Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giao anHH11 28

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.95 KB, 2 trang )

Tiết: 27

Ngày soạn: 14/1/2018
PHÉP CHIẾU SONG SONG. HÌNH BIỂU DIỄN CỦA
MỘT HÌNH KHÔNG GIAN

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức :
- Khái niệm phép chiếu song song
- Khái niệm hình biểu diễn của một hình trong không gian
2. Về kỹ năng :
- Xác định được: phương chiếu, mặt phẳng chiếu trong một phép chiếu song song. Dựng
được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng qua 1 phép chiếu song song.
- Vẽ được hình biểu diễn của 1 hình trong không gian.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác khoa học, chú ý tập trung trong giờ.
- Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với bài học.
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực tự học; giải quyết vấn đề, tính toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, đồ dùng dạy học
2. Học sinh
- SGK, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề. Hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Giới thiệu
Từ tiết đầu tiên của chương này, các em đã làm quen với hình biểu diễn của một số hình trong
không gian. Bài học hôm nay giúp các em hiểu rõ hơn về việc biểu diễn một hình không gian.
2. Nội dung


2.1. Phép chiếu song song



M
M’

M’ là hình chiếu song song của M lên (  ) theo phương 
(  ): mặt phẳng chiếu
 : là phương chiếu
Phép đặt tương ứng mỗi điểm M trong không gian với hình chiếu M’ của nó trên (  ) được gọi l
phép chiếu song song lên (  ) theo phương 
2.2. Các tính chất của phép chiếu //
* Định lý 1 : Phép chiếu // biến :
a) 3 điểm thẳng hàng thành 3 điểm thẳng hàng và không làm thay đổi thứ tự 3 điểm đó.
b) Biến 2 đthẳng // thành 2 đthẳng // hoặc trùng nhau.
2.3. Hình biểu diễn của 1 hình trong không gian trên mphẳng


Hình biểu diễn của :
1) một  tùy ý ( vuông, cân, đều, …) là 1  .
2) một hình bình hành tùy ý ( vuông, chữ nhật, hình bình hành, hình thoi …..) l 1à hình bình hành
3) Một hình thang tùy ý ( thang vuông, thang cân ) l một hình thang miễn l tỉ số độ dài 2 đáy của
hình biểu diễn phải bằng tỷ số độ dài 2 đáy của hình đã cho
4) Hình biểu diễn của hình tròn là hình elip
3. Luyện tập:
Bài 1: Biểu diễn các hình không gian sau:
a) Hình chóp có đáy là tam giác cân.
b) Hình chóp có đáy là tam giác vuông
c) Hình chóp có đáy là tam giác đều

d) Hình chóp có đáy là hình bình hành
e) Hình chóp có đáy là hình vuông
f) Hình chóp có đáy là hình thoi
g) Hình chóp có đáy là hình thang
Bài 2: Biểu diễn các hình không gian sau:
a) Hình lăng trụ có đáy là tam giác cân.
b) Hình lăng trụ có đáy là tam giác vuông
c) Hình lăng trụ có đáy là tam giác đều
d) Hình lăng trụ có đáy là hình bình hành
e) Hình lăng trụ có đáy là hình vuông
f) Hình lăng trụ có đáy là hình thoi
g) Hình lăng trụ có đáy là hình thang
4. Vận dụng, tìm tòi mở rộng:
Hình chiếu song song của hai đường thẳng chéo nhau có thể là hai đường song song hay không?
V.
HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
- HS về nhà xem lại các kiến thức đã học.
- Hoàn thành các bài tập trong phần vận dụng
- Chuẩn bị bài VECTO TRONG KHÔNG GIAN cho tiết sau.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×