Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Tình yêu và gia đình trong truyện ngắn của nguyễn thị thu huệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤCVÀĐÀOTẠO
TRƯỜNGĐẠI HỌC SƯPHẠM HÀ NỘI 2

HOÀNG HỒNG NGA

TÌNHYÊUVÀGIAĐÌNH
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ

LUẬNVĂNTHẠCSĨ
NGÔN NGỮ VÀVĂNHÓAVIỆT NAM

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀOTẠO
TRƯỜNGĐẠI HỌCSƯPHẠM HÀ NỘI 2

HOÀNG HỒNG NGA

TÌNHYÊUVÀGIAĐÌNH
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ

Chuyên ngành: Lí luậnvănhọc
Mã số : 8 22 01 20

LUẬN VĂNTHẠCSĨ
NGÔN NGỮ VÀVĂNHÓAVIỆT NAM

Ngườihướng dẫn khoa học: PGS.TS NguyễnĐăngĐiệp

HÀ NỘI, 2018




LỜI CẢMƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất sự động viên,
giúpđỡ củanhiềucá nhân và tậpthể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS.
NguyễnĐăng Điệp ngườiđãtậntâm hướngdẫn, giúpđỡtôi trongquá trình
thựchiện và hoànthànhluậnvănnày.
Tôi xinchân thànhcảm ơnBan Giám hiệutrường Đại học Sư phạm Hà
Nội II, Phòng Đàotạo Sau đại học, BanChủ nhiệm khoa Ngữ văn, cácthầy
côtrongtổ lýluậnvănhọc,đãnhiệttìnhgiảngdạy,giúpđỡ,độngviênchúng
tôitrongquátrìnhhọctập,nghiêncứu.
Hà Nội,ngày10tháng9năm2018
Tác giả luậnvăn

Hoàng Hồng Nga


LỜI CAMĐOAN
Tôixincamđoannhững nội dung tôi trình bày trong luậnvăn làkết quả
quá trình nghiên cứu của bản thân tôi.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa
học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn, nhưngnhững nội dung
tôi nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Hà Nội,ngày10tháng9năm2018
Học viên

Hoàng Hồng Nga



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................
1
1. Lí do chọnđề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích,nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 6
4.Đốitượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 7
5.Phươngphápnghiên cứu............................................................................... 7
6.Đóng gópcủađề tài....................................................................................... 8
7. Cấu trúc bài luậnvăn..................................................................................... 8
NỘI DUNG………………………………………………………………… 10
CHƯƠNG 1. TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH TRONG VĂN XUÔI THỜI
KỲ ĐỔI MỚI .................................................................................................. 10
1.1. Quan niệm về tình yêu - hôn nhân – gia đìnhtrongxã hội hiện đại........ 10
1.1.1. Quan niệm truyền thống về tình yêu - hôn nhân – giađình.................. 10
1.1.2. Quan niệm về tìnhyêuvàgiađình thời hiệnđại .................................. 17
1.2. Vấnđề tìnhyêuvàgiađình trongvănxuôi từ 1986đến nay .................. 21
1.2.1. Vấn đề tìnhyêuvàgiađình trongvănhọctrước 1986 ........................ 21
1.2.2. Vấn đề tìnhyêuvàgiađình trongvănhọc sau 1986............................ 22
1.3. Sự xuất hiện của Nguyễn Thị Thu Huệ trong văn xuôi Việt Nam
đương đại......................................................................................................... 24
1.3.1. Hành trình sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ ..................................... 24
1.3.2. Quan niệm của Nguyễn Thị Thu Huệ về tình yêu hôn nhân và gia
đình ..................................................................................................................
26
TIỂU KẾTCHƯƠNG 1.................................................................................. 33
CHƯƠNG 2. CÁC BÌNH DIỆN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH TRONG
SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ ............................................... 35



2.1.Tình yêu và hạnh phúc lứađôi .................................................................. 35
2.1.1.Giađìnhtổ ấm củatìnhyêu thương...................................................... 36
2.1.2.Giađìnhnơiche chở conngườitrước lầm lạc ..................................... 40
2.1.3. Lòng bao dung và sự hisinhvìtìnhyêu gia đình ................................. 44
2.2. Bi kịch của tình yêu và hôn nhân ............................................................. 48
2.2.1. Bi kịchtìnhyêugiađìnhdohậu quả chiếntranhvàkhókhănkinh
tế ......................................................................................................................
49
2.2.2. Bi kịchgia đìnhdohôn nhân không có tìnhyêu và khác biệt tính
cách ................................................................................................................. 53
2.2.3. Bi kịch do không thỏamãnnhautrongđời sống tinh thần................... 56
2.3. Vấnđề giớitrongđời sốnggiađình......................................................... 59
2.3.1. Vấn đề bình đẳng giới và ý thức nữ quyền............................................ 59
2.3.2. Vấn đề bảnnăngtínhdục ..................................................................... 62
TIỂU KẾTCHƯƠNG 2.................................................................................. 65
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU GIA
ĐÌNH TRONG SÁNG TÁC TÁC CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ ............ 67
3.1.Người kể chuyện ...................................................................................... 67
3.1.1.Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất .......................................................... 68
3.1.2.Người kể chuyện ở ngôi thứ ba ............................................................. 70
3.2. Ngôn ngữ.................................................................................................. 74
3.2.1. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm ..................................................................
74
3.2.2.Đanxenđộc thoạivà đối thoại ............................................................. 77
3.2.3. Ngôn ngữ mang sắc thái nữ tính ........................................................... 80
3.3. Các sắc thái giọngđiệu ............................................................................ 83
3.3.1. Giọng điệu trần thuật khách quan ........................................................ 84
3.3.2. Giọng điệu ngậm ngùi xót xa ................................................................ 86
3.3.3. Giọng điệu trữ tình triết lý .................................................................... 91



TIỂU KẾTCHƯƠNG 3.................................................................................. 94
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 99


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọnđề tài
1.1. Bước sang thời hiện đại tự doyêuđương, tự do hôn nhân được thừa
nhận rộng rãi. Ở Việt Nam có thể nói, chưa baogiờ con người tự do bộc lộ cá
tính mạnh mẽ như lúc này. Người ta đến với nhau rồi rời bỏ nhau thoảng như
một ngọn gió. Cáitôi cánhânđược đề caođến mức tuyệtđối nêndùthương yêu
đắm đuối con người vẫn bị chế ngự bởi cái tôi. Vì thế mà những đổ vỡ trong
hôn nhân trở thành chuyện thường ngày. Nếu trước đây, tình yêu, gia đình là
những giá trị bất biến thì ngày nay, tình yêu, hôn nhân sao quá đỗi mong
manh. Nếu thuở trước, tình yêu khiến trái tim thăng hoa, tâm hồn cất cánh và
“duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại
những tai ương của số phận” (Euripides) thì trong xã hội hiện đại
này,tìnhyêu,giađìnhcócònlànhững giá trị vĩnhcửu?
1.2. Đời sống là nguồn vô tận của sáng tạo nghệ thuật.Vănhọc từ cuộc
sống, từ xã hộimàrađời. Nó phản ánh cuộc sống xã hội của con người. Cuộc
sống và văn chương có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Xã hội thay đổi, văn
học cũngđổithay.Vănhọc rađời và tồn tại vì xã hội. Từ 1975,đặc biệt là từ sau
1986, nền văn học Việt Nam hiện đại đã có những bước chuyển mình mạnh
mẽ từ một nền vănhọc phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến,văn học
ViệtNamgiaiđoạn này quan tâm nhiều hơn đếnđờitư thế sự. Những góc khuất
của cuộc sống conngười, những mảng hiện thực gai gócđược các nhà vănđi
sâu khám phávà sáng tạo trongcác sángtác vănchương. Những quan niệm mới

mẻ cùng bức tranh hiện thực về tìnhyêu,giađình lànguồn chất liệu dồi dào, là
mảnhđất màu mỡ để các nhà văn càyxới.Người ta thấy sự xuất hiện của hàng
loạt cây bút nữ như Dương ThuHương, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ,
Phan Thị Vàng Anh, Phạm Thị Hoài, Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư,... Họ
rấttâm đắc với chủ đề tình yêuvà hônnhângia đình.Họ viết về đề


tài nàynhư “điguốc trong bụng”người khác,như lôi ganruột người ta ra mà
đối thoại.
1.3. Là một nhàvănnữ tiêu biểu của văn học Việt Nam thờikì đổi mới,
Nguyễn Thị Thu Huệ viết về tìnhyêu, gia đìnhbằng sự thấu hiểu,đồng cảm,
sẻ chia của một nhãn quan sắc sảo, một tâm hồn đằm thắm, thanh khiết và
cũng thật táo bạo, mãnh liệt cùng một lối viết độc đáo và tài hoa. Vì thế,
những trang viết của chị đầy ám ảnh, có nhữngđóng gópkhôngthể phủ nhận
về quan niệm nhânsinh,đổi mới bút pháp ở một nềnvănhọc mới. Tuy nhiên,
chủ đề tình yêu, gia đình trong sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ lại chưa
được tìm hiểu, đánhgiáchuyên sâu, bởi thế, chúng tôi lựa chọn nghiên cứuđề
tài “Tình yêu và gia đìnhtrong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ” để
có một cái nhìn sâu và rộng hơn về thế gới nghệ thuật của nữ văn sĩ,lí giải
những trăn trở của chị về tìnhyêu vàgia đìnhtrong bối cảnh xã hội hiện đại
nhằm ghi nhận tài năng cũng như những cảm nhận sâu sắc của chị về con
người.
2.Lịchsửnghiêncứuvấnđề
Nguyễn Thị Thu Huệ là một gương mặt tiêu biểu, tuy không gây sóng
gió dư luận như một số cây bút khác, chị cũng không gây nhiều tranh cãi
trong giới nghiên cứu phê bình, nhưngcácsángtáccủa chị đềuđược đánhgiá cao
ở các phương diện, như một tiếng nói đầy cá tính, cảm hứng nữ quyền mãnh
liệt và sâu lắng, những đổi mới về phong cách. Đặc biệt là thể loại truyện
ngắn, những truyện ngắn của chị đa phần viết về phụ nữ trongđời sống
tìnhyêu,hôn nhân vàgia đìnhthường gây tiếng vang lớn, được độc giả đón

đọc, nhiều nhà làm phim chuyển thể thành những bộ phim truyền hình ăn
khách. Bằng cái giọng“tưngtửng”, lọc lõivăn chị khắc đậm nhiều trạng thái
sống của conngười: khát khao tình yêu, sự cô đơntrống rỗng, những hi vọng
và thất vọng, những đắng cay và ngọt bùi. Chị quan tâm nhiều đến gia đình


trong xã hội hiện đại đang tồn tại và tan rã như thế nào, bởi những nguyên
nhân nào.
Lí Hoài Thu (1993) qua một số truyện ngắn dự thi của Nguyễn Thị Thu
Huệ đãnhận thấy:“Những cuộc sănđuổi, tìm kiếmýnghĩađíchthực của tình
yêudườngnhưnâng lênvàđẩy đến tận cùng củaýđồ”[61,88].
Nhận xét về nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Bùi
Việt Thắng cho rằng: “Cây bút trẻ này bộc lộ sự cảm thông chia sẻ vớingười
phụ nữ bởi vì ai cũng mong khuôn mặt con gái”. Và: “Trên từng trang viết
Nguyễn Thị Thu Huệ đã cùng nhân vật ráo riết đi tìm hạnh phúc, mà hạnh
phúc bao giờ cũngmong manh, dễ vỡ”.
Hồ Phương (1994) lại nhận xét: “Trong số các tác giả trẻ, Thu Huệ là cây
búthết sức sắc sảo.Đọc Huệ tôingạc nhiên lắm, sao còníttuổi mà Huệ lại lọc
lõithế. Nó như con phù thủy lãoluyện.Nóđi guốc trong bụngmình. Ruột
ganmìnhcógì hìnhnhư nóbiết cả” [76].
Các ý kiến phê bình cho thấy truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ
được giới nghiên cứu đánh giá cao ở khả năng viết về những vấn đề đời
thường, cuộc sốngthường nhật, nhất là vấnđề hạnh phúc, tình yêu, hôn nhân,
giađìnhtrong xã hội hiệnđại.
Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu cũng có những ý kiến phân tích, bình
luận,đánh giá về nội dung, hình thức thể hiện quan niệm tình yêu, gia đình
trong những truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Các nhà văn nữ đương
đại được đánh giá rất cao trong công việc. Tác giả Phương Lựu viết bài Một
vàisuynghĩvề đặc điểm của nữ vănsĩ nêu lênvănhọc ngày nay cần tìm hiểu
cácnhàvănnữ nhiều hơnnữa trên mọi mặt, mọiphươngdiệnđể nhận diện rõ

néthơndiện mạo của các nhàvăn nữ trong nềnvăn học ViệtNamđươngđại, để
thấy đóng góp của họ đối với nềnvănnghệ của dân tộc. Các nhà phê bình
ĐặngAnh Đào,VươngTâm,VươngTríNhàn,LạiNguyênÂn,...cũngđưara


nhận xét về sáng tác của những tác giả nữ trong nền văn học hiện đại Việt
Nam. ĐặngAnh Đàonêu quan điểm khen ngợicácnhàvăn nữ đãđem được tính
cách chung của nữ giới vào văn học với những đặc điểm tốt tính, dịu dàng,
hấp dẫn...tuy nhiên cũng có thể đưa vào trang viết những thái cực trái hẳn
những điều trên khi tạo dựng các nhân vật. Là một trong những nhà văn nữ
hiện đạinhư vậy, Nguyễn Thị Thu Huệ cũngnhận được nhiều những nhận
xétđánh giá rất chân tình, thẳng thắn.Nhà thơTrần ĐăngKhoanhận xét về
Nguyễn Thị Thu Huệ trong tác phẩm Ngẫu hứng du ngoạn rằng chị là một
nhà văn nữ sắc sảo.Khi đọc tác phẩm của chị, không chỉ riêng ông mà còn
nhiều những độc giả khác sẽ có cảm nhận rằng nhà văn Huệ tuy trẻ nhưng
tinh tế và lọc lõi, có thể nắm bắt và khái quát thật nhiều những vấn đề góc
cạnh, nan giải trong đời sống và giải quyết gọngàng trên trang văn. Tác giả
Văn Chinh viết bài Văn sĩ nữ thế kỷ XX, một tuyển tập đáng quý đăng báo
Nông nghiệp số 138/2001đãxếp nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ vàohàngngũ
những nhà văn trẻ có uy tín trong việc đổi mới văn xuôi Việt Nam hiện đại
với những đặc điểm như tươi tắn, trẻ trung, nữ tính, trí tuệ và hấp dẫn...
Những sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ cũng được phân tích,
bàn luận trong các luậnvăn thạc sỹ. Luậnvăn Khảo sát truyện ngắn các nhà
văn nữ Việt Nam từ 1986 - 1996 của tác giả Hồ Thị Liễu, trường Đại học
Khoa học Xã Hộivà NhânVăn đãkhảo sát những tác phẩm của các nhà văn
Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo... về cả nội dung lẫn nghệ
thuậtđể đưarakết luận: Về nội dung, tác giả nghiên cứu các đề tàinhưđề tài
chiến tranh, cuộc sốngđờithường, khát vọng tình yêu và hạnhphúc được thể
hiện trong truyện ngắn của các nhà văn. Về nghệ thuật, tác giả tìm hiểu các
đặc điểm về nhân vật, kết cấu và ngôn ngữ. Luậnvăn Nghệ thuật trần thuật

trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu
Huệ và Phan Thị Vàng Anh của tác giả Ngô Thị KimNguyên, trường Đại học


Sư phạm Thành phố Hồ ChíMinh đã nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật của
cácnhàvănnữ,trongđócóNguyễn Thị Thu Huệ, từ đóđiđến kết luận chung rằng:
về chủ thể trần thuật, các nhân vật kể thườngxưng tôiđể có sự hóa thân sâu vào
nhân vật trong thế giới tình yêu, tâm hồn để có thể giãi bày được những
điều khó thể hiện và khó diễn tả... Vấnđề tình yêu,hônnhân,giađình được gợi
mở với nhiều sắc thái, biểu hiện, nhiều cung bậc. Về kết cấu nghệ thuật: sự
thayđổiđiểm nhìn trần thuật tạo ra nhiềucơhộichobanhàvăn cách tân cốt
truyện, chú trọng hơn đến cấu trúc tác phẩm. Các phạm trù thẩm mĩ được
mở rộng, kĩ thuật lồng ghép, cắt dán, đồng hiện, gián cách, sử dụng dòng ý
thức, cái kì ảo, phi lí, hình thức giả cổ tích…cùng tạo một hiện thực thứ hai
trong tác phẩm. Vấnđề tình yêu từ đómở ra một cách trực diện, mỗi
tưtưởngđềutrìnhbàydưới dạng phảnđề, không ngại sự gaigóc,nhàvănđối thoại
vớingười đọc mạnh dạn và tự nhiênhơn,kíchthíchnhucầu“đồng sáng tạo” từ
hai phía. Về lời văn, giọng văn: Lời văn trần thuật có chiều sâu, cá tính
riêng ở ba nhàvănlàkết quả của sự cảm thức và quá trình chiêm nghiệm cuộc
sống. Vấn đề con người và tình yêu luôn là mối quan tâm thường trực trong
họ, lờivăn trần thuật là phươngtiện nghệ thuật để họ dõi sâuhơn vào đời
sống tâm linh bí ẩn của con người trong cuộc sống. Phạm Thị Hoài,
Nguyễn Thị Thu Huệ và Phan Thị Vàng Anh thể hiệnhình tượng người trần
thuật nhất quán trong hầu hết truyện ngắn viết về vấn đề tình yêu bằng ba chất
giọng chủ yếu: giọng triết lý sâu sắc, giọng trữ tình sâu lắng, giọng suồng sã,
mỉa mai, châm biếm sâu cay.
Các tài liệu trên đây đều là những công trình nghiên cứu uy tín, công
phu, với nhiều giá trị tham khảovìđãcungcấp nhiều kiến thức, dữ liệu khoa
học trên các nhóm vấn đề: cuộc đời, sự nghiệp, phong cách văn xuôi của
Nguyễn Thị Thu Huệ; những đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ và

quan niệm về tình yêu, hôn nhân, gia đình… Những nội dung chứa đựng


trong các tài liệu thật là hữu ích trong việc cung cấp nền tảng lý luận và kiến
thức cho bài luậnvănkhảo cứu nhận diệnđốitượng nghiên cứu. Bên cạnhđó,
những tài liệu trên cũng gián tiếp cung cấp cho tôi những phương pháp tìm
kiếm tài liệu, tiếp cận và trình bày vấn đề sao cho khoa học, thuyết phục.Hơn
nữa, thái độ nghiêm túc, trách nhiệm và niềm đammê tri thức mà những tác
giả, tác phẩm mang lạicũng làmột nguồn học tập rất lớn cho tôi khi bắt tay
nghiên cứuđề tài của mình.
3. Mụcđích,nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích: Luận văn hướng tới việc nhận diện những giá trị nội
dung và hình thức qua đó thể hiện quan điểm của nhà văn Nguyễn Thị Thu
Huệ về tìnhyêu,hônnhânvàgiađìnhtrongsáng táctruyện ngắn.
3.2. Nhiệm vụ:
Để đạt mục đíchtrên, luận vănxácđịnh những nhiệm vụ cơbản cần giải
quyết như sau:
Một là tìm hiểu quan niệm về tìnhyêu,hônnhânvàgiađìnhtrong xã hội
truyền thống và hiện đại.
Hai là tìm hiểu quan niệm về tìnhyêu, hôn nhân và giađình trong văn
xuôi hiệnđại.
Ba là tìm hiểu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, quan niệm văn học và
quan niệm về tình yêu, hônnhân, giađình của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ
quavănhọc.
Bốn là phântích,đánh giá các bình diện đời sống giađìnhtrongsángtác
của Nguyễn Thị Thu Huệ.
Năm là phân tích, đánh giá phương thức thể hiện chủ đề tình yêu gia
đìnhtrongsáng táccủa nhàvănNguyễn Thị Thu Huệ.



4.Đối tượng,phạmvi nghiêncứu
4.1. Đối tượng: Luận văn xác địnhđốitượng nghiên cứu là truyện ngắn
của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, tập trung vào khám phá nội dung, nghệ
thuật thể hiện quan niệm về tìnhyêu,hônnhânvàgiađìnhcủa nhàvăn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu được luận văn xác định cụ thể là nội dung, nghệ
thuật thể hiện quan niệm về tìnhyêu,hônnhân,giađìnhtrongnhững sáng tác
truyện ngắn của nhàvănNguyễn Thị Thu Huệ. Những truyện ngắnđược khảo
sát nằm trong cuốn sách 37 truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ do nhà xuất
bảnVăn học ấnhành vàonăm 2010.
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo, tìm hiểu thêm các tài liệuvănhọc và
ngoàivănhọc về conngười, sự nghiệp, quan niệmvănchương,cuộc sống của
nhàvănNguyễn Thị Thu Huệ và các quanđiểm về tìnhyêu, gia đìnhtrong xã
hội truyền thống, hiệnđại.
Không chỉ vậy, những tài liệu có tính học thuật cao về thi pháp truyện
ngắn, những bài báo, tạp chí, bài phỏng vấn… những tài liệu được liệt kê
trong phần Lịch sử nghiên cứu vấn đề cũng góp phần định hình phạm vi
nghiên cứu của luậnvăn.
5.Phương phápnghiên cứu
- Phươngpháp loại hình: Dựa vào đặc trưngthể loạiđể định hướng tìm
hiểu nhằm làm nổi bật nhữngnétđặc trưngcũngnhư khác biệt của đốitượng
khảo sát.
- Phươngpháp hệ thống: Phươngpháp hệ thốngđược sử dụngnhằmtập
hợpnhữngyếutốtươngđồngcủa nhữngchi tiếtnhưngôn ngữ, nhân vật,hình
ảnh,câuvăn,thủ phápnghệ thuật, cấutrúc... đểđưaranhữngkết luận về đặc điểm
củatác phẩm.


- Phươngphápso sánh – đối chiếu: So sánh là một thao tác quan trọng
củatưduy,mộtphươngpháphữu hiệu của nghiên cứu khoa học. Chúng tôi sẽ sử

dụng thao tác này để rút ra những điểm chung cũng như những đặc sắc
riêng của từng tác phẩmtrên cơ sở đối chiếu với lý thuyết chung.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Để khái quát lý thuyết, chúng tôi
tiến hành phân tích các tác phẩm thuộc đối tượng nghiên cứu của luận văn
theo hướng làm sáng tỏ quan niệm của Nguyễn Thị Thu Huệ về tình yêu, gia
đìnhđược thể hiện trong các sáng tác truyện ngắn của chị.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như phương
pháp nghiên cứu tiểu sử, phươngphápphântích,cảm thụ tác phẩm văn học,
hương pháp tiếp cận thi pháp học và tự sự học… trên quan điểm lịch sử và
quan điểm hệ thống.
6.Đóng gópcủađề tài
Thông qua việc nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến những truyện
ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, luậnvăn cho thấy quan niệm nghệ thuật của
tác giả về hiện thực, con người và xã hội. Trên cơ sở đó góp phần tìm hiểu
một cách hệ thống, sâu sắc hơnquanniệm về tìnhyêu giađìnhtrongthế giới
nghệ thuật của Nguyễn Thị Thu Huệ và sự mở rộng quan niệm nghệ thuật
trong văn học Việt Nam đương đại. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào
thành quả nghiên cứu nói chung, phục vụ cho việc học tập và giảng dạy
chuyên ngànhVănhọc.
7.Cấutrúcbàiluậnvăn
Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo,
luậnvănbao gồm3chương cụ thể là:
Chương 1: Tình yêu và gia đình trong văn xuôi thời kỳ đổi mới và sự
xuất hiện của Nguyễn Thị Thu Huệ


Chương 2: Các bình diệnđời sống gia đình trongsáng tác của Nguyễn
Thị Thu Huệ
Chương3: Phươngthức thể hiện chủ đề tình yêu, gia đìnhtrongsángtác
tác của Nguyễn Thị Thu Huệ



NỘIDUNG

Chương1
TÌNHYÊUVÀGIAĐÌNHTRONGVĂNXUÔI
THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1.1. Quanniệmvềtìnhyêu- hôn nhân - giađìnhtrongxãhộihiệnđại
1.1.1.Quanniệmtruyềnthốngvềtìnhyêu- hôn nhân - gia đình
Như chúng ta đã biết các xã hội xưa thường có quan điểm khắt khe về
tìnhyêu,hôn nhânvàgiađình. Tuyvậy, ở mỗigiaiđoạn lịch sử và mỗi thiết chế
xã hội mà quan niệm về tìnhyêu,hônnhân,gia đìnhcóđổi khác.
Các tôn giáo chính thốngthường không bàn trực tiếp về tình yêunhưng
lại bàn về conngười và các mối quan hệ của con người. Biểu tượng của tình
yêu là người phụ nữ. Bàn về phụ nữ, các tôn giáo dù ở phương Đông hay ở
phươngTâyhầunhư dànhíttự do về tình yêu cho họ hơn. Nhogiáo cónhiều quan
điểm giới hạn phụ nữ trong những khuôn khổ tính cách và những mối quan
hệ bất di bất dịch. Trong Luận ngữ có viết: “chỉ hạng đàn bà và tiểu nhân
là khó dạy. Gần thì họ nhờn, xa thì họ oán hận”. Khổng Tử chia con
người thành hai loạingười: một là quân tử, hai là tiểunhân. Người quân tử là
ngườicó đạođức vàtài năng vượt xa kẻ tiểu nhân-vốn là loại người tài mạn,
đức thiển, lòng dạ hẹp hòi, không biết lễ nghĩa. Xét về vấn đề giáo dục,
Khổng Tử xếp người phụ nữ cùng một hàng với tiểu nhân, đều là những kẻ
“khó dạy”, thường lấy cái tôi nhỏ nhen, ích kỉ của mình để ứng xử. Khách
quan mànóiđó làthái độ kì thị phụ nữ.Nhưngcăn nguyên của tư tưởng ấy là
thực tại cuộc sống, thời đại Khổng Tử đương thời là một thời đại biến loạn,
nềnđạođức rạn nứt,conngười biến thái, không kể đànông hay đànbà. Như Bao
Tự,ĐátKỉ làm khuynh đảo kỉ cươngphépnước, tan nát xã hội nênđãđể lại ấn
tượng xấu trong nhân dân, đặc biệt đối với Khổng Tử - người ôm ấp hoài
bão xây dựng một xã hội tôn ti, trật tự, kỉ cương, nhân đạo, quyết không



thể chấp nhận những chuyệnnhư vậy. Ấn Độ giáo tuyên bố rằng: “đàn ônglà
chúa,đàn bà làtôi”,khinhrẻ người phụ nữ, coi họ chỉ là “món đồ tiêu khiển”,
cấm họ ra khỏi nhà mà không có vải che mặt, phủ nhận quyền lợi của người
phụ nữ trong mọi lĩnh vực và kinh hoàng hơn là thiêu sống người vợ cùng
người chồngđãchết theo tục Sati.
Các quan niệm về tình yêu và con ngườinhư vậy đã làtiềnđề cho một
mẫuhình giađình lítưởng trong xã hội phương Đôngxưa. Xã hội Việt Nam
hình thành và phát triển bắt nguồn từ hệ tư tưởngNho giáo.Conngười trong xã
hộicũtừ giađình đến xã hội, từ cá nhân tới cộngđồng chịu sự cương tỏa nặng
nề của tư tưởng này với các giường mối: Tam Cương gồm có Quân - Thần
(Vua và các quan), Phụ - Tử (Cha và Con), Phu - Phụ (Chồng và Vợ).
Người ta thường giải thích rằng khi đề cao Tam Cương (cùng với Ngũ
Thường),Nhogiáo đã chủ trương người làm Vua, làm Cha và làm Chồng có
quyền hành tuyệtđối đối với bề tôi, con hay vợ.Ngũthường gồm có: Nhân,
Nghĩa, Lễ,Trí, Tín,ngườiphươngĐôngkhôngquanniệm tình yêu vợ chồng mà
quan niệm về đạo vợ chồng. Chính vì vậy, trong quan hệ vợ chồng con gái
cũng phải tuân theo chuẩn xã hội chứ không làm theo cảm tính. Chế độ phụ
quyền không cho người phụ nữ lên tiếng, họ chỉ biết phục tùng theo khuôn
khổ, họ trên danh phận là con, là mẹ, là vợ theo nghĩa“Tại gia tòng phụ, xuất
giá tòng phu, phu tử tòng tử” (khi ở nhà thì theo cha, có chồng theo chồng,
chồng chết theo con (con trai)). Suốt đời họ phải gồng gánh trách nhiệm
“Quanhnăm buôn bán ở momsông, Nuôi đủ năm convới một chồng”.Thời
ấy,khôngcóđịnhnghĩa thuỷ chung giữa vợ chồng, người ta tự chongườiđàn ông
có quyền “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”. Hôn nhân
một vợ một chồng rất hiếm, may mắn lắm mới gặp ngườiđàn ông không có
nhu cầu tìm kiếm phụ nữ.



Cuộc sống xưa của nữ giới ở phương Tây cũng chẳng xán lạn hơn ở
phươngĐông làbao. Thậm chí có thời kì nó còn u tốihơn bấtkìnơi nàotrên thế
giới. Đó là thời của “Đêm trường trung cổ”, thời của tư tưởng thần học thống
trị tam giới: Trầnai,thiênđường và địa ngục. Người ta thường ví phụ nữ vừa
là tội đồ, vừa là nô lệ của đấng mày râu.“Bộ óc bách khoa nhất của nhân
loại thời cổ” (Ăng Ghen) là Arixtot dõng dạc nói: “người phụ nữ là
ngườiđànôngkhông hoànchỉnh, họ phải thụ động phục tùng và ít lời”. Thế là
ôngđãmở màn cho tấn bi kịch của nữ giới trong xã hội phương Tây.
Ba tôn giáo độc thần có nguồn gốc Do Thái là ĐạoDo Thái, Đạo Ki tô
vàĐạo Hồicòn lưutruyền trong sáchkinhđiển của mình những câu chuyện về
nguồn gốc loàingườinhư sau:“Thiênchúalàđấng trị vì tối cao,người tạo tác ra
vạn vật. Trước hết ngài dựng lên tổ tiên loài người là chàng A đam
bằngđấtsét.Sau đóchúathấy Ađamsốngcô đơnthui thủi buồn bã nên ngài rút
một khúc xươngsườn số 7 của Ađamđể tạo ra nàng Ê Va. Ê Va bị con rắn
nói tiếng người dụ dỗ ăntráicấm và dụ dỗ chồng chống lại chúa trời cho nên
cả hai trở thành kẻ đầu tiên phạm tội gọi là nguyên tội và di truyền cho
concháuloàingườiđếnmuônđời”. Kể câu chuyệntrên,thôngđiệp của chúa mong
muốnloài người biết được ít nhất ba điều về người đàn bà. Thứ nhất,
ngườiđànbà mànàng ÊValàđại diện sinh ratrongđời là thuộc về đànông, thuộc
quyền sở hữu của đàn ông.Minh chứng là nàng Ê Va được sinh ra từ chiếc
xương sườn của chàng A đam. Thứ hai, người đàn bà sinh ra trên đời này chỉ
để mua vui cho đàn ông mà thôi. Nếu chàng A đam không buồn thì chúa
chẳng tạo ra nàng Ê Va làm gì. Thứ ba, người đàn bà là kẻ tội đồ của nhân
loại vì là kẻ nghe lời dụ dỗ và dụ dỗ chồng mình phản chúa khiến cho nhân
loại chịu tội truyền kiếp.Đạo Do Thái còn kiềm chế người phụ nữ trong vai
trò người vợ và người mẹ; cho phép chế độ đa thê.

Các nghi thức tín

ngưỡng của cáctôn giáo nàykhôngchophép người phụ nữ vào dâng lễ, quy



định đàn ông ngồi ở hội trường lớn còn phụ nữ thì ngồi tập trung ở một
khoảng nhà thờ dành cho họ.
Kinh Koran của Hồi giáo ghi lại những giáo lí khắtkhe như sau: phụ nữ
phải mặc áo kíntoànthân, không để bấtkì người đànông nhìnthấy phần nào
trên cơthể, kể cả tay và mặt;chúa sinh ra đàn ông cao quý hơnđàn bà.Đối
với những người phụ nữ không biết vâng lời,đàn ông cóquyền ruồng bỏ và
đánh đập. Đàn bà là cánh đồng lạc thú, đànông có thể bước vào nếu muốn.
Như vậy, cả ba tôngiáo trên đãhoàn thành bản án thần quyền về nữ quyền:
nô lệ, tội đồ vàmónđồ tiêu khiển.
So với những luồngtư tưởng bài xích nữ quyền thờixaxưathìnhững hệ tư
tưởngvàtôn giáođề cao nữ quyền là rất hiếm.Dườngnhư chỉ cóđạo Phật là tôn
giáo duy nhất khẳng định nữ quyền và dành những lời tôn trọng cho nữ giới.
Đạo Phật ở ẤnĐộ, tôn giáo của lòng từ bi quảngđại khuyên con người ta: khi
nói chuyện với phụ nữ hãy nói với sự trong sáng của con tim. Nếu
ngườiđó làmột chủ nhân đángkínhhãyđối xử như một bà chị. Nếu ngườiđó xuất
thân thấp kém hãy xem họ như emgái.Nếungười ấy còn ngây thơhãy đối xử
tế nhị và lịch sự.Đạo Phật thực sự là một tôn giáo bác áivàbìnhđẳng; đúng như
giáolícủa đức Phật: “khôngcógiai cấp trong những giọt máu cùng đỏ và trong
những giọt nước mắt cùng mặn”.
Nhìn chung quan niệm của những nhàvănhóa, nhà tư tưởng thời trung
đại ở Việt Nam về tình yêu chịu nhiều ảnh hưởng của quan điểm Nho giáo.
Tuy nhiên, một số cánhân uy tíncũng đãmạnh dạn nói lên tiếng nói bảo vệ
cho một tình yêu nhân bản,nhânvăn.Nguyễn Trãi, Nguyễn Du là những nhà
Nho, cho nên những quan niệm của các ông về cuộc sống cũng như về tình
yêu vẫn nằm trong những luận thuyết của Nho học. Tình yêu của các ông vẫn
nằm trongvòngcươngtỏa của những quy tắc lễ nghi, tình yêu ấy như một cây
cảnh đã được cắt tỉa và khuôn ép trong những dáng thế cũngnhư trongchậu



hay trong bìnhmà kém đi các phần tự do. “Truyện Kiều” vẫnđược đánh giá
là tiếng nói đòi quyền sống của con người trong xã hội cũ, là tiếng nói đòi
quyền yêu của những cô gái tài sắc vẹntoàn,nhưng vẫn là tiếng nói có phần
giữ lễ. Thúy Kiều và Kim Trọng gặp gỡ nhau vẫn phải giữ lễ “namnữ thụ thụ
bất thân”chonên mới có cảnh:
“Người quốc sắc, kẻ thiên tài
Tìnhtrongnhưđãmặtngoàicòne”
Chođến khi Thúy Kiều, Kim Trọng đãthề nguyền với nhau rồi, đãhiểu
nhau đến tám chín phần mười qua câu nói, tiếng đàn, bức tranh... rồi, Kim
Trọngđãsay mentình đến mức “xem trongâu yếm có phần lả lơi”rồi, Thúy
Kiều vẫn tỉnh táo giữ lễ khôngđể cho câu chuyệntìnhyêu đixa quágiới hạn
của lễ nghĩaNho giáo.Tuy nhiêngiữ lễ nghĩalàthế, Nguyễn Trãi và Nguyễn
Du đã có lúc vượt mình lên khỏi các quy tắc của lễ nghi để tiệm cận đến
những ngưỡng bậc của tự do.Cácông cũng cónhững tình yêu lãng mạn, say
đắm. Nguyễn Trãi tán tỉnh Nguyễn Thị Lộ bằngthơkhibàđi bánchiếu ở Hồ
Tây, Nguyễn Trãi nhớ vợ mà vịnh cây chuối mộtcáchđầy tình tứ:
“Tìnhthưmột bức phong còn kín
Gió nơi đâugượng mở xem”
Nguyễn Du mạnh dạn cho Kiều “xăm xăm băng lối vườn khuya một
mình” để đến tỏ tìnhvàđínhước thề nguyền với Kim Trọng. Vàngười ta còn
đồn vào nhữngđêmtrăng hồ Tây,người ta còn nghe thấy cả những tiếng ngâm
thơbình vănđầy tình tứ của Nguyễn Du và Hồ Xuân Hươngnữa. Rõ ràng dù
cho rằng tình yêu vẫn phải giữ lễ nghĩa đến mấy thì Nguyễn Trãi và Nguyễn
Du vẫn muốn rằng tình yêu cần có thêm tính nhân bảnvànhân văn nữa.
Tiếng nói cho mộttình yêuđậm chất người nhất trongvăn thơtrungđại
Việt Nam có lẽ là tiếng nói của Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương là người
lậnđậntrongtìnhyêu,vàlàngười giàu tình yêu. Tâm hồn bà rộng mở để chờ



đón một tình yêu đẹp đẽ và bền vững nhưng dường như chưa từng một lần
trọn vẹn.Bàlàngười khôngưalễ nghi trong cuộc sống và yêuđương.Bà viết thơ
không phải bằng chữ Hán theo lối Nho học mà bằng chữ Nôm theo lối gần
gũi với cách nghĩ và cách nói của dân gian Việt Nam. Hồ Xuân Hương
thương cho số phận mình và cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong
kiến nói chung. Nhưngvới phong cách riêng của mình, bà than thở chongười
phụ nữ một cách mạnh mẽ không ngần ngại. Bà không thươngtheocáchcủa
dân gian dùng giếng giữa đàng, dùng khăn, dùng ngọn cỏ, lá cây để ví với
thân phận người phụ nữ mà bà dùng hình tượng con ốc nhồi, cái quạt, cái
hang...bánhtrôiđể than thân và trách phận.
“Thânemvừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm vớinước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấmlòngson”
Bà không chỉ than cho số phậnconngười, bà than cho tình yêu dang dở
bằng một giọng than tha thiết, mãnh liệt giàu sức sống:
“Đêmkhuya văngvẳng trống canh dồn
Trơcáihồng nhan vớinước non
...
Ngán nỗi xuân qua xuân lại lại
Mảnh tình sa sẻ tícon con”
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nói lên tiếng nói mạnh bạo về đời
sống phụ nữ và khát vọng yêu đươngcủa con người.Như vậy, tiếng nói của
văn học trung đại Việt Nam dường như vẫn có xu hướng vút lên tiếng nói
nhân văn,nhânbản trong tình yêu trong khuôn khổ của lễ giáo phong kiến.
Xã hội phương Tây thời cổ cũng cónhững tiếng nói coi trọngngười nữ
và ca ngợi tình yêu. Nhà triết học Hi Lạp lừngdanhPlatong đã lớn tiếng đòi


công bằng cho nữ giới.Ôngđề cao phẩm giánăng lực của conngười và cho

rằng nếu họ được bồi dưỡng rèn luyện sẽ phát huyđược những tiềm nănglớn
để trở thành nhữngnhà lãnhđạo kiệt xuất. Ông nói: Phụ nữ phảiđược ngang
hàng như namgiới trong cộngđồng chính trị.
Phân tích ca dao Việt Nam về tình yêu đôi lứa, tác giả Nguyễn Thị Hà
trong bài Bước đầu khảo sát ý niệm tình yêu trong cadaongười Việt [39,3841] cho rằng, tìnhyêu như một cuộc hành trình, một thứ men say, là thực thể
gắn kết hai đối tượng yêu nhau, là những điều kỳ diệu và cũng là những gì
gắnbóthường nhật.Người Việt thấy rằng tình yêu và cuộc hànhtrìnhtương tự
nhauvì chúng đều có các yếu tố tươngđồngnhư lữ khách – người yêu, lộ trình
– đườngtình, chướng ngại vật – điều bất trắc, đíchđến – hôn nhân, gia đình.
Điều thể hiện rõ nhất sự tươngđồng ấy là nhữngđiều trắc trở trong quá trình
yêu đương và chính chúng đã cản ngăn đích đến của những cuộc tình, dẫn tới
những dang dở trong tình yêu. Người Việt cũng thấy tình yêu như một thứ
men làm người ta đắm đuối, si mê, ngây dại. Có thể nói, trong tình
yêu,conngườiđược trải qua mọi cung bậc cảm xúc vừa diệu kì vừa phức tạp,
khó lí giải:
“Nhớ ai em những khóc thầm
Haihàngnước mắtđầm đầmnhư mưa”
Hay:
“Nhớ ai ra ngẩnvàongơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ, nhớ ai?”
Sức mạnh của tình yêu có thể vínhư một thực thể có khả nănggắn kết,
gắn kếtđôingười yêu nhau trở nên khăngkhíthơn,yêuthươnghơn.Bêncạnh
đó,tình yêu của người Việt còn gắn với những thực thể tinh khôi, giàu sinh
lực và sang trọng:
“Tìnhanhnhư nước dâng cao


Tìnhemnhưdải lụa đàotẩmhương”
Như vậy,quanđiểm truyền thống về tình yêu và gia đìnhcósự khác biệt
như sau: những tôn giáo, hệ tư tưởng hầunhư cóquanđiểm khắtkhe hơnvề đời

sống hôn nhân cũng như tình yêu; những nhà văn, nhà thơ lớn vừa tôn trọng
quan điểm của các hệ tư tưởng vừa đưa ra quan điểm cởi mở, tiến bộ của
bản thân về tình yêu; còn người bình dân có lẽ thoải mái hơn,mạnh bạo hơn,
tự do hơn trong việc giãi bày tình cảm đôi lứa. Nhưng cần khẳng định một
điều rõ ràng là quan niệm truyền thống về tình yêu, hôn nhân, gia đình vẫn
còn nhiều hạn chế.
1.1.2.Quanniệmvềtìnhyêuvàgia đìnhthờihiện đại
Trong thời hiệnđại, quan niệm về tìnhyêuvàgiađình đã có một sự thay
đổi theo hướng tiến bộ vừa mang tính đổi mới trongđời sống, tính cách tân
trongvăn học nghệ thuật, tính cách mạng trong khoa học. Có rất nhiều hệ tư
tưởng trong đời sống mới mà hầu hết các hệ tư tưởng ấy đều muốn đem lại
tiếng nói công bằng và vạch ra bản chất tự do, nhân văn, nhân bản của tình
yêu.“Trongtácphẩm Nguồn gốc của giađình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước, Ph.Ăng-ghenđãluận giải mối quan hệ biện chứng này, khi coi tình yêu
vàhônnhânnhư những nhu cầu bức thiết của conngười tự dovàlàcơ sở nền tảng
để xây dựng giađình hạnh phúc, bền vững” [35,27]. Ăng-ghen cho rằng tình
yêu và hôn nhân là những điều cao quý trong cuộc sống. Con người có
nhiều quyền lợi hết sức cơ bản và phải được đảm bảo tự do thực hiện các
quyền lợi ấy, trong đó có quyềnđược yêu và lập gia đình. Vì thế một cộng
đồng văn minh là một cộng đồng biết ủng hộ và bảo vệ cho các quyền cao
quý ấy của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, không phải lúc nào và ở nơinào,tìnhyêu
vàhôn nhân cũng được coi trọngđúngvới bản chất cao quý của những giá trị
này. Thời kỳ trung cổ, con người ta vẫn yêu nhau nhưng tình yêu của con
người bị lạm dụng, bị ép buộc và bị quy vào nghĩa vụ phải yêu nhau, hoàn


toàn không có những đặc tính như tự do yêu đương, tự do chọn người bạn
đời.Ăng-ghen chỉ ra thời cổ không phảingười ta có một cuộc yêuđươnghay
hôn nhân thực sự như quan niệm ngày nay bởi vì những người yêu nhau hay
cưới nhau hầu hết là do sự ápđặt hoặc sắp đặt của nhữngngười bố, người mẹ.

Ăng-ghen cũng phântíchtìnhyêuvà hôn nhâncủa conngười thời kỳ tiềntư bản
bộc lộ tính lệ thuộc vào những giá trị kinh tế,conngười ta yêu nhau dựa trên
nền tảng của giá trị thị trường, không phải hoàn toàn dựa trên tình yêu tự do
thực sự. Quan niệm của Ăng-ghen về tình yêu thật rõ ràng và tiến bộ:cơ sở
vững bền cho một cuộc hôn nhân và cuộc sống giađìnhđó làtình thương yêu
chân thành của hai ngườiyêunhau.Là người đặt ra và ủng hộ cho quan điểm
vật chất quyếtđịnh ý thức, nhưngđó làxét về tận cùng của sự vật hiện tượng,
còn xét một cách toàn diện, Ăng-ghen cho rằng tình yêu thực sự vẫn phải
dựa trên tình cảm vượt lên mọi ràng buộc về vật chất và ngoại lực. Ông từng
khẳngđịnh: “Trong lýthuyếtđạo đức cũng nhưtrong thơca,khôngmột quan
niệm nàođược xác lập bất di bất dịch và vững chắc bằng quan niệm cho rằng
bất cứ cuộc hôn nhân nào không dựa trên tình thương yêu lẫn nhau và trên
sự thỏa thuận thật sự tự do giữa hai vợ chồng,đềulà vô đạo đức cả”.
Tình yêu trong quan niệm của các nhàvăn,nhàvănhóahiệnđạicũngcó một
sự cách tân sâu sắc rõ ràng, mạnh bạo.NhàthơLưu Trọng Lư từngđưa ra một
quan điểm nhận xét về sự thay đổi trong cảm nhận và quan điểm về tình đôi
lứa của thanh niên thời đại mới so với các thế hệ đi trước qua một so sánh.
Những thế hệ đi trước ưanhững màu hồng màu sẫm, thế hệ ngàynayưa những
màu xanh nhạt,thoángđãng.Những thế hệ đi trước cảm thấy tâm hồn bị
xaođộng bởi tiếng côntrùng đêm khuya,thế hệ ngày nay lại xôn xao náo
động bởi tiếng gà lúc chính ngọ. Và nhìn mộtcôgáiđẹp điqua,những thế hệ
đitrướccholàđãlàmmộtđiều tội lỗi thì thế hệ ngày nay lại cảm thấy mát mẻ
nhưđứngtrước một cánhđồng xanh.


×