Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế toán để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – nghiên cứu tại các hợp tác xã nông nghiệp khu vực tây nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

TẠ THỊ HỒNG THẮM

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN
CƠNG TÁC KẾ TỐN ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU THÔNG TIN
CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
– NGHIÊN CỨU TẠI CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
KHU VỰC TÂY NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

TẠ THỊ HỒNG THẮM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN
CƠNG TÁC KẾ TỐN ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU THÔNG TIN
CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
– NGHIÊN CỨU TẠI CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
KHU VỰC TÂY NAM BỘ

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ THANH HẢI

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác
kế tốn để đáp ứng nhu cầu thơng tin cho các đối tượng sử dụng – Nghiên cứu tại các
Hợp tác xã Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân
tơi. Những số liệu, tài liệu và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và nội
dung luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào. Những nội dung
được kế thừa, tham khảo từ các nguồn tài liệu khác nhau đều ghi nguồn trích dẫn và
tham chiếu rõ ràng trong danh mục tài liệu tham khảo.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2018
Học viên

Tạ Thị Hồng Thắm


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU --------------------------------------------------------------------------------- 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ---------------------------------------------------------------------- 1
2. Mục tiêu nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------- 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------- 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ----------------------------------------------------------- 3
5. Đóng góp mới của đề tài ---------------------------------------------------------------------- 3
6. Kết cấu của luận văn -------------------------------------------------------------------------- 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ---------------------------------------------- 5
1.1. Các nghiên cứu trên thế giới có liên quan ------------------------------------------------ 5
1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ------------------------------------------------------------- 14
1.3. Nhận xét về các nghiên cứu đã được thực hiện----------------------------------------- 17
1.3.1. Đối với các nghiên cứu nước ngoài ---------------------------------------------------- 17
1.3.2. Đối với các nghiên cứu trong nước ---------------------------------------------------- 18


1.3.3. Xác định hướng nghiên cứu ------------------------------------------------------------- 19
Tóm tắt chương 1 -------------------------------------------------------------------------------- 20
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT -------------------------------------------------------- 21
2.1. Tổng quan về Hợp tác xã Nông nghiệp -------------------------------------------------- 21
2.1.1. Khái niệm Hợp tác xã -------------------------------------------------------------------- 21
2.1.2. Vai trò của HTX Nông nghiệp đối sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam ------ 21
2.2. Tổng quan về tổ chức cơng tác kế tốn -------------------------------------------------- 22
2.2.1. Khái niệm ---------------------------------------------------------------------------------- 22
2.2.2. Nguyên tắc của việc thực hiện công tác kế tốn ------------------------------------- 24
2.2.3. Nhiệm vụ của việc thực hiện cơng tác kế toán --------------------------------------- 25
2.2.4. Ý nghĩa của việc thực hiện cơng tác kế tốn------------------------------------------ 26
2.2.5. Đối tượng sử dụng thông tin và nhu cầu cung cấp thông tin trong các HTX Nông
nghiệp --------------------------------------------------------------------------------------------- 26
2.3. Nội dung thực hiện công tác kế tốn trong HTX Nơng nghiệp ---------------------- 27
2.3.1. Tổ chức hệ thống chứng từ -------------------------------------------------------------- 27
2.3.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản ------------------------------------------------- 29

2.3.3. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách và hình thức kế tốn -------------------------- 30
2.3.4. Tổ chức hệ thống báo cáo --------------------------------------------------------------- 31
2.3.5. Tổ chức cơng tác kiểm tra kế tốn ----------------------------------------------------- 31
2.3.6. Tổ chức bộ máy kế toán ----------------------------------------------------------------- 32
2.3.7. Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán -------------------- 33
2.4. Các lý thuyết nền và vận dụng cho nghiên cứu này ----------------------------------- 33


2.4.1. Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymetric information) ------------------------- 33
2.4.2. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) ---------------------------------- 34
2.4.3. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) --------------------------------------------------- 35
2.4.4. Lý thuyết lợi ích xã hội (Public Interest Theory) ------------------------------------ 36
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cơng tác kế tốn ------------------------- 36
2.5.1. Hệ thống văn bản pháp lý --------------------------------------------------------------- 36
2.5.2. Trình độ chun mơn của người làm kế toán ----------------------------------------- 37
2.5.3. Cơ sở hạ tầng kế tốn -------------------------------------------------------------------- 38
2.5.4. Quy mơ HTX Nơng nghiệp ------------------------------------------------------------- 38
2.5.5. Cơng tác kiểm tra kế tốn --------------------------------------------------------------- 38
2.5.6. Áp lực cung cấp thơng tin --------------------------------------------------------------- 39
Tóm tắt chương 2 -------------------------------------------------------------------------------- 39
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ----------------------------------------- 40
3.1. Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------------------ 40
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu chung -------------------------------------------------------- 41
3.1.2. Quy trình nghiên cứu -------------------------------------------------------------------- 42
3.2. Thiết kế nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------ 43
3.2.1. Xây dựng thang đo ----------------------------------------------------------------------- 43
3.2.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ------------------------------------------------------- 43
3.2.2.1. Hệ thống văn bản pháp lý ------------------------------------------------------------- 44
3.2.2.2. Trình độ chun mơn của người làm kế toán -------------------------------------- 45
3.2.2.3. Cơ sở hạ tầng kế toán ------------------------------------------------------------------ 45



3.2.2.4. Quy mô HTX Nông nghiệp ----------------------------------------------------------- 46
3.2.2.5. Công tác kiểm tra kế toán ------------------------------------------------------------- 47
3.2.2.6. Áp lực cung cấp thơng tin ------------------------------------------------------------- 47
3.2.3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ------------------------------------------------------------ 49
3.2.4. Mẫu nghiên cứu--------------------------------------------------------------------------- 50
3.2.4.1. Phương pháp chọn mẫu --------------------------------------------------------------- 50
3.2.4.2. Cỡ mẫu ---------------------------------------------------------------------------------- 50
3.2.4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu -------------------------------------------------------- 50
3.2.5. Đối tượng và phạm vi khảo sát --------------------------------------------------------- 51
3.3. Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo --------------------------------- 51
3.4. Thiết kế bảng câu hỏi ---------------------------------------------------------------------- 55
3.5. Xử lý và phân tích dữ liệu ----------------------------------------------------------------- 56
3.5.1. Phân tích thống kê mơ tả ---------------------------------------------------------------- 56
3.5.2. Phân tích hệ số Cronbach alpha -------------------------------------------------------- 56
3.5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ------------------------------------------------------ 57
3.5.4. Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính ------------------------------------------ 57
3.5.4.1. Phân tích tương quan ------------------------------------------------------------------ 57
3.5.4.2. Xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy ------------------------------------------- 58
Tóm tắt chương 3 -------------------------------------------------------------------------------- 59
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ---------------------------- 60
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu --------------------------------------------------------------------- 60
4.2. Phương pháp đo lường các biến trong mơ hình ---------------------------------------- 65


4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach α ----------------------------------- 67
4.4. Kiểm định giá trị thang đo (phân tích nhân tố khám phá EFA) ---------------------- 71
4.4.1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng
nhu cầu thơng tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây

Nam Bộ ------------------------------------------------------------------------------------------- 71
4.4.2. Thang đo việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các
đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ --------------------- 74
4.5. Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh ----------------------------------------------------------- 76
4.6. Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính -------------------------------------------- 76
4.6.1. Xác định biến độc lập, biến phụ thuộc ------------------------------------------------ 76
4.6.2. Phân tích tương quan--------------------------------------------------------------------- 76
4.6.3. Phân tích hồi quy tuyến tính bội -------------------------------------------------------- 78
4.7. Kiểm định mơ hình hồi quy --------------------------------------------------------------- 80
4.7.1. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình ---------------------------------------------------- 80
4.7.2. Hiện tượng đa cộng tuyến --------------------------------------------------------------- 81
4.7.3. Mức độ giải thích của mơ hình --------------------------------------------------------- 81
4.7.4. Kiểm định phần dư của mơ hình ------------------------------------------------------- 82
4.7.5. Kiểm định giả thuyết các sai số ngẫu nhiên của mơ hình có phương sai khơng
đổi--------------------------------------------------------------------------------------------------84
4.8. Mơ hình nghiên cứu chính thức----------------------------------------------------------- 85
4.9. Mơ hình hồi quy chưa chuẩn hóa --------------------------------------------------------- 85
4.10. Mơ hình hồi quy chuẩn hóa -------------------------------------------------------------- 87
4.11. Bàn luận kết quả nghiên cứu ------------------------------------------------------------ 89


Tóm tắt chương 4 -------------------------------------------------------------------------------- 93
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH -------------------------------- 94
5.1. Kết luận -------------------------------------------------------------------------------------- 94
5.2. Hàm ý chính sách --------------------------------------------------------------------------- 96
5.2.1. Hệ thống văn bản pháp lý --------------------------------------------------------------- 96
5.2.2. Cơ sở hạ tầng kế toán -------------------------------------------------------------------- 97
5.2.3. Trình độ của người làm kế tốn -------------------------------------------------------- 99
5.2.4. Cơng tác kiểm tra kế tốn ------------------------------------------------------------- 100
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ----------------------------------- 101

Tóm tắt chương 5 ------------------------------------------------------------------------------ 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BCTC: Báo cáo tài chính
BTC: Bộ Tài chính
HTX: Hợp tác xã
PTNT: Phát triển Nơng thơn
QH: Quốc hội
Tp: Thành Phố
TT: Thông tư
Tiếng Anh
IAS: International Accounting Standards
IFRS: International Financial Report Standards


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Trang

Bảng 3.1 - Bảng tổng hợp giả thuyết nghiên cứu

48

Bảng 3.2 - Thang đo hiệu chỉnh sau nghiên cứu định tính


51

Bảng 4.1 - Sơ lược thơng tin của mẫu

60

Bảng 4.2 - Giá trị trung bình của các nhân tố

65

Bảng 4.3 - Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s alpha

68

Bảng 4.4 - Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s nhóm biến độc lập

71

Bảng 4.5 - Nhân tố và phương sai trích của nhóm biến độc lập

72

Bảng 4.6 - Ma trận trọng số nhân tố nhóm biến độc lập

73

Bảng 4.7 - Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s của biến phụ thuộc

74


Bảng 4.8 - Nhân tố và phương sai trích của biến phụ thuộc

75

Bảng 4.9 - Ma trận trọng số nhân tố của biến phụ thuộc

75

Bảng 4.10 - Kết quả phân tích hệ số hồi quy (lần 1)

79

Bảng 4.11 - Kết quả phân tích hệ số hồi quy (lần 2)

80

Bảng 4.12 - Kết quả phân tích ANOVA

81

Bảng 4.13 - Mức độ giải thích của mơ hình

81

Bảng 4.14 - Mơ hình hồi quy tuyến tính chưa chuẩn hóa của các nhân tố

85

tác động đến việc thực hiện công tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thơng tin



cho các đối tượng sử dụng
Bảng 4.15 - Mơ hình hồi quy tuyến tính chuẩn hóa của các nhân tố tác
động đến việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho

87

các đối tượng sử dụng
Bảng 4.16 - Kết quả kiểm định các giả thuyết

88


DANH MỤC HÌNH
Hình
Hình 1.1 - Kết quả nghiên cứu của Michael Firth (1979)
Hình 1.2 - Kết quả nghiên cứu của Chee W. Chow and Adrian WongBoren (1987)

Trang
8

9

Hình 1.3 - Kết quả nghiên cứu của T. E. Cooke (1989)

11

Hình 3.1 - Quy trình nghiên cứu

42


Hình 3.2 - Mơ hình nghiên cứu đề xuất

49

Hình 4.1 - Đồ thị phân phối phần dư của mơ hình hồi quy

82

Hình 4.2 - Biểu đồ P-P plot phần dư của mơ hình hồi quy

83

Hình 4.3 - Biểu đồ Scatterplot phần dư của mơ hình hồi quy

84

Hình 4.4 - Mơ hình nghiên cứu chính thức

85


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ

Trang

Sơ Đồ 4.1 - Nghề nghiệp hiện tại của các đối tượng khảo sát

63


Sơ Đồ 4.2 - Trình độ của những người tham gia khảo sát là kế toán

63

Sơ Đồ 4.3 - Lĩnh vực hoạt động của HTX Nông nghiệp

64

Sơ Đồ 4.4 - Thời gian hoạt động của HTX Nông nghiệp

64

Sơ Đồ 4.5 - Thời gian làm việc tại HTX Nông nghiệp của người tham gia
khảo sát
Sơ Đồ 4.6 - Vốn điều lệ trên giấy phép đăng ký kinh doanh

64
64


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 01 - Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn
Phụ lục 02 - Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia
Phụ lục 03 - Bảng góp ý các nhân tố và thang đo đo lường các nhân tố
Phụ lục 04 - Bảng câu hỏi khảo sát
Phụ lục 05 - Danh sách các đối tượng tham gia khảo sát
Phụ lục 06 - Kết quả chi tiết SPSS



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia mà phần lớn dân cư tập trung sinh sống chủ yếu tại các vùng
nơng thơn. Do đó, ngành Nơng nghiệp vẫn là ngành chủ lực và đóng vai trị quan trọng
khơng thể thiếu của nền kinh tế.
Thực tiễn những năm qua cho thấy, sản xuất Nông nghiệp nước ta vẫn cịn manh mún,
nhỏ lẻ, mang tính “phong trào”. Với xu hướng hội nhập quốc tế, việc tham gia ký kết
các hiệp định thương mại tự do với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau đã và
đang đặt ra những thách thức lớn đối với ngành Nơng nghiệp nước nhà. Chính bởi lẽ
đó, chủ trương chung của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong q trình tái
cơ cấu ngành Nơng nghiệp hiện nay là nỗ lực phát triển khu vực kinh tế tập thể bằng
hình thức Hợp tác xã (HTX). Việc hình thành các HTX Nông nghiệp sẽ giúp người
nông dân nắm bắt thông tin, lập kế hoạch sản xuất sát với nhu cầu của thị trường. Đồng
thời, HTX Nơng nghiệp chính là đầu mối trung gian thu mua và đưa hàng hóa đến các
thị trường, từ đó tránh được hiện tượng thương lái “ép giá” và mang lại lợi nhuận cao
hơn cho nông dân để đảm bảo tái sản xuất. Do vậy, chỉ có phát triển hiệu quả loại hình
Hợp tác xã Nơng nghiệp thì nền kinh tế đất nước mới có thể cân bằng và ổn định, đảm
bảo đời sống cho người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển trên mọi mặt,
mọi lĩnh vực.
Theo số liệu thống kê của Liên minh HTX Việt Nam, đến cuối năm 2017, cả nước có
19.487 HTX đang hoạt động (tăng 10% so với năm 2016). Song bên cạnh kết quả đạt
được, trên thực tế quy mơ HTX vẫn cịn rất nhỏ, trình độ quản trị còn hạn chế, hạ tầng
phục vụ sản xuất xuống cấp, lạc hậu nên ít doanh nghiệp liên kết bảo đảm đầu vào, đầu
ra. Bên cạnh đó, những thơng tin, số liệu trên BCTC về tình hình hoạt động của các
HTX vẫn chưa thực sự đủ sức thuyết phục người dân tự nguyện tham gia cũng như thu
hút nguồn vốn tài trợ từ chính phủ, các tổ chức quốc tế và những nhà đầu tư trong lĩnh



2

vực Nông nghiệp. Việc chưa đủ sức thu hút ở đây khơng phải vì con số lợi nhuận kém
hấp dẫn mà phần lớn là vì q trình thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu
thơng tin cho các đối tượng bên trong nội bộ lẫn bên ngoài tại các HTX chưa thực sự
được chú trọng.
Do đó, vấn đề thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối
tượng sử dụng đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động, đầu tư phát
triển trong tương lai của loại hình kinh tế này. Trên thực tế đã có rất nhiều các nghiên
cứu được thực hiện xoay quanh vấn đề tổ chức cơng tác kế tốn tại nhiều loại hình, lĩnh
vực khác nhau nhưng chưa có nghiên cứu định lượng nào thực hiện đối với loại hình
HTX Nơng nghiệp. Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê của Liên minh HTX Việt Nam
cuối năm 2017, khu vực Tây Nam Bộ là khu vực phát triển mạnh mẽ nhất cả nước về
hình thức HTX Nơng nghiệp với tốc độ tăng 26,8% so với năm trước. Chính bởi lẽ đó,
tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện
cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng – Nghiên
cứu tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ” để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Xác định các nhân tố ảnh hưởng việc thực hiện công tác kế tốn
để đáp ứng nhu cầu thơng tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp khu
vực Tây Nam Bộ
- Mục tiêu cụ thể:
+ Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế tốn để đáp ứng nhu
cầu thơng tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam
Bộ.
+ Đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác kế
tốn để đáp ứng nhu cầu thơng tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp
khu vực Tây Nam Bộ.



3

3. Câu hỏi nghiên cứu
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu
cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây Nam
Bộ?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng
nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp khu vực Tây
Nam Bộ như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: (1) Việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông
tin cho các đối tượng sử dụng tại HTX Nông nghiệp; (2) Các nhân tố ảnh hưởng đến
việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử
dụng tại HTX Nông nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu thu thập từ các HTX
Nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ (13 tỉnh) trong khoảng thời gian từ tháng 7 –
8/2018.
5. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài có những đóng góp về mặt thực tiễn. Tác giả đã nghiên cứu mô hình các nhân tố
đặc thù phù hợp với bối cảnh các HTX Nơng nghiệp khu vực Tây Nam Bộ có ảnh
hưởng đến việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối
tượng sử dụng tại các đơn vị này. Từ đó, tác giả đưa ra được một số hàm ý giải pháp
mang tính khả thi góp phần hồn thiện việc thực hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu
cầu thơng tin cho các đối tượng sử dụng tại các HTX Nông nghiệp hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và một số phụ lục đính kèm, nội dung chính bao gồm 5
chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết



4

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách


5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày các nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được thực hiện trên thế
giới và Việt Nam. Từ đó, dưới góc độ cá nhân, tác giả nêu ra những nhận xét và xác
định hướng nghiên cứu của đề tài.
1.1. Các nghiên cứu trên thế giới có liên quan
Cho đến nay đã có nhiều học giả nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến việc thực
hiện cơng tác kế tốn để đáp ứng nhu cầu thơng tin cho các nhóm đối tượng sử dụng.
Hầu hết, các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở một số quốc gia như Cộng hòa Séc,
Hungary, Rumani và Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỵ Điển, Mexico… Nội dung của nghiên cứu
được tóm lược cụ thể như sau:
Năm 1977, James J. Benjamin and Keith G. Stanga đã thực hiện đề tài nghiên
cứu: “Differences in Disclosure Needs of Major Users of Financial Statements”.
Mục tiêu của nghiên cứu là so sánh nhu cầu thơng tin kế tốn của hai nhóm người dùng
bên ngồi là các cán bộ tín dụng ngân hàng thương mại và các nhà phân tích tài chính
chuyên nghiệp để đi đến xem xét việc tiết lộ thơng tin tài chính cho từng đối tượng.
Dựa trên một bảng câu hỏi được xây dựng bao gồm 79 loại thơng tin mà các chủ ngân
hàng và nhà phân tích tài chính có thể cần cho các mục đích ra quyết định. Hầu hết 79
mục thông tin được chọn cho bảng câu hỏi đều được thu thập từ việc xem xét nhiều
nghiên cứu, tài liệu về kế toán và tài chính. Những người trả lời được yêu cầu đánh giá
tầm quan trọng của từng mục thông tin trên thang điểm 5. Tổng cộng có 600 cán bộ tín

dụng ngân hàng thương mại và 600 nhà phân tích tài chính được yêu cầu tham gia vào
nghiên cứu. Trong số 1200 bảng câu hỏi được gửi qua thư, các phản hồi có thể sử dụng
được nhận từ 208 ngân hàng và 207 nhà phân tích tài chính với tỷ lệ phản hồi tổng thể
là 34,6%. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tồn tại những khác biệt về nhu cầu thông tin giữa
hai nhóm trên các lớp thơng tin chính sau: (1) một số báo cáo tài chính cơ bản và bổ
sung (báo cáo thu nhập so sánh, bảng cân đối kế toán, BCTC so sánh và BCTC đã


6

được điều chỉnh cho những thay đổi về sức mua của đồng đô la); (2) doanh thu bán
hàng và thu nhập rịng của các cơng ty con; (3) các khoản chi phí (quảng cáo, bảo trì và
sửa chữa, khấu hao, các loại thuế); (4) thông tin cụ thể về khối lượng sản xuất sản
phẩm, chính sách cổ tức, loại cổ phần phổ thơng, nợ dài hạn, đầu tư nước ngồi, chi phí
vốn theo kế hoạch và kế hoạch tài chính; và (5) tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của cổ
đơng và số lượng cổ đơng phổ thơng. Do đó, kết luận chung được rút ra trong nghiên
cứu này là cán bộ tín dụng ngân hàng khi đưa ra quyết định cho vay dài hạn dường như
không xem xét các mục thông tin theo cách tương tự như các nhà phân tích tài chính
khi thực hiện quyết định đầu tư chứng khoán. Như vậy, kết quả này đã gây ra một số
nghi ngờ về việc thực hiện công việc kế tốn theo những hướng khác nhau để cung cấp
thơng tin theo nhu cầu của các nhóm người dùng khác nhau. Từ kết quả khảo sát kết
hợp với phương pháp phân tích thực nghiệm, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhà cung
cấp thông tin đã cố gắng phát triển các bộ thơng tin khác nhau cho từng nhóm người
dùng khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu không cố gắng chứng minh rằng việc phát triển
các bộ thông tin khác nhau là tốt hơn hay khơng. Vấn đề này nằm ngồi phạm vi của
cuộc điều tra và có thể là một hướng hiệu quả cho những nghiên cứu tiếp theo.
Năm 1979, Michael Firth đã thực hiện nghiên cứu với tiêu đề “The Impact of
Size, Stock Market Listing, and Auditors on Voluntary Disclosure in Corporate
Annual Reports”. Mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về mối quan hệ giữa
mức độ tiết lộ thơng tin báo cáo tài chính thường niên của cơng ty với ba đặc tính là

quy mơ cơng ty, việc tham gia Sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ và sự tác động của
cơng ty kiểm tốn. Nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1- thiết kế
danh mục thông tin, Giai đoạn 2 - đo lường mức độ tiết lộ thông tin.
Trong giai đoạn 1, bước đầu tiên là dựa vào kết quả các nghiên cứu trước đây:
Anderson (1962), Backer (1970), Bradish (1965), Buzby (1974), Cerf (1961), Choi
(1973)…để xây dựng một danh sách các mục thông tin xuất hiện hoặc có thể xuất hiện
trong các báo cáo thường niên của công ty. Mặc dù danh sách này không đầy đủ nhưng


7

nó vẫn đảm bảo những mục được nhắc đến nhiều nhất trong báo cáo kế tốn và thực sự
hữu ích cho các nhà đầu tư, ngân hàng. Tiếp theo, nghiên cứu thực hiện xem xét một số
báo cáo thường niên của các công ty gần đây và thực hiện những cuộc thảo luận với
người dùng để hiệu chỉnh danh mục. Cuối cùng, danh mục thơng tin chính thức được
phát hành có 48 mục thơng tin. Tuy nhiên, mức độ quan trọng của 48 mục thông tin
này đối với từng đối tượng sử dụng là không giống nhau: một số thông tin quan trọng
hơn đối với người dùng này so với các mục khác…Do đó, nghiên cứu tiếp tục thực
hiện xem xét “trọng số” gắn liền với các mục. Điều này được thực hiện bằng cách gửi
danh sách các mục cho người dùng và yêu cầu họ đánh giá tầm quan trọng của mỗi
mục bằng thang điểm năm. Chỉ định điểm số 5 có nghĩa là mục rất quan trọng, điểm 4
có nghĩa là mục quan trọng, điểm 3 liên quan đến các mục quan trọng vừa phải, điểm
số 2 liên quan đến hơi quan trọng và điểm số 1 có ý nghĩa không quan trọng. Danh
sách này đã được gửi đến tổng số 120 nhà phân tích tài chính làm việc cho các nhà mơi
giới chứng khốn và các tổ chức đầu tư. Từ đó, danh sách 48 mục hỏi và trọng số cho
từng mục hỏi được thiết lập và hoàn chỉnh.
Trong giai đoạn 2, nghiên cứu thực hiện đo lường mức tiết lộ theo thiết kế nghiên cứu
đã xây dựng. Nếu một mục được tiết lộ thì cơng ty đã nhận được điểm số trọng số; nếu
mục nào không được tiết lộ thì cơng ty đã nhận được điểm bằng khơng. Sau đó, điểm
số cho từng mục riêng lẻ cho mỗi công ty được tổng cộng, con số này được gọi là chỉ

số tiết lộ thông tin của công ty đó. Kết quả nghiên cứu của Michael Firth (1979) được
mơ tả ở hình 1.1.


8

Việc niêm yết trên thị trường
chứng khoán
Mức độ tiết lộ
Quy mơ cơng ty
thơng tin tài chính

Cơng ty kiểm tốn

Hình 1.1 - Kết quả nghiên cứu của Michael Firth (1979)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Dựa vào kết quả nêu trên, có thể thấy rằng: (1) Các cơng ty có danh sách thị trường
chứng khốn đã thực hiện cơng việc kế tốn nghiêm ngặt hơn và tiết lộ thông tin nhiều
hơn những cơng ty khơng có danh sách; (2) Quy mơ cơng ty càng lớn thì điều kiện để
chuẩn bị BCTC càng tốt nên mức tiết lộ thông tin cao hơn; (3) Các kiểm tốn viên
dường như có rất ít ảnh hưởng đến việc thực hiện cơng việc kế tốn để bảo đảm mức
độ tiết lộ thông tin của các công ty trong các báo cáo hàng năm của họ kể cả nhóm
kiểm tốn viên thuộc 'Big 8' của Anh (Arthur Young McClelland Moores, Coopers và
Lybrand, Deloitte Haskins and Sells, Peat Mar- wick Mitchell) , Waterhouse, Thomson
McLintock, Touche Ross, và Whinney Murrayj và “những nhóm khác”.
Năm 1982, McNally, G., L. Eng, and C. Hasseldine đã thực hiện đề tài nghiên
cứu: “Corporate Financial Reporting in New Zealand: An Analysis of User
Preferences, Corporate Characteristics and Disclosure Practices for Discretionary
Information”. Nghiên cứu này nhằm đánh giá việc cung cấp thông tin trong mối liên

hệ với khả năng sử dụng và phân tích thơng tin của các đối tượng bên ngồi đơn vị.
Nhóm tác giả đã thực hiện gửi bảng câu hỏi khảo sát đến các đối tượng có trình độ
chun mơn: kế tốn, nhà phân tích tài chính, nhân viên sở giao dịch chứng khốn...
Phát hiện chung của nghiên cứu cho thấy những nhóm người dùng khác nhau quan tâm


9

đến những thơng tin tài chính khác nhau và thực hiện đánh giá, phân tích tình hình đơn
vị khác nhau. Chính bởi điều này, các đơn vị khi việc thực hiện vận dụng hướng dẫn
thực hành kế toán của tổ chức nghề nghiệp và các quy định pháp luật về u cầu tối
thiểu trong q trình cơng bố thơng tin bị tác động đáng kể . Như vậy, đây có thể là kết
quả của việc chịu ảnh hưởng của áp lực ngầm có nguồn gốc bên trong hoặc bên ngồi
tổ chức.
Năm 1987, Chee W. Chow and Adrian Wong-Boren đã thực hiện đề tài nghiên
cứu: “Voluntary Financial Disclosure by Mexican Corporations”. Nghiên cứu này
báo cáo về thực tiễn tiết lộ thông tin tài chính của các tập đồn Mexico dựa trên mẫu
khảo sát của 52 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Vận dụng lý thuyết
người đại diện (Agency Theory), nghiên cứu đã đưa ra một số biến độc lập để giải
thích sự thay đổi trong cơng tác kế tốn và tiết lộ thơng tin tài chính: quy mơ cơng ty,
địn bẩy tài chính, tỷ lệ tài sản hiện có. Kết quả nghiên cứu của Chee W. Chow and
Adrian Wong-Boren (1987) được mơ tả ở hình 1.2.
Quy mơ cơng ty

Cơng tác kế tốn
Địn bẩy tài chính
và mức độ cơng bố
thơng tin tài chính
Tỷ lệ tài sản hiện có
Hình 1.2 - Kết quả nghiên cứu của Chee W. Chow and Adrian Wong-Boren (1987)

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Kết quả nghiên cứu về vấn đề cơng bố thơng tin tài chính của các công ty Mexico
mang lại những hiểu biết về các yếu tố đằng sau những lựa chọn tiết lộ thơng tin tài
chính tự nguyện và nâng cao hiểu biết về tổ chức cơng tác kế tốn của các quốc gia. Có


10

thể thấy rằng, cơng tác kế tốn và mức độ tiết lộ thơng tin tài chính có liên quan đáng
kể theo xu hướng cùng chiều đến quy mô công ty nhưng khơng liên quan đến địn bẩy
tài chính và tài sản hiện có.
Năm 1989, T. E. Cooke đã thực hiện nghiên cứu với tiêu đề “Disclosure in the
Corporate Annual Reports of Swedish Companies”. Trọng tâm của nghiên cứu này là
xem xét việc chấp hành thực hiện báo cáo hoạt động kinh doanh của các công ty theo
quy định về vấn đề công bố và báo cáo thông tin của Đạo luật cơng ty năm 1975 và
Quy định Kế tốn 1976 tại Thụy Điển. Nghiên cứu này đã thực hiện khảo sát gần 90
công ty công bố báo cáo hàng năm vào ngày 31/12/1985. Mặc dù quy định khuôn khổ
về thông tin tài chính của các cơng ty là giống hệt nhau nhưng khơng phải tất cả các
cơng ty đều có thể tuân thủ theo “tinh thần” của đạo luật.
Với việc sử dụng phương pháp hồi quy tương quan, nghiên cứu của T. E. Cooke (1989)
cho thấy hơn 73% các công ty niêm yết có chỉ số tiết lộ thơng tin tài chính từ 50% trở
lên trong khi 84% các cơng ty chưa niêm yết có chỉ số tiết lộ dưới 50%. Bên cạnh đó,
theo thống kê R2 điều chỉnh, nếu mơ hình chỉ kết hợp với biến tổng tài sản sẽ giải thích
60% sự thay đổi trong các chỉ số tiết lộ. Nếu mơ hình chỉ kết hợp với biến doanh số
bán hàng sẽ giải thích 58% sự thay đổi trong các chỉ số tiết lộ. Cuối cùng, nếu mô hình
chỉ kết hợp biến số lượng cổ đơng sẽ giải thích 59% sự thay đổi trong các chỉ số tiết lộ.
Như vậy, các hệ số điều chỉnh của quá trình xác định rất giống nhau bất kể biến kích
thước được kết hợp là tổng tài sản, doanh thu bán hang hay số lượng cổ đông. Kết quả
này được tác giả tổng hợp ở hình 1.3.



×