Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện văn yên, tỉnh yên bái giai đoạn 2015 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HẠNH
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
TẠI HUYỆN VĂN YÊN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2015-2017’’

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lí đất đai

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa

: 2013 – 2017

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS. Đàm Xuân Vận


Thái Nguyên, Năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HẠNH
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
TẠI HUYỆN VĂN YÊN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2015-2017’’

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lí đất đai

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa

: 2013 – 2017


Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS. Đàm Xuân Vận

Thái Nguyên, Năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường đại học Nông Lâm Thái
nguyên bản thân em đã nhận được sự dạy dỗ chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô
giáo trong Ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban của trường đại học Nông Lâm
Thái Nguyên. Bản thân em đã không ngừng trang bị các khối kiến thức, kỹ năng
chuyên môn nghiệp vụ được các thầy giáo, cô giáo truyền dạy trên giảng đường để
sau khi tốt nghiệp có thể phát huy được hết khả năng của mình để phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Đàm Xuân Vận đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm
Khoa Quản lý Tài nguyên các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã truyền đạt
cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và rèn luyện
tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và tập thể cán bộ tại Văn Phòng
đăng ký đất đai và phát triển quỹ đất huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã tận tình giúp
đỡ, luôn tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu nhưng do thời gian và trình độ, kiến
thức còn có hạn nên không thể không tránh được những sai sót. Vì vậy em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn để luận văn của em

được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 03 tháng 04 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Hạnh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Văn Yên năm 2017 ..................................31
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 phân theo đơn vị .................................32
hành chính của huyện Văn Yên ................................................................................32
Bảng 4.3: Tổng hợp số giấy chứng nhận đất ở đã được cấp ..................................37
Bảng 4.4: Tổng hợp diện tích đất ở đã được cấp GCNQSDĐ...............................39
Bảng 4.5: Tổng hợp số giấy chứng nhận đất chuyên dùng đã được cấp ..............41
Bảng 4.6: Tổng hợp diện tích đất chuyên dùng đã được cấp GCNQSDĐ ...........42
Bảng 4.7: Tổng hợp số giấy chứng nhận đất sản xuất nông nghiệp đã được cấp .....43
Bảng 4.8: Tổng hợp diện tích đất sản xuất nông nghiệp .......................................45
đã được cấp GCNQSDĐ ..........................................................................................45
Bảng 4.9: Tổng hợp số giấy chứng nhận đất lâm nghiệp đã được cấp .................46
Bảng 4.10: Tổng hợp diện tích đất lâm nghiệp đã được cấp GCNQSDĐ ............48
Bảng 4.11: Tổng hợp số giấy chứng nhận đất nuôi trồng thủy sản đã được cấp ......49
Bảng 4.12: Tổng hợp diện tích đất nuôi trồng thủy sản ........................................50
đã được cấp GCNQSDĐ ..........................................................................................50
Bảng 4.13: Thống kê tổng hợp việc cấp GCNQSDĐ tại huyện Văn Yên ................52
Bảng 4.14: Tổng hợp số GCNQSDĐ tồn đọng chưa được cấp ................................55
Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ .........................................................56
đối với các loại đất chính tại huyện Văn Yên ...........................................................56

Bảng 4.16. Kết quả lấy ý kiến của cán bộ quản lý đất đai về công tác cấp
GCNQSDĐ của huyện Văn Yên ...............................................................................57
Bảng 4.17. Kết quả lấy ý kiến của người dân về công tác cấp GCNQSDĐ của huyện
Văn Yên giai đoạn 2015 - 2017 ................................................................................58


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ vị trí địa lý huyện Văn Yên ............................................................17
Hình 4.2: Cơ cấu ngành kinh tế của huyện Văn Yên Năm 2017 ..............................22
Hình 4.3: Quy trình đăng ký cấp giấy chứng nhận ................................................36


iv

MỤC LỤC
Phần 1.Mở đầu ............................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài ................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu .................................................................2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................2
PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của công tác cấp GCNQSDĐ ................3
2.1.1. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai..............................................................3
2.1.2 Quyền của người sử dụng đất .............................................................................4
2.1.3 Cơ sở lý luận về cấp GCNQSDĐ ......................................................................4
2.1.4 Căn cứ pháp lý về cấp GCNQSDĐ ..................................................................5
2.2. Khái quát về công tác cấp GCNQSDĐ ...............................................................6

2.2.1. Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của việc cấp GCNQSDĐ ...................................6
2.2.2. Cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất ............................................................................................................7
2.3. Sơ lược về công tác cấp GCNQSDĐ .................................................................11
2.3.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ một số nước trên thế giới ....................................11
2.3.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ trên cả nước .........................................................12
Cả nước đã có 121/709 đơn vị cấp huyện đang vận hành cơ sở dữ liệu đất đai, tập trung
hoàn thành dứt điểm xây dựng cơ sở dữ liệu huyện mẫu để tích hợp vào cơ sở dũ liệu đất
đai quốc gia, phục vụ vận hành và khai thác sử dụng. ....................................................13
Phần 3.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................15
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................15
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................15
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................15


v

3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................15
3.2.1. Khái quát về điều kiện tư nhiên - kinh tế xã hội và tình hình quản lý,
sử dụng đất tại huyện Văn Yên..................................................................................15
3.2.2.Thực trạng công tác cấp GCNQSDĐ tại huyện Văn Yên
- tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015-2017 .........................................................................15
3.2.3. Đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ ..........................15
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................15
3.3.1. Phương pháp điều thu thập số liệu ..................................................................16
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................16
3.3.3. Phương pháp so sánh.......................................................................................16
PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................17
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Văn Yên ..........................17

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường ................................................17
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ..............................................................21
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ..............................27
4.2.1. Tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai .............................................27
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 tại huyện Văn Yên - Tỉnh Yên Bái ...........31
4.2.3. Đánh giá chung tình hình quản lý và sử dụng đất tại huyện Văn Yên
- tỉnh Yên Bái ............................................................................................................33
4.3. Thực trạng công tác cấp GCNQSDĐ tại huyện Văn Yên ..............................34
4.3.1. Quy trình, thủ tục cấp GCNQSDĐ hiện nay được áp dụng
tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ............................................................................34
4.3.2. Kết quả cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
trên địa bàn huyện Văn Yên ....................................................................................37
4.3.2.1. Đất phi nông nghiệp ...................................................................................37
4.3.3. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ tại huyện Văn Yên .................................51
4.3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác cấp GCNQSDĐ tại huyện Văn Yên..59
4.4. Đề xuất giải pháp đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐ quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Văn Yên .................61


vi

4.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách ......................................................................61
4.4.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện .....................................................................61
4.4.3. Giải pháp về nguồn nhân lực ..........................................................................61
4.4.4. Giải pháp về tuyên truyền ...............................................................................62
PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................63
1. Kết Luận ................................................................................................................63
2. Kiến nghị ...............................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................65



1

Phần 1
Mở đầu
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên đặc biệt và vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu
sản xuất cơ bản và quan trọng nhất của tất cả mọi quá trình sản xuất, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Nó tham gia vào tất cả các hoạt động của
đời sống kinh tế - xã hội, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia,
là kết quả đấu tranh hàng ngàn năm của toàn dân tộc, nó quyết định sự tồn tại và
phát triển của loài người.
Ngày nay, sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất
nước càng nhanh càng mạnh thì nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng lên. Do đó vấn
đề quản lý đất đai càng trở nên phức tạp hơn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là một vấn đề hết
sức quan trọng và là một trong 15 nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất
đai (theo Điều 22 Luật đất đai 2013), là hồ sơ để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ
quỹ đất trong phạm vi cả nước, đảm bảo đất được sử dụng đầy đủ, hợp lý và có hiệu
quả nhất, là cơ sở để xác định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng
đất, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Văn Yên là một huyện vùng núi phía bắc của tỉnh Yên Bái. Trong những
năm gần đây cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì nền
kinh tế - xã hội của huyện đang từng ngày phát triển. Quá trình phát triển này đã
làm thay đổi các nhu cầu của con người, trong đó có nhu cầu sử dụng đất đai. Người
dân xem đất đai như là tài sản quý giá để làm nơi cư trú và dùng đất đai để thực
hiện các giao dịch như: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp… giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất ( sau đây gọi là GCNQSDĐ) trở nên rất quan trọng, là căn cứ pháp lý duy nhất

để người dân sử dụng mảnh đất của mình. Song hiện nay công tác cấp GCNQSDĐ


2

trên địa bàn huyện trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn trong việc đẩy nhanh
tiến độ cấp GCNQSDĐ.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa
Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn
của thầy giáo: PGS.TS. Đàm Xuân Vận, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015-2017’’
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
giai đoạn 2015-2017, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm tăng cường công
tác quản lý Nhà nước về đất đai.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
• Củng cố kiến thức đã học và bước đầu làm quen với công tác cấp
GCNQSDĐ ngoài thực tế.
• Đồng thời nắm vững được những quy định của luật đất đai 2013 và những
văn bản dưới luật về công tác cấp GCNQSDĐ.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
• Đề tài nghiên cứu thực trạng tình hình cấp GCNQSDĐ tại huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015-2017, từ đó đưa ra những giải pháp giúp cho
công tác cấp GCNQSDĐ của huyện đạt hiệu quả hơn.


3


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của công tác cấp GCNQSDĐ
2.1.1. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Năm 2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua luật Đất đai ngày 29/11/2013
và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014. Luật đất đai năm 2013 có 14 chương với 212
điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn
chế phát sinh trong quá trình thi hành luật đất đai năm 2003. Luật đất đai 2013 đó
sửa đổi từ 13 nội dung thành 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai cho phù hợp
với tình hình mới. Tại Điều 22 Luật Đất đai (2013)[3] quy định:
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng
giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ;
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.



4

14. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản
lý và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Trong luật đất đai 2013 nội dung cấp GCNQSDĐ là một trong những nội dung
quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
2.1.2 Quyền của người sử dụng đất
Theo Điều 166 Luật Đất đai (2013) [3] có quy định quyền chung của người
sử dụng đất như sau:
1. Được cấp GCNQSDĐ.
2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
3. Hưởng các lợi ích do công trình của nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo
đất nông nghiệp.
4. Được nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông
nghiệp.
5. Được nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp
về đất đai của mình.
6. Được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất theo quy định của luật này.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất
hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Như vậy người sử dụng đất có quyền được cấp GCNQSDĐ khi các chủ sử
dụng đất có nhu cầu.
2.1.3 Cơ sở lý luận về cấp GCNQSDĐ
Đối với mỗi quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và quan
trọng bậc nhất với mỗi quốc gia. Là cơ sở không gian của mọi quá trình sản xuất,
là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp, là thành phần quan trọng nhất của
môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, công trình kinh tế, văn hóa,
xã hội, an ninh, quốc phòng. Song thực tế đất đai có diện tích giới hạn, có vị trí
cố định trong không gian. Cùng với thời gian giá trị sử dụng của tài nguyên đất

có sự biến đổi tốt hay xấu phụ thuộc vào việc khai thác sử dụng và quản lý của
con người. Do vậy đất đai cần được quản lý chặt chẽ.


5

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của nhà nước đặc biệt là việc gia nhập WTO. Nó đã góp
phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ đồng thời nhu cầu sử dụng đất
cũng tăng lên và làm cho công tác quản lý sử dụng đất hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm
cũng ngày càng trở nên phức tạp.
Chính vì thế công tác quản lý,sử dụng đất đã và đang được đảng và nhà nước
ta quan tâm sâu sắc. Trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai thì công tác
cấp GCNQSDĐ có vai trò rất quan trọng. Thông qua công tác cấp GCNQSDĐ nhà
nước nắm bắt các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và pháp lý của thửa
đất để nắm chắc được tình hình sử dụng đất và quản lý chặt chẽ mọi biến động đất
đai theo đúng pháp luật. Từ đó bảo vệ được lợi ích của nhà nước, cộng đồng cũng
như lợi ích của nhân dân.
Do đó, việc thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ đến từng thửa đất là nhiệm
vụ không thể thiếu của tất cả mọi người khi tham gia sử dụng đất.
2.1.4 Căn cứ pháp lý về cấp GCNQSDĐ
- Luật đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013 có hiệu lực thi hành vào ngày
01/07/2014. [3]
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi
hành luật đất đai (hiệu lực 03/3/2017). [4]
- Nghị định 135/2016/NĐ-CP sửa đổi nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất,
thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định chi tiết thi
hành một số điều của luật đất đai (Có hiệu lực từ 01/07/2014).

- Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định về giá đất.
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 về thu tiền sử
dụng đất.
- Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định về thu
tiền thuê đất, thuê mặt nước.


6

- Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT quy định chi tiết nghị định số
01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số
nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai và sửa đổi bổ sung một số điều của
các thông tư hướng dẫn thi hành luật đất đai.
- Thông tư 02/2015/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP và
Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ. [7]
- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường quy định về GCNQSDĐ (sau đây gọi là giấy chứng nhận). [8]
- Thông tư 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ
Tài chính hướng dẫn Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất.
2.2. Khái quát về công tác cấp GCNQSDĐ
2.2.1. Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của việc cấp GCNQSDĐ
 Khái niệm GCNQSDĐ
Theo quy định tại Điều 3, Luật Đất đai (2013)[3]: “GCNQSDĐ là chứng thư
pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác
gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
 Vai trò của công tác cấp GCNQSDĐ
 Đối với Nhà nước:
- Công tác cấp GCNQSDĐ đất giúp nhà nước nắm chắc được tình hình đất
đai tức là biết rõ các thông tin chính xác về số lượng và chất lượng, đặc điểm về

tình hình hiện trạng của việc quản lý sử dụng đất.
- Cấp GCNQSDĐ là căn cứ pháp lý đầy đủ giải quyết mối quan hệ về đất
đai, cũng là cơ sở pháp lý để nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất cho
các đối tượng sử dụng đất.
- GCNQSDĐ là cơ sở pháp lý giúp nhà nước xử lý vi phạm về đất đai.
- Từ việc nắm chắc tình hình đất đai, Nhà nước sẽ thực hiện phân phối lại
đất theo quy hoạch, kế hoạch chung thống nhất. Nhà nước thực hiện quyền chuyển
giao, quyền sử dụng từ các chủ thể khác nhau (giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền


7

sử dụng đất và thu hồi đất). Vì vậy cấp GCNQSDĐ đất là một trong những nội
dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
 Đối với người sử dụng đất:
- GCNQSDĐ là giấy tờ thể hiện mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước với
người sử dụng đất. Giúp cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất, yên tâm đầu tư
trên mảnh đất của mình.
- GCNQSDĐ là điều kiện để người sử dụng đất được bảo hộ các quyền và
lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình sử dụng đất.
- GCNQSDĐ là điều kiện để đất đai được tham gia vào thị trường bất động sản.
 Ý nghĩa của việc cấp GCNQSDĐ
Việc cấp GCNQSDĐ với mục đích để nhà nước tiến hành các biện pháp
quản lý nhà nước đối với đất đai, để người sử dụng đất yên tâm khai thác tốt mọi
tiềm năng của đất, đồng thời phải có nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo nguồn tài nguyên đất
cho các thế hệ sau. Thông qua việc cấp giấy chứng nhận để nhà nước nắm chắc và
quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất của quốc gia.
2.2.2. Cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất
GCNQSDĐ đất cấp theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại

đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. GCNQSDĐ được cấp theo từng
thửa đất gồm 2 bản, trong đó một bản cấp cho người sử dụng đất, một bản lưu tại
văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
2.2.2.1. Điều kiện cấp GCNQSDĐ
 Điều kiện cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang
sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất, được thực hiện theo Điều 100 Luật Đất
đai (2013)[3]:
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại
giấy tờ sau đây thì được cấp GCNQSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất:
+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính trước ngày
15/10/1993.


8

+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn
liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất.
+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với
đất ở trước ngày 15/10/1993, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử
dụng ổn định trước ngày 15/10/1993.
+ Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ
cấp cho người sử dụng đất.
+ Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định
của Chính phủ.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy
định mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền

sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật đất đai
2013 có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy
định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp GCNQSDĐ và
không phải nộp tiền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa
án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết
quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp GCNQSDĐ; trường hợp chưa
thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho thuê
đất từ ngày 15/10/1993 đến ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành mà chưa
được cấp giấy chứng nhận thì được cấp GCNQSDĐ; trường hợp chưa thực hiện
nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ
đường, nhà thờ họ, đất nông nghiệp quy định và đất đó không có tranh chấp, được Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng.
 Điều kiện cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà
không có giấy tờ về quyền sử dụng đất:


9

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật Đất đai 2013 có
hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đât đai, có hộ
khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác
nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được
cấp GCNQSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định

nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/07/2004 và không vi phạm
pháp luật đất đai thì được cấp GCNQSDĐ.
2.2.2.2. Những trường hợp được cấp GCNQSDĐ
- Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ theo quy định tại
các điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai 2013.
- Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật Đất đai 2013
có hiệu lực thi hành.
- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho
quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, người nhận quyền sử
dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.
- Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất
đai, theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ
quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
- Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
- Người được nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở, người mua
nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
- Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa, nhóm người sử dụng đất hoặc các
thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền
sử dụng đất hiện có.


10

- Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại giấy chứng nhận bị mất.
2.2.2.3. Những trường hợp không được cấp GCNQSDĐ
- Tổ chức, cộng đồng dân cư được nhà nước giao đất để quản lý thuộc các

trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
- Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của
xã, phường, thị trấn.
- Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại
đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp
nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
- Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ.
- Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ nhưng đã có thông báo
hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức, UBND xã được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để
sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng.
2.2.2.4. Nguyên tắc cấp GCNQSDĐ
Được quy định tại Chương VII, Mục 2, Điều 98 Luật đất đai (2013)[3]:
1. GCNQSDĐ được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất
đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường,thị trấn mà có
yêu cầu thì được cấp một GCNQSDĐ chung cho các thửa đất đó.
2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu
chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì GCNQSDĐ phải ghi đầy đủ tên của
những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác
gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 giấy chứng nhận, trường hợp các chủ sử
dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một giấy chứng nhận và trao cho người
đại diện.
3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận
GCNQSDĐ sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.


11


4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng
vào GCNQSDĐ, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số
liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc GCNQSDĐ đã cấp mà
ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời
điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử
dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi GCNQSDĐ diện tích đất được xác định
theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối
với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
2.2.2.5. Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ
Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ quy định theo Luật Đất đai (2013)[3], chương
VII, Mục 2, Điều 105 như sau:
- UBND cấp tỉnh cấp GCNQSDĐ cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện
dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
- UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng
cấp cấp GCNQSDĐ.
- UBND cấp huyện cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử
dụng đất ở tại Việt Nam.
2.3. Sơ lược về công tác cấp GCNQSDĐ
2.3.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ một số nước trên thế giới
Tại Mỹ
Mỹ là một quốc gia phát triển, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước
thống nhất quản lý. Đến nay, Mỹ đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính. Nước Mỹ đã xây dựng một hệ thống thông
tin về đất đai và đưa vào lưu trữ trong máy tính, qua đó có khả năng cập nhật các
thông tin về biến động đất đai một cách nhanh chóng và đầy đủ đến từng thửa đất.



12

Công tác cấp giấy chứng nhận tại Mỹ sớm được hoàn thiện. Đó cũng là một trong
các điều kiện để thị trường bất động sản tại Mỹ phát triển ổn định.
Tại Pháp
Hầu hết đất đai tại Pháp thuộc sở hữu toàn dân. Nước Pháp đã thiết lập được
hệ thống thông tin, được nối mạng truy cập từ trung ương đến địa phương. Đó là hệ
thống tin học hoàn chỉnh (phục vụ trong quản lý đất đai). Nhờ hệ thống này mà họ
có thể cập nhật các thông tin về biến động đất đai một cách nhanh chóng, thường
xuyên và phù hợp và cũng có thể cung cấp thông tin chính xác, kịp thời đến từng
khu vực, từng thửa đất.
Tại Thái Lan
Thái Lan đã tiến hành cấp giấy chứng nhận và giấy chứng nhận được cấp tại
Thái Lan được chia làm 3 loại:
- Đối với các chủ sử dụng đất hợp pháp và mảnh đất không có tranh chấp thì
được cấp bìa đỏ.
- Đối với các chủ sử dụng đất sở hữu mảnh đất có nguồn gốc chưa rõ ràng
cần xác minh lại thì được cấp bìa xanh.
- Đối với các chủ sử dụng mảnh đất không có giấy tờ thì cấp bìa vàng.
2.3.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ trên cả nước
Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường),
năm 2016 lĩnh vực quản lý đất đai đã đặt được những kết quả đáng ghi nhận, đặc
biệt là công tác đo đạc, cấp GCNQSDĐ. Hiện cả nước đã cấp được 41.8 triệu giấy
chứng nhận với tổng diện tích hơn 22.9 triệu ha.
Cụ thể, về công tác đo đạc, đăng kí, cấp GCN, đến nay cả nước đã đo đạc,
lập bản đồ địa chính đạt trên 70% tổng diện tích tự nhiên và cơ bản đã hoàn thành
mục tiêu cấp GCNQSDĐ,cả nước đã cấp 41.8 triệu GCNQSDĐ với tổng diện tích
hơn 22.9 triệu ha, đạt 94.9% diện tích các loại đất cần cấp và đạt 96.7% tổng số

trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp giấy.
Trong đó, đất SXNN đạt 90.3%, đất lâm nghiệp đạt 98.2%, đất ở đô thị đạt 96.8%,
đất ở nông thôn đạt 94.5%, đất chuyên dùng đạt 85% diện tích đất cấp.


13

Cả nước đã có 121/709 đơn vị cấp huyện đang vận hành cơ sở dữ liệu đất đai, tập
trung hoàn thành dứt điểm xây dựng cơ sở dữ liệu huyện mẫu để tích hợp vào cơ sở dũ liệu
đất đai quốc gia, phục vụ vận hành và khai thác sử dụng.
Cụ thể ở một số tỉnh trên cả nước như sau:
* Tại tỉnh Cao Bằng
Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và tính đến
ngày 31/12/2016, trên địa bàn toàn tỉnh đã cấp được 442.529 giấy chứng nhận.
Trong đó:
Cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình cá nhân:
- Đất sản xuất nông nghiệp cấp được 218.315 giấy chứng nhận với diện tích
79.706,76 ha đạt 86,78 % diện tích cần cấp.
- Đất ở nông thôn cấp được 92.167 giấy chứng nhận với diện tích 3.541,01
ha đạt 96,54% diện tích cần cấp.
- Đất ở đô thị cấp được 26.939 giấy chứng nhận với diện tích 706,12 ha đạt
93,5 % diện tích cần cấp.
- Đất lâm nghiệp cấp được 103.875 giấy chứng nhận với diện tích
399.503,59 ha đạt 90,12 % diện tích cần cấp.
Cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức:
- Đất chuyên dùng: 941 giấy chứng nhận với diện tích 1.200,56 ha đạt 81,05
% diện tích cần cấp.
- Đất lâm nghiệp: 285 giấy chứng nhận với diện tích 35.912,64 ha đạt 99,37
% diện tích cần cấp.
- Các loại đất khác: 5 giấy chứng nhận với diện tích 42,32 ha.

* Tại tỉnh Phú Thọ
Tính đến năm 2016, toàn tỉnh Phú Thọ đã cấp được 12.265 giấy chứng nhận
lần đầu cho các loại đất (trong đó: cấp 1 thửa/1 giấy chứng nhận là 10.739 giấy
chứng nhận, cấp nhiều thửa/1 giấy chứng nhận là 1.526 giấy chứng nhận).
Cụ thể: Huyện Đoan Hùng cấp được 2.403 giấy chứng nhận huyện Tân Sơn
cấp được 590 giấy chứng nhận, huyện Hạ Hòa cấp được 4.257 giấy chứng nhận,
huyện Lâm Thao cấp được 870 giấy chứng nhận, huyện Tam Nông cấp được 954


14

giấy chứng nhận, huyện Thanh Thủy cấp được 339 giấy chứng nhận, huyện Thanh
Sơn cấp được 362 giấy chứng nhận, huyện Thanh Ba cấp được 734 giấy chứng
nhận, huyện Cẩm Khê cấp được 1.756 giấy chứng nhận.
* Tại tỉnh Yên Bái
Theo số liệu thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày
31/12/2016 toàn tỉnh đã cấp được 555.366 giấy chứng nhận, đạt 94,7% diện tích đủ
điều kiện cấp. Cụ thể:
- Đất ở, toàn tỉnh đã cấp được 236.712 giấy với diện tích 3.625,2ha, đạt
94,5% diện tích đủ điều kiện cấp.
- Đất sản xuất nông nghiệp, đã cấp được 228.599 giấy với diện tích
53.364,5ha, 95,2% diện tích đủ điều kiện cấp.
- Đất lâm nghiệp, đã cấp được 80.755 giấy với diện tích 271.126,5ha, đạt
94,8% diện tích đủ điều kiện cấp.
- Đất chuyên dùng đã cấp được 3.702 giấy với diện tích 8.615,6ha, đạt 93,6%
diện tích đủ điều kiện cấp.
- Đất tôn giáo tín ngưỡng đã cấp 60 giấy với diện tích 33,9 ha, đạt 95,7%
diện tích đủ điều kiện cấp.
- Đất phi nông nghiệp khác đã cấp 47 giấy với diện tích 23,5 ha, đạt 94,8%
diện tích đủ điều kiện cấp.



15

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất
trên địa bàn huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu công tác cấp GCNQSDĐ tại huyện Văn Yên - tỉnh Yên
Bái giai đoạn 2015-2017.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Khái quát về điều kiện tư nhiên - kinh tế xã hội và tình hình quản lý, sử
dụng đất tại huyện Văn Yên
 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí
- Địa hình, địa mạo
- Khí hậu, thuỷ văn, các nguồn tài nguyên khác
 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Thực trạng phát triển kinh tế
- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
 Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện
3.2.2.Thực trạng công tác cấp GCNQSDĐ tại huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái
giai đoạn 2015-2017
- Quy trình, thủ tục cấp GCNQSDĐ hiện nay được áp dụng tại huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái.
- Kết quả cấp GCNQSDĐ đối với các loại đất chính trên địa bàn huyện
Văn Yên.

3.2.3. Đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ
3.3. Phương pháp nghiên cứu


16

3.3.1. Phương pháp điều thu thập số liệu
* Thu thập số liệu thứ cấp
+ Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, về đời sống văn hóa,
xã hội, giáo dục, y tế, về hiện trạng sử dụng đất đai, … của huyện Văn Yên.
+ Thu thập các tài liệu, số liệu về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
của huyện Văn Yên trong giai đoạn từ 2015 - 2017.
*Thu thập số liệu sơ cấp
Xây dựng mẫu phiếu điều tra gồm 64 phiếu, trong đó:
- Tiến hành điều tra, phỏng vấn toàn bộ cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Văn Yên 14 phiếu theo mẫu phiếu điều tra.
- Tiến hành điều tra phỏng vấn đối tượng sử dụng đất 50 phiếu để thu thập
số liệu phục vụ cho việc đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác cấp
GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Thống kê các số liệu đã thu thập được như diện tích, các trường hợp cấp
GCNQSDĐ, v.v…
- Tổng hợp, phân tích các kết quả thu được.
- Xử lý, tính toán số liệu thu thập được bằng phần mềm Excel và phương
pháp thống kê toán học
3.3.3. Phương pháp so sánh
Thông qua các số liệu sẵn có, các số liệu thu thập, tổng hợp được để lựa chọn
các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học và đúng với thực tế khách quan.



17

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Văn Yên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Văn Yên là một huyện vùng núi phía Bắc của tỉnh Yên Bái, có toạ độ địa lý
104o23’ đến 104o30’ độ kinh đông và từ 21o50’30” đến 22o12’ độ vĩ bắc.

Hình 4.1: Sơ đồ vị trí địa lý huyện Văn Yên
- Phía Đông giáp huyện Lục Yên, Yên Bình.
- Phía Tây giáp huyện Văn Chấn.
- Phía Nam giáp huyện Trấn Yên.
- Phía Bắc giáp huyện Văn Bàn, huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 139.043,83 ha. Huyện Văn Yên cách trung tâm
tỉnh lỵ Yên Bái 40 km về phía Bắc. Toàn huyện có 26 xã và 01 thị trấn, với 312


×