Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap tại tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ HƯƠNG CHANH

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN
VIETGAP TẠI TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SỸ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN – 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ HƯƠNG CHANH

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN
VIETGAP TẠI TỈNH BẮC KẠN

NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SỸ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ QUANG CẢNH

THÁI NGUYÊN - 2019




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn
VietGAP tại tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
từng dùng bảo vệ để lấy bất kì học vị nào. Các số liệu, kết quả trong luận văn là
trung thực, có tính độc lập, số liệu và dữ liệu sử dụng trong luận văn được trích
dẫn đúng quy định.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Tác giả

Hà Hương Chanh


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã
tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn
luyện tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh.
Tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Lê Quang
Cảnh đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Cảm ơn các lãnh đạo, cán bộ UBND các huyện, tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều
kiện, cung cấp đề tài nghiên cứu các thông tin trong công tác thực hiện điều tra
số liệu hữu ích phục vụ cho việc nghiên cứu đề hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy
được. Tôi rất mong được sự góp ý của Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để
luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Tác giả

Hà Hương Chanh


3

MỤC LỤC
LỜI

CAM

ĐOAN

.......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN
............................................................................................................ii MỤC LỤC
................................................................................................................

iii

DANH

MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................vii DANH
MỤC BẢNG .............................................................................................. viii LỜI
NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .......................................................

2
4. Tổng quan nghiên cứu............................................................................................. 3
5. Bố cục của luận văn ................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁTTRIỂN SẢN
XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP........................................... 6
1.1. Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
(GAP) ............................................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) ...................
6
1.1.2. Vai trò của sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ......................................... 10
1.1.3. Điều kiện để áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất rau .......................
11
1.2. Lý luận về phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap ..............................
14
1.3 Tiêu chí đánh giá phát triển rau theo tiêu chuẩn VietGAP ................................ 16
1.3.1 Diện tích và năng suất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ...................................... 16
1.3.2. Số địa phương/hộ gia đình áp dụng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP... 17
1.3.3. Chủng loại sản phẩm rau theo tiêu chuẩn VietGAP ....................................... 17
1.3.4. Doanh thu và lợi nhuận ................................................................................... 18
1.3.5. Hiệu quả sản xuất ............................................................................................ 18
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn
VietGAP ......................................................................................................... 19
1.4.1. Đặc điểm hộ sản xuất rau ở địa phương.......................................................... 19


4

1.4.2. Đặc điểm của cán bộ quản lý .......................................................................... 20



5

1.4.3. Yếu tố thị trường ............................................................................................. 21
1.4.4. Chính sách của nhà nước và địa phương ........................................................ 22
1.4.5. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ............................................................... 22
1.5. Kinh nghiệm phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của Việt
Nam và thế giới. ............................................................................................. 23
1.5.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất rau VietGAP một số nước trên thế giới. ..... 23
Hàn Quốc................................................................................................................... 23
1.5.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất rau VietGAP tỉnh Hòa Bình ....................... 25
1.5.3. Kinh nghiệm phát triển sản xuất rau VietGAP tỉnh Sơn La ........................... 26
1.5.4. Bài học rút ra cho phát triển sản xuất rau VietGAP tỉnh Bắc Kạn ................. 27
1.6. Các văn bản pháp luật về sản xuất rau theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt tại Việt Nam. ........................................................................ 28
1.6.1. Các quy định của pháp luật trong việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP cho
sản xuất nông nghiệp có thể áp dụng cho rau ................................................ 28
1.6.2. Quy định của pháp luật trong việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP cho phát triển
sản xuất rau ............................................................................................ 29
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 31
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 31
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................... 31
2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin ...................................................................... 33
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin ..................................................................... 34
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 34
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU THEO
TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI TỈNH BẮC KẠN .................................... 37
3.1. Tổng quan về tỉnh Bắc Kạn................................................................................ 37
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 37
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................. 38

3.2. Thực trạng phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Bắc
Kạn ................................................................................................................. 40


6

3.2.1. Phát triển rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Bắc Kạn từ số liệu cấp
tỉnh.................................................................................................................. 40
3.2.2. Phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Bắc Kạn từ số
liệu khảo sát ................................................................................................... 44
3.3. Phân tích các yếu tố tác động tới phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn
VietGAP tại tỉnh Bắc Kạn .............................................................................. 63
3.3.1. Nhu cầu của người tiêu dùng .......................................................................... 63
3.3.2. Hiểu biết của người tiêu dùng về rau an toàn ................................................. 64
3.3.3. Điều kiện kinh doanh của các cơ sở tiêu thụ và thị trường tiêu thụ................ 65
3.3.4. Chủ trương, chính sách của Nhà nước ............................................................ 67
3.4. Đánh giá tình hình phát triển rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Bắc Kạn ... 69
3.4.1 Những điểm thành công ................................................................................... 69
3.4.2. Những điểm bất cập/hạn chế ........................................................................... 70
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................................... 71
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU
THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI TỈNH BẮC KẠN ........................
72
4.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh Bắc Kạn .......................... 72
4.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại
tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................... 74
4.2.1. Quan điểm ....................................................................................................... 74
4.2.2. Mục tiêu phát triển .......................................................................................... 75
4.3. Giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh
Bắc Kạn .......................................................................................................... 76

4.3.1. Tăng cường ứng dụng kỹ thuật khoa học, công nghệ vào sản xuất rau
theo tiêu chuẩn VietGAP................................................................................ 76
4.3.2. Giải pháp về thu hái, đóng gói, bảo quản rau sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGAP ......................................................................................................... 78
4.3.3. Đầu tư đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nông dân về về sản xuất rau theo
tiêu chuẩn VietGAP ....................................................................................... 78
4.3.4. Giải pháp về vốn, đầu tư cho sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP............. 79


7

4.3.5. Nâng cao hiệu quả tiêu thụ rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ................ 80
4.3.6. Xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn
VietGAP ......................................................................................................... 81
4.4. Khuyến nghị ....................................................................................................... 82
4.4.1. Khuyến nghị đối với UBND tỉnh Bắc Kạn ..................................................... 82
4.4.2. Khuyến nghị đối với sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc
Kạn ................................................................................................................. 83
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 86


vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATTP

An toàn thực phẩm

BVTV


Bảo vệ thực vật

DT

Doanh thu

GAP

Thực hành nông nghiệp tốt

GO

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

IC

Chi phí trung gian

NS

Năng suất

SL

Sản lượng


TC

Tổng chi phí sản xuất


viii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3. 1 Diện tích, năng suất sản lượng rau theo tiêu chuẩn VietGAP .................. 41
Bảng 3. 2. Kết quả và hiệu quả sản xuất một số loại rau rau theo tiêu chuẩn
VietGAP tính bình quân trên 1 ha................................................................ 43
Bảng 3. 3. Đặc điểm chung của hộ điều tra .............................................................. 44
Bảng 3. 4. Diện tích đất trồng rau của các hộ điều tra năm 2017 ............................. 45
Bảng 3. 5. Tình hình sử dụng đất của các hộ theo quy trình VietGAP..................... 46
Bảng 3. 6. Tình hình sử dụng lao động của các hộ điều tra ...................................... 47
Bảng 3. 7. Nguồn gốc giống trong sản xuất rau ở các điểm điều tra ........................ 49
Bảng 3. 8. Tình hình sử dụng giống cho sản xuất rau............................................... 50
Bảng 3. 9. Tình hình sử dụng nước tưới ................................................................... 51
Bảng 3. 10. Tình hình sử dụng phân bón .................................................................. 52
Bảng 3. 11. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật .............................................. 53
Bảng 3. 12. Vốn đầu tư cho sản xuất rau .................................................................. 54
Bảng 3. 13. Hiệu quả kinh tế sản xuất một số loại rau ở các hộ điều tra .................. 56
Bảng 3. 14. Hiệu quả sản xuất của một số loai rau tại các hộ điều tra năm 2018..... 58
Bảng 3. 15. Nguồn gốc rau của các cơ sở kinh doanh rau theo tiêu chuẩn
VietGAP ....................................................................................................... 59
Bảng 3. 16 Kết quả khảo sát về địa điểm và lý do người tiêu dùng thường lựa
chọn mua rau ................................................................................................ 62
Bảng 3. 17 Kết quả khảo sát tỷ lệ các loại rau theo tiêu chuẩn VietGAP người
tiêu dùng thường mua .................................................................................. 63



1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước đang phát triển với nông nghiệp là ngành sản xuất vật
chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế cũng như xã hội. Do đó,
việc đầu tư phát triển ngành nông nghiệp rất cần được quan tâm. Trước tình hình
thực tế đó, vấn đề sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã được chú trọng đầu tư phát
triển, tạo ra nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm phong phú và ổn định cho người
tiêu dùng trong nước. Mặc dù vậy, cho đến nay vấn đề an toàn lương thực, thực
phẩm vẫn còn là mối lo chung của toàn xã hội, nhất là người tiêu dùng vì sự tồn dư
hóa chất bảo vệ thực vật trong thực phẩm còn cao. Tình trạng lạm dụng thuốc bảo
vệ thực vật quá mức, thực phẩm bẩn tràn lan liên tục xảy ra ở một số địa phương,
điều này đã ảnh hưởng lâu dài tới môi trường sống của con người, vật nuôi, nguồn
nước ngầm và đất đai. Chính vì vậy, hiện nay nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông
sản sạch và an toàn là rất lớn.
Đứng trước yêu trên cầu phát triển nông nghiệp bảo vệ nhu cầu chính đáng
của người dân về nhu cầu tiêu dùng rau an toàn, vì môi trường và sức khỏe cộng
đồng, trong những năm qua các hộ nông dân trên cả nước đã ngày càng đẩy mạnh
sản xuất rau an toàn theo các quy định tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn. VietGAP là một tiêu chuẩn được ban hành và triển khai mạnh mẽ với
mục tiêu sản xuất rau đạt chất lượng rau an toàn của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu
cầu trong nước và xuất khẩu.
Tỉnh Bắc Kạn xác định việc phát triển trồng rau sạch, rau an toàn là hướng đi
mới trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu, xúc tiến
thương mại, tạo sức cạnh tranh sản phẩm nông sản trên thị trường… là mục tiêu
được đưa ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2020.
Các cấp, ngành, địa phương đang cụ thể hóa và đưa Nghị quyết vào cuộc sống,

trong đó, sản xuất nông nghiệp an toàn theo hướng VietGAP đang được tỉnh đặc
biệt quan tâm. Tỉnh đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ kinh phí
thực hiện gói kỹ thuật chuyển đổi từ đất lúa sang đất chuyên trồng rau; hỗ trợ tiền
cho các mô hình sản xuất rau quy mô lớn; hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng với
mức vay tối đa ... Đây được coi là tiền đề thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp


2

tác và các cá nhân, hộ nông dân trong tỉnh mở rộng đầu tư phát triển sản xuất rau an
toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, nâng cao giá trị kinh tế trên diện tích canh tác, đồng
thời góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
Từ thực trạng nêu trên, cùng với việc tác giả mong muốn tìm hiểu thực trạng
việc triển khai VietGAP tại địa phương mình đang sinh sống đối với lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp đặc biệt là với lĩnh vực sản xuất rau sạch tác giả đã quyết định lựa
chọn đề tài: “Phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Bắc Kạn”
làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Luận văn nghiên cứu tình hình phát triển rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở tỉnh
Bắc Kạn. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau thông thường cũng như thúc đẩy phát triển
sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau
theo tiêu chuẩn VietGAP.
Đánh giá thực trạng việc phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại
tỉnh Bắc Kạn, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau
theo tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Bắc Kạn trong thời gian gần đây nhằm góp phần
giải quyết nhu cầu rau sạch trên địa bàn tỉnh cũng như các địa phương khác.

Đề xuất phương hướng và những giải pháp thúc đẩy phát triển rau theo
chuẩn VietGAP tại tỉnh Bắc Kạn.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận về phát triển sản
xuất rau theo tiêu chuẩn ViteGAP, từ đó nghiên cứu tình hình thực tiễn phát triển
và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh
Bắc Kạn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính
tỉnh Bắc Kạn thuộc các huyện Chợ Mới, TP Bắc Kạn và Huyện Bạch Thông.


3

Phạm vi thời gian: tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được lấy trong
03 năm từ 2015-2017.
Địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Bắc Kạn
Địa điểm nghiên cứu: gồm 3 huyện, thành phố: Huyện Chợ Mới, TP Bắc
Kạn, huyện Bạch Thông.
Lý do chọn địa điểm nghiên cứu: Đây là những đơn vị có diện tích sản
xuất nông nghiệp hàng năm lớn, tập trung nhiều hộ nông dân canh tác chủ yếu là
nông nghiệp.
Nội dung nghiên cứu: Trong điều kiện thời gian có hạn, nguồn thông tin
không có sẵn, trong các yếu tố được phân tích, có yếu tố hiệu quả sản xuất rau
theo tiêu chuẩn VietGAP luận văn chỉ có thể tập trung nghiên cứ chủ yếu và hiệu
quả kinh tế và tập trung vào chủng loại rau chủ yếu của 2 vụ đông và xuân hè
2015-2017.
4. Tổng quan nghiên cứu
Theo nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Ngọc Phụng (2017) với đề

tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện Hàm
Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận – Thực trạng và giải pháp”, bằng phương pháp nghiên
cứu thực nghiệm thu thập số liệu và báo cáo tình hình sản xuất, chế biến và xuất
khẩu Thanh long của các cơ quan quản lý nhà nước như: Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của
huyện Hàm Thuận Nam, Cục thống kê tỉnh Bình Thuận và các sở ban ngành của
tỉnh và huyện, ngoài ra báo cáo nghiên cứu và các công trình khoa học về vấn đề
liên quan cũng được tham khảo và sử dụng, kết quả nghiên cứu cho thấy: hiệu quả
kinh tế sản xuất Thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP cao hơn sản xuất Thanh long
truyền thống và các loại cây trồng khác. Tuy nhiên, các hộ trồng Thanh long phải
đối mặt với những khó khăn về chi phí sản xuất, cơ sở hạ tầng, thị trường và kỹ
thuật trong việc mở rộng quy mô và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu có
hạn chế khi chưa tiến hành điều tra chọn mẫu để xác định quy mô mẫu phù hợp với
nghiên cứu; Ngoài các yếu tố mà tác giả đưa ra là gây khó khăn cho các hộ trồng
Thanh long thì thực chất còn rất nhiều các yếu tố khác như: Chính sách và định


4

hướng của chính quyền, điều kiện tự nhiên khác…. mà tác giả chưa đề cập đến.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Anh Minh, Nguyễn Tuấn Sơn (2015) với đề
tài: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm rau sản xuất theo quy trình
VietGAP trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”, trên cơ sở tổng hợp số liệu từ các báo cáo
thống kê và điều tra nghiên cứu 150 hộ sản xuất rau, trong đó có 60 hộ sản xuất rau
thường và 90 hộ sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP thuộc các hình thức
tổ chức sản xuất khác nhau gồm: Hộ sản xuất đơn lẻ, tổ hợp tác/HTX và doanh
nghiệp tại 3 địa bàn trọng điểm nghiên cứu là xã Quyết Chiến (huyện Tân Lạc), xã
Dân Chủ (TP Hòa Bình) và thị trấn Lương Sơn (huyện Lương Sơn); 147 cán bộ
nông nghiệp từ cấp xã đến cấp tỉnh thuộc 11 huyện, thành phố của tỉnh Hòa Bình.
Ngoài ra nghiên cứu còn khảo sát, thu thập thông tin từ 21 người thuộc các tổ chức,

cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ và 10 nhà khoa học có các nghiên cứu liên quan
đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau theo hướng VietGAP trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình nhắm khẳng định rõ hơn sự chính xác, khách quan trong các đánh giá, nhận
xét và đề xuất trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các
phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra toàn
tỉnh hiện chỉ có 5 đơn vị chủ yếu là đầu mối trong tiêu thụ sản phẩm rau VietGAP
thông qua 6 kênh tiêu thụ chính, trong đó sản lượng rau VietGAP của tỉnh chủ yếu
được tiêu thụ qua các HTX, tổ hợp tác (chiếm tới 53%) và qua các doanh nghiệp
(chiếm khoảng 29%). Nhìn chung, việc tiêu thụ rau VietGAP của tỉnh Hòa Bình gặp
khá nhiều khó khăn do vấn đề liên kết trong tiêu thụ sản phẩm rau VietGAP chưa
chặt chẽ, trình độ kỹ thuật của người sản xuất còn hạn chế, lòng tin của người tiêu
dùng vào sản phẩm an toàn chưa cao. Tuy nhiên, nghiên cứu có hạn chế khi không
sử dụng nghiên cứu thăm dò, nghiên cứu khám phá để xây dựng các thang đo để
đánh giá về lòng tin của người tiêu dùng, việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu
mô tả, thống kê để đưa ra kết quả đánh giá lòng tin là chưa được hiệu quả, còn gặp
nhiều hạn chế và không suy rộng ra tổng thể được.
Ngoài ra, trên thực tế còn có một số nghiên cứu khác như:
Đặng Thị Lan Anh (2014) đã nghiên cứu về “Tình hình thực hiện quy trình
sản xuất rau theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) của hộ nông dân
tại xã Tráng Việt, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra


5

quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) là một
quy trình tự nguyện có mục đích hướng dẫn các nhà sản xuất nâng cao chất lượng
đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên hầu hết các yêu cầu chưa được thực
hiện đạt yêu cầu. Yếu kém trong việc xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình
sản xuất, vấn đề lớn nhất là việc sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định, lạm
dụng liều lượng. Khâu thu hoạch, sơ chế, bảo quản chưa được thực hiện đúng quy

trình, không đảm bảo VS ATTP. Giá cả vẫn bằng với loại rau thông thường, gây
tâm lý không mặn mà thực hiện đúng quy trình.
Phạm Thị Thu Giang (2010) “Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất rau an
toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại HTX Tiền Lệ, xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội.”
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được kênh tiêu thụ rau theo tiêu chuẩn VietGAP, chỉ ra
một số các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Đưa
ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo tiêu chuẩn
VietGAP. Tuy nhiên, đề tài trên vẫn chưa làm rõ được hiệu quả kinh tế sản xuất rau
theo tiêu chuẩn VietGAP.
Tác giả nhận thấy, có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề
phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác
giả chưa có nghiên cứu nào thực hiện một cách có hệ thống về hoạt động phát triển
sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Do vậy, đề tài
nghiên cứu của tác giả là hoàn toàn không bị trùng lặp với các công trình đã công
bố. Nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về sau.
5. Bố cục của luận văn
Đề tài được hình thành với cấu trúc 4 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau theo tiêu
chuẩn VietGAP.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại
tỉnh Bắc Kạn
Chương 4: Giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn
VietGAP tại tỉnh Bắc Kạn


6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁTTRIỂN SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

1.1. Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp
tốt (GAP)
1.1.1. Khái niệm tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP)
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những
nguyên tắc, thủ tục được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn,
sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc
sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV,
kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài
đồng đến khi sử dụng.
GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất
đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng
ruộng và vận chuyển sản phẩm,v.v. nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với
mục đích đảm bảo: An toàn cho người sản xuất, bảo vệ môi trường, truy nguyên
được nguồn gốc sản phẩm.
Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:
- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: Mục đích là càng sử dụng ít hóa chất
BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hoá chất lên con
người và môi trường;
- Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm: Gồm các biện pháp đảm bảo không có
nguy cơ ô nhiễm hoá chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý trong quá trình sản
xuất cũng như khi thu hoạch.
- Tiêu chuẩn về phúc lợi xã hội: Đảm bảo môi trường làm việc nhằm ngăn
chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân, công nhân.
- Truy nguyên nguồn gốc sản phẩm: GAP tập trung rất nhiều vào việc truy
nguyên nguồn gốc, khi có sự cố xảy ra, thông qua việc ghi chép nhật ký sản xuất,
các sản phẩm bị lỗi phải truy xuất được nguyên nhân, thu hồi sản phẩm lỗi và có
biện pháp khắc phục, phòng ngừa sự tái diễn trong tương lai.


7


Tại sao phải thực hành GAP - GAP mang lại lợi ích gì?
Sản phẩm tạo ra đảm bảo an toàn, chất lượng cao: Việc ngăn ngừa các
mốinguy ATTP trong quá trình sản xuất đã tạo ra các sản phẩm nông sản thực sự an
toàn , có chất lượng cao (ngon, đẹp,..)
Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo an toàn cho người lao
động, một vấn đề rất ít được quan tâm nếu sản xuất thông thường.
Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, rất nhiều mặt hàng
từ khắp các nước trên thế giới xuất hiện trên thị trường Việt Nam, trong đó các sản
phẩm nông nghiệp, nếu không thực sự tạo ra các sản phẩm an toàn và đảm bảo chất
lượng cao thì chính nông sản của chúng ta lại thua ngay trên sân nhà. Đồng thời
nông sản phẩm của nước ta muốn tiến vào các thị trường quốc tế cũng phải đáp ứng
được các yêu cầu, chuẩn mực của thị trường đó.
Do dó có thể khẳng định thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là yêu cầu của thị
trường, là chìa khóa để tiêu thụ sản phẩm trong nước và vươn ra các thị trường quốc
tế.
Sơ lược lịch sử của GAP
Từ năm 1997, những nhà bán lẻ châu Âu (Euro-Retail Produce Working
Group) đã đưa ra sáng kiến nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm
giữa nhà sản xuất và khách hàng. Họ (nhà sản xuất - nhà bán lẻ - khách hàng) đã
thống nhất đưa ra khái niệm GAP. GAP ra đời và được áp dụng tại khu vực châu
Âu, thời điểm này với tên gọi là EUREPGAP. Về mặt kỹ thuật, EUREPGAP là một
tài liệu có tính chất quy chuẩn cho việc chứng nhận trên toàn thể giới, tương tự như
các tiêu chuẩn ISO.
Đến ngày 07/9/2007, tiêu chuẩn EUREPGAP đã được chuyển đổi thành
GLOBALGAP. Tiêu chuẩn GlobalGAP được thiết kế nhằm sử dụng như một cuốn
sổ tay ứng dụng cho các quy tắc, thông lệ được áp dụng để sản xuất tốt trong nông
nghiệp ở mọi nơi trên thế giới, với nền tảng cơ bản là mối quan hệ cân bằng giữa các
nhà sản xuất nông nghiệp, các nhà bán lẻ và khách hàng. Tiêu chuẩn GlobalGAP yêu
cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực

phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch,
chế biến và lưu trữ; nhà sản xuất phải ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu
từ khâu xuống giống đến khi thu hoạch và bảo quản để phòng ngừa khi xảy ra sự cố
như


8

là ngộ độc thực phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép và có thể truy
nguyên được nguồn gốc. Trọng tâm của GlobalGap là an toàn thực phẩm và truy
xuất nguồn gốc, nhưng bên cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an
toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường.
Tùy theo yêu cầu cụ thể, mỗi khu vực, mỗi quốc gia có thể xây dựng ra các
tiêu chuẩn GAP khác nhau. Hiện tại, ở khu vực châu Á, căn cứ vào tiêu chuẩn GAP,
một số nước đã điều chỉnh và xây dựng hệ thống GAP phù hợp với tình hình sản
xuất của nước họ như hệ thống SALM của Malaysia, INDON GAP của Indonesia,
VF GAP của Singapore, ....
Ở khu vực ASEAN, tiêu chuẩn ASEANGAP được ban hành từ năm 2006.
AseanGAP bao gồm 4 phần chính: An toàn thực phẩm; Quản lý môi trường; Sức
khỏe, an toàn lao động và phúc lợi cho người làm việc, Chất lượng sản phẩm. Mục
tiêu của ASeanGAP là tăng cường hài hòa các chương trình GAP quốc gia của các
nước thành viên ASEAN trong khu vực, đề cao sản phẩm rau quả an toàn cho người
tiêu dùng, duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy thương mại rau quả
trong khu vực và quốc tế.
Tiêu chuẩn VietGAP
Tháng 11/2007, được sự hỗ trợ của công ty Syngenta Việt Nam, một nhóm
cán bộ thuộc Hội làm vườn (do TS Võ Mai tổ chức) và các cán bộ thuộc Vụ Khoa
học, Cục trồng trọt, cục BVTV cùng tiến hành tham quan, khảo sát chương trình
GAP của Malaysia, tổ chức Quốc tế Control Union (Hà Lan) đóng tại Malaysia. Kết
thúc chuyến khảo sát này, đoàn đã có báo cáo trình bộ NN&PTNT, kèm theo là các

kiến nghị về tổ chức triển khai chương trình EurepGAP trên rau quả, chăn nuôi thú
y và thủy sản ở Việt Nam.
Ngày 28/01/2008, Bộ Nông nghiệp &PTNT đã ra Quyết định 379/QĐ/BNNKHCN ngày 28/01/2008 của Bộ NN&PTNT về việc Ban hành Quy trình thực hành
sản xuất tốt cho rau, quả tươi an toàn. VietGAP là viết tắt của các từ tiếng Anh
(Vietnamese Good Agricultural Practices - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của
Việt Nam). Về cơ bản, VietGAP trên rau, quả được hình thành dựa theo các tiêu chí
trong AseanGAP, HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point -Hệ thống phân
tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát tới hạn), một số tiêu chuẩn GAP quốc tế


9

như EurepGAP, GlobalGAP (EU), Freshcare (Úc) và luật pháp Việt Nam về vệ sinh
an toàn thực phẩm.
Sau đó, Việt Nam tiếp tục ban hành tiêu chuẩn VietGAP cho một số đối
tượng sản phẩm như: quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/4/2008 ban
hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn, quyết
định 2998/QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2010 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành Quy
trình thực hành sản xuất Nông nghiệp tốt (VietGAP) cho Lúa, quyết định 2998/QĐBNN-TT ngày 09/11/2010 của Bộ NN&PTNT về việc Ban hành Quy trình thực
hành sản xuất Nông nghiệp tốt (VietGAP) cho cà phê.
Đối với thủy sản, Việt Nam đã ban hành quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS
ngày 6/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quyết định ban hành
quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP).
Đối với ngành chăn nuôi, cho đến nay Việt Nam đã ban hành các tiêu chuẩn
VietGAP cho các sản phẩm bò sữa, bò thịt, dê sữa, dê thịt, lợn, gà, ngan, vịt và ong:
quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10/11/2015 ban hành quy trình thực hành
chăn nuôi tốt, quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN ngày 22/6/2016 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn về Quyết định ban hành Quy chế chứng nhận và Quy
trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ.
Về thủ tục chứng nhận VietGAP

Thủ tục chứng nhận VietGAP do từng tổ chức chứng nhận tự quy định dựa
trên các nội dung của Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012, thông tư
số 06/2018/TT-BNNPTNT ngày 21/6/2018 sửa đổi Thông tư 48/2012/TTBNNPTNT và tiêu chuẩn TCVN 7457:2004 (ISO/IEC Guide 65:1996), đối với sản
phẩm trồng trọt là tiêu chuẩn quốc gia số TCVN 11892-1: 2017, nhìn chung gồm
các bước sau đây:
- Nhà sản xuất tự áp dụng VietGAP trong một khoảng thời gian, trong đó cần
chú ý các yêu cầu sau đây:
Tổ chức đào tạo cho cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất về tiêu
chuẩn VietGAP và các quy định pháp luật có liên quan;
Xây dựng và áp dụng các quy định cho nhóm đối tượng sản phẩm muốn
chứng nhận phù hợp với quy định VietGAP;


10

Thực hiện đánh giá nội bộ trước khi đăng ký chứng nhận;
- Tiến hành đăng ký chứng nhận với tổ chức chứng nhận VietGAP: Trên cơ
sở thông tin do khách hàng cung cấp, hai bên thỏa thuận về tài chính, trách nhiệm
giữa hai bên, thời gian thực hiện, ....
Sau khi được chứng nhận, nhà sản xuất phải tiếp tục duy trì hoạt động sản
xuất đáp ứng chuẩn mực của VietGAP và chịu sự giám sát định kỳ (tối thiểu 1
lần/năm) hoặc đột xuất từ tổ chức chứng nhận;
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận VietGAP tối đa không quá 02 năm.
Trước khi giấy chứng nhận hết hiệu lực 1 tháng, hai bên sẽ chuẩn bị cho việc đánh
giá lại và cấp lại. Trong trường hợp nhà sản xuất không có nhu cầu cấp lại thì có thể
đề nghị Tổ chức chứng nhận gia hạn, thời hạn gia hạn không quá 03 tháng kể từ khi
giấy chứng nhận hết hiệu lực.
1.1.2. Vai trò của sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP
Hiện nay ở Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông sản sạch và an
toàn là rất lớn, vì vậy cần thiết phải áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP vào sản xuất

nông nghiệp để mang lại lợi ích lớn nhất cho nông dân và các doanh nghiệp sản
xuất, chế biến và phân phối sản phẩm.
Dinh dưỡng: Rau là loại thực phẩm rất cần thiết đối với con người và là sản
phẩm không thể thay thế bởi rau xanh cung cấp rất nhiều các chất quan trọng cho sự
phát triển của con người như các loại vitamin, các loại chất khoáng, chất xơ… Các
chất này có tác dụng điều hòa, cân bằng kiềm tan trong máu, là những chất cần thiết
cấu tạo nên máu và xương. Ngoài ra trong rau còn có khối lượng lớn các loại chất
xơ có tác dụng tốt cho tiêu hóa. Một số loại rau được coi là loại dược quý và chữa
được nhiều bệnh.
Kinh tế: Qua thực tế sản xuất cho thấy giá trị sản xuất trên 1ha rau màu nói
chung và rau sạch sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP thường cao hơn gấp 2 – 3 lần
so với 1 ha lúa nên rau được xem là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản
xuất nông nghiệp. Ngoài ra rau còn có nhiều ý nghĩa kinh tế khác như là loại cây
lương thực, là loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao và là nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp chế biến.
Xã hội: Khi ngành sản xuất rau phát triển thì sẽ có nhiều tác động tích cực
đối với đời sống con người như: Góp phần tăng thu nhập cho người lao động, đáp


11

ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, khi sản xuất rau với quy mô lớn sẽ là
điều kiện cho việc sắp xếp lao động nhàn một cách hợp lý, hơn nữa phát triển sản
xuất rau còn tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển.
Chính trị: Góp phần thực hiện các chủ truơng, chính sách, các chiến lược
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng và kinh tế xã hội của Đảng và
Nhà nước đề ra.
Tóm lại, sản xuất rau nói chung cũng như rau theo tiêu chuẩn VietGAP nói
riêng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với những quy định, quy tắc và
tiêu chuẩn của chất lượng và độ an toàn của nông sản được xác định một cách rõ

ràng, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường đánh giá, làm giảm đi những
rủi ro của dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) và những tạp chất có hại khác,
từ đó cung cấp lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi,
nguyên liệu cho chế biến và sản phẩm cho xuất khẩu, góp phần tăng sản lượng nông
nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân, giải
quyết việc làm cho người lao động, tận dụng đất đai, điều kiện sinh thái.
1.1.3. Điều kiện để áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất rau
- Đất canh tác và giá thể
Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm sản phẩm như: mùi, khói,
bụi, hóa chất độc hại từ hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và làng nghề, sinh hoạt khu dân cư, bệnh viện, khu chăn nuôi, cơ sở giết mổ
nghĩa trang.
Đất cao, thoát nước thích hợp với sự sinh trưởng của rau.
Cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất là 2 km,
với chất thải sinh hoạt thành phố ít nhất là 200m.
Đất không bị tồn dư hóa chất độc hại.
Sử dụng nguồn nước tưới sạch từ sông, hồ không bị ô nhiễm hoặc phải qua


12

xử lý.
Sử dụng nước giếng khoan (đối với rau xà lách và các loại rau gia vị).
Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Hàm lượng các kim loại nặng trong đất, giá thể không vượt quá quy định
Trường hợp đất có chứa kim loại nặng vượt giá trị tối đa cho phép thì phải có
biện pháp cải tạo đất hoặc lựa chọn loài cây trồng, biện pháp canh tác phù hợp.


- Nước tưới

Sử dụng nguồn nước tưới từ sông không bị ô nhiễm hoặc phải qua xử lý.
Sử dụng nước giếng khoan (đối với rau xà lách và các loại rau gia vị).
Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
- Điều kiện trong quá trình sản xuất
Sử dụng giống có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh
doanh, giống cây trồng bản địa đã được sản xuất, tiêu dùng, không gây độc cho
người.
Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống. Giống nhập nội phải qua kiểm dịch.
Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang
nguồn sâu, mầm bệnh.
Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn
sâu bệnh.
Sử dụng phân bón có tên trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh
doanh sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành,
đang có hiệu lực.
Không được sử dụng trực tiếp phân tươi (chất thải của người, động vật).
Trường hợp sử dụng các loại phân này phải được xử lý hoai mục và đảm bảo vệ
sinh môi trường.
Có bể hoặc dụng cụ chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Bể hoặc dụng cụ
chứa phải có đáy, mái che, đảm bảo không cho thuốc hóa học bảo vệ thực vật còn
tồn dư phát tán ra bên ngoài.
- Phân bón
Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau; Tuyệt đối không
bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng nước để
tưới; Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Cần kết
thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày.
- Phòng trừ sâu bệnh
Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp Intergrated Pest
Management – IPM: Luân canh cây trồng hợp lý; Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu
bệnh và sạch bệnh; Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe); Thường

xuyên vệ sinh đồng ruộng; Sử dụng nhân lực bắt giết sâu; Sử dụng các chế phẩm
sinh học trừ sâu bệnh hợp lý; Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện


pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh.
Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học khi thật cần thiết và theo các yêu
cầu sau: Không sử dụng các loại thuốc cấm sử dụng cho rau; Chọn các thuốc có
hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con
người; Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc có nguồn gốc từ vi sinh vật và
thảo mộc); Tùy loại thuốc mà nông dân thực hiện theo hướng dẫn sử dụng và thời
gian thu hoạch.
- Sử dụng một số biện pháp khác
Sử dụng nhà lưới, nhà kính để che chắn: nhà lưới, nhà kính có tác dụng hạn
chế sâu bệnh, cỏ dại, sương giá, nắng hạn, rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau, ít
sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật.
Sử dụng màng nilon để phủ đất sẽ hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nước
tưới, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Thu hoạch
Thu hoạch rau đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng loại rau, loại bỏ lá
già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng.
Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng.
Nơi bảo quản, xử lý phân bón, tàn dư thực vật và nơi chứa thuốc bảo vệ thực
vật, dụng cụ pha, bình bơm được che nắng mưa, cách ly với khu vực chứa sản
phẩm, nguồn nước tưới.
- Sơ chế và kiểm tra
Sau khi thu hoạch, rau sẽ được chuyển vào phòng sơ chế. Ở đây rau sẽ được
phân loại, làm sạch. Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng.
- Vận chuyển
Sau khi đóng gói, rau sẽ được niêm phong và vận chuyển đến cửa hàng hoặc
trực tiếp cho người sử dụng trong vòng 2 giờ để đảm bảo điều kiện vệ sinh và an

toàn.
- Bảo quản và sử dụng
Rau được bảo quản ở cửa hàng ở nhiệt độ 200C và thời gian lưu trữ không
quá 2 ngày. Rau an toàn có thể sử dụng ngay không cần phải ngâm nước muối hay
các chất làm sạch khác.
Để rau được ngon và tươi, khách hàng nên mua vừa đủ và sử dụng ngay
trong ngày.


×