Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

bài tập học kỳ ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.38 KB, 6 trang )

MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, hợp tác các nước thành viên ASEAN đã mang lại nhiều kết
quả khích lệ nhằm hướng tới mục tiêu thiết lập Cộng đồng ASEAN ngày càng phát triển và
vững mạnh. Tuy nhiên ASEAN vẫn chứa đựng những bất ổn, khoảng cách phát triển giữa
các vùng miền, giữa nhóm nước phát triển hơn (ASEAN-6) và nhóm các nước gia nhập sau
của ASEAN vẫn còn là một vấn đề rất lớn, Điều này không chỉ gây khó khan cho
Camphuchia, Lào, Việt Nam (CLMV) mà còn ảnh hưởng đến vai trò trung tâm của
ASEAN và làm giảm tốc độ tang trưởng của tất cả các quốc gia ASEAN.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
Tại Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN 2020 thông qua tháng 12/1997, các nhà lãnh đạo
ASEAN đã định hướng phát triển ASEAN thành một Cộng đồng ASEAN.Theo đó,
ASEAN nhất trí hướng đến mục tiêu hình thành một cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với
3 trụ cột chính là Cộng đồng an ninh ASEAN – ASC, Cộng đồng Kinh tế ASEAN – AEC
và Cộng đồng Văn hoá Xã hội ASEAN – ASCC;
AEC, Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31/12/2015
khi bản tuyên bố thành lập có hiệu lực. Có thể hiểu rằng, Cộng đồng kinh tế ASEAN là liên
kết kinh tế của ASEAN, hình thành trên cơ sở hệ thống thể chế và thiết chế pháp lý, nhắm
xây dựng ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, có tính cạnh
tranh cao, phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế thành viên và hội nhập hoàn toàn vào
nền kinh tế toàn cầu1
Trong đó, Khu vực phát triển kinh tế đồng đều tập trung vào 2 nội dung chính: Phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia
thành viên.
II. Mục tiêu và biện pháp thực hiện hoạt động thu hẹp khoảng cách phát triển theo
AEC Blueprint 2009 và AEC Blueprint 2015
1. Nội dung pháp lý của việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong Blueprint 2009
Vấn đề thu hẹp khoảng cách phát triển vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là mục tiêu lâu
dài, phục vụ cho sự phát triển đồng đều, năng động và bền vững của khu vực, ASEAN đã
thật sự bắt tay vào tiến hành các chương trình hợp tác nhằm thu hẹp khoảng cách phát
triểu. Điều này được đề cập trong “kế hoạch tổng thể xây dựng AEC(Blueprint 2009)”,


văn kiện này được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 (năm 2007) nhằm đề
ra các chương trình hành động với các mục tiêu cụ thể và rõ ràng nhất để xây dựng AEC
trong giai đoạn 2009-2015. Sáng kiến hội nhập ASEAN – Initiative for ASEAN Integration
1 T148, Trường ĐH Luật Hà Nội “Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN”
1


(IAI) được đưa ra năm 2000 là cơ sở pháp lý chính cho các hoạt động hợp tác trong thu hẹp
khoảng cách phát triển.
 Mục tiêu chiến lược ( Strategic Objectives): Tăng cường hợp tác để thu hẹp khoảng
cách phát triển đặc biệt ở khía cạnh kinh tế giữua hai nhóm nước ASEAN-6 và CMLV
cũng như giữa các nước thành viên trong ASEAN.
 Biên pháp (Action) :2
i. Tăng cường công tác IAI để phục vụ như là nền tảng cho việc xác định và thực hiện các
chương trình hỗ trợ và nâng cao năng lực kỹ thuật cho cả hai khu vực công và tư
nhân ở các nước thành viên ASEAN, đặc biệt, CLMV và các thoả thuận tiểu khu vực
khác như IMT-GT và BIMP-EAGA trong ASEAN để cho phép họ trở thành đối tác
bình đẳng trong sự phát triển của mạng lưới sản xuất và phân phối khu vực;
ii. ASEAN-6 để tiếp tục hỗ trợ cho các chương trình IAI;
iii. Sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ từ các đối tác đối thoại và các tổ chức quốc tế như Ngân
hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giới thực hiện hiệu quả các chương trình IAI;
iv. Xây dựng / tăng cường năng lực của Chính phủ để phát triển quan chức / thực hiện các
chính sách kinh tế và xã hội sẽ giảm thiểu những tác động của hội nhập kinh tế;
v. Tiến hành nghiên cứu kinh tế-xã hội định kỳ để theo dõi / đánh giá tác động của hội nhập
kinh tế.
Các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhấn mạnh rằng IAI sẽ là một cơ chế để các nước
ASEAN-6 hỗ trợ các nước CLMV nhằm đạt được những kết quả mà Lộ trình tổng thể AEC
đã đề ra. Các nước ASEAN-6 sẽ cung cấp các nguồn lực để thực hiện những hoạt động
trong khuôn khổ của IAI, đồng thời hỗ trợ song phương trực tiếp cho các nước CLMV. Bên
cạnh các nước CLMV là đối tượng chính mà IAI hướng tới, hoạt động của IAI còn được

thực hiện trong một số nhóm tiểu vùng như Tiểu vùng sông Mê-Công, Khu vực phát triển
Đông ASEAN gồm Bru-nây, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia và Phi-lip-pin (BIMP-EAGA) và
Tam giác phát triển In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia và Thái Lan (IMT-GT), v.v...
Chương trình làm việc IAI lần thứ nhất (2002 - 2008)được thông qua tại Hội nghị
Cấp caoASEAN lần thứ 8 vào năm 2002, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm là: cơ sở hạ
tầng; phát triển nguồn nhân; công nghệ thông tin và viễn thong.
Chương trình làm việc lần thứ hai (2009 - 2015)được thông qua tại Hội nghị Cấp cao
ASEAN lần thứ 14 (năm 2009) tập trung vào các chương trình xây dựng năng lực, phát
triển nguồn nhân lực và phát triển cơ sở hạ tầng
2. Nội dung pháp lý của việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong Blueprint 2015
Việc thực thi Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2009 đã đạt
được những kết quả quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Tầm nhìn chung được quy định trong
Kế hoạch Tổng thể AEC 2009 vẫn còn giữ nguyên giá trị. AEC 2015 sẽ dưa vào kế hoạch
2 Điều 62, Kế hoạch xây dựng tổng thể AEC(Blueprint 2009)
2


tổng thể AEC hiện tại gồm 5 đặc trưng tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó đặc trưng “(iv)
Một ASEAN có sức bật, phát triển toàn diện, hướng tới con người và lấy con người làm
trung tâm” tại phần D4 ghi nhận nội dụng thu hẹp khoảng cách phát triển. So với
Blueprint 2009 thì nội dung này đã được tách ra làm một phần riêng chi tiết hơn, chứng tỏ
nhiệm vụ thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên đã được định hướng rõ
ràng hơn.
 Mục tiêu chiến lược ( Strategic Objectives)3: 
(i). Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa AMS;
(ii). Tăng cường xây dựng năng lực ở các nước thành viên mới nhằm thực thi các cam
kết khu vực hướng tới hội nhập kinh tế ASEAN;
(iii) Giảm gánh nặng do các quy định kinh doanh về việc tạo và hoạt động thành công
của các doanh nghiệp chính thức;
(iv) Tạo các cơ hội kinh doanh về tăng trưởng và việc làm, gia tăng tiếp cận với các

dịch vụ tài chính;
(v) Nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế nông thôn, đặc biệt
các nước thành viên mới;
(vi) Nhấn mạnh vào sự phát triển của MSMEs ở các AMS;
(vii) Xác định các nhà tài trợ phát triển để cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho
MSMEs nhằm tập trung vào các ngành tiềm năng, cho phép các doanh nghiệp này
tham gia hiệu quả vào các hoạt động chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
 Biện pháp (Action): Về phương hướng sắp tới, các đại biểu nhất trí tập trung thực hiện
những biện pháp/hoạt động còn lại trong Kế hoạch công tác về IAI giai đoạn II, nhất là
những biện pháp đáp ứng yêu cầu cấp bách của CLMV. Tập trung vào 5 lĩnh vực chính.
(i). ASEAN cần tiếp tục tăng cường hội nhập kinh tế bằng cách xử lý các quy định trong
nước và hài hòa các quy tắc, luật lệ, các tiêu chuẩn và thúc đẩy sự minh bạch hơn trong
khu vực.
(ii).Khối cần đẩy nhanh việc sử dụng công nghệ thông tin trong thúc đẩy thương mại-đầu
tư nội khối ASEAN và cung cấp nền tảng điện tử cho khu vực tư nhân để kinh doanh trong
khu vực, bao gồm cả việc giải quyết các khiếu nại thương mại; tiếp tục nỗ lực thu hẹp
khoảng cách phát triển bằng cách tăng cường các tam giác tăng trưởng tiểu khu vực và tạo
thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư qua biên giới.
(iii) ASEAN cần đẩy mạnh tự do hóa dịch vụ, bao gồm cả các dịch vụ tài chính và hội nhập
thị trường vốn để cung cấp cơ sở hạ tầng tài chính cần thiết và cơ sở vật chất cho các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vi mô, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
(iv) các nước ASEAN cần phải nhận thấy rằng khu vực tư nhân đảm đương vai trò chủ
động hơn trong hội nhập kinh tế.

3 Điều 75, Kế hoạch xây dựng tổng thể AEC(Blueprint 2015)
3


(v). Hiện quan hệ đối tác giữa chính phủ các nước ASEAN và khu vực tư nhân sẽ tiếp tục
được củng cố để cùng nhau hội nhập kinh tế sâu hơn.

III. Thực tiễn thực hiện:
Như đã phân tích ở trên vấn đề thu hẹp khoảg cách phát triển là một vấn đề cấp bách
và ASEAN đã thực sự bắt tay vào tiến hành các chương trình hợp tác nhằm thu hẹp khoảng
cách. Điều này được thực hiện trên cả cấp độ quốc gia và khu vực Các hoạt độnng trong
khuôn khổ IAI cũng được thựcc hiện qua hỗ trợ của các nước ASEAN-6 dành riêng cho
CLMV Chương trình ưu đãi thuế quan hội nhập ASEAN (AISP). Nội dung của chương
trình này là các nước ASEAN-6 đẩy nhanh cam kết giảm thuế cho các nước CLMV trong
một số sản phẩm. TRên thực tế, từ năm 2010 việc giảm thuế xuống 0% đối cới 99% số
dòng thuế của các nước ASEAN-6 cũng cho thấy ÁIP đã hoàn thành sứ mệnh của mình.
Các nước ASEAN-6 cũng hỗ trợ CLMV thông qua các chương trình hợp tác kĩ thuật.
Theo báo cáo của Ban Thư ký ASEAN vào tháng 5 năm 2008, giai đoạn 2002 - 2008
có tổng cộng 232 dự án/chương trình đã được triển khai (trong đó 91% số dự án đã hoàn
thành),
Chương trình làm việc lần thứ hai (2009 - 2015) Theo báo cáo của Ban Thư ký
ASEAN vào tháng 3 năm 2010,chương trình có 68 dự án được triển khai, trong đó 29% đã
được hoàn thành.
AEC 2015 là tổng thể những gì rút kinh nghiệm từ AEC 2009 đã làm được bao nhiêu
việc để giúp làm tiếp những công việc tiếp theo. Tuy nhiên, Cộng đồng Kinh tế ASEAN
cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức đối với khu vực và từng nền kinh tế thành viên. Các
thách thức này đã được các Nhà Lãnh đạo ASEAN xác định qua các kỳ Hội nghị Cấp cao
nhằm hướng tới hiện thực hóa AEC vào cuối năm 2015 và tiếp tục phát triển AEC trong
những năm tiếp theo. Đó là những bất cập về tiến trình hội nhập chậm, các quyết định thực
hiện không triệt để. Các nước ASEAN vẫn thiếu các nguồn lực để thực hiện tốt các sáng
kiến về hội nhập và thu hẹp khoảng cách. Những bất cập trên, vô hình chung làm cho “viễn
cảnh về một ASEAN không còn sự chênh lệch về khoảng cách phát triển” vẫn còn là vấn
đề cực kì khó khăn.
KẾT LUẬN
Việc thu hẹp khoảng cách phát triển sẽ chỉ thành công nếu như thành công đó được
xây dựng bằng chính nỗ lực các nước CLMV. Là nhóm nước kém phát triển hơn trong
ASEAN, các nước CLMV phải chú trọng đúng mức tới Lộ trình hội nhập của khu vực, đặc

biệt là thiết lập Cộng đồng kinh tế ASEAN, thúc đẩy hiệu quả các cải cách cơ cấu và sử
dụng một cách hợp lý các chính sách kinh tế.
4


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
NỘI DUNG.................................................................................................................1
I. Khái quát chung về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)..................................1
II. Mục tiêu và biện pháp thực hiện hoạt động thu hẹp khoảng cách phát triển
theo AEC Blueprint 2009 và AEC Blueprint 2015...............................................1
1. Nội dung pháp lý của việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong
Blueprint 2009.................................................................................................1
2. Nội dung pháp lý của việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong
Blueprint 2015....................................................................................................3
III. Thực tiễn thực hiện:.........................................................................................4
KẾT LUẬN.................................................................................................................4

5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật Công đồng ASEAN, NXB Công An
Nhân Dân, Hà Nội- 2014
2. Kế hoạch tổng thể xây dựng 2009 (AEC Blueprint 2009)
3. Kế hoạch tổng thể xây dựng 2015 (AEC Blueprint 2015)
4. Tác giả Chu Đức Thắng, bài biết “chênh lệch độ phát triển giữa các nước trong khối
ASEAN – thực trạng và giải pháp”
5. Nguồn Internet:

/> /> /> />0808071827/newsitem_print_preview

6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×