Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chủ tịch hội nông dân xã tú trĩ, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 50 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LUÂN HOÀI THƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
“TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CHỦ TỊCH HỘI
NÔNG DÂN XÃ TÚ TRĨ, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỉNH BẮC KẠN”

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Lớp

: KTNNN02-K46

Khóa học



: 2014-2018

Thái Nguyên, 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LUÂN HOÀI THƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
“TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CHỦ TỊCH HỘI
NÔNG DÂN XÃ TÚ TRĨ, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỉNH BẮC KẠN”

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa


: Kinh tế & PTNT

Lớp

: KTNNN02-K46

Khóa học

: 2014-2018

Giảng viên hƣớng dẫn

: TS.Bùi Thị Thanh Tâm

Cán bộ cơ sở hƣớng dẫn : Hà Văn Tạ

Thái Nguyên, 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình thực tập tốt nghiệp, tôi đã bƣớc đầu đƣợc tiếp cận với
kiến thức thực tế, đây là tiền đề giúp tôi nâng cao kiến thức và trải nghiệm so
với những gì tôi đã tiếp thu đƣợc ở trƣờng nhằm đáp ứng nhu cầu lao động
hiện nay và hoàn thành khóa học của mình.
Đƣợc sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trƣờng. Ban chủ nhiệm Khoa
Kinh tế & PTNT, dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của cô giáo ThS. Bùi Thị Thanh
Tâm, tôi đã thực hiện đề tài: “Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chủ
tịch hội nông dân xã Tú Trĩ, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn” Sau một

thời gian tìm hiểu tại địa phƣơng, đến nay đề tài đã đƣợc hoàn thiện.
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Bùi Thị
Thanh Tâm- Giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Giáo viên
hƣớng dẫn tôi trong quá trình thực tập.Cô đã chỉ bảo và hƣớng dẫn tận tình
cho tôi những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng nhƣ các kỹ năng trong khi
viết bài, chỉ cho tôi những thiếu sót và sai lầm của mình giúp tôi chỉnh sửa kịp
thời để hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất.
Qua đây cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới anh Hà Văn TạChủ tịch hội nông dân xã Tú Trĩ. Trong quá trình tôi thực tập tại xã anh luôn
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, chỉnh sửa những
thiếu sót và cung cấp thông tin, số liệu cần thiết để bài báo cáo của tôi đƣợc
hoàn thiện một cách đầy đủ nhất. những chia sẻ của anh là những chia sẻ hết
sức bổ ích cho em sau này khi ra trƣờng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Chủ tịch UBND xã Tú Trĩ, cùng
các phòng ban, các cán bộ, công chức UBND xã Tú Trĩ đã cung cấp những
thông tin và số liệu cần thiết, nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo tận tình, chia sẻ
những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác.


ii

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, bản thân tôi đã cố gắng khắc phục
mọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận. Tuy nhiên, vì hạn chế về kiến thức và
chuyên môn nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong các thầy cô
và giáo viên hƣớng dẫn, giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện để khóa luận của tôi
đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên,ngày 21 tháng 12 năm 2017

Sinh viên


LUÂN HOÀI THƢƠNG


iii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Cơ cấu đất đai của xã Tú Trĩ năm 2016 ......................................... 16
Bảng 3.2: Nhiệt độ, ẩm độ, lƣợng mƣa trung bình hàng năm ........................ 17
huyện Bạch Thông năm 2016 ......................................................................... 17
Bảng 3.3 : Xã Tú Trĩ đã đạt đƣợc các tiêu chí của Nông thôn mới đến năm
2016 ................................................................................................................. 21
Bảng 3.4 : Tình hình vay vốn 6 tháng đầu năm 2017 của xã Tú trĩ .......................... 26

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 3.1: Tổ chức hệ thống UBND xã Tú Trĩ.............................................. 20


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

Nguyên nghĩa

Viết tắt


1

UBND

Ủy ban nhân dân

2

UB BCH

Ủy ban ban chấp hành

3

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

4

PTNT

Phát triển nông thôn

6

CBHND

Cán bộ hội nông dân


7

KTXH

Kinh tế xã hội

8

NTM

Nông thôn mới

9

KHKT

Khoa học kỹ thuật

10

UVBCH

11

BCH – BTV

Ủy viên ban chấp hành
Ban chấp hành – Ban thƣờng vụ



v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện nội dung đề tài ......................................... 1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.2.3. Yêu cầu .................................................................................................... 3
1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện .......................................................... 5
1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 5
1.3.2. Phƣơng pháp thực hiện........................................................................... 5
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 5
1.5. Nhiệm vụ chƣ́c năng cơ sở thực tập ........................................................... 6
1.6. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập ................................................. 6
Phần 2: TỔNG QUAN .................................................................................... 8
2.1. Lịch sử nghiên cứu chung của hội nông dân ............................................ 8
2.2. Về cơ sở lý luận.......................................................................................... 9
2.2.1. Một số khái niệm liên quan đến hội nông dân ........................................ 9
2.2.2. Các văn bản pháp lí liên quan đến nội dung thực tập .......................... 11
2.2.3. Đặc điểm ,vai trò,chức năng và nhiệm vụ của Hội nông dân [7] ......... 11
Phần 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP .................................................................. 15
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 15



vi

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của cơ sở thực tập ........................... 15
3.1.2. Những thành tựu đã đạt đƣợc của cơ sở thực tập ................................ 20
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của hội nông dân xã ............................. 23
3.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập tại xã .......................... 24
3.2. Kết quả thực tập ...................................................................................... 24
3.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phƣơng .................................... 24
3.2.2. Tình hình tham gia các hoạt động, phong trào của Hội nông dân tại địa
phƣơng ............................................................................................................. 25
3.2.1.1. Hoạt động của Hội nông dân.............................................................. 25
3.2.2.2. Hoạt động, dịch vụ, tƣ vấn, dạy nghề hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất .. 26
3.2.2.3. Phong trào của Hội nông dân ............................................................ 27
3.2.6. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế .................................................. 35
3.2.7. Những mặt thuận lợi và khó khăn của Chủ tịch Hội nông dân xã Tú Trĩ
trong qua trình công tác tại địa phƣơng .......................................................... 38
3.2.8. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực của Chủ tịch Hội nông dân xã ....... 38
Phần 4: KẾT LUẬN ...................................................................................... 40
4.1. Kết luận .................................................................................................... 40
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 41
4.2.1. Về phía chính quyền địa phƣơng .......................................................... 41
4.2.2. Đối với ngƣời dân ................................................................................ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42


1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện nội dung đề tài
Trong bất cứ công việc gì thì sự phối hợp hoạt động cụ thể đạt đƣợc
mục tiêu chung là hết sức cũng có sự phối hợp với nhau để xây dựng một nhà
nƣớc Việt Nam “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
Hệ thống chính trị của nƣớc ta gồm Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức chính trị xã hội do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo. Hội nông dân Việt Nam trải
qua các kỳ Đại hội đã đổi mới hơn về nội dung và hình thức hoạt động.Tăng
cƣờng sự lãnh đạo của Đảng và phối hợp với chính quyền và tổ chức chính trị
xã hội để xây dựng Hội và phát động các phong trào phát triển kinh tế. Đối
với một đất nƣớc nông nghiệp chiếm 70% dân số thì vai trò của Hội nông dân
càng quan trọng hơn, sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nƣớc và Hội nông
dân các cấp nhằm tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trƣơng,
đƣờng lối, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nƣớc, từng bƣớc nâng cao
đời sống của nhân dân. Hội nông dân là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp
nông dân Việt Nam, là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân để tuyên
truyền chiến lƣợc phát triển kinh tế. Lắng nghe tâm tƣ nguyện vọng của dân
để đề xuất với Đảng chính quyền các cấp nhằm điều chỉnh kịp thời các chính
sách cho phù hợp với nông dân ở từng vùng từng thời kỳ. Sự phối hợp giữa
Hội nông dân ủy ban nhân dân tạo ra cơ chế đồng bộ thống nhất.Trong giai
đoạn hiện nay đất nƣớc ta đang chuyển mình vào hội nhập với khu vực và
trên thế giới thì vai trò của Hội nông dân càng trở nên quan trọng hơn góp
phần đƣa nông dân nƣớc ta hội nhập cùng đất nƣớc. Trong thời kỳ học tập và
rèn luyện tại trƣờng Đại học nông lâm Thái Nguyên em nhận thấy tầm quan
trọng của hoạt động của Hội nông dân của cả nƣớc chung và Hội nông dân xã
Tú Trĩ nói riêng đang là một vấn đề cấp bách hiện nay. Cần củng cố và phát


2

huy tối đa vai trò của Hội nông dân cũng nhƣ vai trò của Chủ tịch Hội nông
dân nhằm cùng toàn Đảng, toàn dân phát triển kinh tế từng bƣớc nâng cao

hiệu quả đời sống của nhân dân. Chủ tịch Hội nông dân đóng vai trò quan
trọng vào quá trình đào tạo rèn luyện tay nghề cho nông dân, tƣ vấn giúp
nông dân nắm bắt đƣợc các chủ trƣơng, chính sách về nông lâm nghiệp của
Đảng và Nhà nƣớc mang lại nhiều kiến thức và kỹ thuật, thông tin về thị
trƣờng để thúc đẩy sản xuất cải thiện, đời sống, góp phần xây dựng và phát
triển nông thôn mới .Muốn vậy ngoài cán bộ nông nghiệp, Hội nông dân phải
thƣờng xuyên hỗ trợ và động viên nông dân phát huy những tiềm năng sáng
kiến của họ để chủ động giải quyết lấy các vấn đề cuộc sống. Chủ tịch Hội
nông dân phải phân tích tình huống của nông dân trƣớc khi quyết định đó là
cách tốt nhất để giúp đỡ họ. Một cán bộ thực thụ sẽ có những vai trò đối với
nông dân nhƣ sau: Ngƣời đào tạo (ngƣời thầy), Ngƣời tạo điều kiện, Ngƣời
lãnh đạo, Ngƣời quản lý, Ngƣời môi giới, Ngƣời cung cấp thông tin, Ngƣời
bạn, Ngƣời hành động, Ngƣời tổ chức, Ngƣời tƣ vấn….. Vì vậy đề tài này sẽ
đi sâu vào tìm hiểu tầm quan trọng của Chủ tịch Hội nông dân, vai trò chức
năng và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội nông dân cần làm trong công tác tuyên
truyền xây dựng để phát triển kinh tế nông nghiệp, đời sống nông dân trong
toàn xã cũng nhƣ góp phần phát triển kinh tế nƣớc nhà.
Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên cũng nhƣ thấy đƣợc sự cần thiết của
chủ tịch hội nông dân em đã mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiểu vai trò, chức
năng, nhiệm vụ của chủ tịch hội nông dân xã Tú Trĩ, huyện Bạch Thông,
tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài thực tập tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiể u các hoa ̣t đô ̣ng của H ội nông dân, Chủ tịch Hội nông dân xã ,
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực làm việc và hiệu quả
hoạt động của Chủ tịch Hội nông dân trong thời gian tới.


3


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu đƣợc các hoạt động, vai trò, chức năng của Chủ tịch Hội
nông dân xã.
- Nghiên cứu KTXH về các mặt: văn hóa, kinh tế, an ninh, ...
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Chủ tịch Hội nông dân
trong công tác quản lý tuyên truyền.
- Tìm hiểu công việc cụ thể của Chủ tịch Hội nông dân.
- Đƣa ra đƣợc các mặt hạn chế của Hội nông dân cũng nhƣ địa phƣơng,
nguyên nhân của những vấn đề đó và những thành tựu hội đã làm đƣợc trong
những năm qua tại địa phƣơng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động
của Chủ tịch Hội nông dân xa.̃
1.2.3. Yêu cầu
a. Về chuyên môn nghiê ̣p vụ
- Tìm hiểu vai trò , chƣ́c năng, nhiê ̣m vu ̣ của C hủ tịch Hội nông dân xã
Tú Trĩ.
- Tìm hiểu mức độ thực hiện chức năng và hoàn thành nhiệm vụ của
Chủ tịch Hội nông dân xã Tú Trĩ.
- Không ngừng học tập trau dồi thêm kiến thức để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực quản lý của Chủ tịch Hội
nông dân tại UBND xã Tú Trĩ.
b. Về thái độ, kỹ năng làm viê ̣c
- Phải có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, phải làm việc theo
kế hoạch đã đƣợc quy định trong thời gian thực tập.
- Chấp hành nghiêm túc nội quy và kỷ luật tại đơn vị thực tập.


4


- Có tinh thần trách nhiệm cao khi nhận công việc đƣợc giao, chính
xác, kịp thời do đơn vị thực tập phân công.

- Chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại đơn vị và chuẩn
bị số liệu để viết báo cáo thực tập.

- Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị
thực tập.

- Không tự ý nghỉ, không tự động rời bỏ vị trí thực tập.
c. Yêu cầu về kỷ luật
- Chấp hành phân công của khoa, quy chế thực tập của trƣờng và các
quy định của nơi thực tập.
- Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ngƣời hƣớng dẫn tại nơi thực tập.
- Luôn trung thực trong lời nói và hành động.
d. Yêu cầu về tác phong ứng xử
- Luôn giữ thái độ khiêm nhƣờng, cầu thị. Thực tập ngoài trƣờng không
chỉ là để học tập chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong tập
thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế.
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi ngƣời trong cơ quan nhƣng
không can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập.
- Hòa nhã với các nhân viên tại nơi thực tập.
- Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự.
e.Yêu cầu về kết quả đạt được
- Tạo mối quan hệ tốt với mọi ngƣời tại cơ quan thực tập.
- Thực hiện công việc đƣợc giao với tinh thần trách nhiệm cao góp
phần giữ vững chất lƣợng đào tạo và uy tín của trƣờng.
- Đạt đƣợc các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ đƣợc kinh nghiệm.
- Không đƣợc tự tiện sử dụng các trang thiết bị ở nơi thực tập.



5

- Tiết kiệm (không sử dụng điện thoại ở nơi thực tập cho việc riêng).
- Không tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm của cơ quan thực tập.
1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, KTXH của xã Tú Trĩ.
- Thực trạng sản xuất nông nghiệp, các phong trào hoạt động của Hội
nông dân xã Tú Trĩ.
- Mô tả công việc thực tế của Chủ tịch Hội nông dân xa.̃
- Giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Chủ tịch Hội
nông dân xa.̃
1.3.2. Phương pháp thực hiện
Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong quá trình thực tập:
- Phƣơng pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: Các thông tin thứ
cấp đƣợc lấy từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ sách, Internet, báo cáo tổng kết
của xã, các Nghị định, Thông tƣ, Quyết định của Nhà nƣớc có liên quan đến
vai trò, nhiệm vụ, chức năng của Chủ tịch Hội nông dân xã.
- Tổng hợp và phân tích thông tin: Những thông tin, số liệu thu thập
đƣợc chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có đƣợc thông tin cần thiết
cho đề tài.
- Phƣơng pháp quan sát: Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và
xử lý công việc của các cán bộ.
- Phƣơng pháp phỏng vấn, tham vấn các hội viên của hội nông dân.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 14 tháng 8 năm 2017 đến ngày 21 tháng 12 năm
2017.
- Địa điểm: UBND xã Tú Trĩ, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.



6

1.5. Nhiệm vụ chƣ́c năng cơ sở thực tập
UBND cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống cơ quan Nhà nƣớc ở
nƣớc ta, là cấp có bộ máy đơn giản nhất nhƣng lại là cấp quản lý gần dân
nhất, sát dân nhất, có quan hệ trực tiếp, thƣờng xuyên với nhân dân. Chất
lƣợng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan cấp xã có vai trò và vị trí quan
trọng đối với quá trình phát triển KTXH ở địa phƣơng. UBND xã có nhiệm
vụ, chức năng sau:
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã.
- Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi đƣợc phân quyền, phân
cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp
trên ủy quyền.
- Chịu trách nhiệm trƣớc chính quyền địa phƣơng cấp huyện về kết quả
thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phƣơng ở xã.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền
làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát
triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.
1.6. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập
- Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của cơ sở thực tập, tích
cực, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.
- Làm việc nhƣ một nhân viên thực thụ theo giờ giấc quy định, chấp
hành mọi phân công của nơi thực tập
- Giữ gìn và bảo vệ tài sản chung của cơ sở thực tập.
- Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì
cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở thực tập.
- Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông,

phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong cộng đồng và xã hội.


7

- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp
luật và của cơ sở thực tập.
- Nhận thức đúng đắn đƣờng lối, chủ chƣơng chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc. Chấp hành chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nƣớc.
- Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ ngƣời hƣớng dẫn
thực tập để có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực
của bản thân .


8

Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Lịch sử nghiên cứu chung của hội nông dân
Tháng 10/1930, hội nghị Trung ƣơng Đảng thông qua Nghị quyết về
việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dƣơng (tên gọi đầu tiên của Hội Nông
dân Việt Nam ngày nay).
Ngày 06/8/1949, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng đã ra Nghị quyết số
02 – NQ/TW về việc thành lập Ban Nông vận Trung ƣơng, gồm 6 ngƣời: Hồ
Viết Thắng - Ủy viên Trung ƣơng Đảng làm Trƣởng ban, Nguyễn Hữu
Thái, Nguyễn Mạnh Hồng, Phạm Xuân Di, Trƣơng Việt Hùng, Trần Đào.
Ngày 16/4/1951 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng ban hành Nghị
quyết số 09 – NQ/TW về "Thành lập các ban và tiểu ban giúp việc", trong đó
có Tiểu ban Nông vận gồm có 8 thành viên: Hồ Viết Thắng (Trƣởng

ban), Trƣơng Việt Hùng, Nguyễn Hữu Thái, Trần Đức Thịnh, Phạm Xuân
Dy, Nguyễn Mạnh Hồng, Nguyễn Ca, Trần Đào.
Ngày 21/4/1961, Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam chính
thức đƣợc thành lập và là thành viên của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam.
Ngày 25/6/1977, Ban Bí thƣ ra Thông báo số 16 – TB/TW về việc
thành lập Ban Trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ƣơng.
Ngày 25/6/1979, Ban Bí thƣ quyết định tách Ban trù bị Đại hội đại biểu
nông dân tập thể Trung ƣơng (nằm trong Ban Nông nghiệp Trung ƣơng)
thành một cơ quan thuộc hệ thống các đoàn thể quần chúng và dƣới sự chỉ
đạo trực tiếp của Ban Bí thƣ.
Ban Trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ƣơng (thực chất là
một bộ phận của Ban Nông nghiệp Trung ƣơng do Ban Nông nghiệp chỉ đạo)
nay lập thành một cơ quan độc lập có nhiệm vụ vừa thƣờng xuyên chỉ đạo


9

phong trào thực hiện những nhiệm vụ chính trị của Đảng, vừa giúp Ban Bí thƣ
chuẩn bị Đại hội nông dân toàn quốc. Ban Bí thƣ chỉ định 3 thành viên: Ngô
Duy Đông (Trƣởng ban), Nguyễn Thành Thơ, Nguyễn Công Huế (Phó
ban), Lê Du là Ủy viên.
Ngày 27/9/1979, Ban Bí thƣ ra Chỉ thị số 78 – CT/TƢ về việc tổ chức
Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam.
Ngày 01/3/1988, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã ra Quyết định số 42
– QĐ/TƢ về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội
Nông dân Việt Nam.
Tại phiên họp ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14
tháng 10 năm 1930 làm ngày kỷ niệm thành lập Hội Nông dân Việt Nam
(theo Tờ trình của Đảng đoàn, Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Hội Nông dân

Việt Nam).
2.2. Về cơ sở lý luận
2.2.1. Một số khái niệm liên quan đến hội nông dân
a. Một số khái niệm
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã: Là công dân Việt Nam trong
biên chế, đƣợc hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp
luật, làm việc tại Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân do đƣợc bầu để giữ
chức vụ, hoặc đƣợc tuyển dụng giao giữ chức danh chuyên môn nghiệp vụ
thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.[2]
- Nông nghiệp: Là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng
đất đai để trồng trọt và chăn nuôi khai thác cây trồng vật nuôi làm tƣ liệu lao
động chủ yếu tạo ra lƣơng thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công
nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên
ngành: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, theo nghĩa rộng còn bao gồm
cả lâm nghiệp, thủy sản. [2]


10

-Khái niệm nông dân: Nông dân là những ngƣời lao động cƣ trú ở
nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng
ruộng vƣờn, sau đó đến các ngành nghề mà tƣ liệu sản xuất chính là đất đai.
Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, ngƣời nông dân có quyền sở hữu khác
nhau về ruộng đất.[1]
- Khái niệm nông thôn: Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân
cƣ trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh
tế, văn hóa, xă hội,môi trƣờng trong một thể chế chính trị nhất định và chịu
ảnh hƣởng của các tổ chức khác.
- Khái niệm hội nông dân: Hội Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính
trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, cơ sở

chính trị của Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.[2]
Hội Nông dân Việt Nam tiền thân là Nông hội đỏ, thành lập ngày 14
tháng 10 năm 1930, trải qua các thời kỳ cách mạng luôn trung thành với Đảng
và dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội
Nông dân Việt Nam là trung tâm, nòng cốt cho phong trào nông dân và công
cuộc xây dựng nông thôn mới.
b. Những yêu cầu cơ bản đối chủ tịch hội nông dân xã
- Có tinh thần thực sự yêu mến quê hƣơng, biết thƣơng yêu quý trọng
mọi ngƣời đặc biệt là ngƣời nông dân.
- Có trình độ hiểu biết và đã qua đào tạo nghiệp vụ, có trình độ chuyên
môn về một trong những ngành cơ bản sản xuất nông nghiệp ở địa phƣơng
nhƣ: trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, thủy sản....
- Có đạo đức, tác phong lành mạnh, khiêm tốn, kiên trì, chịu khó học
hỏi kinh nghiệm của những bậc tiền bối, các kinh nghiệm hay của ngƣời khác.


11

- Biết làm giàu cho bản thân, gia đình mình và có tinh thần thƣơng
yêu, giúp đỡ những ngƣời xung quanh mình cùng làm giàu.
- Biết cách tổ chức nông dân thực hiện đúng các yêu cầu của chƣơng
trình dự án nông thôn mới.
2.2.2. Các văn bản pháp lí liên quan đến nội dung thực tập
- Quy định số 282-QĐ/TW ngày 1/4/2015 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng
Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách
tham mƣu, giúp việc hội nông dân cấp tỉnh cấp huyện.
- Quyết định số 2045/QĐ- TTg, ngày 20/11/2015 của Thủ tƣớng Chính
phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam

giai đoạn 2016 - 2020".
- Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31/12/2014 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc phối hợp giữa các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp với
các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo của nông dân.
- Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung
Ƣơng Đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
- Điều lệ Hội nông dân Việt Nam.
2.2.3. Đặc điểm ,vai trò,chức năng và nhiệm vụ của Hội nông dân [7]
a. Đặc điểm của Hội nông dân
- Là tổ chức chính trị, xã hội của giai cấp nông dân do Đảng cộng sản
Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là cơ sở
chính trị của Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Có tiền thân là Nông hội đỏ thành lập vào ngày 14-10-1930.
- Là tổ chức trung tâm, nòng cốt trong các phong trào và xây dựng
nông thôn mới.


12

b. Vai trò của Hội nông dân
- Là ngƣời đại diện phát huy quyền làm chủ, bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng, hợp pháp của các hội viên và nông dân.
- Phát huy truyền thống yêu nƣớc, yêu dân, giữ vững tinh thần cách
mạng lao động sáng tạo, tự lực tự cƣờng, đoàn kết của nông dân.
- Tích cực chủ động hội nhập kinh tế, phát triển văn hóa, giữ vững quốc
phòng an ninh góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh dân chủ công
bằng xã hội văn minh.
- Phát huy và khẳng định vai trò của nông dân trong công việc xây
dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp nông thôn.

c. Chức năng của Hội nông dân
- Tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm
chủ tích cực nâng cao trình độ năng lực của các cán bộ cũng nhƣ kinh nghiệm
tay nghề của nông dân.
- Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, nhà nƣớc và
khối đại đoàn kết dân tộc.
- Chăm lo bảo vệ quyền lợi của hội viên ngƣời nông dân, tổ chức các
hoạt động, tƣ vấn hỗ trợ nông dân trong sản xuất kinh doanh và đời sống.
d. Nhiệm vụ
- Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết
đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, nghị quyết, chỉ thị
của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nƣớc, ý chí cách mạng, tinh
thần tự lực, tự cƣờng, lao động sáng tạo của nông dân.
- Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Chăm lo đời sống và
tinh thần của hội viên, nông dân.


13

- Các cấp Hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hiện
các chính sách, pháp luật, các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà
nƣớc ở nông thôn. Hƣớng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong
nông nghiệp. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tƣ vấn, hỗ trợ và dạy nghề giúp
nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trƣờng.
- Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và
nâng cao chất lƣơng hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt,
đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc.
- Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham

gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế. Kịp thời phản ánh tâm tƣ
nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nƣớc, bảo vệ các quyền và lợi
ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Thực hiện Pháp lệnh Dân
chủ cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân, góp phần xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội,
chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.
- Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đƣờng lối của Đảng, tăng
cƣờng hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ kho học, kỹ thuật, quảng bá
hàng hoá nông sản, văn hoá Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các
tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Vai trò của chủ tịch hội nông dân trong sự phát triển kinh tế nông
nghiệp nông thôn Việt Nam
Phát triển kinh tế tại nông thôn là mục tiêu mà Đảng và Nhà nƣớc đang
chú trọng, cùng với các chính sách và đề án xây dựng nông thôn mới của Nhà
nƣớc hiện nay không thể không kể đến vai trò quan trọng của chủ tich hội


14

nông dân đó là ngƣời chỉ đạo và thực hiện những chủ trƣơng của Đảng và là
ngƣời đƣa các chính sách, chủ trƣơng đến với ngƣời nông dân.
Để giúp nông dân cũng nhƣ các chi hội từng bƣớc nâng cao nhận thức,
hiểu biết rõ hơn vai trò, vị trí của kinh tế tập thể trong nền kinh tế, Hội nông
dân cũng nhƣ Chủ tịch Hội nông dân cần tổ chức tuyên truyền về luật, các chủ
trƣơng, chính sách của Đảng,.. về hƣớng dẫn phát triển kinh tế. Từ đó hội
viên nông dân tin tƣởng vào các chính sách, đƣờng lối của Đảng về phát triển
kinh tế nông thôn, đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất liên kết giúp đỡ nhau mạnh
dạn đầu tƣ mở rộng dịch vụ tạo việc làm cho nông dân phát triển kinh tế gia
đình cũng nhƣ góp phần phát triển kinh tế nông thôn.

Chủ tịch Hội nông dân thƣờng xuyên tăng cƣờng phối hợp với các cấp
các ngành đẩy mạnh các hoạt động hƣớng về cơ sở, nâng cao hiệu quả các
phong trào, phát huy hết vai trò của bản thân cũng nhƣ Hội trong các hoạt
động, phong trào ở nông thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông
thôn mới. Ngoài ra Chủ tịch Hội nông dân tích cực tuyên truyền hƣớng dẫn
hội viên, nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay từ các ngân hàng trên địa bàn
huyện, tỉnh.
Tăng cƣờng các hoạt động tƣ vấn, dịch vụ trợ giúp nông dân kí kết với
các doanh nghiệp cung ứng vật tƣ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn
hiệu nông sản,... Chủ tịch Hội nông dân cần chủ động phối hợp với các ban
ngành vận động, hỗ trợ hội viên, nông dân ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa
học kỹ thuật, phát triển các mô hình nông sản sạch, an toàn và chất lƣợng đƣa
ra thị trƣờng đƣợc các loại thực phẩm sạch cung cấp cho địa bàn xã, huyện
trong tỉnh Bắc Kạn. Góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo tại địa bàn xã tạo
công ăn việc làm, phát triển kinh tế hộ gia đình, cải thiện đời sống dân cƣ về
mặt tinh thần và vật chất, đồng thời góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, phát triển nông thôn.


15

Phần 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của cơ sở thực tập
a. Vị trí địa lý
Tú Trĩ là một xã vùng cao nằm ở phía Đông Bắc huyện Bạch Thông,
cách trung tâm huyện lỵ 3 km về phía Nam.
-Phía Đông giáp xã Tân Tiến huyện Bạch Thông.
-Phía Tây giáp xã Vi Hƣơng huyện Bạch Thông.

-Phía Nam giáp xã Quân Bình và xã Lục Bình huyện Bạch Thông.
-Phía Bắc giáp xã Phƣơng Linh và Thị Trấn Phủ Thông, Bạch Thông.
Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên 1.245,72 ha, có 11 thôn.
b. Về giao thông
Xã Tú Trĩ là xã nằm phía Đông Bắc của huyện có đƣờng quốc lộ 1A đi
qua hai thôn của xã trải dài khoảng 1km. Vị trí xã tiếp giáp trung tâm huyện
nên rất thuận lợi cho việc di chuyển và buôn bán. Đƣờng liên xã có tuyến Tú
Trĩ - Lục Bình dài 5km và Tú Trĩ - Vi Hƣơng dài 4km đều đã đƣợc dải nhựa
đƣờng rộng rãi thuận tiện cho ô tô di chuyển vào các thôn bản trong toàn xã
đồng thời thuận lợi cho việc giao lƣu buôn bán với các xã xung quanh. Ngoài
ra hệ thống đƣờng liên thôn đã đƣợc bê tông hóa, cầu bắc qua các con suối đã
đƣợc xây dựng đảm bảo an toàn đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại của nhân dân,
thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp và hoàn
thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã.
c. Về đất đai
Tú Trĩ là xã thuộc vùng bán sơn địa, địa hình đƣợc chia cắt làm nhiều
dạng khác nhau không bằng phẳng. Xã chủ yếu có 2 dạng đất: đất đồi dốc


16

thƣờng là đất đỏ thích hợp trồng các loại cây gỗ và đất giữa các thung lũng
thƣờng là đất pha cát, sỏi sử dụng trồng các loại hoa màu.
Địa hình của xã khá phức tạp, bao gồm nhiều đồi, núi thấp có độ dốc
trung bình khoảng 250, và đƣợc chia cắt bởi 2 con suối chảy qua là suối Vi
Hƣơng và suối Tú Trĩ và có nhiều khe nhỏ khác. Nhìn chung địa hình của xã
Tú Trĩ là địa hình bị chia cắt nhỏ lẻ, chủ yếu là đồi núi thấp.
Hiện trạng đất của xã đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1: Cơ cấu đất đai của xã Tú Trĩ năm 2016
Loại đất


STT

Diện tích (ha)

Tỷ lệ %

Tổng diện tích tự nhiên

1.245,72

100

1

Đất sản xuất nông nghiệp

306,78

24,6

2

Đất lâm nghiệp

878,82

70,5

3


Đất chuyên dùng

19,48

1,6

4

Đất ở

15,27

1,2

5

Đất chƣa sử dụng

0,36

0,02

(Nguồn: Địa chính xã Tú Trĩ).
Qua bảng số liệu trên cho thấy diện tích đất tự nhiên của xã là 1.245,72
ha, trong đó có 306,78 ha đất sản xuất nông nghiệp (Chiếm 24,6%); 878,82 ha
đất lâm nghiệp (Chiếm 70,5 %); 0.36 ha đất chƣa sử dụng ( Chiếm 0.02% ).
Diện tích đất lâm nghiệp của xã là 878,82 ha chiếm 70,5%. Có thể nói
diện tích đất lâm nghiệp là khá lớn so với một số loại đất khác. Tuy nhiên do
những năm trƣớc đây việc canh tác nƣơng rẫy, khai thác gỗ rừng bừa bãi nên

trữ lƣợng rừng hiện nay là rất thấp. Đặc biệt diện tích đất lâm nghiệp trƣớc
đây đƣợc sử dụng để làm rẫy do không có biện pháp canh tác hợp lý nên đất
ngày càng trở nên nghèo kiệt, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, hiện tƣợng sói
mòn, rửa trôi đã thƣờng xuyên xảy ra trên địa bàn toàn xã.


17

Nếu nhƣ năm 2014, diện tích đất chƣa sử dụng còn 62,67 ha (chiếm
5,03 % ) chủ yếu là đất núi cao nhƣng cho đến năm 2016, diện tích đất này đã
đƣợc khai thác và đƣa vào sử dụng (còn chiếm 0,02 %). Có thể nói, ngƣời dân
đã có ý thức và tận dụng mọi loại đất, địa hình để phát triển kinh tế.
d. Về khí hậu, thời tiết
Theo sự phân vùng của trạm khí tƣợng thuỷ văn tỉnh Bắc Kạn thì xã
Tú Trĩ chịu ảnh hƣởng chung của khí hậu trong vùng. Qua tham khảo về khí
tƣợng thuỷ văn của vùng thì thấy diễn biến về nhiệt độ, ẩm độ, lƣợng mƣa
hàng năm nhƣ sau:
Bảng 3.2: Nhiệt độ, ẩm độ, lƣợng mƣa trung bình hàng năm
huyện Bạch Thông năm 2016
Nhiệt độ (oC)

Lƣợng mƣa (mm)

Ẩm độ không khí (%)

1

16

21


82

2

15,8

24

84

3

20,4

90

82

4

23,4

128

84

5

26,3


155

83

6

28,2

190

83

7

27,8

327

87

8

27,4

456

86

9


25,9

150

85

10

22,4

130

84

11

19,5

67

85

12

16,4

19

85


Trung bình

22,4

146,4

84,1

Tháng

(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Bắc Kạn)


×