Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất giống lúa tẻ râu tại địa bàn xã san thàng, thành phố lai châu, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 84 trang )

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÝ HẢI YẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA TẺ RÂU TẠI
ĐỊA BÀN XÃ SAN THÀNG, THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: KTNN

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018



Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÝ HẢI YẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA TẺ RÂU TẠI
ĐỊA BÀN XÃ SAN THÀNG, THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: KTNN

Khoa

: Kinh tế & PTNT


Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn

: T.S. Bùi Thị Thanh Tâm

Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Với phương châm: “Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn,
nhà trường gắn liền với xã hội”. Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên hàng năm
đã tổ chức cho sinh viên năm cuối đi thực tập tốt nghiệp. Đây là cơ hội quý báu để
sinh viên tiếp cận và làm quen với công việc sẽ làm sau khi ra trường. Được vận
dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Từ đó nâng cao kiến thức và kỹ năng
cho bản thân.
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt
nghiệp: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất giống lúa Tẻ râu tại địa bàn xã San
Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu”.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự phấn đấu nỗ lực không ngừng
của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tập thể cá nhân
trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế
& PTNT trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình thực tập tốt nghiệp.

Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn đến cô giáo TS. Bùi Thị Thanh Tâm và các
thầy cô trong bộ môn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã San Thàng, cán bộ và nhân viên tại
UBND xã đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ tôi
trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Sinh viên
Lý Hải Yến


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 : Diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị sản lượng lúa Tẻ râu tại xã
Tả Lèng giai đoạn 2015-2017 ......................................................................... 17
Bảng 3.1: Một số thông tin chung về các hộ điều tra ..................................... 22
Bảng 3.2: Đặc điểm của bản Lùng Than và bản Chin Chu Chải .................... 22
Bảng 4.1: Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí trung bình năm 2017 ....... 28
Bảng 4.2: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã San Thàng
giai đoạn 2015-2017 ........................................................................................ 30
Bảng 4.3. Dân số và lao động xã San Thàng giai đoạn 2015-2017 ................ 32
Bảng 4.4: Tình hình sản xuất kinh doanh của xã San Thàng
giai đoạn 2015 – 2017 ..................................................................................... 36
Bảng 4.5: Diện tích lúa của xã San Thàng qua 3 năm 2015 – 2017 ............... 39
Bảng 4.6: Diện tích, năng suất bình quân và sản lượng sản xuất lúa Tẻ râu của
xã San Thàng qua 3 năm 2015 – 2017 ............................................................ 40
Bảng 4.7: Diện tích và cơ cấu giống lúa Tẻ râu gieo cấy của các hộ điều tra

năm 2017 ......................................................................................................... 42
Bảng 4.8: Năng suất và sản lượng lúa Tẻ râu năm 2017 ................................ 43
Bảng 4.9: Chi phí sản xuất cho 1ha lúa Tẻ râu qua điều kiện kinh tế năm 2017
......................................................................................................................... 44
Bảng 4.10: Mức phân bón cho sản xuất lúa Tẻ râu theo điều kiện của
hộ gia đình ....................................................................................................... 45
Bảng 4.11: Kết quả - Hiệu quả sản xuất 1ha lúa Tẻ râu qua điều kiện kinh tế
năm 2017 ......................................................................................................... 48
Bảng 4.12: Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa Tẻ râu qua khả năng tiếp
cận KHKT năm 2017 ...................................................................................... 49
Bảng 4.13: Kết quả - Hiệu quả sản xuất 1ha lúa Tẻ râu qua khả năng tiếp cận
KHKT năm 2017 ............................................................................................. 50


iii

Bảng 3.14: Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất giống lúa Tẻ râu qua sự ảnh
hưởng của mùa vụ năm 2017 .......................................................................... 52
Bảng 4.15: Kết quả - Hiệu quả sản xuất 1ha lúa tẻ râu qua ảnh hưởng
của mùa vụ ...................................................................................................... 53
Bảng 4.16: Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa Nghi hương
năm 2017 ......................................................................................................... 56
Bảng 3.17: Kết quả - Hiệu quả sản xuất của 1ha lúa Nghi hương qua ảnh
hưởng của mùa vụ ........................................................................................... 57
Bảng 4.18: Kết quả - Hiệu quả sản xuất của giống lúa Tẻ râu và giống lúa
Nghi hương qua sự ảnh hưởng của mùa vụ năm 2017 ................................... 59


iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

TT

Nghĩa

1

BQ

Bình quân

2

BVTV

Bảo vệ thực vật

3

ĐVT

Đơn vị tính

4

GO

Tổng giá trị sản xuất


5

GO/1 đ chi phí

Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí

6

GO/ha

Giá trị sản xuất trên 1 hecta

7

GO/IC

Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian

8

GTSX

Giá trị sản xuất

9

GTSX TM - DV

Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ


10

HQKT

Hiệu quả kinh tế

11

IC

Chi phí trung gian

12

IPM

Phòng trừ dịch hại tổng hợp

13

KT - XH

Kinh tế xã hội

14



Lao động


15

MI

Thu nhập hỗn hợp

16

MI/1đ chi phí

Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí

17

MI/IC

Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian

18

Pr

Lợi nhuận

19

Pr/1đ chi phí

Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí


20

Pr/IC

Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian

21

PTBQ

Phát triển bình quân

22

UBND

Ủy ban nhân dân

23

VA

Giá trị gia tăng

24

VA/1đ chi phí

Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí


25

VA/IC

Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian


v
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
1.4. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................. 3
Phần 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4
2.1.1. Một số khái niệm và quan điểm về hiệu quả kinh tế .............................. 4
2.1.2. Phân loại, bản chất của hiệu quả kinh tế ................................................. 7
2.1.3. Vị trí, vai trò của sản xuất lúa trong sự phát triển kinh tế .................... 11
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao HQKT sản xuất giống lúa Tẻ râu . 13
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 16

2.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ....................................................... 16
2.2.2. Tình hình sản xuất lúa Tẻ râu ở xã Tả Lèng, huyện Tam Đường,
tỉnh Lai Châu .................................................................................................... 17
2.2.3. Bài học kinh nghiệm trong sản xuất lúa Tẻ râu .................................... 18
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 19


vi

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 19
3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 19
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 19
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 19
3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................. 21
3.4. Mô tả mẫu điều tra sản xuất lúa nông hộ tại 2 bản Lùng Than và bản Chin
Chu Chải. ......................................................................................................... 21
3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 23
3.5.1. Chỉ tiêu phản ánh sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sản xuất của hộ ... 23
3.5.2. Các chỉ tiêu tính toán kết quả, hiệu quả ................................................ 23
3.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế .................................................. 24
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 26
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 26
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên của xã San Thàng ................................................... 26
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã San Thàng ........................................ 31
4.1.4. Thực trạng kinh tế của xã San Thàng ................................................... 35
4.1.4. Những thuận lợi và khó khăn ................................................................ 37
4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại xã San Thàng ......................... 38
4.2.1. Tình hình sản xuất ................................................................................. 38

4.3. Kết quả sản xuất lúa Tẻ râu tại xã San Thàng năm 2017......................... 41
4.3.1. Kết quả điều tra giống lúa Tẻ râu qua điều kiện kinh tế của hộ khá, hộ
trung bình và hộ nghèo tại xã San Thàng năm 2017....................................... 42
4.3.2. Kết quả điều tra giống lúa Tẻ râu cho 1ha qua tiếp cận Khoa học kỹ
thuật ................................................................................................................. 49
4.3.3. Kết quả điều tra giống lúa Tẻ râu cho 1ha qua sự ảnh hưởng của
mùa vụ ............................................................................................................. 51
3.3.4. Một số nhân tố khác ảnh hưởng đến năng suất lúa Tẻ râu ................... 54


vii

4.4.5. Chi phí bình quân và kết quả - hiệu quả kinh tế 1ha lúa Nghi hương qua
sự ảnh hưởng của mùa vụ................................................................................ 55
4.4. Kết quả - Hiệu quả sản xuất giống lúa Tẻ râu và giống lúa Nghi hương
qua sự ảnh hưởng của mùa vụ ......................................................................... 58
4.5. So sánh những thuận lợi và khó khăn, ưu và nhược điểm trong quá trình
đầu tư, sản xuất giữa hai giống lúa đang canh tác .......................................... 60
4.5.1. So sánh những thuận lợi và khó khăn ................................................... 60
4.5.2. Ưu và nhược điểm của hai giống lúa .................................................... 61
4.6. Phân tích SWOT cho lúa Tẻ râu .............................................................. 39
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 43
PHỤ LỤC


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài


Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Cây lúa gắn liền với
quá trình phát triển của dân tộc. Cây lúa ngày càng khẳng định được vị thế
của mình trong sự phát triển của đất nước và việc sản xuất lúa gạo cho đến
nay vẫn là nền kinh tế chủ yếu. Theo ước tính chính thức mới nhất, sản lượng
lúa của Việt Nam năm 2016 đạt 43,6 triệu tấn, tương đương 28,3 triệu tấn
gạo, giảm 4% so với năm 2015. Nguyên nhân là do thiếu nước, xâm mặn
nghiêm trọng và bão làm giảm năng suất trung bình. Nông dân Việt Nam hiện
đang thời gian cao điểm sản xuất vụ chính đông xuân. Đến giữa tháng 3/2017,
hoạt động sản xuất vụ lúa đầu tiên và lớn nhất trong 3 vụ được báo cáo là
phục hồi so với hoạt động sản xuất hồi năm ngoái, đạt diện tích gieo trồng
3,04 triệu ha. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực sản xuất chiếm một
nửa sản lượng vụ đông xuân, vấn đề xâm mặn vẫn còn tác động và mưa đến
trễ được cho là có thể làm giảm năng suất. Năm 2016, nguồn nước không đủ
cho hệ thống thủy lợi và tình trạng xâm mặn đã làm giảm 10% năng suất
trung bình vụ chính tại Đồng bằng sông Cửu Long xuống còn 6,4 tấn/ha. Kết
quả thu hoạch sớm cho thấy thậm chí năng suất còn có thể giảm thấp hơn
trong năm nay. Tình hình sản xuất tại Đồng bằng sông Hồng tốt hơn nhờ thời
tiết tốt. Tuy vậy, sự tụt giảm sản lượng trong vụ đầu bị trễ có thể duy trì mức
giá lúa ở mức cao.
Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để đưa ra dự báo về sản xuất lúa gạo Việt
Nam năm 2017 do cần theo dõi thêm liệu quỹ đạo giảm sản lượng có tiếp diễn
trong vụ 3, xét đến định hướng của chính phủ muốn chuyển đổi 800.000ha đất
lúa sang các mục đích khác đến năm 2020. Nhìn chung, FAO dự báo Việt
Nam sẽ thu hoạch 44 triệu tấn lúa, tương đương 28,6 triệu tấn gạo trong năm
2017, tăng 1% so với sản lượng năm 2016 [18]. Bên cạnh việc nâng cao sản


2


lượng sản xuất lúa, để cây lúa tồn tại được, phát triển và đứng vững trên
thương trường thì vấn đề hiệu quả kinh tế (HQKT) phải được đặt lên hàng đầu.
Cây lúa đóng vai trò không thể thiếu được trong đời sống của người dân
Việt Nam, và trong nền kinh tế của đất nước. Trong khi dân số tiếp tục tăng,
diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm theo thời gian thì việc tăng sản
lượng lương thực để đáp ứng nhu cầu của con người là một vấn đề cấp bách cần
được giải quyết để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Xã San Thàng là một xã thuộc thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, có điều
kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt có nguồn nước và tính
chất đất phù hợp với giống lúa đặc sản Tẻ râu. Và giống lúa này trở thành cây trồng
phổ biến tại địa phương.
Bên cạnh đó, đa số người nông dân vẫn chưa dám mạnh dạn đầu tư cho sản
xuất cây lúa do giá cả bấp bênh, thị trường đầu ra không ổn định, chi phí trồng lúa cao,
chủ yếu là ruộng bậc thang canh tác còn gặp rất nhiều khó khăn không áp dụng được
các tiến bộ máy móc cho canh tác. Chủ yếu dựa vào sức người và sức kéo của trâu.
Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất
giống lúa Tẻ râu tại địa bàn xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu”
với mong muốn sẽ là cơ sở để góp phần đánh giá đúng thực trạng, HQKT và thấy rõ
được các tồn tại trong sản xuất lúa Tẻ râu tại địa phương để từ đó đề ra các giải
pháp phát triển sản xuất giống lúa Tẻ râu hợp lý mang lại HQKT cao hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế của lúa Tẻ râu ở các hộ
nông dân trong xã San Thàng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh tế sản xuất lúa Tẻ râu, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho
người dân, đồng thời thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã San
Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong
sản xuất lúa.



3
- Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất của các hộ nông
dân trên địa bàn xã San Thàng, thành phố Lai Châu, Lai Châu.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các
hộ nông dân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa Tẻ râu
của các hộ nông dân trên địa bàn xã.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức đã học với thực tiễn trong quá trình đi thực tập tại UBND
xã San Thàng.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin kỹ năng nghề nghiệp
- Giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế, nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và
trang bị kiến thức thực tiễn phục vụ cho quá trình công tác của sinh viên sau này.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho UBND xã San Thàng, thành phố Lai
Châu, tỉnh Lai Châu thấy rõ hơn được những thuận lợi và khó khăn trong việc phát
triển giống lúa Tẻ râu. Nhằm phát triển, mở rộng diện tích canh tác lúa, có những
giải pháp thiết thực cho việc nâng cao HQKT trong việc sản xuất lúa.
1.4. Những đóng góp mới của đề tài
Đánh giá một cách tương đối về HQKT sản xuất giống lúa Tẻ râu. Đánh giá
được sự ảnh hưởng của các nhân tố: trình độ học vấn của chủ hộ, lượng phân bón,
cách chăm sóc, khoa học kỹ thuật tới HQKT sản xuất giống lúa Tẻ râu.


4
Phần 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm và quan điểm về hiệu quả kinh tế
2.1.1.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Với bất cứ ngành sản xuất vật chất nào, sản phẩm hàng hoá dịch vụ được tạo
ra là kết quả của sự phối hợp các yếu tố đầu vào với trình độ công nghệ, kỹ thuật
sản xuất nhất định . Tuy vậy khi bắt tay vào thực tế sản xuất, con người có nhiều
cách phối hợp các yếu tố đầu vào với những công nghệ sản xuất khác nhau.
Nền kinh tế chịu sự chi phối bởi quy luật nguồn lực khan hiếm, trong khi đó
nhu cầu của xã hội về hàng hoá dịch vụ ngày càng tăng và đa dạng. Do vậy đòi hỏi
xã hội phải lựa chọn từng cơ sở sản xuất, kinh doanh sao cho với một lượng nguồn
lực nhất định để tạo ra được khối lượng hàng hoá và dịch vụ cao nhất. Đây là mục
tiêu của xã hội và của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh
HQKT được bắt nguồn từ sự thoả mãn ngày càng tăng các nhu cầu vật chất
và tinh thần của tất cả các thành viên trong xã hội cũng như khả năng khách quan
của sự lựa chọn trên cơ sở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự giới hạn
của nguồn lực. Quá tŕnh tái sản xuất vật chất, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ sản
xuất ra là kết quả của sự phối hợp các yếu tố đầu vào theo công nghệ, kỹ thuật sản
xuất nhất định. [5]
Các nhà kinh tế học đã chứng minh rằng nền kinh tế chịu sự chi phối bởi quy
luật khan hiếm nguồn lực, trong điều kiện nhu cầu của toàn xã hội về hàng hoá và
dịch vụ ngày càng tăng lên. Vì vậy bắt buộc xã hội phải lựa chọn từng cơ sở sản
xuất, kinh doanh sao cho sử dụng một nguồn lực nhất định để tạo ra được khối
lượng hàng hoá và dịch vụ tối đa nhất. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng
của xã hội và từng cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Nói cách khác trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận cho mình các cơ sở sản
xuất, kinh doanh ở một mức độ sản xuất nhất định phải tính toán làm sao 6 để có chi
phí vật chất và chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất. Có như vậy
thì lợi nhuận của nhà sản xuất cũng như lợi ích của người lao động và toàn xã hội



5
mới được nâng lên, nguồn lực được tiết kiệm. HQKT là sử dụng hợp lí và tiết kiệm
nguồn lực.
HQKT là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng các hoạt động kinh
tế. Vì vậy nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế là nâng cao HQKT. HQKT là
thước đo, một chỉ tiêu chất lượng, phản ánh trình độ tổ chức sản xuất, trình độ lựa
chọn, sử dụng, quản lý và khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào của sản xuất của
từng cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như toàn bộ nền kinh tế. Có thể nói HQKT là
một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt chất lượng HQKT và phản ánh lợi ích
chung của toàn xã hội, là đặc lượng của mọi nền sản xuất xã hội. [6]
Theo quy luật mối liên hệ phổ biến và sự vận động phát triển thì mọi HQKT
của các thành viên trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau và có tác động đến
HQKT của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Song HQKT không đơn thuần là một
phạm trù kinh tế chỉ đề cập đến kinh tế tài chính mà nó còn gắn liền với ý nghĩa xã hội.
Tóm lại HQKT là một phạm trù kinh tế vốn có trong mọi hình thái kinh tế xã
hội, nó phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh của con người.
HQKT là trong quá trình sản xuất kinh doanh phải biết tiết kiệm và sử dụng tối đa
tiềm năng của nguồn lực, tiết kiệm chi phí, đồng thời phải thoả mãn nhu cầu ngày
càng tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ cho xã hội. Tuy vậy
kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng cái cần tìm là lợi nhuận. Nhưng để đạt được
mục đích tối đa hoá lợi nhuận và không ngừng phát triển tồn tại lâu dài thì cần quan
tâm đến vấn đề HQKT, phải tìm mọi biện pháp nâng cao HQKT.
2.1.1.2. Một số loại hiệu quả cơ bản
Hiệu quả là khái niệm chung để chỉ các kết quả, phản ánh sự thành công hay
thất bại của các hoạt động, các sự vật hiện tượng. Hiệu quả được đánh giá trên ba
mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.
- Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt
chất lượng của quá trình sản xuất chất lượng của các hoạt động này chính là quá
trình tăng cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự
nhiên để phục vụ lợi ích của con người.



6
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc trưng của nền sản xuất xã hội. Quan niệm
về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế khác nhau sẽ không giống nhau. Tuỳ
thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, mục đích và yêu cầu của một đất nước, một
vùng, một ngành sản xuất cụ thể được đánh giá theo những góc độ khác nhau.
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là thực hiện yêu cầu
của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các nguồn lực xã hội. Điều
đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh
giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí bỏ ra. Trên quan điểm toàn
diện có ý kiến cho rằng đánh giá hiệu quả kinh tế không thể loại bỏ mục tiêu năng
cao trình độ về văn hoá, xã hội và đáp ứng nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn cùng
với việc tạo ra môi trường bền vững
- Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực
nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là:
giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế,
giảm số người thất nghiệp, nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho
người lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức
sống cho các tầng lớp nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong phân
phối, đảm bảo và nâng cao sức khỏe, đảm bảo vệ sinh môi trường,... Nếu xem xét
hiệu quả xã hội, người ta xem xét mức tương quan giữa các kết quả (mục tiêu) đạt
được về mặt xã hội (cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống văn hóa và tinh
thần, giải quyết công ăn việc làm...) và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
- Hiệu quả môi trường: Hiệu quả môi trường trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp cần phải đảm bảo cho môi trường ngày càng được bảo vệ và cải thiện, phát
triển nông nghiệp nông thôn theo hướng bền vững, có nghĩa là phát triển liên tục
trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn lực để đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng
cho thế hệ tương lai.

Trong các mô hình hiệu quả môi trường còn được thể hiện là không có tác
động gây ô nhiễm môi trường, vừa ít hoặc không được sử dụng các loại thuốc kích


7
thích, các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng như chất thải trong chăn nuôi ra môi
trường vì đây là nguyên nhân chính gây nên sự ô nhiễm môi trường sống ngày nay.
Hiệu quả kỹ thuật: là số sản phẩm thu trên một đơn vị đầu vào đầu tư thêm.
Nó được đo bằng tỷ số giữa só lượng sản phẩm tăng thêm trên chi phí tăng thêm. Tỷ
số này gọi là sản phẩm biên, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất
đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn
lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào
với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân quyết định sản xuất.
Xét theo yếu tố thời gian trong hiệu quả: các học giả kinh tế tân cổ điển đã
coi thời gian là yếu tố trong tính toán hiệu quả, cùng đầu tư sản xuất kinh doanh
với một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhua nhưng có hiệu
quả khác nhau bởi thời gian bỏ vốn đầu tư khác nhau thì thời gian thu hồi vốn
khác nhau.
Tuy nhiên, để hiểu được thế nào là hiệu quả kinh tế cần phải tránh việc đồng
nhất kết quả và hiệu quả kinh tế, đồng nhất giữa hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo
lường hiệu quả kinh tế hoặc quan niệm cũ về hiệu quả kinh tế đã lạc hậu không còn
phù hợp với hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường.
Qua phân tích trên cho thấy “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội
phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất, là đặc trưng của mọi nền sản xuất
xã hội”. Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế khác nhau không
giống nhau. Tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội và mục đích yêu cầu không
giống nhau. Tùy vào mục đích yêu cầu của một nước, một vùng một ngành sản xuất
cụ thể mà đánh giá theo những góc độ khác nhau cho phù hợp.
Khi xem xét các loại hiệu quả cho thấy HQKT luôn là trọng tâm và quyết
định nhất. Và HQKT chỉ được nhìn nhận đánh giá một cách toàn diện đầy đủ nhất

khi có sự kết hợp hài hoà với hiệu quả xã hội, hiệu quả của việc bảo vệ, giữ gìn môi
trường sinh thái trong lành bền vững và hiệu quả môi trường.
2.1.2. Phân loại, bản chất của hiệu quả kinh tế
2.1.2.1. Phân loại hiệu quả kinh tế
* Căn cứ vào nội dung, bản chất của hiệu quả kinh tế được phân loại gồm:


8
- Hiệu quả kinh tế: phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt được về mặt kinh
tế và chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó, bao gồm các chỉ tiêu kết quả như: tổng
giá trị sản phẩm, lợi nhuận.
- Hiệu quả xã hội: phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và ác lợi ích
do sản xuất mang lại, được thể hiện thông qua các mục tiêu như tạo công ăn việc
làm, tăng thu nhập, phân phối công bằng, nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ môi
trường, an ninh xã hội...
- Hiệu quả kinh tế-xã hội: phản ánh mối tương quan giữa các kết quả đạt
được tổng hợp ở các lĩnh vực kinh tế và xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được các
kết quả đó.Tổ chức thăm quan, tổng kết kinh nghiệm và ý kiến đáng giá nguyện
vọng của bà con nông dân đối với các điển hình kinh tế tiên tiến và các cơ chế chính
sách áp dụng.
- Hiệu quả phát triển: thể hiện sự phát triển của các doanh nghiệp, các
vùng. Đây là kết quả tổng hợp nhiều yếu tố như tình hình đời sống vật chất, trình
độ dân trí...[7]
Trong các loại hiệu quả xem xét thì hiệu quả kinh tế là quan trọng nhất và có
ý nghĩa quyết định. Nhưng hiệu quả kinh tế đánh giá đầy đủ và toàn diện nhất khi
khi có sự kết hợp hài hòa giữa hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
* Căn cứ vào phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
- Hiệu quả kinh tế quốc dân: là hiệu quả kinh tế chung trong toàn bộ nền sản
xuất xã hội.
- Hiệu quả kinh tế ngành, lĩnh vực được xem xét đối với từng ngành sản xuất

và từng lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân.
- Hiệu quả kinh tế vùng, lãnh thổ được xem xét đối với từng vùng kinh tế tự
nhiên và phạm vi lãnh thổ hành chính.
- Hiệu quả kinh tế theo quy mô tổ chức.
- Hiệu quả kinh tế từng biện pháp kỹ thuật.
* Căn cứ vào yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất
- Hiệu quả sử dụng vốn
- Hiệu quả sử dụng lao động


9
- Hiệu quả sử dụng đất
- Hiệu quả sử dụng công nghệ, kỹ thuật mới...
Trong ngành nông nghiệp thì hiệu quả kinh tế còn phải xem xét đến hiệu quả
sinh học trong nông nghiệp. Hiệu quả này thường gắn với hoạt động của quá trình
sinh học, được tính giữa tỷ số đầu vào và đầu ra. Quá trình sinh học được diễn ra ở
các môi trường khác nhau nên cải tiến chúng hết sức phức tạp và tốn kém, chính vì
vậy cần sự phối hợp giữa quá trình sinh học với môi trường và điều kiện cần thiết.
Sản xuất nông nghiệp phần lớn còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường như thời
tiết, khí hậu, đất đai... tương ứng với từng điều kiện mà quá trình sinh trưởng và
phát triển của giống cây, con cũng phụ thuộc theo. Đây là sự khác biệt cơ bản giữa
sản xuất nông nghiệp với các ngành khác. [7]
Ngoài ra hiệu quả kinh tế còn được xem xét cả về mặt thời gian và không gian.
2.1.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Mục đích của sản xuất hàng hóa là thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu vật chất và
tinh thần cho xã hội. Mục đích đó được thể hiện khi nền sản xuất xã hội tạo ra
những kết quả hữu ích ngày càng cao cho xã hội. Sản xuất đạt mục tiêu về hiệu quả
kinh tế khi có một khối lượng nguồn lực nhất định tạo ra khối lượng sản phẩm hữu
ích lớn nhất.
- Xác định các yếu tố đầu vào: Hiệu quả là đánh giá xem kết quả hữu ích

được tạo ra như thế nào, từ nguồn chi phí bao nhiêu, trong các điều kiện cụ thể
nào, có thể chấp nhận được hay không. Như vậy hiệu quả kinh tế liên quan trực
tiếp đến các yếu tố đầu vào và việc sử dụng nó với các yếu tố đầu ra trong quá
trình sản xuất.
- Xác định các yếu tố đầu ra: đây là công việc xác định mục tiêu đạt được,
các kết quả đạt được có thể là giá trị sản xuất, khối lượng sản phẩm, giá trị sản
phẩm, giá trị gia tăng.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là hiệu quả của lao động xã hội và được xác
định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thi được với lượng hao
phí xã hội. Ở mỗi quốc gia, bản chất của hiệu quả kinh tế đều xuất phát từ mục đích


10
của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, mục đích là làm thế nào để đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng trong khi mọi nguồn lực trong xã hội đều giới hạn.
2.1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế
- Nguyên tắc khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu về HQKT:
+ Phải đảm bảo tính thống nhất, thể hiện ở nội dung các chỉ tiêu và phương
pháp xác định tính toán.
+ Phải đảm bảo tính toàn diện của hệ thống, bao gồm chỉ tiêu tổng quát chỉ
tiêu bộ phận, chỉ tiêu phản ánh trực tiếp và chỉ tiêu bổ sung.
+ Phải phù hợp với đặc điểm và trình độ của sản xuất lúa. Xét về mặt nội
dung HQKT có mối liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, nó so
sánh giữa lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Kết quả kinh tế phản ánh hoạt
động cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh, còn HQKT là tỷ số chênh
lệch giữa kết quả quá trình sản xuất và chi phí bỏ ra để có kết quả đó (là mối quan
hệ so sánh giữ kết quả và chi phí của nền sản xuất)
- Chỉ tiêu tổng quát về HQKT
+ Tổng giá trị sản xuất (GO)
+ Tổng giá trị gia tăng (VA)

+ Thu nhập hỗn hợp (MI)
+ Tổng chi phí sản xuất (TC)
+ Chi phí cố định (FC)
+ Chi phí biến đổi (VC)
+ Chi phí trung gian (IC)
+ Chi phí lao động (LĐ)
Đánh giá HQKT trong sản xuất kinh doanh là việc làm hết sức phức tạp,
như vậy để phản ánh một cách đầy đủ, chính xác, toàn diện thì ngoài những chỉ
tiêu trên, cần quan tâm đến một số chỉ tiêu khác như:
- Năng suất đất đai:
- ND = GO(N)/D(CT)
- Trong đó:
- GO(N): Giá trị sản xuất ngành trồng trọt.


11
- D(CT): Diện tích đất canh tác sử dụng trong ngành trồng trọt. Trong quá
trình đánh giá, phân tích không chỉ đơn thuần phân tích, đánh giá HQKT mà phải
chú ý đến hiệu quả xã hội. Đồng thời phải chú ý đến hiệu quả môi trường sinh
thái như giảm gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước… trên cơ sở phát triển
một nền nông nghiệp bền vững.[8]
2.1.3. Vị trí, vai trò của sản xuất lúa trong sự phát triển kinh tế
2.1.3.1. Vai trò của lúa gạo trong đời sống
Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của
1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn
cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 - 200 kg gạo/người/năm tại
các

nước


châu

Á,

khoảng

10

kg/người/năm

tại

các

nước

châu

Mỹ.

Ở Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Lúa là một trong ba cây
lương thực chủ yếu bao gồm lúa mì, ngô và lúa gạo. Trong lúa gạo có đầy đủ các
chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác, ngoài ra còn có các Vitamin nhóm B
và một số thành phần khác.
Với giá trị dinh dưỡng của hạt kết hợp với việc chọn năng suất cao, phẩm
chất tốt thì lúa gạo ngoài việc sử dụng hàm lượng lương thực là chủ yếu thì các sản
phẩm phụ của lúa còn sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau.
Ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ phận khác của
cây lúa đều được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần thiết, thậm chí bộ
phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi lấp làm cho

đất tơi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây
trồng vụ sau.
- Sản phẩm chính của cây lúa
Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực. Từ gạo có thể nấu cơm,
chế biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa,bánh chưng,
bún, rượu. Ngoài ra còn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng chục loại thực phẩm
khác từ gạo.
- Sản phẩm phụ của cây lúa
+ Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.


12
+ Cám : Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất Vitamin B1 để chữa
bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng.
+ Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật
liệu độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt.
+ Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản suất giầy, các tông xây dựng, đồ
gia dụng( thừng, chão, mũ, giầy dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất
nấm...[21]
2.1.3.2. Vai trò của lúa gạo trong nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có nghề truyền thống trồng lúa nước cổ
xưa nhất thế giới. Nông nghiệp trồng lúa vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia,
vừa là cơ sở kinh tế sống còn của đất nước. Dân số nước ta đến nay hơn 80 triệu
người, trong đó dân số ở nông thôn chiếm gần 80% và lực lượng lao động trong
nghề trồng lúa chiếm 72% lực lượng lao động cả nước. Điều đó cho thấy lĩnh vực
nông nghiệp trồng lúa thu hút đại bộ phận lực lượng lao động cả nước, đóng vai trò
rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Bên cạnh đó, ưu thế lớn của nghề trồng lúa còn thể hiện rõ ở diện tích canh tác
trong tổng diện tích đất nông nghiệp cũng như tổng diện tích trồng cây lương thực.
Ngành trồng trọt chiếm 4/5 diện tích đất canh tác trong khi đó lúa giữ vị trí độc tôn,

gần 85% diện tích lương thực.
Như vậy bên cạnh sự thu hút về nguồn lực con người thì sự thu hút nguồn
lực đất đai cũng lại khẳng định rõ vị trí của lúa gạo trong nền kinh tế quốc dân.
Xuất phát từ thực tiễn đó, Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh vị trí của lúa
gạo Việt Nam: lúa gạo đóng vai trò quyết định vấn đề cung cấp lương thực cho cả
nước và chi phối sâu sắc sự phát triển kinh tế quốc dân. Từ đó, Chính phủ đã đề ra
các chính sách phát triển nông nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng, như: chính
sách đầu tư vật chất kỹ thuật thích đáng về thuỷ lợi, giống lúa, thâm canh, quảng
canh lúa qua từng thời kỳ. Lúa gạo đã được đưa vào 2 trong 3 chương trình kinh tế
lớn của quốc gia.[20] Nhờ đó, từ năm 1989 đến nay kim ngạch xuất khẩu gạo đã
không ngừng tăng, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn góp phần không nhỏ cho công
cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Cũng do thực hiện thực hiện chương trình


13
lương thực, Việt Nam đã biến từ nước nhập lương thực hàng năm khoảng 1 triệu tấn
thành nước xuất khẩu 3- 4 triệu tấn gạo hàng năm.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao HQKT sản xuất giống lúa Tẻ râu
2.1.4.1. Các yếu tố tự nhiên thuộc hệ sinh thái và môi trường
Cây lúa là một bộ phận trong hệ thống cây trồng của hệ sinh thái nông
nghiệp, có sự trao đổi vật chất với môi trường bên ngoài và có tính mẫn cảm lớn với
các yếu tố sinh thái như: Khí hậu, đất đai, cây trồng, con người,… vì vậy, muốn có
một vùng chuyên môn hoá sản xuất cây lúa phải theo quan điểm sinh thái bền vững.
Trong hệ sinh thái nông nghiệp, đất đóng vai trò là nơi cung cấp nước, chất
dinh dưỡng cho cây trồng, song với các loại đất ở các địa hình khác nhau lại có
thành phần cơ giới, tính chất vật lý hoá học khác nhau. Vậy nên cần phải xem xét,
nghiên cứu kỹ để tìm ra giống cây phù hợp với vùng đó để có được HQKT cao.
Việc tập trung sản xuất và nâng cao HQKT sản xuất cây lúa phải dựa trên
quan điểm hệ sinh thái bền vững, tức là phát triển phải đảm bảo ổn định, tận dụng
tối đa các mặt thuận lợi và tránh các mặt không thuận lợi của thời tiết, củng cố độ

phì của đất, cung cấp chất dinh dưỡng và không ngừng cải tạo nâng cao chất lượng
của đất.
2.1.4.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
- Thị trường tiêu thụ: Hiện nay tại địa phương lúa Tẻ râu sản xuất ra chủ yếu
để tiêu thụ, thị trường tiêu thụ chủ yếu ở trong tỉnh, thị trường ngoài tỉnh rất ít người
biết đến. Những hộ gia đình sản xuất ít thường là những hộ khá để sử dụng trong
gia đình. Tuy vậy, trên một đơn vị diện tích không đổi người dân luôn muốn tạo ra
những sản phẩm đem lại lợi nhuận và HQKT cao nhất.
- Giá cả: Trong kinh tế thị trường giá luôn thay đổi đã ảnh hưởng không nhỏ
đến kết quả và HQKT sản xuất lúa. Tác động của thị trường đến sản xuất kinh
doanh trước hết là thị trường đầu ra (tiêu thụ sản phẩm). Do sản phẩm lúa Tẻ râu
làm ra chủ yếu để tiêu thụ trên thị trường nên thị trường đầu ra ảnh hưởng rất lớn
đến sản xuất. Song thị trường đầu vào lại ảnh hưởng lớn tới kết quả và HQKT sản
xuất lúa, đó là giá các yếu tố đầu vào như: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vốn sản
xuất và chi phí lao động... có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển sản


14
xuất, hình thành giá cả sản phẩm, là nhân tố trực tiếp làm thay đổi trạng thái sản
xuất, nâng cao chất lượng và khối lượng, gây tác động lớn tới kết quả và HQKT.
- Lao động: Lao động là yếu tố quyết định đối với mỗi quá trình sản xuất.
Việc trồng và chăm sóc cho cây lúa cũng cần có yêu cầu kỹ thuật, đòi hỏi người lao
động phải có trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất nhất định
như: Hiểu biết về chế độ, kỹ thuật chăm sóc, bón phân hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng của cây, phòng chống sâu bệnh hại, ảnh hưởng đến sinh lý của cây. Là loại
cây trồng dưới nước đòi hỏi phải có lượng nước thích hợp trong từng giai đoạn để
phát triển tốt và cho năng suất cao.
- Tổ chức sản xuất và chính sách:
Giống lúa Tẻ râu khi biết được giá trị của nó, các ban ngành tỉnh, thành phố
và xã luôn quan tâm đến sự phát triển của giống lúa này; đưa ra nhiều chính sách

nhằm phát triển kinh tế từ giống lúa Tẻ râu, coi đây là giống cây nông nghiệp trọng
tâm của địa phương.
Sau thành công ở mô hình 30ha lúa ở cánh đồng Can Hồ (San Thàng) thì
Thành phố dự kiến sẽ nhân rộng giống tẻ râu với quy mô trên 50ha tại cánh đồng
Can Hồ hình thành vùng sản xuất lúa tẻ râu tập trung tại đây.
Được biết, việc sản xuất tập trung trên quy mô lớn mới là bước đầu để hướng
người dân đến việc sản xuất gạo tẻ râu chất lượng. Người dân trồng tẻ râu được hỗ
trợ từ vốn sự nghiệp nông nghiệp hàng năm theo Quyết định 29/2013/QĐ-UBND
ngày 29/10/2013 của UBND tỉnh để triển khai, nhân rộng, phát triển, hình thành
vùng sản xuất lúa tẻ râu trên địa bàn.[3]
Để phục tráng và phát triển giống lúa tẻ râu, từ năm 2012 – 2015, Sở Khoa
học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề - Đại học
Nông nghiệp Hà Nội đã nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất thâm canh giống
lúa tẻ râu này.
Năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ đánh giá: giống lúa tẻ râu ở vụ
thứ 3 có các đặc điểm của giống gốc, bông trỗ đều, ít sâu bệnh. Những thành
công của đề tài phục tráng này là tiền đề để người nông dân toàn tỉnh có giống


15
lúa vừa mang những ưu điểm của giống lúa địa phương, vừa cho năng suất tốt,
chất lượng cao hơn.[4]
Năm 2015, thành phố dự kiến sẽ nhân rộng giống tẻ râu với quy mô trên 500
ha, hình thành vùng sản xuất lúa tẻ râu tập trung. Cùng với đó là việc đăng ký nhãn
hiệu, in ấn bao bì, quảng bá sản phẩm tạo thương hiệu cho sản phẩm gạo tẻ râu trên
thị trường. Tin rằng những việc làm thiết thực ấy sẽ góp phần làm nên thương hiệu
lúa tẻ râu rất riêng của thành phố Lai Châu.
Đó là bước đầu quyết định đến năng suất cây trồng và HQKT.
2.1.4.3. Nhóm nhân tố kỹ thuật
Giống: Đã có giống lúa do Nhà nước cung cấp nhưng do giống này chất

lượng không được như giống lúa của địa phương nên lúa giống do các nông hộ tự
để giống từ mùa trước. Tuy đã chọn lọc giống nhưng giống lúa cũ dễ bị thoái hóa,
sâu bệnh hại.
Thời vụ trồng lúa: Một năm lúa được trồng chủ yếu vào 2 vụ là vụ đông xuân
và vụ hè thu. Vụ xuân người dân bắt đầu gieo mạ vào 10 - 20/01 và có thể cấy từ
05/02 - 15/02 vụ xuân cây mạ sinh trưởng khoảng 120 - 130 ngày. Còn vụ thu lúa
sinh trưởng nhanh hơn nên thời gian lúa cho thu hoạch trong khoảng 110 - 115
ngày. Vụ thu gieo mạ từ 10 - 15/5 và 30/5 - 5/6 là có thể cấy. Ngoài ra giống lúa Tẻ
râu có thể gieo cấy vào vụ mùa tức là gieo mạ từ 05/6 - 10/6 và đến 20 ngày sau thì
có thể đem ra gieo cấy được.
Chăm sóc: Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, tình trạng sinh trưởng từng giai
đoạn của lúa để có thể bón các loại phân với lượng thích hợp. Sau cấy được từ 1720 ngày , bắt đầu bón thúc với phân lân. Khi lúa chuẩn bị ra đòng, ta tiến hành bón
ra đòng với Kali (không cần bón them đạm và supe lân nữa). Người dân cần phải
theo dõi mức nước có trong ruộng để điều tiết phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của lúa. Ngoài ra người dân phải chú ý đến các loại cỏ trong ruộng để xử lý tránh
hiện tượng cỏ phát triển hút hết chất dinh dưỡng có trong ruộng lúa.
Phòng trừ sâu bệnh: Cần phải phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Khi phát hiện các
loại sâu bệnh thì cần xem xét kỹ lưỡng để chọn loại thuốc sâu cho phù hợp và phun
đúng liều lượng, không ảnh hưởng đến năng suất lúa khi thu hoạch.


16
Thu hoạch và bảo quản: Tùy vào từng thời điểm gieo trồng và thời tiết thì
cây lúa cho thu hoạch vào các thời gian khác nhau. Khi lúa gần chín thì người dân
cần thường xuyên theo dõi để thu hoạch kịp thời, tránh hiện tượng để lúa quá chín
khi thu hoạch sẽ bị rơi rụng và giảm năng suất lúa. Lúa sau khi thu hoạch cần được
phơi khô đóng vào bao bì cất cẩn thận tránh ẩm ướt ảnh hưởng đến chất lượng gạo
sau này.
Đổi mới công nghệ sản xuất: Đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ kiến
thức sao cho nâng cao được năng lực sản xuất có thể làm ra sản phẩm nhiều hơn với

một số lượng đầu vào như trước hoặc có thể làm ra một lượng sản phẩm như cũ với
khối lượng đầu vào ít hơn .
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
2.2.1.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan,
theo số liệu của UN FAO. Xuất khẩu gạo thơm của Việt Nam chiếm khoảng 10%
tổng xuất khẩu gạo hàng năm.
Về sản xuất, miền Nam Việt Nam sản xuất 29,74 triệu tấn lúa trong năm
2016, chiếm gần 70% tổng sản lượng lúa Việt Nam, dựa trên số liệu của Tổng cục
Thống kê. ĐBSCL cung ứng 90% tổng lượng gạo khả dụng xuất khẩu của Việt
Nam. Việt Nam giữ lại khoảng 20% sản lượng lúa cho dự trữ và hiện đang có mục
tiêu cắt giảm thất thoát sau thu hoạch xuống dưới 8% đến năm 2020, từ mức gần
14% hiện nay. Việt Nam cũng đặt mục tiêu giảm diện tích trồng lúa để thích ứng
với biến đổi khí hậu, với các khu vực chuyển đổi là các khu vực có nguy cơ xâm
mặn và thiếu nước. Việt Nam có hơn 80 nhà xuất khẩu gạo, chiếm thị phần khoảng
20% xuất khẩu gạo toàn cầu. Trong 4 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc và
Philippines là hai nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.[22]
2.2.1.2. Tình hình sản xuất lúa Tẻ râu ở tỉnh Lai Châu
Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất lúa hàng hóa tập
trung tại các huyện: Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ; phát triển một
số giống lúa đặc sản như: Tẻ râu, Séng cù, Tả cù, nếp Tan Cò Giàng. Trong đó, lúa


×