Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả. Vận dụng cặp phạm trù này trong hoạt động thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.05 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Phạm trù là khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính,
những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một
lĩnh vực nhất định. Các phạm trù là kết quả quá trình nhận thức của con người, là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Thế giới khách quan không chỉ tồn
tại độc lập với ý thức của con người mà còn luôn vận động, phát triển, chuyển
hóa lẫn nhau. Phép biện chứng duy vật đã khái quát những mối liên hệ phổ biến
nhất vào sáu cặp phạm trù cơ bản: cái riêng – cái chung, tất nhiên – ngẫu nhiên,
nội dung – hình thức, bản chất – hiện tượng, khả năng – hiện thực và nguyên
nhân – kết quả.
Trong sự vận động của thế giới hiện thực, mối quan hệ nguyên nhân – kết
quả là mối quan hệ được lặp đi lặp lại nhiều nhất, xảy ra phổ biến nhất. Do đó,
chúng ta có thể nói rằng, mối liên hệ nhân – quả là mối liên hệ tự nhiên đầu tiên
được phản ánh vào trong bộ óc của con người. Mối liên hệ giữa nguyên nhân và
kết quả là mối liên hệ vốn có của vật chất, nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của con người. Chính những tác động của những sự vật, hiện tượng trong
thế giới vật chất nó được phản ánh trong nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã
làm cho thế giới vận động, sự tác động đó nếu đặt trong mối quan hệ với kết quả
thì đó là nguyên nhân. Vì vậy, bất kì một sự vận động nào ở trong thế giới vật
chất suy cho cùng đều là những mối liên hệ nhân quả, xét ở những phạm vi khác
nhau, những thời điểm khác nhau và ở những hình thức khác nhau. Cặp phạm trù
nguyên nhân – kết quả phản ánh mối quan hệ sản sinh ra nhau giữa các sự vật,
hiện tượng trong hiện thực khách quan. Do vậy, em xin được chọn đề bài “Nội
dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả.
Vận dụng cặp phạm trù này trong hoạt động thực tiễn”.

NỘI DUNG
I. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên
nhân - kết quả trong phép biện chứng duy vật:
1. Phạm trù nguyên nhân và phạm trù kết quả:
a. Nguyên nhân:


Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một
sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
1


Căn cứ vào vai trò, tính chất của nguyên nhân đối với kết quả, người ta
chia nguyên nhân ra thành nhiều loại khác nhau: Nguyên nhân khách quan và
nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài,
nguyên nhân gián tiếp và nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân chủ yếu và nguyên
nhân không chủ yếu,…sự phân chia này chỉ mang tính tương đối.
b. Kết quả:
Kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
2. Tính chất của mối liên hệ nhân - quả:
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách
quan, tính phổ biến, tính tất yếu.
Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối quan hệ nhân quả là cái vốn có của
bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức, ý muốn chủ quan của con người.
Dù con người biết hay không biết, thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác
động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định. Con người chỉ phản ánh vào trong
đầu óc mình những tác động và những biến đổi, tức là mối liên hệ nhân quả của
hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của hiện thực từ trong đầu
mình. Quan điểm duy tâm không thừa nhận mối liên hệ nhân quả tồn tại khách
quan trong bản thân sự vật. Họ cho rằng, mối liên hệ nhân quả là do thượng đế
sinh ra hoặc do cảm giác con người quy định.
Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sự vật, hiện tượng ở trong tự nhiên và
trong xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra và đều có mối liên hệ nhân
quả. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều nguyên nhân
đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Không nên đồng nhất vấn đề nhận thức
của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó

trong hiện thực.
Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những
điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau, nghĩa là nguyên nhân tác động
trong những điều kiện càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra
càng giống nhau bấy nhiêu. Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật nào tồn
tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Do vậy tính tất yếu
của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được hiểu là: nguyên nhân tác động
trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiên thì kết quả do
chúng gây ra càng giống nhau bấy nhiêu.

2


3. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
a. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn có
trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã
xuất hiện:
Tuy nhiên không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian
cũng là quan hệ nhân quả. Cái phân biệt quan hệ nhân quả với quan hệ kế tiếp về
mặt thời gian là ở chỗ nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh ra nhau.
Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó còn phụ thuộc vào
nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Một kết quả có thể do nhiều nguyên
nhân sinh ra. Mặt khác, một nguyên nhân trong những điều kiện khác nhau cũng
có thể sinh ra những kết quả khác nhau. Nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và
tác động cùng chiều trong một sự vật thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến
sự hình thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại, nếu
những nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau thì sẽ cản trở
tác dụng của nhau, thạm chí triệt tiêu tác dụng của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự
xuất hiện của kết quả. Do vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải phân tích vai
trò của từng loại nguyên nhân, để có thể chủ động tạo ra điều kiện thuận lợi cho

những nguyên nhân quy định sự xuất hiện của kết quả phát huy tác dụng.
b. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân:
Kết quả là do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện kết quả lại có
ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân. Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai
hướng: thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tích cực), hoặc cản trở sự
hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực).
c. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau:
Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này
là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại. Vì
vậy, Ph.Ăngghen nhận xét rằng: Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ
có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp
riêng biệt nhất định. Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt
ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy
lại gắn với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biến,
trong đó nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau. Chuỗi nhân quả là
vô cùng, không có bắt đầu và không có kết thúc. Một hiện tượng nào đấy được
coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cụ
thể.
3


4. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả:
Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ có tính khách quan và tính phổ biến,
nghĩa là không có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có
nguyên nhân mà quy luật con người có thể nhận thức, vận dụng nó để đạt được
mục đích của mình, tạo điều kiện cho nguyên nhân đi đến kết quả và ngược lại,
đồng thời hạn chế hoặc triệt tiêu những nguyên nhân, những điều kiện sinh ra
hiện tượng xấu. Cải tạo sự vật hay xóa bỏ sự vật chính là cải tạo hay xóa bỏ
nguyên nhân sinh ra nó. Mỗi sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân
sinh ra. Những nguyên nhân này có vị trí rất khác nhau trong việc hình thành kết

quả. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải phân loại, xác định vai
trò, vị trí của từng loại nguyên nhân để có những biện pháp giải quyết đúng đắn.
Tìm nguyên nhân xuất hiện của một hiện tượng nào đó, phải tìm trong chính hiện
tượng đó và phải tìm những sự tác động của các mặt, các mối liên hệ có trước
đó.
II. Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm
trù nguyên nhân-kết quả trong vấn đề ly hôn của phụ nữ nước ta hiện nay,
nhất là các cặp vợ chồng trẻ:
1. Thực trạng vấn đề ly hôn của phụ nữ nước ta hiện nay, nhất là các
cặp vợ chồng trẻ:
Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị
trường, cùng lúc kéo theo những biến đổi trong văn hóa, đạo đức xã hội, làm giá
trị đạo đức truyền thống trong mỗi gia đình cũng đang dần bị phá vỡ, tình trạng
ly thân, ly hôn gần đây có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt trong
các gia đình trẻ.
Ly hôn xảy ra ở những cặp vợ chồng mà hôn nhân không còn thiết thực
nữa, Mác đã viết “Sự ly hôn chỉ là xác lập một sự thật: cuộc hôn nhân ấy là cuộc
hôn nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là cái vẻ bề ngoài, và là sự giả dối.”
Qua công tác thụ lý kiểm sát, hiện nay tỷ lệ ly hôn ngày một gia tăng.
Cuộc điều tra do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, phối hợp với Tổng cục
Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh.
Nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ.
Người vợ đứng đơn ly hôn hiện gấp 2 lần so với người chồng đứng đơn. Người
tốt nghiệp đại học, cao đẳng có tỷ lệ ly hôn từ 1,7- 2%, thấp hơn tỷ lệ 4- 6% của
4


người không có bằng cấp. Số năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp
vợ chồng 18- 60 tuổi là 9,4 năm; còn riêng ở các khu vực nội thành, các thành
phố lớn, chỉ 8 năm. Có 4 nguyên nhân thường xảy ra nhiều là: Mâu thuẫn về lối

sống: (chiếm 27,7%); ngoại tình (25,9%); kinh tế (13%); bạo lực gia đình
(6,7%). Điều đáng lo ngại là trên 70% số vụ ly hôn rơi vào các cặp vợ chồng trẻ
ở nhóm tuổi 26-35 và hầu hết đã có con.
2. Nguyên nhân và kết quả của vấn đề ly hôn của phụ nữ ở nước ta
hiện nay, nhất là các cặp vợ chồng trẻ:
a. Nguyên nhân:
Trong một thực tế rất phổ biến hiện nay, có nhiều đôi vợ chồng trẻ họ vừa
mới bước vào cuộc sống hôn nhân chưa lâu họ mọi thứ đang còn rất mới mẻ, vậy
mà không lâu sau đó họ lại quyết định ly hôn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn của phụ nữ ở nước ta hiện nay,
nhất là các cặp vợ chồng trẻ rất nhiều, chúng ta có thể chia thành: nguyên nhân
gián tiếp và nguyên nhân trực tiếp.
*Nguyên nhân gián tiếp: là những nguyên nhân trước hôn nhân.
Quan niệm tình yêu: Có nhiều đôi bạn trẻ yêu nhau say đắm tưởng chừng
không thể sống thiếu nhau được, nhưng khi đã thành vợ chồng họ lại mong muốn
được thoát khỏi nhau. Bởi lúc đó vẻ bề ngoài không còn đủ sức hấp dẫn nữa và
không thể thay thế cho sự gắn bó tình cảm sâu sắc, họ bắt đầu chán nhau và nhận
ra sự nhầm lẫn của mình.
Tình yêu thực dụng, vật chất, lấy tiền tài địa vị ra làm thước đo. Khi bước
vào cuộc sống hôn nhân gia đình giữa người vợ và người chồng bắt đầu phát sinh,
lúc này chữ “tiền” không thay thế được chữ tình. Có những đôi trai gái khi quyết
định kết hôn với nhau đã đề ra những điều kiện ràng buộc trái với đạo lý và pháp
luật như “phải có điều kiện kinh tế khá giả, có nhà, có tiền tài địa vị”, hay “chọn
chồng làm nghề gì đó có thể hái ra tiền”,…
Thời gian tìm hiểu: thời gian tìm hiểu giúp cho các cặp nam nữ nhận thấy
ở đối phương những điểm tốt – xấu, mạnh – yếu để từ đó đối chiếu với bản thân
xem có hợp hay không, có thể đi đến kết hôn hay không, khoảng thời gian này là
khoảng thời gian đóng vai trò quan trọng trong đối với độ bền vững của hôn
nhân. Thế nhưng, hiện nay do điều kiện kinh tế xã hội và sự phát triển về tâm
sinh lý, giới trẻ thường yêu nhanh, cưới vội nên họ vẫn chưa tìm hiểu kỹ về nhau

cũng như các kỹ năng sống trước khi bước vào đời sống hôn nhân. Khi xảy ra

5


mâu thuẫn họ không biết cách xử lý, giải quyết dẫn đến bạo lực gia đình và hôn
nhân đổ vỡ là điều khó tránh khỏi.
Kiến thức hôn nhân: đó là những tri thức về cách tổ chức, quản lý gia
đình, kế hoạch hóa gia đình, quản lý chi tiêu, chăm sóc và nuôi dạy con cái, các
hành vi ứng xử trong gia đình, trách nhiệm của người làm cha làm mẹ đối với con
cái, những kiến thức tâm sinh lý trong cuộc sống vợ chồng,…tất cả các thiếu sót
đó đã làm cho các cặp vợ chồng trẻ bước vào cuộc sống gia đình hết sức lúng
túng và nảy sinh những xung đột.
*Nguyên nhân trực tiếp: là những nguyên nhân phát sinh sau khi kết hôn.
Do điều kiện kinh tế gia đình: Các cặp vợ chồng sau khi lập gia đình phải
tự lo cho mái ấm của mình, điều kiện kinh tế chưa đảm bảo cho cuộc sống riêng
hoặc chưa có nghề nghiệp ổn định cùng với đó là sinh con sớm, nên kinh tế gia
đình gặp nhiều khó khăn khiến vợ chồng sinh ra mâu thuẫn không thể tháo gỡ và
kết cục là xin ly hôn. Nhiều gia đình vợ chồng có nghề nghiệp ổn định, điều kiện
kinh tế khá giả, nhưng do mải theo làm ăn kinh tế, thiếu quan tâm đến tình cảm
vợ chồng, dần phai nhạt rồi xảy ra “chiến tranh lạnh”, có trường hợp khi người
chồng có địa vị và chỗ đứng trong xã hội, hoặc có điều kiện kiếm ra tiền và tự
cho mình “cái quyền” làm gì tùy thích theo thú vui của riêng mình, thiếu quan
tâm đến gia đình, vợ con. Người vợ ở nhà thiếu thốn tình cảm, vợ chồng sinh ra
nghi kỵ ghen tuông và vợ chồng phát sinh mâu thuẫn dẫn đến ly hôn.
Do sinh con một bề: Ngày nay tư tưởng “trọng nam khinh nữ” không còn
nặng nề như xưa nhưng vẫn có không ít trường hợp vợ chồng sinh con một bề,
làm cho người chồng chán nản bỏ bê công việc gia đình, đi theo con đường bài
bạc rồi dần dần của cải trong gia đình “đội nón ra đi”; hoặc rủ bạn bè đi nhậu hết
ngày này sang ngày khác, khi tàn cuộc về nhà tìm trăm ngàn lý do để chửi bới,

hành hạ đánh đập vợ con gây thương tích hoặc tìm đến “người thứ ba” để có con
trai cũng dẫn đến việc ly hôn.
Do bạo lực gia đình: Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng
cho con người, nhất là đối với phụ nữ, nó làm hạn chế sự tham gia của họ vào
đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ
nữ mà còn với cả trẻ em, khi bạo lực xảy ra sẽ gây ra nhiều sứt mẽ trong tình
cảm, không tìm thấy được sự hoà hợp mà chỉ còn sự ức chế và sợ hãi dần dần họ
không thể chịu đựng nữa và dẫn đến ly hôn.
Ngoại tình: Ngày xưa, người phụ nữ luôn coi trọng danh dự, nhân phẩm
của mình bằng sự thủy chung son sắc, họ coi việc vụng trộm tình ái là hành vi
6


xấu xa, phản bội và thiếu đạo đức. Nhưng ngày nay, quan niệm “ông ăn chả, bà
ăn nem” trở thành mốt trong một số gia đình. Thực tế đã có không ít gia đình vợ
chồng thích tìm “của lạ”. Nhất là trường hợp người chồng đi làm ăn xa nhà lâu
ngày khi gặp đối tượng cùng cảnh ngộ dễ xiêu lòng đi theo tiếng gọi của ái tình
nên đành lòng xin ly hôn.
Do mâu thuẫn trong quan hệ mẹ chồng - nàng dâu: Mẹ chồng và nàng dâu
vốn là hai người ở hai thế hệ khác nên sẽ rất khó để dung hòa trong cách sống,
lối suy nghĩ. Vì thế mà trong mối quan hệ giữa hai người luôn tồn tại những mâu
thuẫn muôn thủa, như bất đồng quan điểm trong cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ,
mẹ chồng ghen vì nghĩ con trai mình yêu vợ hơn mẹ hoặc con dâu cảm thấy
không thoải mái khi mẹ chồng can thiệp vào việc riêng… và một khi mâu thuẩn
ngày càng nhiều, người chồng không thể hoá giải được những mâu thuẩn giữa
mẹ - vợ cũng sẽ dẫn đến việc ly hôn.
b. Kết quả:
Kết quả của những nguyên nhân trên là một cuộc hôn nhân đỗ vỡ, đó là
nỗi đau mất mát của hai vợ chồng, trong thực tế phụ nữ sẽ gặp khó khăn gấp bội,
phải gồng mình để gánh vác trách nhiệm vừa làm cha, vừa làm mẹ, nuôi dạy con

và luôn phải chịu áp lực về tài chính, bị thiệt thòi về tâm lý, tình cảm, hiệu suất
công việc.
Việc ly hôn của cha mẹ chính là nỗi bất hạnh của những đứa con, những
đứa trẻ trong các gia đình có bố mẹ ly hôn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình
thành nhân cách và tương lai sau này, thường có những biểu hiện lệch lạc và sa
ngã, phạm tội, bố mẹ ly hôn con trẻ thường tỏ ra giận dữ, có những việc làm
nông nổi, hung hăng, dễ gặp tai nạn về thể chất, khi lớn lên trẻ gặp khó khăn
trong giao tiếp cộng đồng.
Một khía cạnh khác, sau ly hôn cha hoặc mẹ tái hôn, cảnh sống chung với
cha dượng hoặc mẹ kế, tình trạng “con anh, con em”, dẫn đến các bậc cha mẹ có
thể thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục con cái (bỏ mặc, ngược đãi) tác động
sâu sắc không những lên sự nhận thức còn rất non nớt của các em mà con gây ra
những bất hòa và tổn thương tâm lý khó hàn gắn được.
Hôn nhân tan vỡ không chỉ làm ảnh hưởng đến gia đình, người thân mà
còn ảnh hưởng đến xã hội. Bởi gia đình là tế bào của xã hội, khi tế bào không
“khỏe” thì xã hội bị ảnh hưởng nhiều mặt. Sau những cuộc hôn nhân không
thành là những đứa con vô tội phải sống trong cảnh thiếu tình thương và sự chăm
sóc, nuôi dưỡng của cha hoặc mẹ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn
7


đến tội phạm và các tệ nạn xã hội ngày một gia tăng. Những năm gần đây, ở
nước ta đang nổi lên một tình trạng đáng báo động khác, đó là sự trẻ hóa đối
tượng phạm tội. Qua tìm hiểu thực tế nhận thấy, hầu hết tội phạm có tuổi đời trẻ
đều có hoàn cảnh gia đình hết sức éo le, bố mẹ ly hôn dẫn đến con cái phải chịu
cảnh bơ vơ. Con trẻ thiếu vắng sự chăm sóc, dạy dỗ của bố mẹ, nhiều em chán
nản bỏ nhà đi theo các đối tượng xấu rồi vướng vào vòng lao lý.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong vấn đề
ly hôn của phụ nữ ở nước ta hiện nay, nhất là các cặp vợ chồng trẻ:
a. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn có

trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã
xuất hiện:
Ta có thể thấy từ những nguyên nhân gián tiếp và nguyên nhân trực tiếp
vừa nêu trên đã dẫn đến mâu thuẫn của các gia đình trẻ hiện nay và dẫn đến tình
trạng ly hôn. Nguyên nhân ly hôn là cái sinh ra kết quả ly hôn, nên nguyên nhân
ly hôn luôn luôn có trước kết quả ly hôn, còn kết quả ly hôn bao giờ cũng xuất
hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện. Khi gia đình xảy ra mâu thuẫn không thể
trung hòa, ngoại tình, bạo lực gia đình,…luôn luôn có trước việc ly hôn, còn ly
hôn bao giờ cũng xuất hiện sau khi mâu thuẫn gia đình, ngoại tình, bạo lực gia
đình,..xuất hiện.
b. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân:
Kết quả của việc ly hôn là do nguyên nhân ly hôn sinh ra, nhưng sau khi
xuất hiện thì kết quả lại có ảnh hưởng ngược trở lại đối với nguyên nhân. Ly hôn
là kết quả của việc ngoại tình, bạo lực gia đình, mâu thuẫn kinh tế,…nên ly hôn
sẽ làm cản trở sự xuất hiện của ngoại tình, bạo lực gia đình và mâu thuẫn kinh
tế,…
c. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau:
Việc ly hôn của phụ nữ nhất là các cặp vợ chồng trẻ hiện nay mối quan hệ
này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại.
Khi nguyên nhân là do mâu thuẫn gia đình, ngoại tình, bạo lực gia
đình,…sẽ dẫn tới kết quả ly hôn. Nhưng khi đặt ly hôn vào nguyên nhân thì sẽ
dẫn đến kết quả là nỗi đau mất mát của hai vợ chồng, người phụ nữ sẽ gặp khó
khăn, là nỗi bất hạnh của những đứa con, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình
thành nhân cách và tương lai sau này…

8


4. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên
nhân - kết quả để nhận thức và đề xuất một số giải pháp góp phần giải quyết,

hạn chế tác hại của vấn đề ly hôn của phụ nữ ở nước ta hiện nay nhất là các
cặp vợ chồng trẻ:
Để từng bước hạn chế thực trạng ly hôn đang gia tăng như hiện nay, cần
thực hiện các giải pháp:
Các cặp vợ chồng cần nhận thức vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình trong
việc xây dựng gia đình, biết yêu thương, lắng nghe và chia sẻ, biết tôn trọng,
nhường nhịn nhau “chồng bảo vợ nghe, vợ nói chồng đồng tình”. Mỗi người nên
tự biết điều chỉnh, bỏ cái tôi, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Khi có
mâu thuẩn, xung đột xảy ra cần bình tĩnh, khéo léo giải quyết các vấn đề. Nói
không với những tệ nạn xã hội, sống thủy chung. Điều quan trọng nhất là phải
biết nghĩ về con cái, tôn trọng những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam.
Các cặp vợ chồng trẻ cần tăng cường học hỏi, tham vấn về kiến thức tiền
hôn nhân, giao tiếp, lối ứng xử trong gia đình… tại các Trung tâm tư vấn tâm lý,
tại trang Website hôn nhân & Gia đình, các bài viết trên sách, báo… Bên cạnh
đó, trước khi kết hôn cần trang bị kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình,
có nghề nghiệp và thu nhập ổn định.
Các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể cần đẩy mạnh các hoạt động
truyền thông về xây dựng gia đình, đặc biệt, chú trọng đến truyền thông, giáo
dục đời sống gia đình thông qua các nghi lễ tôn giáo, phong tục tập quán…nhằm
cung cấp cho các thành viên trong gia đình những kiến thức, kinh nghiệm… giúp
cho các thành viên trong gia đình xây dựng mối quan hệ tương hỗ, thân thiện,
gần gũi hơn. Bởi lẽ, nếu như gia đình có nền giáo dục căn bản, truyền thống đạo
đức thì nguy cơ đỗ vỡ phần nào sẽ được ngăn chặn.
Thực hiện hiệu quả các phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa”,“Xây
dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ”. Thực hiện nghiên túc luật
pháp liên quan đến gia đình như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng
giới, Luật Chăm sóc bảo vệ trẻ em, Luật phòng, chống bạo lực gia đình,... ngăn
chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình. Cần biểu dương, nhân rộng
những tấm gương sáng về đạo lý gia đình, điển hình trong khó khăn vươn lên
xây dựng gia đình hòa thuận, giữ vững hạnh phúc, nuôi dạy các con ngoan, học

giỏi, thành đạt, hiếu thảo, chăm lo phụng dưỡng ông bà, kính trên, nhường dưới..
tuyên truyền những tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn về đề tài gia đình.

9


Cần lồng ghép, và tổ chức truyên truyền pháp luật về hôn nhân gia đình,
vai trò của gia đình trong nhân dân thông qua các cuộc họp tổ dân phố, họp công
đoàn sinh hoạt chi bộ, họp phụ nữ, thường xuyên mở các cuộc thi về chủ đề hạnh
phúc gia đình để gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau,
đồng thời trang bị thêm các kiến thức về pháp luật và xã hội để mọi người nhận
thức được vai trò của gia đình để cùng nhau giữ lửa đem lại cuộc sống gia đình
hạnh phúc.
Cần tăng cường hơn nữa công tác hoà giải để các cặp vợ chồng muốn ly
hôn có cơ hội trở lại đoàn tụ, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc và nuôi
dạy con cái.

KẾT LUẬN
Mối quan hệ nguyên nhân – kết quả là mối quan hệ được lặp đi lặp lại và phổ
biến nhất trong thế giới hiện thực. Và từ những nội dung và ý nghĩa phương
pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả trong phép biện chứng duy
vật để vận dụng vào vấn đề ly hôn của phụ nữa ở nước ta hiện nay, nhất là các
cặp vợ chồng trẻ đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn được phần nào nguyên nhân của
vấn đề trên để từ đó chúng ta có những giải pháp giúp ngăn ngừa, hạn chế tình
trạng ly hôn của phụ nữ ở nước ta hiện nay nhất là các cặp vợ chồng trẻ và hạn
chế những hậu quả không đáng có của tình trạng. Gia đình là tổ ấm mang lại giá
trị hạnh phúc, là sự hài hòa cho đời sống của mỗi thành viên trong gia đình, mỗi
cá nhân trong xã hội. Gia đình êm ấm, hạnh phúc sẽ là hành trang, là nền tảng để
mỗi cá nhân phát huy hết năng lực của mình, góp phần xây dựng xã hội ổn định,
phồn vinh và phát triển. Các cụ xưa đã nói “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông

cũng cạn” câu nói bất hủ ấy đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tất cả vì mục tiêu
xây dựng “Gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” hãy chung tay xây
dựng, gìn giữ gia đình một cách bền vững.

10


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………...
NỘI DUNG…………………………………………………………..

Trang
1
1

I. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù
nguyên nhân - kết quả trong phép biện chứng duy vật:…………..

1

1. Phạm trù nguyên nhân và phạm trù kết quả:……………………...

1

2. Tính chất của mối liên hệ nhân - quả:…………………………….

2

3. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:………….


3

4. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân - kết
quả:……………………………………………………………………...

4

II. Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp
phạm trù nguyên nhân-kết quả trong vấn đề ly hôn của phụ nữ
nước ta hiện nay, nhất là các cặp vợ chồng trẻ:……………………..

4

1. Thực trạng vấn đề ly hôn của phụ nữ nước ta hiện nay, nhất là các
cặp vợ chồng trẻ:………………………………………………………..

4

2. Nguyên nhân và kết quả của vấn đề ly hôn của phụ nữ ở nước ta
hiện nay, nhất là các cặp vợ chồng trẻ:…………………………………

5

3. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong vấn đề
ly hôn của phụ nữ ở nước ta hiện nay, nhất là các cặp vợ chồng trẻ:…..

8

4. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên
nhân - kết quả để nhận thức và đề xuất một số giải pháp góp phần giải

quyết, hạn chế tác hại của vấn đề ly hôn của phụ nữ ở nước ta hiện nay
nhất là các cặp vợ chồng trẻ:……………………………………………

8

KẾT LUẬN…………………………………………………………….

10

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác – Lenin, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2004.
2. Hỏi – Đáp môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin,
NXB Đại học Quốc gia Hà nội, năm 2011.
3. Các đường link tham khảo:
a. />b.
c. />d. www.ios.org.vn
e. />f. />
12


PHỤ LỤC
Năm
Vụ việc hôn nhân GĐ
2005
15445
2006
26240

2007
10135
2008
12626
2009
10521
2010
9302
2011
9439
2012
10892
6 tháng đầu năm 2013
4744
Bảng thống kê số vụ việc hôn nhân GĐ giai đoạn 2005 – 6 tháng đầu năm 2013

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phụ nữ bị bạo lực gia đình chia theo độ tuổi ở nước ta năm
2010 – Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng ly hôn của phụ nữ.

13


Tỉ lệ ly hôn – ly thân và lý do ly hôn – ly thân của phụ nữ ở nước ta
hiện nay

14




×