Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ công tác thống kê trên địa bàn thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VŨ THỊ HOA

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG TÁC
THỐNG KÊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VŨ THỊ HOA

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG TÁC
THỐNG KÊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Chuyên ngành: Thống kê kinh tế
Mã số: 8310107

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH THỊ THU THỦY


Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
động lực làm việc của đội ngũ công tác thống kê trên địa bàn thành phố Cần
Thơ” là kết quả của quá trình nghiên cứu thực sự và nghiêm túc từ những kiến thức
có được trong quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả thu thập số liệu được thực hiện trên địa bàn thành phố Cần Thơ sau đó
được thực hiện nghiên cứu từng bước để hoàn chỉnh viết báo cáo dưới sự hướng dẫn
khoa học của Cô TS. Huỳnh Thị Thu Thủy.
Nội dung nghiên cứu có tham khảo và sử dụng những thông tin từ các tài liệu
trong và ngoài nước, các tài liệu tham khảo được liệt kê đầy đủ trong phần danh
mục tài liệu tham khảo. Trong quá trình nghiên cứu còn nhiều hạn chế, kính mong
quý Thầy/Cô và các bạn đọc bỏ qua cho những thiếu sót và xin chân thành nhận
những góp ý để bài nghiên cứu hoàn chỉnh hơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 01 năm 2019
Người thực hiện

Vũ Thị Hoa



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
TÓM TẮT
ABSTRACT
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2
1.4. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................2
1.5. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3
1.6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..............................................................................3
1.8. Kết cấu luận văn ............................................................................................... 4
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................6
2.1. Khái niệm nghiên cứu liên quan .......................................................................6
2.1.1. Động lực và động lực làm việc ..................................................................6
2.1.1.1. Động lực ............................................................................................... 6
2.1.1.2. Động lực làm việc ................................................................................7
2.1.2. Động lực làm việc của cán bộ, nhân viên hành chính nhà nước (HCNN) .9
2.1.2.1. Động lực làm việc của cán bộ, nhân viên hành chính nhà nước .........9
2.1.2.2. Các biểu hiện động lực làm việc của cán bộ, nhân viên HCNN........10
2.1.3. Hoạt động thống kê ..................................................................................11
2.2. Các lý thuyết về động lực làm việc ................................................................ 13
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về động lực làm việc ...........................14


2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài ......................................................................14
2.3.2. Nghiên cứu trong nước .............................................................................15
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc...............................................20
2.4.1. Nhân tố thúc đẩy.......................................................................................20
2.4.2. Những nhân tố duy trì ..............................................................................21
2.5. Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ...............................................24

2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................24
2.5.2. Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................27
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................29
3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................29
3.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................30
3.2.1. Thiết kế thang đo ......................................................................................30
3.2.2. Chọn mẫu .................................................................................................33
3.2.2.1. Tổng thể ............................................................................................. 33
3.2.2.2. Phương pháp chọn mẫu......................................................................33
3.2.2.3. Kích thước mẫu ..................................................................................34
3.2.3. Công cụ thu thập thông tin - bảng câu hỏi ...............................................34
3.2.4. Quá trình thu thập thông tin .....................................................................35
3.3. Kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê................................................................ 35
3.3.1. Thống kê mô tả .........................................................................................36
3.3.2. Kiểm định thang đo ..................................................................................36
3.3.2.1. Phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha............................... 36
3.3.2.2. Phân tích nhân tố EFA .......................................................................36
3.3.3. Hệ số tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính ...................................37
3.3.3.1. Hệ số tương quan Person ...................................................................37
3.3.3.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ........................................................38
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 39
4.1. Bối cảnh nghiên cứu .......................................................................................39
4.1.1. Khái quát về thành phố Cần Thơ.............................................................. 39


4.1.2. Khái quát về Cục Thống kê thành phố Cần Thơ ......................................40
4.1.3. Khái quát về đội ngũ công chức và người lao động, người làm công tác
thống kê trên địa bàn thành phố Cần Thơ ..........................................................41
4.1.3.1. Cán bộ công chức ngành Thống kê tập trung ....................................41
4.1.3.2. Cán bộ chuyên trách công tác Thống kê tại các sở, ban, ngành ........42

4.1.3.3. Công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã, phường, thị trấn ..............43
4.2. Tóm tắt thông tin mẫu nghiên cứu ..................................................................44
4.2.1. Làm sạch dữ liệu, mã hóa dữ liệu ............................................................44
4.2.2. Tóm tắt thông tin mẫu nghiên cứu ...........................................................44
4.2.2.1. Về giới tính ........................................................................................44
4.2.2.2. Về độ tuổi ...........................................................................................45
4.2.2.3. Về trình độ học vấn ............................................................................45
4.2.2.4. Về thâm niên công tác........................................................................46
4.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha ...............46
4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................................................51
4.4.1. Phân tích EFA cho các biến độc lập .........................................................51
4.4.2. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc ...........................................................55
4.5. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu mô hình ..................................56
4.5.1. Phân tích tương quan hồi quy...................................................................56
4.5.2. Kiểm định các giả định hồi quy ............................................................... 59
4.6. Ứng dụng kiểm định T-test, ANOVA xem xét sự tác động của các biến nhân
khẩu học lên động lực làm việc và các nhân tố tác động đến động lực làm việc ..61
4.6.1. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm giới tính cho các yếu tố có
tác động đến động lực làm việc và động lực làm việc .......................................61
4.6.2. Kiểm định ANOVA xem xét sự khác biệt về động lực làm việc và các
nhân tố tác động đến động lực làm việc giữa các nhóm tuổi ............................. 63
4.6.3. Kiểm định ANOVA xem xét sự khác biệt về động lực làm việc và các
nhân tố tác động đến động lực làm việc giữa các nhóm trình độ học vấn .........64
4.6.3.1. Kết quả kiểm định ANOVA cho các nhóm trình độ học vấn ............64


4.6.3.2. Phân tích sâu ANOVA cho các yếu tố quan hệ công việc, động lực
làm việc ...........................................................................................................65
4.6.4. Kiểm định sự khác biệt về động lực làm việc và các nhân tố tác động đến
động lực làm việc giữa các nhóm thâm niên làm việc ......................................67

4.6.4.1. Kết quả kiểm định ANOVA cho các nhóm thâm niên làm việc .......68
4.6.4.2. Phân tích sâu ANOVA cho các yếu tố quan hệ công việc, động lực
làm việc, đặc điểm công việc ..........................................................................69
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................72
5.1. Kết luận ...........................................................................................................72
5.2. Kiến nghị.........................................................................................................72
5.3. Hạn chế và nghiên cứu tiếp theo.....................................................................74

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 01
PHỤ LỤC 02
PHỤ LỤC 03
PHỤ LỤC 04
PHỤ LỤC 05
PHỤ LỤC 06
PHỤ LỤC 07


TÓM TẮT
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG TÁC THỐNG KÊ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đang tác động toàn diện và
nhanh chóng, trên mọi lĩnh vực, ngành nghề, đội ngũ lao động, trong đó có đội ngũ
người làm công tác thống kê. Sự tác động đó đòi hỏi đội ngũ nguồn nhân lực làm
công tác thống kê phải có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ và
động lực làm việc tốt, hiệu quả mới có thể đáp ứng yêu cầu trong thời đại ngày nay.
Để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đó, yêu cầu tất yếu là phải tạo
được động lực cho đội ngũ công chức và người lao động trong từng đơn vị.

Đội ngũ làm công tác thống kê trên địa bàn thành phố Cần Thơ (TPCT) có
nhiệm vụ thực hiện báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội tháng, quý, năm và
nhiều năm; triển khai, tổ chức thực hiện các cuộc điều tra; đánh giá mức độ hoàn
thành các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; phân tích
thống kê chuyên đề theo chương trình, kế hoạch công tác của Tổng cục Thống kê
giao; phục vụ các đoàn công tác, tổ chức hội nghị, hội thảo của Tổng cục Thống kê;
cung cấp thông tin kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của
lãnh đạo Đảng, chính quyền và cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của
pháp luật, có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả làm việc của đội ngũ công tác
thống kê trên địa bàn TPCT chưa đạt hiệu quả cao.
Để giải quyết vấn đề này cần hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm
việc của đội ngũ công tác thống kê, từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả làm việc cho đội ngũ công tác thống kê trên địa bàn TPCT. Xuất
phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ công tác thống kê trên địa bàn
thành phố Cần Thơ” làm hướng nghiên cứu của mình.


2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ công tác
thống kê trên địa bàn TPCT.
Phân tích và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến động
lực làm việc của đội ngũ làm công tác thống kê.
Đề xuất, kiến nghị các giải pháp dựa trên các nhân tố đã tìm ra để nâng cao
động lực làm việc của đội ngũ công tác thống kê.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính (phƣơng pháp chuyên gia)
Được thực hiện qua việc thu thập thông tin, mô tả và phân tích dữ liệu thứ
cấp bằng cách phỏng vấn từ 10 chuyên gia hiện là Lãnh đạo Cục Thống kê, Trưởng
phòng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu được

dùng để hoàn chỉnh mô hình và thiết kế bảng câu hỏi để đưa vào nghiên cứu chính
thức.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Khảo sát dữ liệu sơ cấp, xử lý số liệu, kiểm định thang đo và phân tích kết
quả thông qua sử dụng phần mềm SPSS. Trên cơ sở đó kiểm tra độ phù hợp mô
hình, điều chỉnh mô hình nghiên cứu phù hợp với yếu tố tạo động lực làm việc của
đội ngũ công tác thống kê. Mặt khác, đánh giá kết quả mô hình nghiên cứu và đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác tạo động lực làm việc tích cực cho đội
ngũ công tác thống kê trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
4. Kết quả nghiên cứu
Với số mẫu nghiên cứu chính thức cho nghiên cứu định lượng bao gồm 232
mẫu, kết quả kiểm định EFA cho thang đo có 3 biến quan sát bị loại (31 loại 3 còn
lại 28 biến quan sát chính thức), bên cạnh đó phân tích hồi quy cho thấy được trong
số 6 nhân tố có 5 nhân tố tác động đến động lực làm việc: quan hệ công việc, đặc
điểm công việc, chế độ lương thưởng và phúc lợi, cơ hội thăng tiến, điều kiện môi
trường làm việc, bên cạnh đó kết quả kiểm định cũng cho thấy giới tính, trình độ,
thâm niên và độ tuổi có tác động đến động lực làm việc và các yếu tố tác động đến


động lực làm việc thông qua các kiểm định T-test, ANOVA. Giúp cấp lãnh đạo hiểu
biết rõ về động lực làm việc của cán bộ, công chức để từ đó có cách gia tăng động
lực làm việc.
5. Kết luận và hàm ý
Thông qua kết quả xác định được những nhân tố cơ bản tác động đến động
lực làm việc của đội ngũ công tác thống kê trên địa bàn thành phố Cần Thơ là cơ sở
giúp cho các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo có thể thấy được nhân tố nào tác động
quan trọng nhất để có những chính sách, giải pháp, khuyến nghị phù hợp giúp
khuyến khích, tăng động lực làm việc cho đội ngũ làm công tác thống kê trên địa
bàn thành phố Cần Thơ.
6. Từ khóa: Động lực làm việc, Động lực.




ABSTRACT

RESEARCH ON THE FACTORS AFFECTING THE MOTIVATION OF
THE STATISTICAL WORKFORCE IN CAN THO CITY

1. Reason For Wrting
At present, the industrial revolution 4.0, is affecting the whole and in all
sectors, occupations, labor force, including the staff of statistical work. That impact
requires that statisticial staffs must have good capacities, professional skills, active
attitude and motivation to work well and effectively as well as to meet the
requirements in the new era. Nowadays, it is necessary to create the motivated
environment for the staffs and employees in each office.
Statistical staffs in Can Tho City are responsible for monthly, quarterly,
annual and yearly reports on socio-economic situation; organizing and conducting
surveys; evaluating the completion of the targets of the socio-economic
development plan of the region; making statistical analysis according to the
program and work plan of the General Statistics Office; serving delegations,
conferences, workshops of the General Statistics Office; roviding socio-economic
information for the leadership, direction and administration of the Party's leaders
and administrations and agencies, organizations and individuals according to the
provisions of law. The performances of statistical works in this area of have not
achieved high efficiently.
In order to solve this problem, it is necessary to understand the factors
influencing the motivation of the statistical work-force, and then we can make some
suggesting solutions and recommendations to improve the working efficiencies of
the work force. in the area of TPCT. Based on the above reasons, the author decided
to select the topic "Research on the factors affecting the motivation of the statistical

workforce in Can Tho city" as her research direction.


2. Problem
Identify the factors which are influencing the motivation of the statistical
staff in the Can Tho City area.
Analyze and measure the influence of factors affecting the motivation of the
work of statistical staff.
Propose the solutions based on found factors to improve the motivation of
the statistical work team.
3. Methods
Qualitative research methods
This is done by collecting information, describing and analyzing secondary
data by interviewing 10 experts who are leaders of PSO who have much experience
in research field. The results of the study were used to complete the model and to
design the questionnaire to be included in the official study.
Quantitative research methods
Surveying primary data survey, processing data, making cale measurement
and analysing data by using SPSS software. Based on the results, checking the
conformance mode, adjusting research model to fit and the research model should
be in line with the motivating force of the statistical work force. On the other hand,
evaluating the the research model and proposing solutions to improve the effective
working motivation for the statistical staffs in Can Tho city.
4. Results
With the official sample size for the quantitative study of 232 samples, the
EFA test results for the three-disciplinary scale. Regression analysis revealed that
among the six factors, five factors influenced motivation which are: job relations,
job characteristics, payments and benefits regimes, promotion opportunities,
environmental conditions. The test results also show that gender, qualification,
seniority and age have effects on impact on motivation and motivation factors

through T- test, ANOVA. It helps the leader to have a clear understanding of the
motivation of civil servants and officers so that they can increase their motivation.


5. Conclusion
Based on the results of this research, to the managers, leaders in Can Tho
city can see which factors are the most important effect, then they can have
appropriate policies, solutions and recommendations for encouraging and increasing
motivation of statistical staffs in this region.
6. Keyword: Motivation, Employee motivation.



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBCC

Cán bộ, công chức

CHTT

Cơ hội thăng tiến

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
DDCV

Đặc điểm công việc

DKMT


Điều kiện và môi trường làm việc

ĐLLV

Động lực làm việc

HCNN

Hành chính nhà nước

HQCV

Hiệu quả công việc

QHCV

Quan hệ công việc

TCTK

Tổng cục Thống kê

TLPL

Tiền lương phúc lợi

TPCT

Thành phố Cần Thơ




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước ........................18
Bảng 3.1. Tổng hợp thang đo của các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu ........31
Bảng 3.2. Tổng hợp thang đo của biến quan sát trong mô hình nghiên cứu ............33
Bảng 4.1. Biến động số lượng công chức và người lao động tại Văn phòng Cục và
Chi cục Thống kê quận, huyện từ năm 2015-2017 ...................................................41
Bảng 4.2. Biến động số lượng cán bộ chuyên trách Thống kê tại các Sở, ban ngành
giai đoạn từ năm 2015 - 2017 trên địa bàn thành phố Cần Thơ................................ 42
Bảng 4.3. Biến động số lượng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã chia theo
quận, huyện giai đoạn từ năm 2015 - 2017 tại thành phố Cần Thơ ..........................43
Bảng 4.4. Cơ cấu mẫu khảo sát phân theo giới tính..................................................45
Bảng 4.5. Cơ cấu mẫu khảo sát phân theo độ tuổi ....................................................45
Bảng 4.6. Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn ............................................................46
Bảng 4.7. Cơ cấu mẫu theo thâm niên làm việc........................................................46
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo cho các khái niệm .......................47
Bảng 4.9. Tóm tắt kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập ............................... 51
Bảng 4.10. Ma trận xoay nhân tố lần đầu phân tích EFA lần 1 ................................ 52
Bảng 4.11. Ma trận xoay nhân tố lần cuối cho phân tích EFA lần cuối ...................54
Bảng 4.12. Giá trị KMO cho phân tích EFA cho biến phụ thuộc ............................. 55
Bảng 4.13. Tổng phương sai trích cho phân tích EFA cho biến phụ thuộc ..............55
Bảng 4.14. Ma trận nhân tố phân tích EFA cho biến phụ thuộc ............................... 55
Bảng 4.15. Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ...................56
Bảng 4.16. Model summaryb .....................................................................................57
Bảng 4.17. ANOVAa .................................................................................................57
Bảng 4.18. Kết quả hồi quy.......................................................................................58
Bảng 4.19. Kết quả kiểm định T-test cho các nhóm giới tính ............................. 62
Bảng 4.20. Kết quả kiểm định ANOVA cho các yếu tố tác động đến lực làm việc và
động lực làm việc giữa các nhóm tuổi ......................................................................63



Bảng 4.21. Phân tích sâu ANOVA quan hệ công việc các nhóm tuổi ......................64
Bảng 4.22. Kiểm định ANOVA cho các nhóm trình độ học vấn ............................. 65
Bảng 4.23. Phân tích sâu ANOVA về quan hệ công việc .........................................66
Bảng 4.24. Phân tích sâu ANOVA về động lực làm việc .........................................67
Bảng 4.25. Phân tích ANOVA cho các nhóm thâm niên làm việc ...........................68
Bảng 4.26. Phân tích sâu ANOVA về đặc điểm công việc .......................................69
Bảng 4.27. Phân tích sâu ANOVA về quan hệ công việc .........................................70
Bảng 4.28. Phân tích sâu ANOVA cho động lực làm việc .......................................71


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc công
chức tại sở Lao động - Thương bình và Xã hội ........................................................16
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến ...........................................17
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................25
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................29
Hình 4.1. Sơ đồ phân phối phần dư chuẩn hóa .........................................................60



1

CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đang tác động toàn diện và
nhanh chóng, trên mọi lĩnh vực, ngành nghề, đội ngũ lao động, trong đó có đội ngũ
người làm công tác thống kê. Sự tác động đó đòi hỏi đội ngũ nguồn nhân lực làm
công tác thống kê phải có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ và

động lực làm việc tốt, hiệu quả mới có thể đáp ứng yêu cầu trong thời đại ngày nay.
Để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đó, yêu cầu tất yếu là phải tạo
được động lực cho đội ngũ công chức và người lao động trong từng đơn vị. Việc
quan tâm và làm tốt công tác tạo động lực làm việc có ý nghĩa rất lớn, đem lại nhiều
lợi ích và hiệu quả không chỉ cho bản thân công chức và người lao động mà còn cho
cả các tổ chức chính trị, kinh tế - xã hội.
Đội ngũ làm công tác thống kê trên địa bàn thành phố Cần Thơ (TPCT) có
nhiệm vụ thực hiện báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội tháng, quý, năm và
nhiều năm; triển khai, tổ chức thực hiện các cuộc điều tra; đánh giá mức độ hoàn
thành các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; phân tích
thống kê chuyên đề theo chương trình, kế hoạch công tác của Tổng cục Thống kê
giao; phục vụ các đoàn công tác, tổ chức hội nghị, hội thảo của Tổng cục Thống kê;
cung cấp thông tin kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của
lãnh đạo Đảng, chính quyền và cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của
pháp luật.
Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương lớn thứ tư của cả
nước, với dân số khoảng 1,3 triệu dân và diện tích hơn 1.438 km2, là trung tâm và
lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với địa bàn rộng lớn. Tổng số
đội ngũ công tác thống kê trên địa bàn TPCT có 306 người, bao gồm 80 công chức,
người lao động thuộc cơ quan Cục và Chi cục Thống kê các quận, huyện; 91 công
chức chuyên trách thống kê tại các Sở, ban, ngành; 135 người là công chức Văn
phòng Thống kê xã, phường và thị trấn. Thực tế trên cho thấy lực lượng Thống kê
vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của sự phát triển. Có nhiều nguyên nhân dẫn


2

đến kết quả làm việc của đội ngũ công tác thống kê trên địa bàn TPCT chưa đạt
hiệu quả cao. Để giải quyết vấn đề này cần hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng tới động
lực làm việc của đội ngũ công tác thống kê, từ đó đưa ra những giải pháp và kiến

nghị nhằm nâng cao hiệu quả làm việc cho đội ngũ công tác thống kê trên địa bàn
TPCT. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ công tác thống kê trên
địa bàn thành phố Cần Thơ” làm hướng nghiên cứu của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ công tác
thống kê trên địa bàn TPCT.
Phân tích và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến động
lực làm việc của đội ngũ làm công tác thống kê.
Đề xuất, kiến nghị các giải pháp dựa trên các nhân tố đã tìm ra để nâng cao
động lực làm việc của đội ngũ công tác thống kê.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết những câu hỏi sau:
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ công tác
thống kê trên địa bàn TPCT?
Mức độ tác động của từng nhân tố đến động lực làm việc của đội ngũ công
tác thống kê trên địa bàn TPCT?
Biện pháp nào cần áp dụng nhằm nâng cao động lực làm việc của đội ngũ
công tác thống kê trên địa bàn TPCT?
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
của đội ngũ công tác thống kê trên địa bàn TPCT.
Đối tượng khảo sát là đội ngũ công chức, người lao động đang công tác tại
Cục Thống kê, Chi cục Thống kê các quận, huyện; công chức Văn phòng Thống kê
xã, phường, thị trấn và chuyên trách thống kê sở, ban, ngành.


3

1.5. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian nghiên cứu: tại trụ sở làm việc của Cục Thống kê,
Chi cục Thống kê các quận, huyện; các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các xã,
phường, thị trấn trên địa bàn TPCT.
Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Thời gian thực hiện nghiên cứu từ ngày
15 tháng 8 năm 2018 đến ngày 15 tháng 11 năm 2018, trong đó thời gian thu thập
và xử lý dữ liệu là 1 tháng.
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính (phương pháp chuyên gia)
Được thực hiện qua việc thu thập thông tin, mô tả và phân tích dữ liệu thứ
cấp bằng cách phỏng vấn từ 7-10 chuyên gia hiện là Lãnh đạo Cục Thống kê,
Trưởng phòng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu
được dùng để hoàn chỉnh mô hình và thiết kế bảng câu hỏi để đưa vào nghiên cứu
chính thức.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Khảo sát dữ liệu sơ cấp, xử lý số liệu, kiểm định thang đo và phân tích kết
quả thông qua sử dụng phần mềm SPSS. Trên cơ sở đó kiểm tra độ phù hợp mô
hình, điều chỉnh mô hình nghiên cứu phù hợp với yếu tố tạo động lực làm việc của
đội ngũ công tác thống kê. Mặt khác, đánh giá kết quả mô hình nghiên cứu và đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác tạo động lực làm việc tích cực cho đội
ngũ công tác thống kê trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thông qua kết quả xác định được những nhân tố cơ bản tác động đến động
lực làm việc của đội ngũ công tác thống kê trên địa bàn thành phố Cần Thơ là cơ sở
giúp cho các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo có thể thấy được nhân tố nào tác động
quan trọng nhất để có những chính sách, giải pháp, khuyến nghị phù hợp giúp
khuyến khích, tăng động lực làm việc cho đội ngũ làm công tác thống kê trên địa
bàn thành phố Cần Thơ.



×