Tải bản đầy đủ (.doc) (254 trang)

Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.64 MB, 254 trang )

B GIO DC V O TO

B TI CHNH

HC VIN TI CHNH

TRN TH HNG

HOàN THIệN Kế TOáN THUế THU NHậP
DOANH NGHIệP TRONG CáC DOANH
NGHIệP XÂY LắP TRÊN ĐịA BàN THàNH
PHố Hà NộI

LUN N TIN S KINH T

H NI - 2019


B GIO DC V O TO

B TI CHNH

HC VIN TI CHNH

TRN TH HNG

HOàN THIệN Kế TOáN THUế THU NHậP
DOANH NGHIệP TRONG CáC DOANH
NGHIệP XÂY LắP TRÊN ĐịA BàN THàNH
PHố Hà NộI
Chuyờn ngnh : K toỏn


Mó s

: 9 34 03 01

LUN N TIN S KINH T

Ngi hng dn khoa hc: 1. PGS.TS Ngụ Th Thu Hng
2. PGS.TS Nguyn Th Li

H NI - 2019



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
T¸c gi¶ luËn ¸n

Trần Thị Hương


Môc lôc
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH

22

NGHIỆP TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Những vấn đề cơ bản về kế toán thuế thu nhập

22

doanh nghiệp
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán thuế thu nhập

22

doanh nghiệp
1.1.2. Bản chất của kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

23

1.1.3. Mục tiêu của kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp


25

1.1.4. Vai trò của kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

27

1.1.5. Khung pháp lý về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

28

1.2. Mối quan hệ giữa khuôn khổ quy định về kế toán và chính sách

30

thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.1. Các quan điểm về mối quan hệ giữa khuôn khổ quy định về

30

kế toán và chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.2. Hệ quả của quan điểm xây dựng chính sách thuế có sự độc lập

33

tương đối với khuôn khổ pháp lý về kế toán
1.3. Nhu cầu thông tin về thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo cáo

34

tài chính của các đối tượng sử dụng thông tin

1.4. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

36


1.4.1. Thu thập thông tin phục vụ công tác kế toán thuế thu nhập

36

doanh nghiệp
1.4.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

37

1.4.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

41

1.4.4. Kê khai và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

53

1.4.5. Xử lý kế toán sau quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

54

1.4.6. Trình bày thông tin về thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo

54


cáo tài chính
1.5. Các lý thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến

57

kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
1.5.1. Lý thuyết về hành vi

57

1.5.2. Lý thuyết về hệ thống thông tin

57

1.5.3. Lý thuyết về lợi ích và chi phí

58

1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế thu nhập

59

doanh nghiệp
1.6.1. Hệ thống chính sách pháp luật

59

1.6.2. Lãnh đạo doanh nghiệp

60


1.6.3. Chất lượng nhân lực kế toán

61

1.6.4. Công nghệ thông tin

61

1.6.5. Tổ chức hướng dẫn thực hiện, kiểm tra và tư vấn

62

1.6.6. Đặc điểm nền kinh tế

62

1.6.7. Áp lực về cân đối lợi ích - chi phí

62

Chương 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

65

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp xây lắp trên địa


65

bàn thành phố Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội

65


2.1.2. Ảnh hưởng của đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của

66

doanh nghiệp xây lắp đến công tác kế toán thuế thu nhập
doanh nghiệp
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp

68

xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.1.4. Ảnh hưởng của đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của các

69

doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội đến công
tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
2.2. Nhu cầu thông tin về thuế thu nhập doanh

70

72

nghiệp trên báo cáo tài chính của các đối tượng
sử dụng thông tin
2.3. Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

76

trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn
thành phố Hà Nội
2.3.1. Thu nhận thông tin phục vụ công tác kế toán thuế thu nhập

76

doanh nghiệp
2.3.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

79

2.3.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

90

2.3.4. Kê khai và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

96

2.3.5. Xử lý kế toán sau quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

99


2.3.6. Trình bày thông tin về thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo

101

cáo tài chính
2.4. Hạn chế của kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong việc đáp

104

ứng nhu cầu thông tin về thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo
cáo tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin
2.4.1. Cơ sở đánh giá

104

2.4.2. Nội dung đánh giá

105


2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế thu nhập doanh

111

nghiệp trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố
Hà Nội
2.5.1. Xây dựng giả thuyết

111


2.5.2. Mô hình lý thuyết

115

2.5.3. Xây dựng thang đo trong mô hình

117

2.5.4. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

121

2.5.5. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

121

2.5.6. Phân tích hồi quy

124

2.6. Kết luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong

125

các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội và các
nhân tố ảnh hưởng
2.6.1. Kết luận về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

125


2.6.2. Kết luận về những nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế thu

127

nhập doanh nghiệp
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN

130

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG CÁC
DOANH NGHỆP XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI

3.1. Định hướng phát triển kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

130

trong hệ thống kế toán đến năm 203
3.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh

131

nghiệp trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố
Hà Nội
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh

133

nghiệp trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố

Hà Nội
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện việc thu nhận thông tin phục vụ kế toán
thuế thu nhập doanh nghiệp

134


3.3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện

140

hành
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

144

hoãn lại
3.3.4. Giải pháp hoàn thiện việc xử lý kế toán thuế thu nhập doanh

148

nghiệp sau quyết toán
3.3.5. Giải pháp hoàn thiện việc trình bày thông tin về thuế thu nhập

150

doanh nghiệp trên báo cáo tài chính
3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu

154


nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn
thành phố Hà Nội
3.4.1. Đối với Nhà nước

154

3.4.2. Đối với các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội

159

3.4.3. Đối với hiệp hội hành nghề kế toán, tổ chức cung cấp dịch vụ

163

và đào tạo kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

165


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
APB

: Hội đồng nguyên tắc kế toán Mỹ


ASBE

: Chuẩn mực kế toán Trung Quốc

ARB

: Tập san nghiên cứu kế toán Mỹ

BCTC

: Báo cáo tài chính

BCĐKT

: Bảng cân đối kế toán

BETL (Bookearlier taxlater)

: Cơ sở kế toán ghi nhận trước, cơ sở thuế
ghi nhận sau.

CAP

: Ủy ban các thủ tục về kế toán

FASB

: Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính

GAAP


: Các nguyên tắc ké toán được chấp nhận chung

IAS

: Chuẩn mực kế toán quốc tế

IASB

: Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

IASC

: Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế

IFAC

: Liên đoàn kế toán quốc tế

IFRS

: Chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính

LNKT

: Lợi nhuận kế toán

TEBL (Taxearlier booklater)

: Cơ sơ sở tính thuế ghi nhận trước, cơ sở kế

toán ghi nhận sau

TNCT

: Thu nhập chịu thuế

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

: Tài sản cố định

SXKD

: Sản xuất, kinh doanh

VAS

: Chuẩn mực kế toán Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng


Trang

1.1

Bảng tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN

63

2.1

Đặc điểm công tác kế toán của các đối tượng khảo sát

70

2.2

Thống kê mô tả nhu cầu thông tin và mức độ đáp ứng nhu cầu

73

thông tin về thuế TNDN trên BCTC
2.3

Thống kê mô tả vai trò thông tin về thuế TNDN trên BCTC

74

2.4

Mức độ hài lòng của các đối tượng sử dụng thông tin về thuế


75

TNDN trên BCTC
2.5

Thống kê mô tả việc thu nhận thông tin phục vụ công tác kế

76

toán thuế TNDN
2.6

Kết quả tần suất trả lời về hệ thống chứng từ

77

2.7

Minh chứng về những hạn chế việc thu nhận thông tin phục vụ

78

công tác kế toán thuế TNDN
2.8

Thống kê mô tả về xác định thuế TNDN hiện hành tại các

80


doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.9

Kế hoạch chuyển lỗ phát sinh các kỳ trước và đăng ký kế

87

hoạch chuyển lỗ kỳ này
2.10

Bảng tổng hợp một số sai sót trọng yếu trong việc xác định

87

thuế TNDN hiện hành
2.11

Thống kê mô tả về xác định thuế TNDN hoãn lại tại các doanh

90

nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.12

Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ năm 2016

92

2.13


Bảng xác định tài sản thuế TNDN hoãn lại năm 2016

92

2.14

Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế

94

2.15

Bảng xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả năm 2016

94


2.16

Bảng xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả năm 2017

94

2.17

Thông kê bảng hỏi về việc kê khai, quyết toán thuế TNDN

97

2.18


Quyết toán Thuế TNDN phải nộp trong năm 2017 của công ty

98

cổ phần phát triển Từ Liêm và CTCP xây dựng FLC FAROS
2.19

Thống kê mô tả thực trạng xử lý kế toán sau quyết toán thuế TNDN

99

2.20

Thống kê mô tả thực trạng trình bày thuế TNDN trên BCTC

102

2.21

Kiểm định KMO và Bartlett's Test

122

2.22

Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng

127


đến kế toán thuế TNDN trong các doanh nghiệp xây lắp trên
địa bàn thành phố Hà Nội
2.23

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kế toán thuế TNDN

128

trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.1

Lợi ích của các khoản lỗ chưa sử dụng 2017

146

3.2

Xác định thuế TNDN phải nộp năm 2018

147


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên sơ đồ

sơ đồ

Trang


1.1

Sơ đồ tổ chức hệ thống sổ kế toán thuế riêng

38

1.2

Sơ đồ xác định thuế TNDN phải nộp trên cơ sở LNKT

38

1.3

Phân bổ lỗ năm hiện tại

45

2.1

Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp xây lắp

68

2.2

Tổ chức hoạt động sản xuất của doanh nghiệp xây lắp

69


2.3

Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN

117


1

MỞ ĐẦU
1. Tổng quan nghiên cứu
Phần này sẽ trình bày về xu hướng nghiên cứu về kế toán thuế thu nhập
doanh nghiệp (TNDN) trên thế giới và ở Việt Nam. Dựa trên các kết quả nghiên cứu
đó, khoảng trống nghiên cứu sẽ được xác định làm định hướng cho nội dung nghiên
cứu của luận án. Các nghiên cứu về kế toán thuế TNDN chủ yếu tập trung vào ba
quan điểm nghiên cứu chính:
(i) Mối quan hệ giữa kế toán và thuế TNDN
(ii) Thuế và Kế toán thuế TNDN.
(iii) Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN.
1.1. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa kế toán và thuế thu
nhập doanh nghiệp
Aisbit (2002), đã chỉ ra rằng thuế và kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Mục tiêu của thuế TNDN là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thực hiện mục
tiêu quản lý vĩ mô nền kinh tế, trong khi mục tiêu của kế toán là cung cấp thông tin hữu
ích về tình hình tài chính của doanh nghiệp phục vụ cho việc ra quyết định của đối
tượng sử dụng thông tin. Chính vì vậy, mối quan hệ chặt chẽ giữa kế toán và thuế sẽ dẫn
đến khó khăn trong việc cung cấp thông tin hữu ích trên báo cáo tài chính (BCTC).
Tiếp tục vấn đề nghiên cứu của Aisbit (2002), Speake (2011) đã khẳng định
rằng các quy định của luật thuế chỉ dùng để tính toán thuế TNDN phải nộp. Phương

pháp nghiên cứu của Aisbit (2002) và Speake (2011) là dựa trên cơ sở lý thuyết,
những quy định về kế toán và thuế để phân tích, đánh giá và đưa ra quan điểm cá
nhân về mối quan hệ giữa kế toán và thuế nhằm gợi mở hướng nghiên cứu cho các
nhà nghiên cứu kế toán và các đơn vị có trách nhiệm xây dựng chuẩn mực, chế độ
kế toán, các doanh nghiệp, người làm kế toán hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa kế
toán và thuế. Nghiên cứu không đề cập đến các biện pháp kỹ thuật làm thế nào để
cung cấp thông tin hữu ích về thuế TNDN trên BCTC khi kế toán và thuế có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau.


2

Mai Ngọc Anh (2014) trong nghiên cứu về "Mối quan hệ giữa khuôn khổ
quy định về kế toán và chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp" đã nghiên cứu tổng
quan về khuôn khổ quy định về kế toán và chính sách thuế TNDN, các nhân tố ảnh
hưởng đến mối quan hệ này, đồng thời đánh giá ưu nhược điểm của quan điểm liên
kết và quan điểm có sự độc lập tương đối giữa các quy định của chính sách thuế và
hệ thống kế toán. Nghiên cứu không đặt trọng tâm vào hoàn thiện kế toán thuế
TNDN trong các doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin hữu ích về thuế TNDN trên
BCTC phục vụ cho các cổ đông và nhà đầu tư mà tập trung hướng tới những giải
pháp vĩ mô trong việc hoàn thiện khuôn khổ quy định về kế toán Việt Nam trong
mối quan hệ với chính sách thuế TNDN.
Ngoài các nghiên cứu trên, có rất nhiều các nghiên cứu khác về mối quan
hệ giữa kế toán và thuế TNDN như nghiên cứu của Radcliffe (1993); Hoogendoorm
(1996); James (2009); Napoca (2014); Cuzdriorean (2010); Aisbit (2002); Logan (2011);
Freedman (2004). Hầu hết các nghiên cứu này đều thừa nhận mối quan hệ phức tạp
giữa kế toán và thuế, mối quan hệ phức tạp này này làm ảnh hưởng đến tính hữu ích
của thông tin cung cấp trên BCTC. Xu hướng chung của các nghiên cứu đều hướng
đến sự độc lập tương đối giữa kế toán và thuế. Các nghiên cứu đều dựa trên cơ sở lý
thuyết, xu hướng phát triển của nền kinh tế để đưa ra nhận định về mối quan hệ này

phục vụ chủ yếu cho việc nghiên cứu, xây dựng chuẩn mực kế toán thuế TNDN.
1.2. Các công trình nghiên cứu về thuế thu nhập doanh
nghiệp và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Carey (1944) đã lý giải việc ghi nhận khoản thuế TNDN là một khoản chi
phí hay là một khoản lợi nhuận được phân phối? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ghi
nhận thuế TNDN như là một khoản nợ phải trả sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên
BCTC tùy thuộc vào các quan điểm lý thuyết và loại hình kế toán nhưng chưa đưa
ra quan điểm nên ghi nhận thuế TNDN là một khoản chi phí hay phân phối lợi
nhuận để cung cấp thông tin hữu ích nhất về thuế TNDN trên BCTC. Tiếp tục
nghiên cứu vấn đề Carey (1944) đã đưa ra.
Nurnber (1971) cho rằng, việc ghi nhận và xem xét các loại thuế TNDN
như một khoản chi phí là phù hợp với lý thuyết độc quyền, còn ghi nhận nó là một


3

khoản phân phối thu nhập sẽ phù hợp với lý thuyết thực thể. So với Carey (1944),
Nurnber (1971) đã có phân tích, luận giải cụ thể và sát thực hơn trong việc ghi nhận
thuế TNDN. Ông cho rằng, lý thuyết độc quyền sẽ phát triển mạnh trong xu thế phát
triển kinh tế. Vì vậy, việc ghi nhận thuế TNDN là một khoản chi phí sẽ phù hợp hơn
trong tương lai. Phương pháp nghiên cứu của Carey (1944) và Nurnber (1971) là
vận dụng các quan điểm lý thuyết kế toán trong việc ghi nhận thuế TNDN hiện
hành, không đề cập đến việc ghi nhận thuế TNDN là một khoản chi phí sẽ ảnh
hưởng như thế nào đến các chỉ tiêu liên quan trên BCTC cũng như các phương pháp
kế toán ghi nhận thuế TNDN hoãn lại trong việc xử lý mối quan hệ phức tạp giữa
mục tiêu của kế toán và chính sách thuế nhằm cung cấp thông tin hữu ích về thuế
TNDN trên BCTC cho các đối tượng sử dụng thông tin. Cả hai nghiên cứu đều
hướng đến mục tiêu phục vụ cho đối tượng là các nhà lập pháp trong việc xây dựng
chuẩn mực kế toán và các nhà nghiên cứu về kế toán, chưa đặt trọng tâm hoàn thiện
công tác kế toán thuế TNDN trong doanh nghiệp cụ thể.

Buckwold (2000), đã làm rõ cách xác định thu nhập và thuế TNDN cho hai
thực thể chính là doanh nghiệp và người lao động, nghiên cứu đã đánh giá được ảnh
hưởng của cơ cấu doanh nghiệp, hình thức tổ chức kinh doanh trong doanh nghiệp
đến phương pháp xác định thuế, những khoản thu nhập và chi phí phát sinh trong
việc xử lý tài sản, tăng giảm vốn khi xác định nghĩa vụ thuế. Nghiên cứu đã làm rõ
được bản chất của thuế TNDN, các nhân tố ảnh hưởng đến thuế TNDN và tầm quan
trọng của việc xây dựng chiến lược về thuế. Phương pháp nghiên cứu của ông là
dựa trên cơ sở lý thuyết về thuế, chính sách thuế của quốc gia và thực tế việc xác
định thuế TNDN của một số doanh nghiệp và người lao động để đánh giá và đưa ra
những hướng dẫn cụ thể trong việc xác định thuế TNDN. Tuy nhiên, nghiên cứu
chưa đưa ra phương pháp xây dựng chiến lược về thuế cho doanh nghiệp, chưa đề
cập đến việc ghi nhận thuế TNDN hiện hành, việc xác định và ghi nhận thuế TNDN
hoãn lại cũng như việc cung cấp các thông tin hữu ích về thuế TNDN trên BCTC.
Doehring (2011) đã làm rõ bản chất của thuế TNDN hoãn lại và vai trò của
thuế TNDN hoãn lại trong việc ra quyết định quản lý và giám sát tình hình hoạt


4

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của nghiên cứu là dựa trên cơ
sở lý thuyết, thực trạng vai trò của thuế TNDN đối với doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm tập trung làm rõ tác động của thuế TNDN hoãn lại
đến quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC, nghiên cứu không
trực tiếp giải quyết những vấn đề kỹ thuật trong việc xác định, ghi nhận và trình bày
thuế TNDN hoãn lại trên BCTC làm cho thông tin về thuế TNDN trên BCTC hữu
ích hơn đối với người sử dụng.
Kieso, Weygandt, Warfield (2015) đã phân tích một cách sâu sắc ảnh hưởng
của thuế TNDN đến thông tin cung cấp trên BCTC, nghiên cứu đã làm rõ chênh
lệch tạm thời tạo ra tài sản thuế TNDN hoãn lại và thuế TNDN hoãn lại phải trả,
thời điểm và mức phân bổ tài sản thuế TNDN hoãn lại và thuế TNDN hoãn lại phải

trả trong kỳ tính thuế. Nghiên cứu cũng giải thích tại sao sự khác biệt vĩnh viễn
không dẫn đến thuế hoãn lại, giải thích việc trình bày các thông tin về thuế TNDN
hoãn lại phải trả và tài sản thuế TNDN hoãn lại được phân loại và trình bày trên
BCTC. So với nghiên cứu của Buckwold (2000), nghiên cứu này đã có những bước
tiến mới trong việc làm rõ cơ sở xác định thuế TNDN hiện hành và hoãn lại và chú
trọng hơn đến việc trình bày thông tin về thuế TNDN trên BCTC. Tuy nhiên, nghiên
cứu mới chỉ dừng lại ở việc làm rõ hơn các nội dung được quy định tại IAS12, chưa
đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN, chưa đưa ra được hệ
thống các giải pháp cho doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin hữu ích về thuế
TNDN trên BCTC cho các đối tượng sử dụng thông tin.
Tại Việt nam, các công trình nghiên cứu về kế toán thuế TNDN ở Việt Nam
cũng tập trung chủ yếu vào nghiên cứu về mối quan hệ giữa kế toán và thuế, những
bất cập trong việc vận dụng VAS 17 vào thực tiễn, phân tích, đề xuất các giải pháp
giúp doanh nghiệp vận dụng và thực hiện VAS 17.
Nguyễn Tuấn Duy (2006) đã nghiên cứu và phân tích kế toán thuế TNDN
trong các doanh nghiệp thương mại Việt Nam. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính truyền thống trên cơ sở phân tích cơ sở lý thuyết về thuế TNDN, kế
toán thuế TNDN, thực trạng kế toán thuế TNDN trong các doanh nghiệp thương


5

mại, đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán thuế TNDN gắn với đặc thù hoạt động
của các doanh nghiệp thương mại, giải pháp nghiên cứu đưa ra tập trung chủ yếu
vào các giải pháp vĩ mô nhằm hoàn thiện chính sách, chế độ chưa chú trọng nhiều
đến những giải pháp cụ thể cho doanh nghiệp thực hiện nhằm cung cấp thông tin
hữu ích hơn về thuế TNDN trên BCTC trên cơ sở tác động đến những nhân tố ảnh
hưởng đến kế toán thuế TNDN trong doanh nghiệp.
Phan Thị Anh Đào (2011), sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính truyền
thống trên cơ sở khái quát lý luận chung về kế toán thuế TNDN tại các doanh nghiệp,

thực trạng kế toán thuế TNDN tại các doanh nghiệp hàng hải và đưa ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện kế toán thuế TNDN mà trọng tâm hướng tới giúp doanh nghiệp
hiểu rõ hơn và thực hiện tốt kế toán thuế TNDN theo VAS 17 và IAS 12. Mặc dù
mối quan hệ giữa khuôn khổ quy định về kế toán và chính sách thuế là nguyên nhân
hình thành nên thuế TNDN hoãn lại nhưng chưa được luận án luận giải rõ. Luận án
chưa đánh giá nhu cầu thông tin về thuế TNDN của các đối tượng sử dụng thông tin
nên chưa có cơ sở so sánh giữa nhu cầu sử dụng thông tin về thuế TNDN trên BCTC
với mức độ đáp ứng từ phía doanh nghiệp làm cơ sở đề xuất các giải pháp góp phần
nâng cao tính hữu ích của các thông tin về thuế TNDN trên BCTC nhằm đáp ứng
nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin. Giải pháp hoàn thiện kế toán thuế
TNDN của luận án chưa xét đến những nhân tố tác động đến kế toán thuế TNDN.
Vũ Thị Vân Anh (2014) đã chỉ ra những vướng mắc về phương pháp tiếp
cận để xác định thuế TNDN hiện hành. Nghiên cứu nhấn mạnh việc xác định thuế
TNDN theo cách tiếp cận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ dẫn đến
việc hiểu sai thời điểm phát sinh chênh lệch tạm thời và thời điểm hoàn nhập chênh
lệch tạm thời. Bất cập thứ hai là việc hiểu và vận dụng VAS 17 vào kế toán trong
doanh nghiệp còn rất lúng túng. Ngoài hai khó khăn trên, vẫn tồn tại rất nhiều khó
khăn khác như trình độ và ý thức thực hiện chuẩn mực của kế toán viên, mục tiêu
và nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp, khâu tổ chức hướng dẫn thực hiện, kiểm
tra và tư vấn việc vận dụng VAS 17 chưa được nghiên cứu đề cập và nghiên cứu
cũng chưa định hướng đề xuất giải pháp khắc phục những bất cập trên. Nghiên cứu


6

mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những bất cấp trong việc vận dụng VAS 17 chưa
hướng đến mục tiêu cung cấp thông tin hữu ích về thuế TNDN trên BCTC làm rút
ngắn khoảng cách giữa thực trạng cung cấp thông tin về thuế TNDN trên BCTC với
nhu cầu sử dụng thông tin về thuế TNDN trên BCTC.
Khác với mục tiêu nghiên cứu của Vũ Thị Vân Anh (2014), nghiên cứu của

Bùi Minh Tân (2014) đã đề cập đến các quan điểm về mối quan hệ giữa kế toán và
thuế làm cơ sở đề đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán phục vụ kê khai
nghĩa vụ thuế TNDN chứ không hướng đến việc giải quyết mối quan hệ giữa kế
toán và thuế nhằm cung cấp thông tin hữu ích về thuế TNDN trên BCTC cho các
đối tượng sử dụng thông tin.
Trần Phương Thúy (2015) đã chỉ ra thực trạng các doanh nghiệp dệt tỉnh
Nam Định mới chỉ quan tâm đến thuế TNDN hiện hành mà bỏ qua thuế TNDN
hoãn lại làm cho thông tin về thuế TNDN trên BCTC kém hữu ích. Nguyên nhân
chủ yếu là do trình độ kế toán còn hạn chế, sự thiếu kiểm tra giám sát của cơ quan
quản lý và mục tiêu tối thiểu hóa chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, còn rất nhiều
nguyên nhân khác như yếu tố công nghệ thông tin; hạn chế của đặc điểm nền kinh
tế hay áp lực cân đối giữa lợi ích và chi phí trong việc hoàn thiện kế toán thuế
TNDN chưa được nghiên cứu đề cập. Chính vì vậy, nghiên cứu chưa đưa ra được hệ
thống các giải pháp đồng bộ tác động kế toán thuế TNDN trên cả mặt cung - mặt
cầu và điều kiện môi trường nhằm giúp doanh nghiệp có những giải pháp cung cấp
thông tin hữu ích về thuế TNDN cho các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC.
Nguyễn Thị Sâm (2017) đã nghiên cứu về thực trạng việc vận dụng VAS 17,
cơ sở tính thuế TNDN theo chính sách thuế TNDN và VAS17, nghiên cứu đã chứng
tỏ mỗi sự chênh lệch về ghi nhận giá trị tài sản hay các khoản nợ phải trả đều ảnh
hưởng đến TNCT và hệ quả là ảnh hưởng đến chi phí thuế TNDN, sự chênh lệch
này chỉ là tạm thời và sẽ chấm dứt khi toàn bộ giá trị tài sản được thu hồi, toàn bộ các
khoản nợ được thanh toán, nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp thực hiện tốt hơn
VAS 17 đối với cơ quan quản lý, doanh nghiệp, kế toán, tổ chức nghề nghiệp. Tuy
nhiên, nghiên cứu chỉ tập mới hướng đến việc làm rõ cơ cở tính thuế, các giải pháp


7

để thực hiện tốt hơn chuẩn mực kế toán thuế TNDN chưa hướng đến mục tiêu cung
cấp thông tin hữu ích về thuế TNDN trên BCTC cho các đối tượng sử dụng thông tin.

Đỗ Thị Thanh Tâm, Mai Thị Sen (2018), đã nghiên cứu về thực trạng kế
toán thuế TNDN tại các công ty kinh doanh thiết bị y tế trên địa bàn thành phố Hà
Nội, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thuế TNDN trong loại
hình doanh nghiệp này, tuy nhiên cũng giống như các nghiên cứu trước, nghiên cứu
cũng hướng đến những giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tốt hơn chuẩn
mực kế độ kế toán về thuế TNDN, chưa đặt trọng tâm vào những giải pháp nhằm
đáp ứng nhu cầu thông tin về thuế TNDN trên BCTC cho các đối tượng sử dụng
thông tin.
1.2. Các công trình nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến kế toán
thuế thu nhập doanh nghiệp
Nobes và Parker (1995) nghiên cứu trên quan điểm của lý thuyết thực thể
nên xem các nhà đầu tư vốn, chủ sở hữu và cung cấp tín dụng đều là các nhà cung
cấp vốn nên nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trong đó có kế toán thuế TNDN ông
đưa ra thuộc về chủ doanh nghiệp; nhân tố biến cố lịch sử và tình hình lạm phát,
ông gọi chung là nhân tố tình hình kinh tế chính trị của quốc gia. Nhân tố mà Nobes
và Parker (1995) thuộc nhóm nhân tố vĩ mô, hướng tới sự tác động của môi trường
(tình hình kinh tế chính trị của quốc gia) đến công tác kế toán. Kế toán thuế TNDN
chịu sự tác động nhiều của môi trường kinh tế do thuế TNDN là một công cụ điều
tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước nên nhân tố này sẽ được luận án tiếp tục xem
xét và đưa vào đánh giá mức độ tác động đến kế toán thuế TNDN.
Short (1990) khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn
mực kế toán cho rằng, doanh nghiệp kiểm toán có ảnh hưởng đáng kể đến quyết
định của công ty trong việc vận dụng chuẩn mực kế toán của doanh nghiệp trong đó
có chuẩn mực kế toán về thuế TNDN.
Holland & Jackson (2002) đã chứng minh 5 nhân tố thúc đẩy các doanh
nghiệp, nhà quản lý điều chỉnh thu nhập, đó là: Lợi ích mang lại từ cổ phiếu; Che
dấu thông tin (điểm yếu, thua lỗ…); Tạo hình ảnh cho giám đốc; Đối phó với chính


8


sách pháp luật và các động cơ nội bộ khác. Nhìn chung 5 yếu tố này đều thuộc về
mục tiêu của lãnh đạo doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến tính hữu ích của thông tin
về thuế TNDN.
Noor và cộng sự (2007) thì cho rằng sự hỗ trợ chuyên môn của các chuyên
gia quốc tế, chuyên viên về kế toán và chính sách tuyển dụng và đào tạo nhân viên kế
toán có tác động rất lớn đến vận dụng và cải cách chính sách kế toán. Noor & cộng
sự (2007); cho rằng nhân tố công nghệ thông tin có ảnh hưởng đáng kể đến việc tổ
chức hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp, trong đó bao gồm các thông tin
về kế toán thuế TNDN. Các nhân tố này cũng thuộc nhóm các nhân tố mặt cung.
Cũng cùng quan điểm nghiên cứu của Holland và Jackson (2002) cho rằng,
các doanh nghiệp lớn thì có thể theo đuổi mục tiêu gia tăng giá trị cổ phiếu, tạo
"hình ảnh" cho doanh nghiệp thông qua việc điều chỉnh tăng thu nhập. Một số khác
thì muốn che giấu thông tin, che dấu các khoản lỗ/ lãi hoặc các điểm yếu khác bằng
việc điều chỉnh tăng giảm lợi nhuận. Các mục tiêu này đều ảnh hưởng đến kế toán
thuế TNDN. Luận án sẽ tiếp tục kế thừa những nhân tố này làm thước đo cho nhân
tố thuộc về nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác kế toán
thuế TNDN.
Komala (2012) cho rằng nhân lực kế toán có ảnh hưởng lớn đến tổ chức hệ
thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp. Nếu Nobes và Parker (1995) hướng tới
nhân tố tác động từ điều kiện hoàn cảnh, thì nhân tố mà Komala (2012) đưa ra thuộc
mặt cung (chủ thể cung cấp thông tin kế toán). Mặc dù nhân lực kế toán có ảnh hưởng
trực tiếp đến việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp nhưng vẫn
thuộc bên cung cấp dịch vụ kế toán cho công tác kế toán của doanh nghiệp.
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến kế toán nói chung và kế toán thuế
TNDN nói riêng thấy rằng, kế toán không chỉ là sự áp đặt thực hiện theo các quy
định có sẵn mà cũng chịu sự tác động của mối quan hệ cũng - cầu và đặc điểm của
thực trạng nền kinh tế - văn hóa - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Phúc Sinh (2008) đã chỉ ra 5 nhân tố
ảnh hưởng đến tính hữu ích của BCTC đó là: Các nguồn lực tài chính chủ yếu; Đặc



9

điểm nền kinh tế; Đặc điểm hệ thống pháp luật và thuế; Đặc điểm nền văn hóa giáo
dục; Xu hướng hòa hợp trong tiến trình toàn cầu hóa. Đồng thời tác giả cũng đã phân
tích những nhân tố làm cho thông tin kế toán trong đó có các thông tin về thuế TNDN
cung cấp trên BCTC kém hữu ích bao gồm: Áp lực về cân đối lợi ích - chi phí, đặc
điểm nền kinh tế, luật pháp, văn hóa, giáo dục v.v… Ngưỡng nhận thức của lãnh đạo
doanh nghiệp và các đối tượng sử dụng thông tin. Mặc dù, các nhân tố này không
được kiểm định. Nghiên cứu chỉ đánh giá, xét đoán định tính nhưng đã có những
luận giải tương đối thuyết phục trên cả góc độ mặt cung, cầu và điều kiện môi trường
kinh tế. Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn những nhân tố phù hợp ảnh hưởng
đến tính hữu ích của các thông tin về thuế TNDN trên BCTC để đánh giá định lượng.
Nghiên cứu của Mai Ngọc Anh (2014) đã tóm lược ba nhân tố chính ảnh
hưởng đến mối quan hệ giữa hệ thống chuẩn mực kế toán và chính sách thuế đó là:
(1) Mô hình cấu trúc pháp lý của từng quốc gia; (2) Tính chất sở hữu và hệ thống
chính trị của quốc gia; (3) Trình độ phát triển kinh tế và đặc biệt là sự phát triển của
thị trường chứng khoán. Các nhân tố mà nghiên cứu đưa ra mang tính chất vĩ mô,
ảnh hưởng đến việc xây dựng khuôn khổ pháp lý về kế toán thuế TNDN, không tác
động trực tiếp đến kế toán thuế TNDN trong các doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên,
các nhân tố này thuộc về tác động từ đều kiện môi trường kinh tế đến kế toán như
Nobes và Parker (1995) đã đề cập nhưng được xem xét trên một khía cạnh khác.
Bùi Thị Mai Hòa và Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2015) đã kiểm định 10 nhân tố
ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh thuế TNDN của các doanh nghiệp Việt Nam đó
là: Việc thay đổi giám đốc điều hành; Tỷ lệ sở hữu cổ phần của giám đốc; Loại thu
nhập ưu đãi;Thay đổi chính sách thuế TNDN; Chính sách giảm thuế tháo gỡ khó
khăn của Nhà nước; Quy mô doanh nghiệp; Chủ trương của nhà quản lý về tối đa
hóa lợi nhuận; Công ty có dự tính phát hành cổ phiếu; Chính sách kế toán. Kết quả
dự báo đúng của toàn bộ mô hình là 93,96%. Những nhân tố mà nghiên cứu lựa

chọn, kiểm định có ảnh hưởng trực tiếp đến tính hữu ích của thông tin về thuế
TNDN trên BCTC với kết quả dự báo đúng tương đối cao. Có thể xếp các nhân tố
mà nghiên cứu đưa ra thuộc về nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp, luận án sẽ tiếp


10

tục kế thừa, nghiên cứu để lựa chọn những nhân tố, thang đo nhân tố tác động đến
kế toán thuế TNDN.
Nguyễn Thị Thu Hoàn (2016) đã nghiên cứu về 5 nhân tố ảnh hưởng đến
việc thực thi chuẩn mực kế toán thuế TNDN tại Việt Nam, bao gồm: (i) Tài liệu thực
hành; (ii) Trình độ học vấn của kế toán viên; (iii) Hệ thống thuế TNDN; (iv) Vai trò
của kiểm toán và các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; (v) Sự giám sát
chế tài của cơ quan chức năng. Kết quả nghiên cứu cho thấy 71% lợi ích của VAS 17
được giải thích bởi các biến độc lập như trình độ chuyên môn, công tác thanh tra, tư
vấn bên trong, bên ngoài, hệ thống chính sách thuế, tài liệu thực hành còn lại là
29% là do các nhân tố khác tác động đến việc thực thi và tuân thủ VAS 17. Theo
nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2013) thì có đến 71% cơ quan thuế và
61% các doanh nghiệp cho rằng sự giám sát chế tài của các cơ quan chức năng dẫn
đến kế toán hiểu sai vai trò của thông tin kế toán. Kết quả nghiên cứu này có tác
động trực tiếp đến kế toán thuế TNDN trong các doanh nghiệp. Luận án sẽ tiếp tục
kế thừa, lựa chọn để kiểm định đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế
TNDN trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đoàn Ngọc Phi Anh và Cao Thị Hoa (2016), đã chỉ ra 05 nhân tố ảnh hưởng
đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN tại Việt Nam bao gồm: (i) Đặc thù
kinh tế - xã hội; (ii) Sự phức tạp của chuẩn mực kế toán; (iii) Ảnh hưởng của công
tác kiểm toán; (iv) Nhận thức của nhà quản trị; (v) Trình độ của kế toán viên, các
nhân tố này đã được nghiên cứu đo lường, đánh giá. Kết quả cho thấy 05 nhân tố
trên đều ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN tại Việt Nam.
Ngoài những nghiên cứu trên còn rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh

hưởng đến kế toán nói chung và kế toán thuế TNDN nói riêng như nghiên cứu của
Trần Đình Khôi Nguyên (2011); Nguyễn Thị Thu Hoàn (2016) cho rằng tài liệu
thực hành có ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán tại Đà Nẵng. Phạm
Thị Bích Vân (2012), Bùi Thị Mỹ Ngân (2012), Trần Đình Khôi Nguyên (2012) đã
nghiên cứu và đánh giá về ảnh hưởng của hệ thống thuế TNDN đến việc lựa chọn
chính sách kế toán. Đậu Thị Kim Thoa (2015); Tô Hồng Thiên (2017) cho rằng


11

nhân tố công nghệ thông tin có ảnh hưởng đánh kể đến việc tổ chức hệ thống thông
tin kế toán trong doanh nghiệp...
Như vậy, mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau sẽ có các nhân tố tác động đến
vấn đề nghiên cứu khác nhau. Mặc dù cho đến nay chưa có một công trình nghiên
cứu nào về các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN. Phạm vi nghiên cứu kế
toán thuế TNDN của luận án trên góc độ là một phần hành của kế toán tài chính,
được hình thành trên cơ sở mối quan hệ giữa khuôn khổ quy định về kế toán và
chính sách thuế nên các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán tài chính hay đến sự lựa
chọn phương pháp kế toán, việc xác định thuế TNDN đều có thể ảnh hưởng đến kế
toán thuế TNDN. Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về các nhân tố tác động đến hệ
thống kế toán nói chung và kế toán thuế TNDN nói riêng, tác giả sẽ lựa chọn những
nhân tố có ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN trong các doanh nghiệp xây lắp trên
địa bàn thành phố Hà Nội để đánh giá, phân tích và đo lường làm cơ sở đưa ra các
giải pháp hoàn thiện kế toán thuế TNDN.
2. Khoảng trống nghiên cứu
Về định hướng nghiên cứu: Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính, trên cơ sở các lý thuyết về kế toán, thuế, thực trạng
kế toán thuế TNDN để đánh giá mối quan hệ giữa kế toán và thuế, làm rõ hơn các quy
định của IAS 12 và VAS 17, chỉ ra những bất cập trong quá trình thực hiện chuẩn mực
nhằm giúp các chủ thể ban hành chính sách chế độ kế toán có thêm cơ sở để hoàn thiện

chuẩn mực và chế độ kế toán về thuế TNDN đồng thời giúp cho các doanh nghiệp hiểu
rõ hơn sự khác biệt giữa khuôn khổ pháp lý về kế toán và chính sách thuế, nội dung của
VAS 17 từ đó thực hiện tốt hơn chuẩn mực, chế độ kế toán về thuế TNDN.
Về phương pháp nghiên cứu: Chưa có một công trình nào áp dụng phương
pháp nghiên cứu đa dạng với định hướng hoàn thiện kế toán thuế TNDN trong
doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin hữu ích về thuế TNDN trên BCTC cho các
đối tượng sử dụng thông tin trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu thông tin về thuế TNDN
trên BCTC của các đối tượng sử dụng, đánh giá thực trạng kế toán thuế TNDN,
mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin về thuế TNDN trên BCTC, đo lường các nhân tố


12

ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác
kế toán thuế TNDN nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin về thuế TNDN trên BCTC của
các đối tượng sử dụng thông tin. Đây là khoảng trống về về phương pháp nghiên
cứu và mục tiêu nghiên cứu mà đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu trong luận án.
Về phạm vi nghiên cứu: Xây lắp là hoạt động đặc thù có nhiều giao dịch
phức tạp trong việc ghi nhận doanh thu, chi phí ảnh hưởng đến việc xác định và ghi
nhận thuế TNDN hiện hành, thuế TNDN hoãn lại. Việc nghiên cứu kế toán thuế
TNDN trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có thể mang tính phổ
quát cho nhiều loại hình doanh nghiệp khác về công tác kế toán thuế TNDN nhưng
chưa được các công trình nghiên cứu trước đây sử dụng làm đối tượng nghiên cứu.
Đây là khoảng trống tri thức mà đề tài tiếp tục nghiên cứu trên cơ sở kế thừa những
kết quả nghiên cứu trước về kế toán thuế TNDN, các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán
thuế TNDN để xây dựng và thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận án.
3. Lý do chọn đề tài
Kế toán thuế TNDN được quan tâm, thảo luận từ những năm 1930 và liên
tục phát triển theo thời gian cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là sự phát
triển của thị trường chứng khoán. Cho đến nay, kế toán thuế TNDN vẫn là một trong

những phần hành kế toán khó, gây nhiều tranh cãi và ngày càng trở thành chủ đề nóng
trên các cuộc hội thảo, diễn đàn, trang mạng trong nước và quốc tế. Tính phức tạp của
kế toán thuế TNDN chủ yếu là việc xử lý mối quan hệ giữa kế toán và thuế TNDN
trong việc kê khai xác định thuế TNDN hiện hành và thuế TNDN hoãn lại nhằm
cung cấp thông tin hữu ích về thuế TNDN trên BCTC. Đây là mối quan hệ nội tại
bên trong của kế toán thuế TNDN. Do các quy định về chính sách thuế chưa được vận
dụng thống nhất trên phạm vi toàn cầu mà phụ thuộc vào hệ thống luật pháp, điều kiện
kinh tế, văn hóa xã hội riêng của mỗi quốc gia, trong khi các quy định về kế toán
mang tính hội nhập quốc tế cao hơn. Mục tiêu của kế toán và thuế có những điểm
khác nhau, thậm trí có thể là xung đột. Kế toán thuế TNDN cần phải giải quyết vấn đề
xung đột này. Mặt khác, thuế TNDN còn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính
của doanh nghiệp. Nếu các thông tin về thuế TNDN cung cấp trên BCTC không


×