Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ KHI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM -LIÊN MINH HẢI QUAN NGA – BELARUS –KAZAKHSTAN ĐƯỢC KÝ KẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 76 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
_________***_________

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM
TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ KHI
HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM -LIÊN MINH
HẢI QUAN NGA – BELARUS –KAZAKHSTAN
ĐƢỢC KÝ KẾT



Họ và tên sinh viên

: Nguyễn Thị Mai Hƣơng

Mã sinh viên

: 1111110246

Lớp

: Anh 17 – Khối 5 KT

Khóa

: 50

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

: PGS.TS Bùi Thị Lý

Hà Nội, tháng 5 năm 2015


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG I: QUY TẮC XUẤT XỨ VÀ MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – LIÊN


UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

MINH HẢI QUAN NGA – BELARUS – KAZAKHSTAN ...................................4
1.1. Một số vấn đề cơ bản về quy tắc xuất xứ hàng hóa ....................................4
1.1.1. Khái niệm về quy tắc xuất xứ .....................................................................4
1.1.2. Quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa ưu đãi trong hệ thống ưu đãi thuế
quan phổ cập (GSP) của Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan
dành cho các nước đang và kém phát triển ..........................................................6
1.2. Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan và mối quan hệ hợp tác
với Việt Nam .......................................................................................................14
1.2.1. Tổng quan về liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan.............14
1.2.2. Mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên minh Hải quan ............................20
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ CỦA

VIỆT NAM VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ ..........................................25
2.1. Thực trạng thực hiện các yêu cầu về quy tắc xuất xứ của Việt Nam khi
xuất khẩu hàng hóa .............................................................................................25
2.1.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận xuất xứ của Việt Nam ............................25
2.1.2. Công tác tư vấn, đào tạo, phổ biến các quy định về xuất xứ ...................30
2.2. Những điểm khác biệt về xác định xuất xứ hàng hóa trong quy định của
Liên minh Hải quan so với các hiệp định thƣơng mại khác mà Việt Nam đã
tham gia. ...............................................................................................................31
2.3. Khó khăn và thách thức của Việt Nam trong việc thực hiện quy tắc xuất
xứ khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trƣờng Liên minh Hải quan ..................33
2.3.1. Tỷ lệ nội địa hóa thấp ..............................................................................33


2.3.2. Doanh nghiệp thiếu thông tin trong việc thực hiện nguyên tắc xuất xứ..39
CHƢƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUY
TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƢỜNG ........45
LIÊN MINH HẢI QUAN NGA – BELARUS – KAZAKHSTAN ......................45
3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về việc thực hiện quy tắc

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann

i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

xuất xứ hàng hóa ..................................................................................................45
3.1.1. Kinh nghiệm của Bangladesh trong phát triển sản xuất các sản phẩm len
sợi đối với ngành hàng dệt may .........................................................................45
3.1.2. Kinh nghiệm của Singapore trong việc xây dựng hệ thống thông tin
thương mại ..........................................................................................................48
3.2. Một số giải pháp đề xuất đối với việc thực hiện quy tắc xuất xứ .............51
3.2.1. Giải pháp đề xuất với các cơ quan nhà nước...........................................51
3.2.2. Giải pháp đề xuất với các doanh nghiệp .................................................52
KẾT LUẬN ..............................................................................................................55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................57
PHỤ LỤC .................................................................................................................60


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa đầy đủ

Từ viết tắt

AANZFTA Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Australia và New Zealand
ACFTA


Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc
Hiệp định thương mại tự do ASEAN

AIFTA

Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ

AJCEF

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN

AKFTA

Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc

EU

Liên minh châu Âu

FTA
GSP

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

AFTA

Hiệp định thương mại tự do

Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập

MFN

Ưu đãi tối huệ quốc

MUTRAP

Dự án Hỗ trợ Chính sách thương mại và đầu tư Châu Âu

CIS

Cộng đồng các quốc gia độc lập (các nước thuộc Liên Xô cũ)

USD


Đô la Mỹ

VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

VCFTA

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Chile

VCUFTA

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Hải quan NgaBelarus- Kazakhstan

VITAS

Hiệp hội dệt may Việt Nam

VJEPA

Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản

WCO

Tổ chức hải quan thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới



DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: GDP các nước Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan ...........15
giai đoạn 2010 – 2014 ...............................................................................................15
Bảng 1.2: Mức thuế nhập khẩu với một số sản phẩm nhập khẩu vào Nga ...............19

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Bảng 1.3: Thuế xuất các mặt hàng thịt bò, thịt lợn. thịt gia cầm nhập khẩu vào Nga
...................................................................................................................................19
Bảng 2.1: Tình hình cấp C/O tại phòng QLXNK khu vực TP.Hồ Chí Minh năm

2014 ...........................................................................................................................26
Bảng 2.2: Tỷ lệ C/O ưu đãi trên kim ngạch xuất khẩu trong các FTA .....................27
Bảng 3.1: Bảng so sánh giá trị xuất khẩu ngành may mặc của Bangladesh .............46

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước Liên minh Hải quan...................15
Nga – Belarus – Kazakhstan giai đoạn 2010 – 2014 ................................................15
Biểu đồ 1.2: Kim ngạch xuất khẩu các nước Liên minh Hải quan Nga – Belarus –
Kazakhstan giai đoạn 2010 – 2014 ...........................................................................16
Biểu đồ 1.3: Kim ngạch nhập khẩu các nước Liên minh Hải quan Nga – Belarus –
Kazakhstan giai đoạn 2010 – 2014 ...........................................................................16
Biểu đồ 1.4: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam
sang Nga và Belarus giai đoạn 2000- 2014...............................................................21
Biểu đồ 1.5: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nga ......................22
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ trung bình sử dụng các FTA tại các nước theo nghiên cứu của
báo The Economist ....................................................................................................27
Biểu đồ 2.2: Nguyên nhân gây hạn chế sử dụng FTA của Việt Nam .......................28
Biểu đồ 2.3: Giá trị nhập khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn 2007-2013 ..........34
Biểu đồ 2.4: Các nước Việt Nam nhập khẩu da thuộc năm 2014 .............................37
Biểu đồ 2.2: Tần suất cung cấp các thông tin hội nhập của Trung tâm WTO ..........42


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lý các nước Liên minh Hải quan ....................................14
Hình 1.2: Lộ trình hình thành Liên minh kinh tế .....................................................17
Hình 2.1: Các lý do doanh nghiệp chưa nhận được thông tin từ Trung tâm WTO .........42

UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Hình 3.1. Các mục thông tin trong FTA ASEAN tại website...................................49


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Quy tắc xuất xứ ngày càng có vai trò quan trọng trong lĩnh vực thương mại.
Quy tắc xuất xứ là căn cứ để xác định nguồn gốc của sản phẩm. Mà dựa vào đó, các
nước xuất khẩu có thể cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa, thống kê hải

UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

quan về các mặt hàng xuất khẩu; nước nhập khẩu có thể biết xuất xứ hàng hóa nhập
khẩu vào nội địa. Dựa vào thông tin thu được, nước nhập khẩu có thể phân tích
thông tin, đưa ra các chính sách thương mại hợp lý nhằm khuyến khích hoặc hạn
chế nhập khẩu mặt hàng từ một nước bất kỳ. Như vậy, giấy chứng nhận xuất xứ
ngoài tác dụng chính như một bằng chứng hưởng ưu đãi, còn phục vụ mục đích
quản lý, thống kê thương mại, có ý nghĩa với chính sách kinh tế của nhà nước.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam được hưởng khá nhiều ưu đãi liên

quan đến quy tắc xuất xứ như GSP ( chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập) và các hiệp
định thương mại song phương, hay khu vực. Tuy nhiên, tình trạng doanh nghiệp
thiếu thông tin về quy tắc xuất xứ hàng hóa dẫn đến không tận dụng được những
ưu đãi mà các hiệp định đem lại.


Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham gia đàm phán rất nhiều nhiều hiệp định

thương mại quốc tế. Mỗi hiệp định lại có yêu cầu riêng về quy tắc xuất xứ. mà nếu
không nghiên cứu kỹ, doanh nghiệp rất dễ mắc các sai lầm đáng tiếc. Một trong số
đó là hiệp định thương mại tư do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga –
Belarus – Kazakhstan. Đây là thị trường rộng lớn, tiềm năng mà mặc dù có mói
quan hệ lâu năm nhưng giao thương hàng hóa giữa Việt Nam với khu vực này lại
thật sự khiêm tốn. Với việc ký kết hiệp đinh thương mại tựu do Việt Nam – Liên
minh Hải quan Nga- Belarus – Kazakhstan, chúng ta hy vọng sẽ đẩy mạnh giao
thương giữa hai khu vực.

Xuất khát từ nhận thức đó, người viết chọn đề tài “Những khó khăn và thách

thức của Việt Nam trong việc thực hiện quy tắc xuất xứ khi Hiệp định thương mại
tự do Việt Nam – Liên minh Hải quan Nga – Belarus- Kazakhstan được ký kết”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của dề tài
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các quy định về xuất xứ ưu dãi GSP Liên
minh Hải quan đã dành cho Việt Nam, chỉ ra thực trạng thực hiện quy tắc xuất xứ
1


2

của Việt Nam, kết hợp với nghiên cứu FTA giữa Liên minh Hải quan và các quốc
gia khác trên cơ sở đó dự đoán thỏa thuận giữa hai bên, đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả thực hiện quy tắc xuất xứ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: quy tắc xuất xứ, các vấn đề liên quan đến tình hình
thực hiện quy tắc xuất xứ ở Việt Nam


UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Phạm vi nghiên cứu: quy tắc xuất xứ trong GSP mà các nước này dành cho

các quốc gia đang và kém phát triển., tập trung nghiên cứu thực trạng hai ngành sản
xuất dệt may và ngành da giầy của Việt Nam. Đây là hai ngành có tỷ trọng xuất
khẩu lớn sang khu vực các nước Liên minh Hải quan. Đồng thời đây là hai ngành
phụ thuộc vào nhập khẩu nhiều, do đó gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các
yêu cầu về quy tắc xuất xứ.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu theo những phương thức cơ bản sau:


phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp
thống kê, phương pháp suy luận… đối với các tài liệu trong nước và nước ngoài
5. Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được kết cấu thành 3
chương:

Chương I: Quy tắc xuất xứ và mối quan hệ Việt Nam – Liên minh Hải quan NgaBelarus – Kazakhstan.

Chương II: Thực trạng thực hiện các quy tắc xuất xứ của Việt Nam, những khó
khăn, thử thách của Việt Nam khi thực hiện quy tắc xuất xứ.

Chương III: Giải pháp đề xuất nâng cao việc thực hiện quy tắc xuất xứ khi hiệp
định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Hải quan Nga- Belarus- Kazakhstan
được ký kết.

Do thông tin thống kê của cơ quan quản lý cấp C/O của Việt Nam và các

nước Liên minh Hải quan không có tính minh bạch, cập nhật, người viết gặp khó
khăn trong việc tổng hợp các thông tin liên quan đến việc tính hình thực hiện các
giấy chứng nhận xuất xứ của các doanh nghiệp Việt Nam. Các tài liệu, tin tức liên
quan đến Liên minh Hải quan không có nhiều phiên bản tiếng Anh mà chủ yếu sử
2


3

dụng tiếng Nga, do đó người viết gặp khó khăn trong việc tìm tài liệu nước ngoài.
Do đó, thông tin sẽ còn nhiều thiếu sót cũng như chưa được phân tích sâu ở một số

vấn đề.
Em xin gửi lời cám ơn PGS.TS Bùi Thị Lý đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
em hoàn thành bài khóa luận. Trong quá trình nghiên cứu đề tài không thể tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và nhận xét của các

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

thầy cô.

Em xin chân thành cám ơn.

Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Mai Hương

3


4

CHƢƠNG I: QUY TẮC XUẤT XỨ VÀ MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – LIÊN
MINH HẢI QUAN NGA – BELARUS – KAZAKHSTAN
1.1.

Một số vấn đề cơ bản về quy tắc xuất xứ hàng hóa

1.1.1. Khái niệm về quy tắc xuất xứ
1.1.1.1. Xuất xứ hàng hóa và vai trò của xuất xứ hàng hóa trong thương mại quốc tế
a) Khái niệm về xuất xứ hàng hóa.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Theo công ước Kyoto 1973 và Điều 1 Hiệp định GATT 1994: “Xuất xứ hàng

hóa là quốc tịch của một hàng hóa”.

Quy định của Việt Nam trong Luật Thương mại Việt Nam 2005, Điều III,

khoản 14: “Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ
hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa
trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản
xuất hàng hóa”.

Từ hai định nghĩa trên ta có thể tổng quát, xuất xứ hàng hóa chính là “quốc

tịch” của hàng hóa. Theo đó, ta xác định quốc tịch của hàng hóa trên 2 phương diện.
Quốc tịch của hàng hóa có thể là nơi mà sản phẩm sinh trưởng hoàn toàn, hoặc
được sản xuất chỉ từ những sản phẩm này mà không hề có yếu tố nhập khẩu bộ
phận hay nguyên phụ liệu từ quốc gia khác. Quốc tịch hàng hóa, nếu hàng hóa đó
được sản xuất qua nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ, là nơi thực hiện công đoạn chế
biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa. Trong đó, khái niệm “công đoạn chế biến
cơ bản cuối cùng ” theo từng hiệp định về quy tắc xuất xứ là có các định nghĩa khác
nhau. Tuy nhiên, có hai tiêu chí chính để xác định là “tiêu chuẩn gia công” và “tiêu
chuẩn tỷ lệ phần trăm”, mỗi tiêu chí lại được một số nước sử dụng. Trong đó, nhóm
các nước thuộc Liên minh Hải quan không sử dụng “tiêu chuẩn gia công” trong việc

xác định xuất xứ hàng hóa.

b) Vai trò của xuất xứ hàng hóa trong thương mại quốc tế

Xuất xứ hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế.
 Giúp thực thi các biện pháp thương mại: để bảo vệ thị trường nội địa, các
quốc gia sử dụng xuất xứ hàng hóa như một phương tiện nhằm áp dụng các biện
pháp nhằm hạn chế các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như: cấp hạn ngạch xuất
khẩu, nhập khẩu, đánh thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá để kiểm soát lượng
4


5

hàng hóa xuất nhập khẩu dựa trên tiêu chuẩn về chất lượng và xuất xứ của hàng
hóa. Dựa vào xuất xứ hàng hóa, nước nhập khẩu có thể xem xét hàng hóa từ nước
nhập khẩu có phải là đối tượng của các biện pháp hạn chế và phòng vệ thương mại
hay không. Xuất xứ hàng hóa còn cho nhà nhập khẩu biết hàng hóa có thuộc diện
ưu đãi hay không và nước xuất khẩu hàng hóa có phải thuộc các nước đang hoặc
kém phát triển được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP từ nước nhập khẩu

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu

aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

không.

 Vai trò trong thống kê thương mại: dựa vào xuất xứ hàng hóa, các nước thực
hiện thống kê ngoại thương theo từng quốc gia, khu vực. Thông qua số liệu thống
kê, các chính phủ có thể dự kiến, hoạch định chính sách phát triển thương mại phù
hợp với điều kiện kinh tế của quốc gia.

 Vai trò trong hỗ trợ xúc tiến thương mại. Dựa vào xuất xứ hàng hóa, người
tiêu dùng xác định được nguồn hàng đến từ đâu. Những mặt hàng mang tính chất
đặc trưng riêng như rượu vang của Pháp, sô-cô-la của Thụy Sỹ hay Bỉ, đã trở thành
thương hiệu quốc gia. Ở đây xuất xứ hàng hóa đã đảm bảo chất lượng, uy tín và độ
tin cậy cho mặt hàng xuất khẩu.
1.1.1.2.

Quy tắc xuất xứ hàng hóa

Theo Công ước quốc tế về Đơn giản hóa và hài hòa háo thủ tục hải quan của

Tổ chức Hải quan thế giới ( Phụ lục K, Công ước Kyoto sửa đổi): “Quy tắc xuất xứ
hàng hóa là các điều khoản cụ thể được xây dựng theo các nguyên tắc của luật

pháp quốc gia hoặc các thỏa thuận quốc tế được một quốc gia áp dụng để xác định
xuất xứ hàng hóa”.

Hiệp đinh về Quy tắc xuất xứ của Tổ chức thương mại thế giới WTO không

đưa ra khái niệm về quy tắc xuất xứ mà chia ra hai trường hợp khi định nghĩa quy
tắc xuất xứ bao gồm: quy tắc xuất xứ ưu đãi và quy tắc xuất xứ không ưu đãi. Theo
đó, quy tắc xuất xứ ưu đãi là “các luật, quy định và quyết định hành chính mà các
bên áo dụng để xác định hàng hóa có đủ tiêu chuẩn để được hưởng đối xử ưu đãi
theo chế độ thương mại dành ưu đãi lẫn nhau hay một chiều”, và quy tắc xuất xứ
không ưu đãi là “các luật, quy định, quyết định hành chính được các thành viên áo
dụng để xác định nước xuất xứ của hàng hóa với điều kiện quy tắc xuất xứ này

5


6

không liên quan tới các thỏa thuận ưu đãi thuế quan nằm ngoài phạm vi điều chỉnh
của GATT 1994”
Theo Nghị định 19/2006/NĐ-CP, Điều 3, quy tắc xuất xứ ưu đãi là “các quy
định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có thả thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi
về phi thuế quan”, và quy tắc xuất xứ không ưu đãi là “các quy định về xuất xứ áp
dụng cho hàng hóa ngoài quy định của quy tắc xuất xứ ưu đãi và trong các trường

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống
bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn nghạch thuế quan, mua
sắm chính phủ và thống kê thương mại”.

Qua các định nghĩa trên, ta có thể hiểu quy tắc xuất xứ hàng hóa là tập hợp

các quy định pháp luật về xác định xuất xứ hàng hóa để phục vụ các mục đích nhất
định về thương mại quốc tế.

Căn cứ vào mục đích ưu đãi trong thương mại quốc tế, ta chia quy tắc xuất

xứ làm hai loại là quy tắc xuất xứ ưu đãi và quy tắc xuất xứ không ưu đãi. Quy tắc
quốc tế ưu đãi là công cụ xác định quốc tịch của hàng hóa để thực hiện chính sách
ưu đãi thương mại, xúc tiến thương mại, đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế từ hàng hóa
nhập khẩu và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi nhằm
xác định quốc tịch của hàng hóa không thuộc quy định của quy tắc xuất xứ ưu đãi

và các trường hợp không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, nhằm đảm bảo xác định rõ
quốc tịch của hàng hóa và thực hiện các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, đảm
bảo lợi ích của thị trường nội địa.

1.1.2. Quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa ưu đãi trong hệ thống ưu đãi thuế
quan phổ cập (GSP) của Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan dành
cho các nước đang và kém phát triển

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP là hệ thống ưu đãi một chiều mà

các quốc gia phát triển cho các quốc gia đang và kém phát triển được hưởng và
không yêu cầu, đỏi hỏi lợi ích ngược lại. Các nước được hưởng thuế quan ưu đãi
phổ cập khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước cho hưởng ưu đãi này sẽ chịu thuế
rất thấp, bằng 0% hoặc gần như vậy. Trên cơ sở của Hệ thống GSP, mỗi quốc gia
xây dựng một chế độ GSP cho riêng mình với những nội dung, quy định, mức ưu
đãi khác nhau tuy nhiên mục tiêu của hệ thống GSP vẫn được đảm bảo.
6


7

Trong GSP của Liên minh Hải quan dành cho các nước đang và kém phát
triển, các nước đang và kém phát triển sẽ được hưởng ưu đãi thấp hơn 25% so với
mức ưu đãi thuế quan quy định trong đối sử tối huệ quốc MFN
1.1.2.1.

Các tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa

a) Nhóm sản phẩm có xuất xứ toàn bộ
Hàng hóa có xuất xứ toàn bộ là hàng hóa được sản xuất hoàn toàn trên lãnh


UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

thổ của nước được hưởng ưu đãi.

Các trường hợp sau đây được xem là có xuất xứ nội địa hoàn toàn và được

hưởng ưu đãi thuế quan GSP khi xuất khẩu sang Liên minh Hải quan:
1) Khoáng sản khai thác từ lòng đất hoặc từ đáy biển trong lãnh thổ hoặc
lãnh hải (thềm lục địa) của quốc gia nước được hưởng

2) Rau quả được trồng và thu hoạch ở nước được hưởng


3) Động vật sống sinh trưởng và phát triển ở nước được hưởng
4) Sản phẩm từ động vật sống được nuôi tại nước được hưởng
5) Sản phẩm từ săn bắt, đánh cá tại nước được hưởng

6) Những sản phẩm từ đánh bắt xa bờ , hoặc những sản phẩm khác lấy từ
biển cả bởi tàu thuyền của nước được hưởng.

7) Những sản phẩm được làm trên tàu chế biến của nước được hưởng – chỉ
từ những sản phẩm được quy định ở điều 6.

8) Các sản phẩm đánh bắt từ đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài vùng
lãnh hải của quốc gia hoặc cùng lãnh thổ đó với điều kiện các quốc gia
hoặc vùng lãnh thổ đó có quyền phát triển các nguồn tài nguyên từ biển
và đưới đáy biển.

9) Rác thải, phế liệu ( các nguyên liệu có thể tái chế) là kết quả của sự sản
xuất hoặc gia công trong lãnh thổ quốc gia và chỉ có thể sử dụng nhằm
mục đích tái chế

10) Các sản phẩm công nghệ cao từ các vật thể không gian ngoài vũ trụ nếu
quốc gia này đăng ký về vật thể không gian.
11) Hàng hóa được sản xuất trong lãnh thổ quốc gia chỉ từ những sản phẩm
được đề cập từ khoản 1 đến khoản 10 của điều khoản này

b) Nhóm sản phẩm gia công , chế biến đầy đủ
7


8


1. Tỷ lệ phần trăm
Phương pháp này áp dụng cho các hàng hóa được sản xuất, gia công ở nhiều
nước hoặc vùng lãnh thổ nhằm xác định hàm lượng của “công đoạn chế biến cơ bản
cuối cùng” qua đó xác định chính xác liệu hàng hóa có đạt điều kiện để được hưởng
thuế quan ưu đãi hay không.
Theo hiệp định của Liên minh Hải quan, hàng hóa “có xuất xứ” là hàng hóa

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

được sản xuất hoàn toàn trên lãnh thổ của một hoặc nhiều bên và hàng hóa đóa đáp
ứng yêu cầu về tỷ lệ phần trăm tối đa là 50% cho trị giá nguyên liệu, bộ phận và
thành phần nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ được sử dụng. Cụ thể theo hiệp định
này, hàng hóa “có xuất xứ” là


 Sản phẩm trải qua quá trình gia công, chế biến ở các nước đang hoặc kém
phát triển được hưởng ưu đãi mà giá trị được sử dụng trong gia công hàng hóa (
nguyên liệu thô, hàng hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng) có xuất xứ từ các quốc
gia không được hưởng ưu đãi thuế quan hoặc chi phí của hàng hóa không rõ nguồn
gốc xuất xứ không vượt quá 50% kim ngạch xuất khẩu từ các nước đang và kém
phát triển được hưởng ưu đãi thuế quan.

 Sản phẩm trải qua quá trình gia công, chế biến ở một số nước hưởng ưu đãi
thuế quan và giá trị của hàng hóa sử dụng từ các quốc gia không được hưởng ưu đãi
thuế quan hoặc hàng hóa không rõ nguồn gốc không vượt quá 50% sản phẩm xuất
khẩu từ các nước đang và kém phát triển được hưởng ưu đãi thuế quan.
Theo quy định này, ta tính toán thông qua xác định hàm lượng giá trị không

phải nội địa của hàng hóa. “Nội địa” ở đây không phải là giới hạn trong lãnh thổ
một quốc gia mà bao gồm các quốc gia được hưởng ưu đãi thuế quan.
Ta có công thức tính tỷ hàng phi nội địa
Trị giá nguyên phụ liệu
nhập khẩu từ các nước

+

không được hưởng ưu đãi
nRVC =

Trị giá nguyên phụ liệu nhập
khẩucó xuất xứ không rõ ràng

thuế quan
Giá FOB


8


9

Trị giá nguyên liệu nhập khẩu từ các nước không được hưởng ưu đãi thuế
quan như đã nêu ở trên được xác định dựa trên trị giá hải quan của hàng hóa xuất ra
tại nước đã xuất khẩu hàng hóa tức là giá FOB của hàng hóa. Chi phí của hàng hóa
không rõ xuất xứ được xác định dựa trên giá đã trả cho hàng hóa nhập khẩu từ các
nước đang và kém phát triển.
Ví dụ: Hợp đồng xuất khẩu áo t-shirt sản xuất tại Việt Nam trị giá 50.000

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo

USD, sợi vải có xuất xứ từ Hungary có trị giá 18.500 USD, thuốc nhuộm và chỉ
may có xuất xứ từ Đài Loan trị giá 5.000 USD, cúc áo nhập khẩu từ Trung Quốc trị
giá 4.500 USD. Các phụ liệu còn lại được sản xuất tại Việt Nam.

Trong ba quốc gia Việt Nam nhập khẩu hàng hóa, có Hungary và Đài Loan

không được các nước Liên minh Hải quan cho hưởng ưu đãi thuế quan.
Áp dụng công thức tính hàm lượng phi nội địa:
( 18,500 + 5,000)/50,000 = 47%

Tỷ lệ hàng hóa phi nội địa là 47% < 50%. Do đó mặt hàng áo t-shirt này vẫn đáp
ứng yêu cầu xuất xứ hưởng ưu đãi thuế quan.

Phương pháp tính hàm lượng nội địa này thực chất tạo điều kiện cho doanh

nghiệp có thể tính toán một cách dễ dàng. Nếu tính theo phương thức trực tiếp, tức
là thông qua các trị giá lượng nội địa và giá trị tăng thêm, doanh nghiệp cần phải
xác định rõ chi phí nào được phép và chi phí nào không được phép coi là giá trị gia
tăng. Rõ ràng phương pháp này sẽ khó hơn so với phương pháp tính thông qua tỷ lệ
phi nội địa.

2. Cộng gộp xuất xứ

Sản phẩm được sản xuất tại một hoặc nhiều nước đang và kém phát triển

được hưởng ưu đãi thuế quan và được gia công ở một hoặc nhiều nước đang và kém
phát triển cũng được hưởng ưu đãi thuế quan khác thì được hưởng ưu đãi thuế quan
Ví dụ: Mặt hàng giày da có phần nguyên liệu da nhập khẩu từ Thái Lan,


phần chỉ và keo dán nhập khẩu từ Indonesia .Các nguyên liệu còn lại đều được sản
xuất tại Việt Nam. Tất cả các nước này đều được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập
GSP của Liên minh Hải quan Nga – Belarus - Kazakhstan. Do đó sản phẩm này đáp
ứng yêu cầu xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường các
nước thuộc Liên minh Hải quan.
9


10

1.1.2.2.

Quy tắc thành phần nước bảo trợ

Quy tắc này cho phép sản phẩm (nguyên liệu, bán thành phẩm và thành
phẩm) sản xuất tại nước cho hưởng ưu đãi, nếu được xuất khẩu cho một lãnh thổ hải
quan được hưởng ưu đãi và được sử dụng để gia công, sản xuất sản phẩm thì sản
phẩm đó sẽ được coi là sản phẩm có xuất xứ tại nước được hưởng ưu đãi nhằm xác
định xuất xứ hàng hóa.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu

aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Chi phí hàng hóa xuất khẩu từ các nước được hưởng ưu đãi được tính dựa

trên giá xuất xưởng của nhà sản xuất theo quy tắc quốc tế trong việc giải thích các
điều kiện thương mại Incoterm.
1.1.2.3.

Điều kiện mua trực tiếp và vận tải thẳng

Hàng hóa được coi là mua trực tiếp nếu người nhập khẩu mua chúng từ một

công ty có đăng ký kinh doanh tại nước được hưởng.

Hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi phải được vận chuyển thẳng từ

nước được hưởng đến nước cho hưởng. Quy tắc vận tải thẳng cũng bao gồm việc
hàng hóa được vận chuyển qua lãnh thổ một hoặc nhiều nước vì lý do địa lý, vận
tải, kỹ thuật hoặc lý do kinh tế miễn là hàng hóa được chuyển tải, bao gồm việc
hàng hóa được lưu kho tạm thời tại các quốc gia này dưới sự kiểm soát hải quan của
nước quá cảnh.


Quy tắc vận tải thẳng cũng bao gồm việc người nhập khẩu mua hàng tại triển

lãm và hội trợ với các điều kiện sau:

 Hàng hóa từ các nước được hưởng ưu đãi được đưa tới lãnh thổ các nước
tổ chức triển lãm, hội trợ và luôn nằm dưới sự kiểm soát của hải quan
trong suốt quá trình diễn ra sự kiện.

 Hàng hóa từ thời điểm được đưa tới triển lãm, hội trợ sẽ không được sử
dụng cho bất cứ mục đích nào khác ngoài mục đích được đề cập ở trên.

 Hàng hóa nhập khẩu dưới cùng điều kiện gửi chúng tới triển lãm, hội trợ
mà xét thấy không có bất kỳ sự thay đổi nào về trạng trái của hàng hóa vì
hao mòn tự nhiên hoặc hao hụt do các điều kiện thông thường về vận tải
và lưu kho.

10


11

Trường hợp đặc biệt, nếu hàng hóa có giá trị nhỏ hơn 5.000 USD thì doanh
nghiệp không bắt buộc đưa ra giấy chứng nhận xuất xứ, có thể thay bằng hóa đơn
thương mại hoặc chứng từ vận tải để làm thủ tục thông quan
1.1.2.4.

Điều kiện về chứng từ

Hàng hóa xuất khẩu sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi GSP của nước nhập
khẩu nếu trong bộ hồ sơ xuất khẩu có giấy chứng nhận xuất xứ form A này. Giấy


UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

chứng nhận xuất xứ form A có giá trị 12 tháng kể từ ngày phát hành.
Dưới đây là mẫu C/O đặc trưng được cấp theo Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP

của các nước có tên ở mặt sau của mẫu.

Ô số 1: Tên và địa chỉ đầy đủ của nhà xuất khẩu

Ô số 2: Tên và địa chỉ đầy đủ của người được ủy thác nhận hàng hóa.
Ô số 3: Phương tiện vận tải ( đường biển, hàng không, đường bộ) và hành trình của
lô hàng (cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng), thông thường có dẫn chiếu tới vận đơn và

ngày phát hành vận đơn.

Ô số 4: Dành cho cơ quan cấp chứng nhận xuất xứ (có thể để trống hoặc đóng dấu
RETROSPECTIVELY (cấp muộn) trong trường hợp chứng nhận xuất xứ được cấp
sau ngày vận đơn một khoảng thời gian dài, thường là sau từ 1 -2 tuần.
Ô số 5: Số thứ tự của các mặt hàng xin cấp chứng nhận xuất xứ.

Ô số 6: Nhãn, mác vận chuyển và số lượng kiện hàng theo từng loại mặt hàng.
Ô số 7: Mô tả chung về hàng hóa, số lượng và chủng loại kiện hàng.
Ô số 8: Ghi tiêu chuẩn xuất xứ. Cụ thể như sau:

Nếu toàn bộ sản phẩm hàng hóa có 100% nguyên liệu đầu vào và được sản

xuất tại một quốc gia duy nhất thì ghi chữ "P", riêng xuất vào Úc và New Zealand
thì có thể để trống.

Nếu hàng hóa được gia công, chế biến và định hình cuối cùng từ một quốc

gia, còn nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc nhập khẩu thì:

 Nước nhập khẩu là Mỹ, ghi chữ “Y” nếu giao hàng trực tiếp từ nước xuất
khẩu và ghi “Z” nếu việc giao hàng không trực tiếp (thông qua nước thứ ba),
kèm theo là tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị của nguyên phụ liệu nội địa và
các chi phí về nhân công trên cơ sở giá giao hàng EXW. Ví dụ “Y” 35% hay
“Z” 49%.
11


12


 Nước nhập khẩu là Canada: Nếu hàng hóa được gia công hay chế biến từ các
nước đang phát triển thì ghi “G”, còn lại thì ghi “F”.
 Nước nhập khẩu là Nhật Bản, Na Uy, Thụy Sĩ và 15 nước thuộc Liên minh
châu Âu trước khi mở rộng thêm 10 quốc gia mới: Ghi chữ “W” và sau đó là
mã số của hàng hóa theo quy định trong Harmonized Commodity

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Description and coding System (HS code) ở mức 4 chữ số đầu tiên (mã đầy
đủ là 8 số). Ví dụ “W”96.18 (có thể ghi là W-9618).

 Nước nhập khẩu là Bulgari, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Nga, Slovakia:
Ghi là “Y” cộng với số phần trăm giá trị của nguyên liệu nhập khẩu trên cơ

sở giá FOB nếu hàng hóa được gia công chế biến một phần tại nước xuất
khẩu (nguyên liệu chưa qua gia công chế biến được nhập khẩu một phần). ví
dụ "Y"45%. Trong trường hợp hàng hóa được gia công chế biến qua nhiều
công đoạn tại nhiều nước đang phát triển khác nhau thì ghi "Pk".

 Nước nhập khẩu là Úc và New Zealand: Không cần ghi gì.
Ô số 9: Ghi trọng lượng tổng thể hay các loại đơn vị tính khác.
Ô số 10: Ghi ngày và số của hóa đơn bán hàng.

Ô số 11: Xác nhận của cơ quan cấp chứng nhận xuất xứ (ngày tháng năm cấp, chữ
ký và dấu).

Ô số 12: Ghi nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, ngày tháng năm xin cấp, chữ ký
và dấu của nhà xuất khẩu.

12


13

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann

i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

13


14

1.2. Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan và mối quan hệ hợp tác
với Việt Nam
1.2.1. Tổng quan về liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan
Hiệp định hợp tác giữa Liên minh ba nước Nga – Belarus – Kazakhstan, các
quốc gia thuộc Liên Xô cũ, được ký kết tháng 11/2009 và có hiệu lực từ ngày
1/7/2010. Sự hình thành Liên minh hải quan nằm trong khuôn khổ cộng đồng kinh

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu

aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

tế Á-Âu (Eurasian Economic Community. Trong đó, Nga giữ vai trò chỉ đạo định
hướng phát triển của Liên minh.
1.2.1.1.

Tổng quan các chỉ số tự nhiên, kinh tế của các nước Liên minh Hải quan
Nga – Belarus - Kazakhstan

Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lý các nƣớc Liên minh Hải quan

Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan, có diện tích trải dài trên cả

lãnh thổ châu Âu và châu Á, chiếm 15% diện tích bề mặt đất liền đặc biệt là Liên
bang Nga có diện tích rộng lớn chiếm đến 85% diện tích các nước Liên minh. Khu
vực này được bao bọc bởi Bắc Băng Dương, nằm giữa châu Âu và bắc Thái Bình
Dương.

 Diện tích toàn khu vực khoảng 20 triệu km2
 Dân số khoảng 170 triệu người (Nga 143 triệu, Belarus 9,5 triệu, Kazakhstan
16,6 triệu).
 GDP 3 nước năm 2014 là 2.357 triệu USD trong đó Nga là 2.057 triệu USD,

Belarus 77,17 triệu USD, Kazakhstan 225,60 triệu USD
14


15

Bảng 1.1: GDP các nƣớc Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan
giai đoạn 2010 – 2014
( đơn vị: triệu USD)
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
Nga

1.904,79

2.017,47

2.096,78

2.057,00

Belarus

55,22

59,73


63,62

71,71

77,17

Kazakhstan

148,05

188,05

203,52

231,88

225,60

Tổng GDP

1.728,19

2.152,57

2.284,61

2.400,36

2.359,77


UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

1.524,92

(Nguồn: Worldbank số liệu các năm 2010 – 2013; CIA Factbook số liệu năm 2014)
Các nước Liên minh Hải quan có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên phong

phú, trong đó, tổng trữ lượng dầu mỏ 3 nước chiếm 17% giá trị xuất khẩu toàn thế
giới. Trong ba nước, Liên bang Nga và Belarus là hai nước có nền kinh tế phụ
thuộc vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu khí. Tại Nga, kim ngạch
xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu hàng năm,
tương đương 52% ngân sách quốc gia. Do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, và sự

giảm giá dầu mỏ, các nước Liên minh Hải quan có tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt
giảm so với các năm trước. Theo dự báo năm 2015, nếu giá xăng dầu còn giảm thì
tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này sẽ còn sụt giảm.

Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế các nƣớc Liên minh Hải quan
Nga – Belarus – Kazakhstan giai đoạn 2010 – 2014
(đơn vị: %)
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0

7,74
7,3

7,5

5,54

4,5

6

Nga


5

4,6

4,26

3,44

Kazakhstan

1,73

2010

2011

2012

Belarus

1,32
0,89

2013

0,9
0,5

2014


( Nguồn: Worldbank, số liệu năm 2010 – 2013; CIA Factbook, số liệu năm 2014)
15


16

 Kim ngạch xuất – nhập khẩu.
Về xuất khẩu: Năm 2014, Liên bang Nga chiếm 80,6% kim ngạch xuất khẩu
của Liên minh Hải quan. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Liên minh Hải quan là:
dầu thô, khí hóa lỏng, kim loại, phân bón, phụ tùng - thiết bị - máy móc,…

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo


Biểu đồ 1.2: Kim ngạch xuất khẩu các nƣớc Liên minh Hải quan Nga – Belarus
– Kazakhstan giai đoạn 2010 – 2014
( đơn vị: triệu USD)
700
600
500
400
300
200
100
0

Belarus
Kazakhstan
Nga

2010
14,8
54,3
368,1

2011
26,3
80,5
477,9

2012
29
80,2

484,5

2013
36,57
85,6
527,3

2014
37,89
87,25
520,3

(Nguồn: Báo cáo của Hội thảo về hợp tác với Liên minh Hải quan Nga – Belarus –
Kazakhstan, số liệu năm 2010-2011; CIA Factbook: số liệu năm 2013-2014)
Biểu đồ 1.3: Kim ngạch nhập khẩu các nƣớc Liên minh Hải quan Nga –
Belarus – Kazakhstan giai đoạn 2010 – 2014
( đơn vị: triệu USD)
450
400
350
300
250
200
150
100
50
0

Belarus
Kazakhstan

Nga

2010
16,2
18,2
214,6

2011
20,1
21,1
284,8

2012
18,7
28,7
293,5

2013
41,11
50,8
315

2014
40,47
47,56
323,9

(Nguồn: Báo cáo của Hội thảo về hợp tác với Liên minh Hải quan Nga – Belarus –
Kazakhstan, số liệu năm 2010-2011; CIA Factbook: số liệu năm 2013-2014)
16



17

Về nhập khẩu: Liên Bang Nga chiếm 78,6% kim ngạch nhập khẩu của Liên
minh Hải quan năm 2014. Các sản phẩm nhập khẩu chính: dầu khí (trừ Nga,
Kazakhstan), ô tô, dệt may, da giày, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm,…
 Đầu tư nước ngoài tại Liên minh Hải quan:
Tính đến hết năm 2012, đầu tư nước ngoài vào Nga là 382 tỷ USD, tập trung
vào các lĩnh vực:chế biến khoáng sản; khai thác khoáng sản; bán buôn, bán lẻ, sửa

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo


chữa ô tô, hàng tiêu dùng; bất động sản (32 tỷ USD); giao thông liên lạc.
Đầu tư nước ngoài vào Kazakhstan là 171 tỷ USD (đến 2012) với các lĩnh

vực chính bất động sản, kinh doanh, cho thuê; khai thác khoáng sản; chế tạo, chế
biến; tài chính; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, hàng tiêu dùng.
 Đầu tư ra nước ngoài của Liên minh Hải quan

Tính đến hết tháng 6/2012, Nga đầu tư ra nước ngoài với tổng số vốn 117 tỷ

USD, tập trung tại các quốc gia Hà Lan 31,4 tỷ USD, Đảo Síp 25 tỷ USD, Hoa Kỳ
7,8 tỷ USD, Thụy Sỹ 7 tỷ USD, Luxemburg 6,2 tỷ USD, Anh 6 tỷ USD.
1.2.1.2.

Chính sách của các nước Liên minh Hải quan trong hợp tác kinh tế thương mại quốc tế

a) Chính sách mở cửa nền kinh tế và hội nhập vào kinh tế khu vực và toàn cầu
với các mức độ khác nhau.

Nhằm mở cửa nền kinh tế và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, các nước

Liên minh Hải quan đang từng bước thành lập các khu vực kinh tế để tiến tới thành
lập Liên minh kinh tế mà việc thành lập Liên minh Hải quan là bước thứ 2 trong lộ
trình này.

Hình 1.2: Lộ trình hình thành Liên minh kinh tế

17


18


1. Năm 2000, Hội đồng kinh tế Á – Âu được thành lập, bao gồm các nước
Belarus, Nga, Kyrgyzstan và Tajikistan. Năm 2006, Uzberkistan đã tham gia vào
hội đồng này. Mục tiêu của hội đồng nhằm cải thiện tình hình hợp tác và tiến tới
hòa nhập
2. Năm 2001, thành lập Khu mậu dịch tự do SNG gồm Nga, Ukraine, Belarus,
Kazakhstan, Armenia, Kyrgystan, Moldova, Tajikistan nhằm xóa bỏ hàng rào thuế

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

quan (chỉ loại trừ một số mặt hàng nhạy cảm).

3. Năm 2010, Liên minh Hải quan Nga, Belarus, chính thức được thành lập. Sự

hình thành Liên minh Hải quan nhằm mục đích tạo ra một lãnh thổ hải quan thống
nhất với mục tiêu nhằm giảm thiếu những ảnh hưởng tiêu cực từ suy thoái toàn cầu
và gia tăng vị thế của các quốc gia thành viên trên thị trường quốc tế. Khu vực hải
quan này không áp dụng thuế quan và các hạn chế kinh tế. Theo đó, thủ tục hải
quan cho hàng hóa có xuất xứ từ bất kỳ quốc gia nào thuộc lên minh cũng như hàng
hóa nhập khẩu vào bất kỳ quốc gia nào thuộc Liên minh và được lưu thông tự do có
thể được luân chuyển giữa các quốc gia thuộc Liên minh mà không phải trải qua bất
kỳ thủ tục hải quan nào nữa.

Từ 1/7/2011, khu vực hải quan này đã thực hiện áp dụng bộ luật thuế xuất

nhập khẩu thống nhất riêng. Bộ luật này áp dụng đến 87,97% luật của Nga, 7,33%
của Belarus và chỉ có 4,70% của Kazakhstan. Bộ luật quy định những điểm chính
sau đây:

 Những thay đổi về tỷ lệ thuế nhập khẩu

 Duy trì sự phân loại mã hàng hóa cho các hoạt động thương mại
 Đưa ra các miễn trừ thuế quan và hạn ngạch thuế quan
 Đưa ra các quy định về ưu đãi thuế quan
 Đưa ra các quy định về phi thuế quan

Tháng 8/2012, Nga trở thành thành viên chính thức thứ 156 của WTO. Do

đó, Nga giảm thuế nhập khẩu, hàng rào phi thuế cho các thành viên WTO. Việc
thay đổi thuế của Nga cũng dẫn đến sự thay đổi thuế quan của khu vực Liên minh
Hải quan, dù Belarus và Kazakhstan không phải là thành viên của WTO. Hiện nay,
Belarus, Kazakhstan là quan sát viên của WTO và đang đàm phán gia nhập.

18



19

b) Các cam kết về thuế quan của Nga
Từ 23/8/2012, thuế nhập khẩu hàng hóa của Nga sẽ giảm từ mức 9,6% xuống
còn 7,5 - 7,8% cho gần 5.100 sản phẩm, chiếm gần một nửa tổng các dòng sản
phẩm của Nga ( hàng nông nghiệp từ 13,2% còn 10,8%; hàng chế tạo giảm từ 9,5%
còn 7,3%).
Thời gian giảm thuế: Nga cam kết giảm trên 30% dòng thuế ngay từ khi gia

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo


nhập và giảm tiếp 30% sau 3 năm. Tuy nhiên một số mặt hàng sẽ có thời gian cam
kết lâu hơn như thịt lợn (8 năm); ô tô, máy bay trực thăng, máy bay dân dụng (7
năm).

Tuy nhiên một số dòng sản phẩm có thuế nhập khẩu thấp hơn mức quy định

của WTO sẽ phải tăng lên

Hội đồng kinh tế Á – Âu cũng thông báo thay đổi cách tính thuế từ cách tính

hỗn hợp giữa cách tính cố định cộng thêm một tỷ lệ theo giá trị hàng hóa bằng cách
tính tỷ lệ theo giá trị hải quan của hàng hóa.

Bảng 1.2: Mức thuế nhập khẩu với một số sản phẩm nhập khẩu vào Nga
(đơn vị: %)
Ngũ
Dầu
Hóa
Thiết
SP gỗ,
SP sữa
Ô tô
cốc thực vật
chất
bị điện
giấy
Trong QT

14,90


10

7,10

5,20

12

6,20

8

Ngoài QT

19,80

15,1

9

6,50

15,50

8,40

13,40

(Nguồn: Tài liệu hội thảo “Thị trường EU – Liên minh Hải quan Nga – Belarus –
Kazakhstan”)

c) Áp dụng hạn ngạch thuế quan cho các mặt hàng ngành chăn nuôi
Mặt hàng thịt bò, thịt lợn và thịt gia cầm vẫn sẽ nhận được sự bảo hộ của

Liên minh Hải quan.

Bảng 1.3: Thuế xuất các mặt hàng thịt bò, thịt lợn. thịt gia cầm nhập khẩu vào
Nga
(đơn vị: %)
Mặt hàng
Thịt bò
Thịt lợn
Thịt gia cầm
Trong QT

15%

0%

25%

Ngoài QT

55%

65%

80%

(Nguồn: Tài liệu hội thảo “Thị trường EU – Liên minh Hải quan Nga – Belarus –
Kazakhstan”)

19


×