Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Một số giải pháp xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường Tiểu học, năm học 2018-2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.58 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …….
1. Tên sáng kiến:
Một số giải pháp xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường Tiểu
học, năm học 2018-2019.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý giáo dục.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
* Nhiệm vụ được giao: Quản lý chung.
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Mơi trường giáo dục ln có những tác động rất lớn đến sự hình thành
và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng.
Trong nhiều năm qua, phần lớn các trường Tiểu học ở nước ta vẫn tồn
tại phương pháp giảng dạy và giáo dục mang tính áp đặt, gị bó, chưa quan tâm
lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Việc đánh giá, sửa sai học sinh cịn
có những biểu hiện khắt khe, thiếu dân chủ. Học sinh còn những khiếm khuyết
về nhân cách: rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, không dám đề đạt ý
kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng. Muốn tiếp tục tăng cường và nâng cao
hiệu quả cơng tác giáo dục tồn diện cho học sinh, trường Tiểu học rất quan tâm
đến việc xây dựng trường học thân thiện. Chính vì lí do đó tơi đã tìm ra “giải
pháp xây dựng mơi trường học tập thân thiện ở trường Tiểu học, năm học 20182019”.
Ưu điểm :
Nhà trường được sự chỉ đạo sát sao về chun mơn của Phịng Giáo
dục và Đào tạo huyện. Đồng thời được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ chặt chẽ
của Đảng uỷ-UBND-HĐND xã nên công tác xã hội hoá giáo dục trên địa bàn
được đẩy mạnh, tạo điều kiện cho nhà trường dần dần tăng trưởng về cơ sở vật
chất. Đơn vị có bề dày về thành tích và ngày càng tạo đà, tạo thế đi lên. Đội ngũ



giáo viên trẻ, nhiệt tình xơng xáo, u nghề mến trẻ có ý thức tự học, sáng tạo,
khơng ngừng học tập nâng cao trình độ. Nhu cầu học tập của con em địa
phương ngày càng tăng tạo cho nhà trường có điều kiện phát triển về qui mơ số
lượng.
Nhược điểm:
- Về phí học sinh: Học sinh chưa tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá
trình học tập; đa số học sinh chưa có kĩ năng ứng xử hợp lí các tình huống trong
cuộc sống, chưa có kĩ năng làm việc và học tập theo nhóm, chưa có có ý thức
rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội; đa số
học sinh chưa có những tình cảm tốt đẹp với q hương, đất nước và mái
trường.
- Về phía phụ huynh: Nhận thức về phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện và học sinh tích cực” đối với các bậc phụ huynh và địa phương
chưa được quan tâm đúng mức.
- Về phía giáo viên: Từ trước đến nay, giáo viên vẫn quen cách nghĩ
trong lớp học phải có bục giảng, bàn là chỗ làm việc của giáo viên. Cách bố
trí này tạo ra khoảng cách giữa giáo viên và học sinh; thiết bị trong phịng
học được giáo viên bố trí, sắp xếp chưa hợp lí, chưa tạo khơng gian học tập
thoải mái, nhẹ nhàng cho cả giáo viên và học sinh;
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
- Mục đích chung: Xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường Tiểu
học, năm học 2018-2019, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường,
góp phần hồn thành thắng lợi nhiệm vụ giáo dục của tỉnh Kiên Giang.
- Mục đích cụ thể:
100% học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong q trình học tập; đa số
học sinh có kĩ năng ứng xử hợp lí các tình huống trong cuộc sống, có kĩ năng
làm việc và học tập theo nhóm, có có ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ,
phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội; đa số học sinh có những tình cảm tốt

đẹp với q hương, đất nước và mái trường.


Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực”
đối với các bậc phụ huynh và địa phương được quan tâm đúng mức.
Cách bố trí chỗ ngồi không tạo ra khoảng cách giữa giáo viên và học
sinh; thiết bị trong phòng học được giáo viên bố trí, sắp xếp hợp lí, tạo khơng
gian học tập thoải mái, nhẹ nhàng cho cả giáo viên và học sinh;
3.2.2. Nội dung giải pháp:
3.2.2.1. Tên giải pháp:
(i) Giải pháp 1: Xây dựng môi trường học tập thân thiện trong nhà trường
về vật chất
(ii) Giải pháp 2: Xây dựng môi trường học tập thân thiện trong nhà
trường về tinh thần.
3.2.2.2. Triển khai giải pháp:
(i) Giải pháp 1: Xây dựng môi trường học tập thân thiện trong nhà trường
về vật chất:
Hoạt động 1: Xây dựng không gian hoạt động của giáo viên và học sinh:
Từ trước đến nay, chúng ta vẫn quen cách nghĩ trong lớp học phải có bục
giảng, bàn là chỗ làm việc của giáo viên. Cách bố trí này tạo ra khoảng cách
giữa giáo viên và học sinh, định ra khoảng không gian của giáo viên và
khoảng không gian cho học sinh. Cách bố trí như vậy khơng phù hợp.
Chính vì vậy, tơi u cầu giáo viên phải bố chí chỗ làm việc ở vị trí có thể
quan sát được hoạt động của toàn lớp và khi cần có thể đến giúp đỡ từng
học theo con đường ngắn nhất. Với yêu cầu này, chỗ làm việc của giáo viên
rất linh hoạt, khơng cố định ở một vị trí nhất định. Còn nơi hoạt động của
học sinh, giáo viên xếp học sinh ngồi theo nhóm, mỗi nhóm có một vị trí.
Hoạt động 2: Bố trí sắp xếp thiết bị trong phòng học: Sắp xếp thiết bị
trong phòng học là việc làm để xây dựng môi trường học tập thân thiện.
Bảng, bàn ghế, tủ, đồ dùng dạy học, ánh sáng, màu sắc tường lớp học...

được bố trí, sắp xếp hợp lí tạo khơng gian học tập thoải mái, nhẹ nhàng cho
cả giáo viên và học sinh.
Hoạt động 3: Xây dựng các góc bộ mơn: Góc bộ mơn trong phịng học


là khu vực chuyên biệt dành để trưng bày các thiết bị, đồ dùng giảng dạy,
học tập của từng bộ mơn (góc Tiếng Việt, góc Tốn, góc Tự nhiên - Xã hội,
góc của các bộ mơn khác); ngồi ra giáo có thể trang trí quanh các cột và
trần nhà.
(ii) Giải pháp 2: Xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường về tinh
thần:
Hoạt động 1: Tổ chức tốt công tác tuyên truyền: Các hoạt động của nhà
trường đều phải gắn kết, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của địa phương.
Đồng thời triển khai phong trào này tới 100% phụ huynh học sinh nhà trường,
bởi phụ huynh là lực lượng không thể thiếu đối với công tác giáo dục của nhà
trường; triển khai cụ thể mục đích, yêu cầu của các văn bản chỉ đạo thực hiện
xây dựng môi trường học tập thân thiện đến toàn thể cán bộ, giáo viên và học
sinh; xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức phát động phong trào thi đua với các
thành viên trong trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh và lồng ghép với các
cuộc vận động trong năm học; tổ chức sơ, tổng kết phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với sơ, tổng kết trong năm học. Sơ,
tổng kết phong trào chọn cá nhân điển hình, đề nghị về trên khen thưởng.
Hoạt động 2: Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học:
- Giảng dạy theo phương pháp mới, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh, sẽ xây dựng được mối quan hệ thầy - trò tốt. Thầy muốn hướng
dẫn học sinh học tập tích cực thì trước hết phải hiểu học sinh về khả năng nhận
thức, điều kiện học tập, tinh thần thái độ học tập; ngược lại, khi học sinh được
thầy chỉ bảo, động viên các em sẽ biết các tìm kiếm thơng tin trên nhiều kênh
khác nhau, khi khó khăn học sinh mạnh dạn trao đổi với thầy giáo và chủ động,
tự tin hơn trong học tập.

- Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên thường
hướng tới việc lôi cuốn sự tham gia của tất cả học sinh và sự hợp tác của học
sinh trong nhóm vào q trình dạy học. Vì vậy, thơng qua dạy học tích cực mà
xây dựng được mối quan hệ hợp tác tốt giữa học sinh với học sinh.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học trong các giờ dạy trên lớp, Ban giám


hiệu, giáo viên cần tổ chức các hoạt động ngoại khố, nghiên cứu thực tế,…
nhằm hình thành và nâng cao kĩ năng học tập, tinh thần hợp tác của học sinh.
- Để giúp giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, nhà
trường cần đổi mới phương pháp bồi dưỡng giáo viên bằng nhiều hình thức
khác nhau, nâng cao nhận thức của giáo viên về tinh thần trách nhiệm và lòng
yêu nghề: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua các tổ chuyên
môn, cụm chuyên môn; tổ chức các buổi sinh hoạt chia sẻ kinh nghiệm giảng
dạy và giáo dục học sinh; bổi dưỡng giáo viên về việc làm và sử dụng đồ dùng
dạy học, ứng dụng công nghệ thong tin trong giảng dạy đạt hiệu quả tốt.
Hoạt động 3: Tổ chức các hoạt động tập thể lành mạnh: Các hoạt động tập
thể lành mạnh giúp xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy và trò; trò và trị; giúp
học sinh có kĩ năng ứng xử hợp lí các tình huống trong cuộc sống, kĩ năng làm
việc và học tập theo nhóm, có ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, phòng ngừa
bạo lực và các tệ nạn xã hội…Như tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một
cách thiết thực để chào mừng các ngày lễ trong năm, tổ chức các trò chơi dân
gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi, được
các em nhiệt tình hưởng ứng (nhảy dây, kéo co,…), tổ chức các hoạt động ngoài
giờ để rèn kĩ năng bảo vệ sức khoẻ, chống tai nạn giao thơng, phịng chống đuối
nước… Nâng cao chất lượng hoạt động Đội của nhà trường.
Hoạt động 4: Tăng cường công tác giáo dục truyền thống:
- Triển khai thực hiện nghiêm túc giảng dạy chương trình mơn đạo đức,
tăng cường hướng dẫn học sinh thực hành, tạo những cơ hội, tình huống cần

thiết để học sinh có cơ hội bộc lộ hành vi của mình, trên cơ sở đó giáo viên
hướng dẫn các em những hành vi chuẩn mực.
- Cụ thể hoá 5 điều Bác Hồ dạy bằng những việc làm gần gũi, phù hợp với
mỗi lứa tuổi học sinh thông qua những hoạt động tự nhiên, nhẹ nhàng, cởi mở.
- Tiếp tục tuyên truyền giáo dục truyền thống nhà trường, quê hương dưới
nhiều hình thức phong phú giúp các em có được những tình cảm tốt đẹp với quê
hương, đất nước và mái trường.


- Nâng cao hiệu quả của hoạt động Đội thiếu niên, Sao nhi đồng, lấy
gương người tốt việc tốt trong trường, lớp, sách, báo để giáo dục nhân cách học
sinh.
- Thực hiện tốt việc giảng dạy về an toàn giao thơng, thực hiện văn hố
giao thơng.
- Nhà trường tổ chức giới thiệu cho học sinh những di sản văn hoá của đất
nước thơng quan nhiều hình thức:
+ Tổ chức đăng kí chăm sóc di tích lịch sử, di tích văn hố tại địa phương:
Khu di tích lịch sử chiến thắng lộ mới xã Ngọc Chúc…
+ Phát động phong trào thi đua thông qua các ngày lễ lớn: 20/10, 20/11,
22/12, 3/2, 26/3, 30/4, 1/5, 19/5….
* Tính mới của giải pháp: yêu cầu giáo viên phải bố chí chỗ làm việc ở
vị trí có thể quan sát được hoạt động của tồn lớp và khi cần có thể đến
giúp đỡ từng học theo con đường ngắn nhất. Với yêu cầu này, chỗ làm việc
của giáo viên rất linh hoạt, không cố định ở một vị trí nhất định; cụ thể hố
5 điều Bác Hồ dạy bằng những việc làm gần gũi, phù hợp với mỗi lứa tuổi học
sinh thông qua những hoạt động tự nhiên, nhẹ nhàng, cởi mở; Tổ chức đăng kí
chăm sóc di tích lịch sử, di tích văn hố tại địa phương: Khu di tích lịch sử chiến
thắng lộ mới xã Ngọc Chúc.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Giải pháp này đã được áp dụng thành công tại trường tiểu học, áp dụng

được tại các trường trong huyện và có khả năng áp dụng nhân rộng các trường
trong tồn tỉnh.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
- Hiệu quả về kĩ thuật: Giáo viên cóa được kĩ thuật bố trí chỗ ngồi hợp lí
cho giáo viên và cả học sinh; học sinh có kĩ năng ứng xử hợp lí các tình huống
trong cuộc sống, có kĩ năng làm việc và học tập theo nhóm, có có ý thức rèn
luyện và bảo vệ sức khoẻ, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội; thiết bị
trong phòng học được giáo viên bố trí, sắp xếp hợp lí, tạo không gian học tập


thoải mái, nhẹ nhàng cho cả giáo viên và học sinh.
- Hiệu quả về kinh tế: Học sinh có được kĩ năng sống, khơng cịn dựa dẫm
vào cha mẹ. Phụ huynh có nhiều thời gian tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia
đình. Học sinh tích cực, chủ động tiếp thu bài nên hiệu quả giáo dục của nhà trường
được nâng lên. Cụ thể: (Có bảng so sánh chất lượng kèm theo).
- Hiệu quả về xã hội: Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện
và học sinh tích cực” được các bậc phụ huynh và địa phương quan tâm đúng
mức. Đa số học sinh có những tình cảm tốt đẹp với quê hương, đất nước và mái
trường. Học sinh chăm sóc di tích lịch sử, di tích văn hố tại địa phương. Học
sinh có kĩ năng bảo vệ sức khoẻ, chống tai nạn giao thơng, phịng chống đuối
nước.
- Hiệu quả về môi trường: Xây dựng môi trường học tập thân thiện, học
sinh học tập tích cưc.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Đơn xin công nhận sáng kiến cấp cơ sở
- Một bảng so sánh số liệu trước và sau khi tác động.
…………, ngày17 tháng 04 năm 2019
Người mô tả



BẢN SO SÁNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
NĂM HỌC 2018-2019
Thời gian
Nội dung
Tổng số học sinh

Trước khi áp dụng

Sau khi áp dụng giải

giải pháp
430

pháp
430

Tăng (giảm)

Năng lực:
Tốt:

99em (Chiếm 23,02%) 142em (Chiếm 33,02%) Tăng 10%

Đạt:

245em (Chiếm 56,97%) 288em (Chiếm 66,98%) Tăng 10,01%

Cần cố gắng:


86em(Chiếm 20,01%)

0em (Chiếm 0%)

Giảm 20,01%

Phẩm chất:
Tốt:

99em (Chiếm 23,02%) 142em (Chiếm 33,02%) Tăng 10%

Đạt:

245em (Chiếm 56,97%) 288em (Chiếm 66,98%) Tăng 10,01%

Cần cố gắng:

86em(Chiếm 20,01%)

0em (Chiếm 0%)

Giảm 20,01%

Kiến thức-Kĩ năng:
Hoàn thành tốt:

130em (Chiếm 30,23%) 190em(Chiếm 44,18%)

Tăng 13,95%


Hoàn thành:

10em (Chiếm 38,46%)

240em(Chiếm 55,82%)

Tăng 2,34%

Chưa hoàn thành:

70em (Chiếm 16,29%)

0em (Chiếm 0%)

Giảm 16,29%

NGƯỜI LẬP BẢN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện
- Họ và tên:
- Ngày tháng năm sinh:
- Nơi công tác: - Chức danh (chức vụ): Hiệu trưởng
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân giáo dục Tiểu học
- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp xây dựng
môi trường học tập thân thiện ở trường Tiểu học, năm học 2018-2019.

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: áp dụng trong ngành Giáo dục.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: ngày 20 tháng 8 năm 2018
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
Xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường Tiểu học, năm học
2018-2019, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, góp phần
hồn thành thắng lợi nhiệm vụ giáo dục của tỉnh.
+ Về nội dung của sáng kiến:
(i) Giải pháp 1: Xây dựng môi trường học tập thân thiện trong nhà trường
về vật chất:
Hoạt động 1: Xây dựng không gian hoạt động của giáo viên và học sinh.
Hoạt động 2: Bố trí sắp xếp thiết bị trong phịng học.
Hoạt động 3: Xây dựng các góc bộ mơn.


(ii) Giải pháp 2: Xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường về tinh
thần:
Hoạt động 1: Tổ chức tốt công tác tuyên truyền.
Hoạt động 2: Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học.
Hoạt động 3: Tổ chức các hoạt động tập thể lành mạnh.
Hoạt động 4: Tăng cường công tác giáo dục truyền thống.
* Tính mới của giải pháp: yêu cầu giáo viên phải bố chí chỗ làm việc ở
vị trí có thể quan sát được hoạt động của tồn lớp và khi cần có thể đến
giúp đỡ từng học theo con đường ngắn nhất. Với yêu cầu này, chỗ làm việc
của giáo viên rất linh hoạt, không cố định ở một vị trí nhất định; cụ thể hố
5 điều Bác Hồ dạy bằng những việc làm gần gũi, phù hợp với mỗi lứa tuổi học
sinh thông qua những hoạt động tự nhiên, nhẹ nhàng, cởi mở; Tổ chức đăng kí
chăm sóc di tích lịch sử, di tích văn hố tại địa phương: Khu di tích lịch sử chiến
thắng lộ mới xã Ngọc Chúc.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Giải pháp này đã được áp dụng
thành công tại trường tiểu học , áp dụng được tại các trường trong huyện và có

khả năng áp dụng nhân rộng các trường trong toàn tỉnh Kiên Giang.
- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:
+ Hiệu quả về kĩ thuật: Giáo viên có được kĩ thuật bố trí chỗ ngồi hợp lí
cho giáo viên và cả học sinh; học sinh có kĩ năng ứng xử hợp lí các tình huống
trong cuộc sống, có kĩ năng làm việc và học tập theo nhóm, có có ý thức rèn
luyện và bảo vệ sức khoẻ, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội; thiết bị
trong phòng học được giáo viên bố trí, sắp xếp hợp lí, tạo không gian học tập


thoải mái, nhẹ nhàng cho cả giáo viên và học sinh.
+ Hiệu quả về kinh tế: Học sinh có được kĩ năng sống, khơng cịn dựa dẫm
vào cha mẹ. Phụ huynh có nhiều thời gian tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia
đình. Học sinh tích cực, chủ động tiếp thu bài nên hiệu quả giáo dục của nhà trường
được nâng lên. Cụ thể: (Có bảng so sánh chất lượng kèm theo).
+ Hiệu quả về xã hội: Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện
và học sinh tích cực” được các bậc phụ huynh và địa phương quan tâm đúng
mức. Đa số học sinh có những tình cảm tốt đẹp với quê hương, đất nước và mái
trường. Học sinh chăm sóc di tích lịch sử, di tích văn hố tại địa phương. Học
sinh có kĩ năng bảo vệ sức khoẻ, chống tai nạn giao thơng, phịng chống đuối
nước.
+ Hiệu quả về môi trường: Xây dựng môi trường học tập thân thiện, học
sinh học tập tích cưc.
………., ngày 17 tháng 4 năm 2019
Người nộp đơn



×