Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng bảng điểm cân bằng của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

TRƯƠNG THỊ NGỌC XUYÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN DỤNG THẺ
ĐIỂM CÂN BẰNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

TRƯƠNG THỊ NGỌC XUYÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN DỤNG THẺ
ĐIỂM CÂN BẰNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN DƯỢC


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng Thẻ điểm cân bằng
của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” là công trình nghiên
cứu của bản thân tôi và được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy Phạm Văn Dược.
Nội dung và số liệu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác.

HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Trương Thị Ngọc Xuyên


TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.5 Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................... 4
1.6 Kết cấu luận văn ......................................................................................................... 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .......................................... 6
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................................ 6
1.2 Các nghiên cứu trong nước......................................................................................... 9
1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu ............................................................................ 11
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP ................................................................................................. 17
2.1 Tổ ng quan về BSC .................................................................................................... 17
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của BSC ............................................................. 17
2.1.2 Khái niệm BSC ...................................................................................................... 18
2.1.3 Bốn phương diện của BSC .................................................................................... 18
2.1.3.1 Phương diện tài chính ......................................................................................... 19
2.1.3.2 Phương diện khách hàng ................................................................................... 20
2.1.3.3 Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ .......................................................... 21
2.1.3.4 Phương diện học hỏi và phát triển ...................................................................... 23


2.1.4 Liên kết những thước đo trong BSC với chiến lược của tổ chức .......................... 23
2.1.4.1 Mối quan hệ nhân quả ........................................................................................ 23
2.1.4.2 Định hướng hoạt động ........................................................................................ 25
2.1.4.3 Liên kết với những mục tiêu tài chính ................................................................ 26
2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp xây dựng ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC tại những
doanh nghiệp này ............................................................................................................ 26
2.2.1 Quy mô công ty ..................................................................................................... 26
2.2.2 Mức độ tham gia của lãnh đạo cấp cao ................................................................. 27
2.2.3 Chiến lược kinh doanh........................................................................................... 28
2.2.4 Truyền thông nội bộ .............................................................................................. 29
2.2.5 Chi phí tổ chức BSC .............................................................................................. 30
2.2.6 Trình độ nhân viên kế toán .................................................................................... 31
2.3 Các lý thuyết nền ...................................................................................................... 32

2.3.1 Lý thuyết lãnh đạo sự thay đổi (leading change) của John p.Kotter, 1995 ........... 32
2.3.2 Lý thuyết về khuếch tán của những đổi mới(Diffusion of innovations) Everett
M.Roger, 1995 ................................................................................................................ 33
2.4 Mô hình nghiên cứu và những đặc điểm của doanh nghiệp xây dựng của các doanh
nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến vận dụng BSC ............ 33
2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................................. 33
2.4.2 Những đặc điểm của doanh nghiệp xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng trên
địa bàn TP. Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến vận dụng BSC ............................................... 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 38
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 39
3.1.Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................... 39
3.1.1.Nguồn dữ liệu ......................................................................................................... 39
3.1.2.Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 39
3.1.3.Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 40
3.2.Nghiên cứu sơ bộ ...................................................................................................... 41
3.2.1Thiết kế thực hiện. .................................................................................................. 41


3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo. ......................................... 42
3.2.3.Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát .............................................................................. 45
3.3. Nghiên cứu chính thức. ........................................................................................... 46
3.3.1. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ........................................................................... 46
3.3.2. Thu thập dữ liệu .................................................................................................... 47
3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu. ............................................................................ 47
3.3.3.1.Phân tích mô tả ................................................................................................... 47
3.3.3.2. Kiểm định và đánh giá thang đo ........................................................................ 47
3.3.3.2.1. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Crobach’s Alpha. ........................................... 47
3.3.3.2.2. Phân tích nhân tố EFA. ................................................................................... 48
3.3.3.2.3. Phân tích hồi quy ........................................................................................... . 49
3.4 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................................. 50

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 52
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................................... 53
4.1 Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................... 53
4.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................................. 53
4.2.1 Đánh giá thang đo ................................................................................................. . 53
4.2.1.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo. ...................................................................... 53
4.2.1.2 Đánh giá giá trị thang đo. ................................................................................... 54
4.2.2 Phân tích hồi quy đa biến ...................................................................................... 61
4.2.2.1 Mô hình hồi quy tổng thể. .................................................................................. 61
4.2.2.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ........................................................... 62
4.2.2.3 Kiểm định trọng số hồi quy ................................................................................ 62
4.2.2.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. ................................................................ 63
4.2.2.5 Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư. ............................................ 63
4.2.2.6 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư. ..................................................... 64
4.2.2.7 Kiểm định giải định phương sai của sai số (phần dư) không đổi ....................... 65
4.2.2.8 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ................................................................ . 66
4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu .................................................................................... 67


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................... 70
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................... 71
5.1 Kết luận .................................................................................................................... 71
5.2 Hàm ý chính sách ..................................................................................................... 72
5.2.1 Chiến lược kinh doanh........................................................................................... 72
5.2.2 Mức độ tham gia của lãnh đạo cấp cao ................................................................. 72
5.2.3 Quy mô doanh nghiệp ........................................................................................... 73
5.2.4 Trình độ nhân viên kế toán .................................................................................... 74
5.2.5 Truyền thông nội bộ .............................................................................................. 75
5.2.6 Chi phí tổ chức BSC .............................................................................................. 75
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ................................................... 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CPTC: Chi phí tổ chức BSC.
QMCT: Quy mô công ty.
TDNV: Trình độ nhân viên kế toán.
TGLD: Mức độ tham gia của lãnh đạo cấp cao.
TTNB: Truyền thông nội bộ.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp dịch vụ trong việc áp dụng Thẻ điểm
cân bằng ............................................................................................................................ 9
Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu trước liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến vận
dụng thẻ điểm cân bằng .................................................................................................. 12
Bảng 2.1: Căn cứ lập mô hình nghiên cứu ..................................................................... 34
Bảng 3.1: Thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận
dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh .................. 42
Bảng 3.2: Thống kê doanh nghiệp được khảo sát theo số năm hoạt động ..................... 51
Bảng 3.3: Thống kê doanh nghiệp được khảo sát theo loại hình doanh nghiệp ............. 51
Bảng 4.1 Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến độc lập ..................... . 54
Bảng 4.2 Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến phụ thuộc. ................ 56
Bảng 4.3 Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo các biến độc lập. .......................... 57
Bảng 4.4 Bảng phương sai trích cho thang đo biến độc lập. .......................................... 58
Bảng 4.5: Ma trận nhân tố xoay ..................................................................................... 59
Bảng 4.6 Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc. ............................ 60
Bảng 4.7 Bảng phương sai trích cho thang đo biến phụ thuộc....................................... 60
Bảng 4.8 Ma trận nhân tố biến phụ thuộc ...................................................................... 61

Bảng 4.9: Mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu ..................................................... 62
Bảng 4.10 Bảng ANOVA ............................................................................................... 62
Bảng 4.11: Bảng kết quả hệ số tác động của các nhân tố ............................................... 62
Bảng 5.1: Mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây
dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ............................................................................... 71


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1: Bốn phương diện của bảng điểm cân bằng ................................................... 19
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa các thước đo của phương diện khách hàng. ...................... 21
Hình 2.2: Chuỗi giá trị trong quá trình kinh doanh nội. ................................................. 22
Hình 2.3: Mối quan hệ nhân quả giữa các khía cạnh trong thẻ điểm cân bằng .............. 25
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................... 35
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 40
Hình 4.1 Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa .................................................. 64
Hình 4.2 Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa ...................................................... 65
Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy............................ 66


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1

Lý do chọn đề tài
Ngành xây dựng đang giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,

và hiện là một trong những lĩnh vực sản xuất vật chất lớn của nền kinh tế. Ngành
xây dựng tạo ra những tiền đề vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và những tài sản cố
định mới, phục vụ đời sống con người và tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác

phát triển. Những báo cáo gần đây nhất cho thấy nền kinh tế đang trên đà phục hồi,
ngành Xây dựng đang có được những cơ hội phát triển tốt. Theo đánh giá của Bộ
Xây dựng, kết quả năm 2017, Bộ Xây dựng đã đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu phát
triển quan trọng của Ngành, như: Hoạt động xây dựng duy trì tăng trưởng ở mức
khá cao, với tốc độ 8,7% so với năm 2016, đóng góp 0,54 điểm phần trăm vào mức
tăng trưởng chung toàn quốc, đứng thứ ba trong số các ngành đóng góp điểm phần
trăm vào mức tăng GDP cả nước;… (Nguồn: )
Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển thị trường ngành Xây dựng, sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp xây dựng cũng diễn ra ngày càng khốc liệt, nguy cơ các
doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro cũng ngày càng tăng. Do đó, việc làm thế nào
để khẳng định vai trò và vị trí của mỗi doanh nghiệp cũng như việc cũng cố và nâng
cao vị trí trên thị trường, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xác định mục đích cụ thể
của mình, lựa chọn và xây dựng chiến lược tốt, có kế hoạch triển khai chiến lược
khoa học và xây dựng một hệ thống đo lường thành quả phù hợp để đạt được mục
tiêu đó là vô cùng quan trọng. Nhưng để có thể biến chiến lược thành hành động
vẫn còn là vấn đề khó hơn và khó nhất là việc đánh giá thành quả hoạt động của tổ
chức nhằm khẳng định con đường mà tổ chức đó đang đi không bị chệch hướng.
Thước đo truyền thống được sử dụng trong đánh giá thành quả hoạt động của tổ
chức, chủ yếu là các thông tin tài chính trong quá khứ đã trở nên lạc hậu không còn
phù hợp khi mà hoạt động tạo ra giá trị của tổ chức ngày càng chuyển từ sự phụ
thuộc vào tài sản hữu hình, tài sản vật chất sang tài sản vô hình, tài sản phi vật chất.
Hệ thống Bảng Cân Bằng Điểm (Balance Scorecard), được bởi Rober
S.Kaplan và David p. Norton phát triển từ đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, giúp cho


2

các tổ chức chuyển tầm nhìn và chiến lược thành những mục tiêu và thước đo hành
động cụ thể thông qua 4 phương diện tài chính, khách hàng, qui trình hoạt động nội
bộ và đào tạo, phát triển để đo lường thành quả hoạt động của tổ chức. Chính vì

vậy,vận dụng BSC là một nhu cầu bức thiết, một công cụ tối ưu để hoàn thành mục tiêu
của doanh nghiệp.

Theo sự tìm hiểu của tác giả, tuy có nhiều tác giả trong và ngoài nước thực
hiện nghiên cứu về việc vận dụng BSC tại các đơn vị, nhưng hiện chưa có nghiên
cứu nào nghiên cứu về vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh. Trong khi đó, dưới áp lực cạnh tranh gay gắt hiện nay mà các
doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đang phải đối mặt, việc vận
dụng BSC có vai trò vô cùng quan trọng là khi sử dụng các thước đo của bảng cân
bằng điểm sẽ giúp doanh nghiệp mình đánh giá thành quả hoạt động của đơn vị và
thành tích hoạt động của từng bộ phận sẽ được nâng cao, đồng thời sự đo lường
thành quả hoạt động xác đáng, công bằng sẽ khuyến khích không chỉ các bộ phận
phát huy năng lực tăng cường sự hợp tác mà ngay cả cá nhân từng cán bộ công nhân
viên cũng tích cực, ra sức đóng góp để hoàn thành mục tiêu chung của doanh
nghiệp.
Nhận thấy được tầm quan trọng của vận dụng BSC của các doanh nghiệp nói
chung và các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng, tác
giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng bảng điểm cân
bằng của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” làm đề tài luận
văn của mình.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng BSC
của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
- Mục tiêu cụ thể: Căn cứ vào nhu cầu nghiên cứu, đề tài được thực hiện
nhằm hướng đến các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:


3


+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng BSC của các doanh nghiệp
xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
+ Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vận dụng BSC của các
doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
+ Đề xuất các hàm ý chính sách liên quan đến từng nhân tố nhằm nâng cao
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây
dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Câu hỏi nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi chính:
+ Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC của các
doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh?
+ Câu hỏi 2:Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vận dụng BSC của các
doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như thế nào?
+ Câu hỏi 3: Có thể đề xuất các hàm ý chính sách nào liên quan đến từng nhân
tố nhằm nâng cao mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vận dụng BSC của các
doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh?
1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là các

nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không giannghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tại các doanh nghiệp
xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
+ Về thời giannghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện năm 2018.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp là phương pháp có sự kết hợp
giữa nghiên cứu định tính và định lượng và trình bày nội dung kết quả nghiên cứu

trên nền tảng là phương pháp thông kê mô tả.


4

- Để giải quyết nội dung: xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, tác giả sử dụng
phương pháp so sánh, tiếp cận hệ thống các lý thuyết nền về thẻ điểm cân bằng
BSC, các nghiên cứu trước trong và ngoài nước và thảo luận ý kiến chuyên gia về
các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC của các doanh nghiệp. Từ đó, áp
dụng phương pháp tư duy, tổng hợp để chọn ra một quan điểm phù hợp các nhân tố
ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP.
Hồ Chí Minh sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp này.
-Để giải quyết nội dung về mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến
việc vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
luận văn sử dụng phương pháp định lượng. Dữ liệu phân tích được thu thập dữ liệu
thông qua điều tra chọn mẫu, mẫu khảo sát được thực hiện theo phương pháp thuận
tiện phi xác suất. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng khảo sát và được xử
lý bằng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 22.0 nhằm kiểm tra độ tin cậy của thang
đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, nhân tố khám phá EFA được dùng để xác
định các nhân tố. Sau cùng, phân tích hồi quy bội được thực hiện để định lượng
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng BSC của các doanh nghiệp
xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
1.5 Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên
quan đến BSC, nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC của
các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và mức độ tác động của
chúng đến việc vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ
Chí Minh. Từ đó đưa ra các kiến nghị liên quan đến từng nhân tố nhằm nâng cao
việc vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Luận văn có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến BSC hay
người phụ trách triển khai BSC, lãnh đạo của các doanh nghiệp trong việc vận dụng
BSC để đánh giá thành quả hoạt động, biết được hướng tác động của các nhân tố từ
đó đưa ra chiến lược vận dụng cho phù hợp.


5

1.6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu, thì luận văn bao
gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2: Cở sở lý thuyết về vận dụng thẻ điểm cân bằng tại các doanh
nghiệp
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Trong chương này, tác giả sẽ cung cấ p đế n đọc giả mô ̣t bức tranh tổ ng quan
về các quá trình nghiên cứu trước đây trên thế giới cũng như trong nước về những
vấ n đề có liên quan đế n nô ̣i dung nghiên cứu của luâ ̣n văn. Trên cơ sở đó tác giả
tiế n hành xác đinh
̣ khe hổ ng nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu của mình và công tác
tổ ng hơ ̣p các nghiên cứu trước đó cũng mô ̣t phầ n nhằ m minh chứng cho tiń h cấ p
thiế t của luâ ̣n văn này.
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Hendricks, K., Menor, L., & Wiedman, C. (2004). “Adoption of the
balanced scorecard: a contingency variables analysis”. Unpublished Working
Paper, University of Western Ontario and University of Waterloo.
Nghiên cứu của này điều tra việc áp dụng bảng điểm cân bằng (BSC) làm hệ
thống lập kế hoạch chiến lược. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên mẫu nghiên cứu
gồm 179 công ty Canada. Nội dung nghiên cứu là nghiên cứu thực nghiệm các yếu
tố nội bộ doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC, bao gồm các nhân tố
như: chiến lược cấp doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, sự không chắc chắn về
môi trường, đầu tư vào tài sản vô hình và hiệu quả hoạt động trước đó. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động cùng chiều đến chấp nhận vận dụng BSC
gồm chiến lược cấp doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, sự không chắc chắn về
môi trường, hiệu quả hoạt động trước đó. Nhân tố đầu tư vào tài sản vô hình là
không tác động đến chấp nhận vận dụng BSC.
Geert Braam, Ed Nijssen (2008) “Exploring the Antecedents of Balanced
Scorecard Adoption as a Performance Measurement and Strategic Management
System”. Nijmegen Center for Economics (NiCE) Institute for Management
Research Radboud University Nijmegen.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đóng góp vào sự hiểu biết
liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC. Tác giả đã phân biệt
hai khái niệm BSC: BSC như một hệ thống đo lường hiệu suất (PMS) (Kaplan và
Norton, 1992), và như một hệ thống quản lý chiến lược (SMS) (Kaplan và Norton,


7

1996, 2001). Nghiên cứu thực hiện kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu đã
đặt ra bằng cách sử dụng mẫu gồm 40 công ty Hà Lan, các công ty được chọn là các
đơn vị có mức độ vận hành hệ thống đo lường và quản lý hiệu suất giống với hai
khái niệm về BSC vừa nêu trên. Kết quả cho thấy rằng những người quản lý có ý
định vận dụng BSC vào đơn vị thì nên xác định loại BSC mà họ muốn thực hiện tại

đơn vị cụ thể là BSC có thể được vận dụng như một hệ thống đo lường hiệu suất
hoặc như là một phần mở rộng của chiến lược của công ty (SMS), vận dụng hệ
thống quản lý chiến lược (SMS) sẽ góp phần cải thiện đáng kể vị thế cạnh tranh và
hiệu quả hoạt động của công ty trong khi hiệu quả của BSC như một hệ thống đo
lường hiệu suất thì ít chắc chắn hơn. Do đó, nghiên cứu này kiến nghị rằng các nhà
quản lý nên quan tâm hơn đến việc áp dụng BSC như SMS hơn là PMS. Kết quả
nghiên cứu hồi quy cho thấy việc vận dụng BSC phụ thuộc vào các yếu tố như: sự
tham gia của quản lý cấp cao, ảnh hưởng của bộ phận tài chính, truyền thông liên
phòng ban, sự năng động của sản phẩm – thị trường.
Zahirul Hoque (2014) với nghiên cứu “20 years of studies on the balanced
scorecard: Trends, accomplishments, gaps and opportunities for future
research”. Tạm dịch “20 năm nghiên cứu về thẻ điểm cân bằng: Xu hướng, thành
tích, khoảng trống và cơ hội cho nghiên cứu trong tương lai”.
Mục tiêu của bài nghiên cứu là khám phá tình trạng nghiên cứu về BSC
nhằm xác định những khe hỏng nghiên cứu và xác định lỗ hổng nghiên cứu và phác
thảo ý tưởng nghiên cứu trong tương lai. Tác giả thực hiện nghiên cứu bằng cách đã
xem xét 114 bài viết được xuất bản trong 25 tạp chí kế toán, đồng thời xem xét 67
bài báo trong các tạp chí kinh doanh và quản lý, từ đó, các tác giả tổng hợp, đánh
giá các nghiên cứu về BSC trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến 2011. Qua
nghiên cứu, các tác giả góp phần phân loại các bài viết này theo từng chủ đề, thiết
lập nghiên cứu, lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật phân tích dữ liệu.
Bên cạnh đó, tác giả còn thảo luận những đóng góp và bài học rút ra từ các nghiên
cứu để đạt được mục tiêu nghiên cứu.


8

Carol Chepng’eno Koske and Willy Muturi (2015) với nghiên cứu “Factors
affecting application of balanced score card: A case study of non governmental
organizations in Eldoret, Kenya”. Tạm dịch “Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng

của thẻ điểm cân bằng: Một nghiên cứu trường hợp của các tổ chức phi chính phủ ở
Eldoret, Kenya”.
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định và định lượng các nhân tố ảnh
hưởng đến việc vận dụng BSC trong các tổ chức phi chính phủ tại Kenya. Trong
nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng, thu thập dữ liệu thông
qua khảo sát, mẫu gồm 55 người trong ban quản lý và nhân viên trong 11 tổ chức
phi chính phủ ở thị trấn Eldoret, Kenya. Tác giả xác định được bốn nhân tố tác động
đến việc vận dụng BSC trong các tổ chức phi chính phủ là: quy mô công ty, nhận
thức về lợi ích của BSC, chi phí tổ chức BSC và tính dễ sử dụng của BSC.
Patrícia Rodrigues Quesado và cộng sự (2016) với nghiên cứu “Extrinsic
and intrinsic factors in the Balanced Scorecard adoption: An empirical study in
Portuguese organizations”. Tạm dịch “Các yếu tố bên trong và bên trong trong
việc áp dụng bảng điểm cân bằng: Một nghiên cứu thực nghiệm trong các tổ chức
Bồ Đào Nha”.
Mục tiêu nghiên cứu là phân tích mối quan hệ giữ các nhân tố bên trong và
bên ngoài tổ chức có ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC của các công ty sở hữu tư
nhân tại Bồ Đào Nha. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính để nhận định các nhân tố tác động đến việc vận dụng BSC và
sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để đo lường mức độ tác động của các
nhân tố. Tác giả thu thập dữ bằng cách khảo sát chọn mẫu là 155 công ty sở hữu tư
nhân tại Bồ Đào Nha. Tác giả đã đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc
vận dụng BSC trong mô hình nghiên cứu là: tuổi của doanh nghiệp; Mức độ đa
dạng của sản phẩm, dịch vụ; loại hình kiểm soát; tầm quan trọng của vốn nước
ngoài trong cơ cấu quyền sở hữu; mức độ quốc tế hoá và quy mô tổ chức. Tuy
nhiên, bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng ba nhân tố gồm: mức độ đa dạng về sản phẩm dịch vụ, tầm quan


9


trọng của vốn nước ngoài trong cơ cấu quyền sở hữu và quy mô của công ty có ảnh
hưởng đến việc vận dụng BSC; trong khi ba nhân tố còn lại là tuổi doanh nghiệp,
loại hình kiểm soát, mức độ quốc tế hóa của tổ chức không ảnh hưởng đến việc vận
dụng BSC. Nghiên cứu này còn tồn tại những hạn chế liên quan đến mẫu nghiên
cứu nhỏ, và thực hiện gửi bảng câu hỏi qua đường bưu điện nêu hiệu quả phản hồi
phiếu khảo sát từ các đối tượng trả lời phỏng vấn không như mong đợi.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Đặng Thị Hương (2010) “Một số thuận lợi, khó khăn khi áp dụng Thẻ điểm
tại các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam. Tại Việt Nam”. Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 26 (2010) 94-104. Theo nghiên cứu này, số
lượng các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ áp dụng Thẻ
điểm cân bằng còn rất khiêm tốn, do đó tác giả tiến hành phân tích, đánh giá những
thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp dịch vụ trong việc áp dụng Thẻ điểm
cân bằng nhằm tạo ra những tiền đề cho phát huy điểm mạnh, tháo gỡ những khó
khăn giúp đẩy mạnh việc áp dụng Thẻ điểm cân bằng tại các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nói riêng. Cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Thuận lợi và khó khăn củadoanh nghiệp dịch vụ trong việc áp
dụng Thẻ điểm cân bằng
Thuận lợi

Khó khăn

- Sự chủ động trong đổi mới, tiếp cận

- Thiếu nhận thức và sự cam kết từ phía

các mô hình quản lý hiện đại

các nhà lãnh đạo


- Nhận thức về vai trò của chiến lược và

- Khó khăn trong áp dụng quy trình thực

thực thi chiến lược

hiện theo mô hình Thẻ điểm cân bằng

- Thực hiện quản lý theo mục tiêu

- Trình độ học vấn và năng lực quản lý,

- Lực lượng lao động cần cù, thông

điều hành của nhà lãnh đạo còn hạn chế

minh, ham học hỏi

- Văn hóa doanh nghiệp chưa được chú

- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và

trọng

công nghệ thông tin

- Khó khăn về nguồn tài chính
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)



10

Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013) với nghiên cứu “Áp dụng bảng cân bằng
điểm (BSC-BALANCE SCORE CARD) trong các doanh nghiệp Việt Nam”, luận
văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm: nghiên
cứu tài liệu, khảo sát, phỏng vấn,…. Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý
thuyết liên quan đến bảng điểm cân bằng. Tiếp đó thông qua việc khảo sát thực tế
20 công ty chia làm 3 nhóm: công ty đã vận dụng BSC, công ty dự định vận dụng
BSC và công ty chưa sử dụng BSC, tác giả nêu được thực trạng sử dụng BSC ở một
số doanh nghiệp từ đó nêu ra những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng BSC.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC là:
quy mô công ty, nhận thức BSC khó sử dụng, chiến lược công ty và văn hóa công
ty. Cuối cùng nghiên cứu đưa ra các giải pháp giúp việc vận dụng BSC được hiệu
quả và rộng rãi hơn.
Trần Quốc Việt (2013) với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ
chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lược tại các doanh
nghiệp Việt Nam” luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh, Trường đại học kinh tế Quốc
Dân.
Nghiên cứu này thực hiện khảo sát 206 doanh nghiệp Việt Nam về các yếu tố
tác động đến mức độ chấp nhận của thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC)
trong quản trị chiến lược. Nghiên cứu khẳng định sáu yếu tố tác động đến mức độ
chấp nhận BSC trong quản trị chiến lược tại các doanh nghiệp trong điều kiện của
nền kinh tế chuyển đổi tại Việt Nam, gồm mức độ tham gia của lãnh đạo cấp cao,
mức độ tập trung hóa, quyền lực của bộ phận tài chính, sự chuẩn hóa, truyền thông
nội bộ và sự năng động của sản thị trường - sản phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy
tập trung hóa và hệ thống hóa là 2 yếu tố có tác động tiêu cực, 4 yếu tố còn lại tác
động tích cực (thuận chiều). Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất một số gợi ý
để ứng dụng hiệu quả mô hình này tại Việt Nam.
Phạm Hùng Cường và Bùi Văn Minh (2014) với nghiên cứu “Thực trạng áp

dụng BSC trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh” luận


11

văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp có sự kết hợp giữa
định tính với định lượng. Nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo sát 150 doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh nhằm trình bày thực trạng áp dụng BSC
trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy việc áp dụng BSC trong các doanh nghiệp phụ thuộc vào
các nhân tố: Quy mô áp dụng BSC trong doanh nghiệp. thực hiện tốt quản lý mục
tiêu và phát triển của khoa học kỹ thuật.
Nguyễn Trần Phương Giang (2017) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng
đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC – Balanced Scorecard) trong các
công ty niêm yết tại Thành Phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại
học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
BSC trong các công ty niêm yết tại Tp. Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu này tác giả
sủ dụng phương pháp định tính thông qua tổng kết nghiên cứu ở trong và ngoài
nước tác giả đã tổng hợp xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
BSC trong các công ty niêm yết tại Tp. Hồ Chí Minh gồm có sáu nhân tố: quy mô
công ty, nhận thức của nhà quản lý về BSC, chiến lược kinh doanh, văn hóa công
ty, chi phí tổ chức BSC, trình độ nhân viên kế toán tác động đến vận dụng BSC
trong các công ty niêm yết tại TP. Hồ Chí Minh. Tác giả sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát với số mẫu thu thập được là
147. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cả sáu nhân tố đều ảnh hưởng đến việc vận
dụng BSC trong các công ty niêm yết tại TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, nhân tố trình
độ nhân viên kế toán ảnh hưởng mạnh nhất đến việc vận dụng BSC trong các công
ty niêm yết tại TP. Hồ Chí Minh; nhân tố chi phí tổ chức BSC ảnh hưởng yếu nhất.

1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu
Thông qua việc lược khảo các nghiên cứu trước trong và ngoài nước liên
quan đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng ở các doanh nghiệp có thể nhận thấy
đề tài này hiện đang nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, nhà


12

nghiên cứu, từ đó phần nào phản ánh tầm quan trọng, ý nghĩa của việc vận dụng
bảng điểm cân bằng ở các doanh nghiệp. Dưới đây tác giả trình bày bảng tổng hợp
các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, từ đó góp phần mô tả thực trạng
nghiên cứu vấn đề này hiện nay. Cụ thể như sau:
Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu trước liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng
đến vận dụng thẻ điểm cân bằng
Tác giả

Nghiên cứu

Nhân tố nghiên cứu

NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
Hendricks,

K., Thông qua bảng điểm cân • Chiến lược cấp doanh nghiệp,

Menor, L., & bằng: phân tích biến ngẫu • Quy mô doanh nghiệp
Wiedman,

• Sự không chắc chắn về môi


C. nhiên

(2004)

trường,
• Hiệu quả hoạt động

Geert

Braam, Khám phá các tiền đề của • Sự tham gia của quản lý cấp

Ed

Nijssen bảng cân bằng điểm như một cao
thước đo hiệu suất và hệ • Ảnh hưởng của bộ phận tài

(2008)

thống quản lý chiến lược

chính
• Truyền thông liên phòng ban
• Sự năng động của sản phẩm –
thị trường

Carol

Các yếu tố ảnh hưởng đến • Quy mô công ty

Chepng’eno


ứng dụng của thẻ điểm cân • Nhận thức về lợi ích của BSC
and bằng:

Koske
Willy
(2015)

Một

nghiên

cứu • Chi phí tổ chức BSC

Muturi trường hợp của các tổ chức • Tính dễ sử dụng của BSC
phi chính phủ ở Eldoret,
Kenya

Patrícia

Các yếu tố bên trong và bên • Mức độ đa dạng về sản phẩm/

Rodrigues

trong trong việc áp dụng dịch vụ của công ty


13

Quesado


và bảng điểm cân bằng: Một • Tầm quan trọng của vốn nước

cộng sự (2016)

nghiên cứu thực nghiệm ngoài trong cơ cấu quyền sở hữu
trong các tổ chức Bồ Đào và
• Quy mô của công ty

Nha

NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Nguyễn
Hồng
(2013)

Thị Áp dụng bảng cân bằng điểm • Quy mô công ty,
Hạnh (BSC-BALANCE

SCORE • Nhận thức BSC khó sử dụng,

CARD) trong các doanh • Chiến lược công ty
nghiệp Việt Nam

• Văn hóa công ty

Trần Quốc Việt Các yếu tố ảnh hưởng đến • Mức độ tham gia của lãnh đạo
(2013)

mức độ chấp nhận mô hình cấp cao,

thẻ điểm cân bằng trong • Mức độ tập trung hóa
quản trị chiến lược tại các • Quyền lực của bộ phận tài
doanh nghiệp Việt Nam

chính
• Sự chuẩn hóa
• Truyền thông nội bộ
• Sự năng động của sản thị
trường - sản phẩm

Nguyễn
Phương
(2017)

Trần Các nhân tố ảnh hưởng đến • Quy mô công ty
Giang việc vận dụng bảng điểm cân • Nhận thức của nhà quản lý về
bằng

(BSC



Balanced BSC

Scorecard) trong các công ty • Chiến lược kinh doanh
niêm yết tại Thành Phố Hồ • Văn hóa công ty,
Chí Minh
• Chi phí tổ chức BSC
• Trình độ nhân viên kế toán
(Nguồn: tác giả tổng hợp)



14

Như vậy qua việc trình bày các nghiên cứu trước có thể thấy có khá nhiều
nghiên cứu về vấn đề vận dụng BSC và các yếu tố ảnh hưởng đã được kiểm tra và
thảo luận trong nhiều bối cảnh khác nhau.
Tuy nhiên mỗi nghiên cứu lại lựa chọn một số khía cạnh khác nhau về các
nhân tố có thể ảnh hưởng đến vận dụng BSC để nghiên cứu. Các nghiên cứu này
cũng đi theo hướng ứng dụng trong các môi trường, hoàn cảnh, điều kiện khác nhau
và nó thực sự có ý nghĩa do những đặc thù về các yếu tố tác động đến hiệu quả của
việc vận dụng BSC ở những điều kiện khác nhau là khác nhau.
Mă ̣c dù trước đây cũng có nhiều nhiề u các nhà nghiên cứu quan tâm đế n các
nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng BSC các doanh nghiệp, tuy nhiên lại ít có nghiên
cứu nào tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng BSC của các
doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Mà xây dựng là loại ngành
sở hữu những những đặc điểm đặc thù tác động đến vận dụng BSC như: các phương
án về xây dựng, về kỹ thuật và tổ chức sản xuất cũng luôn phải thay đổi theo từng
địa điểm, cải tiến cho phù hợp với điều kiện sản xuất; quản lý chất lượng phải được
tiến hành thường xuyên, liên tục và có hệ thống từ khi khởi công đến khi đưa dự án
vào khai thác sử dụng; sự phối hợp ăn khớp trong sản xuất để đảm bảo tiến độ thi
công và chất lượng công trình,...Hơn nữa các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh ngày nay cũng đang nổ lực nhằm nâng cao sức cạnh tranh và nâng
cao hiệu quả hoạt động, do vậy mà nghiên cứu về việc vận dụng BSC là rất cần thiết
cho các doanh nghiệp này.
Như vậy, khoảng trống về mặt lý luận liên quan đến vận dụng BSC ở các
doanh nghiệp mà đề tài nhắm đến để bổ sung mảng nghiên cứu này, đó là nghiên
cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng BSC trong điều kiện đặc thù của các
doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Qua nghiên cứu, luận văn
góp phần xác định nhân tố tác động, và đo lường mức độ tác động của các nhân tố

đến vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh,
từ đó đề xuất một số các hàm ý chính sách liên quan đến từng nhân tố nhằm góp


15

phần nâng cao việc vận dụng BSC trong điều kiện đặc thù của các doanh nghiệp
xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.


×