Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Nhân vật nữ trong nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh và trong chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của svetlana alexievich

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 115 trang )

BỘGIÁODỤCVÀĐÀOTẠO
TRƯỜNGĐẠIHỌCSƯPHẠMHÀNỘI2

BÙIĐỨCHIẾN

NHÂNVẬT NỮ TRONGNỖIBUỒNCHIẾNTRANH
CỦABẢONINH VÀ TRONGCHIẾNTRANHKHÔNG
CÓMỘTKHUÔNMẶTPHỤNỮ CỦASVETLANA
ALEXIEVICH

LUẬNVĂNTHẠCSĨ
NGÔNNGỮVÀVĂNHOÁVIỆTNAM

HÀNỘI,2018


BỘGIÁODỤCVÀĐÀOTẠO
TRƯỜNGĐẠIHỌCSƯPHẠMHÀNỘI2

BÙIĐỨCHIẾN

NHÂNVẬT NỮ TRONGNỖIBUỒNCHIẾNTRANH
CỦABẢONINH VÀ TRONGCHIẾNTRANHKHÔNG
CÓMỘTKHUÔNMẶTPHỤNỮ CỦASVETLANA
ALEXIEVICH

Chuyênngành:Líluậnvănhọc
Mã số: 8220120

LUẬNVĂNTHẠCSĨ
NGÔNNGỮVÀVĂNHOÁVIỆTNAM



Ngườihướngdẫnkhoahọc:

PGS. TS. PHÙNG GIATHẾ
HÀNỘI,2018


LỜICẢM ƠN
Tôixin được gửilờicảmơn chânthành và biếtơn sâu sắctớiPGS.TS .
Phùng Gia Thế - người thầy đã trực tiếp hướngdẫn, chỉ bảo tôi trong suốt
quátrình họctập,luônđộngviênvà giúpđỡđểtôithực hiệnluậnvănnày.
Tôi xin đượcbày tỏ lòngbiết ơn chânthànhđếncácthầy giáo,côgiáo những người đãcho tôirấtnhiềunhững kiếnthứcbổtrợ vôcùngcóíchtrong khóa
họcvừaqua.Đồng thời,tôicũng xingửi lờicảm ơn chânthànhtới Ban Giámhiệu,
PhòngĐào

tạosauĐạihọc,cácthầygiáo,côgiáotrongkhoaNgữ

văn,đặcbiệtlàcácthầy côtrong Tổ bộmônLýluậnvănhọcđãtạođiềukiện giúpđỡ
tôi trongquátrìnhhọctập.
Tôicũngxingửilờicảm ơntớigia đình, bạnbè đã luôn động viên, giúp
đỡtrongsuốtthờigian tôi thựchiệnđềtàinày.
Luận văn được hoànthành song không tránh khỏi những hạnchế, thiếu
sót. Tôirất mongnhậnđược nhữngýkiến đónggóptừ phía cácthầycô giáo vàcác
bạnbèđồngnghiệpđểđềtàicủa tôi đượchoànthiện hơn
HàNội,ngày20tháng 7 năm2018
Tácgiảluậnvăn

Bùi ĐứcHiến



LỜI CAMĐOAN
Tôi xincam đoannhữngnộidung đãtrìnhbày trongluậnvănnàylàkết quả
nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Phùng
GiaThế.Những nộidungnày không trùng lặpvới kếtquảnghiêncứu của cáctác
giảkhác.
HàNội,ngày20tháng 7 năm2018
Tácgiảluậnvăn

Bùi ĐứcHiến


MỤCLỤC
MỞĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lídochọnđềtài......................................................................................... 1
2. Lịchsửnghiêncứuvấn đề ......................................................................... 2
3. Mụcđíchvànhiệmvụ nghiêncứu ............................................................. 7
4. Đối tượngvàphạmvinghiêncứu ............................................................. 8
5. Phươngphápnghiêncứu ........................................................................... 8
6. Đónggópcủaluận văn .............................................................................. 8
7. Bốcụccủa luậnvăn ................................................................................... 8
NỘI DUNG ..................................................................................................... 10
Chương 1. SÁNG TÁC CỦA SVETLANA ALEXIEVICH VÀ BẢO
NINHTRONG DÒNG CHẢY VĂNHỌCVỀCHIẾNTRANH ................. 10
1.1.Vềhànhtrìnhsáng táccủaSvetlanaAlexievichvà BảoNinh ............. 10
1.1.1.Hành trìnhsáng táccủaSvetlana Alexievich ................................ 10
1.1.2.Hành trìnhsáng táccủaBảoNinh ................................................. 12
1.2. Nỗibuồnchiến tranhvàChiếntranhkhôngcómộtkhuônmặt phụ
nữ trongdòngchảy văn họcvềchiếntranh ................................................. 13
1.2.1. Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam và vị trí của Nỗi
buồnchiếntranh ....................................................................................... 13

1.2.2. Đề tài chiến tranh trong văn học Xô-viết và vị trí của “Chiến tranh
khôngcómột khuônmặtphụnữ”trongdòngchảyvăn học .......... 18
TIỂUKẾTCHƯƠNG1 .............................................................................. 23
Chương 2. NHÂN VẬT NỮ TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH VÀ
TRONG CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ NHÌN
TỪNHỮNGĐIỂMTƯƠNGĐỒNG ................................................. 24
2.1.Ngườiphụnữ phảiđốidiện vớihoàncảnh khắcnghiệt ....................... 24
2.2.Ngườiphụnữ vớinhữngchấnthương.................................................. 36


TIỂUKẾTCHƯƠNG2 .............................................................................. 46
Chương3. NHỮNGĐIỂMKHÁCBIỆTCỦANHÂNVẬTNỮTRONG NỖI
BUỒN CHIẾNTRANH VÀ TRONG CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ
MỘTKHUÔNMẶT PHỤNỮ ........................................................................ 47
3.1.Nhânvậtnữ trongNỗibuồn chiến tranh .............................................. 47
3.1.1.Nỗicôđơncamchịu ....................................................................... 47
3.1.2. Nhữngbikịchthânphận................................................................. 52
3.1.3Tìnhyêuvàbảnnăng tính dục......................................................... 58
3.1.4.Nghệthuậtxâydựng nhân vật ........................................................ 65
3.2.Nhânvậtnữ trongChiến tranhkhôngcómộtkhuônmặtphụnữ ........ 76
3.2.1. Phụ nữlànạnnhân bikịchcủachiếntranh................................... 76
3.2.2 Niềmtự hàovềbảnthểgiớinữ........................................................ 85
3.2.3. Nghệthuậtxâydựngnhânvật ........................................................ 92
TIỂUKẾTCHƯƠNG3 ............................................................................ 101
KẾTLUẬN ................................................................................................... 102
TÀILIỆUTHAMKHẢO............................................................................. 105


1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọnđề tài
1.1. Trong cấu trúc của tác phẩm tự sự, nhân vậtcóvai tròđặc biệt quan
trọng. Nhân vật có chức năng giống như chiếc chìa khoá giúp độc giả khám
phá thế giới nghệ thuật của tác phẩmvàtưtưởng của nhàvăn.Xâydựng nhân
vật,dođó luôn được xem là yếu tố then chốt cho thấy tàinăngvà sự sáng tạo
của nhàvăn.Têntuổi của nhữngnhàvănlớnthường gắn liền với những nhân vật
mà họ đãsángtạo ra.
1.2. Trong các tác phẩmvănhọc Việt Nam và thế giới, đặc biệt là những
tác phẩm được viết trong thời kì chiến tranh và viết về đề tài chiến tranh thì
hình tượng phổ biến nhấtlàhìnhtượngngười lính. Bên cạnhđó,hìnhtượng nhân
vậtngười phụ nữ cũng được đặc biệt chú ý trong quá trình kiến tạo tác phẩm,
phản ánh cuộc sống gian khổ và những khắc nghiệt của con người do chiến
tranh gây ra, nhất là những người trực tiếp tham gia chiến trận. Nhân
vậtngười phụ nữ đã truyền tải nhữngthôngđiệp, cái nhìn, quan niệm của nhà
văn về cuộc chiến cũng như cuộc đời, đồng thời cũng góp phần quan trọng
trong việc truyền tải những giá trị tư tưởng - thẩm mĩ đặc thù cho tác phẩm
vănhọc.
1.3. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Chiến tranh không có một
khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich là hai tác phẩm viết về chiến tranh
rất tiêu biểu của nềnvănhọc Nga và Việt Nam. Trước nay,đãcó nhiều công
trình nghiên cứu, bài viết với những hướng tiếp cận phong phú về hai tác
phẩm này. Tuy nhiên, những nghiên cứuđó chủ yếu mới xem xét chúng trong
phạm vi tách biệt, riêng lẻ, thực tế chưa có công trình nào tìm hiểu về hình
tượng nhân vật nữ trong hai tác phẩmdưới góc nhìn củavănhọc so sánh.
1.4. Trong chương trình Ngữ văn ở bậc học trung học phổ thông, học
sinhđược tiếp xúc các tác phẩm với hệ thống nhân vật mang nhiềuđặc trưng


gắn với phong cách sáng tác của từngnhàvăn. Đặc biệt, trong công tác giảng

dạy và đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực như hiện nay, việc
khai thác tác phẩm theo hướngvănhọc so sánh đangđược chú ý. Thiết nghĩ,
việc nghiên cứu về nhân vật nữ trong Nỗi buồn chiến tranh và Chiến tranh
không có một khuôn mặt phụ nữ là một cách gợi mở hướng tiếp cận mới cho
học sinh,đồng thời cung cấp những tư liệu phục vụ cho các thầy cô giáo và
các em học sinh trong quá trình tìm hiểu, lý giải, phân tích những tác phẩm
vănhọc viết về chiếntranh trongvănhọc thế giới nói chung.
Với những lí do trên, tác giả luận văn lựa chọn đề tài: “Nhân vật nữ
trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và trong Chiến tranh không có một
khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich” nhằm mục đích chỉ rõ những
điểm tương đồng và khác biệt về thế giới nhân vật nữ trong hai tác phẩm.
Đồng thời, với đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ đónggóp một phần sức lực của
mình vào việc khẳng định vị trí của bộ môn Vănhọc so sánh cũngnhư việc
ứng dụnghướngđi nàytrongthực tiễn nghiên cứu, giảng dạy văn học ở nước ta
hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấnđề
Nỗi buồn chiến tranh và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ là
hai tác phẩm nổi tiếng. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có
công trình nghiên cứu nào tập trung đi sâu vào việc so sánh về nhân vật nữ
trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và trong Chiến tranh không có một
khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich. Rải rác đâu đó ở các công trình
nghiên cứu cũng như trong một số bài viết riêng lẻ từng tác phẩm của từng
nhàvăn,một số nhà phêbình đã gặp gỡ nhautrongcáchđánhgiásơbộ về nội dung
tư tưởngđược thể hiện trong hai tác phẩm, trongđócóthể kể tới một số bài viết
tiêu biểunhư sau:


Là một trong những nhà vănlão thành của văn học Việt Nam, người cho
đến nay vẫn gắn bó với đề tài chiến tranh cách mạng, nhà văn Nguyên Ngọc
trong bài viết về tác phẩm Thân phận của tình yêu (Báo Văn nghệ số 37 năm

1991) đã chỉrõ “Cuốn sáchThânphậncủa tình yêucủa Bảo Ninhlàsự nghiền
ngẫm vềchiến thắng,ýnghĩa và giá trịtolớn và dữdội củachiến thắng.Nóchỉ cho
chúng ta biết rằng, chúngtađãlàm nênchiếncông vĩ đại thắngMĩ với cái giá
ghê gớm đếnchừng nào. Một đặc sắcnữa củacuốnsách này làtác giả viết vớitư
cách hoàntoàn củangười trongcuộc,không đứngngoài, đứng trên nhìn ngắm


đứngtrong,thậmchí



tậnđáy

củacuộcchiến

tranh.Anhviếtvềcuộc

chiếntranh“của anh” gần như bằng tất cảmáu củaanh. Về nghệ thuật,đó là
thànhtựu cao nhấtcủavănhọc đổimới” [29].
Trongbàigiới thiệuvề Nỗibuồnchiến tranh,nhàvăn Nam Dao viết: “Tác
phẩmkhônghậuhiệnđại qua nhữnghìnhthứcthờithượng. Tác phẩmcổđiểntừ cấu
trúc đến văn phong. Tác phẩmnói về chiến tranh qua thân phận thời hậu
chiến, với cái đau đằng đẵng của con người cứ tưởng chiến tranh chấm
dứt. Không, không như tiếng bom đạn thôi nổ trên đầu, nó nổ trong đầu.
Máu khôngchảy ra ngoài,nó chảy vào trong. Đã xảyra, chiến tranh không
baogiờ thực sự kếtthúc vớinhữngngười sống sót sau cuộcchiến. Nóchỉ kếtthúc
trên nhữngtrang sử biên niên, với ngày tháng trơ lỳ. Nhưng trong văn chương
đích thực, nó cònđónhư nhữngvết trầytrụađớnđau

chẳngbao giờ lành,


cảnhbáo đểnhữngthế hệ maihậubiết trânquíhòabình…”[30].
Thực tế khi mớirađờiđã có khôngítnhàphê bìnhcoicuốn tiểu thuyết của
Bảo Ninhlà “điên loạn”, “rối bời”,“lố bịch hóa hiện thực”, “bôi nhọ quân đội”
(chẳng hạn như bài viết của Đỗ Văn Khang trên tuần báo Văn nghệ số 43,
ra ngày 26/10/1991), song nhìn chung tác phẩm này được đánh giá rất cao từ
phía các nhà phê bình, nghiên cứu và cả người đọc. Đây cũnglà xu hướng
đánh giá chung của các nhà phê bình, nghiên cứu về tác phẩm ở hiện thời.


Trong bài viết “Thân phận tình yêu của Bảo Ninh” (in trong Thi pháp
hiệnđại), học giả Đỗ Đức Hiểu cho rằng:“Thân phận tình yêu hay Nỗi buồn
chiến tranh là một hiện tượng ngôn từ lạ lùng mang tính đa thanh, tính đối
thoại..., là một cuộc phiêulưumuốn nhập vào văn học hiệnđại thế giới” [20;
tr.271]. Tuy vậy, nhận xét của nhà nghiên cứu ở đây mới dừng ở mức khái
quát, chưa đi sâu vào phân tích cụ thể, chi tiết các yếu tố ngôn từ của tác
phẩm.
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp trongbài“Kĩthuật dòng ý thức qua Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh” (in trong sách Tự sự học - một số vấn đề lí
luận và lịch sử) khi nghiên cứu về đặc sắc của cuốn tiểu thuyết này đó là kĩ
thuật dòng ý thức đãkhẳngđịnh:“Ở Việt Nam, cũngtừng có một số nhà miêu tả
dòng ý thức nhân vật nhưng phải đến “Nỗi buồn chiến tranh” thì kĩ thuật
dòng ý thức được vận dụng triệt để trở thành nguyên tắc nghệ thuật chi phối
cách tổ chức của tác phẩm”[8;tr.121].
Quan tâm đến thi pháp nghệ thuật của tác phẩm, Phạm Xuân Thạch
trong bài Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến - từ chủ
nghĩa anh hùngđến nhu cầuđổi mới bút pháp khẳngđịnh: “RiêngBảoNinh,
anh đãđẩy nhữngkhuynh hướng nghệ thuật củanhữngnhàvăn đi trướcđến
mộtchiềukíchmới.Anhquyếtliệt từ bỏ hìnhthứctiểuthuyếthiệnthựctruyền thống
(theo kiểu tiểu thuyết - ký sự như Đất trắng) để theo đuổi tiểu thuyết tâm

lý”[39; tr.34].
Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh, đúng như nhận xét của nhàvănNguyễn
Quang Thiều“Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh chinh phục được bạnđọc
nhiều nước trên thế giớitrước hết vìnóđãchạm vào mẫu số chung của nhân
loại”. Trên thực tế, tiểu thuyết của BảoNinhđãđược dịch, giới thiệu ở nhiều
nước trên thế giới và được chào đón nồng nhiệt. Tờ Independent, một trong
những nhật báo có uy tín của nước Anh đã nhận xét về tác phẩm của Bảo


Ninh: “Vượt ra ngoài sức tưởng tượng của người Mỹ, “Nỗi buồn chiến
tranh” đi ra từ chiến tranh Việt Nam đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu
thuyết chiến tranh vĩ đại của thế kỷ, “Mặt trận phía Tây vẫn yên tĩnh” của
Erich Maria Remarque (…). Một cuốn sách viết về sự mất mát của tuổi trẻ,
cáiđẹp, một câu chuyệntìnhđauđớn…một thành quả lao động tuyệtđẹp”.
Bên cạnh đó, trên một số tạp chí về văn học trong và ngoài nước, trên
những trang mạngcũng xuất hiện hàng loạt bài viết về cuốn tiểu thuyết này.
Nhìn chung, có thể thấy,đãcónhiều ý kiến bình luận khác nhau, thậm chí trái
chiều về Nỗi buồn chiến tranh, song về cơ bản, hầu hết các nhà nghiên
cứu đều khẳng định vị trí quan trọng của tác phẩm trong đời sống tiểu
thuyết đương đại.
Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ là một trong những tác
phẩm nổi tiếng nhất của Svetlana Alexievich. Xuất bản lầnđầu tại Nga năm
1983, đến những năm cuối thập niên 80, cuốn sách được xuất bản tại Việt
Nam qua bản dịch của nhà văn Nguyên Ngọc. Mới đây tác phẩm được Tao
Đànmuabản quyềnvàđượcnhàvănNguyênNgọc dịch mới hoàn toàn so với
bảntrướcđó.
Ngay từ trướckhicuốnsáchđượcdịchsangtiếngViệtnóđã được chúý ởViệt
Nam. Trên tạpchí Sông Hương - số 20(tháng 8 - 1986) cóđăngbài: “Xet - la na vàtácphẩm Chiếntranhkhôngcómột khuônmặt phụ nữ” do VươngKiều
dịchtheobảntiếngPhápđãghilạicuộctrả


lờiphỏngvấn củabà vềmột số vấn

đềxoayquanh tácphẩm, đặc biệtlà nhữngngười phụ nữ từng tham gia cuộc
chiến: "Tôi đã tiếp xúc với những mẫungười phụ nữ thật hết sức
khácnhau,cóngườitháiđộ
tranh

đè

củahọquảquyếttrongchiếntranh,cóngười

bẹp,cóngườigiữ

đượcbảnchấtthanh

khiết,

bịchiến

lạicóngườibị

tướcmấttinhthầnmơmộng,có người edèkhépkín,cóngườilại cởi mở. Đó


là nhữngphụnữ vớisức mạnh tinhthầncủa họ, cộng vớikhảnăngto lớncủa
tâmhồnnhânbản,họ đã tạonênchủđềcuốn sáchcủa tôi”[22].
Lê Hồng Lân cũng đã đề cập một vài nét về tác phẩm trên tạp chí Văn
nghệ quânđội: "Còn hàng trămcâu chuyện khủng khiếp khác vềgương mặt bị
bầm nát của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh. Hơn 20 triệu
ngườiNgaXô Viết chếttrongchiếntranh thếgiớithứhaicóbaonhiêugương mặt

phụ nữ? Khó ai biết chính xác, nhưng đọc cuốn sách này ta biết hàng nghìn
thân phận, hàng nghìn gương mặt người phụ nữ không còn nguyên dạng cả
bên trong lẫn bên ngoài. Họ là ai? Là phụ nữ từ nông dân đến trí thức, từ
nôngthôn ra thànhthị. Họlàbinhnhất,binh nhì, dukích,y tá, cứu thương,bác sĩ
phẫu thuật...Họlàcơtrưởng,trungsĩ lái máyđầu kéo,chiến sĩ súng máy, xạ thủ
bắn tỉa, chiến xa hạng nặng… Họ là những cô gái trẻ chưa mộtlần
yêukhôngmayrơi vàotaybọnĐức.Thườngcáccô cómộtviên đạn để tự kết liễu
nếu không may rơi vào tay giặc, nhưng cô không kịp trở tay. Sáng hômsau
đồngđội thấy côbị cắtvú, moi mắt,cắt bộ phận sinhdục và
đóngcọcxuyênquangười.Trêngương mặtdùthảngthốt vàđau đớnvẫn
khônggiấuđược vẻđẹpcủatuổi19” [23].
Trong bài viết “Một cuốn sách viết về chiến tranh, mà lại toàn về phụ
nữ”,TrangNguyen đã khẳng định“Quantrọng hơn, tácphẩmcủa bà đãkêu gọi
loài người cùngđứnglên để chốnglạimộtcuộcchiến có thểxảy ra trong tương
lai, bởi không thể để những trang sử đen tối lặp lại với hàng triệu người bị
tước quyền sống yên ổn. Tương lai, nhất định phải được kiến tạo trên
nềntảnghòabình”.
Cóthểnói,nhữngnghiêncứu,phêbình về tiểuthuyết Chiến tranhkhông có
một khuônmặtphụ nữ mớichủ yếu được intrêncác tạpchí, cáctrang báo mạng
và trên các diễn đàn, chưa phong phú về số lượng và chưa sâu sắc về mức độ
nghiên cứu. Nhìn chung, các bài viết mới mang tính chất giới thiệu


cuốn sáchđến vớiđộcgiảViệt Nam,có một sốbàinghiêncứu,nhận diệnmột cách
khái quát tácphẩm và tác giả mà chưa có công trình nàođi sâu nghiên
cứucụthểcác bìnhdiện củatácphẩm haytiếp cậntác phẩmởmột góc độlý thuyết
nào đó. Đồngthời cũng chưa có công trình nàonghiên cứu tác phẩm
trêntinhthầnsosánh,đối chiếuvớicáctác phẩmcócùngchủđề,đềtài.
Dựa trên đặc điểm của hai cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của
Bảo Ninh và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana

Alexievich, tác giả luận văn lựa chọn đề tài “Nhân vật nữ trong Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh và trong Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ
nữ của Svetlana Alexievich” với mục đích làm rõ điểm tương đồng và khác
biệt,nhữngtươngtác

vănhóa,vănhọcthôngquathếgiới

nhânvậtnữ

củahai

tácphẩm.
3. Mụcđích vànhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đíchnghiêncứu
3.1.1. Đối sánh hệ thống nhân vật người phụ nữ trong hai tác phẩm để
nhận biết những tươngđồng, ảnh hưởng, khác biệt đồng thời thấyđược nỗ lực
sáng tạo riêng của mỗinhàvăn.
3.1.2. Góp phần vào việc khẳng định sự thành công khi xây dựng hình
tượng nhân vật nữ trong hai tác phẩm của hai nhà vănnổi tiếng. Bên cạnhđó,
việc nghiên cứu đề tài này còn góp phần vào việc khẳngđịnh vị trí, tầm quan
trọng của bộ môn Văn học so sánh trong bối cảnh nghiên cứu, giảng dạy văn
học hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Tập hợp và trình bày những vấnđề lý luậnliên quanđếnđề tài.
3.2.2. Nghiên cứu so sánh nhân vật nữ trong hai tác phẩm nói trên ở cả
trên hai bình diệntưtưởng và thi pháp nghệ thuật.


4.Đốitượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đốitượng nghiên cứu

Nhân vật nữ trong hai tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và
trong Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát và phân tích của luậnvănchủ yếu tập trung vào hai tác
phẩm Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich,
Nhà xuất bản Hà Nội, 2017 và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Nhà xuất
bản Trẻ, 2012.
5.Phương phápnghiên cứu
Trong quá trình thực hiệnđề tàinày,người viết sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích,
tổng hợp,phươngpháphệ thống,trongđó, sosánhđược xem làphươngpháp chủ
yếu.
6.Đóng gópcủa luậnvăn
6.1. Về mặt lí luận, luận văn nhằm góp phần làm rõ đặc trưng của văn
học so sánh với tư cách làmột bộ môn nghiên cứu mối quan hệ giữa nềnvăn
học dân tộc vàvănhọc thế giới.
6.2.Trêncơ sở so sánh thế giới nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh của
Bảo Ninh và trong Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana
Alexievich, luận vănchỉ ra nhữngnéttươngđồngcũngnhư điểm khác biệt về
đặcđiểm và cách xây dựng nhân vật nữ của hai tác giả.
7. Bố cục của luậnvăn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luậnvănđược cấutrúcthành3chương:
Chương1: Sáng tác của Svetlana Alexievich, Bảo Ninh trong dòng chảy
vănhọc về chiến tranh.


Chương 2: Nhân vật nữ trong Nỗi buồn chiến tranh và Chiến tranh
không có một khuôn mặt phụ nữ - Nhìn từ nhữngđiểm tươngđồng.
Chương 3: Những điểm khác biệt về nhân vật nữ trong Nỗi buồn chiến

tranh và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ.


NỘI DUNG
Chương 1. SÁNG TÁC CỦA SVETLANA ALEXIEVICH
VÀ BẢO NINH TRONG DÒNG CHẢYVĂNHỌC VỀ CHIẾN TRANH
1.1. Về hành trình sáng tác của Svetlana Alexievich và Bảo Ninh
1.1.1. Hành trình sáng tác của Svetlana Alexievich
1.1.1.1.Tiểusử
Svetlana Alexievich sinh năm 1948 tại thị trấn phía tây Ukraina song
Alexievich lớn lên ở Belarus. Svetlana Alexievich là mộtnhà báođiều tra và
nhàvănchủ yếu viết thể loạivănxuôi hiện thực.Bà đã giành được nhiều giải
thưởng danh giá: giải thưởng Leninsky Komsomol ở Liên Xô (1986), giải
Book Circle ở Hoa Kì và đặc biệt là giảithưởng NobelVănhọc năm 2015“vì
lối viết phức điệu, một tượng đài tưởng niệm sự thống khổ và lòng can đảm
trong thời đại của chúng ta”. Bà là nhà văn đầu tiên của Belarus nhận giải
thưởng này [21].
1.1.1.2.Sựnghiệp sáng tác
Svetlana Alexievich bắt đầu viết từ khi còn học trung học. Sau khi tốt
nghiệp ngành báo chí ở trường Đại học Minsk - Belarus (từ 1967 - 1972) bà
đã chọn làm việc cho một tờ báo địa phương gần biên giới Ba Lan. Chọn
thành phố vùnggiáp biên để lập nghiệp ngay từ buổiđầu, nữ phóng viên trẻ
đãthể hiệnquanđiểm chính trị của mình rấtrõ ràng đólà khôngthỏa hiệp và
không khoannhượng.
Trong nhiềunămlàm báo,vàonhữngnăm70 của thế kỉ XX, Alexievich
được tiếp xúc với những người phụ nữ từng đi qua thế chiến thứ hai, được
nghe những câu chuyện thấmđẫmnước mắt về sự thảm khốc của chiến tranh.
Những mẩu chuyện vụn vỡ banđầu ấy gây cho bà những ấn tượng sâu sắc. Bà
bắt đầu hành trình của mình, đã gửi hàng trăm bức thư, điện tín tới những



người đã từng là nữ chiến binh 20 năm trước, mong có sự phản hồi.
Alexievich đã dànhrabảy năm, đi quahơn100thành phố, thị trấn và các khu
dâncưlàngmạc, chuyện trò với hàng nghìn phụ nữ Liên Xô - nhữngngười đã
tham gia thế chiến thứ hai. Những câu chuyện của họ được Alexievich xâu
chuỗi, sắpđặt lại và tác phẩm Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ đã
ra đờivàonăm 1983. Cuốn tiểu thuyết là lời tự bạch của nhữngngười phụ nữ
từng đi quachiến tranh thế giới thứ hai ở nhiều hoàn cảnhkhác nhau.Quađó,
một bức tranh sốngđộngnhưng cũngđầy đauthương,mở màn cho nhiều tác
phẩm quan trọng khác sau này củabàđược hé mở.
Tác phẩm quan trọng khác là Quan tài kẽm, xuất bản năm 1989viết về
cuộc chiến của Liên Xô tại Afghanistan trong những năm 1979 - 1989 với
những thân phận bị lãng quên. Vừa rađời, tác phẩm gây nênnhiềutranh luận
tại LiênXôvì bịcho là “vukhống”và “tưởng tượng”.SvetlanaAlexievichđã phải
trải qua nhiều năm để hoàn thành cuốn sách này, trên 500 lần gặp gỡ,
phỏng vấn những cựu binh trở về từ cuộc chiến và những người mẹ của
những binh sĩ đã bỏ mạng ở chiến trường. Qua Quan tài kẽm, nhà báo
Svetlana Alexievichđãphơibàylịch sử bi thảm của cuộc chiến, câuchuyện này
cóđiểm giống vớicuộc chiếncủaMỹ tạiViệtNam- theolời miêutảxúc động
củaLarry Heinemanntronglời giớithiệucuốn sách.
Trong những tác phẩm gây tiếng vang lớn, được thế giới tôn vinh phải kể
đến Tiếng vọng từ Chernobyl xuất bản 1997. Tác phẩm đãphơibày nỗi kinh
hoàng của những người làm công việc dọn dẹp phóng xạ sau thảm họa hạt
nhân Chernobyl ở Ukraine ngày 26/4/1986. Vụ việc này được coi là vụ tai
nạnhạtnhânnghiêmtrọngnhấttrong

lịchsửnăng

lượnghạtnhânthếgiới.




khôngcótườngchắnnênđámmây bụiphóngxạ tunglêntừnhà máylan rộng ra
nhiềuvùngphíatây LiênXô,Đông và TâyÂu,Scandinavia, Anhquốc,và đông
HoaKỳ.Ngoàiranhiềuvùngrộnglớnthuộc Ukraina,BelarusvàNgabị


ônhiễmnghiêmtrọng,dẫntớiviệcphảisơtánvàtáiđịnh cư chohơn336.000 người.
Khoảng 60-70 bụi phóng xạ đã rơi xuống Belarus - quê hương của nhàvăn
Svetlana Alexievich. Cuốnsáchnàytrởthành bàihọc cho mọingười trên thế giới
về cáchđối xử với những hậu quả của một thảm họa hạt nhân.
Trong sự nghiệp làm báo, bà từng phỏng vấn hàng nghìn nhân chứng trải
qua những sự kiện chấn động nhất Liên Xô gồm Thế chiến thứ hai, Chiến
tranh Liên Xô - Afghanistan, sự sụpđổ của Liên Xô (1991) và thảm họa hạt
nhân Chernobyl (1985). Hầu hết tác phẩm của Alexievichđãđược xuất bản ở
nhiều quốc gia, được ghi nhận như những biên niên sử bằng văn chương về
đất nước,conngười Xô-viết và hậu Xô-viết [23].
1.1.2. Hành trình sáng tác của Bảo Ninh
1.1.2.1.Tiểusử
Nhà văn Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh năm 1952 tại
huyện Diễn Châu,tỉnh Nghệ An. Ông quêgốc ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông vào bộ đội năm từ 1969, từng chiến đấu ở mặt
trận B-3 Tây Nguyên,tại tiểuđoàn5, trung đoàn24, sư đoàn 10. Năm 1975,
ông giải ngũ. Từ năm 1976-1981 học đại học ở Hà Nội, ra trường làm việc ở
ViệnKhoahọc Việt Nam.Từ năm 1984-1986 Bảo Ninh họckhoá2 Trường viết
vănNguyễnDu sau đó có thời giandàilàmviệctạibáo VănnghệTrẻ.
1.1.2.2. Sự nghiệp sáng tác
Bảo Ninhđược độcgiảbiết đếnkhi chorađờitruyệnngắn Trạibảychú lùn
năm1987. Năm 1991, tiểuthuyết Nỗibuồnchiếntranh của BảoNinh(in lần
đầunăm 1987 với tên gọi Thânphận của tìnhyêu) đượctặng Giải thưởng Hội

Nhà văn Việt Nam và đượcđón chào nồng nhiệt. Tác phẩm k ể về cuộc
đờicủangườilínhtênKiên, đanxen hai dònghồi ứcgiữa hiệntạivàquákhứ về
chiến tranh và mối tình với cô bạn học tên Phương. Vừa mới ra đời tác
phẩmđãgây một tiếngvanglớnđúng như nhàvănNguyên Ngọc đãca ngợi:


"Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới". Tuy
nhiên,cólẽvìtác phẩmđềcậpđến nhữngvấnđềquánhạycảmmàtronghơn
10 năm sau đó nó không được in lại. Mặc dù vậy, dưới ánh sáng của công
cuộcđổimớivănhọc,tácphẩmnàyvẫnđược yêuthích.
Nỗi buồn chiến tranh được dịch sang tiếng Anh bởi Frank Palmos và
Phan ThanhHảo,xuấtbảnnăm 1994vớinhan đề "The Sorrow of War",được
catụngrộng rãi vàđược nhiều nhànghiên cứuphêbìnhđánhgiálàmộttrong những
tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh. Cuốn tiểu thuyết này được phổ
biếnrộng rãi ởphươngTây vàlàmột trong số ítcuốnsáchviếtvềchiến tranh từ
quan điểm phía Việt Nam được xuất bản ở đây. Thông qua tiểu thuyết này,
điều mà người đọc khâm phục là Bảo Ninh đã trình bày quan điểm về chiến
tranhvàhậuchiếnmàkhônghềlênánphía bênkia.
Đếnnăm 2005,tiểu thuyếtnàyđược táibản vớinhanđềbanđầulà Thân phận
củatình yêu và năm 2006 khi tái bảnnó được trở vềvớinhan đềthành nổi
tiếng: Nỗibuồn chiến tranh.
Ngoài ra, Bảo Ninh còn viết một số truyện ngắn về đề tài chiến tranh,
như truyện ngắn Bội phản trong tập Văn Mới do Nhà xuất bản Văn học
xuất bản, được ông gửi gắm nhiều tình cảm và suynghĩvào trong các nhân vật.
Bên cạnh đó là truyện “Khắc dấu mạn thuyền” hiện đã được dựng thành
phim.
1.2. Nỗi buồn chiến tranh và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ
trong dòng chảyvănhọc về chiến tranh
1.2.1. Đề tài chiến tranhtrong văn học Việt Nam và vị trí của Nỗi buồn
chiến tranh

1.2.1.1.Đề tài chiếntranhtrongvănhọc Việt Nam
Thế kỷ XX, nước ta bước qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc, di chứngđể
lại ngổn ngang trên mảnhđấtquê hương,trên cơthể conngười.Vănchương


là sản phẩm của tinh thần,nó đồnghành cùngconngười và cùng chung vấn
nạn của đất nước. Chính vì vậy, có thể xem chiến tranh cách mạng là đề tài
chính của các tác phẩm văn học cách mạng. Trong lịch sử hàng nghìn năm
chống ngoại xâm có thể nói, ba mươi năm gồng mình chiến đấu chống thực
dân Pháp và đế quốc Mĩ làquãngthời gian toàn quân, toàn dân ta tiến hành
một cuộc chiến tranh lâu dài và khốc liệt nhất. Chiếntranhlàđảo lộn mọi gốc rễ
của xã hội, làm thay đổi mọi giá trị của dân tộc vàthay đổi tâm hồn của cả
một thế hệ.
Vănhọc Việt Nam có một truyền thốnglâuđờilàluônđề cao người phụ nữ.
Bản chất người phụ nữ dù thuộc dân tộc nào, thời đại nào cũng đều là
những con người yêu hòa bình. Họ là những con người với sứ mệnh thiêng
liêng và cao cả nhất,đóchính là“nguồn sống”nuôidưỡngcon người của các thế
hệ nối tiếp nhau. Cho dù là đất nước nào, dân tộc nào, chiến tranh cũng
đềuđem đếnchongười phụ nữ sự đaukhổ, mất mát, hi sinh.
Văn học ViệtNam giai đoạn 1945 - 1975 phát triển trong hoàn cảnh cả
nước chống chọi với bọn đến quốc xâm lăng. Nó trở thành vũ khí tư tưởng
chống xâm lược. Nhân vậtđược xây dựng trở thành nhân vậtlý tưởng, họ là
conngười cộng đồng,con người tập thể với khát vọng được phục vụ cho Tổ
quốc. Đó là những con người bình thường nhưng rất vĩ đại như anh Nhẫn
trong Cỏ non, anh Trỗi trong Sốngnhưanh, NguyễnGia Định trong Sống mãi
với thủ đô (1961) hay những trinh sát ở Hạ Lào là Lương và Khiêm trong
Trước giờ nổ súng (1960), anh hùng Núp trong Đấtnước đứng lên…Nhàvăn
muốnthông quacon ngườiđể thể hiện lịch sử, mọi vấn đề của con ngườiđều
liên quanđến lịch sử,đếnquátrìnhđấu tranh cho dân tộc.
Bên cạnh những người lính anh hùng, các nhân vật nữ cũng trở thành

hình tượng anh hùng bất khuất.Đólàchị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng
(Nguyễn Thi), chị Tư Hậu trong Một chuyện chép ở bệnh viện, Kan Lịch


trong tác phẩm cùng tên của Hồ Phương, chị Sứ trong Hòn Đất của Anh
Đức… Hầu hết các nhân vật trong văn xuôi trước 1975 đều là những con
ngườilýtưởng,conngười có ý thức chính trị cao, conngười biết quên cái tôi
cánhânđể sống cho cái chung củađấtnước.
Sau 1975, đất nước bước sang thời kì mới, chuyển từ chiến tranh sang
hòa bình. Văn học tậptrung đi sâuvào đờitư - thế sự, nhìn nhậncon người
dưới nhiều góc độ. Tiêu biểu là Nguyễn Minh Châu với Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau; Lê Lựu với Thời xa vắng; Dương Hướng với
Bến không chồng; Chu Lai với Ăn màydĩ vãng,… đã thể hiện những sự đổi
mới đó.Đặc biệt, với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã thể hiện một cách
rất mới về hìnhngười phụ nữ. Họ không cònđược miêu tả bằng cảm hứng sử
thi với cái nhìn có phần giản đơn như trước nữa. Hình ảnh người phụ nữ ở
đây được tiếp cận ở phươngdiện tàn khốc của chiến tranh, ở những góc khuất
của tâm hồnmàtrước đâychưađược hoặcchưađượcphépđược nói tới..
1.2.1.2. Vị trí của “Nỗi buồn chiếntranh” trongdòng chảy vănhọc viết về
chiến tranh
Như một luồng gió mới về đề tài chiến tranh cách mạng, Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh đã nhanh chóng chinh phục độc giả, được độc giả đặc
biệt quan tâm từ người hâm mộ lẫn nhữngngười phản đối tác phẩm. Khác với
những tác phẩm theo khuynh hướng sử thi trước đó, thường khắc họa chiến
tranh từ góc độ cộng đồng, miêu tả hùng tâm tráng chí của người lính chiến
đấu vì vận mệnhđất nước, BảoNinh đã thể hiện cái nhìn chiến tranh từ một
gócđộ khác đólàcon người cá nhân, những thân phậnconngười,đisâuvào khám
phá nỗi niềm cá nhân của họ.
Đến năm 1991, Nỗi buồn chiến tranh trở thành một trong ba tác phẩm
được giải thưởng vănxuôicủa HộinhàvănViệt Nam.Nhà vănNguyênNgọc

- người lãnh đạo Hội nhà văn thời kì ấy đánh giácao thànhquả sáng tạo của


Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranh. Ông nhận xét:“Đâylàcuốn tiểu thuyết về
một cuộc chiến đấu của một con người tìm lẽ sống hôm nay. Bằng cách
chiến đấu lại cuộc chiến đấu củađời mình. Cuốn sách này không mô tả chiến
tranh. Nó mô tả một cuộc kiếm tìm nặng nhọc chính hôm nay. Hiện thực ở
đây là hiện thực bên trong của một tâm hồn quằn quại và đầy trách nhiệm,
quằn quại vì đầy trách nhiệm. Trách nhiệm lương tâm. Cuốn sách nặng nề
này không bi quan. Vẫn thấm sâu ở đâu đótrong từng kẽ chữ của nó một âm
hưởng hy vọng tiềm tàng, chính là vì thế. Anh đi tìm, nghĩa là anh còn hy
vọng… Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới”
[30]. Nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiếncho“cách tiếp cậnđề tài của Bảo Ninh
giống như một sự liềulĩnh.Cóthể tác giả sẽ bị trả giánhưngtrongkhikhông
ítngười viết còn thiên viết về cáchnghĩbằng những “thuậnlí”,“mộtnghĩa”,
“bảo đảm an toàn”, thì cuốn tiểu thuyết khác thường của Bảo Ninh là “cái
được”củavănchương” [20].
Và chỉ sau một thời gian ngắn, tiểu thuyếtnày đã được đôngđảo bạn đọc
trongvàngoài nước yêu thích. Trên báo Vănnghệ, khi thảo luận về tác phẩm
người ta dành cho nó nhiều lời khen ngợi. Chưa đầy một năm sau khi tiểu
thuyếtra đời, tác phẩm đãđược nhiềungười ngỏ ý muốn được dịch ra tiếng
nước ngoài. Và bản dịch Anh ngữ The Sorrow of War (của Phan Thanh Hảo,
Frank Palmos hiệuđính)được xuất bản tại Úcnăm1993cólẽ là bản dịch đầu
tiên của Nỗi buồn chiến tranh, cũng từ đó,cuốn sách bắtđầu hành trình chu
du khắp thế giới,đếnnaynóđãđược dịchrahơn10ngônngữ.
Bên cạnh những lời khen ngợi, tác phẩm cũng nhận được sự phê phán
gay gắt. Một số người cho tiểu thuyết của Bảo Ninh là tiêu cực, có cái nhìn
sai lệch về cuộc kháng chiến của dân tộc. Nhiều tác giả cũng như nhà phê
bình đã lêntiếng phảnđối và công kích tác phẩm. Tiêu biểu trong số đó là ý
kiến của TSKH.Đỗ VănKhang.Một số nhàvăntrongbangiámkhảo của Hội



nhà văn đã lên tiếng phủ nhận giải thưởng cũng như những phát ngôn của
mìnhtrước đó. Nhàphê bìnhVươngTrí Nhàn kháiquát: “Nếu thờitrước thì cứ
thế cuốn sách sẽ chìm dần trong bóng tối và chỉ cần bị ném ra khỏicácthư
viện nữa thôi là có thể coi như bị xóa sổ hoàn toàn” nhưng may mắn, nó
được rađờiđúngvào thờikì đổi mới [30].
Đến năm 2003, tác phẩm được tiếp tục in lại ở Việt Nam với nhan đề
Thân phận của tình yêu, sau mới chính thức đổi thành Nỗi buồn chiến tranh.
Gần đây, cuốn sáchnày đãđược lọt vào tốp 50 tác phẩm vănhọc nước ngoài
dịch sang tiếng Anh hay nhất trong nửa thế kỷ qua.Đứng ở vị trí thứ 37, tác
phẩm được xếp chung với những kiệt tác văn chương thế giới như Cái trống
thiếc (Gunter Grass), Nghệ nhân và Margarita (Mikhail Bulgakov),
Chiến tranh và hòa bình (Lev Tolstoy), Trăm năm cô đơn (Gabriel
Garcia Marquez)… Và gần đây nhất, Nỗi buồn chiến tranh đãđược dịch và
giới thiệu ở Iran và là cuốn tiểu thuyết Việt Namđầutiênđược dịch ra
tiếngBaTư.
Nỗi buồn chiến tranh, tính đến thời điểm hiện tại, đã đoạt nhiều giải
thưởng lớn, được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới. Những giải
thưởngđược trao gần đây nhất là giảithưởng Châu Á (Nikkei Asia Prizes) lần
thứ 16 của báo kinh tế Nhật Bản và giảisáchhay (được 100% số phiếuđồng
thuận của hội đồng bình chọn) trong nước năm 2011. Dịp này, do có việc
riêng, Bảo Ninh không vào Thành phố Hồ Chí Minh để nhận giải thưởng
được. Nhà văn đã gửi Diễn từ đến Ban tổ chức, trong đó có đoạn viết “Tôi
hàmơncácthầy của tôi ở trường viếtvănNguyễn DulàgiáosưHoàngNgọc
Hiến,nhàvăn NguyênNgọc, nhà văn NguyễnMinhChâu,giáosư Phạm Vĩnh
Cư. Đối với riêng bản thân tôi, các thầy chính là hiện thân của sự khai sáng
và thức tỉnhtrong đổi mới, nhờ các thầy màtôicóđược cho riêng mình tinh
thầnnhân văntự do trong sáng tạovănhọc, một cách cụ thể là nhờ các thầy
màtôi đã có thể viết cuốn Nỗi buồn chiếntranh” [31].



Và kể từ tháng 5năm 2011,Nxb. Trẻ đã chính thức mua và độc quyền
tái bản tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.
Nỗi buồn chiến tranh cũng đã lọt vào tầm ngắm của các nhà làm phim
trongnước như HảiNinh,Khánh Dư.Nhưng vì vấp phải nhiều trở ngại khác
nhau, họ buộc phải tạm gác việc chuyển thể tiểu thuyết nàythànhphim.Đến
2008, sau hơn 10 năm qua lại, đàm phán giữa Việt Nam và Mĩ, đạo diễn
Nicolas Simonđã nhậnđược sự đồng ý của nhàvăn Bảo Ninh và giấy phép
của Bộ Văn hóaThể thao và Du lịch Việt Nam cho kịch bản phim Nỗi buồn
chiến tranh. Nhưngđến nay bộ phim được chuyển tải từ tiểu thuyết này vẫn
chưa được bấm máy. Nhiều ý kiến cho rằng có sự trở ngại từ phía tác giả vì
ôngkhông đồng ý kịch bảncũngnhư việc lựa chọn nhân vậtđể xây dựng linh
hồn của bộ phim. Tuy nhiên, theo tác giả bản quyềnông đãbán cho nhàsản
xuất phim, ông chỉ không đồng ý với kịch bản, việc bộ phimra đời được hay
không là do nhà sản xuất.
Việc nghiên cứu sáng tác của nhà văn Bảo Ninh, trong đó có Nỗi buồn
chiến tranh trong nhàtrườngcũng diễnra khá sôi động trong nhiềunăm trở
lạiđây, nhất là ở các trườngđại học qua một số luận án, luậnvăn,khóaluận và
một phần trong sự khảo cứu của cácđề tài về vănhọc ViệtNamđương đại.
1.2.2.Đề tài chiến tranhtrongvăn học Xô-viết và vị trí của“Chiến tranh
không có một khuôn mặt phụ nữ” trong dòngchảyvănhọc
1.2.2.1.Đề tài chiếntranhtrongvănhọc Xô-viết
Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô (1941 - 1945)
chống lại phátxít Đức làcuộc chiến tranh cósự tham gia của tất cả cácdân tộc
thuộc Liên bang Xô-viết (Liên Xô). Dựng nên những tượng đài văn học ghi
dấu những chiến công và cả những mất mát, hi sinh trong cuộc chiến
tranhnày khôngchỉcónhữngtácphẩmvănhọc củacácnhàvănNga,màcòn là những
sáng tác của các nhà văn từ cácnướccộng hòa an hem, họ đã làm
nênmộthiệntượngvănhọclớn trongthếkỉXX- vănhọcXô-viết.



Theotiếnggọihùngtráng củabài ca Cuộcchiến tranhthầnthánh dựa theo
lời thơ của Lebedeev, những bài thánh ca, ca ngợi lòng quả cảm của những
conngười Xô-viết bìnhthườngtrongthơAkhmatova đã cóhàngtriệu
ngườilínhxungphongramặt trận.Từ nhữngngàyđầucủa cuộcchiến,tháng
6 năm 1941, thi phẩm Ðợi anh về của Simonov đã được các chiến sĩ ngoài
mặt trậnvànhững người vợ,người yêu củahọ ởhậuphương thuộclòng,đã trở
thành biểu tượng cho niềm tin, niềm hi vọng của họ. Trong đạn bom khủng
khiếp, vớicáichếtcậnkề,những tác phẩmcủacácnhàvăn - chiến sĩ không chỉ là
hàng nghìn bài báo, phóng sự, kí sự chiến trường, những bài chínhluận,màcòn
là nhữngtập thơ,truyệnngắn,truyệnvừa và cảtiểuthuyết (vở kịch Những người
Nga, tiểu thuyết Ngày và đêm của K. Simonov; Cầu vồng của Vaciliev,
Những người không khuất phục của Gorbatov, Ðội thanh niêncậnvệ
củaFadeev...).
Tuynổi bậtnhấttrongcác tácphẩmthời kì là chất chínhluậnhào hùng, là
cảm xúc trữ tình, đầy tínhtư liệu, các sự kiện chiến tranh dồn dập nhưng
trongkhốilượngđồsộnhữngtácphẩmấyđãthấy

lấplánhnhữnggiátrịnghệ

thuật

đích thực. Cuộc chiến tranh kết thúc thắng lợi năm 1945 nhưng nó đã lấy đi
sinh mạng của hơn hai mươi triệu người Xô-viết. Ðây là cuộc chiến tranh
khốcliệt,đẫm máunhấttronglịch sử nướcNga.
Sau chiến tranh, tác phẩm Con đường Volokam của A. Bek, Vacil
Terkin, Ngôi nhà ven đường của A. Tvardovski, Stalingrad của V. Nekrasov
vàmột số trích đoạntiểu thuyết Họ chiếnđấu vì tổquốc của M. Solokhov...
đãra đờivàđượccôngchúng đón nhận như những hiệntượngvăn học vì nó có

tính khái quát rộng về nghệ thuật, bởi những giá trị mới mẻ trong việc miêu
tảtâm lí,lịchsử,xãhội.Nhữngsángtácnàyđãđặtnềnmóngchodòng văn học viết
về chiến tranh nổi tiếng trong suốt nhiều thập kỉ qua. Tiếp nối mạch nguồn
viết về cuộc chiến tranh đó nhưng Svetlana Alexievich đã nhìn,


×