Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

CHIẾN LƯỢC GỌI VỐN CỘNG ĐỒNG QUA INTERNET CHO DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------o0o--------

BÁO CÁO THỰC TẬP
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Quốc tế

CHIẾN LƯỢC GỌI VỐN CỘNG ĐỒNG
QUA INTERNET CHO DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Họ và tên sinh viên

: Tô Mạnh Cường

Mã số sinh viên

: 1112210055

Lớp

: Anh 4 – QTKDQT

Khóa

: 50

Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS Nguyễn Văn Minh

Hà Nội, tháng 05 năm 2015



i

Ký tự

Ý nghĩa

CRD

Crowdfunding – kêu gọi vốn cộng đồng

MỤC LỤC
Ký tự.......................................................................................................................... i
Ý nghĩa......................................................................................................................i
CRD........................................................................................................................... i
Crowdfunding – kêu gọi vốn cộng đồng..................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................. i
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ GỌI VỐN CỘNG ĐỒNG
QUA INTERNET.....................................................................................................7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP ĐÃ
GỌI VỐN CỘNG ĐỒNG QUA INTERNET TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT
NAM....................................................................................................................... 18
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO DỰ
ÁN KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM..................................................................34
Xây dựng ma trận tương quan:.......................................................................................................40
Bảng thống kê mô tả:.......................................................................................................................41
Ước lượng OLS:................................................................................................................................42
Kiểm định bỏ sót biến:.....................................................................................................................43
Kiểm định đa cộng tuyến:................................................................................................................43

Kiểm định phương sai, sai số thay đổi:...........................................................................................44
Kiểm định phân phối chuẩn:............................................................................................................45

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Bảng 1: SL doanh nghiệp mới thành lập và chấm dứt hoạt động tại Việt Nam
giai đoạn 2010-2013.................................................................................................1
Hình 1.1: Sơ đồ minh họa mô hình gọi vốn cộng đồng.........................................7


ii
Hình 1.2: Một dự án gọi vốn cộng đồng trên trang web: indiegogo.com...........10
Hình 2.1: Một số crowdfuding platform phổ biến trên thế giới:........................18
Hình 2.22: Ước tính số vốn cộng đồng được phát triển bới CFP trên thế giới
qua một số năm......................................................................................................19
Hình 2.34: Giao diện fanpage của ig9.vn.............................................................25
Hình 2.5: Chưa có dự án nào được gọi vốn, chưa có bất kỳ nhà đầu tư nào cho
website.................................................................................................................... 28
Hình 2.6: Lượng truy cập vào fundingvn.com....................................................28
Hình 3.1: Lượng truy cập vào website indiegogo.com........................................34
Hình 3.2: Lượng truy cập vào website kickstarter.com......................................34
Hình 3.4: Điều luật thứ 17 trong số 18 luật sử dụng của Kickstarter................36
Hình 3.6: Tiêu chí hoạt động của Indiegogo........................................................38
Hình 3.9: Hình ảnh các sản phẩm mà Printful hỗ trợ sản xuất cho dự án khởi
nghiệp.....................................................................................................................53
Hình 3.10: Mô phỏng tác dụng của hiệu ứng 3D.................................................54
Hình 3.1: Tỷ lệ truy cập vào kickstarter.com theo quốc gia...............................57


1


LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦUCác dự án khởi nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt trong

cộng đồng sinh viên các trường kinh tế. Số lượng doanh nghiệp mới thành lập
không ngừng tăng: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận số doanh nghiệp
mới thành lập đã suy giảm kể từ năm 2010 – dấu hiệu của suy thoái. Tuy nhiên
trong năm 2013, tốc độ tăng trưởng vượt mức kì vọng của năm ngoái. Giữa năm
2013, đã có khoảng 39.000 lượt đăng kí so với 69.874 lượt của năm 2012. Điều này
có thể cho thấy nền kinh tế dường như đang phục hồi, ngày càng nhiều lĩnh vực
được khai thác, phát triển. Song, nhìn vào số liệu bảng 1 dưới đây ta cũng thấy sự
gia tăng số lượng doanh nghiệp Việt Nam chấm dứt hoạt động gia tăng theo các
năm, từ 43 nghìn vào năm 2010 lên 54 nghìn vào năm 2012 và đặc biệt, chỉ trong
nửa đầu năm 2013, số lượng này lên đến 60.700. Nhiều bài báo cho thấy một trong
những nguyên nhân chính của thực trạng này là do vấn đề về vốn.
Bảng 1: SL doanh nghiệp mới thành lập và chấm dứt hoạt động tại Việt Nam
giai đoạn 2010-2013
Năm

2010

2011

2012

2013

Đăng kí

83.737


77.548

69.874

76.955

43.000

53.000

54.000

Chấm dứt hoạt
động

60.700 (nửa đầu
2013)
Nguồn: VCCI

Một thực trạng đáng lưu ý là các giáo trình, kiến thức về tài chính được giảng
dạy cho sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng lại chủ yếu đề cập đến các
kiến thức tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp, các dự án đã đủ lớn. Các nguồn
thông tin, các tổ chức, các vườn ươm hỗ trợ cộng đồng các dự án mới thành lập ở
Việt Nam đã có – nhưng vẫn còn rất ít và sơ khai.
Trong cuộc thi “Khởi nghiệp cùng Kawaii” của trường Đại học Ngoại
thương, rất nhiều dự án có tính khả thi cao, thậm chí đã triển khai bước đầu thành


2

công, tham gia nhằm mục đích có vốn triển khai tiếp, nhưng họ vẫn bị loại (do bản
chất cuộc thi Kawaii chỉ đánh giá cao mặt ý tưởng). Cũng vì bị loại, không có tiền
vốn được thưởng, nên ở nhiều dự án, đội ngũ sáng lập đã từ bỏ các kế hoạch.
Hiện tại, có 3 hình thức kêu gọi vốn chính đối với dự án khởi nghiệp:
Bootstrap (tự huy động), kêu gọi vốn đầu tư mạo hiểm (venture capital), kêu gọi
nhà đầu tư cá nhân (angel investor). Trong đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm đều có
những quy định rất chặt chẽ về cơ cấu tổ chức, cũng như yêu cầu cao đối với dự án
rót vốn (hình thức kêu gọi nhà đầu tư cá nhân cũng tương tự). Phương pháp
bootstrap (tự huy động vốn) thường không thể mang lại số vốn quá lớn. Trong bối
cảnh đó, hình thức kêu gọi vốn cộng đồng là một hình thức tương đối mới mẻ tại
Việt Nam, có thể mang lại 1 số vốn không nhỏ nếu thành công, đồng thời cũng giúp
cho dự án khởi nghiệp truyền thông sản phẩm cho cộng đồng.
Trước bối cảnh đó, đề tài “Chiến lược gọi vốn cộng đồng cho dự án khởi
nghiệp và 1 số giải pháp đề xuất”Đề xuất chiến lược gọi vốn cộng đồng qua internet
cho các dự án khởi nghiệp tại Việt Nam” được thực hiện, nhằm mục đích tìm ra con
đường khả thi và hiệu quả giúp huy động nguồn vốn cho các dự án để thực hiện các
dự án khởi nghiệp một cách hiệu quả, đóng góp một phần quan trọng không nhỏ
cho sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà. Bài nghiên cứu đi từ việc tìm hiểu thực
trạng áp dụng giải pháp gọi vốn cộng đồng trên thế giới và tại Việt Nam; phân tích
một số ví dụ điển hình thành công, đồng thời, các nguyên nhân thất bại của một số
dự án khởi nghiệp tại Việt Nam; xác định tính khả thi và hiệu quả của phương pháp
này khi áp dụng ở nước ta; từ đó, đề xuất ra các giải pháp chiến lược trên cơ sở
tham khảo các mô hình thành công tại nước ngoài được đặt trong bối cảnh của bức
tranh kinh tế nước ta.
Đây là một trong số ít đề tài tiên phong trong lĩnh vực này. Do đó, với sự hạn
chế thông tin liên quan trong nước, cùng với những sai số không tránh khỏi trong
nghiên cứu, tác giả kỳ vọng sự góp ý và nhận xét chi tiết của các thầy cô chuyên
môn để có thể hoàn thiện bài viết, mở đường cho một loạt bài báo, nghiên cứu về
lĩnh vực quan trọng này trong tương lai.
Đề tài nghiên cứu được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS. TS. Nguyễn

Văn Minh, bộ môn Quản trị chất lượng, trường Đại học Ngoại Thương. Ngoài ra, sự


3
tham gia của đại diện các dự án khởi nghiệp trong việc cung cấp thông tin theo mẫu
phiếu hỏi; sự chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết của một số doanh nhân thành đạt đã
giúp nghiên cứu viên có được bức tranh tổng quan, cơ sở cho các phân tích và nhận
định, cũng như giải pháp hợp lý được đưa ra trong sản phẩmbáo cáo thực tập này.
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Kêu gọi vốn cộng đồng là hình thức kêu gọi vốn từng xuất hiện ở Việt Nam
cách đây 1,5 năm tại địa chỉ website: ig9.vn. Tuy nhiên, website này đã nhanh
chóng phải đóng cửa sau một thời gian hoạt động ngắn ngủi do nhiều yếu tố khác
nhau (mà chủ yếu là do đặc điểm văn hóa của người Việt Nam – ngại ngùng khi đầu
tư vốn cho 1 dự án mới mẻ). Cũng vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu đối với những
dự án đã từng kêu gọi vốn cộng đồng tại Việt Nam sẽ có phần hạn chế về số lượng
thông tin.
Tài liệu tiếng Việt về liên quan đến đề tài này hầu như chưa có, hoặc chưa
được tổng hợp thành những cuốn sách, những báo cáo khoa học bài bản.
Do vậy, tác giả chủ yếu sử dụng tài liệu tiếng anh trong nghiên cứu. Tài liệu
“The Crowdfunding Bible: How to Raise Money for Any Startup, Video Game or
Project” của tác giả Scott Steinberg, nhà xuất bản Entertainment, LLC, đã đưa ra 1
danh sách các câu hỏi có tính chất gợi ý về mặt quy trình để 1 dự án khởi nghiệp có
thể huy động vốn cộng đồng thành công. Trả lời được các câu hỏi được nêu tuần tự
trong tài liệu thì các dự án khởi nghiệp cũng đã phác thảo được các công việc cần
làm để bắt đầu kêu gọi vốn. Tuy nhiên, cũng do vậy nên việc tìm thấy các phương
pháp áp dụng cụ thể, cũng như các bài học có thể áp dụng ngay lập tức từ tài liệu là
rất khó.
Cụ thể hơn, cuốn sách “Crowdfunding: The Next Big Thing” của Gary
Spirer, từ NXB Amazon Whispernet, đã thông qua phương pháp tổng hợp, phân tích
để nhấn mạnh nhiều chiến lược tổng quan khi gọi vốn cộng đồng. Cuốn sách có vai

trò định hình về chiến lược, tư duy tổng quan. Tuy nhiên, tác giả của cuốn sách đưa
ra các chiến lược chủ yếu dựa trên cảm nhận, phân tích cho nên các bài học đưa ra
còn chung chung, vẫn chưa áp dụng trực tiếp ngay được, thậm chí chưa thuyết phục
ở 1 số ý do thiếu các số liệu chứng minh.


4
Cụ thể hơn nữa, cuốn sách “The Crowdfunding bible: How to raise Money
for Any Startup, Video Game or Project, của Scott Steinberg, nhà xuất bản Overload
Entertainment,LLC, đã đưa ra bài học từ các case study điển hình là các dự án khởi
nghiệp đã huy động vốn cộng đồng thành công. Tuy nhiên, các dự án được đề cập
đến trong cuốn sách là số rất ít, và chủ yếu là các dự án Video, dự án Game. Tác giả
đã sử dụng phương pháp định tính làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo.
Cũng để xây dựng thị trường, kích thích nhu cầu gọi vốn cộng đồng trên toàn
thế giới, website kickstarter.com cũng xuất bản tài liệu riêng nhằm hướng dẫn các
dự án khởi nghiệp. Tài liệu mang tên “Kickstarter handbook” cũng được đội ngũ
marketing của kickstarter.com viết trên cơ sở phương pháp tổng hợp, phân tích.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung:
Đề xuất chiến lược gọi vốn cộng đồng thông qua internet cho các dự án khởi
nghiệp tại Việt Nam
Mục tiêu cụ thể:
(1) Tìm hiểu thực trạng về gọi vốn cộng đồng thông qua internet trên thế
giới và tại Việt Nam
(2) Xác định các lý do khiến các dự án khởi nghiệp tại Việt Nam chưa áp
dụng hoặc áp dụng nhưng thất bại hình thức gọi vốn cộng đồng qua internet;
(3) Đề xuất giải pháp chiến lược cho các dự án khởi nghiệp tại Việt Nam áp
dụng hình thức gọi vốn cộng đồng qua internet.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-


Các dự án có dự án khởi nghiệp sử dụng hoặc không sử dụng hình thức

huy động vốn cộng đồng qua internet, trong nước và quốc tế. Thông tin liên quan
đến các dự án gọi vốn quốc tế của nước ngoài đa số được công khai đầy đủ trên
internet, do đó việc thu thập, thống kê số liệu là khả thi và dễ dàng hơn. Trong khi
tại Việt Nam, có một số dự án đã thực hiện huy động vốn cộng đồng Việt Nam,
song chưa có dự án nào có thể thành công qua nền tảng gọi vốn Internet tầm quốc
tế. Vì vậy, việc lựa chọn dự án để thu thập số liệu còn hạn chế, thông tin còn mơ hồ.
-


5
-

Các bài báo, nghiên cứu, website có liên quan đến huy động vốn cộng

đồng.
4. Phương pháp nghiên cứu:
-

Phương pháp phỏng vấn, quan sát:

Tác giả phỏng vấn 1 số doanh nhân tại nước ngoài và trong nước mà đã từng
thực hiện huy động vốn cộng đồng. Đồng thời phỏng vấn 1 số doanh nhận trong
nước mà chưa thực hiện gọi vốn cộng đồng.
-

Điều tra, khảo sát.


Để nắm bắt chính xác vấn đề tại sao crowdfunding ở Việt Nam lại không phổ
biến, tác giả đã tiến hành khảo sát với mẫu 100 doanh nhân để tìm nguyên nhân
thực sự.
-

Nghiên cứu điển hình (case study).

Các case study điển hình sẽ chủ yếu là các case study của các dự án nước
ngoài. Thông qua nghiên cứu các case study này, tác giả mong muốn có thể rút ra
các bài học áp dụng trực tiếp để các doanh nhân Việt Nam có thể áp dụng.
-

Phương pháp nghiên cứu định lượng bằng việc sử dụng mô hình kinh tế

lượng.
Với các yếu tố quyết định thành công của 1 chiến dịch gọi vốn, tác giả sẽ sử
dụng mô hình kinh tế lượng đối với các yếu tố có thể lượng hóa được để tìm ra quy
luật chung, cũng như đâu là yếu tố cốt lõi.
5. Bố cục của báo cáo thực tập
Bài báo cáo thực tập tuân thủ theo bố cục quy định của Trường Đại học
Ngoại thương với đầy đủ các phần, dẫn dắt logic theo cách truyền thống.
Chương 1 sẽ giới thiệu các lý thuyết liên quan đến gọi vốn cộng đồng qua
Internet, đặc biệt chú trọng đến các lý thuyết sẽ dùng đến trong chương 2 và chương
3 như: khái niệm về gọi vốn cộng đồng, lợi ích, phân loại, thế nào là 1 dự án gọi
vốn cộng đồng thành công qua Internet…
Chương 2 sẽ phân tích thực trạng các dự án khởi nghiệp gọi vốn cộng đồng
qua Internet trên phạm vi thế giới trước, nhằm tìm hiểu, làm rõ về tiềm năng của gọi


6

vốn cộng đồng qua Internet. Sau đó, tác giả sẽ phân tích thực trạng về gọi vốn cộng
đồng qua Internet tại Việt Nam nhằm tìm kiếm các nguyên nhân khiến cho gọi vốn
cộng đồng qua Internet tại Việt Nam chưa được phổ biến. Mỗi nguyên nhân chính
rút ra được từ chương 2 này sẽ có 1 nhóm bài học kinh nghiệm, hay giải pháp áp
dụng tương ứng trong chương 3.


7

CHƯƠNG 1: 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ
GỌI VỐN CỘNG ĐỒNG QUA INTERNET
1.1. Tổng quan về lý thuyết về gọi vốn cộng đồng:
1.1.1. Khái niệm gọi vốn cộng đồng
Gọi vốn cộng đồng là hình thức tài trợ cho một dự án hoặc liên doanh bằng
cách tăng cường sự đóng góp tiền từ một số lượng lớn người dân. Trong đó, 3 nhân
tố tạo nên mô hình này là: người khởi xướng dự án và/hoặc dự án được tài trợ; các
cá nhân hoặc nhóm người ủng hộ ý tưởng này và một “môi trường” (platform)
mang các bên đến với nhau để khởi động ý tưởng.
Hình 1.1: Sơ đồ minh họa mô hình gọi vốn cộng đồng
Hình
1.1: Sơ

đồ minh

họa mô

hình gọi

vốn


cộng

đồng
Nguồn:

www.mywebpresenters.com

Gọi vốn cộng đồng về bản chất là sự đối lập với cách tiếp cận chủ đạo tài
chính dự án. Theo truyền thống, muốn nâng cao vốn để xây dựng một dự án hoặc
phát triển một sản phẩm mới, dự án sẽ cần lên kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị
trường, và nguyên mẫu. Sau đó trình bày ý tưởng của mình với giới hạn một số cá
nhân hoặc tổ chức có tiềm lực tài chính. Các tài trợ nguồn bao gồm các ngân hàng,
các nhà đầu tư và các công ty đầu tư mạo hiểm. Hạn chế của phương pháp truyền
thống này là người sáng lập ý tưởng sẽ giới hạn nguồn lực có thể đầu tư vào dự án
và mất nhiều thời gian để tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp.


8
Gọi vốn cộng đồng được xây dựng dựa trên các nền tảng websitnào đóe,
bằng cách cho doanh nhân một nền tảng duy nhất để xây dựng, trưng bày và chia sẻ
ý tưởng của mình, điều này làm rút ngắn thời gian tìm kiếm nhà đầu tư, đồng thời
quảng bá ý tưởng được rộng khắp hơn với thời gian tiết kiệm hơn rất nhiều. Khi
tham gia nền tảng Gọi vốn cộng đồng, doanh nhân được mở ra nhiều cơ hội hơn
giúp phát triển dự án của doanh nhân, từ đầu tư hàng ngàn Đô la ($) để đổi lấy cổ
phần cho đến góp 20 $ để đổi lấy một sản phẩm đầu tiên chạy hoặc phần thưởng
khác.
1.1.2. Các loại gọi vốn cộng đồng:
1.1.2.1. Phân loại theo quyền lợi của người góp vốn:
Cũng giống như có rất nhiều loại khác nhau của các vòng vốn tăng trưởng
cho các dự án trong tất cả các giai đoạn của tăng trưởng, có rất nhiều loại Gọi vốn

cộng đồng. Những phương pháp Gọi vốn cộng đồng mà doanh nhân lựa chọn phụ
thuộc vào loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà dự án cung cấp và mục tiêu của mình cho
sự phát triển. Có ba loại Gọi vốn cộng đồng chính là Dựa trên sự đóng góp
(Donation-based), Dựa trên phần thưởng (Rewards-based), và Dựa trên vốn cổ phần
(Equity), (bài báo cáo thực tập tập trung chủ yếu vào Rewards-based và Equity).
• Donation-Based Crowdfunding (Gọi vốn cộng đồng dựa trên sự đóng
góp)
Nói chung, doanh nhân có thể nghĩ ra bất kỳ chiến dịch Gọi vốn cộng đồng
nào, trong đó không có lợi nhuận tài chính cho các nhà đầu tư hoặc đóng góp viện
trợ, dựa trên Gọi vốn cộng đồng. Các dự án sử dụng hình thức Donation-Based phổ
biến bao gồm gây quỹ cứu trợ thiên tai, tổ chức từ thiện, phi lợi nhuận, và các hóa
đơn y tế.
• Rewards-based Crowdfungding (Gọi vốn cộng đồng dựa trên phần
thưởng)
Rewards-Based liên quan đến cá nhân đóng góp cho dự án của doanh nhân
trong trao đổi với một "phần thưởng", điển hình là một hình thức của sản phẩm
hoặc dịch vụ phục vụ công ty của họ. Mặc dù phương pháp này cung cấp cho những
người ủng hộ một phần thưởng, nó vẫn thường được coi là một tập hợp con của


9
Donation-Based vì không có lợi nhuận tài chính hoặc vốn chủ sở hữu. Cách tiếp cận
này là một lựa chọn phổ biến trên Fundable, cũng như trên nền tảng Gọi vốn cộng
đồng phổ biến khác như Kickstarter và Indiegogo, bởi vì nó cho phép dự án chủ sở
hữu khuyến khích đóng góp của họ mà không phát sinh thêm chi phí nhiều hay bán
cổ phần sở hữu.


Equity-Based Crowdfunding (Gọi vốn cộng đồng dựa trên vốn cổ phần)


Không giống như các căn cứ và phương pháp Rewards-Based, Equity-Based
dựa trên sự đóng góp để trở thành một phần sở hữu của công ty của doanh nhân
bằng cách giao dịch vốn cổ phần; là chủ sở hữu vốn cổ phần, đóng góp của cộng
đồng đầu tư nhận được một lợi nhuận tài chính đầu tư của họ và cuối cùng nhận
được một phần lợi nhuận dưới dạng cổ tức hoặc phân phối.
1.1.2.2.


Phân loại theo nền tảng:

Nền tảng của bên thứ 3:

Tức 1 dự án kêu gọi vốn trên các nền tảng có sẵn – được xây dựng bởi 1 tổ
chức độc lập khác. Ví dụ như 1 tác giả muốn huy động vốn để viết cuốn sách thì có
thể huy động vốn trên 1 website chuyên để kêu gọi vốn như –
website này này hoàn toàn độc lập với tác giả.


Nền tảng dự án tự xây dựng:

Nền tảng website kêu gọi vốn được xây dựng bởi chính dự án đang muốn
huy động vốn. Khi đó dự án sẽ không phải trả chi phí cho bên thứ 3 – bên cung cấp
nền tảng gọi vốn. Tuy nhiên, dự án sẽ phải tự quản lý các hoạt động kỹ thuật, tự
quản lý các giao dịch góp vốn, cũng như chịu các rủi ro liên quan. Việc tự xây dựng
nền tảng mới, của riêng dự án cũng giới hạn 1 phần khả năng tiếp cận với cộng
đồng những người đã quen góp vốn ở trên nền tảng đã có sẵn của bên thứ 3; điều
này đồng nghĩa với việc họ sẽ phải tự marketing cho chiến dịch kêu gọi vốn cộng
đồng của mình nhiều hơn.
1.2. Gọi vốn cộng đồng qua internet
1.2.1. Khái niệm

Gọi vốn cộng đồng qua internet là hình thức gọi vốn cộng đồng sử dụng
internet làm môi trường (platform) để mang các bên đến với nhau.


10
Ví dụ, công ty Misfit với sản phẩm chăm sóc sức khỏe Misfit wearables cần
vốn 100.000 đô la Mỹ để có thển sản xuất sản phẩm. Công ty có thể chọn một hoặc
hơn 1 trong 3 phương án để huy động số vốn này là: (1) tự huy động (Khi đó đội
ngũ sáng lập công ty phải có sẵn tiền, hoặc phải vay mượn để có 100.000 $); (2)
Xin đầu tư từ nhà đầu tư cá nhân hoặc các quỹ đầu tư (Công ty cần có 1 bản kế
hoạch kinh doanh chi tiết cùng các sản phẩm thật để thuyết phục các nhà/quỹ đầu
tư); (3) Huy động vốn đầu tư. Thực tế, sau khi xem xét tính khả thi và hiệu quả của
các phương án, công ty Misfit đã sử dụng phương án 3 để kêu gọi vốn. Công ty đã
có 1 bài giới thiệu sản phẩm trên website indiegogo.com1.
Thông qua website này, với cam kết sẽ có những phần thưởng xứng đáng cho
người ủng hộ, công ty đã huy động được 846.675 (vượt ~847% mục tiêu vốn huy
động đề ra) từ 7.957 người, đánh dấu sự thành công đáng ghi nhận trong gọi vốn
cộng đồng qua internet.
Hình 1.2: Một dự án gọi vốn cộng đồng trên trang web: indiegogo.com

Nguồn: indiegogo.com

Cách tiếp cận gọi vốn cộng đồng qua Internet là hợp lý trên nhiều lĩnh vực.
Những người chủ các dự án nghệ thuật, công nghệ, tình nguyện… cũng có thể tìm
kiếm nguồn hỗ trợ về tài chính thông qua phương pháp này. Nền tảng website hoặc
1

Tại đường link: />
activity-tracker



11
các ứng dụng trên điện thoại thông minh (smartphone) là 2 nền tảng công nghệ
chính được sử dụng. Những người muốn hỗ trợ sẽ đóng góp một khoản tiền bằng
thẻ thành toán quốc tế, chuyển khoản. Tuỳ vào mức độ đóng góp và tuỳ vào hứa hẹn
của người gọi vốn, cộng đồng mạng sẽ nhận được những món quà lưu niệm, mà
thường là sản phẩm thực tế khi nó ra đời. Những đóng góp này mặc dù được xem
như là tiền ủng hộ (pledge), nhưng qua thời gian thực chất chính là tiền đặt mua sản
phẩm ngay cả khi sản phẩm chưa ra đời.
1.2.2.

Lịch sử hình thành và phát triển của Gọi vốn cộng đồng qua

internet
Tại Việt Nam, cũng như tại các quốc gia khác, các quy định về gọi vốn được
được quy định chặt chẽ nhằm giảm thiểu các rủi ro tài chính vĩ mô. Hình thức kêu
gọi vốn cộng đồng qua internet là 1 hình thức khá mới, vì vậy nó cũng cần có các
luật điều chỉnh.
Một số doanh nhân nhận định rằng, ý tưởng sơ khai về gọi vốn cộng đồng
thực chất vẫn bắt nguồn từ phương thức kêu gọi vốn theo hình thức phát hành cổ
phiếu ra công chúng (IPO). Bản chất của IPO là ai cũng có quyền mua bán cổ phiếu
của 1 công ty sau khi niêm yết. Giá cổ phiếu có thể thấp. Và thường công ty đã
được niêm yết thì phải có mô hình kinh doanh thành công, lợi nhuận tiềm năng và
đủ lớn. Cố phiếu này có thể được mua đi bán lại trên thị trường với động cơ mong
muốn sinh lợi nhuận. Gọi vốn cộng đồng cũng vậy, ai cũng có thể góp vốn cho 1 dự
án khởi nghiệp. Mỗi người góp ít vốn, nhưng nhiều người góp tạo thành nhiểu. Chỉ
khác ở chỗ, công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán thì phải thành công trước
khi niêm yết, có lợi nhuận tiềm năng thì mới thu hút được công chúng mua cổ
phiếu. Còn dự án khởi nghiệp kêu gọi vốn cộng đồng thì thậm chí có thể còn chưa
triển khai, chưa có sản phẩm, chưa có doanh thu. Người góp tiền với mong muốn

sau này được sở hữu sản phẩm đó, hoặc đơn giản là ủng hộ dự án khởi nghiệp.
Trong năm 2008 và 2009, IndieGoGo và Kickstarter phát triển và trở thành 2
platforms Gọi vốn cộng đồng phổ biến nhất nổi lên hiện trường, với mục tiêu hỗ trợ
doanh nhân sáng tạo. Những nền tảng này giúp phổ biến các phương pháp khen
thưởng, kết hợp các nguyên tắc ban đầu với một kết cấu hạ tầng với tư duy xã hội
phát triển và chia sẻ hơn.


12
Vào tháng Tư năm 2012, khởi động Jumpstart Our Business Startups (JOBS)
(quỹ khởi nghiệp), Quốc hội thông qua với sự hỗ trợ của cả hai đảng và đã được ký
thành luật do Tổng thống Obama kí. Các biện pháp này đã làm dịu gánh nặng pháp
lý quan trọng về dự án tìm cách tăng vốn khởi nghiệp, với mục tiêu khuyến khích
kinh doanh và khởi động nguồn tài trợ nhỏ trên toàn quốc. Tổng thống Obama nhận
xét, "lần đầu tiên, người Mỹ bình thường sẽ có thể đi trực tuyến và đầu tư vào các
dự án mà họ tin vào ".
Quy định quan trọng của Luật JOBS đã được thực hiện, bao gồm: Loại bỏ
các lệnh cấm trưng cầu chung - Cho phép các công ty để thúc đẩy và quảng bá giá
trị của việc chào bán chứng khoán ra công chúng nói chung, chứ không phải là hạn
chế chia sẻ thông tin đó chỉ với các nhà đầu tư được công nhận. Điều này cho phép
dự án linh hoạt trong việc có được sự đồng tình của cộng đồng trong việc gây quỹ
cộng đồng.
Như Luật JOBS đã từng bước được triển khai kể từ khi nó được thông qua
vào tháng Tư năm 2012, Gọi vốn cộng đồng đã chuyển từ donation và rewardsbased tới hình thức có sự xuất hiện của vốn chủ sở hữu Gọi vốn cộng đồng trực
tuyến. Ngày 22 tháng năm 2012, Fundable được thành lập, cung cấp phần thưởng
đầu tiên kết hợp nền tảng donation và rewards- based. Kể từ thời điểm đó, hàng
chục công ty gây quỹ được hàng triệu đô la để bắt đầu và phát triển dự án của họ.
Với chiều dài chiến dịch trung bình chỉ có 63 ngày, các công ty có một cách để nâng
cao một trung bình là $ 125k cho mỗi chiến dịch, so với mức trung bình của ngành
công nghiệp của $ 7k.

Một số quy định quan trọng của Luật JOBS vẫn được dự kiến sẽ được thực
hiện bởi Hoa Kỳ, Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC), bao gồm: Bỏ yêu cầu
nhà đầu tư được công nhận - Cho phép những người không được coi là công nhận
các nhà đầu tư để đầu tư vào các công ty tư nhân. Đây là khi ngành công nghiệp sẽ
tăng theo cấp số nhân, tăng số lượng có sẵn các nhà đầu tư từ Mỹ 3.4MM đến hơn
233.7MM, với một giá trị thuần hợp nhất hơn $ 50T.
Vì vậy, nhìn chung thì hình thức gọi vốn cộng đồng qua Internet đã được luật
pháp thông qua. Việc các dự án khởi nghiệp tại Việt Nam huy động vốn cộng đồng


13
trên các website tại các quốc gia như Hoa Kỳ cũng không bị luật pháp Việt Nam
điều chỉnh. Do đó, về mặt pháp lý, các dự án Việt Nam chưa cần phải quá bận tâm.
1.2.3. Định nghĩa về dự án khởi nghiệp gọi vốn cộng đồng thành công
qua Internet:
Những dự án kêu gọi vốn cộng đồng đều phải có đăng ký trước với website
chủ quản về số vốn dự định sẽ huy động từ cộng đồng trong 1 khoảng thời gian
cũng cần đăng ký trước.
Dự án kêu gọi vốn cộng đồng thành công là những dự án đã huy động được
bằng hoặc nhiều hơn số vốn đã đăng ký từ trước với website và cũng huy động
trong khoảng thời gian đăng ký trước đó.
Cả dự án khởi nghiệp hay các công ty đều có thể huy động vốn cộng đồng
thông qua Internet. Dự án khởi nghiệp là những dự án kinh doanh mới thành lập
(thường dưới 5 năm), với hệ thống nhân sự chưa ổn định, chưa có kết cấu tổ chức
quá mạch lạc và rõ ràng, mô hình kinh doanh cũng trong quá trình kiểm nghiệm2
Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu của báo cáo thực tập, tác giả chỉ tập
trung nghiên cứu các dự án khởi nghiệp gọi vốn cộng đồng thành công qua Internet.
1.3. Lợi ích từ việc gọi vốn cộng đồng qua internet
Xét chung cho hình thức gọi vốn cộng đồng, cả hai nền tảng Gọi vốn cộng
đồng rewards-based và equity-based đều có thể cung cấp nhiều ưu điểm so với

phương thức kinh doanh truyền thống.
Mặc dù vốn là luôn luôn là mục tiêu chính của chiến dịch Gọi vốn cộng
đồng, đây cũng có thể là một cách tuyệt vời để đạt được tầm nhìn, xác nhận dự án
của doanh nhân, phát triển cơ sở khách hàng, và nhiều hơn thế nữa.
Một số lợi ích mạnh mẽ nhất của một chiến dịch Gọi vốn cộng đồng lớn là:
-

Hiệu quả hơn so với gây quỹ truyền thống: Khi dự án là một công ty

trong giai đoạn đầu tập trung vào việc xây dựng dự án và thu hút hạt giống vốn, dự
án có thể không đủ khả năng tất cả các thời gian và sự quan tâm mà theo đuổi nhu
cầu tài chính một cách truyền thống. So với việc áp dụng cho một khoản vay hoặc
tìm ra các nhà đầu tư công nhận mình, thiết lập một chiến dịch thành công trên nền
2

Theo Forbes: />

14
tảng Gọi vốn cộng đồng Fundable hoặc một nền tảng khác là cách hiệu quả hơn rất
nhiều, hiệu quả trong việc nhận được tin nhắn của dự án ra cho đúng người. Với
một nền tảng đúng, doanh nhân có thể kể câu chuyện của một dự án, sản xuất một
video nhanh chóng, thiết lập một số phần thưởng hấp dẫn, và được hưởng lợi từ
việc có tất cả mọi thứ trong một địa điểm trung tâm nơi đầu tư tiềm năng có thể tìm
thấy dự án.
-

Là một nơi để xây dựng sức hút xã hội cho dự án, thực nghiệm, và xác

nhận dự án. Một chiến dịch Gọi vốn cộng đồng mạnh có thể cung cấp bằng chứng
xã hội về tầm quan trọng của dự án. Khi khách hàng tiềm năng quan tâm tới sản

phẩm hoặc dịch vụ của dự án khởi nghiệp, dự án đã tạo ra bằng chứng chứng minh
rằng khác có những người tin vào những gì dự án đang làm khi chấp nhận đầu tư
vào ý tưởng của dự án, những người khác có nhiều khả năng và động lực để làm
theo. Bằng chứng xã hội được hiểu là sức hút của dự án-cho dù đó là một lớn số
người ủng hộ, đơn đặt hàng trước, hoặc phương tiện truyền thông chú ý . Đó là một
lợi thế lớn khi dự án đứng trước các nhà đầu tư tiềm năng.
-

Đây là cơ hội thực sự để điều chỉnh ý tưởng của dự án dựa trên những

đóng góp, phản hồi từ người quan tâm. Dự án của dự án sẽ được những người ủng
hộ tìm những sai sót trong kế hoạch kinh doanh hoặc hỏi một số câu hỏi hóc búa.
Điều quan trọng ở một dự án khởi nghiệp là tìm kiếm những giá trị cốt lõi mà khách
hàng yêu cầu nhưng dự án còn chưa đáp ứng được, và quyết định là người để làm gì
để cải thiện vấn đề. Vì vậy, điều quan trọng là phải nắm bắt mọi cơ hội để có được
thông tin phản hồi của khách hàng và xem xét nó trong kế hoạch khởi nghiệp của
doanh nhân.
Một trong những điều tuyệt vời nhất của việc gọi vốn cộng đồng là kết nối
khách hàng của dự án, tạo cho dự án cơ hội để cam kết với khách hàng và giải đáp
những câu hỏi, khiếu nại, phản hồi, và ý tưởng. dự án không bao giờ ngờ rằng, có
những ý tưởng tuyệt vời tiếp theo của công ty có thể đến từ một người nào đó
không phải là nhân viên của công ty. Những người sớm chấp nhận ý tưởng của dự
án thông qua bằng chứng xã hội là những người ủng hộ dự án. Họ là những người
tin vào câu chuyện, sản phẩm hoặc dịch vụ của dự án, đủ để đầu tư cổ phần tiền của
họ vào dự án. Những người chấp nhận sớm là chìa khóa dẫn đến sự thành công của


15
chiến dịch Gọi vốn cộng đồng của dự án và là những người có nhiều khả năng để
chia sẻ tầm nhìn của dự án với dự án bè và gia đình và thúc đẩy chiến dịch thông

qua các mạng xã hội của họ.
-

Gọi vốn cộng đồng giúp tăng gấp đôi hiệu quả tiếp thị và truyền thông

tiếp xúc.
Báo chí sẽ tạo thêm mắt vào chiến dịch của dự án và tạo ra nhận thức thương
hiệu lâu dài cho sự khởi động của dự án. Điều này có thể đến dưới hình thức của
một câu chuyện về một trạm tin tức phổ biến, blog, hay ấn phẩm in ấn, mang lại
trong những người ủng hộ bên ngoài của mạng lưới cá nhân của dự án. Một câu
chuyện tính năng tốt có thể tạo ra một hiệu ứng mạnh mẽ, đưa dự án liên lạc với các
nhà đầu tư lớn mà dự án có thể chưa vươn tới. Cho dù họ đọc về sản phẩm mới của
dự án trên một blog phổ biến hoặc nghe về chiến dịch sáng tạo của dự án từ một
người của dự án, một chiến dịch gọi vốn cộng đồng thành công là một cách tuyệt
vời để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư mới.
Nguồn đầu tư cộng đồng đã phát triển thành một cách tuyệt vời cho các
doanh nhân ở giai đoạn đầu của công ty để xác nhận hình thức kinh doanh của
mình, tìm vốn, và được sự tiếp xúc cần thiết để phát triển.
Tóm lại, gọi vốn cộng đồng qua internet có những lợi ích vượt trội sau:
-

Hiệu quả hơn so với truyền thống gây quỹ;

-

Tạo ra sức hút, bằng chứng và sự xác nhận của xã hội;

-

Cơ hội cho dự án để chỉnh sửa ý tưởng của thông qua góp ý của cộng


-

;

-

Sớm tìm được những người chấp nhận và những người ủng hộ trung

đồng;

thành của dự án;
-

Tăng gấp đôi hiệu quả tiếp thị và truyền thông tiếp xúc. Nói cách khác

thì đây chính là một phương án “một công đôi việc” – vừa gọi được vốn, vừa làm
marketing.


16
-

Tiết kiệm được nhiều chi phí hữu hình và vô hình (đặc biệt, nhân lực,

thời gian và chi phí cho việc quảng bá sản phẩm sau khi ra đời) trong không chỉ
việc huy động vốn mà còn phát triển, quảng bá sản phẩm.
Trong lương lai gần, với những lợi ích khác nhau, Gọi vốn cộng đồng qua
Internet sẽ tiếp tục phát triển thành phổ biến hơn, phương thức tài trợ mạnh mẽ hơn
cho những dự án khởi nghiệp, đặc biệt là luật mới thúc đẩy tăng trưởng của ngành

công nghiệp.

Lý thuyết liên quan đến đối tượng nghiên cứu:
Điều khiển hành vi đám đông.
Kỳ vọng của con người.
Internet of everything.
Sự thay đổi về xu hướng, hành vi, nhu cầu đầu tư.

thuyết

Marketing:

Tháp nhu cầu maslow.

Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phỏng vấn, quan sát:
Tác giả phỏng vấn 1 số doanh nhân tại nước ngoài và trong nước mà đã
từng thực hiện huy động vốn cộng đồng. Đồng thời phỏng vấn 1 số doanh nhận
trong nước mà chưa thực hiện gọi vốn cộng đồng.
Điều tra, khảo sát.
Để nắm bắt chính xác vấn đề tại sao crowdfunding ở Việt Nam lại không
phổ biến, tác giả đã tiến hành khảo sát với mẫu 100 doanh nhân để tìm nguyên
nhân thực sự.
Nghiên cứu điển hình (case study).
Các case study điển hình sẽ chủ yếu là các case study của các dự án nước
ngoài. Thông qua nghiên cứu các case study này, tác giả mong muốn có thể rút
ra các bài học áp dụng trực tiếp để các doanh nhân Việt Nam có thể áp dụng.


17

Phương pháp nghiên cứu định lượng bằng việc sử dụng mô hình kinh tế
lượng.
Với các yếu tố quyết định thành công của 1 chiến dịch gọi vốn, tác giả sẽ
sử dụng mô hình kinh tế lượng đối với các yếu tố có thể lượng hóa được để tìm
ra quy luật chung, cũng như đâu là yếu tố cốt lõi.


18

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC DỰ ÁN
KHỞI NGHIỆP ĐÃ GỌI VỐN CỘNG ĐỒNG QUA
INTERNET TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng các dự án khởi nghiệp gọi vốn cộng đồng trên thế giới:
2.1.1. Tổng quan chung:
Hình thức gọi vốn cộng đồng qua internet những năm gần đây trở thành một
điểm sáng trong giới start-up, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và sản phẩm
mới. Tới nay, hơn 400 website gọi vốn từ cộng đồng đang hoạt động trên toàn thế
giới. IndieGoGo hay KickStarters là những website nổi tiếng đã hỗ trợ cho nhiều ý
tưởng thành công. Theo thống kê của trang tin nhipsongso.tuoitre.vn, đến thời điểm
hiện tại, hình thức gọi vốn cộng đồng đã huy động 1.5 tỷ USD năm 2011, và lên đến
6 tỷ USD năm 2013 từ cộng đồng mạng để đổ vào hàng triệu công ty mới thành lập,
một điều mà chỉ vài năm trước đây không ai có thể tưởng tượng nổi.
Một số crowdfuding platform phổ biến hiện nay trên thế giới:
Hình 2.1: Một số crowdfuding platform phổ biến trên thế giới:

Hình 2.1: Một số crowdfuding platform phổ biến trên thế giới:
Nguồn: www.crowdcrux.com

Theo nghiên cứu về Gọi vốn cộng đồng của CFP, ước tính số vốn huy động
trên thế giới được biểu thị bằng biểu đồ dưới đây. Cụ thể: năm 2011 là $1,5 tỉ, đến

năm 2012, con số này tăng vọt lên mức $2,7 tỉ, tăng 225% so với năm trước. Và tiếp


19
tục tăng nhanh chóng trong năm 2013, lên đến $5,7 tỉ, đạt hiệu suất 211,1% so với
năm trước, và gấp 3,8 lần năm 2012. Trong đó, Nam Mĩ và Châu Âu đạt mức tăng
trưởng lên tới 59% và 35% tổng số vốn cộng đồng trên toàn thế giới năm 2012. Con
số này phản ánh thực trạng sự phát triển vượt bậc của các crowdfunding platform tại
Nam Mỹ và Châu Âu, nhưng lại chưa được phổ biến tại các vùng lãnh thổ khác trên
thế giới.
Hình 2.22: Ước tính số vốn cộng đồng được phát triển bới CFP trên thế giới
qua một số năm.

Nguồn: Crowdfunding Statistics

Nguồn: Crowdfunding Statistics
Cũng theo như báo cáo này, năm 2012, có hơn 1 triệu dự án đã gọi vốn
cộng đồng thành công trên toàn thế giới. Con số chứng tỏ sự quan tâm của xã hội
đến dự án khởi nghiệp là rất lớn, đồng thời chứng tỏ tính thực nghiệm của mô hình
này là rất cao.
Hơn thế nữa, theo số liệu thống kê, 90% các dự án gọi được từ 5,000 đô-la
trở lên thông qua crowdfunding trở nên rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh


20
của mình. Trong vòng 6 tháng sau khi nhận vốn từ crowdfunding, hơn 10% số dự án
đã được ngân hàng đồng ý cho vay và 28% tiến tới vòng đầu tư của các nhà đầu tư
mạo hiểm và các nhà đầu tư cá nhân. Những số liệu này cho thấy các dự án kêu gọi
được vốn cộng đồng lớn đều là những dự án khả thi, mang tính thiết thực và ý nghĩa
cao với đời sống. Từ đó nhận thấy đánh giá từ cộng đồng chung là một đánh giá

tương đối chính xác, mang tính định hướng đối với dự án gọi vốn.
2.1.2. Một số nền tảng gọi vốn cộng đồng qua Internet lớn trên thế giới:
Theo thống kê của website ecommerce.shopify.com, tới nay, hơn 400 website
gọi vốn từ cộng đồng đang hoạt động trên toàn thế giới. Tuy nhiên, không phải tất
cả các nền tảng Gọi vốn cộng đồng được tạo ra giống nhau, một số phục vụ cụ thể
cho các ngành công nghiệp nhất định. Sau đây là một danh sách của một số các nền
tảng Gọi vốn cộng đồng phổ biến nhất, với các thông tin cơ bản trên mỗi nền tảng:
(1). Kickstarter ()
Trang web hàng đầu cho các dự án sáng tạo, thành lập năm 2009
Đặc thù: Nghệ thuật, nhảy, thiết kế, thời trang, điện ảnh, thực phẩm, trò chơi,
âm nhạc, nhiếp ảnh, xuất bản, công nghệ, nhà hát
Tỉ suất hoa hồng: 5% của số tiền quyên góp được.
Dự án thành công: Pebble Smartwatch, Ouya
(2). Indiegogo ( />Nền tảng Gọi vốn cộng đồng phổ biến, tương tự với Kickstarter.
Đặc thù: Nghệ thuật, nhảy, thiết kế, thời trang, điện ảnh, thực phẩm, trò chơi,
âm nhạc, nhiếp ảnh, xuất bản, công nghệ, nhà hát
Tỷ suất hoa hồng: chiến dịch tài trợ linh hoạt đáp ứng được mục tiêu của họ
được tính 4% cho một khoản phí nền tảng; những người không đáp ứng được mục
tiêu của họ được tính 9%.
(3). Projecttravel ( />Nền tảng Peer-tài trợ hướng tới du lịch, giáo dục.
Đặc thù: Giáo dục, du lịch


21
Tỷ suất hoa hồng: phí 5,5% trên tổng vốn kêu gọi được và một khoản phí
2,9% + $ 0,30 cho mỗi giao dịch.
(4). Razoo ( />Nền tảng Gọi vốn cộng đồng đối với các dự án phi lợi nhuận.
Đặc thù: Tổ chức phi lợi nhuận
Tỷ suất hoa hồng: 4,9% cho mỗi cá nhân đóng góp. Không có lệ phí đăng ký.
Dự án thành công: Hương vị của NFL, quyên góp động đất tại Haiti

(5). CrowdRise ( />Nền tảng Gọi vốn cộng đồng giúp quyên góp tiền cho các quỹ từ thiện.
Đặc thù: Động vật, nghệ thuật, dân quyền, khủng hoảng, bệnh, giáo dục, môi
trường, con người, trên toàn thế giới, nghèo, tôn giáo, thanh niên
Tỷ suất hoa hồng: 3% cho mỗi đóng góp
Dự án thành công: NYC Marathon, Maasai Wilderness Conservation Trust
(6). Sprigster ( />Nền tảng Gọi vốn cộng đồng dành cho các cựu quân nhân và vợ chồng quân
sự.
Đặc thù: những dự án cựu chiến binh và gia đình
Tỷ suất hoa hồng: Phí 5%; miễn phí đăng ký hoặc truy cập; phí của bên thứ
ba có thể áp dụng.
(7). Bolstr ( />Nền tảng dành cho dự án, tìm kiếm nguồn tài trợ cho tăng trưởng.
Đặc thù: dự án địa phương, các dự án dựa vào cộng đồng.
Tỷ suất hoa hồng: Phí niêm yết danh nghĩa; luật sư tính lệ phí để xem xét
từng chiến dịch trước khi khởi động; chi phí pháp lý trong khoảng từ $ 500 đến $
1,000; lệ phí nộp hồ sơ pháp lý khác.
Việc lựa chọn nền tảng phù hợp với dự án mang tính chiến lược, quyết định
không nhỏ tới sự thành bại của dự án. Vì vậy, tùy thuộc vào đặc thù cũng như
những tiêu chí khác của dự án, dự án nên cân nhắc, lựa chọn giữa các nền tảng,
nhằm đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả nhất.


22
2.2. Thực trạng các dự án khởi nghiệp gọi vốn cộng dồng tại Việt Nam:
2.2.1. Các dự án khởi nghiệp Việt Nam gọi vốn cộng đồng trên phạm vi
quốc tế:
Khi tìm kiếm các dự án khởi nghiệp của Việt Nam đã từng gọi vốn trên các
nền tảng website gọi vốn cộng đồng quốc tế, tác giả đã thu được 1 số kết quả như
dưới đây.
Hình 2.3: Các dự án khởi nghiệp tại Việt Nam gọi vốn cộng đồng trên
Indiegogo.



×