Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

HTX THỎ VIỆT VÀ MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
**
CHUYÊN ĐỀ:HTX THỎ VIỆT VÀ MÔ HÌNH SẢN
XUẤT RAU THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
GVHD: PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng
Nhóm sinh viên :
1. THẠCH MINA 11130900
2. TRẦN THỊ LINH 11113132
3. VÕ KHÔI NGUYÊN 11113152
4. PHẠM NGUYỄN MẠNH 11113140
5. NGUYỄN THỊ VŨ THÚY 11113205
6. NGUYỄN TRẦN KHÁNH DUY 11113079
7. TRƯƠNG NGỌC KIM TUYẾN 11113052
8. KIM HOÀNG 12113144.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013
1 Page
Mục Lục
2 Page
Chương1
GIỚI THIỆU
1.1 Tầm quan trọng của rau
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày. Cùng
với thức ăn động vật, rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát
triển của con người. Tục ngữ có câu: “Cơm không rau như đau không thuốc”. Rau
cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin, các axít hữu cơ,
chất khoáng… Theo tính toán của nhiều nhà dinh dưỡng học, muốn cơ thể hoạt động
bình thường cần cung cấp 2300-2500 kcal mỗi ngày, trong đó phải có 250-300 gam
rau (tương đương với 7,5-8 kg/tháng hay 90-108 kg/năm – Trần Khắc Thi). Như vậy
tổng nhu cầu rau của nước ta sẽ là 7.650 – 9.180 nghìn tấn, tổng sản lượng rau các


loại năm 2006 đạt 9.650 nghìn tấn.
1.2 Giá trị của rau
Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. WTO là một thị trường lớn với 5
tỷ người tiêu dùng, chiếm 95% giá trị thương mại thế giới, kim ngạch nhập khẩu
nông sản trị giá 635 tỷ USD/năm. Trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam, rau hoa quả là mặt hàng lớn nhất của sân chơi WTO với thị trường
tiêu thụ thế giới khoảng 103 tỷ USD/năm nhưng Việt Nam mới chỉ chiếm 0,2% thị
phần, một tỷ lệ quá nhỏ bé (TS. Nguyễn Quốc Vọng).
1.3 Thách thức và khó khăn của sản xuất rau
Những thách thức lớn nhất đối với hàng nông sản Việt Nam khi hội nhập tổ
chức Thương mại thế giới WTO là số lượng, chất lượng, giá thành và vấn đề an toàn
thực phẩm. Bốn thách thức trên đã trở thành bốn luật chơi trên thị trường thế giới
trong đó luật chơi “an toàn thực phẩm” là bài toán khó nhất. Nông sản phải có chứng
chỉ “thực hành nông nghiệp tốt – GAP) để chứng minh với các nhà nhập khẩu và
người tiêu dùng trên toàn thế giới về sự an toàn và vệ sinh của sản phẩm nông sản
của Việt Nam.
Khó khăn đối với sản phẩm nông nghiệp của chúng ta hiện nay vẫn là thị
trường tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường và
hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định là
chất lượng sản phẩm. Thực hiện sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ giúp người
sản xuất từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, vì nó kiểm tra an toàn thực phẩm
xuyên suốt từ A đến Z, từ sửa soạn đồng ruộng, canh tác đến thu hoạch, sau thu
hoạch, bảo quản, thuốc BVTV, môi trường, bao bì …
Chương 2
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
RAU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới
Rau là cây trồng ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao nên
đã được trồng và sử dụng từ lâu đời. Tình hình sản xuất rau trên thế giới hiện nay
cũng có những biến động nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Theo số liệu

thống kê của FAO (2006) diện tích, năng suất và sản lượng rau trên thế giới được thể
hiện qua bảng như sau:
Bảng 2.1.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2000 14.827.365 147.255 218.339.574
2001 15.688.889 149.083 233.894.313
2002 15.808.997 147.855 233.744.659
2003 17.214.930 142.301 244.970.446
2004 17.373.273 139.365 247.195.559
2005 17.999.009 138.829 249.879.021
(Theo: FAO – 2006)
Bảng 2.1.2: Tình hình sản xuất cây rau ở một số nước năm 2005
Tên nước Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
Thế giới 17.999.009 138,829 249.879.442
Châu Âu 1.058.730 153,765 16.279.562
Châu Á 14.496.961 146,736 212.722.606
Ấn Độ 3.400.000 102,941 35.000.000
Nhật Bản 110.000 245,455 20.700.000
Pháp 218.000 133,028 2.900.000
Philippin 500.000 88,000 4.400.000
Thái Lan 145.000 70,000 1.015.000
Trung Quốc 8.266.500 171,790 142.010.000
Việt Nam 525.000 125,714 6.600.000
(Theo: FAO - 2006)
2.2 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Nghề trồng rau ở Việt Nam có từ rất sớm, trước cả nghề trồng lúa nước.Tuy
nhiên do chịu sự ảnh hưởng của nền nông nghiệp tự túc trong nhiều thập kỷcho nên
ngành trồng rau còn có một khoảng cách rất xa so với tiềm năng của tựnhiên và trình
độ canh tác. Ngay cả trong những năm gần đây, mức độ phát triểnvẫn chưa theo kịp
các cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp.

Trong những năm gần đây (2001 - 2005) nghề trồng rau ở nước ta phát triển
khá mạnh, tăng cả về diện tích và sản lượng qua các năm.
Bảng 2. 2.1: Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam từ 2001-2005
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2001 494.500 126,954 6.277.898
2002 500.000 124,706 6.235.375
2003 510.000 124,045 6.326.274
2004 520.000 124,038 6.450.000
2005 525.000 125,714 6.600.000
(Theo: FAO-2006)
Việt Nam là nước nhiệt đới thuận lợi cho nhiều loại rau sinh trưởng và phát
triển tạo nguồn rau phong phú và đạt năng suất cao. Song nghề trồng rau ở nước ta
còn manh mún, chủ yếu tự cấp, tự túc, chủng loại còn nghèo chưa tương xứng với
tiềm năng về đất đai, khí hậu và nguồn lao động dồi dào của dân ta. Do đó, cần có
nhiều biện pháp thiết thực để tăng năng suất và chất lượng cây rau, thúc đẩy ngành
trồng rau của nước ta phát triển hơn.
Bảng 2.2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng
TT Vùng
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
1999 2005 1999 2005 1999 2005
Cả nước 459,6 635,1 126 151,8 5792,2 9640,3
1 ĐBSH 126,7 158,6 157 179,9 1988,9 2852,8
2 TDMNBB 60,7 91,1 105,11 110,6 637,8 1008
3 BTB 52,7 68,5 81,2 97,8 427,8 670,2
4 DHNTB 30,9 44 109 140,1 336,7 616,4

5 TN 25,1 49 177,5 201,7 445,6 988,2
6 ĐNB 64,2 59,6 94,2 129,5 604,9 772,1
7 DBSCL 99,3 164,3 136 166,3 1350,5 2732,6
(Theo: FAO-2006)
Vùng sản xuất rau lớn nhất là ĐBSH (chiếm 24,9% về diện tích và 29,6% sản
lượng rau cả nước), tiếp đến vùng ĐBSCL (chiếm 25,9% về diện tích và 28,3% sản
lượng rau của cả nước).
Hiện nay rau được sản xuất theo 2 phương thức: tự cung tự cấp và sản xuất
hàng hoá, trong đó rau hàng hoá tập trung chính ở 2 khu vực:
Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân cư. Sản
phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều chủng loại rau phong phú
(gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất cao (4,3 vụ/năm), trình độ thâm
canh của nông dân khá, song mức độ không an toàn sản phẩm rau xanh và ô nhiễm
môi trường canh tác rất cao.
Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rau được
trồng luân canh với cây lúa hoặc một số cây màu. Tiêu thụ sản phẩm rất đa dạng:
phục vụ ăn tươi cho cư dân trong vùng, ngoài vùng, cho công nghiệp chế biến và xuất
khẩu.
Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được hình
thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất trong nhà
plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường bất lợi, trồng rau
bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và sản xuất các loại cây quí
hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính của Israel có điều khiển kiểm soát các
yếu tố môi trường.
Chương 3
SƠ LƯỢC VỀ VietGAP
VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có
nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí như:
- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất.
- An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm

khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
- Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động
của nông dân.
- Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được
những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Cụ thể là việc quy định rỏ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp
như:
- Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
- Giống và góc ghép
- Quản lý đất và giá thể
- Phân bón và chất phụ gia
- Nước tưới
- Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)
- Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
- Quản lý và xử lý chất thải
- An toàn lao động
- Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
- Kiểm tra nội bộ
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Chương 4
HỢP TÁC XÃ THỎ VIỆT VÀ KHẢO SÁT THỰC TẾ
4.1 Giới thiệu hợp tác xã Thỏ Việt
TPHCM hiện có 49 HTX dịch vụ nông nghiệp kiểu mới hoạt động trong các
lĩnh vực cung ứng vật tư nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm, sản xuất rau an toàn, hoa
lan, cây kiểng, thủy sản, chăn nuôi, chế biến, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch
vụ tổng hợp Trong đó, 6 HTX (chiếm 12,25%) chuyên sản xuất và tiêu thụ rau an
toàn. Nổi bật trong việc tham gia sản xuất và tiêu thụ rau sạch có lẽ HTX - Rau sạch
Thỏ Việt (Củ Chi) là nhân tố tích cực bất ngờ xuất hiện.
Hợp tác xã Rau sạch Thỏ Việt với hơn 100 xã viên ở nhiều địa bàn khác nhau,
từ TPHCM đến tận Lâm Đồng. Trong đó, những xã viên ở Thái Mỹ (Củ Chi) chuyên

canh tác về rau củ quả, xã viên thuộc các xã Trung Lập Hạ, Tân Phú Trung (Củ Chi),
Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B (Bình Chánh) chuyên canh rau ăn lá, HTX còn liên kết với
nông dân ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) cung cấp loại rau ôn đới theo tiêu chuẩn VietGAP
cho thị trường TPHCM.
4.2 Khảo sát thực tế tại hợp tác xã Thỏ Việt
Ngày 10/11/2013 nhóm có khảo sát tình hình sản xuất rau theo tiêu
chuẩn VietGAP ở HXT Nông Nghiệp Thỏ Việt, kết quả ghi nhận như sau :
STT Chỉ tiêu
Đạt
được
Không
đạt được
Ghi chú
I. Đánh giá và lựa chọn vùng sản
xuất
1. Vùng sản xuất phù hợp với qui hoạch
của nhà nước và địa phương đối với các
loại cây trồng dự kiến sản xuất

2. Vùng sản xuất không có mối nguy hại
về ô nghiễm hóa học, sinh vật, vật lý
đối với sản phẩm vượt quá mức giới
hạn cho phép theo qui định

3. Đã có cơ sở khoa học để có thể khắc
phục hoặc giảm nguy cơ ô nhiễm hóa
học, sinh vật, vật lý chưa?
Chưa kiểm tra được
II.Giống và gốc ghép
4. Hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý

về giống và gốc ghép tự sản xuất

5. Lập hồ sơ về giống và gốc ghép theo
biểu mẫu qui định trong GAP

III.Quản lý đất và giá thể
6. Kết quả phân tích, đánh giá các nguy cơ
tiềm ẩn về hóa học, sinh vật, vật lý
trong đất và giá thể của vùng sản xuất
không vượt quá mức tối đa cho phép
theo qui định

7. Có biện pháp phòng chống xói mòn và
thoái hóa đất lưu trữ trong hồ sơ

8. Không chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm
đất, nguồn nước trong vùng sản xuất.

Chăn thả gia súc gần
vùng sản xuất
9. Có chuồng trại và biện pháp xử lí chất
thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi
trường và sản phẩm sau khi thu hoạch

Không có chuồng trại xử
lý chất thải
IV. Phân bón, chất phụ gia
10 Đánh giá nguy cơ ô nhiễm có thể gây
nhiễm bẩn sản phẩm trong sử dụng
phân, chất phụ gia và được ghi chép,

lưu giữ trong hồ sơ.

11 Sử dụng phân trong danh mục cho phép
khinh doanh tại Việt Nam.

12 Sử dụng phân hữu cơ đã qua xử lí.

13 Dụng cụ sau khi bón phân được vệ sinh
và bảo dưỡng thường xuyên.Nơi trộn và
lưu giữ phân bón và chất phụ gia được
xây dựng và bảo dưỡng.

14 Ghi chép và lưu giữ hồ sơ mua và sử
dụng phân bón và chất phụ gia.

V. Nước tưới
15 Chất lượng nước tưới và nước sử dụng
sau thu hoạch phù hợp tiêu chuẩn hiện
hành.

16 Ghi chép và lưu hồ sơ phương pháp xử
lí, kết quả đánh giá nguy cơ ô nhiễm
hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử
dụng.

VI. Sử dụng hóa chất, thuốc BVTV
17 Tổ chức, cá nhân sử dụng được tập
huấn về hóa chất, thuốc BVTV và cách
sử dụng


18 Người lao động tập huấn về cách sử
dụng hóa chất

19 Áp dụng biện pháp quản lý sâu bệnh
tổng hợp (IPM) và quản lý cây trồng
tổng hợp (ICM).

Bẫy sinh học
20 Hóa chất, thuốc BVTV, thuốc sinh học
có trong danh mục được phép sử dụng.

21 Mua hóa chất, thuốc BVTV, thuốc sinh
học trong danh mục đưcọ phép sử dụng.

22 Sử dụng hóa chất đúng hướng dẫn ghi
trên nhãn hoặc hướng dẫn của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền

23 Lập, ghi chép và lưu giữ đầy đủ hồ sơ
sử dụng và xử lí hóa chất.

24 Kho chứa hóa chất, cách sắp xếp, bảo
quản, sử dụng và xử lý các loại hóa chất
được thực hiện theo hướng dẫn của

Tận dụng 1 phần làm
chuồng gà
VietGAP
25 Các loại nhiên liệu xăng, dầu và hóa
chất được bảo quản riêng ở nơi phù

hợp.

26 Có quy định kiểm tra định kỳ kho hóa
chất để loại bỏ chất hết hạn sử dụng
hoặc bị cấm sử dụng.

27 Khi thay thế bao bì, thùng chứa hóa
chất ghi đầy đủ tên hóa chất, hướng dẫn
sử dụng như trên bao bì, thùng chứa
gốc.

28 Tiêu hủy hóa chất và bao bì the quy
định của nhà nước.

Chi cục BVTV thu gom
29 Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên
việc thực hiện quy trình sản xuất và lấy
mẫu kiểm tra dư lượng hóa chất trong
sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm được
công nhận hoặc chỉ định.

VII. Thu hoạch và xử lý sau thu
hoạch đối với rau
30 Thu hoach sản phẩm đúng thời gian
cách ly.

31 Dụng cụ thu hoạch, sơ chế, bảo quản
sản phẩm được vệ sinh, bảo dưỡng
thường xuyên.


32 Không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp
với đất.

33 Khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản
sản phẩm được cách ly với kho chứa
hóa chất và vật tư khác.
Chưa kiểm tra được
34 Kết quả phân tích nguồn nước để rửa
sản phẩm sau thu hoạch phù hợp với
quy định hiện hành.

35 Sản phẩm được sơ chế, phân loại và
đóng gói đảm bảo không gây nhiễm
bẩn.
Chưa kiểm tra được
36 Thực hiện đúng quy định sử dụng an
toàn hóa chất trong sử dụng hóa chất để
xử lý sản phẩm sau thu hoạch.
Chưa kiểm tra được
37 Có biện pháp bảo vệ bóng đèn tại khu
vưc sơ chế.
Chưa kiểm tra được
38 Có quy định vệ sinh thường xuyên nhà
xưởng, thiết bị, dụng cụ tại nơi sơ chế.
Chưa kiểm tra được
39 Có biện pháp cách ly gia súc, gia cầm
khỏi khu vực sơ chế.
Chưa kiểm tra được
40 Có biện pháp ngăn chặn sinh vật lây Chưa kiểm tra được
nhiễm trong và ngoài khu vực sơ chế,

đóng gói.
41 Có ghi chú bả, bẫy để phòng trừ dịch
hại.

42 Có nhà vệ sinh cá nhân và trang thiết bị
cần thiết để đảm bảo vệ sinh cho người
lao động. Có quy định vệ sinh cá nhân.

43 Chỉ sử dụng hóa chất, chế phẩm, màng
sáp đực sử dụng.

44 Kết quả phân tích nước sử dụng sau thu
hoạch phù hợp với quy định hiện hành.

45 Dụng cụ sau thu hoạch, sơ chế, bảo
quản sản phẩm được vệ sinh, bảo dưỡng
thường xuyên.
Chưa kiểm tra được
VIII. Quản lý và xử lý chất thải
53 Có biện pháp thu gom và xử lý nước
thải, rác thải để giảm thiểu nguy cơ gây
nhiễm bẩn theo quy định.

IX. Người lao động
54 Độ tuổi của người lao động phù hợp với
qui định của pháp luật.

55 Người lao động được tập huấn về vận
hành máy móc, sử dụng hóa chất, an
toàn lao động và trang bị bảo hộ lao

động.

56 Điều kiện làm việc phù hợp với khỏe
người lao động.

57 Người lao động được tập huấn thao tác
vận chuyển, bốc dỡ.

58 Có trang bị thuốc, dụng cụ y tế và tài
liệu hướng dẫn sơ cứu ngộ độc hóa
chất.

59 Có biển cảnh báo khu vực sản xuất
được phun thuốc bảo vệ thực vật.

X.Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy
nguyên nguồn gốc và thu hồi sản
phẩm
60 Ghi chép đầy đủ nhật ký thu hoạch, bán
sản phẩm theo quy định của VietGAP

61 Có quy định chép ,lưu giữ hồ sơ và
kiểm tra nội bộ.

62 Ghi rõ vị trí của từng lô sản xuất.

63 Bào bì, thùng chứa sản phẩm được dán
nhãn hàng hóa thuận lợi cho việc truy
nguyên nguồn gốc.


64 Lập và ghi chép hồ sơ tiêu thụ sản phẩm
theo quy định của VietGAP

65 Có biện pháp cách ly sản phẩm bị ô
nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm.Có biện
pháp điều tra và ghi chép lại nguy cơ
gây ô nhiễm và giải pháp xử lý.
Chưa kiểm tra được
XI.Kiểm tra nội bộ
66 Tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất một
năm một lần và có kết quả kiểm tra
đúng yêu cầu của vietGAP.

67 Tự kiểm tra hoặc kiểm tra viên nội bộ

68 Bảng kiểm tra đánh giá/kiểm tra nội bộ
được ký bởi người có thẩm quyền.

69 Tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra
cho cơ quan quản lý chất lượng khi có
yêu cầu.

XII.khiếu nại và giải quyết khiếu nại
70 Có mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng
có yêu cầu
Chưa kiểm tra được
71 Có quyết định về giải quyết khiếu nại
của khách hàng theo quy định của pháp
luật.
Chưa kiểm tra được

Chương 5
TỔNG KẾT
5.1 Thuận lợi
Điều kiện tư nhiên thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
Hình 1 :Mô hình rau an địa bàn củ chi
Sự nhiệt huyết của chủ nhiệm hợp tác xã, sự đoàn kết giữa các xác viên .
Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Hình 2:Sử dụng internet đề tìm thông tin
Thay đổi tư duy làm việc từ vận động sang cầm tay chỉ việc cho từng xã
viên HTX còn nhờ Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp cho kỹ sư xuống tận nhà,
ra ruộng và cùng làm với họ để hướng dẫn, giám sát mọi hoạt động sản xuất của xã
viên. Từ sự nhiệt tình của HTX, bà con nông dân bắt đầu học sản xuất theo đúng quy
trình, tiêu chuẩn VietGap đề ra. Áp dụng theo phương thức đó, HTX mở rộng hợp tác
thêm với nhiều hộ nông dân khác bên ngoài để nguồn rau được dồi dào, đa dạng.
Hình 3 Hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân
Để có được kết quả như ngày nay, ngoài sự nỗ lực của toàn thể xã viên trong
HTX, Thỏ Việt còn nhận được sự hỗ trợ từ nhiều cơ quan, ban ngành tại TP. Hồ Chí
Minh trong việc xây dựng thương hiệu. Chẳng hạn như được Sở Công Thương thành
phố đưa vào chương trình “Nông thôn mới” và được hỗ trợ kinh phí tham gia Hội
chợ khuyến mại hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn rau an toàn cho xã viên, tổ chức
hội thảo VietGAP cho tiểu thương, hỗ trợ quảng bá trên các phương tiện truyền
thông.
Tổ chức, tập huấn thường xuyên cho bà con
Hình 4 :Chương trình tập huấn quy trình sản xuất an toàn
Được hỗ trợ kinh phí tham gia Hội chợ khuyến mại hàng năm, tổ chức các lớp
tập huấn rau an toàn cho xã viên, tổ chức hội thảo VietGAP cho tiểu thương, hỗ trợ
quảng bá trên các phương tiện truyền thông…
Hình 5:Khai trương điểm bán hàng HTX Thỏ Việt năm 2011
5.2 Khó Khăn
Việc trồng rau an toàn tốn nhiều công sức chăm sóc và tuân thủ theo quy trình

sản xuất rau an toàn nên giá thành của rau an toàn có khác biệt so với rau thường, đầu
ra cho rau an toàn chưa ổn định và làm cho nông dân không đủ tự tin vào việc trồng
rau an toàn và ngày càng rời xa các quy trình sản xuất rau an toàn.
Hình 6 :Gặp khó khăn khi thay đổi mô hình sản xuất
Diện tích sản xuất rau tập trung còn hạn chế, chưa áp dụng đa dạng hoá loại
cây trồng để cung ứng theo yêu cầu thực phẩm của doanh nghiệp.
Hình 7:Vườn dưa leo trên địa bàn Củ Chi
Việc liên kết giữa các ngành, doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, tiêu thụ
rau an toàn chưa đồng bộ nên việc phát triển rau an toàn còn gặp nhiều khó khăn.
Hình 8 :Câu chuyện của 4 nhà
Về ý thức và kiến thức tiêu dùng của người dân về việc sử dụng rau an toàn.
Thực tế còn ít người tiêu dùng có đầy đủ kiến thức để phân biệt rau an toàn với rau
thường.
Hình 9 :Bảng điều tra mối quan tâm khi mua hàng nông sản
Tiền bán sản phẩm sau khi thu hoạch không trả đúng thời hạn.
Hình 10 :Đi tiếp hay quay lại sản xuất theo mô truyền thống
5.3 Lợi ích của VietGap
Giá trị sản phẩm ổn cao
Hình 11 :Thu nhập ổn định
Tăng được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm
Hình 12 :Tăng khả năng cạnh tranh
Tăng lợi thế thương hiệu
Hình 13 :Nông sản tại cửa siêu thị
Mở rộng thị trường
Hình 14 :Cơ hội cho việc mở rộng thị trường
Chất lượng sản phẩm an toàn
Hình 15 :Mối quan hệ của nông sản và sức khỏe
Môi trường an toàn hơn
Hình 16 :Góp phần bảo vệ môi trường
5.4 Giải Pháp

Cần phải tuyên truyền nhận thức bà con nông dân và khuyến khích áp dụng
các tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất nông sản, đào tạo và chuyển giao kiến thức để
nhà nông tự giác lựa chọn và tiến hành phương thức sản xuất phù hợp, đảm bảo an
toàn vệ sinh nông sản.
Việc liên kết chặt chẽ giữa bốn nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý và
nhà nước trong công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu, tìm kiếm “đầu ra” cho sản
phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn này là điều cần thiết, vì mục tiêu sau cũng vẫn là làm
sao để nông sản Việt Nam “tiếp cận” và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng trong và
ngoài nước, đảm bảo lợi nhuận phù hợp cho nhà nông, và nhà sản xuất.

×