Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tìm hiều hoạt động, vai trò, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp xã thịnh đức, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÝ ĐỨC TOÀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
“TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG, VAI TRÕ, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ
NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ THỊNH ĐỨC, THÀNH PHố THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN”

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014 – 2018


Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÝ ĐỨC TOÀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
“TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG, VAI TRÕ, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ
NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ THỊNH ĐỨC, THÀNH PHố THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN”

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT


Khóa học

: 2014 – 2018

Giảng viên hƣớng dẫn : Th.S Lành Ngọc Tú

Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự đồng ý và tạo điều kiện của và Ban giám hiệu trƣờng Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế và PTNT thầy giáo
hƣớng dẫn Th S. Lành Ngọc Tú, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Tìm hiều
hoạt động, vai trò, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp xã Thịnh Đức, thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
Để hoàn thành bài khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy
cô đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt những kiến thức vô cùng bổ ích cho tôi
trong suốt thời gian 4 năm học tập và rèn luyện tại trƣờng, đặc biệt là các thầy
cô trong khoa Kinh Tế và PTNT.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy hƣớng dẫn Th S. Lành Ngọc Tú đã
tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới UBND, các ban ngành đoàn thể
và đặc biệt là cán bộ khuyến nông xã Thịnh Đức đã luôn quan tâm, tạo điều
kiện và cung cấp số liệu giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp
tại địa bàn xã.
Đây là lần đầu tiên thực hiện khóa luận nên còn nhiều thiếu xót và hạn
chế về kinh nghiệm lẫn kiến thức. Tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp
của các thầy, cô giáo để bài khóa luận của tôi đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 17 tháng 3 năm 2018
Ngƣời thực hiện

Lý Đức Toàn


ii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa

STT

Viết tắt

1

BNNPTNT

2

BNV

3

CBKN

4

CNH - HĐH


5

CP

6

GDP

7

HĐND

8

KH - KT

9

KN

10

KN TP

11

KNV

12


KT - XH

13

KT & PTNT

14

KTTT

15



Nghị định

16

NN

Nông nghiệp

17

NQ

Nghị quyết

18




Quyết định

19

Sở NN & PTNT

20

TT

Thông tƣ

21

TTg

Thủ tƣớng chính phủ

22

TW

Trung ƣơng

23

UBND


24

UBND TP

Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn
Bộ Nội vụ
Cán bộ khuyến nông
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Chính phủ
Giá trị thị trƣờng của tất cả các hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng.
Hội đồng nhân dân
Khoa học - Kỹ Thuật
Khuyến nông
Trạm Khuyến nông thành phố
Khuyến nông viên
Kinh tế - Xã hội
Kinh tế và phát triển nông thôn
Kinh tế thị trƣờng

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân
Ủy ban nhân dân thành phố


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình mức độ sử dụng đất ở xã Thịnh Đức 2015-2017 ........... 30
Bảng 3.2: Cơ cấu sản xuất nghành trồng trọt qua 3 năm 2015-2017 ............. 34
Bảng 3.3: Tình hình chăn nuôi của xã Thịnh Đức qua 3 năm 2015-2017 ...... 36


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Cổng chính An Lạc Viên ................................................................ 32
Hình 3.2 Nhập danh sách các hộ đăng kí mua máy bơm, ống nƣớc............... 39
Hình 3.3 Mô hình trồng rau sạch trong nhà kính tại xóm Mỹ Hào ................ 40
Hình 3.4 Tham gia dọn dẹp vệ sinh tại cơ sở.................................................. 41
Hình 3.5 Vƣờn bƣởi nhà anh Cƣờng............................................................... 42
Hình 3.6. Đại hội Công đoàn cơ sở xã Thịnh Đức ......................................... 44
Hình 3.7. Thu thuế phi nông nghiệp tại xóm Mỹ Hào .................................... 44


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3

1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện .......................................................... 3
1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 3
1.3.2. Phƣơng pháp thực hiện............................................................................ 3
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 4
1.5. Nhiệm vụ của sinh viên ở cơ sở thực tập ................................................... 4
PHẦN 2 TỔNG QUAN .................................................................................... 5
2.1. Về cơ sở lý luận.......................................................................................... 5
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ................................. 5
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan tới nội dung thực tập.............................. 7
2.1.3. Vai trò,chức năng, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp ............................ 9
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 14
2.2.1. Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển KT-XH nƣớc ta ............ 14
2.2.2. Đặc điểm nông nghiệp tỉnh Hƣng Yên ................................................. 19
2.2.3. Đặc điểm nông nghiệp Việt Nam.......................................................... 20
PHẦN 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP .................................................................... 24
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 24
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của cơ sở thực tập ........................... 24


vi
Bảng 3.1. Tình hình mức độ sử dụng đất ở xã Thịnh Đức 2015-2017 ........... 30
3.1.2. Những thành tựu đã đạt đƣợc của cơ sở thực tập ................................. 31
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực tập tại cơ sở ............................. 34
3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 34
3.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp xã Thịnh Đức..................................... 34
Bảng 3.2. Cơ cấu sản xuất nghành trồng trọt qua 3 năm 2015-2017.............. 34
Bảng 3.3. Tình hình chăn nuôi của xã Thịnh Đức qua 3 năm 2015-2017 ...... 36
3.2.2. Tìm hiểu các hoạt động của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Thịnh Đức.... 37

3.2.3. Những hoạt động của sinh viên tại cơ sở thực tập ................................ 38

3.2.4. Bài học cho bản thân ............................................................................. 45
3.2.5. Đề xuất ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực của cán bộ phụ trách
nông nghiệp ..................................................................................................... 47
PHẦN 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 50
4.1. Kết luận .................................................................................................... 50
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 50
4.2.1. Đối với UBND tỉnh Thái Nguyên ......................................................... 50
4.2.2. Đối với UBND xã Thịnh Đức ............................................................... 50
4.2.3. Đối với cán bộ nông nghiệp xã Thịnh Đức ........................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 52


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Nƣớc ta là một đất nƣớc có lịch sử phát triển nghành nông nghiệp lâu
đời. Do có bề dầy lịch sử nên nền kinh tế nông nghiệp nƣớc ta thƣờng đƣợc
nói đến nhƣ là nền nông nghiệp truyền thống nhƣng nó lại là nghành chủ yếu
tạo ra sản phẩm lƣơng thực, thực phẩm cung cấp nhu cầu thiết yếu cho chính
con ngƣời. Với tình các sản phẩm nông nghiệp trên thế giới đang cạnh tranh
gay gắt, để nông nghiệp nƣớc ta phát triển, có khả năng cạnh tranh các sản
phẩm nông nghiệp với các nƣớc khác thì cần phải đòi hỏi ngƣời dân có kiến
thức canh tác sản xuất, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, nắm đƣợc các yêu cầu
và quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn và nắm rõ thông tin của thị trƣờng.
Nguồn thông tin và các kiến thức gần gũi với ngƣời dân nhất đó chính các các
cán bộ nông nghiệp. Từ những thành tựu của khoa học, các cán bộ nông
nghiệp sẽ là những ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn ngƣời dân sử dụng vào các vụ
mùa, nhằm tạo ra các sản phẩm tốt nhất đảm bảo nhu cầu cơ bản mà vô cùng

quan trọng trong cuộc sống của tất cả mọi ngƣời về lƣơng thực và thực phẩm.
Cần nâng cao năng lực và phát huy vai trò của các cán bộ nông nghiệp chính
là góp phần cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
Sản xuất nông nghiệp đạt đƣợc những thành tựu nhƣ ngày hôm nay
không thể không nói tới vai trò của cán bộ nông nghiệp. Cán bộ phụ trách
nộng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo, rèn nghề cho ngƣời
nông dân, tƣ vấn giúp ngƣời nông dân nắm bắt đƣợc các chủ trƣơng, chính
sách về nông lâm nghiệp của đảng và nhà nƣớc.
Nhận thấy vai trò quan trọng của các cán bộ nông nghiệp Chính phủ đã
ban hành một số nghị định nhƣ: Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 1
năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hƣớng dẫn


2
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà
nƣớc của Ủy ban nhân dân câp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Thông tƣ liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/03/2015 về
hƣớng dẫn chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan
chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc UBND cấp tỉnh,
huyện. Để các tổ chức chuyên nghành thuộc Sở NN&PTNT có cơ sở để tuyển
chọn, hợp đồng với những cá nhân phù hợp với từng vị trí cụ thể để đảm bảo
các nhân viên có kiến thức chuyên môn phù hợp với vị trí họ đang nắm giữ.
Vai trò của cán bộ khuyến nông có trách nhiệm cung cấp thông tin,
giúp nông dân hiểu đƣợc và giám quyết định thực hiện một vấn đề nào đó ( áp
dụng giống mới, phƣơng pháp mới v.v..). Khi nông dân quyết định cán bộ
khuyến nông phải chuyển giao kiến thức để nông dân áp dụng thành công
cách làm mới, giống mới . Nhƣ vậy vai trò của cán bộ nông nghiệp là đem
kiến thức cho ngƣời nông dân và giúp đỡ họ sự dụng kiến thức đó. Cán bộ

nông nghiệp phải làm cho dân tin tƣởng vào năng lực của chính họ, để họ có
thể tự tổ chức lấy các hoạt động kinh tế của gia đình và tham gia tích cực vào
các chƣơng trình khuyến nông. Muốn vậy các cán bộ nông nghiệp phải
thƣờng xuyên hỗ trợ và động viên nông dân phát huy những tiềm năng sang
chế của họ để chủ động giải quyết lấy các vấn đề trong cuộc sống. Một ngƣời
cán bộ khuyến nông sẽ có rất nhiều vai trò đối với ngƣời dân nhƣ: ngƣời đào
tạo(ngƣời thầy), ngƣời tạo điều kiện, ngƣời lãnh đạo, ngƣời quản lý, ngƣời
cung cấp thông tin, ngƣời tƣ vấn, ngƣời hành động, ngƣời bạn. Điều đó cho ta
thấy vai trò và nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp trong sự phát triển của nông
thôn. Vì vậy cán bộ nông nghiệp phải hiểu đƣợc tầm quan trọng của mình và
luôn luôn sẵn sàng thu thập thông tin, phân tích, đánh giá vấn đề để nhập vai
đúng đắn và linh hoạt.


3
Vậy một câu hỏi đặt ra ở đây là: hiện nay đội ngũ cán bộ nông nghiệp xã
họ đang hoạt động nhƣ thế nào, đã phát huy đƣợc hết vai trò, năng lực của
mình hay chƣa, có giải pháp nào giúp họ nâng cao năng lực của mình hay
không? Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã chọn xã Thịnh Đức, thành phố Thái
Nguyên để thực hiện đề tài “Tìm hiểu hoạt động, vai trò, nhiệm vụ của cán
bộ phụ trách nông nghiệp xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên” để từ đó có những những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề
khó khăn và đƣa ra cái nhìn chính xác và cụ thể hơn về những cán bộ sống và
làm việc cùng dân.
1.2.Mục tiêu
1.2.1.Mục tiêu chung
Tìm hiểu các hoạt động của cán bộ nông nghiệp ở xã, để em có thể hiểu
đƣợc và học hỏi đƣợc rất nhiều kinh nghiệm về công việc mà cán bộ nông
nghiệp làm. Điều đó sẽ giúp ích cho em rất nhiều nếu sau này em có thể trở
thành một cán bộ nông nghiệp.

1.2.2.Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu các hoạt động của cán bộ nông nghiệp xã Thịnh Đức.
- Học hỏi kinh nghiệm và cách thức làm việc của cán bộ nông nghiệp
xã Thịnh Đức.
1.3.Nội dung và phƣơng pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thịnh Đức.
- Thực trạng sản xuất nông nghiệp của xã Thịnh Đức.
- Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp xã theo quy định.
1.3.2.Phương pháp thực hiện
Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong quá trình thực tập:
- Phƣơng pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: Các thông tin thứ cấp
đƣợc lấy từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ sách, internet, báo cáo tổng kết của


4
xã, các nghị định, thông tƣ, quyết định của nhà nƣớc có liên quan đến vai trò,
nhiệm vụ, chức năng của cán bộ nông nghiệp xã.
- Tổng hợp và phân tích thông tin: Những thông tin và số liệu thu thập
đƣợc chúng tôi tiến hành tổng hợp phân tích lại để có đƣợc thông tin cần thiết
cho đề tài.
- Phƣơng pháp quan sát, học tập cán bộ nông nghiệp sử lý công việc.
1.4.Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 15/8/2017 đến ngày 21/12/2017
- Địa điểm: Thực tập tại UBND xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên.
- Số điện thoại: Chủ tịch UBND xã Thịnh Đức, ông Lê Thanh Long
0988395689
1.5.Nhiệm vụ của sinh viên ở cơ sở thực tập
- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ sở thực tập.

- Tích cực, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.
- Làm việc đúng theo giờ giấc theo quy định, chấp hành mọi phân công
của cơ sở thực tập.
- Giữ gìn và bảo vệ tài sản chung của cơ sở thực tập.
- Tham gia các hoạt động công ích, hoạt động tình nguyện vì cộng.
đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở thực tập.
- Chủ động tham gia các công việc, sẵn sàng hỗ trợ ngƣời hƣớng dẫn
thực tập để có thể hoàn thành công việc chung, khẳng định năng lực bản thân.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tƣ liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lƣơng thực thực phẩm và một số
nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản, lâm nghiệp,
thủy sản.
Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp, cung cấp
lƣơng thực, thực phẩm cho con ngƣời, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho
ngành công nghiệp, nông sản để xuất khẩu…
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn
vật nuôi để sản xuất những sản phẩm nhƣ: thịt, lông , sức lao động. Sản phẩm
từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của
con ngƣời. Chăn nuôi xuất hiện lâu đời trong nhiều nền văn hóa kể từ khi loài
ngƣời chuyển đổi từ lối sống săn bắn hái lƣợm xang định canh định cƣ.

Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân
có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng,
chế biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ, văn hóa, xã hội…của rừng.
Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem
lại cho con ngƣời từ môi trƣờng nƣớc và đƣợc con ngƣời khai thác, nuôi trồng
thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trƣờng.
Trong các loại thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và
khai thác các loại cá,tôm.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một
chƣơng trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc


6
phòng. Với mục tiêu toàn diện: xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông
thôn từng bƣớc hiện đại; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn
phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xây dựng nông thôn ổn định,
giàu bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trƣờng sinh thái; giữ vững an ninh trật tự; tăng cƣờng hệ thống chính trị ở nông thôn dƣới sự lãnh đạo của Đảng;
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, đƣợc bầu cử giữ chức vụ theo
nhiệm kỳ trong Thƣờng trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thƣ,
Phó Bí thƣ Đảng ủy, ngƣời đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp
xã là công dân Việt Nam đƣợc tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân
sách nhà nƣớc.
Cán bộ khuyến nông là viên chức thuộc biên chế của trạm KN TP Thái
Nguyên đƣợc phân công công tác tại UBND xã Thịnh Đức và chịu sự chỉ đạo
và quản lý của trạm trƣởng trạm KN TP Thái Nguyên, UBND xã Thịnh Đức.
KNV là ngƣời đƣợc phân công phụ trách mảng NN và mảng xây dựng Nông
thôn mới tại xã Thịnh Đức. KNV có trách nhiệm cung cấp thông tin, giúp

nông dân hiểu đƣợc và giám quyết định một vấn đề cụ thể, đem đến kiến thức
cho nông dân và giúp họ sử dụng kiến thức đó.
 Những yêu cầu cơ bản đối với CBNN cấp xã:
- Tốt nghiệp Đại học trở lên và thuộc một trong các chuyên ngành sau:
Trồng trọt, chăn nuôi, kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn, bảo vệ thực
vật, giống cây trồng, công trình thủy lợi, thủy văn môi trƣờng, kỳ thuật tài
nguyên nƣớc…Quản lý nhà nƣớc trình độ chuyên viên trở lên và có trình độ
văn phòng tƣơng đƣơng chứng chỉ B trở lên.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, yêu mến quê hƣơng, quý trọng mọi ngƣời,
đặc biệt là ngƣời nông dân.


7

- Biết cách tổ chức nông dân thực hiện đúng các yêu cầu của chƣơng
trình dự án nông nghiệp.
- Có trách nhiệm trong công việc, có tinh thần chịu khó, kiên trì, có trí
tiến thủ và sự sáng tạo.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt, hòa đồng với mọi ngƣời.
- Có kỹ năng phân tích, sử lý tình huống, làm việc theo nhóm.
- Có kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng tin học máy tính.
• Mục tiêu của KN: Là làm thay đổi cách đánh giá, cách nhận thức của
nông dân trƣớc nhƣng khó khăn trong cuộc sống. KN không chỉ nhằm những
mục tiêu phát triển kinh tế mà còn hƣớng tới sự phát triển toàn diện của bản
thân ngƣời nông dân và nâng cao chất lƣợng cuộc sống ở nông thôn.
• Triết lý KN: Nông dân là mục tiêu của phát triển, họ đóng vai trò
trung tâm và là ngƣời thông minh, có năng lực, rất mong muốn nhận đƣợc
thông tin và kiến thức mới để phát triển sản xuất nhằm đem lại cuộc sống ấm
no hạnh phúc cho gia đình, cho cá nhân và cho cộng đồng của mình.
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan tới nội dung thực tập

- Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng , nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc của Ủy ban nhân dân
cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Nghị định số 13-CP ngày 2/3/1993 ban hành quy định về công tác
khuyến nông.
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung
Ƣơng Đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
- Thông tƣ số 04/2009 TT-BNN, hƣớng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân
viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn công
tác trên địa bàn cấp xã.


8

- Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 04/12/2014 của thủ tƣớng chính phủ
về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020.
- Thông tƣ số 14/2017/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2017 của Bộ trƣởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hƣớng dẫn thực hiện một số nội
dung về đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ trong lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn.
- Quyết định 923/QĐ-TTg ngày 28/06/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và
phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cƣ.
- Thông tƣ số 12/2017/TT-BNNPTNT ngày 07/06/2017 của Bộ trƣởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về yêu cầu kỹ thuật đối với cơ sở sản xuất giống và nuôi cá rô phi.
- Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19/05/2017 của Thủ tƣớng Chính

phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông
nghiệp đến năm 2020.
- Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 24/04/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ về
một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lƣợng vật tƣ nông nghiệp.
- Thông tƣ số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17/04/2017 của Bộ trƣởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hƣớng dẫn phân loại và đánh
giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 04/04/2017 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết 32/2016/QH14 ngày
23/11/2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực
hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu
lại ngành nông nghiệp.
- Nghị quyết số 92/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 về nhiệm vụ phát triển
kinh tế xã hội năm 2016.
- Công văn số 4254 ngày 10/11/2016 về việc phòng trừ sâu bệnh hại
cây vụ đông.


9

- Nghị quyết số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016 quy định về
kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.
- Nghị quyết số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016 quy định về
kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
- Chỉ thị 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về
việc đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chƣơng trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định 2350/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc hỗ trợ giống cây trồng từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phƣơng.
- Quyết định 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ

về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế
của Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp.
- Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016 của Quốc hội về việc
tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chƣơng trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
- Thông tƣ 27/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
- Thông tƣ 29/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc quy định tiêu chuẩn đối với nhân viên thú y xã, phƣờng, thị trấn.
2.1.3.Vai trò,chức năng, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp
a) Nhiệm vụ, chức năng
 Nhiệm vụ của CBKN:
- Hƣớng dẫn, cung cấp thông tin đến ngƣời sản xuất, tuyên truyền chủ
trƣơng đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, tiến bộ khoa học và
công nghệ, thông tin thị trƣờng, giá cả, phổ biến điển hình trong sản xuất
nông lâm ngƣ nghiệp.
- Bồi dƣỡng, tập huấn, đào tạo truyền nghề cho ngƣời sản xuất để nâng
cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế; tổ chức tham quan, khảo sát,
học tập cho ngƣời sản xuất.


10
- Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học công nghệ phù
hợp với địa phƣơng, nhu cầu của ngƣời sản xuất và chuyển giao kết qủa từ mô
hình trình diễn ra diện rộng.
- Tiếp thu và phản ánh lên cấp có thẩm quyền nguyện vọng của nông
dân về khoa học công nghiệ, cơ chế chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp và
phát triển nông thôn.
- Tƣ vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực:
 Tƣ vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về thị trƣờng, khoa học công

nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, phát triển
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, thuỷ lợi và phát trỉên nông thôn.
 Tƣ vấn phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông
lâm sản, thuỷ sản, nghề muối.
 Tƣ vấn quản lý, sử dụng nƣớc sạch nông thôn và vệ sinh môi trƣờng
nông thôn.
 Tƣ vấn, hỗ trợ cải tiến, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
của tổ chức kinh tế tập thể và tƣ nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngƣ nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp xã.
 Dịch vụ trong các lĩnh vực pháp luật, tập huấn, cung cấp thông tin,
chuyển giao công nghệ, xúc tiến thƣơng mại, thị trƣờng giá cả, xây dựng dự
án, cung cấp vật tƣ kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan đến
nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Trạm Khuyến Nông TP và UBND cấp
xã giao;
- Trong công tác xây dựng nông thôn mới:
 Nhận tiền đối ứng từ ngân sách nhà nƣớc.
 Tham mƣu cho chủ tịch xã về các thủ tục, hồ sơ cần thiết cho
chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.
 Chức năng của CBKN


11

- Thử nghiệm các loại cây trồng vật nuôi mới
- Tìm điều kiện hỗ trợ cho sản xuất cho nông dân
- Trợ giúp bảo quản chế biến nông sản
- Hỗ trợ kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ - trang trại
- Tìm và cung cấp thông tin thị trƣờng.
Hơn nữa, một CBKN thực thụ cần có kiến thức về các lĩnh vực sau:

Kiến thức về mặt kỹ thuật trong phạm vi trách nhiệm công tác của mình:
- Kiến thức về xã hội và cuộc sống nông thôn liên quan đến nhân văn
và phong tục tập quán nơi mình đang công tác.
- Kiến thức về đƣờng lối, quan điểm và chính sách của Nhà nƣớc để có
thể nắm bắt và truyền bá tới ngƣời dân.
- Kiến thức về giáo dục ngƣời lớn để biết cách tiếp cận và lôi cuốn
ngƣời dân tham gia các chƣơng trình KN.
- Kiến thức về thị trƣờng để có thể cung cấp những thông tin về giá cả
giúp cho ngƣời dân đƣa ra những quyết định đúng đắn trong sản xuất.
Đồng thời khi làm CBKN cần thiết phải có một số năng lực cá nhân sau:
- Năng lực tổ chức và lập kế hoạch: CBKN cần có khả năng lập kế
hoạch các hoạt động KN và tổ chức nông dân thực hiện những kế hoạch đó,
ngoài ra còn phải biết quản lý một cách có hiệu quả văn phòng và các hoạt
động KN của văn phòng mình.
- Năng lực truyền đạt thông tin: Ngƣời CBKN cần phải có khả năng nói
và viết tốt bởi vì CBKN sẽ thƣờng xuyên phải sử dụng những kỹ năng này để
giao tiếp với mọi ngƣời trong công tác KN.
- Năng lực phân tích và đánh giá: CBKN cần phải có khả năng đánh giá
những tình huống mà bản thân phải đối mặt hàng ngày, nhận thức và hiểu rõ
đƣợc các vấn đề để có thể đề xuất đƣợc các giải pháp kịp thời và hợp lý.
- Năng lực lãnh đạo: Ngƣời CBKN phải tự tin và tin tƣởng vào những
ngƣời nông dân mình đang phục vụ, phải gƣơng mẫu trƣớc quần chúng và có
khả năng lãnh đạo quần chúng thực hiện thành công các chƣơng trình KN.


12
- Năng lực sáng tạo: CBKN thƣờng phải làm việc trong các môi trƣờng
độc lập và ít chịu sự giám sát của cấp trên, vì vậy cần phải có khả năng sáng
tạo, tự tin vào công việc của chính mình, chứ không phải lúc nào cũng dựa
vào sự chỉ đạo và hỗ trợ của cấp trên.

- Ngoài những năng lực trên CBKN cần có các năng lực khác nhƣ:
Năng lực tổ chức và làm việc nhóm; thực hành các kỹ năng tại hiện trƣờng…
b) Vai trò
 Một ngƣời CBKN sẽ có những vai trò sau:
1. Ngƣời đào tạo

5. Ngƣời cố vấn

9. Ngƣời cung cấp

2. Ngƣời tổ chức

6. Ngƣời bạn

10. Ngƣời thông tin

3. Ngƣời lãnh đạo

7. Ngƣời tạo điều kiện

11. Ngƣời hành động

4. Ngƣời quản lí

8. Ngƣời môi giới

12. Ngƣời trọng tài.

 Các công việc thực tế mà CBKN xã Thịnh Đức làm:
- Xây dựng kế hoạch nạo vét kênh mƣơng:

Khi chuẩn bị bƣớc vào vụ xuân hay vụ mùa CBKN sẽ xây dựng kế
hoạch nạo vét kênh mƣơng phục vụ sản xuất vụ Xuân, vụ Mùa. Khi đó CBKN sẽ:
 Đi kiểm tra lại hệ thống kênh, mƣơng nội đồng để kịp thời sửa chữa,
tránh hƣ hỏng để đảm bảo thủy lợi phục vụ tốt cho gieo cấy vụ xuân, vụ mùa
đảm bảo cấy đƣợc hết diện tích, đúng thời vụ.
 Đề nghị các trƣởng xóm lên kế hoạch, tổ chức lƣợng lực lao động
nạo vét kênh mƣơng của xóm, mƣơng nội đồng; phát cây, bờ bụi hai bên các
tuyến kênh, mƣơng của xóm, những khu vực có khả năng sụt lở đề nghị
trƣởng xóm bố trí ngƣời dân dọn sạch, bồi đắp, tránh ảnh hƣởng đến dòng
chảy khi nƣớc kênh về.
 Rà soát số lƣợng kênh, mƣơng xuống cấp cần phải sửa chữa; xác
định nhu cầu kênh, mƣơng cần phải làm mới.
 Phát hiện những điểm lấn chiếm hành thang kênh, mƣơng và có biện
pháp xử lý kịp thời.


13
- Hƣớng dẫn gieo cấy lúa cho ngƣời dân:
Soạn thảo công văn hƣớng dẫn ngƣời dân một số biện pháp kỹ thuật chủ
yếu nhƣ: kỹ thuật làm mạ, chọn giống, xử lý giống, kỹ thuật gieo sạ, chống rét
cho mạ; kỹ thuật cấy lúa; kỹ thuật bón phân và các biện pháp phòng trừ sâu
bệnh, điều chỉnh mực nƣớc phù hợp để cây phát triển tốt.
- Cung ứng giống, phân bón cho ngƣời dân:
 CBKN triển khai chính sách hỗ trợ giá giống của tỉnh tới ngƣời dân,
các trƣởng xóm sẽ tổng hợp danh sách, số lƣợng hộ dân có nhu cầu lấy giống
gửi về cho CBKN. CBKN báo số lƣợng với Trạm KN TP và ra lấy giống về
cho ngƣời dân.
 CBKN thông báo cho các trƣởng xóm thu tiền giống và đến UBND
xã nhận giống về cho ngƣời dân trong xóm.
- Hƣớng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng:

 CBKN đi kiểm tra sâu bệnh trên cây lúa, cây chè. Kết quả kiểm tra
cho thấy cây lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, tiết trời âm u, liên tục có
mƣa, ít nắng kéo dài nên bệnh đào ôn phát triển. Trên cây chè bệnh phồng lá
cũng đang phát triển.
 Qua kết quả kiểm tra sâu bệnh trên cây lúa, cây chè CBKN soạn thảo
công văn hƣớng dẫn ngƣời dân một số biện pháp kỹ thuật để phòng trừ sâu
bệnh hại và đề nghị ngƣời dân thƣờng xuyên kiểm tra đồng ruộng
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại lúa cho ngƣời dân:
 CBKN soạn thảo giấy mời, công văn gửi đến các trƣởng xóm. Các
trƣởng xóm mời giúp các hộ dân trong xóm tham gia tập huấn.
 Chuẩn bị nội dung cho buổi tập huấn, chuẩn bị hội trƣờng, loa đài,
micro, bàn ghế, nƣớc uống.
Tại lớp tập huấn, bà con nông dân cũng đƣợc trao đổi kinh nghiệm sản
xuất, phát triển cây trồng, nâng cao năng suất.


14
- Phối hợp với cán bộ của Phòng Kinh tế TP, Trạm KN TP, Chi cục
thống kê nghiệm thu diện tích lúa, ngô đạt năng suất cao:
 CBKN chuẩn bị sẵn báo cáo thống kê, số liệu có liên quan. Diện tích
lúa đạt năng suất cao sản: lúa lai có năng suất từ 62 tạ/ha trở lên, lúa thuần có
năng suất từ 57 tạ/ha trở lên, ngô lai có năng suất 45 tạ/ha trở lên.
 CBKN ghi biên bản nghiệm thu diện tích lúa lai, lúa thuần thâm canh
cao sản, ngô lai cao sản.
 Lập danh sách các hộ sản xuất thâm canh cao sản, ngô lai cao sản của xã.
 Lập biểu tổng hợp diện tích, năng suất lúa ngô đạt cao sản.
 Hoàn thiện các thủ tục theo mẫu biểu nộp về Phòng Kinh tế thành phố.
- Làm báo cáo, báo cáo lại tình hình triển khai mô hình cho cấp trên:
UBND xã, Trạm KN TP, Phòng Kinh tế TP, UBND TP.
- Tham mƣu cho UBND xã đánh giá kết quả sản xuất trong năm và xây

dựng kế hoạch sản xuất năm mới.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển KT-XH nước ta
- Việt Nam vốn là một nƣớc nông nghiệp, đang phát triển theo hƣớng
nghiệp và hàng hoá xuất khẩu. Giá trị sản phẩm nông nghiệp là một bộ phận
cấu thành quan trọng của tổng giá trị sản phẩm trong nƣớc (GDP). Nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, ngành thủy sản có mức tăng cao nhất với
5,54% do sản xuất thủy sản năm 2017 có nhiều khởi sắc so với năm 2016,
đóng góp 0,17 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Ngành lâm nghiệp tăng
5,14%, do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm. Ngành
nông nghiệp tăng 2,07% (năm 2016 tăng 0,72%), đóng góp 0,24 điểm phần trăm.
- Nông nghiệp cung cấp lƣơng thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến xuất khẩu; đồng thời, sử dụng sản phẩm
của các ngành công nghiệp và dịch vụ, nhƣ: nhiên liệu, phân bón, hóa chất,
máy móc cơ khí, năng lƣợng, tín dụng, bảo hiểm...Ngoài ra, nông nghiệp còn


15
liên quan mật thiết đến sức mua của dân cƣ và sự phát triển thị trƣờng trong
nƣớc. Với 50% lực lƣợng lao động cả nƣớc đang làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp và 70% dân số sống ở nông thôn, mức thu nhập trong nông nghiệp sẽ
có ảnh hƣởng rất lớn đến sức cầu của thị trƣờng nội địa và tiềm năng đầu tƣ
dài hạn. nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
đảm bảo an ninh lƣơng thực, tạo việc làm và thu nhập cho trƣớc hết là khoảng
70% dân cƣ, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển
kinh tế đất nƣớc và ổn định chính trị - xã hội của đất nƣớc.
- Nông nghiệp tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận lớn lao động
và dân cƣ cả nƣớc. Trong đó chủ yếu và trực tiếp là lao động nông thôn với
một quy mô dân số còn rất lớn - khoảng trên 58 triệu ngƣời, bằng 76,5% so
với cả nƣớc. Giải quyết tình trạng thiếu việc làm và nghèo đói ở nông thôn

hiện nay rõ ràng là một trọng trách của việc phát triển nông nghiệp.
- Nông nghiệp là nguồn cung cấp sức lao động cho nhiều mặt hoạt
động kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Phát triển nông nghiệp ở bất cứ
nƣớc nào, cũng gắn liền với việc sử dụng và quản lý các tài nguyên thiên
nhiên nhƣ đất đai, nguồn nƣớc, rừng, thực vật và động vật. Một nền nông
nghiệp phát triển, ngoài việc đảm bảo các vai trò nóitrên, còn phải góp phần
giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng, chống suy giảm các
nguồn lực, mất đa dạng sinh học, chống ô nhiễm môi trƣờng. Đó là điều
kiện cần thiết cho sự phát triển một nền nông nghiệp ổn định và bền vững.
Một nền nông nghiệp phát triển không bền vững, khai thác và sử dụng nguồn
tài nguyên không khoa học sẽ đều phải trả giá do những thảm hoạ của thiên
nhiên nhƣ: hạn hán, lũ quét, hiệu ứng nhà kính…Hơn nữa, do đặc thù của sản
xuất nông nghiệp gắn liền với cuộc sống của ngƣời nông dân. Vì thế, ở đâu có
sản xuất nông nghiệp thì ở đó có dân, lực lƣợng nòng cốt giữ gìn an ninh quốc
phòng, bảo vệ tổ quốc.


16
- Nông nghiệp nông thôn là thị trƣờng rộng lớn của hàng hoá công
nghiệp, dịch vụ và hàng nông sản của bản thân nông nghiệp. Nông nghiệp
phát triển vững mạnh sẽ thúc đẩy thƣơng mại phát triển, góp phần kích cầu để
ngăn chặn tình trạng giảm phát của nền kinh tế.
- Nông nghiệp gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội, với bảo vệ và
tôn tạo cảnh quan, môi trƣờng tự nhiên - cái không thể thiếu trong việc xây
dựng một nông thôn văn minh, một đội ngũ nông dân có trí thức.Nông nghiệp
và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi
trƣờng vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi trƣờng tự nhiên: đất
đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất nhƣ
phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh … làm ô nhiễm đất và nguồn nƣớc. Quá
trình canh tác dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai

hoang mở rộng diện tích đất rừng… vì thế trong quá trình phát triển sản xuất
nông nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát
triển bền vững của môi trƣờng.
- Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, sản xuất
nông nghiệp cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho xã hội. Trong tiến trình
công nghiệp hóa, nông nghiệp cung cấp vốn, lao động, nguyên liệu... cho
công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Việt Nam là quốc gia nông nghiệp với
hơn 70% số dân sống ở nông thôn, nguồn sống chính vẫn là thu nhập từ nông
nghiệp. Nhận thức rõ vị trí của nông nghiệp, trong bối cảnh suy giảm kinh tế,
tập trung đầu tƣ vốn cho nông nghiệp.
- Nông nghiệp cung cấp hàng hoá xuất khẩu.Nông nghiệp đƣợc coi là
ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông, lâm thủy sản dễ
dàng gia nhập thị trƣờng quốc tế hơn so với các hàng hóa công nghiệp. Vì thế,
ở các nƣớc đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào
các loại nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản thƣờng
bất lợi do giá cả trên thị trƣờng thế giới có xu hƣớng giảm xuống, trong lúc đó


17
giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên, tỷ giá kéo khoảng cách giữa hàng nông
nghiệp và hàng công nghệ ngày càng mở rộng làm cho nông nghiệp, nông
thôn bị thua thiệt so với công nghiệp và đô thị Do đặc thù của sản xuất nông
nghiệp, Việt Nam có lợi thế phát triển cây trồng, vật nuôi nhiệt đới. Vì thế,
Việt Nam có lợi thế về phát triển nông nghiệp sẽ xuất khẩu nông sản, tạo
nguồn ngoại tệ cho đất nƣớc, thúc đẩy kinh tế phát triển. Ở nƣớc ta đang trong
giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông nghiệp còn là
nguồn tạo ra thu nhập về ngoại tệ hoặc có thể trao đổi lấy máy móc, trang
thiết bị.
- Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII (khóa X) Ban Chấp
hành T.Ƣ Đảng về phát triển sản xuất, tăng tiêu dùng, ổn định kinh tế, góp

phần ngăn chặn suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Trong điều kiện
hiện nay đất nông nghiệp ngày một giảm nhƣờng đất để phát triển công
nghiệp, đô thị hóa, giao thông..., trong khi dân số ngày một tăng, vấn đề an
ninh lƣơng thực là một thách thức lớn. Nông nghiệp - nông thôn có vị trí quan
trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, nhƣng hiện nay nông nghiệp
đang đứng trƣớc những khó khăn thách thức lớn: Cơ sở vật chất kỹ thuật còn
nghèo, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn chậm, sau hơn 20 năm đổi
mới chúng ta mới chỉ "đƣa công nghiệp về làng". Hằng năm vốn đầu tƣ cho
nông nghiệp còn ít, đầu tƣ còn dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn thấp... Sau hai
mƣơi năm đổi mới, kinh tế phát triển, mức sống dân cƣ tăng, nhƣng mức
chênh lệch thu nhập giữa thành phố, trung tâm công nghiệp với nông thôn từ
hai đến ba lần, thậm chí có nơi gấp tới mƣời lần, nông thôn, vùng sâu, vùng
xa mức sống rất thấp, tỷ lệ hộ nghèo đói cao. Trƣớc tình hình đó, giải pháp
trƣớc mắt, theo chúng tôi cần dành vốn đầu tƣ cho nông dân sản xuất hàng
hóa cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Bộ, ngành và các địa
phƣơng trên cơ sở dự báo thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, khuyến cáo cho
nông dân nên sản xuất sản phẩm gì, chất lƣợng, quy mô sản xuất. Thực tế lâu


×