Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động dịch vụ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.94 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ HƢƠNG

KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHỐ NÚI

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Đà Nẵng - 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. HOÀNG TÙNG

Phản biện 1: TS. Phạm Hoài Hương
Phản biện 2: PGS.TS. Võ Văn Nhị

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 10 tháng 3 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đềtài
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam
(BIDV) là một trong những NHTM hàng đầu, giữ vai trò chủ đạo và
chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam. Tại BIDV nói chung và
các chi nhánh nói riêng của hệ thống đã có dịch vụ, sản phẩm ngày
càng đa dạng, phong phú và hiện đại. Ngân hàng luôn tạo điều kiện
cho khách hàng thực hiện giao dịch thuận tiện mọi lúc, mọi nơi. Với
sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, ngành nghề và các sản phẩm
dịch vụ đòi hỏi việc KSNB được như vậy BIDV mới có thể phát
triển bền vững và luôn giữ được hình ảnh của mình.
Tại BIDV Chi Nhánh Phố Núi, KSNB Hoạt động dịch vụđã,
đang và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, phát huy được hiệu
quả, cụ thể giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro do sai sót, gian lận và
bảo toàn được tài sản, số liệu, sổ sách, báo cáo cung cấp cho các đơn
vị liên quan luôn tin cậy, đầy đủ, kịp thời và thiết thực nhất về tình
hình kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, kiểm soát nội bộ (KSNB)
còn bộc lộ những điểm chưa thực sự hoàn thiện. Trong một số năm
gần đây còn tồn tại những sai phạm trọng yếu trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng. Điều này đã làm ảnh hưởng đến quá trình phát
triển, đến uy tín cũng như quá trình xây dựng hình ảnh của BIDV
Phố Núi.
Dựa trên những lý do đó tác giả đã chọn đề tài “Kiểm soát nội
bộ đối với Hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam-Chi Nhánh Phố Núi”làm đề tài nghiên cứu thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiêncứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằmhoàn thiện công tác kiểm



2
soát nội bộ đối với Hoạt động dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh Phố
Núi thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV
Phố Núi).
Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu này hướng tới các mục tiêu
cụ thể sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ Hoạt
động dịch vụtrong ngân hàng thươngmại.
Thứ hai, tìm hiểu và đánh giá thực trạng về kiểm soát nội
bộHoạt động dịch vụ tại BIDV Phố Núi, qua đó chỉ ra những hạn chế
kiểm soát nội bộHoạt động dịch vụ tại BIDV Phố Núi.
Thứ ba, đưa ra các giải pháp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện
công tác kiểm soát nội bộHoạt động dịch vụ tại BIDV Phố Núi.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực tiễn về công tác kiểm
soát nội bộ đối với Hoạt động dịch vụtại BIDV Chi nhánh Phố Núi
(tổ chức ngân hàng).
Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Kiểm soát nội bộ Hoạt động dịch vụ tại BIDV
Phố Núi
+ Thời gian: dữ liệu thu thập năm 2015 đến năm 2017.
+ Nội dung: Kiểm soát nội bộ Hoạt động dịch vụ được nghiên
cứu qua 5 thành phần (nội dung) gồm: Môi trường kiểm soát; Đánh
giá rủi ro; Hệ thống thông tin và truyền thông; Hoạt động kiểm soát;
Hoạt động giám sát.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thu thập dữ liệu:
Dữ liệu này được thu thập từ các công trình nghiên cứu, đề tài,
bài báo, hội thảo, tài liệu giáo trình có liên quan đến kiểm soát nội bộ



3
Hoạt động dịch vụ, các thành phần cụ thể, các văn bản pháp quy, quy
định của Nhà nước và BIDV Phố Núi liên quan đến KSNB hoạt dộng
dịch vụ như các chính sách, quy định, nội quy, thủ tục kiểm soát,
thông tin chung về BIDV; BIDV Phố Núi, thì tác giả tập trung sâu
vào các vấn đề, nội dung trực tiếp liên quan đến 5 thành phần của
KSNB theo quan điểm mới gồm: Môi trường kiểm soát; đánh giá rủi
ro; hệ thống thông tin và truyền thông; hoạt động kiểm soát và các
hoạt động giám sát. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành quan sát các
hoạt động của BIDV Phố Núi để có cái nhìn sát thực về các nội dung
(thành phần) KSNB tại chính chi nhánh Phố Núi.
- Xử lý dữ liệu
Tác giả sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
+ Thống kê mô tả
+ So sánh đối chiếu, tỷ lệ
+ Phân tích, tổng hợp
5. Kết cấu của đề tài
Nghiên cứu này được thực hiện theo cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ Hoạt động dịch vụ
tại các ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ Hoạt động dịch vụ tại
BIDV Phố Núi.
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ Hoạt
động dịch vụ tại BIDV Phố Núi.
6. Tổng quan nghiêncứu


4

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG
DỊCH VỤTẠI CÁC NGÂN HÀNGTHƢƠNG MẠI
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.1.1. Khái niệm về kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình,
quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức kiểm soát nội bộ, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp theo quy định
tại Thông tư này và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo phòng
ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
1.1.2. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ
Mỗi đơn vị thường có mục tiêu kiểm soát cần đạt được để từ đó
xác định các chiến lược cần thực hiện. Đó có thể là mục tiêu chung
cho toàn đơn vị, hay mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động, từng bộ
phận trong đơn vị. Có thể chia các mục tiêu kiểm soát đơn vị cần
thiết lập thành ban nhóm:
1.1.3. Nguyên tắc hoạt động của kiểm soát nội bộ
Hoạt động của kiểm soát nội bộ phải đảm bảo các nguyên tắc:
các rủi ro phải được nhận dạng, đo lường, đánh giá; hoạt động của
kiểm soát nội bộ là một phần không tách rời các hoạt động hàng
ngày. KSNB được tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình
kinh doanh dịch vụ ngân hàng; phân cấp ủy quyền; bảođảm chấp
hành chế độ hạch toán, kế toántheo quy định; hệ thống thông tin
phải được giám sát, an toàn; cán bộ, nhân viên hiểu được tầm quan
trọng của hoạt động KSNB; thường xuyên xem xét, đánh giá về tính
hiệu lực và hiệu quả của hệ thống KSNB; thường xuyên, kiểm tra và
tự kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình nội bộ;báo cáo về


5

kết quả tự đánh giá về KSNB hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân
hàng tại đơn vị mình.
1.1.4. Khái niệm dịch vụ ngân hàng
1.1.5. Đặc điểm kinh doanh Hoạt động dịch vụ ngân hàng
Dịch vụ ngân hàng thương mại tạo ra và cung cấp làm thoả mãn
nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ ngân hàng do ngân hàng thương mại
hoặc do một cá thể do một TCTD hoặc một tổ chức kinh tế được phép
cung cấp. Ngân hàng có nhiều hoạt động, tuy nhiên những hoạt động
nào làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng được gọi là dịch vụ ngân
hàng. Dịch vụ ngân hàng có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất: Quá trình cung ứng dịch vụ ngân hàng và tiêu dùng
dịch vụ diễn ra đồng thời
Thứ hai: Tính không ổn định và khó xác định
Thứ ba: Tính không lưu giữ được
Thứ tư: Dịch vụ mang tính vô hình
1.1.6. Các loại dịch vụ NHTM
- Dịch vụ thẻ thanh toán.
- Dịch vụ chuyển tiền.
1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT
ĐỘNG ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI NHTM
1.2.1. Môi trƣờng kiểm soát nội bộ Hoạt động dịch vụ
Môi trường kiểm soát là nền tảng cho toàn bộ các cấu phần của
kiểm soát nội bộ, bao gồm cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, phân
quyền, các chính sách, thông lệ về nguồn nhân lực, đạo đức nghề
nghiệp, năng lực, cách thức quản trị, điều hành của các cấp lãnh đạo.
1.2.2. Đánh giá rủi ro
Một trong những tiền đề quan trọng của việc đánh giá rủi ro là
phải xác định được mục tiêu của ngân hàng thương mại, bởi vì, một



6
sự kiện chỉ là rủi ro nếu nó đe dọa đến mục tiêu của ngân hàng
thương mại và mức trọng yếu của nó tùy thuộc vào mức độ nó có thể
tác động xấu đến các mục tiêu của tổ chức.
1.2.3. Tổ chức các hoạt động kiểm soát
a. Quy trình tổ chức kiểm soát nội Hoạt động dịch vụ ngân hàng
Dịch vụ
khách hàng

Khách hàng

(2)

Giao dịch
viên
1

Giao dịch
viên
2

(3)

Giao dịch
viên
3

(4)

(6)


Giao dịch
viên
4

(1)
Quỹ
chính
(7)

(5)

Kiểm soát

Sơ đồ 1.1. Quy trình giao dịch các dịch vụ ngân hàng và kiểm
soát giao dịch trong Hoạt động dịch vụ tại NHTM
(1) cán bộ ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch vụ ứng quỹ đầu
ngày
(2) Khách hàng yêu cầu giao dịch:
(3) cán bộ ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch vụ thực hiện
thu (chi) tiền mặt cho khách hàng.
(4) cán bộ ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch vụ chuyển
chứng từ cho bộ phận kiểm soát khi vượt quyền giao dịch.
(5) Kiểm soát chuyển chứng từ sau khi kiểm soát cho cán bộ
ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch vụ.
(6) cán bộ ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch vụ trả tiền (thu)
cho khách hàng.


7

(7) cán bộ ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch vụ nộp quỹ
cuối ngày.
b. Yếu cầu của công tác tổ chức kiểm soát nội bộ Hoạt động
dịch vụ
Kiểm soát quá trình xử lý thông tin và các kinh doanh dịch vụ
ngân hàng: để thông tin kế toán đáng tin cậy cần phải thực hiện nhiều
hoạt động kiểm soát nhằm kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và việc phê
chuẩn các kinh doanh dịch vụ ngân hàng.
1.2.4. Hệ thống thông tin và truyền thông
Hệ thống thông tin trong Hoạt động dịch vụ ngân hàng chủ yếu
là hệ thống thông tin kế toán của đơn vị bao gồm hệ thống chứng từ
kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống
bảng tổng hợp cân đối kế toán. Các phương tiện dùng trong truyền
thông rất đa dạng như: bản chỉ dẫn thực hiện, thư báo, thông báo,
băng hình, truyền miệng qua các kỳ họp, các buổi hội thảo. Một
phương tiện truyền thông khác có tác động mạnh là hành động của
những Nhà quản lý.
1.2.5. Giám sát hoạt động kiểm soát nội bộ Hoạt động dịch vụ
Giám sát thường xuyên đạt được thông qua việc tiếp nhận các ý
kiến góp ý của khách hàng… hoặc xem xét sổ sách, đối chiếu tài sản
trên sổ sách với thực tế, các báo cáo hoạt động để phát hiện các biến
động bất thường.
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HỮU HIỆU
KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
1.3.1.Nhân tố bên trong:
1.3.2. Nhân tố bên ngoài
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1


8

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤTẠI BIDV PHỐ NÚI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ BIDV PHỐ NÚI
2.1.1. Giới thiệu về chi nhánh
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng
TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam- chi nhánh Phố núi
a. Công tác huy động vốn
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi
năm 2015 – 2017
Năm 2015
Nội dung

Huy động vốn
Không kỳ hạn
Huy động vốn
ngắn hạn
Huy động vốn
Trung dài hạn
Tổng
huy
động vốn theo
kỳ hạn (không
gồm Kho bạc
Nhà nƣớc)

Năm 2016


Năm 2017

Giá trị
(Triệu
đồng)

Tỷ
trọng
(%)

Giá trị
(Triệu
đồng)

Tỷ
trọng
(%)

Giá trị
(Triệu
đồng)

Tỷ
trọng
(%)

55.180

12,08


114.464

13,01

181.425

15,37

271.422

59,44

530.824

60,33

622.743

52,75

130.039

28,48

234.635

26,67

376.44


31,89

456.641

100

879.924

100

1.180.608

100

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi 2015 - 2017)


9
Qua bảng số liệu cho thấy tình hình huy động vốn của Chi
nhánh từ 2015-2017 rất khả quan và có tốc độ tăng trưởng tốt. Cụ thể
năm 2015 là 456.641 triệu đồng, năm 2016 là 879.924 và năm 2017
tăng lên tới 1.180.608.
b. Công tác cho vay
Bảng 2.2. Chỉ tiêu cơ cấu, chất lượng cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi 2015 – 2017

Dư nợ cho vay tại chi nhánh tăng qua các năm từ 2015 đến
2017. Năm 20151.346.629 ; năm 2016 là 2.240.389 triệu đồng, năm

2017 là 2.845.176. Đối với khách hàng cá nhân thì biến động bất
thường và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Đối với cho vay
doanh nghiệp có xu hướng giảm mạnh năm 2016 so với 2015. Nhưng
lại tăng đột biến vào năm 2017 cho thấy sự phục hồi kinh tế và
doanh nghiệp có xu hướng cần vốn đề đầu tư kinh doanh nhiều hơn.
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG DỊCH
VỤ TẠI BIDV PHỐ NÚI
2.2.1. Môi trƣờng kiểm soát
Môi trường kiểm soát trong Chi nhánh BIDV Phố Núi hiện còn
nhiều vấn đề bất cập như: Hầu hết Chi nhánh BIDV Phố Núi dù đã
ban hành các văn bản nội bộ, các quy định, nhiều văn bản còn mang
tính hình thức. Không phải lúc nào ban giám đốc cũng thận trọng
trong việc xây dựng các ước tính kế toán như trong việc phân loại
nợ, trích lập dự phòng…
a. Về phân công trách nhiệm
b. Về nguyên tắc hoạt động của công tác kiểm soát nội bộ
Hoạt động dịch vụ ngân hàng như:
- Mọi rủi ro có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và
mục tiêu hoạt động của BIDV Chi Nhánh Phố Núi đều phải được


10
nhận dạng, đo lường, đánh giá một cách thường xuyên, liên tục. Mỗi
khi có sự thay đổi về các mục tiêu kinh doanh, các sản phẩm, dịch vụ
và các hoạt động kinh doanh mới, BIDV Chi Nhánh Phố Núi phải rà
soát, nhận dạng các rủi ro liên quan để xây dựng, sửa đổi, bổ sung
các quy trình, quy định kiểm soát nội bộ phù hợp.
-

Hoạt động của công tác kiểm soát nội bộ Hoạt động dịch vụ


ngân hàng là một phần không tách rời của các hoạt động hằng ngày
của BIDV Chi Nhánh Phố Núi. Cơ chế kiểm soát nội bộ được thiết
kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình kinh doanh
dịch vụ ngân hàng, tại tất cả các đơn vị, bộ phận của BIDV Chi
Nhánh Phố Núi.
c. Về xây dựng và duy trì hoạt động của công tác kiểm soát
nội bộ Hoạt động dịch vụ ngân hàng.
- BIDV Chi Nhánh Phố Núi phải thiết lập công tác kiểm soát
nội bộ Hoạt động dịch vụ ngân hàng giúp Tổng giám đốc điều hành
thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động kinh doanh dịch
vụ ngân hàng của BIDV Chi Nhánh Phố Núi. BIDV Chi Nhánh Phố
Núi phải thường xuyên kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các
quy định nội bộ; trực tiếp kiểm soát các hoạt động kinh doanh dịch
vụ ngân hàng trên tất cả các lĩnh vực về dịch vụ ngân hàng như dịch
vụ thẻ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền.
- Việc tự kiểm tra, đánh giá bao gồm việc rà soát và đánh giá về
sự đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ
Hoạt động dịch vụ ngân hàng dựa trên việc xác định và đánh giá rủi
ro, nhằm xácđịnh các vấn đề còn tồn tại của công tác kiểm soát nội
bộ Hoạt động dịch vụ ngân hàng và chỉ rõ các thay đổi cần thiết đối
với công tác kiểm soát nội bộ Hoạt động dịch vụ ngân hàng để xử lý,
khắc phục các vấn đề đó.


11
Các quy định liên quan đến việc tuyển dụng nhân viên có trình
độ và đạo đức tốt; tạo môi trường để phát huy hết năng lực của nhân
viên; giữ chân nhân viên giỏi chưa được cụ thể hóa trong các quy chế
của ngân hàng. Việc đề bạt dựa trên đánh giá định kỳ về hiệu quả

công việc thể hiện cam kết của đơn vị trong việc bổ nhiệm những
nhân sự có khả năng vào những trọng trách cao hơn.
Tuy nhiên, các phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá thành tích
nhân viên còn chung chung. Kết quả đánh giá thành tích chưa được
phản hồi, trao đổi lại với cán bộ nhân viên, chưa gắn chặt với chế độ
tiền lương, đề bạt làm giảm đi tác dụng của công tác đánh giá...
2.2.2. Đánh giá rủiro
a. Rủi ro đối với hoạt động thanh toán, chuyển tiền
- Thanh toán chuyển tiền ngoại tệ.Quá trình thanh toán, chuyển
tiền ngoại tệ đều liên quan đến tỷ giá. Do vậy, Chi nhánh đã nhận
diện ra rủi ro có thể phát sinh đó là rủi ro tỷ giá. Chi nhánh đã tiến
hành phân tích và đánh giá rủi ro tỷ giá. Chi nhánh xác định nguyên
nhân của rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá.

- Đối với thanh toán trong nước. Mục tiêu Chi nhánh đề
ra cho hoạt động kinh doanh hiệu quả đó là phải đảm bảo khả
năng thanh toán. Chi nhánh nhận dạng rủi ro trong thanh toán
của Chi nhánh có thể phát sinh rủi ro thanh toán. Chi nhánh
nhận thấy rủi ro thanh toán sẽ phát sinh khi khách hàng đồng
loạt rút tiền gửi tại chi nhánh. Giám đốc và các lãnh đạo phòng
đã phân tích rủi ro thanh toán. Chi nhánh đã xác định nguyên
nhân dẫn đến rủi ro thanh toán: Nếu Chi nhánh không cân bằng
được nguồn vốn và sử dụng vốn, sử dụng vốn ngắn hạn cho
vay dài hạn khiến sự thiếu tiền để chi trả tiền gửi khi khách
hàng rút.


12

b. Rủi ro về phát hành thẻ thanh toán



Rủi ro về dịch vụ phát hành thẻ

* Đơn xin phát hành thẻ giả. Do không thẩm định kĩ thông tin
của khách hàng, Ngân hàng BIDV Chi Nhánh Phố Núi BIDV Chi
Nhánh Phố Núi có thể phát hành thẻ cho khách hàng đăng kí với
những thông tin giả mạo.
* Tài khoản thẻ bị lợi dụng
Rủi ro này phát sinh tại thời điểm Ngân hàng BIDV Chi Nhánh
Phố Núi gia hạn hoặc phát hành lại thẻ. Ngân hàng BIDV Chi Nhánh
Phố Núi phát hành nhận được thông báo về thay đổi địa chỉ khách
hàng và yêu cầu gửi thẻ về địa chỉ mới. Do không kiểm tra tính xác
thực của thông tin nên Ngân hàng BIDV Chi Nhánh Phố Núi đã gửi
thẻ đến địa chỉ mới theo yêu cầu của khách hàng nhưng đây không
phải là yêu cầu của chủ thẻ thật. Tài khoản của chủ thẻ đã bị người
khác lợi dụng.


Rủi ro trong thanh toán

* Thẻ giả: Thẻ bị làm giả bởi các tổ chức tội phạm hoặc cá nhân
làm giả căn cứ theo thông tin có được từ các chứng từ kinh doanh
dịch vụ của thẻ hoặc thẻ mất cắp, thất lạc.
* Rủi ro về đạo đức: Đây là rủi ro xảy ra khi nhân viên cơ sở
chấp nhận thanh toán thẻ cố tình in ra nhiều bộ hóa đơn thanh toán
thẻ nhưng chỉ giao một bộ cho khách hàng.
* Thẻ bị mất cắp, thất lạc: Trong trường hợp thẻ bị mất, chủ thẻ
không thông báo kịp cho Ngân hàng dẫn dến thẻ bị người khác lợi
dụng gây ra các kinh doanh dịch vụ giả mạo làm tổn thất cho khách

hàng. Ngoài ra với những thẻ này, các tổ chức tội phạm có thể mã
hóa lại thẻ, thực hiện kinh doanh dịch vụ, trường hợp này đem lại rủi
ro cho bản thân Ngân hàng BIDV Chi Nhánh Phố Núi phát hành.


13
2.2.3.Các hoạt động kiểmsoát
a. Quy trình Hoạt động dịch vụ và tổ chức kiểm soát nội bộ
hoát động kinh doanh dịch vụtại chi nhánh.

Sơ đồ 2.1. Quy trình kinh doanh dịch vụ hàng ngày


Đầu ngày kinh doanh dịch vụ:
Trƣởng GD
(quỹ chính)
xuất quỹ

Yêu cầu số tiền
tiếp quỹ

Cross in
Cross out

Chứng từ nhập,
xuất quỹ

Giao dịch viên
nhập quỹ


Sơ đồ 2.2. Sơ đồ kinh doanh dịch vụ đầu ngày


14
Căn cứ vào giấy đề nghị phục vụ kinh doanh dịch vụ đã được
phê duyệt, quỹ chính in phiếu chi tiền phù hợp với số tiền mặt đã
được phê duyệt, yêu cầu nhân viên phụ trách kinh doanh dịch vụ ký
nhận trên phiếu chi tiền, thực hiện phục vụ kinh doanh dịch vụ cho
cán bộ ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch vụ. Chuyển cho cán bộ
ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch vụ một liên phiếu chi tiền làm
chứng từ kinh doanh dịch vụ trong ngày và lưu trữ, quản lý giấy đề
nghị phục vụ kinh doanh dịch vụ và phiếu chi tiền.


Trong ngày kinh doanh dịch vụ:

cán bộ ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch vụ là người trực
tiếp thực hiện các yêu cầu của khách hàng sau khi đã qua bộ phận
khách hàng. Mỗi cán bộ ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch vụ
thực hiện kinh doanh dịch vụ trong hạn mức kinh doanh dịch vụ
cũng như hạn mức tồn quỹ của mình. Trường hợp vượt quá hạn mức
kinh doanh dịch vụ của cán bộ ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch
vụ thì kinh doanh dịch vụ này được chuyển cho cán bộ ngân hàng
phụ trách kinh doanh dịch vụ có hạn mức kinh doanh dịch vụ cao
hơn để thực hiện. Nếu cán bộ ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch
vụ thiếu tiền mặt để đáp ứng nhu cầu chi trả cho KH thì xin phục vụ
kinh doanh dịch vụ để nhận tiền từ các cán bộ ngân hàng phụ trách
kinh doanh dịch vụ khác (nếu số dư tiền mặt của cán bộ ngân hàng
phụ trách kinh doanh dịch vụ này còn nhiều) hoặc từ quỹ chính. Nếu
tồn quỹ tiền mặt của cán bộ ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch vụ

vượt hạn mức tồn quỹ được phép thì cán bộ ngân hàng phụ trách
kinh doanh dịch vụ phải nộp tiền về quỹ chính trước khi thực hiện
các kinh doanh dịch vụ tiếp theo.


15
Kinh doanh dịch vụ trong hạn mức:
(1) Khách hàng gửi yêu cầu kinh doanh dịch vụ.
(2) cán bộ ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch vụ kiểm tra yêu
cầu hợp lệ thì hạch toán sau đó in chứng từ làm hai liên (liên 1: ngân
hàng và liên 2: khách hàng), cán bộ ngân hàng phụ trách kinh doanh
dịch vụ ký lên chứng từ rồi trả liên 2 cho khách hàng.
(3) Cuối ngày, nhân viên phụ trách kinh doanh dịch vụ chuyển
bảng liệt kê kinh doanh dịch vụ cùng chứng từ kinh doanh dịch vụ
trong ngày cho kiểm soát viên.
(4) Kiểm soát viên chuyển bảng liệt kê kinh doanh dịch vụ kèm
chứng từ kinh doanh dịch vụ trong ngày của nhân viên phụ trách
kinh doanh dịch vụ cho bộ phận kế toán tổng hợp để kiểm tra, đối
chiếu và lưu trữ chứng từ.
(5) Lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định.
Với kinh doanh dịch vụ trong hạn mức thì chốt kiểm soát được gài
đặt chính là: hạn mức kinh doanh dịch vụ của mỗi nhân viên phụ trách
kinh doanh dịch vụ, hạn mức tồn quỹ tiền mặt của cán bộ ngân hàng phụ
trách kinh doanh dịch vụ, các module kinh doanh dịch vụ ngân hàng mà
cán bộ ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch vụ được sử dụng tương ứng
với User được cấp.
Kinh doanh dịch vụ vượt hạn mức:
Kinh doanh dịch vụ vượt hạn mức của cán bộ ngân hàng phụ
trách kinh doanh dịch vụ thì ngay sau khi khởi tạo kinh doanh dịch
vụ trên chương trình kinh doanh dịch vụ và xử lý chứng từ, cán bộ

ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch vụ chuyển cho KSV để kiểm
soát kinh doanh dịch vụ. KSV thực hiện kiểm soát các kinh doanh
dịch vụ do cán bộ ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch vụ khởi tạo
trên nguyên tắc kiểm soát cả số liệu trong chương trình kinh doanh


16
dịch vụ và kiểm soát chứng từ, kiểm soát tiền mặt. Trên cơ sở những
yêu cầu bắt buộc về kiểm soát cùng lúc cả số liệu trong chương trình
kinh doanh dịch vụ và trên chứng từ, kiểm soát tiền mặt đối với một
số kinh doanh dịch vụ có giá trị cao, KSV có thể quyết định
Khách hàng
(1)

(6a)

(7a)

(6b)
(7b)

Giao dịch
Viên

(5)

Quỹ chính

(2)
(8)

Kế toán
Tổng hợp

Kiểm soát
(9)

(3)

(10)

(4)

Phê duyệt

Lưu trữ
Chứng từ
kế toán

Sơ đồ 2.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ ngoài hạn mức kinh doanh dịch
vụ của cán bộ ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch vụ

(1) Khách hàng lập chứng từ gửi nhân viên phụ trách kinh
doanh dịch vụ.
(2) Nhân viên phụ trách kinh doanh dịch vụ chuyển phê duyệt
cho kiểm soát viên.
(3) Kiểm soát viên chuyển phê duyệt cho Giám đốc (hoặc người
được ủy quyền) đối với các kinh doanh dịch vụ quy định phải có
người phê duyệt.
(4) Người phê duyệt chuyển trả chứng từ để thực hiện kinh
doanh dịch vụ.

(5) Kiểm soát viên chuyển chứng từ cho quỹ chính thu tiền (đối
với kinh doanh dịch vụ vượt quá hạn mức kinh doanh dịch vụ tiền


17
mặt của nhân viên phụ trách kinh doanh dịch vụ) hoặc trả chứng từ
cho cán bộ ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch vụ hạch toán với
kinh doanh dịch vụ chuyển khoản.
(6a) Khách hàng nộp tiền vào quỹ chính của ngân hàng trong
trường hợp kinh doanh dịch vụ nộp tiền vượt quá hạn mức kinh doanh
dịch vụ tiền mặt của nhân viên phụ trách kinh doanh dịch vụ).
(6b) Trả chứng từ cho khách hàng trong trường hợp kinh doanh
dịch vụ chuyển khoản.
(7a) Trả chứng từ (báo Có) cho khách hàng nộp tiền.
(7b) Thủ quỹ chuyển trả chứng từ cho nhân viên phụ trách kinh
doanh dịch vụ.
(8) Cuối ngày, nhân viên phụ trách kinh doanh dịch vụ chuyển
bảng liệt kê kinh doanh dịch vụ cùng chứng từ kinh doanh dịch vụ
trong ngày cho kiểm soát viên.
(9) Kiểm soát viên chuyển bảng liệt kê kinh doanh dịch vụ kèm
chứng từ kinh doanh dịch vụ trong ngày của nhân viên phụ trách
kinh doanh dịch vụ cho bộ phận kế toán tổng hợp để kiểm tra, đối
chiếu và lưu trữ chứng từ.
(10)Lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định.


Cuối ngày kinh doanh dịch vụ:
Đúng

Khóa sổ

GDV
Sai

Đúng
Khóa sổ
TrưởngG
iao dich

Khóa sổ cái
của Chi
nhánh
Sai

Sơ đồ 2.5. Sơ đồ khóa sổ cuối ngày


18
b. Kiểm soát các dịch vụ thanh toán chuyển tiền
 Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền ngoại tệ
 Kiểm soát hoạt động thanh toán, chuyển tiền nội địa (nội
tệ)
Quy trình kinh doanh dịch vụ ngân hàng dịch vụ chuyển tiền
nội tệ
Bƣớc 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng
Bƣớc 2: Kiểm tra yêu cầu hạch toán
CBNV thực hiện kiểm tra: Tính hợp pháp, hợp lệ của giấy đăng
ký chuyển tiền
Bƣớc 3: Ghi nhận kinh doanh dịch vụ ngân hàng chuyển tiền
vào hệ thống
CBNV hạch toán kinh doanh dịch vụ trên CORE INCAS

Bƣớc 4 Phê duyệt (Nếu có)
Kiểm soát viên thực hiện phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt
Bƣớc 5 CBNV thực hiện in và ký chứng từ
Bƣớc 6: Kiểm soát: Trưởng phòng hay Phó phòng kiểm soát lại
toàn bộ chứng từ và việc hạch toán của nhân viên phụ trách kinh
doanh dịch vụ, ký chứng từ.
Bƣớc 7: Giao chứng từ và lưu trữ hồ sơ
CBNV thực hiện luân chuyển và lưu trữ chứng từ theo qui định.
c. Kinh doanh dịch vụ ngân hàng kinh doanh dịch vụ thẻ.
Quy trình dịch vụ thẻ thanh toán và kiểm soát nội bộ thẻ tại
BIDV Chi Nhánh Phố Núi.
Bƣớc 1. Tiếp nhận, kiểm tra yêu cầu hạch toán
Bƣớc 2. Xử lý kinh doanh dịch vụ trên CORE INCAS
Bƣớc 3: Xử lý, lưu trữ chứng từ
2.2.4. Hệ thống thông tin và truyền thông
Tại BIDV Phố Núi có bộ phận quản lý và vận hành hệ thống


19
công nghệ thông tin và hàng ngày phối hợp với bộ phận quản lý và
vận hành hệ thống thông tin tại Khu vực kiểm tra, đối chiếu giữa kế
toán với các phòng ban hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng tại
mỗi Khu vực của Ngân hàng.Do đó, cuối mỗi ngày đều có kiểm soát
đối chiếu số liệu để đảm bảo tính chính xác số liệu kế toán.
Tuy nhiên hệ thống thông tin được nối mạng trong toàn hệ thống
và khối lượng dữ liệu lớn nên đường truyền thông tin tương đối chậm
và đôi khi bị nghẽn đường truyền..
Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản (TK) trong bảng
cân đối kế toán và các TK ngoài bảng cân đối kế toán, được bố trí
thành 8 loại.

Hệ thống chứng từ kế toán, Chi nhánh đã sử dụng chứng từ
theo Quyết định số 127/QĐ-HĐQT-NHCT10 ngày 01/02/2012 của
HĐQT BIDV.
Hệ thống Báo cáo tài chính: Cung cấp thông tin về tình hình
tài chính, tình hình kinh doanh của chi nhánh, đáp ứng yêu cầu quản
lý của Ban Giám đốc, NHNN, Cơ quan thuế.
Tổ chức bộ máy kế toán: Việc phân công bộ máy kế toán có
người đứng đầu là Trưởng phòng kế toán đã đảm bảo các hoạt động
diễn ra, các quy trình hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng kinh
doanh dịch vụ phát sinh tại phòng đều được kiểm soát.
2.2.5. Các hoạt động giám sát
 Kiểm tra, giám sát hoạt động thanh toán, chuyển tiền
 Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰCTRẠNG KIỂMSOÁT NỘI BỘ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TẠI BIDV PHỐ NÚI
2.3.1. Thành tựu đạt đƣợc
2.3.2. Hạn chế và nguyênnhân
Kết luận Chƣơng 2


20
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNHỆ THỐNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤTẠI BIDV PHỐ NÚI
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Dự báo xu thế phát triển dịch vụ ngân hàng ở Việt
Nam
3.1.2. Định hƣớng kiểm soát nội bộ Hoạt động dịch vụ
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT
ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI BIDV PHỐ NÚI

3.2.1. Hoàn thiện môi trƣờng kiểm soát
Trong Hoạt động dịch vụ, hoạt động KSNB phải được thực
hiện cả trước, trong và sau quá trình thực hiện kinh doanh dịch vụ
cho nên hiệu quả của nó phụ thuộc nhiều vào trình độ, kinh nghiệm
và đạo đức của nhân viên ngân hàng, đặc biệt là các cán bộ ngân
hàng phụ trách kinh doanh dịch vụ và bộ phận hậu kiểm.
- Sự quan tâm và hộ trợ của ban giám đốc
- Tạo chính cơ chế chính sách kiểm soát nội bộ hoạt động kinh
doanh dịch vụ ngân hàng
- Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban trong công tác
kiểm soát nội bộ
3.2.2. Hoàn thiện đánh giá rủi ro
Nguyên tắc của việc đánh giá rủi ro là phải thực hiện đánh giá
rủi ro đúng quy trình từ việc xác định mục tiêu, nhận dạng và phân
tích rủi ro.
Ban giám đốc chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nhận
diện, phân tích và đánh giá rủi ro đối với toàn bộ hoạt động của Chi
nhánh. Đánh giá rủi ro Hoạt động dịch vụ chưa đầy đủ. Chi nhánh
chưa vận dụng hoạt động đánh giá rủi ro cụ thểnào.


21
Vì vậy, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy trình này cần được
ngân hàng tiến hàng kỹ lưỡng, toàn diện như:
 Kiểm tra việc thực hiện các quy định về việc quản lý các cán
bộ truy cập hệ thống mạng.
 Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo mật về truy cập chương
trình đối với các thành viên tham gia vào quy trình, kiểm tra việc
thực hiện định mức tồn quỹ của các cán bộ ngân hàng phụ trách kinh
doanh dịch vụ, quỹ chính và quỹ phụ.

 Kiểm tra tính khớp đúng giữa số tiền trên sổ kế toán và thực tế
tồn quỹ của từng cán bộ ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch vụ,
quỹ phụ.
 Kiểm tra việc bảo đảm an toàn tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có
giá của các cán bộ ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch vụ, quỹ phụ
trong giờ nghỉ trưa.
 Kiểm tra tính pháp lý của chứng từ kinh doanh dịch vụ và
trình tự xử lý kinh doanh dịch vụ, kiểm soát và duyệt kinh doanh
dịch vụ đối với từng loại kinh doanh dịch vụ ngân hàng: mở tài
khoản khách hàng, huy động vốn, giải ngân, thu nợ, thanh toán
chuyển tiền,…
 Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của bộ phận kế toán ngân quỹ,
kiểm tra việc sử dụng các quyền hạn và thực hiện chức trách, nhiệm vụ
được giao của các thành viên tham gia vào quy trình: Giám đốc chi
nhánh, KSV, cán bộ ngân hàng phụ trách kinh doanh dịch vụ, quỹ
chính, quỹ phụ.
3.2.3. Hoàn thiện hoạt động kiểm soát Hoạt động dịch vụ
Thứ nhất,nguyên tắc bất kiêm nhiệm, chi nhánh cần nghiên cứu
lại cơ cấu tổ chức để có thể đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm,
thực hiện độc lập kinh doanh dịch vụ ngân hàng kinh doanh dịch vụ


22
hậu kiểm thuộc phòng riêng, không để trưởng phòng kế toán phụ
trách kiểm soát cả mảng kinh doanh dịch vụ và mảng hậu kiểm.
Thứ 2,nguyên tắc uỷ quyền phê chuẩn, quy định rõ giám đốc ủy
quyền cho phó giám đốc phụ trách một mảng hoạt động của Phòng
kế toán ngân quỹ được quyền ký duyệt kinh doanh dịch vụ ngân
hàng kinh doanh dịch vụ tiền gửi, thì trước khi phó giám đốc ký
duyệt phê chuẩn trên hợp đồng tiền gửi giữa chi nhánh với trung tâm

dịch vụ ngân quỹ cần có cán bộ quản lý phụ trách của phòng ban
quản lý hợp đồng kiểm soát và ký nháy xác nhận trên hợp đồng tiền
gửi đó.
Thứ ba,Trên cơ sở phương châm “Tăng trưởng kinh doanh thận
trọng, tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới áp dụng các chuẩn
mực quốc tế. BIDV Chi Nhánh Phố Núi cần phải thiết kế thủ tục
kiểm soát nhằm ngăn ngừa rủi ro Hoạt động dịch vụ.
Thứ tư, nâng cao thủ tục kiểm soát. BIDV Chi Nhánh Phố Núi
là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ - một lĩnh
vực nhạy cảm, chịu sự điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật, có
quan hệ và ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều đối tượng khách hàng,
tầng lớp trong xã hội vì vậy, hiện nay thủ tục kiểm soát của Bidv Chi
Nhánh Phố Núi đã được thiết kế theo một quy trình cơ bản phù hợp
với các nguyên tắc của KSNB.
Thứ năm, nâng cao hệ thống kế toán. Hệ thống kế toán là một
thành phần quan trọng của hệ thống KSNB. Thực hiện tốt các chế độ
kế toán (chế độ chứng từ kế toán, sổ kế toán, hạch toán kế toán và
báo cáo tài chính), thì tự thân những hoạt động này cũng đồng thời là
hoạt động kiểm soát của kế toán. Vì vậy chế độ kế toán của BIDV
Chi Nhánh Phố Núi cần phải được Nâng cao để phù hợp với chuẩn
mực quốc tế.


23
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông
 Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả trong toàn
hệ thống Ngân hàng BIDV Chi Nhánh Phố Núi.
 Nâng cao ứng dụng các công nghệ để trao đổi thông tin
hoạt động kiểm soát nội bộ
3.2.5. Hoàn thiện hoạt động giámsát

Chi nhánh có sự phân công rõ ràng trách nhiệm, công việc của
từng cá nhân và phòng ban. Nâng cao trình độ chuyên môn của các
phòng ban, đặc biệt đối với cán bộ kiểm soát phải được đào tạo
chuyên môn về kỹ năng và kinh doanh dịch vụ ngân hàng kinh doanh
dịch vụ kiểm toán, kiến thức pháp luật và có kinh nghiệm công tác
nhiều năm nâng cao năng lực cán bộ, có được sự đánh giá chất
lượng, hiệu quả. Phòng kiểm tra KSNB phải có sự phối hợp với cơ
quan kiểm tra để việc giám sát chặt chẽ, khách quan.
 Nâng cao công tác giám sát từ xa và áp dụng công nghệ
thông tin trong công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động
kiểm soát nội bộhoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng
 Nâng cao công tác giám sát sau kiểm tra
Kết luận Chƣơng 3
Chương 3 đã trình bày các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện
kiểm soát nội bộ hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng trên
phương diện tiếp cận các mục tiêu, yêu cầu và nội dung cần hoàn
thiện. Các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện được đưa ra dựa trên cơ
sở đánh giá thực trạng và phát hiện các nguyên nhân hạn chế của
kiểm soát nội bộ hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng.


×