BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
***
VÕ THỊ MINH HÀ
TÁC ĐỘNG CỦA KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI
Ý ĐỊNH HIẾN MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI:
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
***
VÕ THỊ MINH HÀ
TÁC ĐỘNG CỦA KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI
Ý ĐỊNH HIẾN MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI:
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
(Kinh tế và Quản trị lĩnh vực sức khỏe)
Mã số: 8310105
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Ngoài
những bài nghiên cứu tham khảo đã được trích dẫn trong luận văn này thì không có
sản phẩm hoặc nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn mà
không được trích dẫn theo đúng quy định. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời
cam đoan của mình.
Học viên
Võ Thị Minh Hà
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1.
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................................................1
1.2.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................2
1.3.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.............................................................................3
1.4.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................3
1.4.1.
Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3
1.4.2.
Phạm vi nghiên cứu ................................................................................3
1.5.
DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................4
1.6.
Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ...................................................................5
1.7.
KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................6
2.1.
TỔNG QUAN VỀ HIẾN MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ ....................................6
2.1.1.
Hiến mô, bộ phận cơ thể .........................................................................6
2.1.2.
Quy trình hiến mô, bộ phận cơ thể .........................................................8
2.2.
LÝ THUYẾT VỀ Ý ĐỊNH HÀNH VI ........................................................10
2.2.1.
Thuyết hành động hợp lý ......................................................................10
2.2.2.
Thuyết hành vi dự định .........................................................................11
2.3.
CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ......................................................12
2.4.
KHUNG PHÂN TÍCH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ......................21
2.4.1.
Khung phân tích ....................................................................................21
2.4.2.
Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................22
Tóm tắt Chương 2 ..................................................................................................23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................24
3.1.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................................................24
3.2.
ĐO LƯỜNG CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH TRONG NGHIÊN CỨU ..........26
3.2.1.
Kiến thức về việc hiến mô, bộ phận cơ thể người ................................26
3.2.2.
Thái độ về việc hiến mô, bộ phận cơ thể người....................................28
3.2.3.
Ý định hiến mô, bộ phận cơ thể người .................................................30
3.3.
DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................................32
3.3.1.
3.3.2.1.
Kích thước mẫu nghiên cứu ...........................................................32
3.3.1.1.
Phương pháp chọn mẫu ..................................................................32
3.3.2.
3.4.
Mẫu nghiên cứu ....................................................................................32
Thu thập dữ liệu ....................................................................................32
3.3.2.2.
Đối tượng khảo sát .........................................................................32
3.3.2.3.
Phương pháp khảo sát ....................................................................33
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ..................................................33
Tóm tắt Chương 3 ..................................................................................................36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................37
4.1.
MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ....................................................................37
4.2.
THÁI ĐỘ HIẾN MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ ................................................41
4.2.1.
Đánh giá độ tin cậy thang đo ................................................................41
4.2.1.1.
4.2.2.
Kiểm định Cronbach’s Alpha ........................................................41
Phân tích thái độ theo đặc điểm nhân khẩu học....................................43
4.3.
Ý ĐỊNH HIẾN MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ ..................................................44
4.4.
PHÂN TÍCH HỒI QUY ..............................................................................48
4.5.
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................51
Tóm tắt Chương 4 ..................................................................................................53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................54
5.1.
KẾT LUẬN .................................................................................................54
5.2.
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG Ý ĐỊNH HIẾN MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ ..55
5.2.1.
Tăng cường kiến thức về hiến mô, bộ phận cơ thể ...............................55
5.2.2.
Cải thiện thái độ về vấn đề hiến mô, bộ phận cơ thể ............................56
5.3.
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ......57
5.3.1.
Hạn chế của đề tài .................................................................................57
5.3.2.
Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MBPCT
:
Mô, bộ phận cơ thể
TP.
:
Thành phố
TPB - Theory of Planned Behavior:
Thuyết hành vi dự định TPB
TRA - Theory of Reasoned Action:
Lý thuyết hành động hợp lý
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Biến số trong mô hình nghiên cứu............................................................25
Bảng 3.2: Câu hỏi đo lường kiến thức về hiến mô, bộ phận cơ thể ..........................27
Bảng 3.3: Thái độ về hiến mô, bộ phận cơ thể .........................................................29
Bảng 3.4: Ý định hiến mô, bộ phận cơ thể................................................................31
Bảng 4.1: Ý định hiến mô, bộ phận cơ thể................................................................37
Bảng 4.2: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ..............................................................38
Bảng 4.3: Kiến thức theo đặc điểm nhân khẩu học ..................................................40
Bảng 4.4: Thang đo Thái độ sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha ..........................42
Bảng 4.5: Thái độ theo đặc điểm nhân khẩu học ......................................................43
Bảng 4.6: Kiến thức và thái độ của người có ý định hiến mô, bộ phận cơ thể .........44
Bảng 4.7: Ý định hiến mô, bộ phận cơ thể theo đặc điểm nhân khẩu học ................46
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy.........................................................................................49
Bảng 4.9: Tác động biên ...........................................................................................50
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Quy trình đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống ..........................9
Hình 2.2: Thuyết hành động hợp lý TRA .................................................................10
Hình 2.3: Thuyết hành vi dự định TPB .....................................................................11
Hình 2.4: Khung phân tích ........................................................................................22
TÓM TẮT
Dựa trên Thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991) và các nghiên cứu
thực nghiệm của Schaeffner và cộng sự (2004), Arriola và cộng sự (2008), Galanis
và cộng sự (2008), Joshi (2011), Irving và cộng sự (2012), Irving và cộng sự
(2014), đề tài tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng để xác định ảnh
hưởng của kiến thức và thái độ về việc hiến mô, bộ phận cơ thể (MBPCT) đối với ý
định hiến tặng MBPCT. Dựa trên dữ liệu sơ cấp được thu thập tại Bệnh viện Bình
Dân và Bệnh viện Nhân dân 115 – Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh), đề
tài sử dụng phương pháp kiểm định Cronbach Alpha, phương pháp hồi quy Binary
Logistic đa biến để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thái độ đối với
việc hiến MBPCT là yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến ý định hiến MBPCT. Cụ thể,
những người có thái độ tích cực đối với việc hiến MBPCT sẽ có xác suất quyết định
đăng ký hiến MBPCT cao hơn những người khác. Việc thái độ đối với việc hiến
MBPCT có ảnh hưởng tích cực đến ý định hiến MBPCT, kết quả nghiên cứu của đề
tài cũng tương đồng với các nghiên cứu của Schaeffner và cộng sự (2004), Arriola
và cộng sự (2008), Joshi (2011), Irving và cộng sự (2012), Irving và cộng sự
(2014).
Bên cạnh kiến thức và thái độ, nghiên cứu cũng chỉ ra những người theo đạo
Phật có xác suất đưa ra ý định hiến MBPCT cao hơn những người không theo tôn
giáo, kết quả này là tương đồng với nghiên cứu của Webb và cộng sự (2015). Ngoài
ra, những người đã kết hôn có khả năng có ý định hiến MBPCT cao hơn những
người chưa kết hôn hoặc đã ly hôn, kết quả này cũng khá tương đồng với nghiên
cứu của Galanis và cộng sự (2008) khi các tác giả khám phá ra rằng những người có
con thường có khả năng đưa ra quyết định hiến mô, tạng cao hơn. Ngoài những yếu
tố nêu trên, nghiên cứu cũng cho thấy các đặc điểm nhân khẩu học khác như tuổi,
giới tính, trình độ học vấn, dân tộc, tôn giáo (đạo Thiên Chúa, tôn giáo khác) và
kiến thức về hiến MBPCT là những yếu tố không có ảnh hưởng đến ý định hiến
MBPCT.
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Kỹ thuật ghép mô và bộ phận cơ thể đã mang lại phương pháp điều trị hiệu
quả cho những bệnh nhân bị suy giảm chức năng các bộ phận cơ thể (Siminoff và
cộng sự, 2001). Ca ghép thận thành công đầu tiên được thực hiện năm 1954 đã đi
vào lịch sử y khoa và mở đường cho hàng trăm ngàn ca ghép tạng sau này trên thế
giới. Ở Việt Nam, ca ghép thận đầu tiên vào tháng 6/1992 ở Bệnh viện 103 đã mở
ra bước ngoặt quan trọng trong lịch sử ngoại khoa Việt và đánh dấu thành công đầu
tiên của kỹ thuật ghép thận tại Việt Nam. Bệnh viện Chợ Rẫy cũng tiến hành ca
ghép thận đầu tiên vào tháng 11/1992 và cũng là đơn vị tiên phong ghép thận từ
người hiến chết não vào năm 2008, từ người hiến tim ngừng đập vào năm 2015. Cả
nước hiện có 17 cơ sở có đủ khả năng ghép tạng và đã thực hiện hơn 2,500 ca được
ghép, trong đó có hai ca ghép đa tạng là thận và tụy; tim và phổi. Hiện có khoảng
6,000 người bị suy thận mãn chờ ghép thận, trên 1,500 người có chỉ định ghép gan,
khoảng 300,000 người mù do các bệnh lý giác mạc và trên 6,000 người đang chờ
được ghép giác mạc cùng hàng trăm người chờ được ghép tim, phổi (Nguyệt Ánh,
2017).
Tại Việt Nam, từ năm 2006 đã có Luật Hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác, song đến nay số người chết não hiến tặng tạng rất ít. Một số
nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho vấn đề trên là do ảnh hưởng của tâm lý,
quan niệm của người dân, sự bất cập về mặt tổ chức, công tác phục vụ cho ghép
tạng ở các bệnh viện còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất, nhân lực. Bên cạnh đó, kết
quả nghiên cứu của Joshi (2011), Irving và cộng sự (2012), Webb và cộng sự
(2015), Bharambe và cộng sự (2016) đã chỉ ra một số lý do như sự lo ngại không
nhận được sự chăm sóc chu đáo từ bệnh viện nếu đã đăng ký hiến tạng, sự phản đối
từ gia đình, cảm thấy chống lại tôn giáo nếu đăng ký hiến tạng, thiếu kiến thức về
quy trình hiến, ghép mô, tạng, không tin tưởng vào việc ghép mô, tạng… đã cản trở
ý định hiến mô, bộ phận cơ thể (MBPCT) của người dân.
2
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Hai và cộng sự (1999) là một trong số ít các
nghiên cứu về chủ đề này được tiến hành nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa nhận
thức về ghép MBPCT người, giữa các yếu tố nhân khẩu học như tuổi, tôn giáo, trình
độ học vấn, giới tính, nghề nghiệp với sự sẵn lòng hiến MBPCT người. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa sự sẵn lòng hiến MBPCT của đáp viên với
trình độ học vấn, giới tính, nghề nghiệp và nhận thức về việc ghép MBPCT của họ.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy một số mặt hạn chế trong kiến thức, nhận thức
của người tham gia nghiên cứu về hiến MBPCT như: thái độ chưa đúng về quan
điểm của tôn giáo đối với việc hiến mô, tạng; hay 75% người tham gia nghiên cứu
có nghe nói về hiến MBPCT người, nhưng chỉ 55% biết có ghép MBPCT người ở
Việt Nam (Hai và cộng sự, 1999).
Xuất phát từ bối cảnh thực tiễn lẫn sự hạn chế trong chủ đề nghiên cứu liên
quan đến việc hiến MBPCT ở Việt Nam nên đề tài nghiên cứu về tác động của kiến
thức, thái độ đối với ý định hiến MBPCT là hết sức đáng quan tâm và cần thiết. Kết
quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp xác định cụ thể tác động của kiến thức và thái độ
đến ý định hiến MBPCT trong trường hợp nghiên cứu ở TP. Hồ Chí Minh. Dựa trên
kết quả nghiên cứu, đề tài có căn cứ vững chắc để đề xuất các nhóm giải pháp giúp
tăng cường ý định hiến MBPCT ở người dân, từ đó kỳ vọng sẽ giúp cải thiện được
tình trạng thiếu hụt nguồn hiến MBPCT hiện nay.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của kiến thức và
thái độ về việc hiến MBPCT đến ý định hiến MBPCT. Trên cơ sở mục tiêu nghiên
cứu tổng quát, đề tài cần đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:
- Đo lường kiến thức và thái độ của những người từ 18 tuổi trở lên ở TP. Hồ
Chí Minh đối với việc hiến MBPCT.
- Xác định tác động của kiến thức và thái độ của những người từ 18 tuổi trở
lên ở TP. Hồ Chí Minh về việc hiến MBPCT đến ý định hiến MBPCT.
3
- Đề xuất một số nhóm giải pháp cải thiện tình trạng thiếu hụt nguồn hiến
MBPCT hiện nay ở TP. Hồ Chí Minh.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung giải quyết
những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Kiến thức và thái độ đối với việc hiến MBPCT được đo lường như thế nào?
- Kiến thức và thái độ về việc hiến MBPCT có tác động đến ý định hiến
MBPCT như thế nào?
- Các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc
hiến MBPCT cần làm gì để cải thiện tình trạng thiếu hụt nguồn MBPCT hiện nay?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của kiến thức và thái độ về việc
hiến MBPCT đến ý định hiến MBPCT. Ngoài ra, đề tài cũng sẽ tập trung tìm hiểu
về yếu tố kiến thức, thái độ và ý định hiến MBPCT.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của kiến thức và thái độ về
việc hiến MBPCT đến ý định hiến MBPCT; bên cạnh đó, đề tài cũng xem xét, bổ
sung vào mô hình nghiên cứu một số biến kiểm soát phản ánh đặc điểm nhân khẩu
học của các đối tượng tham gia khảo sát trong nghiên cứu.
Đối tượng khảo sát: Các y, bác sĩ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang
khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bình Dân và Bệnh viện Nhân dân 115 - TP. Hồ Chí
Minh.
Không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Bình Dân và Bệnh
viện Nhân dân 115 - TP. Hồ Chí Minh.
4
Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong năm 2018.
1.5. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài vận dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để giải quyết các mục
tiêu nghiên cứu đã đề ra. Trước tiên, phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha
được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của thang đo thái độ về việc hiến MBPCT,
phương pháp hồi quy Logistic đa biến được áp dụng để nghiên cứu tác động của
kiến thức và thái độ về việc hiến MBPCT đến ý định hiến MBPCT. Kết quả hồi quy
sẽ cho biết việc một cá nhân có kiến thức tốt (hoặc kém) về vấn đề hiến MBPCT sẽ
có ảnh hưởng như thế nào đến ý định hiến MBPCT của cá nhân đó; người có thái độ
tích cực (hoặc tiêu cực) đối với việc hiến MBPCT sẽ phản ứng ra sao trước ý định
hiến MBPCT. Bên cạnh đó, bằng việc bổ sung các biến số phản ánh đặc điểm nhân
khẩu học vào mô hình nghiên cứu, kết quả hồi quy sẽ cho biết ảnh hưởng của tuổi
tác đến ý định hiến MBPCT; sự khác biệt về ý định hiến MBPCT giữa nam và nữ,
giữa những người có trình độ học vấn, dân tộc, tôn giáo, tình trạng hôn nhân khác
nhau. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả và so sánh giá trị
trung bình để so sánh kiến thức và thái độ về việc hiến MBPCT đối với những
người có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau.
Dữ liệu sử dụng phân tích trong đề tài là dữ liệu sơ cấp, được thu thập thông
qua phiếu khảo sát được chuẩn bị trước. Phiếu khảo sát được gửi đến các y, bác sĩ,
bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bình Dân
và Bệnh viện Nhân dân 115 - TP. Hồ Chí Minh. Các đối tượng tham gia khảo sát
được chọn theo phương pháp thuận tiện và đảm bảo tinh thần tự nguyện khi tham
gia phỏng vấn. Tổng cộng có 250 phiếu khảo sát được phát ra, thu về 205 phiếu.
Trong số những phiếu thu về, có 147 phiếu điền đầy đủ thông tin được sử dụng để
phân tích, đạt tỷ lệ 71% tổng số phiếu phát ra.
5
1.6. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Trong bối cảnh các nghiên cứu về chủ đề ý định hiến MBPCT ở Việt Nam
còn khá hạn chế, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào việc đánh giá kiến
thức và thái độ của người dân về việc hiến mô và bộ phận cơ thể. Quan trọng hơn,
nghiên cứu sẽ chỉ ra tác động của kiến thức và thái độ về việc hiến MBPCT đối với
ý định hiến MBPCT, từ đó có những giải pháp phù hợp giúp cải thiện tình trạng
thiếu hụt nguồn hiến MBPCT. Ngoài ra, thông qua kết quả phân tích sự khác biệt về
kiến thức, thái độ và ý định hiến MBPCT do khác nhau về đặc điểm nhân khẩu học,
các giải pháp đề xuất được kỳ vọng sẽ sát với điều kiện thực tế ở Việt Nam hơn.
1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn có kết cấu 5 chương; theo đó, Chương 1 giới thiệu tổng quát về bối
cảnh của nghiên cứu, nêu bật vấn đề nghiên cứu và xác định các mục tiêu mà
nghiên cứu cần đạt được. Chương này cũng trình bày đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, sơ bộ về phương pháp, dữ liệu dùng để nghiên cứu và ý nghĩa mà nghiên cứu
mang lại.
Chương 2 trình bày các khái niệm liên quan đến việc hiến MBPCT, lý thuyết
giải thích cho ý định hiến MBPCT và lược khảo các nghiên cứu về chủ đề này. Trên
cơ sở đó, tiến hành xây dựng khung phân tích và đặt ra giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3 trình bày phương pháp đo lường kiến thức và thái độ đối với việc
hiến MBPCT; trình bày mô hình trong nghiên cứu, cách thức chọn mẫu, thu thập dữ
liệu và phương pháp phân tích dữ liệu.
Chương 4 tập trung thảo luận về tác động của kiến thức và thái độ đối với ý
định hiến MBPCT. Ngoài ra, chương này cũng trình bày kết quả phân tích, so sánh
kiến thức, thái độ đối với việc hiến MBPCT theo các đặc điểm nhân khẩu học.
Chương 5 tập trung trình bày các giải pháp được đề xuất nhằm cải thiện ý
định hiến MBPCT của người dân. Ngoài ra, chương này còn ghi nhận những hạn
chế của nghiên cứu và đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo.
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 trình bày tổng quan về các khái niệm liên quan đến việc hiến
MBPCT; trình bày lý thuyết giải thích cho ý định hiến MBPCT và đặc biệt là lược
khảo các nghiên cứu về chủ đề này để có được cách tiếp cận phù hợp thực hiện
nghiên cứu trong điều kiện ở Việt Nam. Trên cơ sở tổng quan các tài liệu có liên
quan, luận văn tiến hành xây dựng khung phân tích và đặt ra các giả thuyết cho
nghiên cứu.
2.1. TỔNG QUAN VỀ HIẾN MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ
2.1.1. Hiến mô, bộ phận cơ thể
Theo Luật số 75/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Hiến, lấy, ghép MBPCT người và hiến, lấy xác; một
số thuật ngữ có liên quan đến chủ đề hiến MBPCT người được thể hiện như sau:
Mô được định nghĩa là tập hợp những tế bào cùng một hoặc nhiều loại khác
nhau để thực hiện những chức năng nhất định của cơ thể người.
Bộ phận cơ thể người được định nghĩa là một phần của cơ thể được cấu
thành từ các loại mô khác nhau với mục tiêu thực hiện các chức năng sinh lý nhất
định.
Hiến MBPCT người là việc một cá nhân tự nguyện hiến MBPCT của mình
khi họ còn sống hoặc sau khi họ chết.
Lấy MBPCT người là hành động tách MBPCT người tự nguyện hiến khi họ
còn sống hoặc sau khi họ chết.
Ghép MBPCT người là việc cấy ghép MBPCT tương ứng của cơ thể người
tự nguyện hiến vào cơ thể của người nhận.
Chết não được định nghĩa là tình trạng toàn não bộ người bị tổn thương
nặng, chức năng của não giờ đây đã ngừng hoạt động và người chết não được cho là
không thể sống lại được.
7
Ngân hàng mô được định nghĩa là cơ sở y tế chuyên tiếp nhận, bảo quản, lưu
giữ, vận chuyển và cung ứng mô.
Theo Luật số 75/2006/QH11, việc hiến, lấy, ghép MBPCT người và hiến, lấy
xác phải đảm bảo được các nguyên tắc: Cả người hiến, người được ghép đều tự
nguyện đối; hành động này là vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc
phục vụ cho nghiên cứu khoa học; hành động này không nhằm mục đích thương
mại; người hiến, người được ghép đều được giữ bí mật về các thông tin có liên
quan, trừ trường hợp các bên nêu trên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác.
Cũng theo Luật số 75/2006/QH11, những người từ đủ 18 tuổi trở lên và có
đủ năng lực hành vi dân sự thì có quyền hiến MBPCT của mình khi còn sống hoặc
sau khi chết và hiến xác.
Ngoài ra, theo Luật số 75/2006/QH11, các hành vi sau đây đặc biệt bị
nghiêm cấm liên quan đến việc hiến, lấy, ghép MBPCT bao gồm: hành động lấy
trộm MBPCT người, lấy trộm xác; hành động ép người khác phải cho MBPCT hoặc
lấy MBPCT của những người không tự nguyện hiến; hành động mua, bán MBPCT
người cũng như mua, bán xác; hành động lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ MBPCT
người vì mục đích mua bán, thương mại; hành động lấy MBPCT ở người sống chưa
đủ mười tám tuổi; ghép MBPCT của người bị nhiễm những bệnh theo danh mục
quy định của pháp luật; cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người có cùng dòng
máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ hàng trong phạm vi ba đời;
hành động quảng cáo, môi giới việc hiến, ghép bộ phận cơ thể người vì mục đích
mua bán, thương mại; hành động tiết lộ thông tin, bí mật của người hiến và người
được ghép trái với quy định; hành động lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch
kết quả xác định tình trạng chết não.
8
2.1.2. Quy trình hiến mô, bộ phận cơ thể
Theo Luật số 75/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Hiến, lấy, ghép MBPCT người và hiến, lấy xác, quy
trình đăng ký hiến MBPCT ở người sống được thể hiện như sau: Người có nguyện
vọng hiến MBPCT của mình sẽ trình bày nguyện vọng với cơ sở y tế; sau khi cơ sở
y tế này nhận được thông tin của người tình nguyện hiến MBPCT người, cơ sở y tế
này có trách nhiệm phải thông báo đến Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ
phận cơ thể người biết; khi nhận được thông báo của cơ sở y tế về trường hợp hiến
MBPCT người, Trung tâm này sẽ thông báo cho cơ sở y tế đủ điều kiện để tiến
hành các thủ tục đăng ký cần thiết cho người hiến; sau khi nhận được thông báo của
Trung tâm, cơ sở y tế đủ điều kiện này phải trực tiếp gặp, tiếp xúc với người tự
nguyện hiến để tư vấn cho họ các thông tin có liên quan đến việc hiến, lấy MBPCT
người, hướng dẫn họ cách đăng ký, hoàn thành các thủ tục hiến theo mẫu đơn và
thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến.
Người đã hiến mô sẽ được cơ sở y tế chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí
ngay sau họ khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế. Còn đối với những người đã
hiến bộ phận cơ thể thì sẽ được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ hoàn toàn miễn phí
ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám
sức khỏe định kỳ miễn phí; ngoài ra, họ còn được cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn
phí; họ sẽ được ưu tiên ghép MBPCT người nếu có chỉ định ghép của cơ sở y tế.
Quy trình đăng ký hiến MBPCT ở người sau khi chết hoặc đăng ký hiến xác
cũng sẽ được thực hiện tương tự như đăng ký hiến MBPCT ở người sống. Tuy
nhiên, quy trình thực hiện chỉ bổ sung thêm việc cấp thẻ đăng ký hoặc các cơ sở tiếp
nhận sẽ không tiến hành khám sức khỏe đối với người đăng ký hiến xác.
Ở Việt Nam, theo quy định thì Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ
phận cơ thể người là một tổ chức sự nghiệp, Trung tâm này có tư cách pháp nhân
riêng và trực thuộc Bộ Y tế. Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý
thông tin về việc hiến, thay đổi hoặc quyết định hủy bỏ việc hiến MBPCT người;
9
Trung tâm cũng thực hiện chức năng quản lý danh sách chờ ghép MBPCT người
trên cả nước; quản lý việc cấp thẻ hiến MBPCT người sau khi chết, hiến xác; quản
lý các thông tin liên quan đến người hiến, người được ghép MBPCT người; thực
hiện điều phối việc lấy, ghép, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển MBPCT người cũng
như hợp tác quốc tế trong việc điều phối lấy, ghép MBPCT người.
Theo quy định, quá trình điều phối để tiến hành ghép MBPCT người phải
bảo đảm nguyên tắc hòa hợp giữa người tự nguyện hiến và người được ghép, phải
bảo đảm công bằng giữa những người được ghép; phải ưu tiên thực hiện ghép
MBPCT người cho trẻ em, ưu tiên các trường hợp cấp cứu cũng như người đã từng
hiến bộ phận cơ thể người khi họ được chỉ định ghép hoặc ưu tiên cho những người
có tên đầu tiên trong danh sách chờ ghép do Trung tâm điều phối quốc gia về ghép
bộ phận cơ thể người quản lý hoặc những người nằm trong danh sách chờ ghép của
cơ sở y tế lấy, ghép MBPCT người.
Người có
nguyện
vọng hiến
Cơ sở y tế
Trung tâm
điều phối
Trực tiếp
Cơ sở y tế
Hướng dẫn
đủ điểu kiện
Khám sức khỏe
Hình 2.1: Quy trình đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống
Nguồn: Tổng hợp tác giả
10
2.2. LÝ THUYẾT VỀ Ý ĐỊNH HÀNH VI
2.2.1. Thuyết hành động hợp lý
Theo Fishbein và Ajzen (1975), ý định thực hiện hành vi là yếu tố quan trọng
quyết định việc thực hiện hành vi. Lý thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of
Reasoned Action) cho rằng thái độ và chuẩn chủ quan là 2 yếu tố ảnh hưởng đến ý
định hành vi. Theo đó, thái độ là việc cá nhân đánh giá về hành vi đó tốt hay xấu và
sự tin tưởng vào kết quả mà hành vi đó mang lại. Còn chuẩn chủ quan là ảnh hưởng
của xã hội, sức ép của xã hội đối với việc có nên thực hiện hành vi. Chuẩn chủ quan
thường bao gồm ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp, người thân... hay nói tổng quát là
ý kiến của những đối tượng có ảnh hưởng đến cá nhân có ý định thực hiện hành vi.
Niềm tin
Thái độ
Sự đánh giá
Ý định
Người có
ảnh hưởng
Hành vi
Chuẩn chủ quan
Hình 2.2: Thuyết hành động hợp lý TRA
Nguồn: Fishbein và Ajzen (1975)
11
2.2.2. Thuyết hành vi dự định
Theo Ajzen (1991), Thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned
Behavior) ra đời đã khắc phục được hạn chế của Thuyết hành động hợp lý khi cho
rằng hành vi chỉ được quyết định bởi ý định. Tương tự như Thuyết hành động hợp
lý, Thuyết hành vi dự định chỉ bổ sung yếu tố kiểm soát hành vi vào mô hình để giải
thích cho ý định và quyết định thực hiện hành vi. Theo thuyết TPB, ý định hành vi
sẽ còn chịu ảnh hưởng bởi khả năng về thời gian, kiến thức, kinh tế... của cá nhân.
Cụ thể, mặc dù một cá nhân có thái độ tích cực, mọi người xung quanh ủng hộ việc
thực hiện hành vi nhưng cá nhân đó không có điều kiện kinh tế, thời gian... thì khả
năng thực hiện hành vi cũng rất thấp.
Niềm tin
Thái độ
Sự đánh giá
Ý định
Người có
ảnh hưởng
Hành vi
Chuẩn chủ
quan
Kiểm soát hành vi
Hình 2.3: Thuyết hành vi dự định TPB
Nguồn: Ajzen (1991)
12
Có thể nhận thấy, Thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991) đã bổ sung
thêm cho Thuyết hành động hợp lý TRA của Fishbein và Ajzen (1975). Do đó, đề
tài sẽ dựa trên Thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991) để giải thích cho tác
động của kiến thức, thái độ đối với ý định hiến MBPCT. Theo Thuyết hành vi dự
định TPB của Ajzen (1991), đối với trường hợp của đề tài, ý định hiến MBPCT sẽ
chịu tác động bởi thái độ đối với hành động này, cụ thể là sự tin tưởng vào sự đúng
đắn của hành động, tin tưởng vào quy trình thực hiện, đánh giá về kết quả mang lại
của hành động hiến MBPCT. Bên cạnh đó, ý kiến của gia đình, người thân về việc
hiến MBPCT cũng sẽ có ảnh hưởng đến ý định hiến MBPCT. Ngoài ra, khả năng
kiểm soát hành vi, yếu tố được phản ánh thông qua kiến thức về hiến MBPCT cũng
sẽ có ảnh hưởng đến ý định hiến MBPCT.
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Hai và cộng sự (1999) tiến hành khảo sát 785 người tham gia nghiên cứu
bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu tác động của những yếu tố nhân
khẩu học ảnh hưởng đến hiến MBPCT ở Việt Nam. Các kiểm định Chi-square,
Fisher, t-test được nhóm tác giả sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa nhận thức
về ghép MBPCT người và sự sẵn lòng hiến MBPCT người, giữa các yếu tố nhân
khẩu học như tuổi, tôn giáo, trình độ học vấn, giới tính, nghề nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 75% người tham gia nghiên cứu có nghe nói về
hiến MBPCT người, nhưng chỉ 55% biết có ghép MBPCT người ở Việt Nam.
Nghiên cứu cho thấy 48% người theo đạo Phật và 27.5% người theo Công giáo
không có kiến thức hoặc hiểu chưa đúng về triết lý tôn giáo của họ đối với việc hiến
và ghép MBPCT người. Có 64% người tham gia nghiên cứu sẵn lòng chấp nhận
hiến tặng MBPCT của người thân và 66% sẵn lòng hiến MBPCT của bản thân; 21%
sẵn lòng hiến tặng bất cứ bộ phận nào được yêu cầu và 22% sẵn lòng hiến tặng toàn
bộ cơ thể sau khi chết. Các kiểm định trong nghiên cứu của Hai và cộng sự (1999)
cũng đã cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa sự sẵn lòng hiến MBPCT
13
của đáp viên với trình độ học vấn, giới tính, nghề nghiệp và nhận thức về việc ghép
MBPCT của họ.
Có 89.3% người tham gia nghiên cứu chấp thuận việc ghép MBPCT; 1.7%
cho rằng đây là hành động vô đạo đức và cần được phòng ngừa; 9% không trả lời.
Tuy tỷ lệ chấp thuận cao, nhưng cũng có đến 56.3% (n=442) cho rằng cần kiểm soát
chặt chẽ để tránh hoạt động hiến, ghép MBPCT bị thương mại hóa (n=414) hoặc
ghép cho người xấu (n=127). Mặc dù phản đối việc thương mại hóa, nhưng 61%
người tham gia phỏng vấn cho rằng nên có một khoản đáp tạ cho gia đình người
MBPCT; ví dụ như: chăm sóc y tế (n=292), bảo hiểm y tế (n=144), tiền (n=192).
Mục tiêu nghiên cứu của Schaeffner và cộng sự (2004) là đánh giá kiến thức
và thái độ về hiến MBPCT (đặc biệt là thận) của sinh viên y khoa ở Đức; tìm hiểu
mối quan hệ giữa trình độ học vấn trong lĩnh vực y khoa với 2 yếu tố nên trên. Bên
cạnh đó, nghiên cứu cũng nhằm tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến quyết
định đăng ký hiến MBPCT.
Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu, nhóm tác giả thiết kế bảng
câu hỏi gồm 28 câu để thu thập các thông tin về nhân khẩu học (6 câu), kiến thức về
hiến MBPCT (13 câu), thái độ đối với hiến MBPCT (9 câu) của 1,136 sinh viên
đang học tại Đại học Y Freiburg. Các câu hỏi về kiến thức về hiến MBPCT được
thiết kế dạng Yes/ No; câu hỏi về thái độ đối với hiến MBPCT được thiết kế dạng
thang đo Likert 5 mức và sử dụng hệ số Cronbach’s α để kiểm định mối quan hệ.
Bên cạnh đó, nhóm tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Logistic đa biến để để xác
định các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định đăng ký hiến MBPCT.
Thông qua các kiểm định, Schaeffner và cộng sự (2004) đã chỉ ra số lượng
các câu trả lời đúng về kiến thức đối với việc hiến MBPCT càng tăng khi đáp viên
có trình độ học vấn cao. Tương tự, thái độ tích cực đối với hiến MBPCT của sinh
viên cũng tăng cùng chiều với trình độ học vấn. Nhóm tác giả không tìm ra sự khác
biệt về kiến thức lẫn thái độ đối với hiến MBPCT theo giới tính. Ngoài ra, kết quả
hồi quy Logistic đa biến đã cho thấy những người có kiến thức tốt về hiến MBPCT,
14
cũng như có thái độ cởi mở, tích cực đối với hiến MBPCT sẽ có khả năng đăng ký
tham gia hiến MBPCT cao hơn những người khác. Bên cạnh đó, những sinh viên
cận lâm sàng cũng có khả năng đăng ký hiến MBPCT cao hơn; trong khi kết quả
hồi quy không cho thấy tuổi, giới tính và kinh nghiệm về hiến MBPCT (có người
thân từng ghép MBPCT) có ảnh hưởng đến khả năng đăng ký tham gia hiến
MBPCT.
Galanis và cộng sự (2008) sử dụng 27 câu hỏi để thu thập thông tin về nhân
khẩu học, thái độ và kiến thức liên quan đến hiến MBPCT (máu, mô, nội tạng và
tủy) của 250 người đã đăng ký hiến tủy và 315 người không đăng ký hiến tủy. Sử
dụng hồi quy Logistic đa biến, Galanis và cộng sự (2008) đã chỉ ra các yếu tố như
giới tính, việc thường xuyên hiến máu, có người thân đã đăng ký hiến tủy, có người
thân hoặc bạn bè cần ghép tủy, ý kiến của gia đình về hiến MBPCT, kiến thức,
thông tin về ghép tủy và lòng tin vào hệ thống y tế là những yếu tố có ảnh hưởng
đến quyết định đăng ký hiến tủy của những người tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu của Arriola và cộng sự (2008) nhằm mục tiêu khám phá mối
quan hệ giữa các loại kiến thức khác nhau với việc hiến, ghép và biểu hiện của ý
định hiến MBPCT thông qua cách sở hữu một giấy phép, một thẻ hiến MBPCT
hoặc chia sẻ ước muốn hiến MBPCT với các thành viên trong gia đình. Để thu thập
thông tin phục vụ cho nghiên cứu, Arriola và cộng sự (2008) thiết kế 89 câu hỏi đo
lường các yếu tố như niềm tin, thái độ về hiến và ghép MBPCT; kiến thức và sự
hiểu biết về hệ thống hiến, ghép MBPCT; kiến thức của những người đã từng hiến,
ghép MBPCT; ý định hiến MBPCT và các đặc điểm nhân khẩu học của người tham
gia nghiên cứu. Phương pháp phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính đa biến
được vận dụng để phân tích mối quan hệ giữa kiến thức, thái độ và ý định hiến
MBPCT của người tham gia nghiên cứu.
Thang đo kiến thức được cấu thành từ 16 câu hỏi dạng Đúng/ Sai, được phân
loại thành 7 nhóm kiến thức: kiến thức tổng quát về hiến MBPCT (2 câu); kiến thức
hiến MBPCT liên quan đến người Mỹ gốc Phi (4 câu); kiến thức về tiến trình hiến
15
MBPCT (3 câu); kiến thức về hệ thống phân phối MBPCT (1 câu); kiến thức về
việc đăng ký hiến MBPCT (3 câu); kiến thức về sự phù hợp (trong y học) khi hiến
MBPCT (2 câu); kiến thức về sự phản đối của tôn giáo đối với hiến MBPCT (1
câu). Bên cạnh đó, thang đo kiến thức còn bao gồm các câu hỏi được thiết kế dạng
Có/ Không để đo lường kinh nghiệm về hiến, ghép MBPCT, được phân thành 3
loại: kiến thức kinh nghiệm về hiến MBPCT liên quan đến các thành viên trong gia
đinh (3 câu); kiến thức kinh nghiệm về danh sách chờ ghép MBPCT (2 câu); kiến
thức kinh nghiệm về những người được ghép MBPCT (3 câu). Tổng cộng có 10
nhóm kiến thức và điểm số của từng nhóm kiến thức được đo lường bằng số câu trả
lời đúng đối với nhóm kiến thức tương ứng. Bên cạnh kiến thức về hiến MBPCT,
Arriola và cộng sự (2008) sử dụng 24 câu hỏi đo lường bằng thang đo Likert 5 mức
để khám phá thái độ và niềm tin đối với hiến MBPCT của người tham gia nghiên
cứu và các câu hỏi khác để khám phá các đặc điểm nhân khẩu học của đáp viên
(tuổi, giới tính, thu nhập, dân tộc, học vấn, tình trạng hôn nhân…). Sau cùng, ý định
hiến MBPCT được nhóm tác giả đo lường thông qua 3 nhận định: sở hữu giấy phép
hiến MBPCT, sở hữu thẻ hiến MBPCT hoặc chia sẻ ý định hiến MBPCT với gia
đình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có tồn tại mối tương quan dương giữa thái độ
và 6 nhóm kiến thức, gồm: kiến thức tiến trình hiến MBPCT, kiến thức tổng quát,
kiến thức về hệ thống phân phối MBPCT, kiến thức về sự phản đối của tôn giáo đối
với hiến MBPCT, kiến thức về những người được ghép MBPCT, kiến thức về sự
phù hợp (trong y học) khi hiến MBPCT. Arriola và cộng sự (2008) cũng chỉ ra 3
nhóm kiến thức có tương quan với ý định hiến MBPCT (đo lường bằng ý định sở
hữu giấy phép hiến MBPCT): kiến thức về tiến trình hiến MBPCT, kiến thức về hệ
thống phân phối MBPCT, kiến thức kinh nghiệm về những người được ghép
MBPCT, kiến thức về sự phù hợp (trong y học) khi hiến MBPCT, kiến thức về hệ
thống phân phối MBPCT và 3 nhóm kiến thức kinh nghiệm có tương quan với ý
định sở hữu một thẻ hiến MBPCT. Sau cùng, chỉ có kiến thức kinh nghiệm về danh
sách chờ ghép MBPCT và kiến thức kinh nghiệm về những người được ghép