0 – 14 giảm (dẫn chứng)

- Nhóm tuổi 15 – 59 tăng nhanh (dẫn chứng)
- Nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng (dẫn chứng)
-> Như vậy kết cấu dân số nước ta đang chuyển từ kết cấu dân số
trẻ sang dân số già.
b). Giải thích:
- Do áp dụng chính sách dân số, tỷ lệ sinh giảm.
- Chất lượng cuộc sống được cải thiện, y tế phát triển, tuổi thọ trung
bình tăng lên.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
4
6
(3,0
điểm)
a). Tình hình phát triển ngành thuỷ sản:
Sản lượng và cơ cấu sản lượng thuỷ sản của nước ta
Giai đoạn 1990 – 2000
Năm
1990 1995 2000
Nghìn tấn % Nghìn tấn % Nghìn tấn %
Nuôi trồng 162,1 18,2 389,1 24,6 589,6 26,2
Đánh bắt 728,5 81,8 1.195,3 75,4 1.660,9 73,8
Tổng số 890,6
100,
0
1.584,4

100,
0
2.250,5 100,0
Nhận xét:
- Tổng sản lượng thuỷ sản tăng nhanh, so với năm 1990 thì năm
2000 tăng 1.359,9 nghìn tấn, gấp 2,5 lần
Trong đó:
+ Thuỷ sản nuôi trồng tăng 427,5 nghì tấn, tăng 3,6 lần
+ Thuỷ sản đánh bắt tăng 932,4 nghì tấn, tăng 2,3 lần
+ Tốc độ tăng trưởng thuỷ sản nuôi trồng cao hơn thuỷ sản đánh
bắt.
b). Cơ cấu:
- Trong cơ cấu sản lượng thuỷ sản, thuỷ sản đánh bắt chiếm tỷ trọng
lớn nhưng đang có xu hướng giảm dần (dẫn chứng)
- Thuỷ sản nuôi trồng chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng đang có xu hướng
tăng (dẫn chứng).
c). Phân bố:
- Đánh bắt cá biển tập trung ở các tỉnh phía Nam (Duyên hải Nam
Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long): Kiên
Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.
- Thuỷ sản nuôi trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long: An Giang, Cà Mau, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh…
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5

7
(3,0
điểm)
a). Vẽ biểu đồ:
- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp (cột và đường).
- Chính xác về khoảng cách năm.
- Có chú giải
- Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ.
b). Nhận xét và giải thích:
- Số dân thành thị tăng nhanh (dẫn chứng).
- Tỷ lệ dân thành thị tuy chưa cao, nhưng ngày càng tăng (dẫn
chứng).
- Nguyên nhân: Nhờ kết quả của quá trình đô thị hoá, công nghiệp
hoá nên dân số thành thị tăng nhanh cả về qui mô và tỷ trọng.
1.5
0.5
0.5
0.5
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×