Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Mối quan hệ giữa chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước ở trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.24 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………….…...1
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………………………………..1
I. Khái quát chung về chủ tịch nước:…………………………………………...1
1. Vị trí, tính chất của Chủ tịch nước…………………………………………..1
2. Trật tự hình thành của Chủ thịch nước…………………………………….2
II. Mối quan hệ giữa chủ tịch nước và các cơ quan khác theo quy định của
pháp luật hiện hành…………………………………………………………..…2
1.Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Quốc hội……………………………….3
2. Mối quan hệ với chính phủ …………………………………………….…….4
3.Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Tòa án nhân dân tối cao…………….5
4. Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Viện kiểm sát nhân dân tối cao…….5
III. Đánh giá mối quan hệ của Chủ tịch nước với các cơ quan Nhà n ước


trung

ương

theo

pháp

luật

hiện

hành………………………………………………….6
C. KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………7



A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một hệ
thống bao gồm nhiều cơ quan ( loại cơ quan) nhà nước có tính chất, vị trí,
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết
với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Trong bộ máy nhà nước xã hội chủ
nghĩa Việt nam, chủ tịch nước là một trong những nhân tố quan trọng và
trong Hiến pháp có hẳn một chế định pháp luật về chủ tịch nước. Để phát
huy cao độ uy tín và trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước thì chỉ
tịch nước phải gắn bó chặt chẽ đối với các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là các
cơ quan trong ương. Vậy nên, bài tập này em xin đi sâu vào:” Mối qaun hệ
giữa cchủ tịch nước với các cơ quan nhà nước ở trung ương”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái quát chung về chủ tịch nước:
1. Vị trí, tính chất của Chủ tịch nước
Theo Điều 86 Hiến pháp 2013, “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà
nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối
ngoại”.
Như vậy,cũng như các Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp 1992 Chủ tịch nước
chỉ đóng vai trò nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Nhà nước, thay mặt
nước ta về đối nội và đối ngoại, chứ không đứng đầu Chính phủ như chế
định Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946.
2. Trật tự hình thành của Chủ thịch nước:


Chức vụ chủ tịch nước ở nước ta dùng hình thức bầu cử gián tiếp.
Cử tri cả nước sẽ bầu ra các đại biều Quốc hội sau đó Chủ tịch nước do
Quốc hội bầu trong số đại biều Quốc hội theo sự giới thiệu của Ủy ban
thường vụ Quốc hội. Theo điều 87 Hiến pháp 2013, “Chủ tịch nước do Quốc
hội bầu trong số đại biều Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo

cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của
Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ
cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Chủ tịch nước ”.
Trật tự hình thành này nói lên chủ tịch nước có mối liên quan chặt chẽ
đối với cơ quan quyền lực cao nhất – Quốc hội.
II. Mối quan hệ giữa chủ tịch nước và các cơ quan khác theo quy định
của pháp luật hiện hành
Về tổ chức bộ máy Nhà nước trong Hiến pháp 2013, quan điểm cơ bản
đã được khẳng định là: Toàn bộ quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất
vào Quốc hội, và có sự phân công phân nhiệm giữa Quốc hội, Chính phủ,
Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để mỗi cơ quan thi
hành có hiệu lực chức năng, quyền hạn của mình với sự phối hợp chặt chẽ
tạo nên sức mạnh tổng hợp của quyền lực Nhà nước dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Cùng với quy định "Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà
nước"(Điều 86 Hiến pháp năm 2013), các quy định khác về mối quan hệ
giữa Chủ tịch nước với Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao thể hiện rõ quan điểm đó.
1.Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Quốc hội
Về mối quan hệ với Quốc hội, Hiến pháp năm 2013 có những quy định
cơ bản sau:


a, Về tổ chức
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu và tuân theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Trong đó nhiệm kỳ của Quốc hội diễn ra 5 năm một lần. Tại kỳ họp
đầu tiên sau cuộc bầu cử Quốc hội,các đại biểu Quốc hội bầu ra Uỷ ban
thường

vụ


Quốc

hội.

Sau khi

Uỷ

ban

thường

vụ

Quốc

hội được thành lập thì Chủ tịch Quốc hội thay mặt toàn thể Uỷ ban
thường vụ Quốc hội đề cử người giữ chức danh Chủ tịch nước.Nếu người
đó dành

được

ít nhất 2/3

số phiếu của tổng

số

đại biểu,thì


được giữ chức danh Chủ tịch nước.
Ví dụ như Trong kỳ họp Quốc hội diễn ra vào tháng 7/2011. Ngày
25/7/20011, sau khi ngay sau khi đắc cử Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn
Minh Triết đã đọc tờ trình giới thiệu ông Trương Tấn Sang (giữ chức
Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng) vào chức danh Chủ tịch nước
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn đại biểu Quốc hội đồng ý hoàn
toàn việc đề cử ông Trương Tấn Sang vào vị trí Chủ tịch nước là kết quả
thăm dò các đoàn đại biểu trước khi tiến hành bỏ phiếu bầu người đứng đầu
Nhà nước. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trúng cử với tỷ lệ gần 97,4%
b, Về hoạt động
Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước
vàmọihoạtđộng của Chủ tịch nươc phải tuõn theo những điều được ghi trong
bản Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan do Quốc hội ban hành
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước trái HIến pháp,
Luật, Nghị quyết của Quốc hội.
Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ
họp bất thường của Quốc hội.


Trong mối quan hệ với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hiến pháp đã quy
định Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Ủy ban thường vụ
Quốc hội. Quy định này nhằm mục đích tạo điều kiện để Chủ tịch nước theo
được sát ý kiến của tập thể Ủy ban thường vụ Quốc hội khi thảo luận và
quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, đồng thời cũng để chủ
tịch nước có thể đóng góp kịp thời ý kiến của mình.
Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải được công
bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được thông qua.
Tuy nhiên, Chủ tịch nước có quyền “Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc
hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh hoặc

nghị quyết được thông qua; Nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ
Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ
tịch nước trình quốc hội nghị quyết tại kì họp gần nhất. (khoản 1 điều 88)
2. Mối quan hệ với chính phủ
Cũng như các Nguyên thủ quốc gia khác, Chủ tịch nước nước ta
cũng có mối quan hệ gắn bó với Chính phủ.Theo Điều 94 hiến pháp 2013:
“Chính phủ là cơ quan chấp hành của QH,là cơ quan
hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam”.Cho
nên với chức năng đại diện cho nhà nước,Chủ tịch nước có mội quan
hệ khăng khít với Chính phủ. Trong các hiến pháp trước, Chủ tịch nước
thường gắn liền với Chính phủ. Song hiện nay thì nó
đã dịch sát gần hơn đến với Quốc hội. Song mối quan hệ giữa hai cơ quan
vẫn rất khăng khít nhằm tạo sự thống nhất và phân công giữa các cơ quan
với nhau. Điều đó thể hiện ở những điểm sau:
a. Về tổ chức
Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu và miễn nhiệm,
bãi nhiệm Thủ tướng chính phủ (Khoản 2 Điều 88 hiến pháp 2013) .


Tại kỳ họp thứ 1 của Quốc hội, sau khi nhậm chức, Chủ tịch nước ngay
lập tức đề nghị Quốc hội bầu ra Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình hoạt
động, Thủ tướng không còn đáp ứng các yêu cầu do sai
phạm hoặc vì sức khoẻ, Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bãi, miễn nhiệm
đối với Thủ tướng. Trong bộ máy Chính phủ, Chủ tịch nước còn căn cứ vào
các nghị quyết của Quốc hội để bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức các phó thủ tưởng, bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ.
( theo Khoản 2 điều 88 Hiến pháp 2013). Ngoài ra, trong trường hợp Quốc
hội không họp, Chủ tịch nước quyết dịnh tạm thời đình chỉ công
tác của các phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ
(Điều 20 Luật tổ chức Chính phủ)

b.Về hoạt động
Về giám sát, Hoạt động chủ yếu của Chủ tịch nước trong mối quan
hệ với Chính phủ là giám sát. Chủ tịch nước có chịu trách
nhiệm giám sát Thủ tướng và các cơ quan của chính phủtrong việc tiến hành
áp dụng các văn bản Luật, hiến pháp, nghị định của Quốc hội, và các văn bản
của mình. Chủ tịch nước có thể kiểm tra thẩmđịnh các cơ quan và Thủ tướng
khi cần thiết. Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm bào cáo các công
tác mà mình đã làm đượct rước Chủ tịch nước và trả lời các câu hỏi liên
quan đến các công tác đó. Ngoài ra để thực hiện chức năng
giám sát của mình tốt hơn thì Chủ tịch nước có quyền tham dự bât cứ một
phiên họp Chính phủ nào. Và Chính phủ phải có trách nhiệm thông
báo trước Chủ tịch nước cho Chính phủ về phiên họp của mình. Trong
các phiên họp Chính phủ, Chủ tịch nước chỉ có quyền nêu ý kiến chứ
không được biểu quyết.
Về hoạt động ngoại giao, Chính phủ thực hiện chính sach đối ngoại
độc lập tự chủ, rộng mở đa phương hoá trên cơ sở tôn trọng các nguyên


tắc quan hệ đối ngoại, trên cơ sở đó trình chủ tịch nước quyết định ký kết hay
gia nhập các điều ước quốc tế( Khoản 2 Điều 15 Luật tổ chức Chính phủ)
Về hoạt động lập pháp,Chủ tịch nước phối hợp với Chính phủ trong
việc trình các dự án luật lên QH để quốc hội họp và thông qua.
Về hoạt động hành pháp thì Chính phủ có trách nhiệm đôn đốc, kiểm
tra, thực hiện và áp dụng các văn bản pháp luật mà Chủ tịch nước quyết
định vào đời sống và ban hành các văn bản cụ thể để cụ thể hoá các văn bản
do Chủ tịch nước ban hành.
3.Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Tòa án nhân dân tối cao
Với hiến pháp năm 2013, chế độ bầu cử Thẩm phán đã được thay bằng
chế độ Thẩm phán bổ nhiệm, chỉ trừ đối với các chức vụ Chánh án tòa án
nhân dân tối cao do Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi

nhiệm. Các chức vụ khác từ Phó chánh án Tòa án Nhân dân tối cao đến thẩm
phán tòa án nhân dân cấp huyện, từ Chánh án Tòa án quân sự Trung ương
đến Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực đều do Chủ tịch nước bổ nhiệm.
Trong thời gian Quốc hội không họp,Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ
tịch nước.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước ý kiến của mình
về những trường hợp người bị kết án tử hình xin ân giảm.
4. Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đã có
những quy định sau:
Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi
nhiệm viện trưởng viện kiểm sát tòa án nhân dân tối cao.
Chủ tịch nước bổ nhiêm, miễn nhiệm, cách chức Phó viện trưởng viện kiểm
sát nhân dân tối cao.


Trong thời gian Quốc hội không họp, Viện trưởng viện kiểm sát tòa án
nhân dân tối cao chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban Thường
vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải được Ủy ban kiểm
sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.
Nếu viện trưởng không nhất trí với ý kiến đa số thành viên Ủy ban kiểm sát
thì phải thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Ủy
ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước ý kiến
của mình về những trường hợp người bị kết án tử hình xin ân giảm. Qua quy
định trên đây của HIến pháp và các Luật tổ chức Chính phủ, Tòa án nhân
dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể rút ra kết luận
sau về tính chất, vị trí của Chủ tịch nước trong bộ máy nhà nước.

III. Đánh giá mối quan hệ của Chủ tịch nước với các c ơ quan Nhà
nước ở trung ương theo pháp luật hiện hành
Hiến pháp 2013 ra đời đã kế thừa được những ưu điểm của Hiến pháp
1946 và 1959, 1980 vừa kế thừa được những mặt tích cực mà hiến pháp
1992 có được, đó là sự gắn bó giữa Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội
với chủ tịch nước trong thực hiện chức năng nguyên thủ Quốc gia
Từ sự phân tích trên ta có thể nhận thấy chế định Chủ tịch nước ta
hiện nay nghiêng về cơ quan lập pháp hơn hành pháp, điều này thể hiện ở
chỗ: Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội, có
nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và
chính thức hóa hoạt động của Quốc hội… Nhiều thẩm quyền mang tính hành
pháp được giao cho ngành lập pháp còn chủ tịch nước chỉ như là người
chính thức hóa, ví dụ như: Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội công bố


quyết định tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường
vụ Quốc hội ra lệnh tổng động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp…
C. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh đất nước đang thực hiện những đổi mới sâu sắc,
toàn diện, trong tình hình thế giới có nhiều mặt khác trước và đang biến
động từng ngày. Hiến pháp 2013 nói riêng và pháp luật hiện hành nói chung
cũng chỉ mới quy định rất khái quát nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước
và mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan Nhà nước khác. Chủ
tịch nước có trách nhiệm thực hiện các chức năng của nguyên thủ quốc gia –
người đứng đầu nhà nước, đại diện cho nước đó về mặt đối nội và đối ngoại.
Thay mặt nhà nước quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia, đảm bảo
cho sự phân công phối hợp giữa các cơ cấu của bộ máy nhà nước trong việc
thực hiện quyền lực nhà nước trong thời kì đổi mới. sự nghiên cứu toàn diện
đi từng bước vững chắc, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để cụ thể hoá dần dần
các quy định của Hiến pháp và pháp luật, làm cho thể chế Chủ tịch nước

ngày càng phát huy được vai trò, vị trí, chức năng quan trọng của mình trong
bộ máy Nhà nước và trong đời sống xã hội.


TÀI LIỆU THAM KHẢO



Giáo trình Luật Hiến Pháp, trường Đại học Luật Hà



Nội, NXB Tư Pháp
Giáo trình Luật Hiến Pháp, Khoa Luật trường Đại




học Quốc Gia Hà Nội
Hiến Pháp 2013
Các Văn bản pháp luật
* Và các bài viết lien quan trong các trang web:
http://vietnamnet. vn,http://na. gov. vn, http://chinhphu. vn



Tạp chí luật pháp




×