Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

LVThS Dự báo TTCK Việt Nam trước tác động các yếu tố kinh tế vĩ mô (đính kèm dữ liệu, câu lệnh, kết quả chạy phần mềm Stata, Eviews)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 122 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒNG ANH TUẤN

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MỘT SỐ YẾU TỐ
KINH TẾ VĨ MƠ ĐẾN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHỐN VIỆT NAM
- DỰ BÁO XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã chuyên ngành: 6040201

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Lanh

Người phản biện 1: TS. Nguyễn Vĩnh Hùng................................................................

Người phản biện 2: TS. Nguyễn Hoàng Hưng.............................................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 09 tháng 04 năm 2019
Thành phần Hợi đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Trần Huy Hồng...............................- Chủ tịch Hợi đồng
2. TS. Nguyễn Vĩnh Hùng..................................- Phản biện 1
3. TS. Nguyễn Hoàng Hưng................................- Phản biện 2


4. TS. Bùi Hữu Phước.........................................- Ủy viên
5. TS. Nguyễn Thị Tuyết Nga.............................- Thư ký
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: HOÀNG ANH TUẤN

MSHV: 16003841

Ngày, tháng, năm sinh: 04 – 08 – 1974

Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng

Mã chuyên ngành: 60340201


TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MỘT SỐ YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MƠ ĐẾN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM - DỰ BÁO XU HƯỚNG THỊ
TRƯỜNG.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
TTCK Việt Nam ra đời và chính thức giao dịch từ T7/2000, đến nay, trải qua hơn 18
năm hoạt động, TTCK đã khẳng định vai trị và vị trí quan trọng trong nền kinh tế,
đặc biệt là nơi tập trung, cung cấp vốn cho nền kinh tế, là một trong những bộ phận
quan trọng của thị trường tài chính, nơi giúp các nhà đầu tư đến gần hơn với doanh
nghiệp, nhờ đó các doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn để mở rộng
sản xuất, kinh doanh.
Mặc dù vậy, TTCK Việt Nam vẫn được xem là một TTCK non trẻ, rất nhạy cảm
trước các thông tin từ biến động của kinh tế thế giới, giá cả các hàng hóa cơ bản
trên thế giới, các biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nước, hành vi và tâm
lý của các nhà đầu tư…
Câu hỏi đặt ra là: có hay không sự tác động giữa các nhân tố vĩ mô trong nước, biến
động của TTCK quốc tế, giá dầu mỏ thế giới đến TTCK Việt Nam? Có khả năng dự
báo được xu hướng biến động của TTCK Việt Nam trước các yếu tố trên hay
không?


Nhằm giải quyết những câu hỏi trên, đề tài lựa chọn các yếu tố kinh tế vĩ mô như
lạm phát, cung tiền, lãi suất, chỉ số DJIA và giá dầu WTI và tiến hành đo lường tác
động của các yếu tố này đến TTCK Việt Nam thông qua chỉ số VN-Index.
Đề tài sẽ thực hiện xây dựng một phương pháp dự báo xu hướng VN-Index, đại
diện cho TTCK Việt Nam trước tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mơ bằng mơ hình
kinh tế lượng. Mục tiêu là có thể áp dụng mơ hình trong thực tiễn nhằm dự báo xu
hướng VN-Index. Thơng tin dự báo từ mơ hình có thể được xem là mợt kênh tham
khảo cho nhà đầu tư trong các quyết định đầu tư trên TTCK Việt Nam.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: QĐ 523 / 26.01.2018

III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: …./03/2019
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Lê Thị Lanh.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

Tp. Hồ Chí Minh, ngày .… tháng 03 năm 2019
TRƯỞNG KHOA/VIỆN
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ
quý thầy cơ, đồng nghiệp và gia đình. Đặc biệt, trong q trình thực hiện luận văn
này, tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Tài chính –
Ngân hàng đã tạo mọi điều kiện học tập tốt nhất và giúp đỡ tơi suốt q trình theo
học tại trường.
PGS. TS. Lê Thị Lanh, người hướng khoa học, đã chỉ dẫn nhiệt tình, ln tạo
mọi điều kiện thuận lợi và thường xun kiểm tra tiến đợ, có những góp ý chun
mơn trong q trình tơi thực hiện luận văn.
Ban lãnh đạo Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư – CTCP
(PETEC), đặc biệt, TS. Huỳnh Đức Trường, TV.HĐQT, Tổng giám đốc PETEC, đã
có những góp ý, những nhận xét rất hữu ích để tơi hồn chỉnh luận văn.
Cha mẹ, gia đình của tơi, những người ln đợng viên, giúp đỡ tơi trong suốt
q trình học tập và thực hiện luận văn.
Vì thời gian nghiên cứu và kiến thức chuyên mơn cịn nhiều hạn chế nên
trong q trình nghiên cứu luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong
được sự góp ý q báu của q thầy cơ và bạn bè.


5


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài nghiên cứu này đo lường tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô gồm: chỉ số
giá tiêu dùng (đại diện cho yếu tố lạm phát), cung tiền M2, lãi suất cơ bản và chỉ số
chứng khốn Dow Jones, giá dầu thơ WTI tác động đến sự biến động của Thị
trường chứng khốn Việt Nam (đại diện là chỉ số VN-Index) thơng qua mơ hình
vector hiệu chỉnh sai số (VECM) và sử dụng mơ hình VECM để tiến hành dự báo
VN-Index. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong dài hạn, lạm phát có tác đợng tiêu
cực đến VN-Index, các yếu tố cung tiền, chỉ số DJIA và giá dầu WTI có tác động
cùng chiều lên VN-Index, yếu tố lãi suất cơ bản có tác đợng cùng chiều nhưng
khơng đáng kể đến VN-Index. Kết quả back-testing đối với dữ liệu quá khứ trong
mẫu của mơ hình VECM cho kết quả đáng tin cậy, trên cơ sở đó đề tài đề x́t sử
dụng mơ hình VECM để dự báo xu hướng VN-Index trong tuơng lai.
Từ khóa: yếu tố kinh tế vĩ mơ, DJIA, WTI, chỉ số giá chứng khoán, VN-Index,
VAR/VECM, dự báo.

6


ABSTRACT
The aim of this study is to measure the impact of macroeconomic factors to the
volatility of the Vietnam stock market (represented by VN-Index), including
consumer price index (as inflation), money supply M2, basic interest, Dow Jones
stock index, and WTI crude oil price. The study is implemented by the application
of Vector Error Correction Model (VECM) and conducted the forecast on VN-Index
in term of VECM’s results. The research shows that, in the long term, inflation has a
negative relationship on VN-Index. The money supply, DJIA and WTI have positive
relationship with VN-Index. The basic interest is not significantly positive related to

VN-Index. The back-testing result for the historical data in the VECM model shows
reliable results. Thus, there is a recommendation of using VECM to forecast the
future VN-Index trend.
Keywords: Macroeconomic factors, DJIA, WTI, stock market indices, VN-Index,
VAR/VECM, forecast

7


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Lê Thị Lanh. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong
luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình
thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và
ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Học viên

Hoàng Anh Tuấn

8


MỤC LỤC

9


DANH MỤC HÌNH ẢNH

10



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tóm tắt nghiên cứu thực nghiệm trước đây

11


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADF
AIC
CPI
CTCK
DJIA
Eviews10
FED
HNX
HOSE
IR
IRF
LVThS
M2
NHNN
NHTM
OLS

Kiểm định Dickey – Fuller mở rộng (Augmented Dickey – Fuller)
Tiêu chuẩn thông tin AIC (Akaike Information Criteria)
Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)
Công ty chứng khoán

Chỉ số chứng khoán Dow Jones Industrial Average
Phần mềm thống kê (Econometric Views) phiên bản 10
Cục dự trữ Liên bang Mỹ
Sở giao dịch chứng khốn Thành Phố Hà Nợi
Sở giao dịch chứng khốn Thành Phố Hồ Chí Minh
Lãi śt cơ bản Ngân hàng Nhà nước
Hàm phản ứng xung (Impulse Response Function)
Luận văn Thạc sĩ
Cung tiền mở rộng
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Thương mại
Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least
Squares)
PP
Phương pháp Phillip – Perron
Stata 15 Phần mềm thống kê Stata phiên bản 15
TTCK
Thị trường chứng khoán
UBCK
Ủy ban chứng khốn
UPCoM Sàn giao dịch chứng khốn của cơng ty đại chúng chưa niêm yết
VAR
Mơ hình hệ các phương trình vector tự hồi quy (Vector Autoregression
Models)
VECM
Mơ hình vector hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model)
VN-Index Chỉ số giá chứng khốn tại Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh
WTI
Dầu thô West Texas Intermediate
WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

12


CHƯƠNG 1
1.1

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế hiện đại, TTCK giữ vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống tài
chính của mỗi quốc gia, sự phát triển của TTCK có ảnh hưởng tích cực tới phát
triển kinh tế của một quốc gia. TTCK Việt Nam chính thức vận hành vào T7/2000
và chỉ có 02 doanh nghiệp niêm yết với vốn hóa thị trường là 986 tỷ đồng tương
đương 0.28% GDP thì tính đến 30/06/2018, sau 18 năm hoạt đợng, trên hai SGDCK
Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nợi đã có 739 cơng ty niêm yết, ngồi ra trên UPCoM có
756 cơng ty đăng ký giao dịch. TTCK khơng ngừng được hồn thiện về khung
pháp lý, thể chế chính sách; tăng trưởng về quy mơ hàng hóa, số lượng cơng ty
niêm yết lẫn giá trị giao dịch, lượng nhà đầu tư tham gia cũng ngày càng tăng, công
tác tổ chức thị trường cùng với hoạt động quản lý, giám sát ngày được nâng cao.
Trải qua hơn 18 năm hoạt động TTCK đang khẳng định vai trị và vị trí quan trọng
trong nền kinh tế, đặc biệt là nơi tập trung, cung cấp vốn cho nền kinh tế. TTCK
Việt Nam đến nay giúp nền kinh tế huy động một lượng vốn rất lớn đạt gần 2,2 triệu
tỷ đồng, trong đó Chính phủ đã huy đợng được 1,59 triệu tỷ đồng, doanh nghiệp đã
huy động được khoảng 0,6 triệu tỷ đồng thông qua đấu giá cổ phần hóa và phát
hành cổ phiếu, trái phiếu. Quy mơ vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 3,9 triệu tỷ đồng,
tương đương 78% GDP. Thực tế cho thấy, TTCK đang đóng vai trị là mợt kênh huy
đợng vốn quan trọng của nền kinh tế, một trong những bộ phận quan trọng của thị

trường tài chính, nơi giúp các nhà đầu tư đến gần hơn với doanh nghiệp, nhờ đó các
doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn để mở rộng sản xuất, kinh
doanh.
Mặc dù vậy, TTCK Việt Nam vẫn được xem là TTCK non trẻ, vừa được FTSE
Russell công bố đưa vào danh mục theo dõi nâng hạng thị trường mới nổi sơ cấp
(hay thị trường mới nổi loại 2 - Secondary Emerging). TTCK Việt Nam rất nhạy
cảm trước các thông tin từ biến động của kinh tế thế giới, giá cả các hàng hóa cơ

13


bản trên thế giới, các biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nước, hành vi và
tâm lý của các nhà đầu tư… đều gây nên những biến đợng thăng trầm đối với TTCK
Việt Nam. Có thể nhận thấy được điều này khi theo dõi sự biến động của TTCK
Việt Nam qua các giai đoạn: sau khi gia nhập WTO năm 2007, TTCK Việt Nam
tăng trưởng nóng, hình thành bong bóng chứng khốn rồi sụt giảm mạnh do ảnh
hưởng từ c̣c khủng hoảng kinh tế tồn cầu năm 2008, các nhà đầu tư (đặc biệt là
nhà đầu tư cá nhân) đã gánh chịu rất tổn thất nặng nề và kéo dài. Năm 2011-2012,
nền kinh tế Việt Nam có nhiều bất ổn với lạm phát tăng cao, sau đó là chính sách
thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, TTCK giai đoạn này biến động mạnh trước
các thông tin vĩ mô của nền kinh tế như lạm phát, lãi suất trong nước. Ngoài ra,
cũng trong giai đoạn này, các nhà đầu tư chứng khốn ln phải theo dõi sát sao
biến động của TTCK thế giới, giá dầu thô để thực hiện quyết định đầu tư trên
TTCK. Năm 2013-2015, TTCK Việt Nam cũng chịu những đợt sụt giảm mạnh do
ảnh hưởng các thông tin từ sự kiện Biển Đông, thông tin bắt giữ các lãnh đạo ngân
hàng hoặc khi giá dầu thô thế giới lao dốc và xuyên thủng ngưỡng 40 USD/thùng
vào đầu giờ sáng 24/8/2015, chỉ số VN-Index mất 30 điểm trong cùng ngày.
Câu hỏi đặt ra là: có hay khơng sự tác đợng giữa các nhân tố vĩ mô trong nước, biến
động của TTCK quốc tế, giá dầu mỏ thế giới đến TTCK Việt Nam? Có khả năng dự
báo được xu hướng biến động của TTCK Việt Nam trước các yếu tố trên hay

không? Giải đáp được những câu hỏi trên sẽ giúp ích rất nhiều các nhà đầu tư trong
việc định hướng trước khi thực hiện các quyết định trên TTCK.
Tại Việt Nam, cho đến nay, theo tìm hiểu của tác giả, có nhiều nghiên cứu tác động
của các nhân tố vĩ mô đến TTCK, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá ảnh
hưởng của biến động TTCK thế giới đến TTCK Việt Nam, đây là một nhân tố khá
quan trọng, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Ngồi ra luận văn cịn thực hiện dự báo TTCK Việt Nam với mong muốn hỗ trợ cho
các nhà đầu tư cá nhân một phương pháp dự báo khi đầu tư trên TTCK Việt Nam,
đây cũng là điểm mới của đề tài nghiên cứu.

14


Chính vì vậy, Luận văn đã chọn đề tài “Đánh giá tác động một số yếu tố kinh tế
vĩ mô đến Thị trường chứng khoán Việt Nam - Dự báo xu hướng thị trường”
để nghiên cứu.

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

Đo lường biến động của TTCK Việt Nam thông qua chỉ số VN-Index trước các thay
đổi của chỉ số liên quan đến kinh tế vĩ mô trong nước và biến động của TTCK thế
giới và giá dầu mỏ. Bên cạnh đó, tiến hành dự báo tác động của các yếu tố lên VNIndex trong ngắn hạn và dài hạn.
Từ kết quả rút ra được trong đề tài, đề xuất các khuyến nghị đối với các nhà hoạch
định chính sách nhằm xây dựng và hồn thiện chính sách trong việc phát triển
TTCK, với các tổ chức và cá nhân có liên quan trên TTCK. Đặc biệt là mong muốn
đóng góp phương pháp dự báo cho các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân trên TTCK
Việt Nam trước những biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô khi ra quyết định trên
TTCK.


1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
TTCK Việt Nam bao gồm nhiều hàng hóa như cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá,
chứng khốn phái sinh…Hiện nay, chứng khoán phái sinh chỉ vừa mới triển khai,
thị trường trái phiếu cịn rất nhỏ và tính thanh khoản thấp, trong khi đó, thị trường
cổ phiếu chiếm đa số hoạt đợng và giao dịch của tồn thị trường nên đề tài tập trung
vào thị trường cổ phiếu được giao dịch trên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE), cụ thể là chỉ số VN-Index để đại diện cho TTCK Việt Nam làm đối tượng
nghiên cứu.
Trên cơ sở lý thuyết và tham khảo các nghiên cứu trước, đề tài lựa chọn một số yếu
tố kinh tế vĩ mô cần nghiên cứu như lạm phát, cung tiền M2, lãi suất, biến động của
TTCK thế giới (đại diện là chỉ số DJIA) và giá dầu mỏ thế giới để xem xét ảnh
hưởng của các nhân tố này đến sự biến động của chỉ số VN-Index.

15


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu TTCK Việt Nam từ giai đoạn bắt đầu chính thức giao dịch vào
tháng 7 năm 2000 đến 30 tháng 06 năm 2018.

1.4

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp định lượng bằng mơ hình vectơ hiệu chỉnh sai số

(VECM) hoặc mơ hình vector tự hồi quy (VAR) nhằm lượng hố tác động giữa sự
các biến kinh tế vĩ mô với biến động của TTCK với sự hỗ trợ của phần mềm
Eview10 và Stata15.
Trước tiên, tác giả kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu, xác định đợ trễ thích hợp,
kiểm định đồng liên kết của các biến trong mơ hình cho chuỗi dữ liệu thời gian.
Tiếp theo, tùy thuộc vào kết của hai bước đầu, tiến hành chạy mơ hình VECM hoặc
VAR. Sau đó kiểm định nhân quả Granger, chạy phân rã phương sai và phân tích
hàm phản ứng xung để xem xét mức độ tác động của các biến số trong mơ hình, dự
báo xu hướng VN-Index. Ngồi ra, đề tài sử dụng với Excel để xử lý dữ liệu từ
nguồn dữ liệu là chỉ số VN-Index, CPI, lãi suất, cung tiền (M2), chỉ số DJIA, giá
dầu thô WTI Crude Oil.

1.5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của các yếu
tố kinh tế vĩ mô lên TTCK Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: đề tài hy vọng đóng góp mợt phương pháp tính tốn và dự báo
giúp các tổ chức và nhà đầu tư chứng khốn cá nhân có định hướng trước sự thay
đổi của các yếu tố kinh tế vĩ mô và giá thế giới đến TTCK Việt Nam, từ đó có các
quyết định trong đầu tư trên TTCK, tránh các thiệt hại khi tham gia đầu tư trên
TTCK Việt Nam.

1.6

Kết cấu

Ngoài phần danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Nội dung của đề gồm có
5 chương, cụ thể như sau::

16


Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương này bao gồm phần giới thiệu về lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu về TTCK
Việt Nam trước những biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô, mục tiêu, đối tượng
và nghiên cứu cũng như và ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mơ với TTCK
Trong chương này, đề tài trình bày khung lý thuyết về TTCK, mối quan hệ giữa các
yếu tố kinh tế vĩ mô đối với TTCK, giới thiệu tổng quan về quá trình hình thành và
phát triển của TTCK Việt Nam đồng thời tóm lược các nghiên cứu thực nghiệm
trong và ngồi nước có liên quan, lý giải các biến được lựa chọn để nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này xác định phương pháp thu thập dữ liệu, định nghĩa các biến cũng như
phương pháp mà đề tài sẽ thực hiện như kiểm định nghiệm đơn vị, xác định độ trễ
tối ưu cho các biến, kiểm tra đổng tích hợp, mơ hình mơ hình vector hiệu chỉnh sai
số (VECM) hoặc mơ hình vector tự hồi quy (VAR), kiểm định mối quan hệ nhân
quả các biến, phân tích hàm phản ứng xung, phân rã phương sai và cơ sở thực hiện
dự báo xu hướng TTCK
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết quả thực hiện kiểm tra thực nghiệm sẽ được trình bày trong chương này. Tác
giả sẽ phân tích cũng như thảo luận về kết quả so sánh với khung lý thuyết…...
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ kết quả và thảo luận ở chương trước, đề tài đưa ra mợt số hàm ý chính sách và
kiến nghị với các tổ chức đầu tư và nhà đầu tư cá nhân, với các doanh nghiệp niêm
yết trên thị trường và cơ quan quản lý có liên quan đến TTCK. Trong chương này
cũng nêu lên những giới hạn của nghiên cứu và đề xuất cho nghiên cứu trong tương
lai.

17



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC
YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VỚI TTCK
2.1

Tổng quan về TTCK Việt Nam

2.1.1 Khái niệm, vai trò, chức năng của TTCK
Khái niệm: TTCK là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán dài
hạn như các loại trái phiếu, cổ phiếu và các cơng cụ tài chính khác như chứng chỉ
quỹ đầu tư, các công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai, quyền chọn… TTCK là
thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà
phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung ứng vốn đầu
tư dài hạn cho nền kinh tế, ngồi ra TTCK cịn là mợt cơng cụ hữu hiệu cho Chính
phủ điều hành vĩ mơ nền kinh tế.
Vai trị, chức năng: TTCK giữ mợt vai trị quan trọng trong nền kinh tế, nó thể hiện
qua các chức năng:
(i), TTCK là công cụ quan trọng trong việc huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Khi người dân có những khoản tiền nhàn rỗi, họ thường có xu hướng làm sao để
sinh lời trên khoản tiền đó hay làm sao đầu tư hiệu quả thì TTCK chính là nơi thu
gom mọi nguồn vốn từ dân chúng và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài qua việc các
nhà đầu tư mua chứng khốn do các cơng ty phát hành. Những khoản tiền của họ
được các doanh nghiệp phát hành sử dụng vào việc kinh doanh, sản xuất bù lại khi
kinh doanh hiệu quả các nhà đầu tư sẽ nhận được lợi tức trên chứng khốn đã mua.
Vì vậy, TTCK là nơi tạo sự tiếp xúc với cung – cầu về vốn, là nơi các doanh nghiệp
có được các nguồn vốn mong muốn với chi phí thấp thay vì chi phí vay cao cũng
như sự kiểm sốt chặt chẽ của các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, thơng qua
TTCK, Chính phủ huy đợng vốn bằng việc bán trái phiếu và dùng số tiền đó để đầu

tư vào các dự án cần thiết của mình. Ngồi ra, TTCK khơng chỉ thu hút các nguồn

18


vốn trong nước mà cịn giúp Chính phủ và doanh nghiệp có thể thu hút vốn đầu tư
từ nước ngồi thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra thị trường quốc tế
(ii), TTCK cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
TTCK là thị trường tự do nhất trong các loại thị trường, ở đó khơng có sự can thiệp,
đợc đốn hay cưỡng chế về giá cả. Giá mua bán chứng khốn hồn tồn do cung
cầu quyết định. Do đó, TTCK cung cấp cho cơng chúng mợt mơi trường lành mạnh
và đa dạng với các cơ hội lựa chọn phong phú. Mỗi loại chứng khốn trên thị
trường có tính chất, thời hạn và độ rủi ro rất khác nhau, cho phép các nhà đầu tư có
thể lựa chọn các chứng khoán phù hợp với khẩu vị chịu đựng rủi ro của mình, hoặc
đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm hạn chế rủi ro.
(iii), TTCK tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mơ
Giá cả chứng khốn của các doanh nghiệp và các ngành kinh tế được phản ánh trên
TTCK. Biến động của giá cả sẽ sát với sự biến đợng tích cực hay tiêu cực của hiệu
quả kinh doanh của các doanh nghiệp hay của nền kinh tế. Giá các chứng khoán
tăng cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế đang tốt lên, ngược lại giá chứng
khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì vậy có thể nói,
TTCK cung cấp mợt dự báo hiệu quả về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai. Do
đó, Chính phủ có thể sử dụng mợt số chính sách, biện pháp tác đợng vào TTCK
nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối nền kinh tế. Ngồi ra, lãi
śt thị trường có thể tăng lên hoặc giảm xuống do việc Chính phủ mua bán trái
phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Tóm lại, TTCK là mợt sự
phát triển tất yếu của nền kinh tế.
(iv), TTCK tạo tính thanh khoản cho các chứng khốn
Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khốn họ sở hữu thành
tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn, với chi phí và thời gian để

chuyển đổi thấp. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn đối với
nhà đầu tư. Điều đó khiến các nhà đầu tư có được sự an tồn, linh hoạt đối với

19


khoản đầu tư của mình. Vì vậy, tính thanh khoản thị trường cũng là mợt tiêu chí để
đánh giá hay phản ánh hiệu quả hoạt động TTCK.
(v), TTCK đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Khi các doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh, hiệu quả thì triển vọng sẽ có lợi nhuận
cao trong tương lai và các nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn mua chứng khoán của
doanh nghiệp và nó làm cho giá trị thị trường của chứng khốn cơng ty cao. Vì thế
thơng qua chứng khốn, hoạt đợng của các doanh nghiệp được phản ánh một cách
tổng hợp và các nhà đầu tư có thể dễ dàng so sánh các doanh nghiệp với nhau để
đưa ra quyết định đầu tư. Từ đó cũng tạo ra mợt mơi trường cạnh tranh lành mạnh
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng cơng nghệ mới, cải tiến
sản phẩm.
(vi), TTCK hỗ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển
TTCK hỗ trợ chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp, cũng như việc thành lập và
phát triển của công ty cổ phần qua việc quảng bá thông tin, định giá, bảo lãnh phát
hành, phân phối chứng khốn mợt cách nhanh chóng, tạo thanh khoản cho cổ phiếu
doanh nghiệp qua đó thu hút nhà đầu tư góp vốn vào cơng ty cổ phần. Tại Việt
Nam, TTCK cịn góp phần để thực hiện cơng c̣c cổ phần hóa và thối vốn tại
doanh nghiệp nhà nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế, giảm bớt
gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt đợng có
hiệu quả.
2.1.2 Cơng thức tính VN-Index
Chỉ số VN Index thể hiện xu hướng biến động giá các cổ phiếu giao dịch tại
SGDCK TP.HCM. Chỉ số VN Index so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị
thị trường cơ sở vào ngày gốc 28/07/2000, ngày đầu tiên TTCK chính thức đi vào

hoạt đợng. Giá trị thị trường cơ sở trong cơng thức tính chỉ số được điều chỉnh trong
các trường hợp như niêm yết mới, huỷ niêm yết và các trường hợp có thay đổi về
vốn niêm yết.

20


Cơng thức tính: chỉ số VN-Index được tính theo phương pháp bình qn gia quyền
(phương pháp Passcher) như sau:

VN-Index =

Gi¸ trịthịtr ờng hiện hành
Pit x Qit x 100
x 100 = ni =1
Giá trịthịtr ờng cơsở
i =1Pio x Qio

Trong đó:

Pit: giá trị thị trường hiện hành của cổ phiếu i

n

(2-1)

Qit: số lượng niêm yết hiện hành của cổ phiếu i
Pi0: giá trị thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu i
Qi0: số lượng niêm yết vào ngày gốc của cổ phiếu i
i = 1,…,n

2.1.3 Diễn biến chỉ số VN-Index từ T7/2000 – T6.2018
Hình 0.1 Diễn biến chỉ số VN-Index từ T7/2000 - T6/2018

- Giai đoạn 2000-2005: TTCK sơ khai, ít cổ phiếu niêm yết, giá trị giao dịch
thấp….
Ngày 20/7/2000, phiên giao dịch đầu tiên được tổ chức chỉ với 02 mã cổ phiếu là
REE và SAM, giai đoạn này rất ít cơng ty quan tâm tới việc niêm yết trên sàn, thị
21


trường luôn ở trong trạng thái èo uột với khối lượng giao dịch thấp, ngoại trừ cơn
sốt vào năm 2001 (chỉ số VN-Index cao nhất đạt 571.04 điểm sau 6 tháng đầu năm)
nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm
yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số VN Index sụt từ 571,04 điểm vào ngày
25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001. Tình hình được cải
thiện hơn trong năm 2005 khi tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ
30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng), tốc độ tăng trưởng của TTCK gấp đôi so với
năm 2004, huy động được 44,600 tỷ đồng. Đến hết năm 2005, có 32 DN niêm yết
trên HOSE tổng giá trị TTCK Việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 1%
GDP.
Giai đoạn 2006-2007: tăng trưởng nóng, bong bóng chứng khốn
Với rất nhiều thơng tin tốt như Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương
mại thế giới WTO, Luật Chứng khoán ra đời, các thông tin tốt từ TTCK thế giới
như Mỹ và Trung Quốc, Tổng thống Mỹ G.W Bush thăm SGDCK Tp.HCM…năm
2006, TTCK Việt Nam có sự tăng trưởng bùng nổ. Phiên giao dịch đầu năm vào
ngày 03/01/2006 VN-Index mở cửa ở mức 306,86 điểm và tại phiên giao dịch ngày
29/12/2006 VN-Index đóng cửa ở mức 751,77 điểm, như vậy VN-Index tăng 144%.
Hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: SGDCK Tp.HCM, TTGDCK Hà Nội
và trên thị trường OTC. Trong sáu tháng đầu năm 2006, với mức tăng trưởng đạt tới
60%, TTCK Việt Nam trở thành thị trường có mức tăng “điểm” nhanh thứ 2 thế

giới. Tổng giá trị vốn hoá tăng gấp 15 lần chỉ trong vòng 1 năm 2006, đạt 13,8 tỉ
USD cuối năm 2006 (22,7% GDP), trong đó giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước
ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của tồn thị
trường. Số lượng cơng ty niêm yết trên hai sàn là 193 tăng gần 5 lần,
Từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước ta mang tâm lý
“đám đông”, cả người có kiến thức và hiểu biết, cả những người mua, bán theo
phong trào, bất chấp các yếu tố nội tại của doanh nghiệp cũng như các yếu tố kinh

22


tế vĩ mơ, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện tượng “bong bóng” là có
thật.
Khởi đầu năm 2007 với con số 751,77 điểm, chỉ sau hơn 3 tháng VN-Index đã vọt
lên đỉnh 1.170,67 điểm ngày 12/3/2007. Có thể nói, đây là giai đoạn thị trường đạt
mức tăng trưởng với tốc độ lớn nhất khi đạt mức tăng 126% chỉ trong vòng chưa
đầy 3 tháng giao dịch, là giai đoạn thăng hoa trong lịch sử phát triển của HOSE. Tại
sàn HOSE, bình quân mỗi phiên giá trị giao dịch đạt trên 1.000 tỷ đồng, sàn HN
cũng đạt con số 300 tỷ đồng. Từ tháng 4 - tháng 9/2007, TTCK có sự điều chỉnh và
hồi phục mạnh mẽ trong tháng 9 - tháng 10/2007. Tuy nhiên, trong 02 tháng cuối
năm 2007, TTCK VN đã có những dấu hiệu chịu ảnh hưởng của c̣c khủng hoảng
kinh tế tồn cầu, bắt nguồn từ c̣c khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ, VN-Index
đóng cửa phiên giao dịch cuối năm ở mức 927,02 điểm
Giai đoạn 2008-2012: khủng hoảng kinh tế, TTCK sụt giảm mạnh với các bất ổn
kinh tế vĩ mô
Năm 2008, cùng với đà suy thoái kinh tế thế giới, ảnh hưởng của c̣c khủng hoảng
tài chính tồn cầu, đồng USD mất giá, giá cả hàng hóa thế giới tăng mạnh, đặc biệt
là dầu mỏ, lương thực và nguyên liệu, trong nước, ngay từ những tháng đầu năm
lạm phát tăng cao và khó kiểm soát lên đến 25,2% trong tháng 5 và trong tháng 7
khi Chính phủ ngừng trợ cấp để kìm giá bán xăng dầu, giá xăng dầu điều chỉnh tăng

30% đã gây xáo trộn kéo giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm, vận tải… tăng
mạnh, hệ quả là lạm phát trong tháng 8 đạt đỉnh điểm trên 28,5%. Trong bối cảnh
đó, TTCK Việt Nam sụt giảm mạnh, năm 2008 có thể xem là một năm thảm họa đối
với nhà đầu tư cá nhân và cả các tổ chức trên TTCK Việt Nam khi chỉ trong vòng
chưa đầy 06 tháng, VN-Index rơi từ mốc 927,03 điểm đầu năm xuống mức 366,03
điểm vào ngày 20/6/2008, tức giảm hơn 60% giá trị và trở thành TTCK giảm điểm
mạnh nhất trong nửa đầu năm 2008. TTCK hồi phục ngắn hạn trong T7-T9/2008,
sau đó do sự lan tỏa mạnh của c̣c khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới VNIndex lại tiếp tục rơi vào xu hướng giảm, thiết lập đáy của năm 2008 ở mức 286,85

23


điểm vào ngày 10/12/2008. Với mức đóng cửa thị trường ngày 31/12/2008, trong
năm 2008, VNIndex giảm kỷ lục 611,40 điểm, gần 70% so với mức 927,02 điểm
cuối năm 2007.
Năm 2009: trong hai tháng đầu năm TTCK ln trong tình trạng ảm đạm, èo uột,
nhà đầu tư mất niềm tin, VN-Index tiếp tục sụt giảm, xác lập mức đáy mới 235,5
điểm vào ngày 24/2/2008, đây cũng là mức đáy của VN-Index cho đến nay. Trong
năm 2009, để đối phó với khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế, Chính phủ đã
triển khai 02 gói kích cầu và mợt số chính sách như miễn, giảm, giãn thuế, hạ lãi
suất cơ bản để kích thích đầu tư và tiêu dùng của nền kinh tế... với chính sách tiền tệ
nới lỏng, cung tiền tăng, VN-Index có khoảng hồi phục và đạt 624,10 điểm vào
ngày 22/10/2009. Tổng kết năm 2009, VN-Index tăng hơn 56%, từ mức 315,62
điểm vào ngày 31/12/2008 lên mức 494,77 điểm vào ngày 31/12/2009.
Năm 2010: TTCK Việt Nam tương đối ổn định, VNIndex giao động ở mức 450-500
điểm với thanh khoản ở mức trung bình thấp.
Năm 2011: TTCK Việt Nam là một trong những thị trường sụt giảm mạnh nhất trên
thế giới trong năm 2011. Bên ngồi, ảnh c̣c khủng hoảng nợ cơng cịn những diễn
biến khó lường, trong nước, hệ quả từ chính sách nới lỏng tiền tệ và các gói kích
thích kinh tế trước đây đưa đến những bất ổn vĩ mơ, lạm phát tăng vọt, Chính phủ

ban hành Nghị quyết 11 (24/2/2011) để rà soát và tái cơ cấu lại hoạt động của nền
kinh tế, ổn định vĩ mơ thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khóa thắt
chặt, cắt giảm đầu tư cơng, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, lãi
suất tín dụng tăng cao, có giai đoạn lãi śt cơ bản do NHNN công bố là 14%/năm,
lãi suất huy động tiết kiệm của các ngân hàng thương mại ở mức trên 20%/năm và
lãi suất cho vay của các ngân hàng đối với vay ngắn hạn có thời điểm lên đến trên
25%/năm, bất đợng sản đóng băng, phần lớn doanh nghiệp không đạt được kế
hoạch doanh thu và lợi nhuận đặt ra. Năm 2011 được xem là năm cực kỳ khó khăn
của TTCK Việt Nam. Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/12/2011, VN-Index đóng
cửa với 351,55 điểm và giảm 27,46% so với năm trước.

24


Năm 2012: những tháng đầu năm thị trường bứt phá như mợt lị xo nén sau mợt
qng thời gian dài giảm điểm của năm 2011, VN-Index đã bật tăng mạnh 38.7% từ
351.55 điểm vào ngày 30/12/2011 lên mức 487.6 điểm vào ngày 09/05/2012 với các
thông tin lạm phát bước đầu được kiềm chế, tạo điều kiện cho ngân hàng kéo giảm
lãi suất, cùng các giải pháp kích cầu thị trường như kéo dài thời gian giao dịch sang
buổi chiều, thiết lập chỉ số VN30, quy định margin, nới tỷ lệ nắm giữa nhà đầu tư
nước ngồi tại các cơng ty chứng khoán lên 100%....Tuy nhiên, sau khi Ngân hàng
Nhà nước công bố tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng lên đến 10% và các giải
pháp xử lý nợ xấu được tiến hành, thị trường trở nên thiếu tiền trầm trọng, mặc dù
lãi suất đã giảm nhưng các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn ngân hàng,
TTCK chịu ảnh hưởng và quay đầu giảm điểm. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn
sau ngày 21/8 – ngày được coi là “ngày thứ ba đen tối” của TTCK Việt Nam khi
ơng Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ tịch Hợi đồng sáng lập của ngân hàng ACB bị
bắt. Tiếp theo đó, một loạt lãnh đạo ngân hàng ACB bị khởi tố, thông tin nhiều lãnh
đạo ngân hàng khác bị điều tra đã khiến lòng tin vào thị trường ngày càng lung lay.
Cổ phiếu ngân hàng bị bán sàn liên tiếp, bị cắt margin khiến thị trường gần như lao

dốc trong nửa sau của năm 2012. Dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng VN-Index đóng
cửa năm 2012 với 413,73 điểm, tăng tổng cộng 62,18 điểm, tương đương với
17,66% so với cuối năm 2011, Quy mơ giao dịch bình qn mỗi phiên trong năm
2012 đạt 1.316 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2011.
Giai đoạn 2013 - 2018: TTCK ổn định, phục hồi, tăng trưởng
Năm 2013, TTCK Việt Nam đã có những diễn biến khả quan nhờ vào những tín
hiệu ổn định kinh tế vĩ mô; các giải pháp vĩ mô đã dần phát huy tác dụng và các giải
pháp tích cực trong lĩnh vực chứng khốn. Tính đến ngày cuối của năm 31/12/2013,
chỉ số VN - Index đứng ở 505 điểm, tăng 23% so với cuối năm 2012. TTCK Việt
Nam được đánh giá là mợt trong trong số 10 nước có mức đợ phục hồi mạnh nhất
và có mức tăng cao so với các thị trường trên thế giới. Mức vốn hóa vào khoảng
964 nghìn tỷ đồng (tăng 199 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương
31% GDP.

25


×